Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NHƯ THANH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.85 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN NHƯ THANH THANH HÓA.
1. Tổng quan về AGRIBANK Như Thanh.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã đưa cả nước bước vào thời kỳ đổi mới,
trong đó đổi mới về bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của ngân hàng là một
khâu quan trọng. Năm 1987 theo quyết định 218 của HĐBT cho phép Ngân hàng
chuyển sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp.
Tháng 3 năm 1988 Nhà nước ban hành nghị định 53/QĐ ngày 26/05/1998 theo
quyết định số 31/QĐ - NHNN của Tổng giám đốc (nay là Thống đốc ngân hàng
nhà nước) Việt Nam. Là một ngân hàng cấp 2 trực thuộc AGRIBANK Tỉnh Thanh
Hóa được giao nhiệm vụ chính: Huy động vốn cho vay ngắn, trung, dài hạn, hướng
dẫn khách hàng lập và thẩm định các dự án kinh doanh, các dịch vụ ngân hàng,
làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Thực hiện hạch toán kinh doanh
và phân phối thu nhập theo qui định, thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phân
tích kinh tế địa phương, chấp hành báo cáo thống kê theo chế dộ qui định và thực
hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc chi nhánh AGRIBANK tỉnh Thanh
Hóa giao cho.
Vị trí địa lý:
AGRIBANK Như Thanh là một huyện miền núi được chia từ 1996, theo nghị định
72/CP của Chính phủ thành 2 huyện (Như Xuân và Như Thanh). AGRIBANK Như
Thanh được hình thành từ ngày 01/01/1998 theo Quyết định 470/QĐ ngày
20/12/1997 của Tổng giám đốc AGRIBANK Việt Nam, với tổng nguồn vốn là 3,1
tỷ đồng, tổng dư nợ là 19 tỷ đồng.
Phạm vi hoạt động: 16 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 58.712.11 ha.
Địa hình: AGRIBANK Như Thanh được tiếp giáp bởi 4 huyện và 1 tỉnh, phía đông
giáp huện Nông Cống và huyện Triệu Sơn, phía tây giáp huyện Như Xuân, phía
nam giáp huyện Triệu Sơn, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An.
AGRIBANK Như Thanh là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn một huyện cùng
với một ngân hàng chính sách xã hội. AGRIBANK Như Thanh tuy mới được hình


thành nhưng cùng với sự phát triển của hệ thống AGRIBANK Việt Nam,
AGRIBANK Như Thanh đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng hoạt động của chi
nhánh ngày một hiệu quả, đã nâng cao uy tín của mình trên địa bàn với phong cách
và thái độ tốt từ đó đã củng cố vững chắc cho quá trình hoạt động kinh doanh của
AGRIBANK Như Thanh trong thời gian qua cũng như các năm tiếp theo.
Trụ sở chính: Thị trấn Bến Sung – huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hóa
AGRIBANK Như Thanh có 20 cán bộ công nhân viên, với 2 phòng nghiệp vụ,
dưới sự điều hành của một giám đốc và 1 phó giám đốc. Cùng sự quan tâm của
Huyện uỷ, UBND huyện và sự tham gia của dân cư trong địa bàn với sự có mặt
của các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH, DNTN ... tham gia hoạt động
cùng ngân hàng.
Mỗi phòng, mỗi đơn vị, mỗi cán bộ công nhân viên đều được bố trí, phân công nhiệm vụ rõ ràng nhất định. Nhiệm
vụ của phòng kinh doanh là huy động vốn đầu tư vốn tín dụng, phòng kế toán –ngân quỹ có nhiệm vụ hạch toán theo
dõi, xử lý các nghiệp vụ và thu nhập chi trả, kiểm đến tiền, quản lý kho tàng vận chuyển, phòng hành chính là phục
vụ cho các hoạt động chi nhánh.
Phòng Tín dụng tổng hợp: Có chức năng tham mưu, giúp ban giám đốc xây dựng
các biện pháp thực hiện chính sách, chủ trương của AGRIBANK VN về tiền tệ, tín
dụng..., thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế theo Luật Ngân hàng, mở
tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng, tính lãi theo định kì, thẩm định và
xem xét bảo lãnh những dự án có mức kí quỹ dưới 100%, điều hoà vốn ngoại tệ và
VND, thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Phòng Kế toán:
Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền": nhận yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch
viên tại FRONT_END, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và xử lý các
yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng.
Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý các bộ phận tài khoản của khách hàng và các
tài khoản nội bộ.
Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới chi tiêu
nội bộ và một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc đề ra.
Phòng Ngân quỹ: Quản lý thu chi bằng VND, các loại ngoại tệ, kho tiền, tài sản thế

chấp, chứng từ có giá. Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu - chi tiền mặt
VND, ngoại tệ, séc. Xử lý các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Tổ kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra,
kiểm toán nội bộ, trình giám đốc duyệt và tiến hành kiểm tra giám sát việc chấp
hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế an toàn
trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về Ngân hàng AGRIBANK.
Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của
chi nhánh.
Sơ đồ 4. Cơ cấu tổ chức AGRIBANK Huyện Như Thanh như sau:


BAN GIÁM
ĐỐC
Tổ kiểm
tra, kiểm
soát nội
bộ.
Phòng
tín
dụng
Phòng
hành
chính
Các
phòng
giao
dịch.
Phòng
kế toán,
ngân quỹ

1.2. Hoạt động kinh doanh trong vài năm gần đây.
1.2.1. Công tác điều hành vốn.
Hoạt động huy động vốn :
Đối với Như Thanh là một huyện có dân số ít, kinh tế còn chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả. Song bản chất người dân Vụ Bản là cần
cù, chịu khó, tiết kiệm. Mặt khác ở nước ta trong những năm gần đây đồng tiền khá
ổn định, lạm phát ở mức thấp là nguyên nhân cơ bản góp phần vào sự thành công
của kết quả huy động vốn của AGRIBANK Như Thanh, năm sau cao hơn năm
trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế
địa phương. Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên những năm vừa qua ngân
hàng Như Thanh luôn đáp ứng đủ nhu câù vốn cho hoạt động của mình. Kết quả
huy động vốn những năm gần đây như sau:
Bảng 2. Kết quả huy động vốn .

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
ST % ST % ST %
1. Tiền gửi của
TCKT
2. Tiền gửi của
dân cư
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
3. Phát hành
giấy tờ có giá
22.679
30.339
5.045
25.294

3.739
40
53.4
6.6
23.085
36.336
6.336
30.000
3.508
36.7
57.7
5.6
36.336
50.707
9.976
40.731
2.504
33.1
63.7
3.2
Tổng 56.847 100 62.929 100 79.544 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Như Thanh)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua
các năm. Năm 2009 tăng 6055 triệu đồng so với năm 2008 tương đương với
10.6%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 16165 triệu đồng tương đương với
25.6%.
Có được kết quả về huy động vốn trong những năm vừa qua là do ngân hàng đã
xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, ngân hàng đã tổ chức, triển khai
nhiều biện pháp huy động vốn như : tuyên truyền, quảng cáo để nhân dân biết, khai
thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa trong dân, trưng bày các

biển quảng cáo ở trụ sở ngân hàng trung tâm và các ngân hàng khu vực, ở một số
tuyến đường xã tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi
người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo dựng thói quen tiết kiệm trong nhân dân, tạo
điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài khoản tiền gửi cá nhân và thanh
toán giao dịch qua ngân hàng. Có thể nói công tác huy động vốn trong những năm
gần đây đạt được kết quả đáng khích lệ góp phần vào ổn định lưu thông tièn tệ trên
địa bàn, tạo lập được đủ nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho các thàng phần
kinh tế trên địa bàn và tăng ttrưởng tín dụng
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản
xuất. Những năm trước cho vay trực tiếp kinh tế hộ năm sau tăng trưởng cao hơn
năm trước nhưng chủ yếu là thực hiện cho vay từ phía khách hàng. Từ khi có quyết
định 67/TTg của thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng đối với nông
nghiệp và nông thôn, được sự chỉ đạo của Ngân hàng tỉnh Ngân hàng Như Thanh
đã thực hiện triển khai có hiệu quả việc cho vay theo tổ, nhóm tới mọi hộ nhân dân
trong huyện biết và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ tạo điều
kiện cho khách hàng được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi. Những kết quả đạt
được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Bảng 3 Kết quả sử dụng vốn. (Đơn vị :Triệu đồng) `
Năm 2008 2009 2010
Dư nợ 45.558 55.542 67.402
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Như Thanh)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng những năm qua liên tục tăng:
Năm 2009 tăng 9984 trđ so với năm 2008 tương đương với 21.9%
Năm 2010 tăng 11860 trđ so với năm 2009 tương đương với 17.5%
Một số kết quả cho vay năm 2010:
Doanh số cho vay: 101687 trđ
Doanh số thu nợ : 34285
Dư nợ cuối năm : 67402 trđ tăng so với năm 2009 là 9984 =17.5%
Trong đó: Dư nợ hộ sản xuất: 93552.04 trđ=92%

Cho vay tiêu dùng: 8134.96 trđ= 8%
Nợ quá hạn: 202.206 trđ =0.3%
Năm 2010 hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh số cho vay
và doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng hàng tháng. Vòng quay vốn tín dụng đạt 0.9
vòng, đây là kết quả phản ánh hiệu quả đầu tư vốn cho vay và thu hồi vốn kịp thời,
đúng thời hạn, quan hệ tín dụng lành mạnh. Nợ quá hạn ở tỷ lệ thấp các món nợ
quá hạn phát sinh được sử lý kịp thời. Có được kết quả trên là do ngân hàng Như
Thanh đã đưa ra và áp dụng triệt để các biện pháp:
Ngân hàng kết hợp với hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh thành lập các
tổ vay vốn đạt hiệu quả cao.
Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất để nắm bắt được nhu
cầu của họ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.
Tiến hành phân loại khách hàng, phân tích chất lượng tín dụng, xử lý rủi ro , nâng
cao chất lượng tín dụng.....
1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 80648 trđ tăng 10106 trđ so với năm 2008=14.3%
Năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 95634 trđ tăng 14986trđ so với năm 2009 =18.6%
Và tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn các năm là:
Năm 2008 nguồn vốn huy động chiếm 81% tổng nguồn vốn.
Năm 2009 nguồn vốn huy động chiếm 84% tổng nguồn vốn.
Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 85.5% tổng nguồn vốn.
Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân
hàng Như Thanh luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt
nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của ngân hàng Như Thanh trong
những năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn ( Đơn vi : triệu đồng )
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
ST

%
ST
%
ST
%
1. Tiền gửi của
TCKT
2. Tiền gửi của
dân cư
3. Phát hành
giấy tờ có giá
22679
30339
3739
40
53.4
6.6
23085
36336
3508
36.7
57.7
5.6
26336
50707
2504
33.1
63.7
3.2
Tổng 56874 100 62929 100 79544 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Như Thanh)
Nhìn vào biểu 3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Như Thanh
gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và phát hành giấy tờ có giá.
Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong nguồn
tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn (95%), đây là nguồn
vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong
quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và
không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị chí quan trọng trong tổng
nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm
chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng
của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối. Ngân
hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng Như Thanh chiếm tỷ trọng
rất nhỏ mặc dù đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn mà ngân
hàng có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, ngân hàng có thể sử dụng
nguồn vốn này cho đầu tư trung và dài hạn. Vì vậy ngân hàng nên chú trọng phát
triển nguồn vốn này để có thể chủ động trong đầu tư trung và dài hạn, đáp ứng nhu
cầu vốn trung, dài hạn tại địa phương.

×