Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cách mạng công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.61 KB, 12 trang )

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4: CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Bộ Khoa học và Cơng nghệ
Vấn đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được giáo sư Klaus
Schwab, Chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đặt ra trong quyển sách của
mình ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của WEF năm 2016. Klaus Schwab
cũng như rất nhiều học giả khác đều nhận định rằng những thay đổi về tốc độ,
phạm vi và ảnh hưởng của những công nghệ mới nhất xứng đáng được coi là một
cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tham luận này đưa ra những nghiên cứu ban
đầu về vấn đề “Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4”, đưa ra phân tích sơ bộ về một
số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hải Phịng nói
riêng trên cơ sở đánh giá khái quát bối cảnh, hiện trạng trong nước cũng như
những tác động mà cuộc cách mạng cơng nghiệp này có thể mang lại. Với quan
điểm “xu thế” của cuộc cách mạng này đang thực sự diễn ra và Việt Nam cần chủ
động để cócách thức ứng xử phù hợp, Báo cáo cũng đề xuất một số gợi ý về cách
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Thành phố Hải phịng.
1. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4
Hiện nay, các cơng nghệ số hố và kết nối khơng chỉ dừng lại ở việc kết nối
nội dung thông qua các trang web, hệ thống email (Internet of content) mà đã tiếp
tục phát triển để kết nối các dịch vụ (Internet of services) với sự ra đời của “Web
2.0” là các nền tảng và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thông minh; để kết nối
mọi người (Internet of people) với sự ra đời của các mạng truyền thông xã hội
(Social Media) và các điện thoại, ứng dụng thông minh; và mới nhất là để kết nối
mọi vật (Internet of things - IoT) cùng với các khái niệm thiết bị, dữ liệu, đối
tượng thông minh. Sự hội tụ của những phát triển đột phá về cơng nghệ số hố và
kết nối cùng với với các thành tựu khoa học, công nghệ trong vật lý, sinh học và
năng lượng như: In 3D, công nghệ gen thế hệ mới, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ nano, công nghệ năng lượng tái tạo,… đang làm thay đổi bộ mặt của sản
xuất và kinh doanh theo những cách khó có thể hình dung được. Xu thế ứng dụng
các công nghệ mới này trong sản xuất được gọi là Sản xuất Tiên tiến (Advanced


Manufacturing), tạo ra những khả năng hoàn toàn mới trong sản xuất và kinh
doanh, có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
Các hệ thống sản xuất toàn cầu sẽ được kết nối với nhau, kết nối với sức mạnh của


những cơng nghệ tính tốn, phân tích tiên tiến, kết nối với hệ thống cảm biến giá rẻ
thông qua các phương thức kết nối mới dựa trên Internet. Điều này, ngồi việc
giúp cắt giảm chi phí, cịn tạo ra tốc độ, độ chính xác, sự hiệu quả và linh hoạt cho
các công ty sản xuất.Sự phát triển bùng phát của các hệ thống sản xuất tiên tiến
dựa trên số hoá và kết nối, hay còn được gọi là các “Hệ thống tích hợp số - vật
lý” (Cyber-physical systems - CPS), sẽ mang lại những sản phẩm và dịch vụ đủ tốt,
rẻ, số lượng nhiều, phong phú phục vụ nhu cầu cá nhân hóa tức thời và tiết kiệm
năng lượng, phù hợp môi trường.
Đây được cho là những biểu hiện của cuộc CMCN lần thứ 4 (theo quan
điểm của giáo sư Klaus Schwab và đang được biết đến một cách rộng rãi) được
xây dựng dựa trên cuộc Cách mạng Số hoá - được coi là cuộc CMCN lần thứ 3.
Một số học giả khác cho rằng đây vẫn là những biểu hiện tiếp diễn của cuộc
CMCN lần thứ 3 đang xảy ra. Thậm chí một số khác cịn cho rằng đây mới chỉ là
những biểu hiện ban đầu của cuộc CMCN lần thứ 3 đang sắp diễn ra (cuộc cách
mạng Số hoá chưa được coi là CMCN). Tuy nhiên, dù dưới cái tên nào, thì xu thế
này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự
biến đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, xét cả
về mặt tích cực cũng như tiêu cực. Trong Báo cáo này, xu thế nêu trên tạm gọi là
Công nghiệp 4.0 như đang được phổ biến hiện nay.
2. Cơ sở về khoa học và công nghệ cho công nghiệp 4.0
Các xu thế công nghệ cho sản xuất dựa trên số hoá và kết nối nằm ở một số
lĩnh vực chính như sau: CNTT - truyền thơng (CNTT-TT), vật lý, sinh học, và
năng lượng. Các cơng nghệ trong các nhóm này đều liên quan chặt chẽ với nhau và
với các cơng nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và
tiến bộ của từng nhóm.

2.1. Lĩnh vực Công nghệ thông tin
a. Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn
Dữ liệu lớn (Big data) là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn
và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể
đảm đương được. Kích cỡ của dữ liệu lớn đang tăng nhanh từng ngày.
Trong thế kỷ 21, dữ liệu thường được xem như là một “nguyên liệu thô”.
Ngày nay, dữ liệu đang được sử dụng ngày càng rộng rãi cho mọi lĩnh vực từ
thương mại, tài chính, viễn thơng, y tế, giao thơng vận tải cho tới an ninh và quản


lý cơng. Dữ liệu lớn sẽ giúp dự đốn khả năng tăng năng suất, chất lượng và tính
linh hoạt trong các ngành cơng nghiệp sản xuất, từ đó tạo ra lợi thế trong cạnh
tranh. Nói cách khác, dữ liệu lớn sẽ là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội trong tương lai.
b. Internet vạn vật
Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) được hiểu như là một mạng lưới
ngày càng lớn các đối tượng vật lý, cho phép các đối tượng này kết nối với Internet
và giao tiếp với các thiết bị và hệ thống khác có khả năng kết nối Internet. Internet
vạn vật là sự phát triển từ việc sử dụng Internet để kết nối nội dung, đến kết nối
dịch vụ (Internet of Services), kết nối mọi người (Internet of People), đến kết nối
mọi vật mà trung tâm là việc máy có thể giao tiếp với máy. Với mơ tả đơn giản
nhất, có thể coi IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các vật thể, dịch vụ, địa điểm…)
với các chương trình máy tính và con người thông qua các công nghệ kết nối và
các nền tảng khác nhau.
c. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là lĩnh vực mô phỏng các q
trình trí tuệ con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Các q trình
này bao gồm học tập (thu thập các thông tin và quy tắc sử dụng các thông tin), lập
luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hay xác định) và tự điều
chỉnh. Các ứng dụng đặc trưng của trí tuệ nhân tạo bao gồm: Hệ thống chuyên gia,

các hệ thống tự điều khiển hay các hệ thống tương tác tự động.
2.2. Lĩnh vực Vật lý
Có bốn đại diện chính trong lĩnh vực vật lý là: Cơng nghệ tự lái, robot cao
cấp, công nghệ in 3D và vật liệu mới.
a. Công nghệ tự lái
Công nghệ tự lái ngày càng được đầu tư phát triển. Ngày nay chúng ta có xe
ơ tơ tự lái, thiết bị bay khơng người lái, máy bay không người lái, tàu thủy không
người lái, tàu không người lái... Đại diện tiêu biểu cho sự phát triển của công nghệ
tự lái giai đoạn này chính là xe ơ tơ tự lái.
b. Robot cao cấp
Robot là một thiết bị cơ khí được lập trình có thể thực hiện các nhiệm vụ và
tương tác với môi trường xung quanh mà không cần đến sự tương tác của con


người. Ngày nay, với sự phát triển của cơ khí chính xác, trí tuệ nhân tạo, cảm
biến… các robot đang trở nên tiên tiến hơn. Robot đang trở nên thích nghi và linh
hoạt hơn với thiết kế cấu trúc và chức năng được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh
học phức tạp.
Một số loại robot công nghiệp đã thay thế sức lao động của con người trong
các cuộc cách mạng công nghiệp trước. Trong tương lai, chúng sẽ trở nên thơng
minh, có nghĩa là chúng sẽ có thể thích ứng, giao tiếp và tương tác.
c. Công nghệ In 3D
Công nghệ In 3D (3D printing), hay còn được gọi là chế tạo cộng (Additive
Manufacturing), là công nghệ tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách bồi đắp dần
các lớp vật liệu từ một bản vẽ hay một mơ hình 3D có trước. Cơng nghệ này khác
hồn tồn so với các công nghệ chế tạo truyền thống hiện nay, hay cịn gọi là chế
tạo trừ, là cơng nghệ bỏ đi các vật liệu thừa từ phôi ban đầu cho đến khi thu được
đối tượng vật lý mong muốn.
Ở khía cạnh kinh tế, với những đặc điểm như giảm thời gian, chi phí và dễ
dàng tùy biến, cơng nghệ in 3D có thể coi là một cuộc cách mạng về mơ hình sản

xuất. Nhà thiết kế khơng cịn phải bận tâm đến những hạn chế của nguồn nguyên
liệu từ xa hoặc của máy móc mà có thể biến mọi ý tưởng độc đáo của mình thành
hiện thực trong vài ngày. Các nhà quản lý khơng cịn cần một đội ngũ đơng đảo
những người ngồi lắp ráp các bộ phận rời với nhau nữa, mà là những người có thể
tùy chỉnh từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm một cách nhanh chóng theo yêu cầu
của khách hàng. Những sản phẩm sản xuất hàng loạt sẽ được thay thế bằng những
sản phẩm tùy biến theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt với chi phí rẻ hơn.
Ở khía cạnh xã hội, công nghệ này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường sản
xuất. Công nghệ in 3D sẽ khiến cho nhu cầu tìm kiếm nhân cơng giá rẻ bị thay thế
bởi nhu cầu về nhân cơng có năng lực sáng tạo, trình độ cao và chuỗi cung ứng gần
hơn với thị trường tiêu thụ về mặt địa lý nhằm có thể đáp ứng mọi nhu cầu riêng
biệt của khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, sự phát triển của công
nghệ in 3D cũng kéo theo các vấn đề trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, an
ninh quốc gia.
d. Vật liệu tiên tiến
Theo Rensselaer, khái niệm vật liệu tiên tiến (advanced materials)“dùng để
chỉ tất cả những loại vật liệu mới hoặc những loại vật liệu đã biết, nhưng có một hay


nhiều tính chất ưu việt thích hợp cho việc ứng dụng thực tế.” Như vậy, vật liệu tiên
tiến không nhất thiết phải là vật liệu mới hồn tồn, có thể là những vật liệu truyền
thống, nhưng được chế tạo, gia cơng bằng những phương pháp đặc biệt nào đó, tạo
cho vật liệu có cấu trúc và tính năng vượt trội, có thể ứng dụng được. Vật liêu tiên
tiến có những thuộc tính mà chỉ cách đây vài năm vẫn cịn được coi là viễn tưởng.
Về tổng thể, chúng nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng. Hiện nay đã có
các nhiều ứng dụng cho các vật liệu thông minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch, các
kim loại có khả năng khơi phục lại hình dạng ban đầu, gốm sứ và pha lê biến áp lực
thành năng lượng và nhiều vật liệu khác nữa.
2.3. Lĩnh vực sinh học
Cơng nghệ sinh học nói chung và di truyền nói riêng đã có những bước phát

triển quan trọng trong thời gian qua. Công nghệ bộ gen thế hệ tiếp theo kết hợp
những tiến bộ trong khoa học về giải trình tự và thay đổi vật liệu di truyền với các
khả năng phân tích dữ liệu lớn nhất đã tạo ra những bước tiến mới.
Với việc giải trình tự nhanh chóng và năng lực tính tốn tiên tiến, các nhà
khoa học có thể kiểm tra một cách có hệ thống biến thể di truyền làm thế nào có
thể mang lại các đặc điểm có lợi và xác định nguyên nhân bệnh tật cụ thể, thay vì
các kỹ thuật truyền thống kém hiệu quả. Các máy giải trình tự gen để bàn giá thành
tương đối thấp có thể được sử dụng trong chẩn đốn thường ngày, có khả năng cải
thiện đáng kể việc điều trị từ việc ứng dụng công nghệ ADN để đưa ra các phương
pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bước tiếp theo là sinh học tổng hợp, khả
năng tùy chỉnh chính xác các sinh vật bằng việc chỉnh sửa ADN được thiết kế có
chủ đích. Những tiến bộ trong năng lực và tính sẵn sàng của khoa học di truyền có
thể có tác động sâu sắc về y học, nơng nghiệp -thậm chí cả việc sản xuất các hợp
chất có giá trị cao, sản xuất nhiên liệu sinh học - cũng như đẩy nhanh quá trình
phát triển thuốc cho người và vật nuôi.

2.4. Năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả
Theo Hiệp hội Công nghiệp năng lượng tái tạo Texas, năng lượng tái tạo là
nguồn năng lượng có thể tự tái tạo một cách tự nhiên trong một thời gian ngắn và
được dẫn xuất trực tiếp từ mặt trời (nhiệt độ, quang hóa và quang điện), gián tiếp
từ mặt trời (gió, năng lượng hydro và năng lượng quang hợp được lưu giữ trong
sinh khối) hoặc từ các cơ chế, chuyển động tự nhiên khác của môi trường (địa


nhiệt và năng lượng thủy triều). Năng lượng tái tạo không bao gồm các nguồn
năng lượng dẫn xuất từ nhiên liệu hóa thạch, các chất thải từ các nguồn hóa thạch,
hoặc các sản phẩm chất thải từ các nguồn vô cơ.
3. Tác động của cuộc CMCN 4.0 và cách ứng xử của Việt Nam
3.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến Việt Nam
Việt Nam khơng nằm ngồi những tác động của việc ứng dụng các cơng

nghệ số hố và kết nối vào sản xuất và kinh doanh như đã nêu ở trên. Cụ thể hơn,
những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa
và cơng nghệ in 3D đang nảy sinh nguy cơ đảo ngược dòng thương mại theo
hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá
rẻ. Ngành dệt may Việt Nam, với 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2015, đang
đứng trước nhiều khó khăn thách thức với đơn hàng xuất khẩu của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể.
Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có nguy cơ bị kẹt ở giữa
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về lao động trên toàn cầu, với một bên là nhân công
rẻ hơn từ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanmar… và bên kia là các robot
đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung Quốc.
Điều này dẫn đến sự chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn
trở lại các nước phát triển và trở lại Trung Quốc để gần hơn với thị trường tiêu thụ
lớn, các trung tâm nghiên cứu - phát triển và các trung tâm cung cấp nguyên vật
liệu, phụ kiện. Trong ngành điện tử, khả năng thay thế công nhân bằng robot tại
các tập đoàn đa quốc gia sẽ dẫn tới việc làm của hàng trăm nghìn lao động bị ảnh
hưởng. Các hoạt động kinh doanh có liên quan như cung cấp suất ăn hay chỗ ở,
vận chuyển công nhân đi làm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp cho
các tập đoàn này cũng bị ảnh hưởng theo.
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng Trung ương sẽ gặp khó
khăn trong việc kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia nếu một hệ thống tiền tệ toàn
cầu với những giao dịch điện tử diễn ra theo thời gian thực được hình thành; gặp
khó khăn trong việc quản lý cấp phép, giám sát hoạt động cũng như kiểm sốt
dịng tiền thanh tốn từ các cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech), đặc biệt đối với
các hoạt động thanh toán phi truyền thống (cổng thanh tốn điện tử, ví điện tử,…).
Các tổ chức tín dụng sẽ phải đầu tư để thay đổi mơ hình kinh doanh, mơ hình quản
trị thích ứng với Cơng nghiệp 4.0, cụ thể là phát triển các kênh phân phối mới, các


sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính tích hợp cao, giảm dần vai trị của

các chi nhánh, bảo đảm bảo mật thông tin và an ninh mạng tài chính quốc gia.
Trong lĩnh vực du lịch, truyền thơng xã hội qua mạng Internet sẽ tác động
mạnh đến quyết định lựa chọn điểm đến và đặt dịch vụ tại Việt Nam của khách du
lịch, tạo điều kiện cho phát triển du lịch ở Việt Nam nếu được quan tâm đầu tư.
Trong lĩnh vực y tế, Công nghiệp 4.0 sẽ tạo điều kiện cho ngành Y tế Việt
Nam nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ khoa học - công nghệ y tế của thế
giới và khu vực. Rút ngắn thời gian phát triển hệ thống y tế kỹ thuật cao, chuyên
sâu nhờ sự gia tăng ở cấp số nhân của sức mạnh điện tử và sự tiếp cận nguồn dữ
liệu y tế rộng lớn, từ phần mềm được sử dụng để tìm ra các loại thuốc, vắc xin mới
tới các thuật toán được sử dụng để tiên đoán, hỗ trợ ra quyết định lâm sàng cho bác
sĩ. Việc số hóa các giao dịch, tương tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dựa trên
bệnh án điện tử sẽ tạo ra kho dữ liệu lớn phục vụ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo,
hứa hẹn mang lại nhiều đột phá về ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực
y tế tại Việt Nam.
Có thể thấy, nhân lực lao động đã, đang và sẽ tiếp tục bị thay thế bằng tự
động, robot và trí thơng minh nhân tạo. Cơng nghiệp 4.0 được dự báo có tiềm năng
tác động tiêu cực lớn nhất đến lực lượng lao động ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Hiện nay, có nhiều dự báo rất khác nhau về mức độ tác
động: Nghiên cứu của Frey và Osborne (2013) cho thấy 47% việc làm của Hoa Kỳ
có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa trong hai thập kỷ tới, trong khi đó một
nghiên cứu được cơng bố năm 2016 của OECD ước tính chỉ khoảng 9% cơng việc
có nguy cơ bị thay thế do tự động hóa (các tính tốn được đưa ra trên cơ sở đánh
giá 21 nước thuộc khối bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Ai Len, Thụy Điển, Phần Lan,
Na Uy, Ba Lan, Áo, Séc, Slovakia, Estonia). Theo một viễn cảnh mang tính cực
đoan hơn, báo cáo mới nhất của ILO cơng bố tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có
đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao mất việc dưới tác
động của những đột phá về công nghệ của Công nghiệp 4.0. Đặc biệt đối với
nguồn nhân lực ngành dệt, may, báo cáo cho thấy Việt Nam có đến 86% lao động
trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc khi các công nghệ tự

động sản xuất được đưa vào. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất
lớn vì dệt may và giày dép là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động
(khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc trong


ngành dệt may; giày dép - 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74% là lao động
nữ làm việc trong ngành giày dép; lao động trong hai ngành chiếm 6,2% tổng lực
lượng lao động và 13,7% việc làm phi nông nghiệp). Trong số đó, có nhiều lao
động ít kỹ năng (tương ứng là 17% và 26% lao động dệt may và giày dép chỉ có
trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể khơng cịn trẻ (lao động từ 36 tuổi trở lên
chiếm 35,84% đối với dệt may và 25,37% đối với giày dép). Đây là nhóm khơng
dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức. Điều này cho thấy
q trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn, có thể làm đảo ngược q trình chuyển dịch
lao động ra khỏi nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực chính thức trong nền
kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước. Sự khác biệt lớn giữa các số liệu
dự báo cho thấy nguy cơ lao động có trình độ thấp bị thay thế bởi tự động hóa là
hiện hữu. Tuy nhiên, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cần nghiên
cứu thêm để có thể đánh giá một cách khoa học và xác định đúng mức độ tác động,
bình tĩnh, chủ động từng bước đối phó vì các dự báo đều mang tính chất dài hạn
(trong hai thập kỷ tới). Ở chiều hướng tích cực, tất cả các báo cáo đều thống nhất,
bên cạnh các việc làm mất đi (bị thay thế do tự động hóa) sẽ xuất hiện nhiều việc
làm và ngành nghề mới. Đồng thời, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tự động hóa
cũng nhận định rằng ngành dệt may rất khó thay thế người lao động bằng robot
trong nhiều công đoạn. Do vậy, điều quan trọng là cần tập trung vào đào tạo và
giáo dục chuyển đổi nghề nghiệp với các kỹ năng phù hợp.

Hình 1. Tỉ lệ cơng nhân có nguy cơ mất việc
do tự động hố trong sản xuất.

Hình 2. Tỉ lệ cơng nhân có nguy cơ mất việc do

tự động hoá trong lĩnh vực dệt may.

3.2. Ứng xử của Việt Nam với cách mạngcông nghiệp 4.0


Các quốc gia trên thế giới, tùy theo trình độ phát triển, thực tiễn đất nước, có
nhận thức và đối sách khác nhau nhằm tận dụng được xu thế Công nghiệp 4.0.
Thực tiễn triển khai cho thấy có hai nhóm: Các nước dẫn dắt về công nghệ như:
Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và một loạt các nước tập trung ứng
dụng công nghệ như: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,… Những nước thuộc nhóm
thứ hai dựa trên những thế mạnh đã có để triển khai thực hiện và tập trung nguồn
lực cho một số lĩnh vực ưu tiên.
Với nền cơng nghiệp có xuất phát điểm cịn khiêm tốn, phát triển khơng
đồng đều; trình độ cơng nghệ về cơ bản chưa bắt kịp được với các nước tiên tiến,
Việt Nam cần có định hướng đúng trong việc tiếp cận Công nghiệp 4.0 nhằm tận
dụng được tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi do Công
nghiệp 4.0 mang lại.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa
các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó Thủ tướng Chính phủ có u cầu Chủ tịch
Ủy ban nhân nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian
từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp
và nhiệm vụ: rà sốt, quy hoạch phát triển vùng, địa phương; đề xuất xây dựng kế
hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4; rà sốt các sản phẩm, lựa chọn sản phẩm chủ
lực, phù hợp để tập trung đầu tư phát triển.
4. Một số khuyến nghị về cơ hội, thách thức và cách tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với Thành phố Hải phòng

4.1. Cơ hội và thách thức
Thành Phố Hải Phòng (Hải Phòng) là thành phố cảng quan trọng, trung tâm
công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm
kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng
duyên hải Bắc Bộ. Thành Phố Hải Phịng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã
hội, khoa học, cơng nghệ và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước,
trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải
Phòng là đầu mối giao thơng đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên


vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật
tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển
của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Hải Phịng có nhiều khu công nghiệp, thương
mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên
hải Bắc Bộ Việt Nam và là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm
phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phịng và Quảng Ninh, nằm ngồi Quy hoạch vùng thủ
đô Hà Nội.
Trong bối cảnh cả nước nói chung và Hải Phịng nói riêng đang hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ
tạo ra công cụ đắc lực giúp Hải Phịng đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa Thành phố. Những cải cách cơng nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến
những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.
Với đặc điểm là thành phố cảng lớn nhất phía Bắc nên việc ứng dụng các
công nghệ nền tảng của công nghiệp 4.0 sẽ:
+ Khai thác hiệu quả các thế mạnh về phát triển cơng nghiệp cơ khí, đóng
tàu, cơng nghiệp vật liệu xây dựng, khuyến khích khai thác đánh bắt thủy hải sản
xa bờ, phát triển việc nuôi trồng thủy sản ven biển để tăng sản phẩm xuất khẩu.
+ Phát triển ngành dịch vụ như cảng biển, hàng không, ngân hàng, tài chính,
bưu chính viễn thơng. Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch thơng minh đối

với du lịch biển ưu thế gồm: nghỉ dưỡng biển và đảo, tham quan,...
+ Xây dựng đô thị thông minh trung tâm các tỉnh trở thành các trung tâm
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuậtVùng duyên hải Bắc Bộ làm hạt nhân thúc đẩy
vùng nơng thơn phát triển.
Tuy nhiên, Hải Phịng với vị thế là vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía
Bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, CMCN 4.0 cũng đang đặt ra nhiều thách
thức mới, đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế khi
máy móc tự động hóa đang dần thay thế nhân công, khoảng cách công nghệ và tri
thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn... Chính quyền, các
doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Hải Phòng cần phải
nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển
cơng - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet
vạn vật và cuộc CMCN 4.0.


4.2. Một số khuyến nghị về cách tiếp cận CMCN 4.0
Căn cứ vào giải pháp và nhiệm vụ được giao, Ủy ban nhân dân thành phố
Hải Phịng cần rà sốt, quy hoạch phát triển vùng, địa phương tập trung vào các
đặc điểm thế mạnh của vùng để đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng
tâm phù hợp với xu thế công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; rà soát
các sản phẩm, lựa chọn sản phẩm chủ lực, phù hợp tập trung đầu tư ứng dụng công
nghệ cao để phát triển.
CMCN 4.0 được phát triển trên nền tảng của CNTT, do đó, để có thể tiếp
cận xu thế của Công nghiệp 4.0, trước hết phải thúc đẩy sự phát triển của CNTT
với các trụ cột chính sau:
- Hạ tầng CNTT: Mở rộng xa lộ thơng tin đến mọi ngõ ngách, đảm bảo kết
nối cho toàn bộ các thành phần máy móc, thiết bị với dữ liệu, các quy trình, cũng
như con người; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, kinh
doanh những cơng nghệ mới (4G, 5G).
- Ứng dụng CNTT: Có chính sách thực sự thiết thực về tài chính để doanh

nghiệp ứng dụng CNTT và đổi mới công nghệ; kiên quyết u cầu hoạt động của
Chính quyền phải thơng qua mạng; thúc đẩy th ngồi CNTT.
- Nhân lực CNTT: Xố mù về CNTT trong toàn xã hội, đưa vào đào tạo từ
cấp phổ thông; mạnh mẽ thực hiện cách mạng trong đào tạo về CNTT (cấp bằng
thông qua đào tạo từ xa…).
Xu thế Cơng nghiệp 4.0 có những tác động trực tiếp, ngày một gia tăng đến
sản xuất, kinh doanh. Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản
xuất mới, UBND TP. Hải Phòng cần quyết liệt thực hiện các chỉ đạo của Chính
phủ về đẩy mạnh mơi trường cạnh tranh kinh doanh, tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế cùng phát triển.
Các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề lớn của Hải Phòng (Đại học Hàng
Hải,…) cần quyết liệt đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, đặc biệt là dạy nghề.
Bên cạnh kết cấu hạ tầng, môi trường kỹ thuật số năng động này cũng cần phải
ni dưỡng những tài năng mới. Các chính sách và nội dung giáo dục cũng cần
được thay đổi mạnh mẽ để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế
cơng nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung:


- Thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM),
ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thơng.
- Đẩy mạnh triệt để tự chủ đại học, dạy nghề.
- Với một số ngành đặc thù như CNTT, thí điểm quy định về đào tạo nghề,
đào tạo đại học.
Cuối cùng, cần thực sự có một số sản phẩm của Hải Phịng có khả năng cạnh
tranh chiến lược ở tầm quốc gia. Việc phát triển các sản phẩm cạnh tranh chiến
lược của tỉnh cần bám sát với các cơng nghệ sản xuất mới, do đó cần:
- Xác định một số sản phẩm để tập trung phát triển kèm theo cơ chế hỗ trợ
của tỉnh, Thành phố;
- Tích hợp những cơng nghệ mới như Internet vạn vật, Điện tốn đám mây,

Trí tuệ nhân tạo vào phát triển các sản phẩm thế mạnh của Hải Phòng./.



×