Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN LUẬT THUẾ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.98 KB, 36 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT PHẦN LUẬT THUẾ

PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niệm
Là những sắc thuế mà người nộp thuế nộp thay cho người tiêu dùng khi thực
hiện hoạt động cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tiền thuế cấu thành giá cả của hàng
hoá, dịch vụ.
1.2. Đặc điểm
- Là thuế gián thu;
- Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
- Căn cứ tính thuế: giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, thuế suất
1.3. Vai trò của thuế thu vào hàng hóa, dịch vụ
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
2.1 THUẾ XUẤT KHẨU – THUẾ NHẬP KHẨU
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu các loại hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
b. Đặc điểm
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa đó phải được mang qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Cơ sở để nhà nước thu thuế xuất khẩu là hàng hóa có nguồn gốc từ thị trường
Việt Nam mang ra tiêu thụ ở nước ngoài. Cơ sở để nhà nước thu thuế nhập khẩu là hàng
hóa có nguồn gốc từ nước ngoài được mang vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
- Thuế xuất khẩu – thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, tiền thuế xuất khẩu –
thuế nhập khẩu được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ.
2.1.2 Đối tượng nộp thuế
Tổ chức và cá nhân là đối tượng nộp thuế xuất khẩu-thuế nhập khẩu khi có hành vi
xuất khẩu-nhập khẩu hàng hóa được phép xuất nhập, khẩu qua biên giới Việt Nam, cụ


thể:
- Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
1


-

Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc
nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2.1.3 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu-thuế nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu-thuế nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu –
nhập khẩu qua biên giới Việt Nam; Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu
phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Khái niệm cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật thuế xuất
khẩu-thuế nhập khẩu?
- Khái niệm khu phi thuế quan? Ví dụ cụ thể về khu phi thuế quan?
2.1.4 Đối tượng không chịu thuế
Hàng vận chuyển quá cảnh, mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.
Hàng từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng từ nước ngoài đưa vào khu
phi thuế quan, hàng từ khu phi thuế quan này đưa sang khu phi thuế quan khác.
Hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại.
Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu.
2.1.5 Căn cứ tính thuế
a. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %, căn cứ tính thuế là:
Số thuế XK –
=
thuế NK phải nộp

Số lượng từng mặt hàng

thực tế XK-NK

X

Giá tính thuế
của hàng hóa
XK-NK

X

Thuế suất
(%)

- Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan;
- Gía tính thuế từng mặt hàng;
- Thuế suất từng mặt hàng.
Trong đó:
Gía tính thuế là trị giá hải quan được xác định theo nguyên tắc:
Đối với hàng hóa xuất khẩu: giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu, không bao gồm
phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa
khẩu nhập đầu tiên Riêng hai phương pháp: xác định trị giá tính thuế theo trị giá
khấu trừ (phương pháp thứ 4) và trị giá tính toán (phương pháp thứ 5) có thể được
hoán đổi vị trí cho nhau nếu người khai hải quan có đề nghị bằng văn bản.
Thuế suất:
Thuế suất thuế xuất khẩu:
Việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu căn cứ vào chủng loại hàng hóa xuất khẩu.
Theo đó, tương ứng với mỗi loại hàng (mặt hàng) xuất khẩu là một mức thuế suất
theo tỷ lệ phần trăm.
2



Các mức thuế suất này được quy định trong Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất do Ủy Ban Thường vụ Quốc hội
quy định  Nhằm thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, thúc
đẩy kinh tế nội địa phát triển, phần lớn hàng hóa xuất khẩu hiện nay có mức thuế
suất là 0%.
Thuế suất thuế nhập khẩu:
Căn cứ để xác định thuế suất thuế nhập khẩu gồm chủng loại hàng hóa và xuất xứ
hàng hóa. Có 3 loại thuế suất:(1) Thuế suất ưu đãi; (2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt;
(3)Thuế suất thông thường. Mức thuế suất thông thường được tính toán căn cứ
vào thuế xuất ưu đãi; thuế suất uwu đãi đặc biệt được xây dựng dựa trên các thỏa
thuận thuế quan.
b. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là
- Số lượng từng mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan;
- Mức thuế tuyệt đối tính trên mỗi đơn vị hàng hóa.
2.1.6 Chế độ miễn, giảm thuế XK-NK
- Các trường hợp miễn thuế XK-NK
- Các trường hợp xét miễn thuế XK-NK
- Các trường hợp giảm thuế XK-NK
c. Thuế nhập khẩu bổ sung
- Thuế chống trợ cấp
- Thuế chống bán phá giá
- Thuế chống phân biệt đối xử
- Thuế tự vệ
2.1.7 Chế độ miễn, xét miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.1.8 Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.2 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm:
a) Khái niệm:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt
hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt.
b) Đặc điểm:
- Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa và dịch vụ không cần
thiết cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là một sắc thuế được sử dụng như một công cụ nhằm điều
tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng.

3


- Phạm vi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hẹp, thuế suất cao thể hiện việc
Nhà nước hạn chế sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng những loại hàng hóa và dịch vụ này.
- Xét về mặt tính chất, thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, người tiêu dùng
là người phải chịu thuế.
2.2.2 Đối tượng nộp thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất
khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
2.2.3 Đối tượng chịu thuế
Bao gồm 2 nhóm đối tượng.
a. 10 mặt hàng chịu thuế:
1) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít,
nhai, ngửi, ngậm;
2) Rượu;
3) Bia;

4) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ
hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người
và khoang chở hàng;
5) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
6) Tàu bay, du thuyền;
7) Xăng các loại;
8) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
9) Bài lá;
10)Vàng mã, hàng mã.
b. 6 dịch vụ chịu thuế:
1) Kinh doanh vũ trường;
2) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
3) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi
bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
4) Kinh doanh đặt cược;
5) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
6) Kinh doanh xổ số
2.2.4 Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho
cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
4


2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng
cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải
nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao;
hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn
thuế theo quy định của pháp luật;
3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, khách du lịch; và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa
có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui
chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
2.2.5 Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm 2 yếu tố: giá tính thuế và thuế suất.
a) Giá tính thuế
Đối với hàng hóa chịu thuế:
- Đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất và bán ra, giá tính thuế là giá chưa có thuế.
Gía chưa có thuế được xác định bằng giá bán hàng chia cho 1 + thuế suất. Gía bán hàng ở
đây là giá bán tại cơ sở sản xuất chưa có thuế giá trị gia tăng, chưa có thuế bảo vệ môi
trường (nếu có).
- Đối với hàng nhập khẩu thì giá tính thuế bằng giá tính thuế nhập khẩu + thuế
nhập khẩu (nếu có). Gía tính thuế nhập khẩu theo qui định của luật thuế xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Đối với hàng hóa dùng để biếu tặng và tiêu dùng nội bộ, thì giá tính thuế là tính
thuế của hàng hóa tương đương tại thời điểm tính thuế.
Đối với dịch vụ chịu thuế:
- Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
- Đối với kinh doanh gôn là giá bán thẻ hội viên, giá bán vé chơi gôn bao gồm cả

tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có);
5


-

Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược là
doanh thu từ hoạt động này trừ số tiền đã trả thưởng cho khách;
- Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động
kinh doanh trong vũ trường, cơ sở kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê
Gía tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ
(nếu có) mà cơ sở được hưởng.
b) Thuế suất
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế có mức thuế suất cao nhất trong tất cả các loại thuế.
Biểu thuế TTĐB: Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008 (có hiệu lực hết ngày 31/12/2015);
Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB 2014 (có hiệu
lực từ 01/01/2016).
2.2.6 Giảm thuế TTĐB
2.2.7 Truy thu thuế TTĐB
2.3 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm
a. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
b. Đặc điểm
• Đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
trên lãnh thổ Việt Nam.
• Xét về mặt tính chất thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu
dùng là người cuối cùng phải chịu thuế.

• Thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ
phát sinh từ khâu sản xuất lưu thông cho đến tiêu dùng.
2.3.2 Người nộp thuế
• Các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu
thuế.
• Các tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
2.3.3

Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là những hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu
thuế.
2.3.4 Những trường hợp không phải chịu thuế giá trị gia tăng

6


Được quy định tại Điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008, Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT 2013; Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Luật thuế 2014.
Tổ chức, cá nhân mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ không
chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu
vào của hàng hóa, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp
được áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu.
2.3.5 Căn cứ tính thuế
a. Giá tính thuế:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế GTGT. Nếu hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB,
thuế BVMT thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB, thuế
BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu tại
cửa khẩu cộng (+) với thuế NK (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) (+)
thuế BVMT (nếu có).
- Đối với dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là giá thanh toán
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa có thuế GTGT
b. Thuế suất
- 0% áp dụng đối với: Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, Hàng
hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu.
- 5% chỉ áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu
của người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp và khoa học kỹ thuật…
- 10% được áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ còn lại.
2.3.6 Phương pháp tính thuế
2.3.6.1 Phương pháp khấu trừ thuế
a. Đối tượng áp dụng
Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ trong 2
trường hợp sau:
- Có doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân
kinh doanh.
b. Công thức tính:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng phát sinh của
hàng hóa, dịch vụ bán ra – Số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào
được khấu trừ (bao gồm cả tài sản cố định).
c. Khấu trừ thuế GTGT

7


• Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả

thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;
• Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được
khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh
phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được
khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ
tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng
so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra;
• Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử
dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn
bộ;
• Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;
• Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ
khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát
hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê
khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế,
thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
• Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá
trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
• Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua
vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
• Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, còn phải có: hợp đồng ký kết với bên
nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán
hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu.
• Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù

trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ
thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”
d. Hoàn thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc

8


trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười
hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên
phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị
gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số
thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa
được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn
thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có
số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên
thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế
giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu
trừ hết.
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu
hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn
thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ
không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau: (i) Chủ chương trình,
dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc
quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá,
dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án; (ii) Tổ chức ở
Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ
chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình,
dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số
thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để
sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng
hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
9


2.3.6.2 Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng
a) Đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý
Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý nhân (x) với
thuế suất. Giá trị giá tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý bán ra trừ đi (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương
ứng.
b) Các trường hợp nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
Công thức tính số thuế GTGT phài nộp:
Số thuế GTGT phải nộp bằng tỷ lệ % ấn định nhân (x) với doanh thu.
Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu
một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành
hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế.
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật
liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
2.3.7 Pháp luật về hóa đơn, chứng từ trong thuế GTGT
- Các loại hóa đơn
- Vấn đề phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn
- Các vi phạm pháp luật về hóa đơn
- Xử lý vi phạm pháp luật về hóa đơn.
2.4. THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.4.1. Khái niệm
Thuế BVMT là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác
động xấu đến môi trường.
2.4.2. Đối tượng chịu thuế

10



Bao gồm các loại sản phẩm hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường khi sử
dụng như: xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, thuốc diệt cỏ…
Danh mục sản phẩm, hàng hóa chịu thuế BVMT có thể bị thay đổi do việc đánh
giá mức độ tác động xấu đến môi trường phù hợp với từng thời kỳ.
2.4.3. Đối tượng không chịu thuế
- Hàng hóa nằm ngoài danh mục chịu thuế;
- Hàng hóa nằm trong danh mục chịu thuế nhưng không sử dụng tại Việt Nam (xuất
khẩu, tạm nhập tái xuất…).
2.4.4. Người nộp thuế
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT.
2.4.5. Căn cứ và phương pháp tính thuế
Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa chịu thuế x mức thuế tuyệt đối/một đơn vị hàng
hóa
Trong đó:
Số lượng hàng hóa chịu thuế = số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu
dùng nội bộ, tặng cho đối với hàng sản xuất trong nước; hoặc số lượng hàng hóa
nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.
Mức thuế tuyệt đối: là mức thuế quy định bằng số tuyệt đối trên một đơn vị hàng
hóa. Quốc Hội quy định về khung thuế tuyệt đối đối với từng loại hàng hóa chịu
thuế BVMT. Căn cứ vào khung thuế do Quốc Hội quy định, UBTVQH quy định
cụ thể về mức thuế tuyệt đối với từng mặt hàng chịu thuế BVMT.
2.4.6. Kê khai, nộp và hoàn thuế
- Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi,
tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng; đối với hàng hóa nhập khẩu
được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập
khẩu.
- Hoàn thuế: trong trường hợp đã nộp thuế BVMT nhưng không hoàn tất hành vi
gây tác động xấu đến môi trường như tái xuất, tạm nhập.


PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
1.
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Khái niệm:
Là loại thuế điều tiết vào thu nhập hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
1.2 Đặc điểm chung
- Là loại thuế trực thu;
11


- Đối tượng chịu thuế là thu nhập hợp pháp;
- Thực hiện vai trò cơ bản là điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
2.1 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm:
Khái niệm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập của các tổ chức
kinh doanh và thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ của các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm:
• Đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập của các tổ
chức kinh doanh và thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng hóa và dịch vụ của các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh.
• Xét về mặt tính chất thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, người
nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
• Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh và các tổ
chức khác có hoạt động kinh doanh có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
• Mục đích cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp là động viên một phần thu
nhập vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa

các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh có thu nhập.
2.1.2 Người nộp thuế
• Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật
Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản
pháp luật khác dưới các hình thức: công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu
hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; công ty Nhà nước; các bên
trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản
phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ
sở thường trú tại Việt Nam;
• Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định;
• Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

12


• Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh và có thu nhập chịu thuế
theo quy định.
• Tổ chức được thành lập và hoạt động (hoặc đăng ký hoạt động) theo quy
định của pháp luật Việt Nam, cá nhân kinh doanh là người nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ tại nguồn trong trường hợp mua dịch vụ (kể cả mua
dịch vụ gắn với hàng hoá) của doanh nghiệp quy định tại điểm c, d khoản 2
Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.3 Căn cứ tính thuế
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Trong đó:

• Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản
lỗ được kết chuyển từ các năm trước)
• Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Khoản chi được trừ + Thu nhập khác.

-

-

Doanh thu: toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ
giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.
Thu nhập khác: bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng
quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền
sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp
luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại
giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ
nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được
chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản
thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt
Nam.
Khoản chi được trừ:
Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật;
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá
đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp được miễn thuế: Điều 4 Luật thuế TNDN.

13


Vấn đề chuyển lỗ: Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số
lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá
năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
Vấn đề trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được
trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ của doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc thực
hiện trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Luật thuế
TNDN còn phải bảo đảm tỷ lệ trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tối
thiểu theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ
Thuế suất:
Thuế suất phổ thông của thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Mức thuế
suất này sẽ giảm còn 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp
dụng thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối
tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền
kề.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến
50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh
2.1.4 Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ưu đãi về thuế suất;
- Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế;
- Các trường hợp giảm thuế;
- Chế độ chuyển lỗ;

- Ưu đãi trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ.
- Điều kiện ưu đãi thuế TNDN
1.1.5. Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số trường hợp đặc thù:
- Thu nhập chịu thuế là thu nhập có được từ họat động sản xuất kinh doanh ở
nước ngoài.
- Thu nhập chịu thuế là thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản
của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính thuế TNDN đối với: (1) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ
sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại
Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở
thường trú; (2) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

14


-

Phương pháp tính thuế TNDN đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác
không phải là doanh nghiệp.

2.2 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.2.1 Khái niệm:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế điều tiết vào thu nhập hợp pháp của cá nhân.
2.2.2 Đối tượng nộp thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Các điều kiện để xác định một cá nhân là cá nhân cư trú: Là cá nhân đáp ứng một
trong các điều kiện:
1) Có mặt tại Việt Nam, tức hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam, từ 183 ngày trở

lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ
ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: (i)
Có nơi ở đăng ký thường trú; (ii) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam, với thời
hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
2.2.3
Thu nhập chịu thuế
- Thu nhập mang tính thường xuyên: thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền
công. Kỳ tính thuế áp dụng theo năm đối với thu nhập thường xuyên của cá nhân
cư trú.
- Thu nhập không thường xuyên: thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển
nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng,
thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ nhận
thừa kế, thu nhập từ nhận quà tặng.
Kỳ tính thuế được áp dụng theo từng lần phát sinh thu nhập, trừ trường hợp
cá nhân đăng ký áp dụng kỳ tính thuế theo năm đối với chuyển nhượng chứng
khoán.
- Đối với cá nhân không cư trú: kỳ tính thuế được áp dụng cho từng lần phát sinh
thu nhập đối với tất cả các loại thu nhập.
2.2.4
Thu nhập được miễn thuế
Là những khoản thu nhập mang tính hỗ trợ (học bổng, bảo hiểm…); từ chuyển
nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất duy nhất; thừa kế động sản giữa những người có
mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;
khoản thu nhập cần khuyến khích như kiều hối, từ thiện, viện trợ... Về nguyên tắc
những khoản thu nhập được miễn thuế vẫn là đối tượng chịu thuế TNCN. Vì vậy,
đối tượng nộp thuế vẫn phải kê khai thuế, chứng minh thỏa mãn điều kiện được
miễn thuế.
15



2.2.5 Căn cứ tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế * thuế suất
Trong đó:
A. Trường hợp cá nhân cư trú:
- Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh:
Số thuế TNCN phải nộp bằng doanh thu trong kỳ tính thuế x thuế suất
Kỳ tính thuế: Theo năm
Doanh thu: Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa
hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác
định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy
định của pháp luật về quản lý thuế.
Thuế suất: Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%; Dịch vụ, xây dựng không
bao thầu nguyên vật liệu: 2%; Riêng cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ
số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá,
xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%; Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
- Căn cứ tính thuế với thu nhập từ tiền công, tiền lương:
Số thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất
Thu nhập tính thuế = tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công - các
khoản đóng góp BHXH, BHTN, BH trách nhiệm nghề nghiệp, đóng góp quỹ hưu
trí tự nguyện – các khoản giảm trừ
Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công = tổng số thu nhập cá nhân
nhận được (tiền lương, tiền công, mang tính chất lương, tiền thưởng..) trong kỳ
tính thuế theo năm.
Khoản giảm trừ gia cảnh:

Chỉ áp dụng giảm trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công của cá nhân cư trú


Giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế;


-

Giảm trừ đối với người phụ thuộc: theo nguyên tắc người phụ

thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 đối tượng nộp thuế.
Khoản giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo.
Thuế suất: áp dụng biểu thuế suất lũy tiến từng phần.
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại,
nhận thừa kế, quà tặng = thu nhập chịu thuế được xác định đối với từng loại thu
nhập.
Thuế suất: áp dụng mức thuế suất tương đối cố định quy định tương ứng
với từng khoản thu nhập không thường xuyên chịu thuế.
16


B. Trường hợp cá nhân không cư trú
- Thu nhập tính thuế được xác định bằng tổng thu nhập nhận được.
- Thuế suất: áp dụng mức thuế suất tương đối cố định áp dụng đối với từng
trường hợp cụ thể.
2.2.6 Chế độ giảm thuế
Trường hợp áp dụng: Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế.
2.2.7 Chế độ kê khai, nộp thuế
- Thu nhập thường xuyên: nguyên tắc tạm nộp hàng tháng, quyết toán cuối năm
- Thu nhập không thường xuyên và thu nhập của cá nhân không cư trú: nộp một lần
khi phát sinh thu nhập (trừ trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng vốn có thể lựa

chọn 2 cách).
- Lưu ý: Nguyên tắc khấu trừ tại nguồn trong quản lý thuế TNCN.

PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG
MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
1.
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.
Khái niệm: Là những sắc thuế điều tiết vào hành vi sử dụng tài sản của quốc
gia.
1.2.
Đặc điểm
• Là những loại thuế trực thu;
• Đối tượng chịu thuế là những tài sản thuộc sở hữu quốc gia;
• Đều có vai trò thực hiện điều tiết việc sử dụng nguồn tài sản quốc gia tiết
kiệm và hiệu quả.
2.
NỘI DUNG PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ
TÀI SẢN QUỐC GIA
2.1.
THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm:
Thuế SDĐNN là loại thuế điều tiết vào hành vi sử dụng đất nông nghiệp của các
tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
2.1.2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế
Đất chịu thuế là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng trọt, đất có
mặt nước để nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất có rừng trồng.
Đất không chịu thuế SDĐNN gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất đồng cỏ tự nhiên,
Đất dùng để ở, đất chuyên dùng.
17



2.1.3. Đối tượng nộp thuế
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải
nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải
nộp tiền thuê đất, không phải nộp thuế SDĐNN.
2.1.4. Căn cứ tính thuế
Thuế SDĐNN = Diện tích tính thuế * Định suất thuế
Trong đó:
- Diện tích tính thuế: là diện tích giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất
phù hợp với sổ địa chính; trường hợp chưa lập sổ địa chính là diện tích ghi trên tờ
khai.
- Định suất thuế: tính bằng kg thóc/ha tương ứng với từng hạng đất.
- Hạng đất: được xác định bởi yếu tố chất đất, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết,
điều kiện tưới tiêu.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình SDĐNN vượt quá hạn mức diện tích theo quy
định phải nộp thêm thuế bổ sung đối với phần diện tích vượt quá hạn mức.
2.1.5. Kê khai, nộp thuế
- Đất được đăng ký ở đơn vị hành chính nào thì tính thuế và lập sổ thuế ở đơn vị hành
chính đó.
- Trường hợp không kê khai, kê khai không đúng, cơ quan thuế có quyền ấn định số
thuế phải nộp sau khi có ý kiến của UBND cùng cấp về diện tích và hạng đất tính
thuế.
- Thuế SDĐNN nộp mỗi năm từ 1-2 lần.
2.1.6. Chế độ miễn giảm thuế.
2.2. THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm
Thuế SDĐ phi nông nghiệp là loại thuế điều tiết vào hành vi sử dụng đất ở, đất sản

xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
2.2.1. Đối tượng chịu thuế
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;.
- Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng vào mục đích kinh
doanh.
2.2.2. Đối tượng không chịu thuế
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
18


- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Người nộp thuế
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp.
2.2.4. Căn cứ tính thuế
Thuế SDĐ phi nông nghiệp = Giá tính thuế * thuế suất.
Trong đó:
- Giá tính thuế = diện tích đất tính thuế * giá của 1m2 đất.
Diện tích đất tính thuế: là diện tích đất thực tế sử dụng.
Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng
diện tích các thửa đất tính thuế. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất để xây dựng khu công nghiệp thì diện tích đất tính thuế không bao gồm diện

tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;
Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp
vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số
phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
- Thuế suất: áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần cho phần diện tích trong
hạn mức và vượt hạn mức.
2.2.5. Chế độ miễn, giảm
- Trường hợp vừa được miễn vừa được giảm thì được miễn.
- Trường hợp được hưởng hai chế độ giảm thuế trở lên thì được miễn;
- Chỉ được miễn/giảm thuế tại 01 nơi do người nộp thuế chọn.
- Người nộp thuế có nhiều dự án được miễn giảm thuế thì thực hiện miễn giảm theo
từng dự án đầu tư.
2.2.5 Đăng ký, kê khai, nộp thuế
Người nộp thuế đăng ký kê khai, tính, nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất; vùng sâu vùng xa có thể thực
hiện tại UBND xã.
2.3. THUẾ TÀI NGUYÊN
2.3.1. Khái niệm: Thuế tài nguyên là loại thuế điều tiết vào hành vi khai thác hợp pháp
tài nguyên thiên nhiên.
19


2.3.2. Đối tượng chịu thuế
Bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên của quốc gia được Luật thuế tài nguyên
quy định hoặc do Ủy ban thường vụ QH quy định.
2.3.3. Người nộp thuế
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác hợp pháp tài nguyên thiên nhiên thuộc đối
tượng chịu thuế tài nguyên.
2.3.4. Căn cứ tính thuế
Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên tính thuế * giá tính thuế * thuế suất

Trong đó:
- Sản lượng tài nguyên tính thuế: là số lượng /trọng lượng/khối lượng tài nguyên
thực tế khai thác trong kỳ tính thuế (trừ một số trường hợp đặc biệt)
- Giá tính thuế: giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác
chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Thuế suất: theo khung thuế suất thuế tài nguyên áp dụng với từng loại tài nguyên.
Quốc Hội quy định về khung thuế suất; UBTVQH quy định về mức thuế suất cụ
thể đối với từng loại tài nguyên chịu thuế.
2.3.5. Chế độ miễn, giảm:
Được xây dựng nhằm định hướng khai thác, tránh lãng phí và bảo tồn TNTN

20


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VỀ LUẬT THUẾ
I- CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
1. Phân biệt các khái niệm người chịu thuế, đối tượng nộp thuế, người nộp thuế,
người chịu thuế?
2. Phân biệt các khái niệm đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối
tượng hưởng thuế suất 0%?
3. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu? Qua đó phân tích cách thức điều chỉnh
của pháp luật thuế đối với hai loại thuế trên như thế nào?
4. Khi nào được coi là đánh thuế hai lần? Nêu các giải pháp nhằm tránh đánh thuế
hai lần?
5. Truy thu thuế là gì? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành vi
vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao?
6. Hoàn thuế là gì? Hoàn thuế có phải là trường hợp được miễn, giảm thuế không?
Tại sao?
7. Xác định những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế?
8. Đối tương chịu thuế của thuế XK-NK là gì?

9. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới
Việt Nam?
10. Những trường hợp nào được miễn thuế XK – NK?
11. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK-NK và trường hợp
miễn thuế XK-NK?
12. Căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – NK?
13. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất
thuế xuất khẩu?
14. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất thuế xuất
khẩu hoặc thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể?
15. Thuế chống phá giá, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống trợ cấp
áp dụng trong những trường hợp nào?
16. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế suất thông thường có phải là một biện pháp
trừng phạt về thuế không?
17. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất khẩu đối
với đa số mặt hàng xuất khẩu chỉ là 0%?
18. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có phải
chịu thuế TTĐB không? Tại sao?

21


19. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật quy
định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
20. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt không? Tại sao?
21. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế quan
vẫn phải chịu thuế TTĐB?
22. Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của

mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
23. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế
suất 0% không? Tại sao?
24. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế
trực tiếp trên GTGT?
25. Trường hợp cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn chứng từ thì có phải nộp
thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào?
26. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nhưng không phát
sinh doanh thu trong kỳ tính thuế thì có phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế
GTGT không? Tại sao?
27. Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu GTGT được hưởng thuế
suất thuế GTGT là 0%?
28. Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế giá trị GTGT khác nhau?
29. Trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời là đối
tượng chịu thuế TTĐB thì có xảy ra hiện tượng trùng thuế không? Tại sao?
30. Hàng hóa chịu thuế BVMT có chịu thuế GTGT không? Tại sao?
31. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những nghĩa
vụ thuế nào? Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này có bị
xem là trùng thuế không? Tại sao?
32. Tổ chức không phải là doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh có phải
là đối tượng nộp thuế TNDN không? Tại sao?
33. Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, tổ hợp tác có là đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp không?
34. Nghĩa vụ thuế của cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có
gì khác so với nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
thành lập tại Việt Nam?
35. Phân biệt thu nhập chịu thuế TNDN và thu nhập chịu thuế TNCN?
36. Phân biệt khái niệm “thu nhập chịu thuế” và “thu nhập tính thuế” trong Luật thuế
TNDN?
22



37. Xác định các khoản chi phí được trừ và các khoản chi phí không được trừ khi tính
thu nhập chịu thuế TNDN? Điều kiện để xác định chi phí được trừ khi tính thu
nhập chịu thuế TNDN?
38. Trường hợp một khoản chi không thỏa mãn điều kiện được trừ khi tính thuế
TNDN thì doanh nghiệp có được chi không? Tại sao?
39. Trình bày điều kiện trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp?
40. Phân tích quy định chuyển lỗ và ý nghĩa của quy định này trong việc thực hiện
nghĩa vụ thuế TNDN?
41. So sánh nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của các doanh
nghiệp và các cá nhân kinh doanh?
42. Ý nghĩa của mã số thuế (MST) cá nhân trong việc quản lý thuế thu nhập cá nhân?
43. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân có được giảm trừ gia cảnh không?
Tại sao?
44. Phân biệt nghĩa vụ thuế thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán của
nhà đầu tư là cá nhân và nhà đầu tư là doanh nghiệp?
45. Căn cứ để chia đối tượng nộp thuế TNCN thành cá nhân cư trú và cá nhân không
cư trú?
46. Xác định các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân? Giải thích tại sao
những khoản thu nhập này được miễn thuế TNCN?
47. Phân tích nội dung quy định giảm trừ gia cảnh gồm: điều kiện giảm trừ, mức giảm
trừ, nguyên tắc giảm trừ và nguyên tắc xác định người phụ thuộc?
48. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân: phương thức quyết toán, nội dung và hệ quả
pháp lý?
49. Cơ sở nào để xác định chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp?
50. Phân tích ý nghĩa của quyền sử dụng đất hợp pháp được nhà nước công nhận trong
việc điều tiết thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp

và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất?
51. Xác định đối tượng nộp thuế sử dụng đất trong trường hợp đất đang có tranh chấp?
52. Người sử dụng tài nguyên có phải là đối tượng nộp thuế tài nguyên không? Vì
sao?
53. Phân biệt hành vi trốn thuế với hành vi chậm nộp tiền thuế và hành vi khai sai dẫn
đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn?
54. Xác định thời điểm hành vi trốn thuế được coi là hoàn thành?
55. Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế?

23


56. Hành vi vi phạm hành chính về thuế nếu ở mức độ nguy hiểm hơn có thể chuyển
hoá thành các tội hình sự nào?
57. Thời hiệu xử phạt VPHC về thuế có trùng với thời hiệu truy thu thuế không?
58. Khi hết thời hiệu xử phạt VPHC thuế thì cơ quan có thẩm quyền có được truy thu
thuế không? Tại sao?
59. Thanh tra thuế có phải là hoạt động xử lý hành vi vi phạm về thuế không?
60. Truy thu thuế là gì? Truy thu thuế có phải là hình thức xử phạt không?
61. Ấn định thuế có phải là một phương thức truy thu thuế không? Tại sao?
II- Bài tập tình huống.
Tình huống 1.
Ông A, bà B và công ty cổ phần C cùng góp vốn thành lập Bệnh viện tư nhân X (dưới
hình thức công ty cổ phần). Theo Giấy phép thành lập được Sở Y tế Tp.HCM cấp thì
Bệnh viện tư nhân X có chức năng khám chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y
tế. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, trong tháng 3/2014, Bệnh viện tư nhân X nhập
khẩu một chiếc ô tô loại 8 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện, đồng thời thanh
toán chi phí tiền điện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bệnh viện tư nhân X là 10
triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết:
1.

Với các hành vi gồm khám chữa bệnh, bán thuốc, dụng cụ y tế và nhập
khẩu ô tô, Bệnh viện tư nhân X phải nộp những loại thuế gì? Tại sao?
2.
Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thì toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô
tô và điện trong tháng 3/2014 được xử lý như thế nào ở khâu đầu ra?
3.
Tháng 4 năm 2014, Bệnh viện tư nhân X tiến hành chia cổ tức năm 2013
cho A, B và C. Hỏi A, B, C có thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho nhà nước không? Vì sao?
4.
Tháng 5 năm 2014, Bệnh viện tư nhân X được một tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tài trợ 3 máy xét nghiệm, nhập khẩu từ Nhật Bản. Hỏi Bệnh viện có phải thực
hiện nghĩa vụ thuế gì cho hành vi này không? Tại sao?
5.
Tháng 6 năm 2013, Bệnh viện tư nhân X có tổ chức cho những nhân viên
có thành tích tốt trong công việc đi du lịch tại tỉnh Điện Biên với chi phí là 300 triệu
đồng. Hỏi khoản chi này có được trừ khi tính thuế TNDN của Bệnh viện tư nhân X
không? Tại sao?
Tình huống 2.
Tháng 8 năm 2013, ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương tại
trường ĐH X là 15 triệu đồng; (2) cho thuê nhà trọ là 4 triệu đồng; (3) thu nhập từ tiền
chia cổ tức tai công ty cổ phần Y là 5 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại
ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (5) bán một căn nhà và đất ở trị giá 800 triệu đồng. Ông A
có một người con là B 10 tuổi; một người con là C, 19 tuổi, thi rớt đại học ở nhà; một

24


người vợ là D ở nhà nội trợ; cả B, C, D đều không có thu nhập và sức khỏe bình thường.
Khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với ông A, anh (chị) hãy xác định:

1. Những ai là người phụ thuộc vào ông A? Tại sao?
2. Những khoản thu nhập nào được tính giảm trừ gia cảnh? Tại sao?
3. Hãy tính thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2013?
4. Giả sử cũng trong tháng 8 năm 2013, ông A có thỉnh giảng tại ĐH Z với tiền thù
lao một khóa học là 5 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết phương thức tính thuế
TNCN đối với khoản thu nhập này như thế nào?
5. Hành vi (2) và (5) có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì tính thuế GTGT theo
phương pháp nào? Tại sao?
6. Tiền chia cổ tức cho ông A có được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
của công ty Y không? Tại sao?
Tình huống 3.
Công ty TNHH Y có trụ sở tại Quận 1, TpHCM và chi nhánh Hàn Quốc. Năm tài chính
2013, thu nhập tính thuế của công ty Y lần lượt tại Việt Nam là: 5 tỷ đồng, tại Hàn Quốc
là 2 tỷ đồng. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, công ty TNHH Y có thuê ông M (quốc
tịch Hàn Quốc) làm việc tại Việt Nam với mức lương là 30 triệu đồng/tháng. Ông M có
con là K (8 tuổi) học tại Hàn Quốc và L (13 tuổi) học tại Việt Nam, 1 người vợ hợp pháp
sống tại Việt Nam không có thu nhập. Hỏi
1. Anh (chị) hãy cho biết thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc của Công ty TNHH Y có
chịu thuế TNDN theo quy định của pháp luật Việt Nam không? Tại sao?
2. Anh (chị) hãy phân tích nghĩa vụ thuế TNDN đối với thu nhập của Công ty Y phát
sinh tại Hàn Quốc? Biết rằng loại thuế suất thuế thu nhập doanh nhiệp tại Hàn
Quốc là loại thuế suất tương đối cố định với mức thuế suất là 22%.
3. Xác định những người phụ thuộc của ông M? Đồng thời tính số thuế thu nhập cá
nhân mà ông M phải nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp
ông M là người cư trú và trường hợp không cư trú theo quy định tại Luật thuế thu
nhập cá nhân?
4. Giả sử công ty Y nhập khẩu hàng hóa là 500 máy lạnh có công suất 70.000 BTU
từ chi nhánh tại Hàn Quốc để bán tại Việt Nam thì có phát sinh nghĩa vụ thuế gì
không? Tại sao?
5. Với giả thiết ở câu 4, chi phí nhập nhập khẩu 500 máy lạnh cho được coi là chi phí

được trừ khi tính thuế TNDN của công ty Y không? Tại sao?
Tình huống 4.
Công ty cổ phần trường học Quốc tế H vốn điều lệ là 100 tỷ, trong năm 2011 đã thành lập
Trường mẫu giáo quốc tế H, Trường tiểu học quốc tế H, Trường Trung học quốc tế H. Để
cung ứng hót động này, Công ty H đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 3 tòa nhà
phòng học và tòa nhà hành chính, cũng như mua sắm trang thiết bị trường học. Toàn bộ
số tiền dùng vào hoạt động này từ vốn vay NHTMCP Việt và huy động từ hợp dồng hợp
tác đầu tư với các nhà đầu tư khác. Kết toán năm 2013, số kinh phí đầu tư là 450 tỷ đồng.
25


×