Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chính sách đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp spin off để hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.88 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********

ĐÀO THANH HÙNG

CH NH S CH ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
CHO DOANH NGHIỆP SPIN-OFF
ĐỂ HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG C C TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.04.12

Hà Nội – 12/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********

ĐÀO THANH HÙNG
CH NH S CH ĐẦU TƯ MẠO HIỂM
CHO DOANH NGHIỆP SPIN-OFF
ĐỂ HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRONG C C TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.04.12



Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Trần Văn Hải

Hà Nội – 12/2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 9
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 9
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 10
5. Mẫu khảo sát ......................................................................................... 10
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 10
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 12
CHƢƠNG 1. ................................................................................................ 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ MẠO HIỂM CHO ........... 13
DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ...................................................................... 13
ĐỂ HỖ TRỢ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 13
1.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách đầu tƣ mạo hiểm ........................ 13

1.1.1. Khái niệm chính sách ................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm đầu tư mạo hiểm ......................................................... 18
1.1.3. Khái niệm chính sách đầu tư mạo hiểm........................................ 23
1.1.4. Khái niệm nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm ........... 25
1.2. Cơ sở lý luận về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ......................... 27
1.2.1. Khái niệm kết quả nghiên cứu ...................................................... 27
1.2.2. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................ 29
i


1.3. Thiết chế hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu .......................... 32
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp vệ tinh spin-off ...................................... 32
1.3.2. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp startup ............................... 35
1.4. Vai trò của chính sách đầu tƣ mạo hiểm trong thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu ................................................................................................ 36
1.4.1. Vai trò hỗ trợ ............................................................................... 36
1.4.2. Tạo cơ hội thể hiện sáng tạo ........................................................ 37
1.4.3. Thúc đẩy đổi mới công nghệ ........................................................ 37
1.4.4. Tạo động lực cho phát triển kinh tế.............................................. 39
1.4.5. Phát triển thị trường chứng khoán ............................................... 39
Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................... 40
CHƢƠNG 2. ................................................................................................ 40
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ MẠO HIỂM .............................. 40
CHO DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ĐỂ HỖ TRỢ ....................................... 40
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 41
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU .................. 41
2.1. Thực trạng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại
học, viện nghiên cứu ................................................................................. 41
2.1.1. Khái quát chung về thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu
.............................................................................................................. 41

2.1.2. Khái quát chính sách đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp
spin-off .................................................................................................. 48
2.2. Thực trạng chính sách quy định cho hoạt động của doanh nghiệp spinof và quỹ đầu tƣ mạo hiểm ........................................................................ 52
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho quỹ đầu tư mạo hiểm .......................................... 52
2.2.2. Thực trạng về doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học .... 54
2.2.3. Thực trạng chính sách về quỹ đầu tư mạo hiểm ........................... 57

ii


2.3. Thực trạng hoạt động của một số Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên
.................................................................................................................. 61
2.3.1. Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Business Startup Support
Center – BSSC) ...................................................................................... 61
2.3.2. Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Startup Vietnam Foundation).................................................................. 63
2.3.3. Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp và Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF) ... 63
2.3.4. Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) ................................. 64
2.4. Đánh giá thực hiện chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spinof .............................................................................................................. 65
2.4.1. Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách ......................... 65
2.4.2. Hiệu quả thực hiện chính sách ..................................................... 67
Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................... 69
CHƢƠNG 3. ................................................................................................ 70
KHUNG CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ MẠO HIỂM.......................................... 70
CHO DOANH NGHIỆP SPIN-OFF ............................................................. 70
ĐỂ HỖ TRỢ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 70
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU .................. 70
3.1. Nguyên tắc đầu tƣ mạo hiểm để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu ............................................................................................................ 70
3.1.1. Không dùng ngân sách để đầu tư mạo hiểm ................................. 70

3.1.2. Chấp nhận rủi ro ......................................................................... 74
3.1.3. Tinh thần doanh thương ............................................................... 77
3.2. Khung chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho các doanh nghiệp spin - off
nhằm thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ................................................. 79
3.2.1. Mục tiêu của chính sách............................................................... 79
3.2.2. Phương tiện của chính sách ......................................................... 80
3.2.3. Nội dung cơ bản của chính sách .................................................. 80
iii


3.3. Biện pháp thực hiện chính sách .......................................................... 82
3.3.1. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm ....................................................... 82
3.3.2. Phân chia lợi nhuận thu được trong việc thương mại hóa kết quả
nghiên cứu ............................................................................................. 85
3.3.3. Phát triển mạng lưới các tổ chức trung gian trong hoạt động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu ....................................................... 88
Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................... 91
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 94

iv


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Văn Hải đã
hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Vũ Cao Đàm cùng các Thầy
giáo/Cô giáo đã truyền đạt cho tác giả không chỉ những kiến thức về chuyên
môn, nghiệp vụ, mà còn cho tác giả nhận rõ truyền thống Nhân văn của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – nơi tác giả gắn bó trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở bậc sau đại học.
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, Luận văn này không tránh
khỏi còn khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2019

Đào Thanh Hùng

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN:

Chuyển giao công nghệ

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NSNN:

Ngân sách Nhà nƣớc

R&D:


Nghiên cứu và Triển khai

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

TSTT:

Tài sản trí tuệ

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Chiến lƣợc phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020, đến
nay hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính cho việc thúc đẩy phát triển
của hoạt động KH&CN đã hoàn thiện. Ngu n lực đầu tƣ cho KH&CN bƣớc
đầu đƣợc đa dạng. Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho phát triển KH&CN tiếp
tục đƣợc mở rộng và tăng cƣờng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có
kết quả các nhiệm vụ về phát triển KH&CN nói riêng và nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội nói chung của đất nƣớc. Nhà nƣớc đã xây dựng, ban hành
nhiều nhóm cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp
đầu tƣ vào KH&CN, đổi mới hoạt động của tổ chức KH&CN, đổi mới quản
lý tài chính từ NSNN cho KH&CN... Trong giai đoạn 2016 - 2019, mặc dù
điều kiện NSNN còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng bố trí chi NSNN cho phát
triển hoạt động KH&CN luôn ƣu tiên năm sau tăng cao hơn so với năm trƣớc.
Tổng dự toán chi NSNN sự nghiệp KH&CN giai đoạn 2016 - 2019 đã đƣợc
Quốc hội thông qua tại các nghị quyết về về phân bổ ngân sách hàng năm là

46.729 tỷ đ ng.
Thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, năm 2012, Việt Nam có khoảng
400 doanh nghiệp khởi nghiệp thì đến năm 2015 đã tăng hơn bốn lần với
1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp. Năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thƣơng
vụ đầu tƣ với tổng số vốn hơn 290 triệu USD, thì đến năm 2018 các khoản
đầu tƣ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đã đạt gần 890 triệu USD. Ðến năm
2018 có hơn 40 quỹ đầu tƣ mạo hiểm.
Nhƣng quá trình thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu từ trƣờng đại học
và viện nghiên cứu vẫn còn gặp khó khăn, nhất là về vốn đầu tƣ (trong đó có
vốn đầu tƣ mạo hiểm) để đƣa kết quả nghiên cứu vào phục vụ sự phát triển
kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ. Môi trƣờng để các vốn đầu
3


tƣ mạo hiểm phát triển còn nhiều khó khăn, đang tạo thành rào cản khiến các
nhà đầu tƣ e ngại và mất đi cơ hội. Ðây là những vấn đề chƣa rõ ràng và thiếu
các khung pháp lý.
Trong khi đó, kinh nghiệm của thế giới cho thấy việc thƣơng mại hóa
kết quả nghiên cứu thành công đều có sự đứng sau của các quỹ đầu tƣ mạo
hiểm. Do đó, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn cho quỹ đầu tƣ mạo hiểm là
yêu cầu cấp bách, để từ đó thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu. Cần có những nghiên cứu về các quỹ đầu tƣ thiên thần, quỹ đầu tƣ mạo
hiểm và tạo cơ chế khuyến khích nhằm hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu trong các trƣờng đại học và viện nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Chính sách đầu tư mạo hiểm
cho doanh nghiệp spin-off để hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong
các trường đại học và viện nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về chủ đề chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off để hỗ

trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện
nghiên cứu, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có thể phân tích qua các
trƣờng hợp sau đây.
2.1. Các nghiên cứu được công bố ở nước ngoài
Martin Kenney và Richard Forida1 (1988) đã có bài viết “Venture
capital-financed innovation and technology change in the USA” (Sự thay đổi
của tài chính đầu tư mạo hiểm cho đổi mới và công nghệ ở Mỹ) đã nhận định
rằng quỹ đầu tƣ mạo hiểm đã thay đổi quá trình đổi mới ở Mỹ. Ngu n quỹ
này cung cấp ngu n tiền và hỗ trợ sự hình thành của các doanh nghiệp công
nghệ cao mới. Đây là một mạng lƣới liên kết tài chính từ các viện, trƣờng đại
1

FLORIDA R. L. and Kenney M. (1988) Venture capital, high technology and regional development, Reg.
Studies 22, 33–48.

4


học, tập đoàn, các doanh nghiệp kinh thƣơng và các tổ chức khác. Chính điều
này giúp giảm thiểu các rủi ro đối với các doanh nghiệp mới và từ đó khắc
phục nhiều rào cản đối với hoạt động đổi mới. Đây đƣợc coi là một mô hình
hoàn toàn mới thời bấy giờ, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Ba
trung tâm đầu tƣ mạo hiểm lớn đƣợc xác định là California (Thung lũng
Silicon - San Francisco); Newyork; và New England (Massachusetts Connecticut): cũng nhƣ ba trung tâm đầu tƣ mạo hiểm nhỏ: Illinois (Chicago);
Texas; và Minnesota. Các công ty đầu tƣ mạo hiểm đƣợc tìm thấy tập trung ở
các khu vực có sự tập trung cao của các tổ chức tài chính và những công ty có
sự tập trung cao độ của các doanh nghiệp thâm dụng công nghệ. Điều này
hoàn toàn dễ hiểu bởi đầu tƣ mạo hiểm chính là điều kiện kết nối giữa công
nghệ và thị trƣờng khi mà các kết quả nghiên cứu khoa học cần đƣợc thƣơng
mại hóa.

Trên “Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh ứng dụng” có bài viết của
Mondher Cherif2 về “Venture capital financing: A theoretical model” (Tài
chính đầu tƣ mạo hiểm: một mô hình lý thuyết). Bài viết khảo sát vốn mạo
hiểm trong một môi trƣờng mà ngƣời quản lý phải đối mặt thị trƣờng vốn
không hoàn hảo và một nhà đầu tƣ mạo hiểm phải đối mặt với một rủi ro đạo
đức và sự không chắc chắn. Các hoạt động giám sát, tài trợ theo giai đoạn và
tổ chức có thể làm giảm bớt rủi ro đạo đức và giảm thiểu rủi ro. Ở giai đoạn
đầu, tác giả so sánh phúc lợi xã hội trong trƣờng hợp tài trợ trƣớc với giám sát
và trong trƣờng hợp tài trợ mà không cần giám sát và thấy rằng tài trợ trƣớc
có thể mang lại lợi ích lớn hơn.
Einar Rasmussen (2006) trong bài viết “Spin-off venture creation in a
university context-An entrepreneurial process view” (Sáng tạo mạo hiểm
trong bối cảnh đại học - Một quan điểm về quá trình kinh doanh). Các trƣờng
2

Mondher Cherif, “Venture capital financing: A theoretical model”, Journal of Applied business and
economics

5


đại học đƣợc coi là một ngu n quan trọng của những đổi mới mới và ngày
càng đƣợc coi là hạt giống cho các dự án spin-off mới. Các nhà hoạch định
chính sách đang khuyến khích các trƣờng đại học dựa trên nghiên cứu để tăng
tỷ lệ hình thành spin-off. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các spinoff, một sự hiểu biết tốt hơn về quá trình dẫn đến sự xuất hiện và phát triển
của các spin-off đại học là cần thiết. Bài viết này đã tìm hiểu quá trình sáng
tạo mạo hiểm mới trong môi trƣờng đại học từ góc độ quá trình kinh doanh.
Công ty spin-off trong trƣờng đại học là kết quả của một quá trình kinh
doanh dựa trên việc khai thác công nghệ từ chính trƣờng đại học.
2.2. Các nghiên cứu được công bố ở trong nước

Các nghiên cứu đƣợc công bố ở trong nƣớc liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của Luận văn cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập, có thể nêu:
- Nghiên cứu của Phan Đức Thiện (2004), “Giải pháp nhằm khuyến
khích vốn đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam”,
Luận văn thạc sỹ (Trƣờng Đại học Kinh tế, thành phố H Chí Minh). Đã
nghiên cứu tổng quan về đầu tƣ vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công
nghệ; mô tả thực trạng và những yếu tố tác động đến đầu tƣ vốn mạo hiểm
vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam; đƣa ra đƣợc một số giải pháp
nhằm khuyến khích đầu tƣ vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại
Việt Nam: giải pháp khuyến khích về tài chính đối với các nhà đầu tƣ mạo
hiểm, giải pháp về tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để phát triển thị trƣờng
tài chính, giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động đầu tƣ, giải pháp về xây dựng
nền tảng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ vốn mạo hiểm.
- Nghiên cứu của Lê Thị Phƣơng Vy (2007), “Phát triển thị trường vốn
mạo hiểm Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ (Trƣờng Đại học Kinh tế, thành phố
H Chí Minh). Đã nghiên cứu tổng quan về vốn mạo hiểm, mô tả thực trạng
về thị trƣờng vốn mạo hiểm Việt Nam, đề xuất một số giải pháp phát triển thị
trƣờng vốn mạo hiểm Việt Nam: giải pháp về thành lập quỹ đầu tƣ vốn mạo
6


hiểm theo cơ cấu nội địa (huy động ngu n vốn từ các tổ chức Việt Nam); giải
pháp từ phía chính phủ nhƣ: khuyến khích các tổ chức đầu tƣ tham gia sâu
hơn vào thị trƣờng tài chính, nâng cao chất lƣợng ngu n nhân lực, đầu tƣ cho
hoạt động nghiên cứu và triển khai, phát triển bền vững thị trƣờng chứng
khoán, tạo môi trƣờng cho vốn mạo hiểm hoạt động; giải pháp từ phía doanh
nghiệp nhƣ: chủ động và chuyên nghiệp trong cách tiếp cận vốn mạo hiểm,
nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, minh bạch tài chính, định hƣớng
chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp rõ ràng, xây dựng khuôn khổ quản trị
doanh nghiệp hiện đại…

- Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Oanh (2006), Những khó khăn trong
việc hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong Luận văn này, tác giả đã phân
tích, khảo sát những khó khăn trong việc hình thành Quỹ đầu tƣ mạo hiểm
công nghệ cao tại thành phố H Chí Minh, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn
đến những khó khăn đó, đ ng thời đã đề ra giải pháp để khắc phục những khó
khăn đãn nêu, nhằm đề xuất tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tƣ mạo hiểm
công nghệ cao tại thành phố H Chí Minh.
- Nghiên cứu của tác giả Phạm Đại Dƣơng (2008), “Giải pháp tạo kênh
huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đã nghiên
cứu về thực trạng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, nghiên cứu các giải pháp và cách thức hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ, nghiên cứu các hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nghiên cứu các chính sách hiện
hành của nhà nƣớc đối với việc huy động và đầu tƣ vốn cho doanh nghiệp

7


nhằm thành lập một kênh huy động và đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp khoa
học và công nghệ.
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Hƣng (2009), “Điều kiện khả thi
của Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng
Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã tập trung
nghiên cứu điều kiện về tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, vì tính minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng để giữ vững, phát triển
doanh nghiệp, đ ng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận ngu n vốn đầu
tƣ trên thị trƣờng, nhất là ngu n vốn từ quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Đã tiến hành
nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam và hoạt động
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nghiên cứu điều kiện để Quỹ đầu tƣ
mạo hiểm mang vốn đến cho doanh nghiệp ở đổi mới công nghệ.
- Nguyễn Quang Anh (2014) Hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm
huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ trên
địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN,
Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ
thống hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài, bao g m khoa học, công
nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, ngu n vốn, ngu n vốn ngoài ngân sách, quỹ đầu tƣ mạo hiểm, khảo sát,
đánh giá hiện trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm trên địa bàn thành
phố Hà Nội, đề xuất hình thành quỹ đầu tƣ mạo hiểm nhằm huy động ngu n
vốn ngoài ngân sách đầu tƣ cho khoa học và công nghệ.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2017), Xây dựng mô hình Quỹ hỗ trợ khởi
nghiệp sáng tạo trong các trường Đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN,
Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã xây
8


dựng mô hình Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong các Trƣờng Đại học,
nghiên cứu hệ thống cơ sở lý thuyết của KNST và Quỹ hỗ trợ KNST trong
trƣờng Đại học, phân tích thực trạng ngu n tài chính phục vụ hoạt động
KNST của sinh viên trong trƣờng Đại học, nghiên cứu tham khảo mô hình tổ
chức và hoạt động của một số quỹ hỗ trợ cho hoạt động KNST của sinh viên
ở Việt Nam hiện nay.


Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
việc khảo sát quỹ đầu tƣ mạo hiểm nói chung cho hoạt động KH&CN, có một
số nghiên cứu đã phân tích vai trò của quỹ đầu tƣ mạo hiểm với hoạt động
khởi nghiệp trong trƣờng đại học, chƣa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích đề
xuất chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off để hỗ trợ thƣơng
mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu nhằm chứng minh chính sách đầu
tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ
thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện nghiên
cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về chính sách đầu tƣ mạo hiểm, doanh nghiệp
spin-off, hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu;
- Phân tích thực trạng việc đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off
để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện
nghiên cứu;

9


- Đề xuất khung chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off
để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện
nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Luận văn khai thác các số liệu liên quan trong giai
đoạn 2014 - 2018 (5 năm).

- Phạm vi không gian: Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại
học Bách khoa Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Phạm vi nội dung: đánh giá hoạt động đầu tƣ mạo hiểm cho các doanh
nghiệp spin-off trong hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong trƣờng
trƣờng đại học và viện nghiên cứu.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn lấy mẫu khảo sát bao g m:
- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Nội dung của chính sách đầu tƣ mạo
hiểm cho doanh nghiệp spin-off nhƣ thế nào để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện nghiên cứu?
Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
- Vai trò của chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho các doanh nghiệp spinoff trong thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của trƣờng đại học và viện
nghiên cứu là gì?
- Thực trạng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và chính sách đầu tƣ
mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off nhằm hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu của các trƣờng đại học và viện nghiên cứu hiện nay ra sao?

10


7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: Để hỗ trợ việc thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và viện nghiên cứu, chính sách đầu
tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spin-off bao g m hình thành quy trình đầu tƣ
mạo hiểm và tạo mối liên kết giữa các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và các doanh
nghiệp spin-off.
Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ:

- Chính sách đầu tƣ mạo hiểm có vai trò quan trọng đối với các doanh
nghiệp spin-off trong thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của trƣờng đại học
và viện nghiên cứu: nâng cao khả năng thƣơng mại hóa các kết quả R&D, hạn
chế rủi ro trong quá trình thƣơng mại hóa sản phẩm nghiên cứu.
- Việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và
viện nghiên cứu còn chƣa đƣợc chú trọng và chƣa có chính sách đầu tƣ mạo
hiểm cụ thể cho doanh nghiệp spin-off nhằm hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu của các trƣờng đại học và viện nghiên cứu hiện nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Luận văn phân tích các ngu n tƣ liệu, số liệu có liên quan trong và
ngoài nƣớc – desk study (thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu)
từ các ngu n tài liệu nghiên cứu, bài viết từ tạp chí khoa học uy tín trong
nƣớc và quốc tế, các báo cáo thƣờng niên của các trƣờng đại học, viện nghiên
cứu và các báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê, Báo cáo thƣờng niên
của Bộ Khoa học và Công nghệ… Từ các ngu n tài liệu này, luận văn tổng
hợp và liên kết các số liệu, luận điểm để cung cấp thêm luận cứ cho các nội
dung nghiên cứu cũng nhƣ làm rõ các luận điểm của luận văn.
- Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật và các văn bản liên quan đến
thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, đ ng thời nghiên cứu các công trình khoa

11


học, báo cáo, tạp chí, giáo trình, tổ chức trung gian ..v.v. để kế thừa kết quả
đã đƣợc nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 03 nhà quản lý về KH&CN,
02 chuyên gia về Quỹ KH&CN. Đối với từng nhóm đối tƣợng thì nội dung
phỏng vấn sâu là khác nhau.

9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh
nghiệp spin-off để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu;
- Chƣơng 2: Thực trạng việc đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp spinoff để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại học và
viện nghiên cứu;
- Chƣơng 3: Khung chính sách đầu tƣ mạo hiểm cho doanh nghiệp
spin-off để hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong các trƣờng đại
học và viện nghiên cứu.

12


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƢ MẠO HIỂM CHO
DOANH NGHIỆP SPIN-OFF
ĐỂ HỖ TRỢ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm cơ bản về chính sách đầu tƣ mạo hiểm
1.1.1. Khái niệm chính sách
Có nhiều cách tiếp cận để phân tích khái niệm chính sách, ví dụ xem
chính sách là một thiết chế xã hội (social institution), trong đó thiết chế xã hội
là một khái niệm xã hội học. [Vũ Cao Đàm, 2011]
Theo J. H. Fichter “Chính sách là một phần của văn hóa, một đoạn đã
được khuôn mẫu hóa trong nếp sống của một dân tộc”, “... chính sách được
xem như những khuôn mẫu tác phong công khai và tiềm ẩn tự biến thành
những vai trò xã hội do những con người đảm nhiệm và nhiều loại tương
quan khác nữa giữa những con người với nhau, đứng đầu những tương quan
đó là những diễn tiến xã hội” [Fichter J. H., 1971]. Fichter còn viết: “Những
tương quan xã hội và những vai trò xã hội hợp thành những yếu tố chủ yếu

của thiết chế”. Cuối cùng Fichter khẳng định thiết chế là một “hình trạng
hoặc một sự phối hợp những khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận và
tập trung vào sự thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của cộng đồng”.
Có thể hiểu thiết chế là một phần của văn hóa, bao g m các chuẩn mực
và giá trị, tạo thành một hệ thống các quan hệ ổn định, một khuôn mẫu xã hội
biểu hiện sự thống nhất đƣợc xã hội thừa nhận nhằm mục đích thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản của xã hội.
Cách hiểu chính sách từ tiếp cận chính sách công, ví dụ trong tác phẩm
Định nghĩa về phân tích chính sách đã nêu: “Chính sách công được hiểu là
nguyên tắc hướng dẫn hành động của nhánh hành pháp trong tổ chức nhà
nước để giải quyết các vấn đề một cách phù hợp với các thiết chế pháp luật”
13


[Wolf R., 2013]. Cách hiểu này về chính sách công đã coi chính sách công
phải gắn với hoạt động của nhà nƣớc, mà cụ thể gắn với hoạt động của nhánh
hành pháp trong tổ chức nhà nƣớc. Nhƣ đã biết, tổ chức nhà nƣớc hiện đại
chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, bởi vậy có thể nhận định
quan điểm của Wolf Robert về chính sách công không bao g m các văn bản
pháp luật (là sản phẩm của nhánh lập pháp, ví dụ luật của Quốc hội), hay nói
cách khác Wolf Robert quan niệm chính sách công là những văn bản của
Chính phủ nhằm cụ thể hóa chính sách của Quốc hội.
Các học giả khác, ví dụ trong tác phẩm Định nghĩa về chính sách công
và pháp luật lại nêu: “Chính sách công được hiểu là hệ thống các biện pháp
hành động, biện pháp quản lý, bằng pháp luật nhằm ưu tiên giải quyết một
chủ đề nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc đại diện của họ tiến hành”.
[Kilpatrick Dean, 2000].
Cách định nghĩa này gần tƣơng tự với cách định nghĩa của Guy Peters:
“Chính sách công là toàn bộ hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến cuộc sống của công dân”. [Guy P., 2013].

James E. Anderson đƣa ra một định nghĩa chung hơn, không chỉ cho
lĩnh vực chính sách công: “Chính sách là quá trình hành động có mục tiêu,
mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề mà họ
quan tâm”. [James E.A., 2006].
Nhƣ vậy, theo quan niệm của Guy Peters thì chính sách công phải liên
quan đến nhà nƣớc, còn quan niệm của James E. Anderson thì quá trình hoạch
định chính sách thì ngoài nhà nƣớc còn liên quan đến các chủ thể khác trong
xã hội.
Từ điển Bách khoa Việt Nam đƣa ra định nghĩa: “Chính sách là những
chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện
trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất,
nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường
14


lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” [Từ điển bách khoa Việt Nam,
Tập 1, trang 702].
Cách tiếp cận chính sách gắn với chủ thể ban hành chính sách là chính
phủ hoặc một đảng phái, chính sách gắn với pháp luật, ví dụ:
- “Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một
mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế
mà đề ra. Hoặc Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng
phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. [Nguyễn Thị Nhƣ
Mai, 2012].
- Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng
lĩnh vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do,
chính sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có
chính sách thị trƣờng tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc,
chính sách tôn giáo, chính sách quản lý tài nguyên quốc gia... Tóm lại, có
nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tùy

thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách đƣợc thực thi khi
đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật.
- Pháp luật là kết quả thể chế hóa đƣờng lối, chính sách, là công cụ để
thực thi chính sách. Ngu n chính sách:
+ Nghị quyết của Đảng đƣa ra định hƣớng chính sách phát triển kinh tế
- xã hội. Để thực hiện các định hƣớng này cần phải nghiên cứu và ban hành
hàng loạt các chính sách cụ thể có liên quan nhƣ chính sách đối ngoại, chính
sách kinh tế, chính sách quản lý các lĩnh vực, trong đó có chính sách quản lý
tài nguyên quốc gia;
+ Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội;
+ Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành;
+…

15


Cần xem xét chính sách từ nhiều hƣớng, đa dạng, trong đó có: tiếp cận
chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp
cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học
pháp lý, tiếp cận tổng hợp.
Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến
những yếu tố sau đây:
- Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc
chủ thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hóa thành những quy định có giá trị
pháp lý, nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục đích mà
chủ thể quyền lực mong đợi;
- Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể
quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự
phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với một (hoặc một số)
nhóm xã hội nào đó;

- Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động
của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống
theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra;
- Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đ ng thời
khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang t n tại, rất có thể khoét sâu thêm
những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục đích tối
thƣợng, là thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ
thống (hệ thống xã hội);
- Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một
đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý.
Nhƣ vậy, nói về một quyết định chính sách, ngƣời quản lý có thể hiểu
theo những khía cạnh nhƣ sau:
16


- Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích
thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành
chính hoặc một biện pháp ƣu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội;
- Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa dƣới dạng các
đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định của chính
phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ của
các tổ chức (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội,...);
- Chính sách tác động khác nhau vào động cơ hoạt động của các cá
nhân và nhóm xã hội khác nhau. Tùy thuộc vai trò khác nhau trong việc thực
hiện mục tiêu chính sách. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ
quốc, nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong
chính sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế,...
Mỗi nhóm đƣợc đặc trƣng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu;

- Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói
trên vào một mục tiêu cụ thể của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, mục tiêu phát triển
của một địa phƣơng, mục tiêu quản lý tài nguyên quốc gia,...
Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, ngƣời quản lý cần
xác định rõ các đặc điểm sau:
- Cho ra đời một chính sách chính là việc đƣa ra một giải pháp ứng phó
trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn
thắng trong cuộc chơi, nhƣng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà
đối tác cảm thấy đƣợc chia sẻ lợi ích thỏa đáng (cân bằng Nash), không d n
đối tác vào đƣờng cùng để đón lấy những mối họa tiềm ẩn trong các vòng
chơi tiếp sau;
- Một chính sách đƣa ra nhằm khắc phục một yếu tố bất đồng bộ nào đó
trong hệ thống, nhƣng đến lƣợt mình, chính sách lại làm xuất hiện những yếu tố
bất đồng bộ mới. Nhƣ vậy, quá trình làm chính sách thực chất là tạo ra những
17


bƣớc phát triển của hệ thống, từ những bất đồng bộ này dẫn tới những bất đồng
bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo tƣởng sự đ ng
bộ ổn định tuyệt đối, có nghĩa là không còn phát triển;
- Kết quả cuối cùng mà chính sách phải đạt đƣợc là tạo ra những biến
đổi xã hội phù hợp với mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm
“Mục tiêu biến đổi xã hội” đƣợc sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung lập,
có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhƣng lại là “t i tệ”
theo một nghĩa khác.
Khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không
nhất thiết phải xem xét đủ mọi hƣớng tiếp cận nhƣ trên, mà chỉ có thể một vài
cách tiếp cận trong đó.
Tổng hợp từ tất cả các cách tiếp cận trên, Luận văn sử dụng định nghĩa:

“Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà chủ thể quyền
lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi đối với một hoặc một
số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt
động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội”. [Vũ Cao Đàm, 2011].
“Hệ thống xã hội” trong định nghĩa trên đƣợc hiểu theo một ý nghĩa
khái quát, đó có thể là một quốc gia, một đơn vị hành chính, một doanh
nghiệp, một tổ chức xã hội...
1.1.2. Khái niệm đầu tư mạo hiểm
Theo Ante, Spencer E. (2008), vốn mạo hiểm (Venture capital) là một
loại vốn cổ phần tƣ nhân (private equity), là một hình thức tài trợ đƣợc cung
cấp bởi các công ty hoặc quỹ cho các công ty nhỏ, ở giai đoạn đầu, mới nổi và
đƣợc coi là có tiềm năng tăng trƣởng cao, hoặc đã chứng minh sự tăng trƣởng
cao.3
3

Ante, Spencer E. (2008), Creative Capital: Georges Doriot and the Birth of Venture Capital, Cambridge,

MA: Harvard Business School Press, ISBN 1-4221-0122-3.

18


Khi phân tích vốn mạo hiểm tại Hoa Kỳ và Châu Âu, Guillermo de la
Dehesa (2002) cho biết đầu tƣ mạo hiểm là khoản đầu tƣ của tƣ nhân mang
tính rủi ro cao vào các công ty không đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán, trái ngƣợc với đầu tƣ vốn vào các công ty đƣợc giao dịch công khai. 4
Đầu tƣ mạo hiểm là loại vốn do nhà tài chính đầu tƣ vào doanh nghiệp
mới khởi nghiệp, có tiềm năng cạnh tranh lớn và phát triển nhanh. Dƣới góc
độ đầu tƣ, đầu tƣ mạo hiểm là quá trình đƣa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu,

phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh
chóng thƣơng mại hoá để có đƣợc lợi nhuận cao.
Vốn đầu tƣ mạo hiểm là những khoản đầu tƣ cổ phần vào giai đoạn đầu
của những doanh nghiệp mới khởi sự, các doanh nghiệp này đang cần vốn để
tài trợ cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc ý tƣởng về khoa học và công
nghệ, do vậy đây là những khoản đầu tƣ hứa hẹn một tiềm năng tăng trƣởng
rất lớn để bù đắp cho mức độ rủi ro cao hơn. Gọi là “ngu n vốn mạo hiểm”
bởi vì:
- Các công ty đƣợc đầu tƣ không cần một khoản đặt cọc hay ký quỹ
nào. Việc rót vốn của các quỹ đầu tƣ mạo hiểm dựa vào sự tin tƣởng vào việc
tạo dựng thành công doanh nghiệp của ngƣời sáng lập và đội ngũ giám đốc
công ty.
- Các quỹ đầu tƣ tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty. Họ
tƣ vấn ở cấp chiến lƣợc, hƣớng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, xây
dựng thƣơng hiệu, phát triển thị trƣờng... Vì vậy họ có thể gặp rủi ro, bị mất
khoản đầu tƣ nếu công ty bị phá sản.

4

Guillermo de la Dehesa (2002), Venture Capital in The United States And Europe, Published by Group of

Thirty, Washington, DC

19


×