Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KIM ĐỊNH

PHIM TÀI LIỆU DU KHẢO CỦA WERNER HERZOG:
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA

Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình
điện ảnh - truyền hình
Mã số: 60 21 02 31

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2019

1


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Gia Lâm

Phản biện 1:PGS.TS Vũ Ngọc Thanh
Phản biện 2: TS Nguyễn Thị Nhƣ Trang

Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp
tại:………………………………………………………………..........giờ..........ngày..........tháng..........
năm..........



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-

Trung tâm thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

5

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

12

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

12


5. Cấu trúc của luận văn

13

CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN

15

1.1 Sáng tạo của Werner Herzog trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật Châu
Âu nửa cuối thế kỷ XX

15

1.1.1 Bối cảnh chính trị, văn hóa nghệ thuật Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Werner Herzog
1.2 Phim tài liệu du khảo trong hệ thống thể loại của phim tài liệu

15
18
25

1.3 Phƣơng pháp tiếp cận nhân học văn hóa

32

1.3.1 Lịch sử ra đời của nhân học văn hóa
32
1.3.2 Nội dung cốt lõi của nhân học văn hóa
34
1.3.3. Các phương pháp nhân học văn hóa trong phim du khảo của Werner Herzog

36
CHƢƠNG 2: NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NHÂN HỌC VĂN HÓA

40

TRONG PHIM TÀI LIỆU DU KHẢO CỦA WERNER HERZOG

40

2.1. Con ngƣời trong ứng xử với môi trƣờng tự nhiên hoang dã

40

2.1.1.Thế giới tự nhiên vừa kỳ vỹ vừa khủng khiếp
40
2.1.1.1 Sự đối lập Thật - Ảo (Fata morgana -1971)
40
2.1.1.2 Sự pha trộn giữa cái đẹp và cái khủng khiếp của thế giới tự nhiên (Into
the Inferno - 2016)
44
2.1.2 Con người với những khả năng sinh tồn
48
2.1.2.1 Khả năng vượt qua ranh giới con người-tự nhiên (Grizzly Man -2005) 48
2.1.2.2 Sức sống và niềm kiêu hãnh nơi sa mạc (Herdsmen of the Sun - 1989) và
địa cực (Encounters at the End of the World - 2007)
52
2.1.2.3 Hạnh phúc ở một xã hội biệt lập (Happy People: A Year in the Taiga 2010)
60
2.1.2.4. Đối diện Ngày Tận Thế (Lessons of darkness - 1992)
64

3


2.2. Con ngƣời trong các không gian văn hóa-lịch sử

66

2.2.1. Sự trải nghiệm văn hóa Phật giáo theo dấu chân những người hành
hương (Wheel of Time -2003)
66
2.2.2. Nỗ lực giải mã về một nền văn hóa bị lãng quên trong lòng Châu Âu 70
(Cave of Forgotten Dreams - 2010)
70
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH

78

TRONG PHIM TÀI LIỆU DU KHẢO CỦA WERNER HERZOG

78

3.1. Không gian đa dạng và đầy cảm xúc

78

3.1.1 Cảnh viễn
3.1.2. Toàn cảnh
3.1.3 Trung cảnh
3.1.4 Cận cảnh


79
82
82
86

3.2. Nhân vật trung tâm của cảnh quay – các chủ thể văn hóa

87

3.2.1. Cá nhân
3.2.2. Nhóm người

87
90

3.2.3.Cộng đồng
3.3. Lời bình của tác giả

90
93

3.3.1.Giọng đọc đa âm
3.3.2. Giọng đọc đa cảm
3.4. Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng

93
94
96

3.4.1. Sự hài hòa giữa âm nhạc mang chất giao hưởng và âm thanh tự nhiên 96

3.4.2. Ánh sáng tự nhiên
98
KẾT LUẬN

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

4


MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong tiến trình lịch sử điện ảnh thế giới, điện ảnh Đức là một nền điện
ảnh ra đời sớm, có nhiều thành tựu và đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật
điện ảnh trên tất cả các phƣơng diện nghệ thuật, kỹ thuật và thƣơng mại. Đặc
biệt, từ nửa sau thế kỷ XX, riêng trong khuôn khổ loại hình phim tài liệu, phim
của đạo diễn Werner Herzog đƣợc xếp vào loại hay nhất trên thế giới, chí ít là
xét về độ sâu sắc của quan điểm (tất nhiên, bên cạnh ông còn có các đạo diễn
ngƣời Mỹ cũng nổi tiếng là Rodney Asher và Joshua Oppenheimer). W.Herzog
luôn sẵn sàng đi xa hơn các đạo diễn khác: ông sẵn sàng dành nhiều năm để làm
một bộ phim, thậm chí có thể chết khi đang quay nhƣ ông từng tâm sự. Năm
2008, tạp chí Total Film của Anh xếp ông đứng đầu danh sách 20 đạo diễn
“khùng” nhất mọi thời đại. Hơn mƣời năm qua, đối thủ cạnh tranh của ông đã
không xuất hiện (đối thủ cạnh tranh gần nhất là Stanley Kubrick đã chết gần 20
năm trƣớc). Phim của W.Herzog nhiều lần đƣợc đề cử và đoạt giải lớn tại các
liên hoan phim quốc tế nhƣ Cannes, Berlin, Bavarian, Krakow, San Fransisco.

Đạo diễn W.Herzog nổi tiếng vì làm phim với ngân sách nhỏ, tự viết kịch
bản và tự sản xuất phim của mình. Phim của W.Herzog thƣờng đƣợc đặt trong
những cảnh quan đặc biệt và khác thƣờng, thấm đẫm chất kỳ bí. Kể từ khi công
chiếu phim đầu tiên (Signs of Life, 1967) đến nay, W.Herzog đã có hơn 60 phim,
trong đó có 38 phim tài liệu.
Điều chủ yếu trong phim tài liệu là tìm kiếm ý nghĩa đích thực của sự vật,
phần cao quý nhất trong vận động của tâm hồn con ngƣời. Bản chất con ngƣời là
luôn tìm kiếm và dùng nghệ thuật nhƣ là một phƣơng tiện tìm tòi khám phá.
Trong ý nghĩa đó, tìm hiểu hoạt động sáng tạo phim tài liệu của đạo diễn
W.Herzog sẽ góp phần xác định đặc trƣng của phim tài liệu du khảo, đồng thời
cung cấp kinh nghiệm sáng tạo của nhà đạo diễn nổi tiếng này trong lĩnh vực thể
5


loại tài liệu du khảo – một thể loại luôn “ăn khách” trên thị trƣờng điện ảnh thế
giới.
Nói về tính chất phim của mình, W.Herzog không muốn gọi đó là phim
nhân học: “Nhân học có bao nhiêu trong âm nhạc của Gesualdo, trong tranh của
Caspar David Friederich thì cũng có bấy nhiêu trong phim của tôi. Thái độ của
họ đối với nhân học cũng chỉ nhằm gắng hiểu số phận con ngƣời ở thời đại này,
trên hành tinh này. Tôi không gỡ bỏ những đám mây và cây cối, nhƣng tôi làm
việc với nhiều ngƣời, bởi tôi quan tâm đến cuộc sống của họ ở những nền văn
hóa khác nhau. Nếu điều đó biến tôi thành nhà nhân học thì cũng tốt thôi” [34].
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn là Phim tài liệu
du khảo của Werner Herzog: Tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều công trình đề cập đến đặc điểm thể
loại và quá trình sản xuất phim tài liệu, hay liên quan trực tiếp đến các chủ đề
đƣợc W.Herzog quan tâm nhƣ con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên hoang dã; Con
ngƣời trong các không gian văn hóa-lịch sử. Chúng tôi có thể kể ra đây một số

loại công trình nhƣ sau:
- Các công trình dạng sách bao gồm sách hướng dẫn, lịch sử thể loại và
kinh nghiệm thực tế làm phim tài liệu.
Những công trình bàn về phim tài liệu, trong đó có phân loại phim tài
liệu. Nhà phê bình phim Bill Nichols căn cứ vào cách/kiểu làm phim của chủ thể
sáng tạo (mode) đã chỉ ra 06 loại phim tài liệu: Phim tài liệu thơ ca (Poetic
documentaries), phim tài liệu mô tả (Expository documentaries), phim tài liệu
quan sát (Observational documentaries), phim tài liệu tham dự (Participatory
documentaries), phim tài liệu phản hồi (Reflexive documentaries) và phim tài
liệu trình diễn (Performtive documentaries) [33, tr. 102-138]. Còn N.A.
Agafonova thì xếp phim du khảo cùng với phim khoa giáo và phim khoa học
thƣờng thức đều thuộc tiểu loại phim khoa học [40, tr.57-65].

6


Bên cạnh đó, Barry Hampe (2007) có công trình nghiên cứu Making
Documentary Films and Videos: A Practical Guide to Planning, Filming, and
Editing Documentaries (tạm dịch “Làm phim tài liệu và video: Hƣớng dẫn thực
hành lập đề cƣơng, quay và dựng phim tài liệu”. Công trình bao gồm 464 trang
rất hữu ích cho những sinh viên, các nhà làm phim mới bƣớc vào nghề. Công
trình không đề cập đến kỹ thuật quay phim, hay phần mềm dựng phim mà ở đây
ngƣời đọc sẽ học cách tiếp cận việc tạo ra một bộ phim tài liệu từ phía nhà sản
xuất, bao gồm cả quá trình suy nghĩ để phát triển kịch bản đến kế hoạch hoàn
thành. Đây đƣợc đánh giá là một trong những điểm mạnh của cuốn sách. Thông
qua những nội dung đƣợc truyền đạt, các nhà làm phim sẽ biết cách khai thác và
xây dựng một bộ phim tài liệu thông minh để tạo đƣợc dấu ấn riêng của cá
nhân [25].
Hai tác giả John Hewitt và Gustavo Vazquez (2010) có công trình
Documentary Filmmaking: A Contemporary Field Guide (tạm dịch “Làm phim

tài liệu: hƣớng dẫn phim đƣơng đại”) với 243 trang. Nội dung chính xoay quanh
các vấn đề: Phát triển ý tƣởng và thực hiện nghiên cứu; Nhu cầu quan trọng:
nhân vật và một câu chuyện trực quan; Đề xuất, ngân sách và gây quỹ; Chuẩn bị
cho một đoạn đƣờng dài; Lập kế hoạch phỏng vấn hiệu quả; Cân nhắc âm thanh;
Ánh sáng tự nhiên và di động; Nghệ thuật điện ảnh; Internet và video màn hình
nhỏ; Sử dụng âm nhạc trong phim tài liệu; Nhiệm vụ của nhà sản xuất cho cấu
trúc; Thực hành nghệ thuật của biên tập viên; Công khai, phân phối và lễ hội.
Công trình có vai trò là nguồn tài nguyên và tài liệu tham khảo tuyệt vời để cấu
trúc việc sản xuất một bộ phim tài liệu. Đồng thời, cuốn sách làm rõ việc tổ chức
thành bốn phần chính: Bắt đầu, Tiền sản xuất, Sản xuất, Hậu kỳ. Các phần đƣợc
phân tích chi tiết. Tác giả nhận đƣợc sự đánh giá cao từ những gì thể hiện trong
sách nhƣ nghệ thuật hợp tác và cách chọn cộng tác viên, cách cấu trúc và viết đề
xuất tài liệu, nghệ thuật phỏng vấn hiệu quả,... Nội dung cuốn sách cung cấp hỗ
trợ những ai bắt đầu làm phim tài liệu đi đúng hƣớng cho từng nhiệm vụ [30].

7


Công trình Regarding Life: Animals and the Documentary Image (2016) –
tạm dịch “Về cuộc sống: Động vật và hình ảnh phim tài liệu” của Smaill Belinda
đƣợc xem là một trong những cuốn sách đã làm nổi bật đƣợc những điều thú vị
về mối quan hệ mới của động vật và các mối quan hệ động vật với con ngƣời thể
hiện trong các bộ phim tài liệu. Trong công trình, tác giả đã chú ý đặc biệt đến
các bộ phim tài liệu nhƣ: Grizzly Man; Food, Inc.; Sweetgrass; Our Daily Bread
và Darwin’s Nightmare. Đặc điểm nổi bật của cuốn sách chính là sự kết hợp hài
hòa về sự giao thoa của động vật, môi trƣờng, thức ăn, những ngƣời thƣởng thức
và tiêu thụ chúng. Đồng thời, về cuộc sống, Belinda Smaill đã tập hợp các ví dụ
từ một loạt các bối cảnh hình ảnh chuyển động: phim và truyền hình động vật
hoang dã, phim tài liệu tuyên truyền, phi hƣ cấu và phƣơng tiện truyền thông
mới để xác định địa hình tài liệu mới trong đó đại diện cho động vật trong tự

nhiên và trong các môi trƣờng công nghiệp đang trở nên phức tạp. Và, bà chính
là một trong những ngƣời đầu tiên mang những hiểu biết về phim đến các
phƣơng tiện truyền thông mới nhƣ YouTube [36].
John A.Duvall (2017) với công trình The Environmental Documentary:
Cinema Activism in the 21st Century - tạm dịch “Tài liệu Môi trƣờng: Hoạt động
điện ảnh trong thế kỷ 21” đã cung cấp cho độc giả lịch sử phim tài liệu môi
trƣờng trong thế kỷ XX. Đồng thời, tác giả đã sử dụng lƣợc đồ của Bill Nichols
cho các phong cách phim tài liệu để thảo luận về các bộ phim về môi trƣờng mà
ông chú ý. Đọc giả sẽ có cái nhìn toàn diện với nghiên cứu kỹ lƣỡng thông qua
các bộ phim quan trọng của các nhà sản xuất và đạo diễn phim tài liệu. Duvall
coi giá trị của những bộ phim nhƣ An Inconvenient Truth (2006)
và GasLand (2010) chính là khả năng truyền cảm hứng, giáo dục công chúng.
Còn The 11th Hour (2007), Rebels with a Cause (2012) thì để lại cho ngƣời xem
những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống qua những vấn đề khủng hoảng đang nhận
đƣợc sự quan tâm của nhân loại nhƣ biến đổi khí hậu, cạn kiệt nhiên liệu hóa
thạch, động vật và sự tuyệt chủng,… Tuy nhiên, công trình đã không đƣợc đánh
giá tốt từ các đọc giả vì ông đã phụ thuộc quá nhiều vào các đoạn phim mô tả
8


dài. Nhƣng có một điều không thể phủ nhận rằng đây chính là cuốn sách đầu
tiên tập trung đến các vấn đề về môi trƣờng đƣợc tái hiện qua các bộ phim có
sức ảnh hƣởng lớn trong mƣời năm gần đây và quan trọng hơn đó chính là sự tác
động của chúng đối với dƣ luận xx hội chính trị [29].
Những công trình bàn về phim tài liệu du khảo của W.Herzog
W.Herzog là nhân vật nổi tiếng của điện ảnh thế giới nên dĩ nhiên cuộc
đời và sự nghiệp sáng tạo của ông đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà
nghiên cứu, phê bình điện ảnh. Ngoài hàng trăm bài báo đăng trên những tạp chí
chuyên ngành nhƣ Film Criticism, Cinema Jurnal, hoặc các tờ thời báo nhƣ
BBC, The New York Observer… đã có hàng chục chuyên khảo bàn về những đặc

điểm và phong cách làm phim tài liệu của W.Herzog, trong đó đáng chú ý có
cuốn tiếng Pháp La Quête anthropologique de Werner Herzog —
Documentaires et fictions en regard (Khảo sát nhân học của Werner Herzog –
tài liệu và tưởng tượng nối tiếp) của Valérie Carré (2007) dành cho việc khảo sát
kỹ lƣỡng phim tài liệu của W.Herzog dƣới cái nhìn nhân học. Không có khả
năng bao quát hết những công trình nghiên cứu về phim tài liệu của W.Herzog,
chúng tôi chỉ xin kể ra đây một số cuốn sách bằng Anh ngữ:
-

Böhm, Guido (2008), The Individual in Werner Herzog's Films Aguirre,
the Wrath of God and STROSZEK. BoD – Books on Demand.

-

Corrigan, Timothy (2013), The Films of Werner Herzog: Between Mirage
and History. Routledge. .

-

Greenberg, Alan (2012). Every Night the Trees Disappear: Werner
Herzog and the Making of Heart of Glass, Chicago Review Press.

-

Herzog, Werner; Ebert, Roger; Walsh, Gene (1979), Images at the
horizon: a workshop with Werner Herzog. Facets Multimedia.

-

Herzog, Werner (2002). Herzog on Herzog. Faber & Faber.


-

Herzog, Werner (2010), Conquest of the Useless: Reflections from the
Making of Fitzcarraldo. HarperCollins.
9


-

Prager, Brad (2007), The Cinema of Werner Herzog: Aesthetic Ecstasy
and Truth. Columbia University Press.

-

Prager, Brad (2012), A Companion to Werner Herzog. John Wiley &
Sons.
Ngoài những công trình bàn về thể loại phim tài liệu nói chung, sự nghiệp

phim tài liệu của W.Herzog nói riêng còn có những bài viết đƣợc đăng trên các
tạp chí giới thiệu cụ thể các bộ phim nổi bật thuộc thể loại phim tài liệu nhƣ:
Ken Eisner (2007) đã giới thiệu 10 bộ phim về môi trƣờng trong thời gian
từ 1961 - 2006 bao gồm: An Inconvenient Truth (2006); The Day the Earth
Caught Fire (1961); FernGully: The Last Rain forest (1992); Baraka (1992);
Erin Brockovich (2000); Whale Rider (2002); Dersu Uzala (1975); Never Cry
Wolf (1983); Winged Migration (2001); Safe (1995) với một số chủ đề về sự
nóng lên của trái đất, sự ảnh hƣởng môi trƣờng từ các vụ thử hạt nhân, sự ô
nhiễm chất thải công nghiệp đến hệ sinh thái và con ngƣời, các đàn chim phải di
trú,… trên tuần báo The Georgia Straight. Theo tác giả phân tích, 10 bộ phim
trên là những bộ phim đạt đƣợc sự sáng tạo về kỹ thuật với việc quay bằng ống

kính góc rộng, khổ phim 65mm, hình ảnh cận cảnh, chân thực và gây sự thu hút
ngƣời xem kết hợp cùng với nền nhạc phù hợp,... Đồng thời, một điều thú vị ở
đây chính là sự sắp xếp thứ tự các bộ phim không phụ thuộc về thời gian bộ
phim ra đời mà theo ý đồ riêng của cá nhân. Điều này đã đặt ra cho ngƣời đọc
những suy nghĩ riêng về dụng ý của tác giả [28].
Trang The Green Global Travel đã giới thiệu danh sách 10 bộ phim tài
liệu về môi trƣờng đƣợc đề cử giải Oscar trong khoảng thời gian từ 2002 - 2011.
Qua các phim này, công chúng không thể phủ nhận những khám phá mới lạ từ
các nhóm chủ đề quen thuộc dƣới lăng kính của các đạo diễn. Các vấn đề cấp
thiết của nhân loại, nhƣ một sự thật không thể chối cãi về vấn đề nóng lên của
trái đất trong bộ phim tài liệu An Inconvenient Truth (2006) và đây đƣợc xem là
bộ phim thành công nhất trong thập kỷ về chủ đề này. Bên cạnh đó, các bộ phim
đƣợc nhắc đến các vấn đề: nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt - Gasland (2010);
10


sự tổn hại môi trƣờng sinh thái - Darwin's Nightmare (2005); Xu hƣớng di trú
của loài chim - Winged Migration (2002) hay chim di trú - March of the
Penguin, nạn phá rừng - If A Tree Falls A Story of The Earth Liberation Front
(2011);… Bên cạnh việc khai thác mạch chuyện theo hƣớng độc đáo, công
chúng đã ngỡ ngàng về sáng tạo hình ảnh trong Encounters at the End of the
World (2007), Winged Migration (2002). Những đặc điểm nổi trội, lôi cuốn từ
nội dung, hình ảnh, âm thanh,… đã giúp 10 bộ phim tài liệu trên nhận đƣợc
những giải thƣởng danh giá tại các Liên hoan phim tài liệu quốc tế [26].
Ở Việt Nam chƣa có nhiều công trình chuyên sâu về phim tài liệu.
Năm 2018, Bùi Phƣơng Thanh đã thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài
Phim tài liệu về đề tài động vật hoang dã của Lê Hoài Phương và Nguyễn Mỹ
Dzung: Tiếp cận từ lý thuyết tác giả (Tội ác rừng xanh, When our gardens grow
silent) [16]. Trong mục lịch sử nghiên cứu, tác giả cho biết “giới phê bình điện
ảnh còn đi sâu phân tích những phƣơng pháp tiếp cận, kỹ thuật và công nghệ

làm phim loại này. Chẳng hạn, Jonathan Burt trong cuốn Animals in Film (2002)
đã nói về những thách thức kỹ thuật và cách tiếp cận của các nhà làm phim đầu
tiên về động vật khi mà chúng luôn di động. Nhƣng đó cũng là cơ hội để có
những thay đổi quan trọng và sâu rộng trong việc đƣa động vật lên phim ở thế
kỷ XX. Đối với, Cameras into the Wild: A History of Early Wildlife and
Expedition Filmmaking, 1895 - 1928 (2011) của Palle B.Petterson kể về việc các
nhà làm phim tài liệu đã mạo hiểm vƣợt qua những khó khăn, khắc nghiệt của tự
nhiên trong quá trình làm phim. Những ngƣời đàn ông và phụ nữ đã phải vật lộn
với những thiết bị nặng nề, cồng kềnh, khảo sát và quay phim về động vật hoang
dã từ mọi góc độ. Những nỗ lực ban đầu về làm phim thiên nhiên và phim viễn
thám trong điều kiện kỹ thuật là những chiếc máy ảnh, máy quay. Nói về sự hỗ
trợ của công nghệ trong việc làm phim tài liệu về động vât hoang dã, Dan Rees,
đạo diễn đồng thời cũng là nhà sản xuất các series phim tài liệu truyền hình nổi
tiếng nhƣ Wild Arabia (2013), Atlantic: The Wildest Ocean on Earth (2015) và
Animals with Camera (2018), đã chia sẻ trên BBC News về cách gắn camera vào
11


động vật để các nhà khoa học giám sát những nơi chúng di chuyển cũng nhƣ
hành vi của chúng” [16, tr.9-10].
Từ những công trình nghiên cứu nêu trên có thể thấy: những vấn đề liên
quan đến nhóm chủ đề đƣợc khai thác trong phim tài liệu du khảo của W.Herzog
nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài, với nhiều góc
độ tiếp cận, truyền tải nhiều thông điệp khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
ngoài một số mẩu tin về đạo diễn và các buổi chiếu phim của W.Herzog trên
website của Viện Goethe Hà Nội (), chƣa có công
trình nào nghiên cứu về phim tài liệu của ông. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi
là thử nghiệm đầu tiên xem xét phim tài liệu du khảo của ông dƣới góc nhìn
nhân học văn hóa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm phim tài liệu du
khảo của W.Herzog trên các phƣơng diện đề tài, vấn đề và phong cách đạo diễn.
3.2.Phạm vi khảo sát
Phạm vi khảo sát bao gồm 09 phim chia thành hai nhóm chủ đề sau:
- Con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên hoang dã: Fata Morgana (1971),
Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992), Grizzly Man (2005),
Encounters at the End of the World (2007), Happy People: A Year in the
Taiga (2010), Into the Inferno (2016).
- Con ngƣời trong các không gian văn hóa-lịch sử: Wheel of Time (2003),
Cave of Forgotten Dreams (2010).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài là chỉ ra những đặc điểm phim tài liệu
du khảo của W.Herzog nhìn từ góc độ nhân học văn hóa, lẽ dĩ nhiên, chúng tôi
sẽ vận dụng phƣơng pháp tiếp cận liên ngành này. Những cơ sở và nguyên tắc
của phƣơng pháp tiếp cận này sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn ở phần thứ hai của
chƣơng 1.
12


Mặt khác, phim tài liệu du khảo của W.Herzog với tƣ cách là một tiểu loại
trong loại hình điện ảnh phi hƣ cấu, mang những đặc trƣng chung của thể loại,
đồng thời lại in đậm dấu ấn riêng, độc đáo của đạo diễn trong cách làm phim. Vì
vậy, các phƣơng pháp nghiên cứu phim tác giả, phân tích phim theo thể loại sẽ
đƣợc vận dụng thống nhất đối với các phim đƣợc khảo sát.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn thể hiện ở ba chƣơng:
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN
Chƣơng này gồm ba mục tƣơng ứng với ba nội dung: Sáng tạo của

W.Herzog trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX
(French New Wave, New German Cinema); Phim tài liệu du khảo (Discovery
Film) trong hệ thống thể loại của loại hình phim tài liệu (Documentary) và
Phƣơng pháp tiếp cận nhân học văn hóa (Cultural Anthropology).
CHƢƠNG 2: NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NHÂN HỌC TRONG PHIM
TÀI LIỆU DU KHẢO CỦA WERNER HERZOG
Chƣơng này khảo sát phim của W.Herzog trên hai phƣơng diện của văn
hóa ứng xử:
- Con ngƣời trong ứng xử với môi trƣờng tự nhiên hoang dã (sa mạc, núi
lửa, địa cực, rừng nhiệt đới/Taiga): khảo sát các phim: Fata Morgana (1971),
Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992), Grizzly Man (2005),
Encounters at the End of the World (2007), Happy People: A Year in the
Taiga (2010), Into the Inferno (2016).
- Con ngƣời trong các không gian văn hóa-lịch sử (tôn giáo, tín ngƣỡng,
di chỉ văn hóa): khảo sát các phim: Wheel of Time (2003), Cave of Forgotten
Dreams (2010).
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG
PHIM TÀI LIỆU DU KHẢO CỦA WERNER HERZOG

13


Nội dung của chƣơng này là khảo sát các yếu tố ngôn ngữ điện ảnh làm
nên đặc điểm phim tài liệu du khảo của W.Herzog với tƣ cách là phim tác giả:
- Không gian: rừng rậm nhiệt đới, Taiga, sa mạc, địa cực, hang sâu –
không chỉ để trang trí mà thể hiện cảm xúc, ƣớc mơ, ác mộng của nhân vật thám
hiểm; âm nhạc đi kèm: dân gian, cổ điển và hiện đại, tƣơng ứng với chủ đề của
mỗi phim.
- Nhân vật: nhà thám hiểm (có thật và hƣ cấu, diễn xuất: W.Herzog, diễn
viên chuyên nghiệp và không chuyên).

- Lời bình và giọng đọc/lồng tiếng (Voiceover voice) của chính đạo diễn: yếu
tố riêng có trong các phim tài liệu của W.Herzog.

14


CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN
Chƣơng này gồm 03 nội dung: xác định sáng tạo của W.Herzog trong
bối cảnh văn hóa nghệ thuật Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX với các trào
lƣu Làn sóng Mới Pháp, Tân điện ảnh Đức; định vị thể loại phim tài liệu
du khảo (Discovery Film) trong hệ thống loại hình phim tài liệu
(Documentary) và những nguyên tắc của phƣơng pháp tiếp cận nhân học
văn hóa (Cultural Anthropology).

1.1 Sáng tạo của Werner Herzog trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật Châu
Âu nửa cuối thế kỷ XX
1.1.1 Bối cảnh chính trị, văn hóa nghệ thuật Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX
Sau đống tro tàn, hoang phế của Thế chiến thứ II để lại, ngƣời Châu Âu
nhìn lại vấn đề liên hợp Châu Âu và xem đây chính là lối thoát duy nhất để giải
quyết các vấn đề chính trị, xã hội của châu lục. Vào thời điểm đó, kinh tế Mỹ đã
phát triển vƣợt bậc và khẳng định vị trí bá chủ toàn cầu. Chính bối cảnh ấy, ngày
18/4/1951, 06 quốc gia Tây Âu gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luych Xăm
Bua đã ký Hiệp ƣớc thành lập cộng đồng than thép Châu Âu tại Paris. Sự liên
kết này đã tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế 06 nƣớc.
Nhận thấy sự thành công từ quá trình liên minh, năm 1956, 06 quốc gia
nhất trí thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu (Eurpean Economic Community –
EEC) và cộng đồng năng lƣợng nguyên tử Châu Âu có hiệu lực từ ngày
01/01/1958. Từ khi quy ƣớc có hiệu lực, một thị trƣờng chung đƣợc mở rộng, sự
giao thƣơng về hàng hoá, sức lao động,… trong đó có văn hóa nghệ thuật giữa
các nƣớc Tây Âu đƣợc trao truyền liên quốc gia.

Không dừng tại đó, tháng 11/1991, Hội nghị thƣợng đỉnh các quốc gia
Tây Âu ở Maastricht – Hà Lan diễn ra với mục đích: tiếp tục mở rộng liên kết
bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới; lập đồng tiền chung Châu Âu; tiến
15


tới thống nhất chính trị, xây dựng một chính sách quốc phòng an ninh chung.
Năm 1993, hiệp ƣớc Liên minh Châu Âu có hiệu lực và số lƣợng thành viên tăng
lên đáng kể. Thực tế đây chính là một cuộc chạy đua giữa các nƣớc Tây Âu để
cạnh tranh với Mỹ và Nhật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,
văn hoá, giáo dục,... Đồng thời, quá trình quốc tế hóa tại Châu Âu diễn ra ngày
càng mạnh mẽ. Nhiều hoạt động đã vƣợt ra khỏi biên giới của một quốc gia,
trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Nhƣ vậy, từ những hình ảnh điêu tàn do chiến tranh thế giới thứ II để lại
cho đến hình ảnh một khối liên minh toàn diện của châu lục ra đời từ nửa cuối thế
kỷ XX, Châu Âu đã thay đổi toàn cục. Đó chính là nền tảng chính trị, kinh tế quan
trọng dẫn đến sự hình thành nên quan niệm về những giá trị chung, nguồn gốc tƣ
tƣởng văn hoá và bản sắc văn hoá chung của khu vực Châu Âu [13].
Nhất thể hóa châu Âu về văn hoá không đồng nghĩa với việc “đồng hóa”
văn hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực, mà nhằm dung hợp
những giá trị, bản sắc văn hóa riêng của các cộng đồng, quốc gia thành một khối
thống nhất trên danh nghĩa “cộng đồng chung Châu Âu”. Điều đó thúc đẩy và
tạo nền tảng bền vững cho nền văn minh Châu Âu tiếp tục phát triển trong bối
cảnh chính trị, xã hội mới trên cơ sở tôn trọng những dị biệt văn hóa. Đó cũng là
cơ sở để hình thành nên một sức mạnh tổng thể của toàn khu vực Châu Âu trong
cuộc chiến chống lại sự ảnh hƣởng và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, toàn diện
của các cƣờng quốc mới nổi sau chiến tranh thế giới lần II.
Mặt khác, khối liên minh xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, một số quốc
gia không cùng nền văn hoá Kito giáo ở khu vực này gia nhập Liên minh Châu
Âu, điều đó đã đặt toàn khối đứng trƣớc những thách thức mới về khả năng xảy

ra xung đột văn hóa, phá vỡ tính “thống nhất” về bản sắc văn hoá mà khối Liên
minh Châu Âu đang nỗ lực xây dựng. Vấn đề đó còn đặt ra một khả năng ảnh
hƣởng đến tiến trình nhất thể hoá chính trị, kinh tế của khu vực Châu Âu. Rất
may, những nỗ lực không ngừng nghỉ của lãnh đạo các quốc gia, các nhà hoạt
động xã hội, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến văn hóa đã giúp cho quá
16


trình xung đột văn hóa không quá sâu sắc, không để lại những hệ lụy nào đáng
nghiêm trọng cho sự nhất thể hóa văn hóa Châu Âu lúc bấy giờ.
Với bề dày của nền văn hóa đã có của các quốc gia trong khu vực, nền văn
hóa Châu Âu giống nhƣ tổng hòa các nền văn hóa đan xen lẫn nhau qua các thời
kỳ lịch sử. Nền tảng của văn hóa Châu Âu đƣợc gây dựng bởi ngƣời Hy Lạp,
đƣợc củng cố bởi những ngƣời La Mã, đƣợc ổn định bởi ngƣời Cơ Đốc giáo,
đƣợc cải cách và hiện đại hóa trong thời kỳ Phục hƣng (thế kỷ XV). Đến nửa
cuối thế kỷ XX, văn hóa Châu Âu đã phần nào khẳng định đƣợc sự nhất thể hóa
văn hóa trên nguyên tắc kết hợp giữa tính đa dạng văn hóa các quốc gia tham gia
khối liên minh. Do đó, văn hóa nghệ thuật của Châu Âu phần lớn mang những
cái riêng, cái chung và cả những nét mới về trong thời buổi giao thoa văn hóa,
kinh tế, chính trị. Vì vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy châu lục này
vừa xây dựng và trân trọng những phong cách kiến trúc riêng ở mỗi thời kỳ lịch
sử nhƣ kiến trúc La mã cổ, kiến trúc Gothic, kiến trúc Phục hƣng,… Nền mỹ
thuật Châu Âu sở hữu những tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều trƣờng phái khác
nhau. Âm nhạc châu Âu đa dạng về thể loại, từ âm nhạc bác học đến âm nhạc
đƣờng phố [7].
Đối với điện ảnh, sau khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, tại Ý, trào
lƣu Tân hiện thực ra đời (Neorealism) đã tạo lập nên một “hiện thực mới” trong
điện ảnh - “một thứ hiện thực kêu gọi sự luận giải chứ không phải sự chấp nhận,
và do đó, mang đến nhiều tham vọng chất vấn chứ không phải hài lòng dễ dãi”
[6]. Khi ấy, những bộ phim Tân hiện thực trở thành một phần không thể thiếu

trong “những trang vàng điện ảnh nhân loại”. Làn sóng mới ở Pháp cũng mạnh
mẽ không kém với những gƣơng mặt đạo diễn trẻ. Họ đã phá bỏ lối làm phim
truyền thống để đến với những ngôn ngữ tiếp cận gần gũi và mở hơn với khán
giả. Không còn những cấu trúc kinh điển, không còn những bó hẹp trong đề tài,
không lệ thuộc vào quy chuẩn, bối cảnh và diễn xuất hƣớng tới sự tự nhiên, tràn
đầy sinh khí thời đại mới nhƣ Godard, Truffaut và Rohmer,… [9].
Trong bối cảnh văn hóa nghệ thuật chung của khu vực Châu Âu nửa cuối
17


thế kỷ XX, W.Herzog nổi lên là một đạo diễn “lập dị”, một nhà làm phim dám
mạnh dạn phá bỏ mọi chuẩn mực truyền thống có tính “công thức xơ cứng” để
tạo ra những thƣớc phim tài liệu quý giá, đẹp đẽ đến ngỡ ngàng mà giới làm
phim trên thế giới cho đến tận ngày nay không mấy ai bì kịp. Với sức lao động,
sáng tạo và cống hiến của mình, đạo diễn W.Hezgog đã góp vào kho tàng điện
ảnh thế giới những kiệt tác mà trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa “sự thật và
khoái cảm thẩm mỹ” (Brad Prager).
1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Werner Herzog
W.Herzog sinh ngày 05.9.1942 tại Munich, Elizabeth Stipetíc, Đức. Ông
bị cha bỏ rơi từ khi còn nhỏ, sống trong nghèo khó với ngƣời mẹ độc thân,
W.Herzog chƣa bao giờ biết phim là gì, điện ảnh thực chất nhƣ thế nào, cho đến
khi một nhà chiếu phim du hành đến trƣờng học ở Sachrang – nơi gia đình ông
đang lánh nạn trong Thế chiến thứ II. Khi ấy, ông 11 tuổi, lần đầu tiên trong đời,
ông đƣợc xem phim.
Đến năm 12 tuổi, ông và gia đình trở về Munich. Ở tuổi 14, ông bắt đầu
có nhiệt huyết để trở thành một nhà làm phim. Trƣớc hết, ông tìm hiểu những
kiến thức cơ bản về lĩnh vực quan tâm từ một vài trang trong cuốn bách khoa
toàn thƣ và máy ảnh 35mm mà ông đã lấy trộm ở Trƣờng Điện ảnh Munich.
Để thực hiện hoài bão, trong những năm cuối cùng ở trƣờng trung học,
ông thƣờng xuyên làm việc ca đêm với tƣ cách là thợ hàn trong một nhà máy

thép để kiếm tiền thực hiện ƣớc mơ điện ảnh đang lớn lên từng ngày. Sau khi tốt
nghiệp trung học ở Munich năm 1961, ông đi du lịch đến Hy Lạp, Ai Cập, và
ông bị hấp dẫn mạnh bởi Congo. Tuy nhiên, ông chỉ đến miền Nam Sudan và bị
bệnh nặng. “Năm 1962, ông quay trở lại Đức, chính những chuyến hành trình
dài đã cho ông những kinh nghiệm thực tế và ông đã kết hợp những trải nghiệm,
những gì đã trải qua trong bộ phim ngắn đầu tiên của mình - “Herakles” - một
bức ảnh ghép dài mƣời phút về hình ảnh chiến tranh, thảm họa và những bức
ảnh thể hình, đƣợc liên kết bằng văn bản với sự nỗ lực huyền thoại của
Hercules” [39].
18


W.Herzog là một đạo diễn, nhà biên kịch, tác giả, diễn viên và đạo diễn
opera ngƣời Đức tài năng. Ông là một trong những nhà làm phim có ảnh hƣởng
và sáng tạo nhất trên thế giới. Sự thăng tiến trong các bộ phim của ông đã vƣợt
xa một quỹ đạo từ đặc quyền lên quyền lực.
Ông đƣợc xem là một nhà đạo diễn lập dị. Bởi, ông không chỉ kể những
câu chuyện khiến ngƣời xem thổn thức, rung động, mà ông còn là một ngƣời nổi
loạn, một nghệ sĩ luôn làm mọi thứ theo các quy tắc của riêng mình và không
theo những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn. Chính những giá trị riêng của một con
ngƣời với một trái tim ấm, một cái đầu lạnh vì nghệ thuật đã sản sinh ra những
bộ phim đi vào tâm thức của công chúng.
Ông cùng với Rainer Werner Fassbinder và Volker Schlöndorff chính là
những ngƣời đã lãnh đạo sự khởi đầu của phong trào điện ảnh Tây Đức. Nét đặc
trƣng của Phong trào điện ảnh này chính là những ngƣời làm phim tài liệu đƣợc
quay với ngân sách thấp và đồng thời chịu ảnh hƣởng của Làn sóng điện ảnh mới
của Pháp. Tuy nhiên đối với các nhà làm phim chân chính, những ảnh hƣởng trên
không có gì đáng quan tâm, trong đó có W.Herzog. Ông đã vƣợt qua mọi trở ngại
về kinh phí, nguồn nhân lực, kỹ thuật, công nghệ để hoàn thành những thƣớc
phim chất lƣợng trên cả mong đợi và mang đến sự kinh ngạc cho giới làm phim

nói riêng, công chúng nói chung.
Với sự nhiệt huyết, đam mê và luôn sáng tạo nghệ thuật theo cái riêng của
chính mình, những đứa con tinh thần của W.Herzog luôn đƣợc đề cử và nhận
đƣợc những giải cao tại các liên hoan phim quốc tế. Hàng loạt giải thƣởng dƣới
đây là những thành quả mà không phải nhà làm phim nào cũng có đƣợc:
- Signs of Life chính là bộ phim điện ảnh đầu tiên nhận đƣợc giải Silver

Bear Extraordinary Prize of the Jury (Giải đặc biệt của Ban Giám khảo Gấu
Bạc).
- Năm 1975, bộ phim The Enigma of Kaspar Hauser đã giành giải Grand
Prix Spécial du Jury (còn đƣợc gọi là “Cây cọ bạc”) tại Liên hoan phim Cannes.

19


- Năm 1982, W.Herzog đã giành giải đạo diễn xuất sắc nhất
cho Fitzcarraldo tại Cannes Film Festival; Giải thƣởng César (Aguirre, the
Wrath of God), Giải thƣởng Emmy ( Little Dieter Needs to Fly), Giải thƣởng
điện ảnh châu Âu (My Best Fiend) và Liên hoan phim Venice (Scream of Stone
và The Wild Blue Yonder).
- Năm 1987, tại giải thƣởng Phim Bavaria, W.Herzog và anh trai cùng cha
khác mẹ là Lucki Stipetíc giành giải nhà sản xuất xuất sắc nhất với bộ
phim Cobra Verde.
- Năm 2002, ông giành đƣợc giải thƣởng danh dự Dragon of Dragons
trong Liên hoan phim Kraków ở Kraków.
- Năm 2005, phim Grizzly Man của ông đã giành giải Alfred P.Sloan
Prize tại Liên hoan phim Sundance.
- Năm 2006, W.Herzog đƣợc vinh danh tại Liên hoan phim quốc tế
San Francisco lần thứ 49 với giải thƣởng đạo diễn của Hiệp hội điện ảnh. Đồng
thời, các phim của ông gồm: Wodaabe - Herdsmen of the Sun (1990), Bells from

the Deep (1993), Lessons of Darkness (1993) và The Wild Blue Yonder (2006)
đã đƣợc trình chiếu tại Liên hoan phim này.
- Năm 2007, ông nhận giải thƣởng Golden Thumb tại Ebertfest ở
Champaign.
- Năm 2008, Encounters at the End of the World của ông đã giành giải
thƣởng Phim tài liệu hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Edinburgh và đƣợc đề
cử giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất.
- Năm 2009, hai bộ phim The Bad Lieutenant và Port of Call New Orleans
của ông tham gia cạnh tranh trong cùng một năm tại Liên hoan phim Venice
danh tiếng, và đây là một trƣờng hợp đầu tiên xảy ra trong lịch sử điện ảnh thế
giới. Cũng trong năm này, ông thành lập Trƣờng phim Rogue của riêng mình
với phong cách dạy rất khác biệt, độc đáo đã thu hút những ngƣời yêu thích loại
hình nghệ thuật này.
- Năm 2010, Herzog là chủ tịch ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế
20


Berlin lần thứ 60. Ở những năm tiếp theo, các bộ phim mới của ông luôn nằm
trong danh sách công chiếu tại các liên hoan phim nhƣ: Cave of Forgget Dreams
(2010) công chiếu bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2010; W.Herzog
đồng đạo diễn với Dimitry Vasuykov trong bộ phim Happy People: A Year in
the Taiga, đƣợc trình chiếu tại Liên hoan phim Telluride năm 2010; Queen of
the Desert đã có buổi ra mắt thế giới tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm
2015.
Hiện nay, mọi ngƣời nhắc đến W.Herzog, chính là nhắc đến niềm tự hào
và sự kiêu hãnh của nền điện ảnh Đức nói riêng, điện ảnh của thế giới nói
chung. Ông đã cống hiến một gia sản khổng lồ với những tác phẩm ấn tƣợng và
gây đƣợc tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Theo thống kê, ông đã có hơn 60 bộ
phim, bao gồm phim truyện viễn tƣởng, phim truyền hình. Nhƣng trong đó,
phim tài liệu là thể loại đƣợc ông quan tâm hơn cả bao gồm 38 bộ tính đến thời

điểm tác giả tìm hiểu (Phim tài liệu: 30 và Phim tài liệu ngắn: 08). Tuy nhiên,
trong luận văn, tác giả xin phép đƣợc đi sâu phân tích 09 bộ phim tài liệu du
khảo của ông [39].
Tuy nhiên, đằng sau những vinh quang đó, W.Herzog đã phải đi trên một
chặng đƣờng dài lao động nghệ thuật khổ công.
Bắt đầu từ tuổi thơ cơ cực
Để có những bộ phim thật sự gây đƣợc cảm hứng, nội dung mang lại
những giá trị và thông điệp cuộc sống, đòi hỏi các đạo diễn phải tự mình đi tìm
những ý tƣởng. Nhƣng với W.Herzog thì điều đó hoàn toàn ngƣợc lại. Mọi
nguồn cảm hứng về các chủ đề đến với ông nhƣ một vị khách không mời – thật
tự nhiên và cũng thật tình cờ. Nói nhƣ vậy, công chúng không hẳn phủ nhận
những nỗ lực và sự đam mê với nghệ thuật của ông. Nhƣng đây chính là kết quả
bắt nguồn từ những trải nghiệm, ông lớn lên giữa đống đổ nát trong nƣớc Đức
thời hậu chiến. “Ở đó, cậu Herzog trẻ tuổi không có cơ hội xem bộ phim,
chƣơng trình TV hay sử dụng điện thoại. Tới ngày hôm nay, ông ấy vẫn từ chối
mang theo điện thoại di động. Chúng tôi phải tự sáng tạo ra đồ chơi và các trò
21


chơi của riêng mình” [38]. Chính sự tìm tòi, sáng tạo với đôi chân đi không biết
mỏi, ông đã làm nên những thành công của các bộ phim mà ông làm đạo diễn. Ý
tƣởng về các bộ phim của ông cứ thế tới với ông, giống nhƣ “một vị khách
không mời – chúng cứ đến và đi thôi”. Những kiến thức và trải nghiệm của ông
có đƣợc vƣợt xa tầm hiểu biết của vô vàn những con ngƣời đang sống trong thời
đại công nghệ mà chính ông xem nó mang đầy những nhân tố lập dị.
Chính vì vậy, những đọc giả hay chính những nhà phê bình điện ảnh đều
tin “lần di tản thuở ấu thơ – từ một thành phố đổ nát tới một nơi xanh tƣơi thanh
bình – đã định hình nên phong cách du hành trong nhiều phim của Herzog, tất
cả những bộ phim của ông đầy rẫy những sự nghi ngờ về lớp mặt nạ giả tạo của
nền văn minh, lớp mặt nạ dễ dàng bị vỡ nát để lộ ra những tiếng gầm gừ của sự

tàn bạo bên dƣới” [38].
Không chỉ dừng lại đó, “các bộ phim của ông còn ẩn chứa trong chúng
một sự cảm thông nhẹ nhàng không giả dối cho những con ngƣời bị phân biệt
đối xử, bị tƣớc đoạt quyền lợi và những ngƣời trở thành cô nhi trong tâm
tƣởng”, từ Kaspar Hauser trẻ tuổi, đƣợc trở lại cộng đồng sau thời niên thiếu bị
cô lập trong bộ phim The Enigma of Kaspar Hauser (1974), tới Timothy
Treadwell, một nhà hoạt động vì môi trƣờng lập dị tìm kiếm sự cảm thông với
những con gấu trong phim Grizzly Man (2005) đến Dieter Dengler, viên phi
công ngƣời Đức với câu chuyện sinh tồn đáng nhớ ở Lào trong bộ phim Little
Dieter Needs to Fly (1997) [38].
Một yếu tố không thể thiếu mà những ai quan tâm dõi theo con đƣờng sự
nghiệp điện ảnh của Herzog có thể nhận thấy là sự thiếu thốn tình cảm của
ngƣời cha trong “tâm hồn điện ảnh” của ông. Nỗi đau này dƣờng nhƣ đã góp
phần mang lại những nét riêng trong một số bộ phim tài liệu mà ông sản xuất.
Tuy nhiên, ông đã xem “đó là một sự hỗn loạn theo hƣớng tích cực”. Ông nói,
“Không có một ngƣời cha đặt ra luật lệ, không có luật lệ nào để tuân theo.
Chúng tôi phải sáng tạo nên mọi thứ từ hƣ vô”. Điều này, Herzog đã thể hiện
trong bộ phim Little Dieter Needs to Fly (1997) và lần thứ hai trong phim
22


Rescue Dawn (2006). Sự mất mát đó đã để lại cho Herzog một vết thƣơng quá
lớn. Đặc biệt khi, nó kết hợp với những cảnh tro tàn, man rợ, độc ác, chết chóc
do chiến tranh mang lại thì càng tàn phá trái tim và tâm hồn ông nhiều hơn.
Chính vì lẽ đó, 05 bộ phim Herzog sản xuất thể hiện một vết thƣơng buồn của
cuộc đời ông và cũng là vết thƣơng của đất nƣớc Đức nhƣ Aguirre, the Wrath of
God (1972), Woyzeck (1978), Nosferatu the Vampyre (1979), Fitzcarraldo
(1982) và Cobra Verde (1987). Những hình ảnh, cảm xúc đƣợc chạy đều qua
các đoạn phim đã làm ngƣời xem bị cuốn vào một kết cục không thể tránh khỏi,
một kết cục của rất nhiều ngƣời Đức thuộc thế hệ đó. Những bộ phim của ông

diễn ra trong một vũ trụ không cha của sự hỗn loạn tràn đầy năng lƣợng và sự
hủy hoại sôi sục với những lời tiên đoán sai lầm, bị tiêm nhiễm bởi sự ngờ vực
dai dẳng rằng không chỉ những tên tâm thần điên loạn phải vào nhà thƣơng điên
[38]. Vì vậy, các bộ phim này đƣợc công chiếu đã lấy đi không ít nƣớc mắt của
công chúng trên khắp thế giới, khơi gợi những suy nghĩ sâu sắc về giá trị cuộc
sống, về nhân sinh.
Sáng tạo nghệ thuật trong sự eo hẹp của nguồn kinh phí
Sự lập dị, độc đáo của Herzog trong làm phim còn đƣợc thể hiện qua việc
những bộ phim của ông. Ông thƣờng sử dụng mức kinh phí rất thấp. Ông đã
từng cho biết “Trong 60 phim tôi làm, chƣa có phim nào vƣợt quá kinh phí. Có
khoảng sáu, bảy phim sử dụng nguồn kinh phí cực kỳ thấp” [27]. Thành quả này
chính là sự giữ kỷ luật, ông và đoàn làm phim đã nỗ lực thực hiện trong quá
trình sản xuất và nhận thức rõ ràng về giá trị của đồng tiền.
Dù có nguồn kinh phí eo hẹp, các bộ phim của ông luôn thể hiện đƣợc
hoài bão tham vọng, luôn thể hiện đƣợc những cái hay, cái đẹp từ những thông
điệp mà nhà làm phim muốn truyền cảm hứng. Và rồi, sự nghịch lý ấy đã góp
phần tạo nên những giá trị nghệ thuật mà nhiều nhà làm phim có ngân sách dồi
dào dù có muốn cũng không tạo lập đƣợc.
Những thất bại nghề nghiệp
W.Herzog cho rằng “thất bại là điều kiện tiên quyết để làm chủ sáng tạo”.
23


Ông từng thừa nhận “Những bộ phim tồi đã dạy tôi nhiều nhất về làm phim. Tìm
ra định nghĩa tiêu cực. Thỉnh thoảng, xem một bộ phim và tôi tự hỏi đây có phải
là cách thức làm phim tôi sẽ theo không? Đây là một trải nghiệm giáo dục không
bao giờ kết thúc, một cách khám phá theo hƣớng bạn cần để thực hiện công việc
và ý tƣởng của riêng mình”. Cuối cùng, ông quan niệm “làm những gì bạn yêu
thích bắt nguồn từ việc xác định thành công của chính bạn” [27].
Dựa vào thất bại, đi lên từ thất bại – thậm chí nhiều thất bại, nhà làm phim

phải trả giá đắt, đòi hỏi sự dũng cảm của bản thân nhà làm phim, sự mạnh dạn
bứt phá để thoát khỏi những khuôn mẫu văn hóa mà tìm hƣớng đi riêng cho
mình. Và rồi kết quả của sự dũng cảm ấy, sự bức phá ấy, kết tinh của những thất
bại ấy, W.Herzog gặt hái đƣợc những thành công trong sự nghiệp mà chính ông
cũng phải thấy tự hào. Ông nói “Điều làm cho tôi giàu có là tôi đƣợc chào đón ở
hầu hết mọi nơi. Tôi có thể xuất hiện với các bộ phim của mình và nhận đƣợc
lòng hiếu khách, điều mà bạn không bao giờ có thể đạt đƣợc bằng tiền của mình.
Trong nhiều năm, tôi đã đấu tranh vất vả hơn, bạn có thể tƣởng tƣợng cho sự tự
do thực sự, và hôm nay là đặc quyền theo cách mà ông chủ của một tập đoàn lớn
sẽ không bao giờ có đƣợc” [38].
Luôn tìm kiếm những góc nhìn mới lạ nhất
W.Herzog từng thừa nhận “Những bộ phim của tôi đến với tôi rất sống
động, nhƣ những giấc mơ, không cần giải thích. Tôi không bao giờ nghĩ về những
gì nó có nghĩa là tất cả. Tôi chỉ nghĩ về việc kể một câu chuyện, và tuy nhiên
những hình ảnh phi logic, tôi đã để chúng xâm chiếm tôi. Một ý tƣởng đến với tôi,
và sau đó, trong một khoảng thời gian - có lẽ trong khi lái xe hoặc đi bộ - tầm nhìn
mờ này trở nên rõ ràng hơn trong tâm trí tôi, kéo bản thân vào trọng tâm” [31].
Trong hành động sáng tạo đó, W.Herzog lập luận, điều này nằm ở trách
nhiệm văn hóa rộng lớn hơn của nghệ sĩ khi liên tục phát minh lại các hình thức
đã thiết lập: “Chúng ta cần những hình ảnh phù hợp với nền văn minh và điều
kiện trong cùng của chúng ta, đó là lý do tại sao tôi đánh giá cao bất kỳ bộ phim
nào tìm kiếm sự mới lạ, bất kể nó chuyển động theo hƣớng nào hay câu chuyện
24


nào kể về cuộc đấu tranh để tìm hình ảnh chƣa đƣợc xử lý là không bao giờ kết
thúc. Nhƣng nhiệm vụ của chúng tôi là đào nhƣ các nhà khảo cổ và tìm kiếm
cảnh quan bị vi phạm của chúng tôi. Chúng ta đang sống trong thời đại mà các
giá trị đƣợc thiết lập không còn giá trị, khi những khám phá phi thƣờng đƣợc
thực hiện hàng năm, khi những thảm họa về tỷ lệ không thể tin đƣợc xảy ra

hàng tuần” [31].
Tóm lại, W.Herzog chính là một trong những đại diện tuyệt vời của chủ
nghĩa biểu hiện trong phim và là một ngƣời có tầm nhìn điện ảnh của thể loại
phim truyện và phim tài liệu. Để kết thúc phần mục nói về sự sáng tạo nghệ
thuật của W.Herzog, chúng tôi mƣợn lời của Nhà vật lý lý thuyết Lawrence
Krauss trong một lời bình về W.Herzog: “W.Herzog mà tôi đã biết không phải
là ngƣời đàn ông hoang dã trong các mẩu báo chí của ông. Ông là một con
ngƣời chu đáo, vui tƣơi và thực chất là một con ngƣời hiền lành. Sở hữu một
đầu óc không ngừng nghỉ, với trí tƣởng tƣợng màu mỡ và sáng tạo, anh là một
ngƣời đàn ông quan tâm đến tất cả các khía cạnh trải nghiệm của con ngƣời.
Anh tự học và hiểu biết mọi vấn đề sâu sắc” [31].
Nhƣ trên đã nói, W.Herzog vừa là đạo diễn, vừa là tác giả kịch bản của
hơn 60 phim, cả phim truyện lẫn phim tài liệu. Nhƣng sự nghiệp sáng tạo điện
ảnh của ông thành công chủ yếu ở thể loại phim tài liệu. Trƣớc khi đi sâu tìm
hiểu các bộ phim tài liệu du khảo của ông, tác giả luận văn sẽ xác định rõ những
đặc trƣng cơ bản của thể loại phim này.
1.2 Phim tài liệu du khảo trong hệ thống thể loại của phim tài liệu
Phim tài liệu là loại hình phim “phim phi hƣ cấu” – tất cả đều là sự thật và
sự thật, phản ánh các thông tin có thật về thế giới ngoài phim. Chính vì lẽ đó,
các bậc thầy của điện ảnh Xô Viết gọi là “Điện ảnh của mắt – Điện ảnh của sự
thật”. Đây đƣợc xem là nhóm thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử điện ảnh thế
giới. Những thƣớc phim này ra đời với mục đích ghi nhận những hiện thực cuộc
sống bằng những hình ảnh về con ngƣời, sự việc, sự kiện có thực trong tiến trình
phát triển của xã hội.
25


×