Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.98 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT
3.1 Định hướng phát triển công ty
Trong xu thế đổi mới của đất nước, nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra
nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp.Để có thể đứng
vững và không ngừng lớn mạnh trên thị trường, đòi hơi các Doanh nghiệp phải chú
trọng đến tất cả các khâu trong qua trình hoạt động kinh doanh, từ khâu bỏ vốn ra
cho đến tiết kiệm được chi phí và thu được lợi nhuận cao để bù đắp sự trượt giá
trên thị trường không ổn định hay thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện
đời sỗng cho người lao động và mở rộng mạng lưới tiêu thụ để chi nhánh không
ngừng phát triển.Và để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường các Doanh nghiệp
phải luôn phấn đấu nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các Doanh nghiệp khác. Đồng thời nâng cao uy tín với khách hàng, hết
hợp tạo thương hiệu mạnh mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
Với thế mạnh là một công ty đã hoạt động lâu năm trên thị trường sản phẩm
công nghệ tại Việt Nam, Công ty cổ phần Đại Việt luôn hướng tới mục tiêu trở
thành một đơn vị hàng đầu của lĩnh vực này. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến
hành mở thêm chi nhánh và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía
Bắc. Cụ thể công ty sẽ mở thêm hai chi nhánh tại Hà Nội để phát triển bán lẻ và
tiến hành mở rộng mạng lưới phân phối về các tình thành lân cận.
Chính vì thế để phục vụ tốt hoạt động mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp,
ban lãnh đạo công ty coi yếu tố vồn là một vấn đề sống còn, đặc biệt là vốn lưu
động.
3.2 Giải pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được xem là một mục
tiêu quan trọng của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng làm thế
nào để tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu dộng một cách có hiệu quả nhất thì đây
lại là một vấn đề lớn đòi hỏi các nhà quản lý công ty cũng như toàn thể đội ngũ cán
bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Đại Việt phải không ngừng phấn đấu, nâng
cao trình độ chuyên môn để nhận biết và đánh giá tình hình thực tế một cách sát
thực nhất để công tác trên đạt dược hiệu quả cao nhất có thể.


Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh trong điều kiện khó khăn
chung của các doanh nghiệp cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các
doanh nghiệp thương mại khác nhưng công ty đã thu được những thành quả đáng
khích lệ, hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, quy mô ngày càng mở rộng và đời
sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được công ty còn bộc lộ một số
tồn tại trong hoạt động kinh doanh cũng như trong tác quản lý tài chính.
Bằng kiến thức đã học ở nhà trường và sự tìm hiểu đánh giá của bản thân
qua thực tế thực tập tại công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu
động tại Công ty cổ phần Đại Việt như sau:
3.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp
Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu
quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán
kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về VLĐ cho hoạt động kinh doanh
các doanh nghiệp đề phải tự tài trợ thì điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.
Thực trạng ở Công ty cổ phần Đại Việt cho thấy: VLĐ chủ yếu là vốn
vay( chiếm 62,75% tổng VLĐ năm 2005, chiếm 79,4% tổng VLĐ năm 2006 và
chiếm 84,25% tổng VLĐ năm 2007) mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Do đó việc sử
dụng vốn vay này được xem như là con dao hai lưỡi. Mặt thuận lợi là công ty có
vốn để kinh doanh, mặt khác nó tạo nên gánh nặng nợ nần mà chỉ khi hoạt đông
kinh doanh xấu đi sẽ thấy hậu quả của nó ngay vì tiền lãi phải trả rất lớn.
Để sử dụng nguồn vốn này hợp lý và có hiệu quả cần xác định nhu cầu VLĐ
thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh , trong đó cần xem xét
nhu cầu vốn cho từng khâu của VLĐ. Từ đó bố trí cơ cấu VLĐ đầy đủ, hợp lý.
Trên cơ sở nhu cầu VLĐ, lập kế hoạch sử dụng VLĐ sao cho chi phí sử dụng
vốn là thấp nhất mà đưa lại hiệu quả cao nhất.
Lập kế hoạch xin cấp vốn cũng như tìm nguồn vốn bổ sung thích hợp từ các
khoản như: lợi nhuận sau thuế hàng năm, quỹ khấu hao hàng năm để bổ sung vào

nguồn VLĐ thường xuyên. Song việc dự đoán nhu cầu VLĐ thường xuyên sao cho
là hợp lý trong từng thời kỳ lại phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau như:
Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ; sự biến
động của các loại hàng hoá trên thị trường; chính sách chế độ về lao động, tiền
lương đối với người lao động trong doanh nghiệp; trình độ tổ chức quản lý sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, giảm thấp tương đối nhu cầu
VLĐ không cần thiết công ty có thể có các biện pháp sau để tác động đến các nhân
tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất như:
Qua tổng kết đánh giá phải xác định được quy mô kinh doanh hiện tại và dự
đoán được quy mô kinh doanh trong những năm tới một cách sát thực nhất.
Đánh giá sự biến động của giá cả thị trường năm qua cũng như những năm
tới trên cơ sở sự biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới, tình hình
chính trị trong và ngoài nước...
Hàng quý phải cập nhật những thông tin sơ bộ về tình hình kinh doanh, về
các nguồn vốn đang vận động cũng như các nguồn vốn đang ứ đọng để từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trong
các khâu của hoạt động kinh doanh.
Việc lập kế hoạch huy động vốn lưu động là hoạt động để hình thành nên
những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trên cơ sở dự toán quy mô số lượng
vốn lưu động cần thiết , lựa chọn nguồn tài trợ cũng như quy mô thích hợp của mỗi
nguồn tài trợ và tổ chức sử dụng vốn lưu động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Để kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty sát đúng với
tình hình thực tế và trở thành phương tiện đắc lực cho quản lý thì Công ty cần làm
tốt các công việc sau:
-Phân tích tình hình tài chính kỳ báo cáo: thông qua việc phân tích tình hình
tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính
đặc trưng sẽ giúp ban giám đốc Công ty nắm bắt tình hình tài chính, từ đó đưa ra
các quyết định tài chính phù hợp.

-Dự đoán nhu cầu vốn lưu động cho từng kế hoạch. Để dự đoán ngắn hạn
nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch, Công ty có thể xem xét áp dụng phương
pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu . Nội dung phương pháp này như sau:
Bước 1: Tình số dư các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện
Bước 2: Chọn các khoản mục chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt
chẽ với doanh thu . Tính tỷ lệ phần trăm các khoản đó so với doanh thu năm báo
cáo
Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được ở bước 2 để ước tính nhu cầu
vốn năm kế hoạch, dựa vào chỉ tiêu doanh thu dự tính cần đạt được ở năm sau
Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ
sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động sát đúng, toàn diện và
đồng bộ là căn cứ chỉ đạo hoạt động sử dụng vốn lưu động trong Công ty , góp
phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2 Nâng câo hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là loại là loại tài sản linh động
nhất. Việc Công ty đang tồn đọng một lượng vốn tương đối vào hàng tồn kho sẽ
làm cho tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô chớp lấy cơ hội đầu
tư bị giảm sút, khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế
Tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp là quá cao, khoảng trên 50% trong năm
2005 , 2006 . Đặc biệt năm 2007 hàng tồn kho lên tới trên 60%. Hàng tồn kho quá
lớn và tăng đột biến như vậy sẽ làm phát sinh thêm chi phí lưu kho, chi phí bảo
quản, vật tư bị biến chất , mất mát...Hơn nữa vốn lưu động của Công ty phần lớn là
đi vay ngắn hạn, phải chịu lãi suất. Do vậy, việc giải phóng một lượng lớn vốn lưu
động bị ứ đọng trong hàng tồn kho là biện pháp quan trọng nhất góp phần tiết
kiệm chi phí sử dụng vốn, chi phí lưu trữ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong Công ty .

×