Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cách mạng công nghiệp 4 0 với ngành ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO HỒNG CHÂU

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO HỒNG CHÂU

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài “Cách mạng công nghiệp 4.0 với ngành ngân hàng”
nhằm mục tiêu là đề xuất giải pháp cho ngành ngân hàng khi thực hiện cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0. Trong chƣơng đầu tiên, luận văn nêu lên đặc trƣng về cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 nhƣ khái niệm, đặc điểm, xu hƣớng, các thành phần tạo
nên nền tảng cuộc cách mạng này, xu hƣớng của ngân hàng trong thời đại 4.0, đồng
thời nêu lên kinh nghiệm của các nƣớc và bài học cho các ngân hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu có liên
quan để phân tích cơ hội và thách thức các ngân hàng trong việc thực hiện cuộc
cách mạng này, thông qua xu hƣớng thế giới, nhu cầu của khách hàng, năng lực
cạnh tranh, và hiện trạng của các ngân hàng. Từ đó, luận văn đƣa ra một số giải
pháp và ý kiến đề xuất phù hợp nhằm phát huy cơ hội, và giải quyết các thách thức
đặt ra cho ngành ngân hàng để có thể đón đầu xu hƣớng phát triển chung của thế
giới. Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong
nhận đƣợc những lời góp ý từ ngƣời hƣớng dẫn khoa học, các thầy cô, và quý bạn
đọc. Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô đã giảng dạy cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đoàn Thanh Hà, Thầy đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi rất
nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi ngƣời dành
cho tôi.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Hồng Châu


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... iv
CHƢƠNG 1: ĐẶC TRƢNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN
THỨ TƢ VÀ XU HƢỚNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG THỜI ĐẠI 4.01
1.1.

Đặc trƣng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ................................. 1

1.1.1.


Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp............................................... 1

1.1.2.

Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................... 1

1.1.3.

Bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................. 2

1.1.4.

Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................... 3

1.1.5.

Các xu hƣớng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .................... 4

1.1.6.

Các thành phần tạo nên nền tảng công nghiệp 4.0 ................................. 5

1.1.6.1.

Dữ liệu lớn (Big data) ...................................................................... 5

1.1.6.2.

Điện toán đám mây (Cloud computing) ........................................... 6


1.1.6.3.

Internet kết nối vạn vật..................................................................... 6

1.1.6.4.

Robot tự động (Autonomous robots) ................................................ 6

1.1.6.5.

An ninh mạng (Cyber Security)........................................................ 7

1.1.7.
1.2.

Công nghệ tài chính (Financial Technology - Fintech) .......................... 7

Xu hƣớng của ngành ngân hàng trong thời đại 4.0 ....................................... 9

1.2.1.

Xu hƣớng ngân hàng số (Digital banking) ............................................. 9

1.2.2.

Xu hƣớng sử dụng Internet kết nối vạn vật .......................................... 12

1.2.3.


Xu hƣớng sử dụng trí tuệ nhân tạo ....................................................... 14

1.2.4.

Xu hƣớng sử dụng dữ liệu lớn .............................................................. 16

1.2.5.

Xu hƣớng sử dụng sinh trắc học ........................................................... 17

1.2.6.

Xu hƣớng sử dụng blockchain .............................................................. 18

1.3.

Phát triển dịch vụ ngân hàng trong thời đại công nghiệp lần thứ tƣ ........... 20


1.4. Kinh nghiệm của các nƣớc khi thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
vào ngành ngân hàng và bài học cho Việt Nam .................................................... 20
1.4.1.

Đức ........................................................................................................ 20

1.4.2.

Ấn Độ .................................................................................................... 22

1.4.3.


Malaysia ................................................................................................ 24

1.4.4.

Một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động ngân hàng Việt Nam ....... 25

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG THỜI ĐẠI 4.0 ..................................................... 29
2.1.

Tính tất yếu của việc áp dụng công nghiệp 4.0 vào ngành ngân hàng ........ 29

2.1.1. Xu hƣớng của thế giới về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào tất cả
lĩnh vực 29
2.1.2.

Nhu cầu của khách hàng ....................................................................... 31

2.1.3.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ...................................................... 34

2.1.4.

Hiện trạng của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................. 37

2.1.4.1.


Hiện trạng dịch vụ thanh toán của các ngân hàng thương mại .... 37

2.1.4.2.
mại

Hiện trạng ứng dụng Mobile banking của các ngân hàng thương
........................................................................................................ 39

2.1.4.3. Một số ví dụ về việc áp dụng công nghệ 4.0 của các ngân hàng
thương mại Việt Nam ...................................................................................... 41
2.2. Phân tích cơ hội và thách thức của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong
thời đại công nghiệp 4.0 ........................................................................................ 44
2.2.1.

Cơ hội.................................................................................................... 44

2.2.2.

Thách thức ............................................................................................ 50

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRONG
THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 ............................................................................... 61
3.1. Định hƣớng phát triển ngành ngân hàng ........................................................ 61
3.2. Giải pháp cho các ngân hàng thƣơng mại trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0............................................................................................................... 62
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch .................................... 62


3.2.2. Tập trung phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tích hợp công nghệ

cao
............................................................................................................... 62
3.2.3. Gia tăng truyền thông, tiếp thị để khách hàng biết đến công nghệ số ngân
hàng ............................................................................................................... 63
3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn về an ninh mạng ..................................................... 63
3.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lại nhân lực chất lƣợng cao ................................. 64
3.2.6. Hợp tác với bên thứ ba để phát triển công nghệ ngân hàng ..................... 64
3.2.7. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ hiện đại và chuyển đổi dần sang mô hình
ngân hàng số ....................................................................................................... 65
3.3. Khuyến nghị .................................................................................................... 65
3.3.1. Đối với Chính phủ .................................................................................... 65
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... x
PHỤ LỤC ................................................................................................................. xix


i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Từ viết tắt
ACB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

Agribank


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

CMCN

Cách mạng công nghiệp

Fintech

Công nghệ tài chính

HDBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HSBC

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam)

MB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội

Nam A Bank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Á


NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

OCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Đông

Sacombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

SCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn

SHB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

SPDV

Sản phẩm, dịch vụ

TCTD


Tổ chức tín dụng

Techcombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam
TPBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

VPBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1


So sánh các ngân hàng và các công ty Fintech

8

1.2

Các lĩnh vực mà Fintech tham gia

8

1.3

Lợi ích khi sử dụng blockchain tại các ngân hàng

19

1.4

Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt ở Malaysia

24

2.1

Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Châu Á năm 2017

34

Xếp hạng 10 NHTM có chỉ số sẵn sàng cho phát triển và

2.2

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT
Index) cao nhất năm 2017

36


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Ba cách chuyển đổi kỹ thuật số của ngân hàng

11

1.2

Các công cụ thanh toán đến năm 2020

24

2.1


Thông tin ngƣời dùng Internet ở Việt Nam năm 2017

31

2.2

Các trang mạng xã hội và ứng dụng đƣợc ngƣời Việt Nam

32

sử dụng nhiều nhất năm 2017
2.3

Mục đích sử dụng điện thoại của ngƣời dùng qua các năm

33

2.4

Top 10 NHTM Việt nam uy tín năm 2017

35

2.5

Lãi từ hoạt động dịch vụ và tỷ trọng lãi dịch vụ/tổng thu

37


nhập của các NHTM 2013 – 2017
2.6

Lãi từ dịch vụ thanh toán và tỷ trọng lãi dịch vụ thanh

38

toán/lãi dịch vụ của các NHTM 2013 – 2017
2.7

Lãi từ dịch vụ thanh toán và tỷ trọng Lãi dịch vụ thanh

39

toán/Lãi dịch vụ của các ngân hàng năm 2017
2.8

Tỷ lệ sử dụng phƣơng thức thanh toán khi mua hàng trên

45

Facebook, Zalo của khách hàng năm 2017
2.9

Chiến lƣợc của ngân hàng thích ứng với công nghệ số

54

2.10


Các hình thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến của

56

khách hàng qua các năm 2013 - 2017
2.11

Các SPDV ứng dụng Fintech tại Việt Nam năm 2017

58

2.12

Khó khăn khi các ngân hàng hợp tác với Fintech

59


iv

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới mà chúng ta đang sống đã, đang và sẽ trải qua các cuộc cách mạng
công nghiệp (CMCN). Các cuộc CMCN này đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm của nó.
Tuy nhiên, nhìn chung các cuộc cách mạng đều đƣa thế giới đi lên cả về kinh tế,
văn hóa và xã hội. Gần đây, các quốc gia bắt đầu đề cập đến cuộc CMCN lần thứ tƣ,
hay còn gọi là CMCN 4.0. Cụm từ này lần đầu tiên đƣợc nƣớc Đức đề cập đến vào
năm 2011 tại Hội chợ công nghệ Hannover. Cuộc cách mạng này cho đến hiện tại
đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ của nƣớc Đức, đƣợc rất nhiều quốc gia quan tâm và đón
nhận nhƣ là cơ hội và thách thức để vƣơn tới trong thời đại số ngày nay.

Việt Nam đang trên con đƣờng phát triển để hội nhập với thế giới thì không
thể không biết tới cuộc CMCN lần thứ tƣ đang diễn ra. Tuy nhiên, biết tới nó là
chƣa đủ. Chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm, cũng nhƣ nắm đƣợc bản chất của nó.
Từ đó, có thể áp dụng vào trong công cuộc điều hành đất nƣớc và các lĩnh vực khác
trong đời sống. Nền kinh tế đƣợc xem là chịu tác động mạnh mẽ nhất của các cuộc
CMCN, đặc biệt là cuộc cách mạng lần thứ tƣ. Chính vì thế, chúng ta cần có những
bài nghiên cứu sâu sát hơn về hai mặt tích cực và tiêu cực mà cuộc CMCN lần thứ
tƣ ảnh hƣởng đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Ngành ngân hàng là một trong các ngành xƣơng sống của Việt Nam. Ngành
ngân hàng ảnh hƣởng đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp từ việc cấp vốn vay
đến gửi tiết kiệm, trung gian thanh toán… Công nghệ 4.0 ra đời mang đến sức sống
mới cho lĩnh vực ngân hàng nhƣ việc giao dịch, chuyển tiền, xử lý công việc, chăm
sóc khách hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là các ngân hàng đã chuẩn bị ra sao, tiếp cận công nghệ này nhƣ thế nào, mang
lại hiệu quả hay gặp một số hạn chế nào trong việc đón đầu xu thế, thực hiện cuộc
CMCN 4.0, góp phần vào công cuộc đổi mới nền kinh tế quốc gia.
Về mặt lý luận:


v

Phát triển đất nƣớc theo xu hƣớng của cuộc CMCN 4.0 là điều cần thiết. Đối
với nền kinh tế, cuộc CMCN 4.0 sẽ góp phần tích cực vào việc tăng khả năng cạnh
tranh của quốc gia so với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn còn
đang trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này, khái
niệm về cuộc CMCN 4.0 vẫn còn chƣa rõ nét tại Việt Nam. Trong khi các nƣớc
khác, với trình độ công nghệ tiên tiến, đã đi trƣớc rất nhiều năm và cho ra kết quả
khả quan. Việt Nam cần phải nhanh chóng hơn trong cuộc cách mạng này để có thể
hội nhập với thế giới tốt hơn nữa.
Đối với ngành ngân hàng, cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp cho các ngân hàng gia

tăng uy tín và lợi thế trong mắt khách hàng và nhà đầu tƣ. Thứ nhất, là không ngại
đổi mới, đón đầu xu thế, không để chậm chân hơn các ngân hàng khác trong khu
vực và trên thế giới. Thứ hai, giảm đƣợc chi phí giao dịch đáng kể và thời gian chết
khi xếp hàng chờ ở ngân hàng nhờ các thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, một số lƣợng
lớn nhân viên ở một số vị trí không còn cần thiết nữa, thay vào đó là những nhân
viên có trình độ chuyên môn cao, thích nghi với việc thay đổi kỹ thuật công nghệ
đƣợc tuyển vào.
Đối với Nhà nƣớc, việc đề ra các văn bản quy định và khuyến khích các ngân
hàng tiếp cận với cuộc CMCN 4.0 là điều cấp bách hiện nay. Vì nếu các ngân hàng
không nắm rõ về cuộc cách mạng này hoặc không đủ điều kiện tiếp cận sẽ dậm chân
tại chỗ hoặc bị thụt lùi lại khá xa so với những đơn vị có bƣớc cải tiến về mặt công
nghệ. Đồng thời, Nhà nƣớc cần phải có biện pháp phù hợp để đối mặt với khó khăn
khi Việt Nam quyết định áp dụng cuộc CMCN 4.0 trong việc phát triển ngành ngân
hàng.
Về mặt thực tiễn:
Các nghiên cứu về tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành ngân hàng của
Việt Nam hiện nay chƣa nhiều, số liệu chƣa cụ thể, rõ ràng. Một phần là vì Việt
Nam mới bắt đầu đƣa ra các văn bản về vấn đề này trong vòng vài năm trở lại đây.


vi

Chẳng hạn, Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc
CMCN lần thứ 4 ngày 4/5/2017.
Một số ngân hàng thƣơng mại (NHTM) bắt đầu đƣa các công nghệ tiên tiến
vào trong quy trình vận hành. Điều này giúp tăng hiệu quả trong hoạt động ngân
hàng, sản phẩm, dịch vụ (SPDV) mà các ngân hàng cung cấp cũng đa dạng hơn và
cải tiến hơn so với trƣớc đây.
Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Cách mạng công nghiệp 4.0
với ngành ngân hàng” để tìm hiểu rõ hơn cuộc CMCN này là gì, cơ hội và thách

thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam nhƣ thế nào, đồng thời đƣa ra một số giải
pháp để tận dụng cuộc cách mạng này nhƣ một bƣớc nhảy vọt dành cho Việt Nam
vƣơn ra tầm quốc tế, nhƣng cũng nhằm để giải quyết các thách thức đặt ra cho
ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất giải pháp cho ngành ngân hàng khi
thực hiện cuộc CMCN 4.0.
Mục tiêu cụ thể:
Tính tất yếu của sự thay đổi đối với ngân hàng trong thời đại 4.0.
Xác định cơ hội và thách thức của NHTM Việt Nam.
Đề xuất các giải pháp cho các NHTM đón nhận cơ hội và đối mặt với thách
thức từ cuộc CMCN 4.0.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Tại sao ngành ngân hàng cần thực hiện cuộc CMCN 4.0?
CMCN 4.0 tạo ra cơ hội gì cho ngành ngân hàng?


vii

Thách thức nào ngành ngân hàng gặp phải khi thực hiện cuộc CMCN 4.0?
Giải pháp nào cho ngành ngân hàng để phát huy cơ hội và ứng phó với thách
thức của CMCN 4.0?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động của NHTM khi thực hiện cuộc CMCN
4.0.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: NHTM Việt Nam.
Phạm vi thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh số liệu
qua các năm giúp cho đề tài có cái nhìn rõ nét về sự thay đổi của nhu cầu khách
hàng qua từng thời kỳ cũng nhƣ hiện trạng của các ngân hàng Việt Nam để phân
tích cơ hội và thách thức mà các ngân hàng đang gặp phải trong thời đại 4.0.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về đặc trƣng của cuộc CMCN 4.0, đồng
thời đề tài cung cấp thông tin về xu hƣớng thế giới, nhu cầu khách hàng, hiện trạng
của các ngân hàng Việt Nam. Từ đó, luận văn đƣa ra các giải pháp để các ngân hàng
phát huy cơ hội và giải quyết thách thức đặt ra. Các nghiên cứu tiếp theo có thể dựa
trên nghiên cứu này để tiếp tục làm rõ những vấn đề khác chịu ảnh hƣởng bởi cuộc
CMCN 4.0 trong từng ngân hàng cụ thể.
7. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu


viii

Bài báo “Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Ngân hàng
Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán” của Bùi Quang Tiên
(2017) nêu lên một số thuận lợi, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực thanh toán khi
các ngân hàng áp dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, bài báo cũng đƣa ra các chính
sách và văn bản của Nhà nƣớc trong việc tiếp cận và đón đầu xu hƣớng này. Bài
báo có nhiều thông tin giúp ích cho luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, khi
nhắc đến cuộc CMCN 4.0 thì bài báo chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể của thuật ngữ
này là gì, đồng thời trong bài có khá ít số liệu chứng minh cho quan điểm tác giả
đƣa ra.
Bài báo “Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tƣ đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ”
của Bộ Khoa học và Công nghệ (2017) nêu lên năm đặc điểm nổi bật của cuộc
CMCN 4.0, các xu hƣớng lớn trong cuộc cách mạng này, và tác động của cuộc cách

mạng này đối với thị trƣờng lao động, kinh doanh, chính phủ, ngƣời dân, giáo dục,
an ninh, quốc phòng,… Tuy nhiên, bài nghiên cứu này chƣa đƣa ra số liệu cụ thể để
chứng minh cho các lập luận của tác giả, đồng thời bài báo không đề cập đến ngành
ngân hàng cũng chịu tác động của cuộc cách mạng số này.
Bài báo “Ngân hàng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ” của Lê
Công (2017) nêu lên khái quát về các cuộc CMCN từ lần thứ nhất đến lần thứ tƣ, hệ
thống tài chính ngân hàng thế giới và Việt Nam với cuộc cách mạng này. Bên cạnh
đó, tác giả còn nêu lên cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị để hạn chế thách
thức và phát huy cơ hội. Tuy nhiên, bài báo không nêu cụ thể các thành phần của
cuộc CMCN 4.0 cũng nhƣ số liệu chi tiết để ngƣời đọc hiểu rõ hơn nữa.
Bài báo “Digital Banking 2025” của nhóm tác giả Urs Gasser – Đại học
Harvard, Oliver Gassmann – Đại học St. Gallen, Thorsten – Đại học Zurich, Larry
Leifer – Đại học Stanford, Thomas Puschmann – Đại học Zurich, Leon Zhao – Đại
học Thành phố Hồng Kông (2017) nói về sáu lĩnh vực sẽ tác động đến ngân hàng
đến năm 2025 là khách hàng của ngân hàng, mô hình hoạt động, mô hình doanh thu,


ix

nền tảng ngân hàng kỹ thuật số, ngân hàng định hƣớng dữ liệu và chuỗi giá trị ngân
hàng. Bài báo có cung cấp số liệu đƣợc khảo sát nhƣng không liên tục mà chỉ cung
cấp số liệu để chứng minh cho lập luận của tác giả. Mặt khác, các số liệu lấy khá
tổng quát tại các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Đức. Do đó, bài báo này có thể sử dụng
để tham khảo thêm, nhƣng đối với các ngân hàng Việt Nam thì cần nghiên cứu sâu
hơn.
Bài báo “Digital revolution in retail banking” của Công ty tƣ vấn chiến lƣợc
Roland Berger (2015) về sự phát triển của kỹ thuật số trong các ngành nhƣ bán lẻ,
truyền thông, du lịch, nhà hàng, phân loại khách hàng sử dụng ngân hàng số theo độ
tuổi, thu nhập và trình độ. Đồng thời bài nghiên cứu nêu lên vai trò của chi nhánh
trong thời đại số. Đây là bài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở Đức nên số liệu chủ yếu

lấy ở Đức, không có số liệu về Việt Nam hay các nƣớc châu Á để tham khảo.
Các nghiên cứu trên chƣa nghiên cứu kỹ về đặc trƣng của cuộc CMCN 4.0,
cũng nhƣ các xu hƣớng của ngân hàng Việt Nam trong thời đại số. Vì vậy, luận văn
này sẽ nghiên cứu sâu hơn về xu hƣớng, cũng nhƣ cơ hội và thách thức đối với các
NHTM Việt Nam khi thực hiện cuộc cách mạng này, để các ngân hàng có cái nhìn
rõ nét hơn về công nghệ ngân hàng tiên tiến và các giải pháp giúp ích cho các ngân
hàng.
8. Bố cục của luận văn
Luận văn đƣợc trình bày thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đặc trƣng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và xu
hƣớng của ngành ngân hàng trong thời đại 4.0.
Chƣơng 2: Phân tích những cơ hội và thách thức của ngân hàng thƣơng mại
trong thời đại 4.0.
Chƣơng 3: Giải pháp cho các ngân hàng thƣơng mại trong thời đại công
nghiệp 4.0.


1

CHƢƠNG 1: ĐẶC TRƢNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƢ VÀ XU HƢỚNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG
THỜI ĐẠI 4.0
Chƣơng 1 trình bày đặc trƣng của cuộc CMCN 4.0 gồm lịch sử, khái niệm,
bản chất, các đặc điểm, xu hƣớng chính, cũng nhƣ thành phần tạo nên nền tảng công
nghiệp 4.0, xu hƣớng hoạt động ngân hàng với cuộc CMCN 4.0. Đồng thời, chƣơng
này cũng nêu lên kinh nghiệm các nƣớc đã áp dụng và bài học cho các ngân hàng
Việt Nam.
1.1.

Đặc trƣng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ


1.1.1.

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

Theo Klaus Schwab (2016), cuộc CMCN 1.0 xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 18
với sự ra đời của động cơ hơi nƣớc. Cuộc CMCN 2.0 bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19
và đầu thế kỷ 20, mở ra kỷ nguyên công nghiệp hóa. Thời kỳ này sử dụng điện để
phục vụ sản xuất, năng suất tăng cao và thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Tiếp đến là
cuộc CMCN 3.0 với tự động hóa điện tử. Năm 1969 phát triển Chƣơng trình kiểm
soát logic (PLC) và các ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa
quy trình sản xuất. Đến năm 2011, cuộc CMCN 4.0 là bƣớc tiến bộ vƣợt bậc từ
cuộc CMCN 3.0 trƣớc đó với sự tự động hóa thông minh. Vào tháng 1/2011, ngành
công nghiệp 4.0 đƣợc khởi xƣớng là một “Dự án tƣơng lai” của Chính phủ nƣớc
Đức.
1.1.2.

Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc CMCN 4.0 là “cuộc cách mạng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị điện
tử, công nghệ thông tin để tự động hóa quá trình sản xuất” (Larry Hatheway 2016).
Theo Klaus Schwab (2016), cuộc CMCN lần thứ tƣ “mô tả một loạt các công
nghệ mới kết hợp thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, ảnh hƣởng đến tất cả các
lĩnh vực, nền kinh tế và các ngành công nghiệp. Từ đó, cuộc cách mạng này tạo


2

điều kiện hình thành các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” với hệ thống
không gian ảo có chức năng giám sát quy trình, Internet kết nối vạn vật (Internet of

Things – IoT) và Internet của các dịch vụ (Internet of Services – IoS)”.
Theo Germany Trade & Invest (2014), CMCN 4.0 đại diện cho “sự đổi mới
mô hình từ sản xuất tập trung sang phi tập trung, đƣợc thực hiện bởi các tiến bộ
công nghệ tạo thành sự đảo ngƣợc của logic quy trình sản xuất thông thƣờng”.
1.1.3.

Bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Germany Trade & Invest (2014), CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công
nghệ số và các công nghệ thông minh để tối ƣu phƣơng pháp sản xuất, quy trình vận
hành; tập trung vào các công nghệ có tác động mạnh mẽ nhất là công nghệ sinh học,
công nghệ tự động hóa, công nghệ in 3D, ngƣời máy, công nghệ vật liệu mới…
Cuộc CMCN 4.0 đang là xu hƣớng thế giới của máy móc tự động hóa và
truyền tải dữ liệu trong sản xuất. Trong đó bao gồm mạng vật lý, mạng Internet kết
nối vạn vật và điện toán đám mây trong các “nhà máy thông minh”. Tại đây, hệ
thống vật lý không gian ảo làm nhiệm vụ giám sát quá trình vật lý, tạo ra một bản
sao ảo của thế giới vật lý. Bên cạnh đó, Internet kết nối vạn vật giúp cho các hệ
thống vật lý không gian ảo tƣơng tác với nhau và với con ngƣời. Thông qua Internet
của các dịch vụ, ngƣời sử dụng sẽ tham gia vào chuỗi giá trị bằng việc dùng các
dịch vụ này.
Điểm vƣợt trội của các nhà máy số là các máy móc thông minh trao đổi dữ
liệu bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về số lƣợng hàng hóa, sự cố
xảy ra, những thay đổi trong đơn hàng,…Điều này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình sản
xuất vì sẽ giúp cho tăng hiệu suất đáng kể và giảm thời gian sản xuất, đồng thời
chất lƣợng sản phẩm đồng đều với chi phí thấp hơn. Từ khâu nghiên cứu phát triển
sản phẩm, sản xuất, đến tiếp thị và thu mua đều đƣợc tối ƣu nhờ các cảm biến, điều
khiển cho phép các thiết bị liên kết đến nhà máy, các hệ thống mạng lƣới khác và


3


tƣơng tác với con ngƣời. Toàn bộ hệ thống mạng thông minh này là nền tảng của
các nhà máy hiện đại.
1.1.4.

Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), CMCN lần thứ tƣ có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, cuộc CMCN lần thứ tƣ là sự phát triển tiếp nối từ cuộc CMCN lần
thứ ba. Nếu nhƣ cuộc CMCN 3.0 là sự xuất hiện của công nghệ thông tin và các
thiết bị điện tử trong tự động hóa sản xuất, thì CMCN 4.0 và sự hợp nhất của các
công nghệ, tạo điều kiện cho việc thành lập các nhà máy thông minh.
Thứ hai, nâng cao năng suất và mức sống của ngƣời dân, mở ra hình thức
đầu tƣ mới là điều mà cuộc CMCN 4.0 đang và sẽ thực hiện. Khoa học ngƣời máy
cải tiến, Internet kết nối vạn vật, điện thoại thông minh, dữ liệu lớn và công nghệ in
3D giúp cho năng suất ngày một tăng cao. Những nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào lĩnh
vực này sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác.
Thứ ba, cuộc CMCN 4.0 không chỉ là sự cải tiến máy móc thiết bị mà còn là
sự phát triển vƣợt bậc về quy mô, tốc độ và mức độ tác động của nó. Các cuộc cách
mạng trƣớc đây phát triển với tốc độ cấp số cộng thì cuộc cách mạng này lại phát
triển với tốc độ cấp số nhân. Không những thế, quy mô phát triển rộng lớn hơn với
vốn hóa thị trƣờng cao hơn, doanh thu tăng, nhƣng số nhân viên lại cần ít hơn. Mặt
khác, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội và các mạng truyền
thông khác cần ít vốn hơn nhƣng hiệu quả có thể đạt tƣơng đƣơng hoặc thậm chí là
cao hơn những mô hình kinh doanh truyền thống.
Thứ tƣ, bên cạnh việc dùng công nghệ để tìm ra và khai thác các nguồn năng
lƣợng mới, cuộc cách mạng này còn dùng công nghệ để phát triển nguồn lực hiện
có sao cho hiệu quả hơn bằng công nghệ phái sinh, công nghệ nhúng. Cuộc cách



4

mạng này bƣớc đầu có những thành tựu trong nhiều lĩnh vực nhƣ khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y dƣợc,…
Thứ năm, cuộc CMCN lần thứ tƣ còn giúp thay đổi cách thức đổi mới trang
thiết bị sản xuất. Nhiều năm trƣớc, mỗi lần cải tiến công nghệ là phải sản xuất ra
nhiều loại máy móc khác để thay thế cho máy móc cũ. Nhiều loại máy vẫn còn sử
dụng tốt nhƣng do đã lỗi thời nên bị thay thế, điều này dẫn đến lãng phí và tạo thêm
rác thải cho môi trƣờng. Bên cạnh đó, với một loại máy móc thƣờng chỉ cho ra một
số kiểu sản phẩm nhất định và sản xuất đại trà. Việc đáp ứng các nhu cầu riêng của
khách hàng khá khó khăn và tốn kém chi phí, vì phải làm ra một loại máy riêng cho
từng nhu cầu khác nhau. Trong tƣơng lai, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách
hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ hệ thống mạng Internet. Nhà sản xuất
hoặc các nhà lập trình chỉ cần khảo sát ý kiến của khách hàng và điều chỉnh lại phần
mềm để thêm tính năng mà không cần phải sản xuất chi tiết hay bộ phận mới để
thay thế.
1.1.5.

Các xu hƣớng chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Klaus Schwab (2016), những bƣớc đột phá trong khoa học và công
nghệ cải tiến vƣợt trội là xu hƣớng của cuộc CMCN 4.0. Các xu hƣớng chính của
công nghệ này bao gồm vật lý, số hóa và sinh học. Cả ba nhóm đều có mối liên kết
chặt chẽ với nhau và đem lại lợi ích cho nhau. Trong đó, xu hƣớng số hóa là phổ
biến và các ngân hàng cần thay đổi theo xu hƣớng này.
Sự kết hợp giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng số hóa là sự ra đời của Internet
kết nối vạn vật. Internet kết nối vạn vật là mối quan hệ giữa con ngƣời và các vật
khác nhƣ SPDV, địa điểm thông qua các thiết bị công nghệ và nền tảng khác nhau.
Internet kết nối vạn vật giúp cho nền kinh tế thế giới và xã hội phải thay đổi theo.

Các ngành nghề áp dụng công nghệ này càng có nhiều lợi thế. Tăng cƣờng việc sử
dụng Internet kết nối vạn vật đồng nghĩa với việc truyền dữ liệu và giao tiếp qua
Internet gia tăng. Tất cả thông tin đều minh bạch và đầy đủ để các tổ chức, doanh


5

nghiệp ở mọi lĩnh vực để có thể sử dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh và thành
công trong tƣơng lai.
Hiện nay, có rất nhiều thiết bị đƣợc kết nối với Internet nhƣ điện thoại thông
minh, máy tính, máy tính bảng, và cả đồng hồ đeo tay. Số lƣợng thiết bị sẽ không
ngừng gia tăng trong các năm tiếp theo. Vì thế, cách thức quản lý chuỗi cung ứng
của con ngƣời cũng thay đổi hoàn toàn, giúp cho chúng ta giám sát, tối ƣu hóa các
hoạt động. Các SPDV ngân hàng cần phải số hóa để có thể sử dụng trên các thiết bị
công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
1.1.6.

Các thành phần tạo nên nền tảng công nghiệp 4.0

Theo Norsam Tasli Mohd Razali (2018), chín công nghệ sau đƣợc xem là
xƣơng sống của CMCN 4.0 gồm dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet kết nối
vạn vật, mô phỏng, robot tự động, thực tế tăng cƣờng, an ninh mạng, hệ thống tích
hợp, và sản xuất đắp dần. Một hệ thống sản xuất công nghiệp 4.0 khi đƣợc triển
khai đầy đủ sẽ có hầu hết chín tiến bộ công nghệ tích hợp và có sự tƣơng tác với
nhau để đạt đƣợc lợi ích tối đa khi thực hiện. Trong đó, năm thành phần có ảnh
hƣởng đến ngân hàng là dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet kết nối vạn vật,
robot tự động, an ninh mạng.
1.1.6.1. Dữ liệu lớn (Big data)
Theo TechAmerica Foundation (2012), dữ liệu lớn là thuật ngữ mô tả thông
tin có khối lƣợng lớn, tốc độ cao, đa dạng và phức tạp đòi hỏi các kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến cho phép xử lý, lƣu trữ, phân phối, và phân tích thông tin. Dữ liệu lớn
thƣờng đƣợc xác định theo ba chiều là khối lƣợng, tốc độ, và sự đa dạng.
Nền tảng dữ liệu lớn có thể thu thập, lƣu trữ, phân tích số lƣợng lớn thông tin
nhƣ xu hƣớng, mối quan hệ đầu vào, quy trình và đầu ra. Việc phân tích dữ liệu có
ích cho dự báo nhằm giúp các nhà sản xuất kiểm soát hoạt động và cải thiện hiệu
quả sản xuất. Ngoài ra, dữ liệu lớn còn giúp giảm số lỗi phát sinh trong sản xuất, và


6

giúp ra quyết định theo thời gian thực thông qua đánh giá toàn bộ dữ liệu từ nhiều
nguồn.
1.1.6.2. Điện toán đám mây (Cloud computing)
Ngành công nghiệp chứng kiến một sự chuyển đổi lớn trong việc sử dụng
các giải pháp đám mây. Đám mây đang đƣợc sử dụng cho các ứng dụng nhƣ các
dịch vụ từ xa, quản lý màu sắc, so sánh tiêu chuẩn hiệu suất và vai trò của nó trong
các lĩnh vực kinh doanh khác sẽ tiếp tục mở rộng. Các chức năng và dữ liệu máy sẽ
dần chuyển sang các giải pháp đám mây. Đám mây cho phép triển khai các bản cập
nhật, các mô hình hiệu suất và các tùy chọn phân phối nhanh hơn nhiều so với các
hệ thống độc lập.
1.1.6.3. Internet kết nối vạn vật
Internet kết nối vạn vật là một hệ thống các thiết bị điện toán có liên quan,
các máy móc kỹ thuật số và cơ học, đồ vật và con ngƣời đƣợc cung cấp với định
danh duy nhất và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tƣơng tác
giữa ngƣời với ngƣời hay giữa ngƣời với máy tính. Với kết nối và dữ liệu thích hợp,
Internet kết nối vạn vật có thể giải quyết vấn đề nghẽn giao thông, giảm tiếng ồn và
ô nhiễm. Các máy thông minh đƣợc kết nối có thể thu thập và xử lý dữ liệu lớn
chính xác hơn và nhất quán cao hơn con ngƣời.
1.1.6.4. Robot tự động (Autonomous robots)
Chúng đƣợc dùng để tự động hóa các phƣơng pháp sản xuất trên nhiều lĩnh

vực khác nhau nhờ vào Internet kết nối vạn vật. Chúng kết nối các thiết bị và máy
tính để giao tiếp với nhau. Nguyên vật liệu có thể đƣợc vận chuyển khắp nhà máy
thông qua robot di động tự động, tránh chƣớng ngại vật, phối hợp với thiết bị nhanh
chóng, và xác định nơi nào lấy hàng và nơi nào trả hàng trong thời gian thực. Bằng
việc kết nối với cơ sở dữ liệu và máy chủ trung tâm, các hành động của robot có thể
đƣợc điều phối và tự động hóa ở một mức độ lớn hơn bao giờ hết. Chúng có thể


7

hoàn thành nhiệm vụ một cách thông minh với sự tham gia rất ít của con ngƣời. Các
quy trình công nghiệp sẽ cải thiện hiệu quả nhờ vào robot giúp giảm thiểu sai lầm
có khả năng mắc phải.
1.1.6.5. An ninh mạng (Cyber Security)
Bảo mật thông tin rất quan trọng khi chúng ta chuyển từ hệ thống độc lập
sang kết nối tăng cƣờng từ Internet kết nối vạn vật và đám mây. Bảo mật và độ tin
cậy cho phép thực hiện sản xuất số hóa thành công, tận dụng tất cả lợi ích của môi
trƣờng kết nối. An ninh mạng là rất cần thiết để bảo vệ các dữ liệu có giá trị không
bị các bên khác đánh cắp. Một hệ thống an ninh mạng lý tƣởng là sự kết hợp giữa
bảo mật mạng truyền thống và bảo mật nhúng trên các thiết bị kết nối Internet với
nhau để chống lại các cuộc tấn công mạng.
1.1.7.

Công nghệ tài chính (Financial Technology - Fintech)

Theo Ủy ban ổn định tài chính (Financial Stability Board – FBS) (2017),
Fintech là “cải tiến tài chính bằng công nghệ dẫn đến các mô hình kinh doanh, các
ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới với các ảnh hƣởng có liên quan trên thị
trƣờng tài chính và các tổ chức và sự cung cấp dịch vụ tài chính.”
Theo Mackenzie, A. (2015), “Fintech là viết tắt của cụm từ financial

technology, đƣợc hiểu theo nghĩa là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo
và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải
pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với
các dịch vụ tài chính truyền thống.”


8

Bảng 1.1: So sánh các ngân hàng và các công ty Fintech
Tiêu chí
Về uy tín

Về vốn

Về kinh nghiệm
Về nghiệp vụ

Về SPDV

Về khách hàng

Các ngân hàng
Có sự đảm bảo uy tín về tài chính,
hệ thống kênh phân phối, khả năng
kiểm soát rủi ro.
Có nguồn vốn lớn để đầu tƣ vào
công nghệ nâng cấp SPDV mới, tuy
nhiên vốn chia ra cho nhiều mảng
khác nhau.
Có kinh nghiệm nhiều năm trong

lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Có nguồn nhân lực có kiến thức
chuyên môn cao trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, nhƣng ít có kiến
thức chuyên môn về công nghệ.
Có thể đổi mới SPDV nhƣng bị rào
cản về pháp lý.

Các công ty Fintech
Uy tín tùy thuộc vào công ty
thành lập.
Có đủ vốn đầu tƣ tập trung phát
triển SPDV công nghệ cao.

Có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng.
Có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng, nhƣng có
trình độ chuyên môn cao về công
nghệ.
Có khả năng đổi mới, nâng cấp
sản phẩm liên tục mà không bị
rào cản pháp lý nhƣ ngân hàng.
Lƣợng khách hàng bị giới hạn theo Chấp nhận rủi ro cao nên tệp
quy định ban hành, nhƣng mức độ khách hàng rộng hơn, kể cả
rủi ro thấp hơn.
những ngƣời chƣa từng là khách
hàng của ngân hàng, và khách
hàng dƣới chuẩn ngân hàng.


Nguồn: NHTM cổ phần Quân Đội (MB) (2017)
Bảng 1.2: Các lĩnh vực mà Fintech tham gia
Ba nhóm lĩnh vực Fintech tham gia
Cho vay, tiền gửi Thanh toán, lƣu ký và bảo lãnh thanh Quản lý đầu tƣ
và huy động vốn
toán
Gọi vốn cộng
Giao dịch tần
Bán lẻ
Bán buôn
đồng
suất cao
Sàn cho vay
Ví di động
Mạng lƣới thanh toán Sao chép giao
dịch
Ngân hàng di Chuyển khoản Giao dịch ngoại hối
Giao dịch điện tử
động
P2P
Đánh giá tín dụng Tiền điện tử
Sàn giao dịch số hóa
Tƣ vấn tự động
Dịch
Cổng thông tin và tập hợp dữ liệu
vụ hỗ Hệ sinh thái (cơ sở hạ tầng, mã nguồn mở, APIs)
trợ thị Ứng dụng dữ liệu (phân tích dữ liệu lớn, mô hình dự báo)
trƣờng Công nghệ phân tán sổ cái (blockchain, hợp đồng thông minh)
Bảo mật (mã số định danh, chứng thực)
Điện toán đám mây

Internet vạn vật kết nối/ công nghệ di động
Trí tuệ nhân tạo (robot, giao dịch tự động, thuật toán)

Nguồn: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
Supervision – BCBS) (2018)


×