Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO: THỊ TRƯỜNG KHOAI TÂY THÁNG 6/2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.4 KB, 18 trang )

BÁO CÁO:
THỊ TRƯỜNG KHOAI TÂY THÁNG 6/2008
MỤC LỤC
I. Thị trường trong nước...............................................................................................................3
1. Tình hình sản xuất tại các địa phương.....................................................................................3
2. Giá cả trong nước.....................................................................................................................4
2.1.

Giá khoai tây tươi trên toàn quốc................................................................................4

2.2. Giá một số thực phẩm chế biến từ khoai tây tại các siêu thị trên toàn quốc....................8
3. Hệ thống tiêu thụ, chế biến và thương mại..............................................................................9
II. Cung cầu thị trường thế giới..................................................................................................10
1. Sản xuất, tiêu thụ và thương mại khoai tây trên thị trường thế giới......................................10
2. Tình hình xuất nhập khẩu.......................................................................................................11
III. Giá cả......................................................................................................................................14
IV. Triển vọng thị trường............................................................................................................14
SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG............................................................................................................16
I. Giá khoai tây tươi.......................................................................................................................16
II. Giá các thực phẩm chế biến từ khoai tây..................................................................................18

1


Đây là tháng thứ 6 của năm “Quốc tế về Khoai tây” do Liên Hiệp Quốc đề ra. Việc Liên Hiệp
Quốc vinh danh củ khoai tây ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt trong tình hình giá dầu cứ
tiếp tục tăng cao khiến chi phí vận chuyển lương thực, thực phẩm bị đẩy lên cao hơn thì củ khoai
tây càng được chú ý nhiều hơn vì nó có thể sẽ là cây lương thực quan trọng hàng đầu cho những
nền kinh tế không thể tiêu thụ nhiều gạo, bột mì.
I. Thị trường trong nước
1. Tình hình sản xuất tại các địa phương


Sau 5 năm (2003-2008) tập trung nghiên cứu, chọn tạo và thử nghiệm trong khuôn khổ chương
trình dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý sản xuất giống khoai tây ở Đồng bằng
Sông Hồng” giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Australia, cuối tháng 4/2008 giống khoai
tây Eben dùng cho chế biến công nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ (Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm) đã được Bộ NN và PTNT công nhân là giống tạm thời và cho
phép đưa vào sản xuất thử. Đây là giống khoai tây dùng cho chế biến có nguồn gốc từ
Phillippine, được nhập nội vào Australia rồi đưa vào Việt Nam từ năm 2000.
Qua thời gian trồng thử nghiệm tại một số địa phương vùng Đồng bằng Sông Hồng như Hợp tác
xã Dịch vụ Nông nghiệp (HTX DVNN) Trọng Quán (Đông Hưng, Thái Bình), HTX DVNN
Quang Phục (Tiên Lãng, Hải Phòng) cho kết quả tốt. Các hộ nông dân tham gia dự án trồng
khoai tây này tại các địa phương đều nhận định giống khoai tây Eben sinh trưởng và phát triển
tốt. Thời gian sinh trưởng của giống khoai tây Eben ngắn, trung bình từ 90-100 ngày. Năng suất
đạt cao, trung bình từ 20-25 tấn/ha (năng suất trung bình của các giống khoai tây thông thường
đạt 15 tấn/ha). Giống khoai tây Eben này có khả năng chống chịu tốt với bệnh mốc sương, hàm
lượng chất khô cao (đạt tư 21-23%), hàm lượng đường khử thấp (không làm đổi màu khi chiên,
rán). Tỷ lệ củ thương phẩm của giống khoai tây Eben đạt cao, từ 75-78%. Giống khoai tây Eben
này có hình dạng củ tròn, vỏ vàng nhạt, thịt trắng, nguyên liệu có khả năng cất giữ lâu nên rất
phù hợp với yêu cầu chế biến công nghiệp.
Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu về giống của bà con nông dân và phục vụ cho chương trình
nhân rộng các mô hình sản xuất khoai tây thương phẩm cung cấp nguyên liệu cho chế biến,
giống khoai tây Eben cần phải được các chuyên gia hoàn thiện về các qui trình công nghệ nhân
giống sạch bệnh, qui trình sản xuất thâm canh giống khoai tây Eben thương phẩm đạt năng suất
cao hơn, chất lượng tốt hơn nhằm giúp bà con nông dân có điều kiện mở rộng diện tích trồng
khoai tây, đặc biệt là sản xuất khoai tây vụ đông trong thời gian tới.
Bên cạnh chương trình sản xuất giống khoai tây Eben trên, để đáp ứng giống khoai tây cho bà
con nông dân sản xuất trong tương lai, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai ba đề tài dự án về sản xuất
khoai tây giống gồm: “Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng nuôi cấy mô tế bào”, “Ứng dụng
2



tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất giống khoai tây nguyên chủng tại Lạng Sơn” và “Trồng khảo
nghiệm khoai tây trái vụ và xây dựng mô hình sản xuất khoai tây cấp xác nhận tại một số vùng
trọng điểm của tỉnh”.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giống khoai tây trong ngắn hạn, Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ
trang thiết bị cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn xây dựng tám kho lạnh bảo quản
khoai tây giống, với trị giá hơn 600 triệu đồng. Mỗi kho lạnh có diện tích gần 35m 2, với hệ thống
bảo ôn nhiệt độ thích hợp. Công suất của mỗi kho đạt gần 40 tấn khoai tây. Việc ứng dụng kho
lạnh bảo quản khoai tây, giúp giảm tỷ lệ hao hụt từ 5-10%. Ngoài ra, dùng kho lạnh bảo quản
khoai tây giống còn giảm được mầm bệnh, tránh ô nhiễm môi trường, tăng năng suất khoai tây từ
15-20%.
2. Giá cả trong nước
2.1.

Giá khoai tây tươi trên toàn quốc

Trong tháng 6, giá khoai tây của hầu hết các thị trường trên cả nước đều tăng so với mức
giá của tháng 5.
Giá khoai tây bán lẻ tại thị trường Miền Nam:
Tại một số chợ đầu mối nông sản thị trường Tp HCM giá khoai tây nhìn chung đều tăng so với
tháng trước.
Tại chợ đầu mối Bình Điền, giá khoai tây tháng 6/2008 tăng 621 đồng/kg so với tháng trước, ở
mức 7.954 đồng/kg. Giá khoai tây tại chợ này trong tháng ổn định, dao động trong khoảng từ
7.000-8.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Hóc Môn, giá khoai tây ở mức gần như không thay đổi, chỉ tăng 21 đồng/kg so
với tháng 5/08, giá tháng 6/08 ở mức 10.000-12.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối Tam Bình, giá khoai tây tháng 6/2008 tăng 613 đồng/kg so với tháng 5/08, ở
mức 9.289 đồng/kg.
Tại chợ Bà Chiểu, giá khoai tây trong tháng 6/08 ổn định ở mức 17.000 đồng/kg. So với tháng
5/08, giá khoai tây tại chợ Bà Chiểu tháng 6/08 tăng 429 đồng/kg, từ mức 16.571 đồng/kg lên
17.000 đồng/kg.


3


Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
Giá khoai tây tại thị trường Cần Thơ:
Tại chợ Tân An, trong 3 tuần đầu tháng 6/08, giá khoai tây bán buôn và bán lẻ ổn định. Giá khoai
tây bán buôn ở mức 12.000 đồng/kg, giá bán lẻ ở mức 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến tuần cuối
tháng 6/08, giá khoai tây bán buôn và bán lẻ đều giảm. Giá khoai tây bán buôn giảm 1.000
đồng/kg, ở mức 11.000 đồng/kg. Giá khoai tây bán lẻ giảm 1.000-2.000 đồng/kg, ở mức 14.000
đồng/kg.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
Giá khoai tây tại thị trường Lâm Đồng:
Giá khoai tây tháng 6/2008 tăng mạnh, từ mức trung bình 7.625 đồng/kg lên 10.375 đồng/kg
(tăng 2.750 đồng/kg). Tuần đầu tháng 6/08, giá khoai tây tại thị trường này có giá khoảng 8.000
đồng/kg (tương đương với giá của tháng 5/08). Tuy nhiên, những tuần tiếp theo cho đến tận cuối
tháng 6/08, giá khoai tây tại thị trường này đã tăng mạnh, tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg, đạt mức
11.000-12.000 đồng/kg.
Giá khoai tây tại thị trường Buôn Mê Thuột:
4


Trong tháng 6/2008, giá khoai tây ổn định, giá bán buôn ổn định ở mức 9.200 đồng/kg, giá bán
lẻ ổn định ở mức 11.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với giá khoai tây bán buôn và bán lẻ tại thị
trường này tháng 5/08 thì cả giá khoai tây bán buôn và bán lẻ tháng 6/08 đều tăng 1.000 đồng/kg.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính

sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
Giá bán lẻ khoai tây tại thị trường các tỉnh Miền Bắc:
Tại chợ Đồng tâm, thị trường Hà Nội, giá khoai tây ổn định trong tháng, ở mức 7.000 đồng/kg.
So với tháng 5/08, giá khoai tây tại thị trường Hà Nội vẫn giữ ở mức ổn định.
Tại chợ Cốc Lếu, Lào Cai, giá khoai tây tháng 6/08 tăng 853 đồng/kg so với tháng 5/08. Giá
khoai tây bán buôn tháng 6/08 tại chợ Cốc Lếu dao động trong khoảng 7.000-7.500 đồng/kg. Giá
khoai tây bán lẻ tại thị trường này trong khoảng 8.000-9.000 đồng/kg.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
5


Tại thị trường các tỉnh Miền Trung:
Tại chợ Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng, giá khoai tây trong tháng 6/08 ổn định. Giá khoai tây bán
buôn tại chợ ổn định ở mức 9.000 đồng/kg. Giá khoai tây bán lẻ ổn định ở mức 10.000 đồng/kg.
Tại chợ Quang Trung, thành phố Vinh, giá khoai tây bán buôn hai tuần đầu tháng 6/08 ở mức
6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến 2 tuần cuối tháng 6/08, giá khoai tây bán buôn đã tăng 1.000
đồng/kg, đạt mức 7.000 đồng/kg. Giá khoai tây bán lẻ tại thị trường Vinh ổn định trong tháng
6/08 ở mức 8.000 đồng/kg. So với tháng 5/08, giá khoai tây bán buôn và bán lẻ tại chợ Quang
Trung đã tăng mạnh, tăng trung bình từ 2.000-3.000 đồng/kg.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
2.2. Giá một số thực phẩm chế biến từ khoai tây tại các siêu thị trên toàn quốc
Trong nhóm các siêu thị được nghiên cứu về chính sách giá của một số thị trường trên cả nước,
siêu thị Intimex, Vinh dẫn đầu về cung ứng giá các thực phẩm chế biến từ khoai tây với giá thấp
nhất.
Tại siêu thị Goldmart, Thành phố Hồ Chí Minh, 2 tuần đầu tháng 6/2008, giá một số loại mì chế
biến từ khoai tây như: mì lẩu Hàn Quốc Omachi, mì Nghêu hấp Thái Omachi, mì sườn hầm ngũ

quả Omachi ổn định so với tháng 5/2008, ở mức 3.200 đồng/gói. Mức giá bán buôn cho cả thùng
của các loại mì này cũng ổn định ở mức 93.000 đồng/thùng (1 thùng = 30 gói).
Tuy nhiên, 2 tuần cuối tháng 6/08, do siêu thị có mức điều chỉnh tăng giá nên giá các loại mỳ
trên tăng 1.300 đồng/gói, đạt mức 4.500 đồng/gói. Mức giá bán buôn cho cả thùng của các loại
mỳ này cũng tăng, đạt mức 125.000/thùng (1 thùng = 30 gói).
Tại siêu thị Fivimart, Hà Nội, giá một số sản phẩm khoai tây như khoai tây cập đông (gói 400 gr)
và khoai tây chiên vị Hambơ (gói 120 gr) ổn định so với tháng 5/2008. Khoai tây cập đông gói
6


400 gr tại siêu thi Fivimart Hà Nội trong tháng 6/2008, ổn định ở mức 14.500 đồng/gói. Khoai
tây chiên vị Hambơ (gói 120 gr) tại siêu thị Fivimart Hà Nội có giá 19.200 đồng/gói.

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
Giá một số loại mì Omachi (sản phẩm chế biến từ khoai tây) tại siêu thị của một số địa phương
tháng 6/2008 ổn định so với tháng trước. Tuy nhiên, tại từng siêu thị của từng địa phương khác
nhau thì mức giá có sự chênh lệch. Tại siêu thị G7-Đắk Lắk, giá của mì khoai tây Omachi là
4.000 Vnd/gói. Tại siêu thị Intimex-Vinh, mì Omachi có giá 3.500 đồng/gói. Tại siêu thị Big C
Đà Nẵng, mì Omachi được bán với giá 4.200 đồng/gói. Tại siêu thị Fivimart Hà Nội, mì Omachi
có giá 3.600 đồng/gói.
Một sản phẩm khác được chế biến từ khoai tây là khoai tây chiên đóng gói (hay thường gọi là
snack/bim bim của Ostar) ở từng thị trường khác nhau cũng có mức giá khác nhau. Tại siêu thị
Intimex Vinh, khoai tây chiên đóng gói của Ostar (loại 42 gr) được bán với mức giá 5.000
Vnd/gói. Tại siêu thị G7 Đắk Lắk, khoai tây chiên đóng gói của Ostar (loại 42 gr) có giá là 3.500
đồng/gói. Tại siêu thị Big C Đà Nẵng, gói khoai tây chiên đóng gói như trên được bán với mức giá
5.500 đồng/gói.

7



Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính
sách Chiến lược PTNNT, www.agro.gov.vn
3. Hệ thống tiêu thụ, chế biến và thương mại
Công ty PepsiCo đã đầu tư trồng giống khoai Alantic tại Lâm Đồng. Một trong các sản phẩm chế
biến thực phẩm của công ty là bánh snack khoai tây tươi. Đối với sản phẩm này, công ty đã đầu
tư một nhà máy chế biến snack từ khoai tây tại Bình Dương, với công suất 10.000 tấn/năm. Với
công suất này, chỉ cần một vùng nguyên liệu khoai tây củ quy mô vài trăm ha. Ngoài ra, cuối
tháng 4/2008 vừa qua, Bộ NN PTNT đã có cuộc gặp với Bộ Nông nghiệp Thái Lan tại Rome để
thảo luận việc Việt Nam sẽ xuất khẩu khoai tây từ Lâm Đồng sang Thái Lan. Hoạt động xuất
khẩu này sẽ bắt đầu được thực hiện vào cuối năm 2008.
Đây chính là những căn cứ cơ bản cho những người tham gia trồng dự án trồng khoai tây tại Lâm
Đồng vì có thị trường tiêu thụ ổn định, có đơn đặt hàng từ cấp nhà nước, được đảm bảo bằng uy
tín của chính phủ và sự tham gia tích cực của hệ thống PepsiCo. Đó cũng chính là những tín hiệu
tốt về nguồn cung cấp nguyên liệu khoai tây tươi cho các nhà máy chế biến của những công ty
sản xuất trong hệ thống tập đoàn PepsiCo tại Việt Nam và các nước ASEAN.

8


Quanh chuyện Pepsi trồng khoai tây ở Việt Nam
Phỏng vấn Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Pepsico Đông Dương nói
về việc Pepsico đầu tư trồng khoai tây tại Việt Nam.
Từ tháng 11/2007, chương trình trồng khoai tây trên diện rộng tại Lâm Đồng đã được triển khai
chính thức đến với các hộ nông dân, thông qua các đối tác Việt Nam của PepsiCo.
Mô hình hoạt động: PepsiCo Việt Nam cung cấp nguồn giống ban đầu; UBND tỉnh Lâm Đồng
có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng trong tỉnh phối hợp cùng triển khai chương trình đến
hộ nông dân; các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra quy trình trồng trọt phù hợp, hỗ trợ kỹ
thuật cho nông dân; các đối tác Việt Nam của PepsiCo tại Lâm Đồng triển khai trồng khoai tây
đến hộ nông dân, ký hợp đồng cung cấp giống, cung cấp vốn đầu tư ban đầu và bao tiêu sản

phẩm.
Mục tiêu của chương trình: giúp nông dân Lâm Đồng trồng khoai tây đạt năng suất cao, có đầu
ra sản phẩm bảo đảm, có sự hỗ trợ và phối hợp từ “4 nhà” (nhà doanh nghiệp-nhà nông-nhà
quản lý-nhà khoa học).
Với mô hình đầu tư như vậy, không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, mà
còn mang lại sự đảm bảo cho nông dân. Ngoài việc bảo đảm đầu ra cho nông dân, PepsiCo còn
đầu tư giống và phân bón không tính lãi, đến cuối vụ mới thu lại bằng khoai.
Đặc biệt trong vụ mùa khoai tây sắp tới, lần đầu tiên PepsiCo Việt Nam phối hợp với các đối
tác tại Lâm Đồng tiến hành việc bảo đảm đầu tư cho nông dân. Theo đó, các hộ nông dân bị
thất thu do khách quan như thiên tai, dịch bệnh sẽ được xem xét giãn nợ hoặc xoá nợ. Đây là cơ
chế bảo đảm quyền lợi cho nông dân ở mức cao nhất, thể hiện cam kết đầu tư lâu dài và trách
nhiệm của PepsiCo đối với cộng đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Nguồn: vneconomy.vn

II. Cung cầu thị trường thế giới
Từ trước cho đến nay, con người chủ yếu tiêu dùng hai loại cây lương thực là lúa mì (đa số ở các
nước Phương Tây) và lúa gạo (Châu Á, Trung Đông), còn ngô thì chủ yếu dùng để chăn nuôi gia
súc. Tuy nhiên, do ngô ngày càng được dùng nhiều vào việc chế biến nhiên liệu sinh học nên dẫn
đến việc thiếu hụt lương thực khiến giá lúa mì và lúa gạo tăng cao. Bên cạnh đó, mất mùa, thiên
tai và tốc độ đô thị hoá nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, cộng với hành vi đầu cơ cũng
khiến cho giá cả lương thực tăng lên.
Trước tình hình đó, khoai tây được khám phá là một nguồn dinh dưỡng dồi dào với giá rẻ cho
hơn 6 tỉ người trên trái đất. Khoai tây có thể trồng được ở hầu hết các vùng và địa hình khí hậu.
Các nhà chuyên môn cho biết chỉ cần trung bình 75 lít nước tưới để thu được 1kg khoai tây trong
khi để có được 1kg lúa mì thì cần 500 lít nước và để có được 1kg gạo thì cần đến 3.000 lít nước.
Đáng kể hơn, khoai cho sản lượng cao gấp từ 2-4 lần khi so với sản lượng lúa mì và gạo.
Hiện nay, khoai tây đã là cây lương thực quan trọng thứ tư của thế giới, sau lúa mì, lúa gạo và
ngô. Năm 2006, cả thế giới sản xuất được hơn 315 triệu tấn khoai với hơn 5.000 giống khác
9



nhau. Peru (nước sản xuất khoai tây lớn trên thế giới) đã gửi vài nghìn mẫu gen giống khoai đến
cho Kho dự phòng ngày tận thế (Doomsday Vault) lưu trữ ở gần Bắc Cực.
Sự chú ý và quan tâm nghiên cứu về khoai tây bắt nguồn từ việc các nhà khoa học nhận thấy
thành phần chủ yếu của khoai tây là tinh bột, chiếm từ 80-85% chất rắn của củ. Mặc dù thành
phần món ăn sẽ tuỳ thuộc vào cách chế biến (trộn salad, nghiền hay chiên) và cách sử dụng, song
khoai tây vẫn được đánh giá là nguồn vitamin C và các chất dinh dưỡng có thể tham gia vào nỗ
lực giảm tử vong do thiếu dinh dưỡng trên Thế giới.
Nhu cầu sử dụng khoai tây tại các nước đang phát triển mặc dù có tăng cao trong vòng 40 năm
gần đây nhưng vẫn chỉ ở mức tương đương ¼ mức tiêu thụ ở Châu Âu.
Với mục tiêu năm 2008 là năm Khoai tây của Liên Hiệp Quốc được thực hiện thì trong ba thập
niên nữa, khoai tây sẽ trở thành cây lương thực chủ yếu nuôi sống nhiều gia đình nghèo khó trên
khắp thế giới vì nó dễ trồng, sản lượng cao
Thị trường xuất nhập khẩu khoai tây thế giới bị chi phối bởi các nước nhỏ. Tuy nhiên, các nước
xuất khẩu lớn lại có kết quả khác nhau. Xuất khẩu của Canada, Trung Quốc và Mỹ tăng trong khi
xuất khẩu của EU giảm. Khoai tây được dùng để tiêu thụ trực tiếp và chế biến thành lát mỏng
(chips), khoai tây rán đông lạnh và các sản phẩm khác. Cơ hội lớn nhất cho tăng trưởng xuất
khẩu dường như ở các thị trường mới, có nhu cầu đang gia tăng về chế biến khoai tây thành các
thực phẩm snack theo phong cách phương Tây và các loại thực phẩm tiện dụng.
1. Thụy Sỹ: nhu cầu nhập khẩu khoai tây tăng
Thụy Sĩ tiêu thụ khoảng 500.000 tấn khoai tây địa phương hàng năm. Lượng khoai tây nhập từ
các nước khác vào Thụy Sĩ trong những năm gần dây dao động từ 23.000-60.000 tấn/năm. Việc
thiếu nguồn cung thực phẩm xuất hiện từ đầu năm 2008 đã tác động đến việc người dân Thụy Sĩ
đi mua khoai tây về tích trữ. Trước tình hình đó, trong tháng 5 và tháng 6/08, Sở Nông nghiệp
thuộc Bộ Kinh tế Thụy Sĩ đã nới lỏng các quy định nhập khẩu đối với khoai tây và đã nhập thêm
5.000 tấn khoai tây.
2. Hoa Kỳ: xuất khẩu khoai tây tăng
Sản lượng khoai tây Mỹ năm 2007 đạt 20,4 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2006 nhờ đạt năng suất
kỷ lục và diện tích tăng nhẹ.
Xuất khẩu khoai tây đã tăng 15% trong 3 năm qua và dự báo sẽ tăng 15% trong năm 2007/2008

do sản lượng tăng và nhu cầu gia tăng đối với khoai tây tươi chất lượng cao ở một số thị trường
(đặc biệt dùng để sản xuất chips), tiếp cận thị trường thế giới được cải thiện và các hoạt động xúc
tiến và tiếp thị có hiệu quả ở nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2007/08, xuất khẩu sang các thị
trường truyền thống chủ yếu vẫn vững: xuất sang Canađa tăng 6%, đạt 90.100 tấn và sang
10


Mêhicô tăng 30%, đạt 31.200 tấn. Xuất khẩu sang các thị trường mới thậm chí còn tăng nhanh
hơn trong cùng thời gian kể trên: xuất sang Đài Loan tăng 65%, đạt 15.000 tấn (lớn hơn lượng
xuất khẩu của cả năm 2006/07); sang Malaixia tăng ba lần, đạt 3.600 tấn; sang Hàn Quốc đạt
4.400 tấn (gần bằng gấp đôi lượng xuất cả năm 2006/07). Xuất khẩu sang Canađa dự báo cũng sẽ
tăng nhờ dàn xếp kỹ thuật Mỹ-Canađa về khoai tây có hiệu lực từ tháng 11/2007.
3. Canada: Đa dạng hoá thị trường
Sản lượng khoai tây Canada? năm 2008 dự kiến đạt 5 triệu tấn, bằng sản lượng năm 2007.
Canada chiếm khoảng 1% tổng sản lượng khoai tây thế giới. Tuy nhiên, Canada cũng là nước
xuất khẩu khoai tây lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu chiếm khoảng 75% sản lượng của
nước này.
Xuất khẩu khoai tây của Canada chiếm 10% tổng xuất khẩu thế giới. Trong đó, xuất khẩu sang
thị trường Mỹ (thị trường truyền thống) chiếm khoảng hơn 90% lượng xuất khẩu. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, Canada đã bắt đầu da dạng hoá thị trường do các thị trường phi truyền
thống phát triển nhanh hơn thị trường Mỹ, với xuất khẩu tăng 50% từ 2005/06 đến 2006/07, đạt
470 nghìn tấn. Các thị trường mới nổi này chủ yếu là thị trường các nước vùng Caribê, Thái
Lan...
4. EU: Nhập khẩu tăng
Nhập khẩu khoai tây từ các nước ngoài EU tăng do nới lỏng các hàng rào thương mại trong nội bộ
EU, chi phí vận chuyển giảm, nguồn cung xuất khẩu của EU giảm, cạnh tranh trên thế giới khó
khăn hơn và đồng Euro vững giá.
Hiện EU trở thành nhà nhập khẩu ròng về khoai tây. Ngoài ra, nhập khẩu dự báo sẽ tăng nhanh
hơn xuất khẩu. Từ 2005/06 đến 2006/07, nhập khẩu đã tăng 6%, từ 560 ngàn tấn lên 600 ngàn tấn.
Các nước cung cấp nhiều nhất là Ixraen (chiếm 45%), Ai Cập (40%), và Marốc (10%). EU không

cho phép nhập khoai tây tươi của Mỹ do lo ngại về vệ sinh thực vật.
Từ năm 2005/06 đến 2006/07, xuất khẩu khoai tây của EU giảm 43%, từ 500 ngàn tấn xuống còn
290 ngàn tấn, chủ yếu do giảm mạnh xuất khẩu sang Nga.
5. Nhật Bản
5. Nhật Bản: Nhập khẩu khoai tây từ Mỹ tăng gấp đôi trong năm 2007
Nhu cầu về khoai tây ở Nhật Bản vẫn vững và đang gia tăng. Năm 2007 nhập khẩu khoai tây Mỹ
đạt trên 1000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2006. Đầu năm 2006 Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm
nhập khẩu áp đặt dài hạn đối với khoai tây Mỹ và mở cửa thị trường với những biện pháp nghiêm
11


ngặt. Theo thoả thuận, khoai tây Mỹ có thể được nhập khẩu vào Nhật Bản từ tháng 2 đến tháng
6/2007 với điều kiện khoai tây đó sẽ được chế biến thành khoai tây chips.
6. Trung Quốc: Xuất khẩu tăng nhanh
Mặc dù khối lượng hiện còn ít, song xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc trong những năm
gần đây tăng lên nhanh chóng nhờ Chính phủ thiết lập các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với
các nước láng giềng.
Xuất khẩu khoai tây tươi của Trung Quốc sang các nước Châu Á sẽ tăng lên 600 tấn trong năm
2007/08. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh là do chi phí sản xuất thấp, có ưu thế về phí vận chuyển do
gần thị trường mặc dù nguồn cung trong nước hạn chế và những cản trở về vệ sinh thực vật.
Trong ba năm qua, giá khoai tây tươi tăng 15%/năm, một phần do nhu cầu của khu vực chế
biến tăng. Hiện tại Trung Quốc cấm nhập khẩu khoai tây tươi do quan ngại về vệ sinh thực
vật. Hiện nhu cầu về sản phẩm khoai tây ở trong nước vượt sản xuất, buộc phải dựa vào nhập
khẩu sản phẩm khoai tây chế biến, tạo cơ hội và triển vọng lớn cho các nước xuất khẩu sang
Trung Quốc.
7. Niu Dilân: Xuất khẩu tăng
Niu Dilân sản xuất khoai tây dùng để tiêu thụ tươi và chế biến, chủ yếu chế biến thành khoai tây
rán để xuất khẩu, chủ yếu sang Úc. Xuất khẩu trong năm 2007/08 đạt 26 ngàn tấn. Khoai tây tươi
chủ yếu được xuất sang Fiji và các đảo lân cận.
8. Úc: Xuất khẩu giảm do hạn hán

Khoai tây chiếm 17% sản lượng rau của Úc. Tuy nhiên, hạn hán trong những tháng năm 2007 và
việc tái cơ cấu ngành sản xuất rau làm cho sản xuất khoai tây suy giảm, thể hiện trong mậu dịch
khoai tây của nước này. Từ tháng 6 tới tháng 12/2007, xuất khẩu khoai tây tươi đạt 3.300 tấn,
giảm 36% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện Úc cấm nhập khẩu khoai tây tươi do quan ngại về vệ
sinh thực vật.
III. Giá cả
Giá khoai tây trên thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong tháng 6/08 do nhu cầu về tiêu dùng khoai
tây tại thị trường trong nước và nhu cầu nhập khẩu khoai tây từ các nước khác vẫn tiếp tục tăng.
Giá khoai tây tháng 6/08 tại thị trường Hoa Kỳ đạt 10.37 USD/cwt (tương đương 229 USD/tấn),
tăng 25 USD/tấn so với tháng 5/08 và tăng 57.8 USD/tấn so với cùng kỳ tháng 6/2007. Chỉ số giá
12


khoai tây tháng 6/08 tại thị trường Hoa Kỳ ở mức 181, tăng 12% so với tháng 5/08 và tăng 37% so
với tháng 6/2007.

Nguồn: Released June 30, 2008, by the National Agricultural Statistics Service (NASS), Agricultural
Statistics Board, U.S. Department of Agriculture
[ />
IV. Triển vọng thị trường
Trong tháng 6/08, Bộ Nông nghiệp Anh vừa chính thức thông báo cho phép giống khoai tây của
GM được trồng ở Britain. Quyết định này dường như chống lại những ý kiến của những nhà bảo
vệ môi trường tại khu vực này.
Tuy nhiên, theo bà Hilary Benn, Tổng Thư ký của Hiệp Hội Môi trường Anh cho biết, Hiệp hội
môi trường hoàn toàn đồng ý với quyết định của Bộ Nông nghiệp khi khai thác và trồng thử
nghiệm giống khoai tây của GM trong vòng 3 năm để tăng sản lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ngày càng cao trên thị trường trong nước và thế giới.

13



SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG

I.

Giá khoai tây tươi

Bảng 1: Giá khoai tây giống bán buôn, bán lẻ tại thị trường Buôn Mê Thuột
Giá bán buôn (Vnd/kg)
10000
10000
10000
11500
11500

14/5/2008
22/5/2008
29/5/2008
13/6/2008
20/6/2008

Giá bán lẻ (Vnd/kg)
12500
12500
12500
13500
13500

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn


Bảng 2: Giá khoai tây tại một số thị trường các tỉnh Miền Bắc, Vnd/kg
Hà Nội
2/5/2008
6/5/2008
8/5/2008
12/5/2008
14/5/2008
20/5/2008
23/5/2008
26/5/2008
29/5/2008
4/6/2008
116/2008
20/6/2008
26/6/2008

7000
7000
6500
7000
7000
7000
7000
7000
7000
7000
7000
7000
7000


Lào Cai
6500
7000
7000
7000
7000
7000
8000
7000
7000
9000
8000
8000
9000

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 3: Giá khoai tây tại một số thị trường các tỉnh Miền Nam, Tháng 5/2008,
Vnd/kg

2/6/2008
6/6/2008
8/6/2008
12/6/2008

Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Thị trường Lâm Đồng
17000
8000

17000
8500
16000
11000
17000
11000
14


14/6/2008
20/6/2008
22/6/2008
23/6/2008
26/6/2008
29/6/2008
30/6/2008

17000
17000
17000
17000
17000
17000
17000

11000
11000
11000
11000
11000

12000
12000

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 4: Giá khoai tây bán buôn tại một số chợ, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh,
Vnd/kg
Chợ đầu mối
Bình Điền

Chợ đầu mối
Hóc Môn

Chợ đầu mối
Tam Bình

8000
8000
8000
8000
8000
8000
8000
7000
8000
7000
8000
8000
8000

8000
9000
8000
8000
8000
8000
8000
8000

9000
11000
9000
10000
10000
10000
10000
11000
8000
9000
10000
11000
12000
12000
12000
12000
12000
12000
12000
12000
12000


9000
9000
8500
8500
8500
8500
10500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500
9500

2/6/2008
3/6/2008
4/6/2008
5/6/2008
6/6/2008
9/6/2008
10/6/2008

11/6/2008
12/6/2008
13/06/2008
16/06/2008
17/06/2008
18/06/2008
19/06/2008
20/06/2008
23/06/2008
24/06/2008
25/06/2008
26/06/2008
27/06/2008
30/06/2008

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 5: Giá khoai tây bán buôn, bán lẻ tại một số thị trường các tỉnh Miền Trung,Vnd/kg
Buôn Mê Thuột

Chợ Nguyễn Tri Phương,
Đà Nẵng

Chợ Quang Trung, Vinh
15


18/5/2008
22/5/2008

29/5/2008
6/6/2008
13/6/2008
20/6/2008
27/6/2008

Bán buôn

Bán lẻ

Bán buôn

Bán lẻ

Bán buôn

Bán lẻ

8200
8200
8200
9700
9200
9200
9200

10000
10000
10000
12000

11000
11000
11000

8400
9500
9500
8500
9000
9000
9000

8900
10000
10000
9000
10000
10000
10000

4000
4000
4000
6000
6000
7000
7000

5000
5000

5000
8000
8000
8000
8000

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 6: Giá khoai tây tại thị trường Hoa Kỳ, 2008
Năm 2007
USD/cwt

Quy đổi USD/tấn

Năm 2008
USD/cwt

Quy đổi USD/tấn

Tháng 3
8.37
185
Tháng 4
8.71
192
8.75
193
Tháng 5
9.18

203
9.21
204
Tháng 6
7.75
171
10.37
229
Nguồn: National Agricultural Statistics Service (NASS), Agricultural Statistics Board, U.S.
Department of Agriculture [ />documentID=1002]
II.

Giá các thực phẩm chế biến từ khoai tây

Bảng 7 . Giá một số mặt hàng khoai tây chế biến tại siêu thị Goldmart, Thành phố Hồ Chí Minh (ĐVT:
Vnd)
Mì lẩu Hàn
Mì nghêu hấp
Mì sườn hầm
Quốc Omachi,
Thái Omachi,
ngũ quả
gói
gói
Omachi, gói
14/5/2008
3200
3200
3200
21/5/2008

3200
3200
3200
29/5/2008
3200
3200
3200
6/6/2008
3200
3200
3200
12/6/2008
3200
3200
3200
19/6/2008
4500
4500
4500
27/6/2008
4500
4500
4500
Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 8: Giá bán buôn một số loại mỳ chế biến từ khoai tây, siêu thị Goldmart, Thành phố
Hồ Chí Minh, (ĐVT: Vnd/thùng) (1 thùng = 30 gói)

16



Mì lẩu Hàn
Quốc Omachi

Mì nghêu hấp
Thái Omachi

Mì sườn hầm
ngũ quả
Omachi
93000
93000
93000
93000
93000
125000
125000

14/5/2008
93000
93000
21/5/2008
93000
93000
29/5/2008
93000
93000
6/6/2008
93000

93000
12/6/2008
93000
93000
19/6/2008
125000
125000
27/6/2008
125000
125000
Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 9: Giá bán lẻ một số loại mỳ chế biến từ khoai tây tại một số thị trường, Tháng 6/2008

22/05/2008
29/05/2008
6/6/2008
13/06/2008
20/06/2008
27/6/2008

Siêu thị Co.op Max Cần
Thơ

Siêu thị G7
Đắk Lắk

4100
4100

4100
4100
4100
4100

4000
4000
4000
4000
4000
4000

Siêu thị
Intimex
Vinh
3500
3500
3500
3500
3500
3500

Siêu thị
Lào
Cai
4000
4000
4000
4000
4000

4000

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 10: Giá bán lẻ một số mặt hàng khoai tây chế biến tại siêu thị Fivimart Hà Nội,
ĐVT: Vnd

8/5/2008
14/5/2008
21/5/2008
28/5/2008
6/6/2008
13/6/2008
19/6/2008
27/6/2008

Khoai tây cập đông
(gói 400 gr)
14500
14500
14500
14500
14500
14500
14500
14500

Khoai tây chiên vị Hambơ
(gói 120 gr)

19200
19200
19200
19200
19200
19200
19200
19200

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn
17


Bảng 11: Giá một số loại khoai tây chiên đóng gói tại một số địa phương, Vnd/gói (42 gr)
Siêu thị G7,
Đắk Lắk

Siêu thị
Lào Cai

Siêu thị Big C,
Đà Nẵng

3500
3500
3500
3500

3000

3000
3000
3000

2800
2800
2800
2800

22/05/2008
6/6/2008
13/06/2008
20/06/2008

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Bảng 12: Giá khoai tây chiên đóng hộp loại Slide (160 gr) tại siêu thị của một số địa
phương, Vnd/hộp
Siêu thị G7,
Đắk Lắk
22/05/2008
29/05/2008
6/6/2008
13/06/2008
20/06/2008
27/6/2008

22000
22000

22000
22000
22000
22000

Siêu thị
Co.op Max
Cần Thơ
20500
20500
20500
20500
20500
20500

Siêu thị Big
C, Đà Nẵng

Siêu thị
Intimex Vinh

18200
18200
18700
18700
18700
18700

16000
16000

16000
16000
16000
16000

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA,
Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chiíh sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

18



×