Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.26 KB, 8 trang )

NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN
DỤNG
4.1. Nhận xét chung về NHNo & PTNT Chi nhánh 8
4.1.1. Thuận lợi của chi nhánh:
- Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng với các cơ quan Ban ngành địa phương
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả cao do đó tạo điều kiện thuận lợi để ngân
hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ.
- Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của
chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung.
- Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, có trình độ chuyên môn và tinh
thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đảm bảo nhu cầu
vay vốn của khách hàng.
4.1.2. Khó khăn của chi nhánh:
Tuy đạt được những kết quả nêu trên, nhưng để duy trì và phát triển thì NHNo &
PTNT Chi nhánh 8 - TP HCM còn phải hoàn thiện, bổ sung và sửa đổi nhiều vấn đề cả về
tổ chức và phương hướng hoạt động kinh doanh như sau:
- Hoạt động tín dụng chưa đa dạng, chủ yếu là huy động vốn để cho vay ngắn hạn
và một phần nhỏ là trung hạn. Còn các loại hình tín dụng cần nhiều vốn như chiết khấu
thương phiếu, cho vay đổi khoản… còn rất hạn chế, nghiệp vụ thuê mua chưa được triển
khai, chưa có quy chế rõ ràng chặt chẽ về hoạt động đầu tư.
- Việc xử lý nợ nhiều khi còn gặp khó khăn do các quy định về pháp luật thiếu và
chưa đồng bộ, việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, gây nhiều
thiệt hại cho ngân hàng. Đây có thể xem như là tình trạng chung cho các ngân hàng chứ
không riêng gì NHNo & PTNT Chi nhánh 8.
- Công tác tiếp thị của Chi nhánh vẫn chưa được triển khai mạnh. Ngân hàng cần
làm mạnh hơn nữa trong lĩnh vực này để cạnh tranh, giành được thị phần ưu thế so với các
ngân hàng khác trong cùng địa bàn.


- Số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng trong khi đó trụ sở Chi nhánh ngày
càng chật hẹp.
- Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi năng suất cao trong khi nguồn
nhân lực còn hạn chế.
- Do cơ chế địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, nhà xưởng
chậm so với nhu cầu vay vốn của khách hàng nên tạo không ít khó khăn cho khách hàng
trong việc làm thủ tục xin vay vốn, và cũng đã làm hạn chế đầu tư của ngân hàng.
- Do mới hiện đại hoá ngân hàng vài năm gần đây nên có một số nghiệp vụ chưa
triển khai. Điều này làm hạn chế các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh tiếp tục thực hiện quá trình sắp xếp, sáp
nhập, cổ phần hoá, hạn chế đầu tư mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay doanh nghiệp
nhà nước giảm.
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho NHNo & PTNT Chi nhánh 8 -
TP HCM
4.2.1 Về việc huy động vốn
- Phát huy tính đa dạng hoá các phương thức huy động vốn
- Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
Điều này giúp cho ngân hàng xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... bằng việc khai thác tối
ưu các đối tượng như: các hộ gia đình có thân nhân định cư ở nước ngoài, hộ vay xuất
khẩu lao động, các doanh nghiệp có quan hệ thượng mại với các địa phương khác... để có
hướng tư vấn và hướng dẫn họ hiểu rõ tính thuận lợi đối với dịch vụ này, đồng thời làm
tăng nguồn thu cho ngân hàng từ các dịch vụ trên.
- Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, cần mở thêm các điểm huy
động vốn tại những nơi có môi trường kinh tế phát triển như các khu thương mại hoặc các
cụm tuyến dân cư, để thu hút nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc
gửi, rút và chuyển tiền.
- Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán
thường xuyên và quan hệ phát sinh cao. Điều này có thể tạo cho họ tính an tâm khi giao
dịch tại ngân hàng, đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng.

- Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến tận các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ lợi ích
của mình khi đến với ngân hàng bằng việc chú trọng quảng bá thương hiệu trên các
phương tiện trên báo đài...
- Để tăng cường việc huy động vốn, ngoài việc điều chỉnh lãi suất, cần xem xét
cung cấp tốt các dịch vụ ngân hàng như: an toàn tiền gửi, gửi tiết kiệm một nơi có thể rút
được nhiều nơi, nhằm tạo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng.
4.2.2 Về hoạt động cho vay (cấp tín dụng cho khách hàng)
4.2.2.1 Mở rộng các phương thức cho vay
Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay
lẫn ngân hàng, bởi vì người đi vay có thể lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp
nhất, còn ngân hàng thì sẽ tận dụng được điều này để thu hút được nhiều khách hàng hơn,
từ đó có thể tăng doanh số cho vay và mở rộng đựơc quy mô của mình hơn. Như vậy ngân
hàng có thể:
- Kết hợp cho vay phục vụ đời sống và cho vay sản xuất nông nghiệp đối với một
khách hàng để có thể tăng mức dư nợ, hạn chế được nợ quá hạn, nợ xấu...
- Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực kinh
tế - xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh thủ được thời
gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác.
4.2.2.2 Thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ
Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại luôn
quan tâm. Do đó quản lý hạn chế rủi ro luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng
thương mại. Để hạn chế được nợ quá hạn tốt, cần phải:
- Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề cao và xem
đây là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Đối với công tác
cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để
phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì
rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Muốn vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có
những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặc biệt là những luật cơ bản liên quan đến
hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp
lệnh thi hành án, công chứng..., tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những

quy trình, quy định của Nhà nước và của ngành.
- Cập nhật thông tin thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý
từng tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa
phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặc thù kinh tế của địa phương,
các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệu quả cao. Khi rủi ro tín
dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả,
làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay,
cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách
hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ
với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình trả nợ của từng khách hàng.
- Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản
lý từng hộ. Đối với các cán bộ tín dụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt động của hộ, và
làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời, có sự can thiệp của chính quyền địa
phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra. Từ đó phát huy tính hệ thống trong
Agribank, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý.
- Cần đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các
khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi
phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham
gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể, chẳng hạn:
+ Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp thì ngân hàng có thể kiểm soát
chặt chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng,
sắp xếp lại hoặc xác định giá trị doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả.
+ Đối với đối tượng xấu khẩu lao động thì ngân hàng phải áp dụng biện pháp thanh
toán qua ngân hàng khi họ gửi tiền về nước, trường hợp họ gửi về không thường xuyên và
không đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo đúng
theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
+ Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi
thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp rút
từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này, đồng thời, ngân hàng cần kiên
quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những

hộ khác có ý thức về việc vay vốn.
4.2.2.3 Phân loại và xếp hạng khách hàng theo mức rủi ro tín dụng:
Xếp hạng khách hàng nhằm:
- Cho phép họ có những nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay
- Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý
thích hợp.
- Nhân viên có thể xác định được khi nào cần tăng sự giám sát
Như vậy, việc xếp hàng khách hàng phải được sắp xếp như sau:
- Khoản vay chất lượng tốt, xếp hạng A, khoản này được thực hiện đối với những
người vay mà ngân hàng biết rõ, những người có nguồn thanh toán đầy đủ và rõ ràng.
- Khoản vay có chất lượng, xếp hạng B, những khoản vay này có nguồn thanh toán
đầy đủ, không có rủi ro trong việc thu hồi nợ và hoàn toàn tuân thủ tất cả các chính sách
của ngân hàng, có ít ngoại lệ trong chính sách vay nợ và trong quá trình chỉnh sửa, các
khoản vay này không thuộc loại gây nên tổn thất, mất mát.
- Khoản vay có thể chấp nhận, xếp hạng C, những khoản vay này có nguồn thanh
toán đầy đủ, có ít rủi ro trong việc thu nợ và tuân thủ chính sách của ngân hàng.

×