Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của doanh ngiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN XUÂN LINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN XUÂN LINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HÀ QUANG ĐÀO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


i

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các DNNVV trên địa bàn Tp. HCM từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của
các DNNVV. Đề tài sử dụng dàn bài thảo luận thực hiện nghiên cứu định tính bằng
cách phỏng vấn sâu 12 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng kết hợp với cơ
sở lý luận để xác định 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT
của DNNVV, làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng.
Với dữ liệu khảo sát từ 165 DNNVV trên địa bàn Tp. HCM, thông qua phân tích
Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA… bài nghiên cứu đã góp phần bổ
sung cho các nghiên cứu trước đây theo hướng lượng hóa một số biến định tính như:
tính minh bạch của báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ hợp lệ, thiện chí trả nợ của
doanh nghiệp… nhằm đo lường tác động của các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các DNNVV trên địa bàn
Tp. HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn TDCT của DNNVV là năng lực của DNNVV, bất cân xứng thông tin giữa TCTD
và DN, rào cản từ TCTD, khả năng tiếp cận thông tin của DN hạn chế, trong đó năng

lực của DNNVV được xem là nhân tố tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn
của DNNVV. Vế khả năng tiếp cận vốn TDCT của các DNNVV được đánh giá ở
mức thấp.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã có một số đóng góp một số hiểu biết nhất định
về khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV trên địa bàn Tp. HCM hiện nay và kiến
nghị một số giải pháp cho các nhà quản lý DNNVV, tổ chức tín dụng cũng như các
nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV
trên địa bàn Tp. HCM.


ii

LỜI CAM ĐOAN
**********
Tôi tên là:

Nguyễn Trần Xuân Linh

Sinh ngày:

21 tháng 04 năm 1986 – Tại: Thành phố Hồ Chí Minh

Quê quán:

Hà Tĩnh

Hiện đang công tác tại: Trường Cao đẳng Công Thương Tp. Hồ Chí Minh – số
20 đường Tăng Nhơn Phú, phường Phước Long B, quận 9 Tp. Hồ Chí Minh.
Là học viên cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Mã học viên: 020116140108

Cam đoan đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Quang Đào
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp. HCM, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Trần Xuân Linh


iii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh và toàn thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong thời gian học tập, nghiên cứu và trong suốt quá trình thực hiện
đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức
của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hà Quang Đào, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, là những chuyên gia trong lĩnh vực tài
chính, đã đóng góp những ý kiến xác thực trong lĩnh vực tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp và đồng thời dành thời gian quý báu cùng tôi hoàn thành cuộc

phỏng vấn để tôi có thể hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp đã tham gia trả lời bảng khảo
sát để tôi có dữ liệu tốt nhất để thực hiện đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nơi luôn là mái ấm, là chỗ dựa tinh
thần vững chắc cho tôi, nhất là người vợ yêu quý, người đã thay tôi chăm sóc gia đình
để tôi có được nhiều thời gian và tinh thần tốt nhất tập trung vào học tập và nghiên
cứu đề tài.
Những tình cảm sâu sắc, sự an ủi, động viên của gia đình, đồng nghiệp, thầy cô,
bạn bè đã tạo đã tạo cho tôi một động lực mạnh mẽ giúp tôi hoàn thành luận văn một
cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cám ơn!


iv

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Chương 1: LỜI MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2


1.3 Câu hỏi nghiên cứu

2

1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2

1.5 Phương pháp nghiên cứu

2

1.6 Nội dung nghiên cứu

3

1.7 Tổng qua các nghiên cứu về tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa

3

1.8 Đóng góp của đề tài

10

1.9 Kết cấu luận văn

11


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

12

2.1 Lý luận doanh nghiệp nhỏ và vừa

12

2.1.1 Tiêu chuẩn doanh nghệp nhỏ và vừa

12

2.1.1.1 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới

12

2.1.1.2 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

13

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

15

2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

16

2.2. Tổng quan về tín dụng chính thức


18


v

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của
doanh nghiệp nhỏ và vừa

20

2.3.1 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

20

2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp

21

2.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức tín dụng

24

2.3.4 Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước

26

2.3.5 Nhân tố về thông tin bất cân xứng

27


2.4 Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

36

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ
MINH

37

3.1 Tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh

37

3.2 Đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh

39

3.2.1 Đánh giá thực trạng về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhò và
vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

40

3.2.2 Đánh giá về đặc điểm công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại thành phố Hồ Chí Minh

41

3.2.3 Đánh giá về tình hình tiêu thụ hàng tồn kho của doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại thành phố Hồ Chí Minh

43

3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1 Tổng quan về tình hình tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

46
46


vi

3.3.2 Thực trạng về tình hình tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh

47

3.3.2.1 Các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
thành phố Hồ Chí Minh

47

3.3.2.2 Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bành thành

phố Hồ Chí Minh

53

3.4 Đánh giá các kết quả đạt được từ hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

55

3.4.1 Tích cực

55

3.4.2 Hạn chế

57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

58

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

59

4.1 Thiết kế nghiên cứu

59


4.2 Nghiên cứu định tính

60

4.3 Giả thuyết nghiên cứu

62

4.4 Xây dựng thang đo

63

4.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về năng lực của doanh nghiệp

64

4.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức tín dụng

64

4.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về chính sách của nhà nước

64

4.4.4 Nhóm nhân tố thuộc về thông tin bất cân xứng

65

4.4.5 Thang đo khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho doanh nghiệp

nhỏ và vừa
4.5 Kết quả nghiên cứu

65
66


vii

4.5.1 Tổng quát về tình hình các doanh nghiệp được khảo sát

66

4.5.2 Đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa

67

4.5.3 Đánh giá sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của doanh nghiệp nhỏ

69

4.5.4 Kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng phân tích nhân tố khám phá
(EFA)

69

4.5.5 Kiểm định thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh

nghiệp nhỏ và vừa

73

4.6 Mô hình và giả thuyết được hiệu chỉnh

73

4.7 Phân tích hồi quy các nhân tố hảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức của DNNVV

75

4.8 Đánh giá kết quả nghiên cứu hồi quy

76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

81

5.1 Kết luận

81

5.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức

của doanh nghiệp nhỏ và và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

82

5.2.1 Đối với nhân tố năng lực doanh nghiệp

82

5.2.2 Nhân tố thông tin bất cân xứng giữa tổ chức tín dụng – doanh nghiệp

84

5.2.3 Nhân tố rào cản từ tổ chức tín dụng

86

5.2.4 Khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế

87

5.3 Đề xuất ứng dựng mô hình bao thanh toán ngược, bài học từ Mexico

87


viii

5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

93


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

94


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN

Doanh nghiệp

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

TD

Tín dụng

TDCT

Tín dụng chính thức

NHTM

Ngân hàng thương mại

APEC

Diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương

UN/ECE

Ủy ban kinh tế Liên hiệp quốc ở châu Âu


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TM

Thương mại

SX

Sản xuất

NT$

Tân Đài tệ

CIEM

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

ILSSA

Viện khoa học lao động và xã hội

DoE

Khoa kinh tế - đại học tổng hợp Copenhagen Đan Mạch

WIPO


Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới


x

EU

Liên minh châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

TSĐB

Tài sản đảm bảo

NSNN

Ngân sách nhà nước

VKD

Vốn kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


CTCP

Công ty cổ phần

HTX

Hợp tác xã

VCCI

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

DS

Doanh số

QBLTD

Quỹ bảo lãnh tín dụng

BLTD

Bảo lãnh tín dụng

BCX

Bất cân xứng

NN


Nhà nước

NLDN

Năng lực doanh nghiệp

BCXTT

Bất cân xứng thông tin

HCTT

Hạn chế thông tin

CSNN

Chính sách nhà nước

BTT

Bao thanh toán

TCTC

Tổ chức tài chính

VDB

Ngân hàng phát triển Việt Nam


VNCQLTW

Viện nghiên cứu quản lý trung ương


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống bảo lãnh các khoản vay DN nhỏ tại Anh

30

Bảng 2.2 Hệ thống hổ trợ DNNVV “House bank” tại Đức

32

Bảng 3.1. Số lượng DNNVV trên địa bàn Tp. HCM từ năm 2011 đến 2015

37

Bảng 3.2. Số lượng DNNVV phân theo số lao động trên địa bàn Tp. HCM

38

Bảng 3.3. Tổng vốn bình quân của DNNVV trên địa bàn Tp. HCM

40

Bảng 3.4. Cơ cấu máy móc sử dụng trong các DNNVV theo tỉnh thành


41

Bảng 3.5. Cơ cấu tuổi của máy móc trong cuộc khảo sát

44

Bảng 3.6. Số DNNVV gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng tồn kho theo
tỉnh thành

46

Bảng 3.7. Tình hình dư nợ tín dụng cho DNNVV trên địa bàn Tp. HCM

48

Bảng 3.8. Doanh số BLTD, vốn điều lệ của QBLTD 2011 – 2014

53

Bảng 4.1. Thang đo năng lực doanh nghiệp

64

Bảng 4.2. Thang đo thuộc về ngân hàng

64

Bảng 4.3. Thang đo thuộc về chính sách nhà nước

65


Bảng 4.4. Thang đo thuộc về thông tin bất cân xứng

65

Bảng 4.5. Thang đo khả năng tiếp cận vốn của DNNVV

65

Bảng 4.6. Mô tả mẫu nghiên cứu

66

Bảng 4.7. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập

67

Bảng 4.8. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc

69

Bảng 4.9. Kết quả phân tích EFA các biến độc lập

70

Bảng 4.10. Kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc

73

Bảng 4.11. Kết quả hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn Tp. HCM

75


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV

20

Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu

59

Hình 4.2. Khung lý thuyết được điều chỉnh sau khi nghiên cứu định tính

62

Hình 4.3. Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh

74

Hình 5.1. So sánh mô hình BTT truyền thống và mô hình BTT ngược

89

Hình 5.2. Mô hình sàn giao dịch BTT ngược


92


xiii

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tỷ trọng phân loại DNNVV theo quy mô lao động năm 2013
tại Tp. HCM

38

Đồ thị 3.2. Số lượng DNNVV phân theo lao động tại Tp. HCM năm 2013
đến 2015

39

Đồ thị 3.3. Mức độ tự động hóa của DNNVV theo tỉnh thành

42

Đồ thị 3.4. Khó khăn chủ yếu trong việc tiêu thụ hàng tồn kho tại Tp.
HCM

44

Đồ thị 3.5. Khó khăn chủ yếu hiện này của các DNNVV tại Tp. HCM

45

Đồ thị 3.6. Tình hình tín dụng Tp. HCM và cả nước


46

Đồ thị 3.7. Số DNNVV được BLTD tại Tp. HCM

49

Đồ thị 3.8 Tình hình triển khai chương trình kết nối NH - DN tại Tp. HCM

51

Đồ thị 3.9. Nguyên nhân DNNVV không nộp đơn xin vay vốn

54

Đồ thị 3.10. Khó khăn của DNNVV khi vay vốn ngân hàng

54

Đồ thị 3.15. Loại hình TSĐB của các DNNVV

55


1

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng DN Việt Nam, thì DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và
chủ yếu trong nền kinh tế. Theo thống kê, DNNVV chiếm tới 95% trong tổng số DN

tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao động, chiếm
17,26% tổng nộp NSNN. Có thể nói, DNNVV ngày càng có một vai trò quan trọng,
trở thành một động lực phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như Tp. HCM nói
riêng.
Mặc dù DNNVV có những đóng góp quan trọng, tuy nhiên, hệ thống DN này
vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: quy mô nhỏ, thiếu vốn và khó
tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao.
Trong những hạn chế đó, thì nguồn vốn hạn chế cũng như khả năng tiếp cận nguồn
vốn TDCT thấp được xem là trở ngại lớn nhất cản trở đến quá trình phát triển của
DN. Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù trung tâm kinh tế tài chính của cả nước, nơi tập trung
rất nhiều tổ chức tài chính TD trong và ngoài nước, nguồn cung ứng vốn rất dồi dào,
tuy nhiên các DNNVV trên địa bàn thành phố vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn TD cho quá trình phát triển của mình, đặc biệt, trong cuộc khủng hoảng
kinh tế vừa qua, hàng loạt DNNVV đã phá sản do không giải quyết được bài toán về
vốn.
Xuất phát từ thực tiễn khó khăn trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” sẽ làm rõ các nguyên nhân khiến cho các DNNVV trên
địa bàn Tp. HCM khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDCT, mức độ tác động
của nó, để từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn trong việc tiếp cận vốn
TDCT với mục đích phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh
cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế
Tp. HCM nói riêng cũng như cả nước nói chung.


2

1.2 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá thực trạng tín dụng dành cho DNNVV trên địa bàn Tp. HCM.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn TDCT

của DNNVV.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu nghiên cứu trên, bài luận sẽ trả lời một số câu hỏi như sau:
- Thực trạng về tình hình tín dụng chính thức dành cho DNNVV trên địa bàn
Tp. HCM hiện nay như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV?
- Các giải pháp được đề xuất để cải thiện khả năng tiếp cận vốn TDCT của
DNNVV là gì?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là DN trên địa bàn Tp. HCM có quy mô nhỏ và vừa theo
tiêu chí phân loại của WB.
Đề tài giới hạn từ năm 2011 cho đến năm 2015.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập trong quá
trình nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các số liệu thống kê
của các Sở, Ban, Ngành, hiệp hội, các tạp chí khoa học, tài liệu, sách báo liên quan
đến đề tài để phân tích thực trạng tín dụng của DNNVV trên địa bàn Tp. HCM.
- Phương pháp định tính. Đề tài sẽ sử dụng phương pháp chuyên gia, nhằm
điều tra đánh giá của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn TDCT cho DNNVV nhằm điều chỉnh và cũng cố các luận cứ về các giả thuyết
nghiên cứu.


3

- Phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp này sử dụng dữ liệu sơ
cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi, đối tượng khảo sát là các
chủ DNNVV trên địa bàn Tp. HCM. Sau khi tiến hành khảo sát sẽ đưa vào phần

mềm SPSS để xử lý dữ liệu (Phân tích Cronback’s alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), và phân tích hồi quy) để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố trên tới
khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV.
1.6 Nội dung nghiên cứu
Đề dự kiến nghiên cứu các nội dung chính sau
- Tổng quan về DNNVV.
- Thực trạng tình hình TD đối với DNNVV trên địa bàn Tp. HCM
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của
DNNVV.
- Thực hiện khảo sát và lập mô hình của các nhân tố trên, đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố trên đối với khả năng tiếp cận vốn của DNNVV .
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV.
1.7 Tổng qua các nghiên cứu về tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Các nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài
Mohd Amy Azhar Mohd Harif, Siti Khadijah Md.Zali (2004) ‘Business
Financing for Small and Medium Enterprise (SMEs): How to Strike’. Nghiên cứu
thực hiện phương pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn sâu 10 NHTM lớn nhất và
đóng vai trò quan trọng nhất Malaysia (như Ngân hàng Malayan Bank Bhd, Public
Bank Bhd, RHD Bank Bhd,...). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 19 nhân tố tác động
đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV trong đó có 4 nhân tố tài chính là: (1) BCTC,
(2) quy mô vốn, (3) dự báo dòng tiền, (4) nguồn tiền trả nợ và 15 nhân tố phi tài chính
gồm (1) năng lực pháp lý của người vay vốn, (2) tính cách, (3) tình hình kinh tế, (4)


4

TSĐB, (5) mục đích sử dụng vốn, (6) khả năng đánh giá thông tin DN cung cấp của
nhân viên TD, (7) năng lực sản xuất, (8) rủi ro về vị trí địa lý, (9) rủi ro ngành, (10)
thông tin có được từ bên thứ 3, (11) quy mô DN, (12) kinh nghiệm chủ DN, (13)

chiến lược kinh doanh, (14) kỹ năng quản lý của chủ DN, (15) năng lực cạnh tranh
trên thị trường.
Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuechua Chen (2006) ‘What Factors affect
Small and Medium-Sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from
Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province’. Đề tài thu thập
số liệu của 342 DNNVV sau đó sử dụng mô hình phân tích logit và mô hình hồi quy
đa biến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay
được từ ngân hàng của các DNNVV ở Thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Theo kết
quả nghiên cứu, quy mô DN (đo lường bằng tổng tài sản) là nhân tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV trong
khi doanh thu, lợi nhuận ròng không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DN.
Selamawit Niguse Kebede, Aregawi Ghebremichael Tirfe và Nigus Abera
(2014) ‘Determinants of Micro and Small Enterprises’ Access to Finance’. Nghiên
cứu sử dụng hồi quy binary logistic với số lượng mẫu là 138 DNNVV được lựa chọn
ngẫu nhiên từ tổng 538 DNNVV khảo sát. Nghiên cứu đưa ra 10 giả thuyết về khả
năng tiếp cận vốn của DNNVV tại Ethiopia trong đó có 7 giả thuyết được chấp nhận
là: (1) DN được điều hành bởi người chủ lớn tuổi có xu hướng dễ tiếp cận nguồn vốn
hơn DN được điều hành bởi người chủ trẻ tuổi, (2) chủ DN có trình độ học vấn cao
hơn thì dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hơn, (3) DN có TSĐB dễ tiếp cận nguồn
vốn hơn DN không có, (4) DN có thời gian hoạt động lâu hơn dễ tiếp cận nguồn vốn
hơn, (5) DN có quy mô về lao động lớn hơn thì dễ tiếp cận nguồn vốn hơn, (6) quy
trình tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của DNNVV, (7) kỳ hạn
khoản vay ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của DNNVV. 3 giả thuyết chưa
đủ bằng chứng để kết luận là (1) DN được điều hành bởi người chủ là nam dể tiếp
cận vốn hơn là chủ nữ, (2) DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dễ tiếp cận vốn hơn,
(3) lãi suất khoản vay ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận vốn của DN; trong các


5


nhân tố còn lại quy mô lao động được xem là nhân tố có tác động mạnh nhất đến khả
năng tiếp cận vốn.
Luận văn thạc sỹ của Arlinda Mustafa (2015) ‘Access to bank loan of SMEs
in Kosovo’ luận văn sử dụng hồi quy Logisitc với số lượng mẫu là 486 DNNVV lấy
ngẫu nghiên từ 44.302 DNNVV được khảo sát trong cuộc khảo sát năm 2012 tại 7
khu vực ở Kosovo, biến phụ thuộc đề xuất trong nghiên cứu này là (1) giới tính chủ
DN, (2) thời gian hoạt động của DN, (3) trình độ học vấn người quản lý, (4) vị trí của
DN, (5) kinh nghiệm quản lý, (6) loại hình DN, (7) giá trị TSĐB, (8) kế hoạch kinh
doanh của DN, (9) quy mô doanh nghiệp. Trong các biến trên thì chỉ có các biến là
vị trí DN, thời gian hoạt động của DN, kinh nghiệm quản lý, kế hoạch kinh doanh,
quy mô doanh nghiệp và giá trị TSĐB là có ý nghĩa thống kê, trong đó kế hoạch kinh
doanh của DN có tác động mạnh nhất đến khả năng vay vốn của DNNVV. Một điều
đặc biệt là nghiên cứu này có so sánh với cuộc khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam, tác giả đã chỉ ra một khác biệt rất lớn giữa Kosovo và Việt
Nam là trong khi giá trị TSĐB đóng vai trò không đáng kể đối với khả năng tiếp cận
vốn vay tại Kosovo, thì tại Việt Nam giá trị TSĐB lại đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng đối với các DN khi đi vay vốn.
Samuel Sekyi, Paul Kwame Nkegbe và Nassegnible Kunnible (2013)
‘Participation in the credit market by small scale enterprises in Ghana: Evidence from
Wa Municipality’ đề tài thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 200 doanh nghiệp thông qua
bảng câu hỏi khảo sát. Trong số 200 DN được khảo sát thì có 115 DN chiếm tỷ lệ
57.5% không vay vốn và 85 DN tương ứng với 42.5% có vay vốn (xác định trong
vòng 12 tháng), trong số các DN vay vốn thì chỉ có 31 DN vay từ nguồn tín dụng
chính thức còn lại 54 DN thì phải vay từ thị trường tín dụng không chính thức. Sau
đó đề tài sử dụng mô hình ước lượng Bivariate probit với 2 biến phụ thuộc là (1) tham
gia thị trường tín dụng và (2) nguồn tín dụng được lựa chọn, các biến độc lập gồm
(1) tuổi chủ doanh nghiệp, (2) thời gian hoạt động của DN, (3) giới tính chủ DN, (4)
Số nhân khẩu trong gia đình chủ DN, (5) trình độ học vấn chủ DN, (6) khoảng cách
từ văn phòng của DN đến tổ chức điểm giao dịch của tổ chức tín dụng gần nhất, (7)



6

số lượng nhân viên của DN, (8) thu nhập của DN, (9) tài sản của DN. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có bốn nhân tố có tương quan dương với khả năng tham gia thị trường
tín dụng của DN đó là: kích cỡ hộ gia đình chủ DN, trình độ học vấn chủ DN, tuổi
chủ doanh nghiệp và thu nhập của DN, trong đó trình độ học vấn của chủ DN ảnh
hưởng mạnh nhất đến khả năng tham gia thị trường tín dụng, theo kết quả hồi quy thì
cứ tăng thêm 1 năm tham gia học tập của chủ DN thì xác suất tham gia vào thị trường
tín dụng của DN đó tăng xấp xỉ 16%. Tuy nhiên, tài sản của DN lại có tương quan
ngược chiều với khả năng tham gia thị trường tín dụng của DN. Về việc lựa chọn
nguồn tín dụng thì có hai nhân tố ảnh hưởng đó là tuổi chủ doanh nghiệp và học vấn
của chủ doanh nghiệp, trong đó tuổi chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng lựa
chọn nguồn tín dụng có hình dạng hình chữ U, tức khả năng lựa chọn nguồn tín dụng
chính thức sẽ tăng lên cùng với độ tuổi chủ doanh nghiệp nhưng đến độ tuổi nhất định
thì khả năng này sẽ giảm xuống do các tổ chức tín dụng không sẵn lòng cho vay với
những người có độ tuổi cao.
Omboi Bernard Messah và Priscilla N. Wangai (2011) ‘Factors that Influence
the Demand for Credit for Credit Among Small Scale Investors: a case study of Meru
Central District, Kenya’ nghiên cứu về nhu cầu tín dụng của DNNVV tại khu vực
Meru Distric ở Kenya. Nhu cầu tín dụng của DNNVV được định nghĩa là xác suất
DNNVV có sử dụng nguồn vốn tín dụng chính thức trong 3 năm gần nhất, các biến
tác động được sử dụng trong mô hình được chia làm hai nhóm biến, nhóm biến thuộc
về nhân khẩu học gồm (1) tuổi, (2) giới tính, (3) tình trạng hôn nhân và (4) số người
phụ thuộc trong gia đình của chủ doanh nghiệp, nhóm biến thuộc về kinh tế - xã hội
gồm: (1) thu nhập ròng của chủ DN, (2) trình độ học vấn chủ DN đây là 2 biến thuộc
về cá nhân chủ DN trong nhóm biến kinh tế - xã hội, ngoài ra nhóm biến này còn có
các biến tác động sau (3) vị trí giao dịch của DN, (4) lĩnh vực hoạt động của DN, (5)
thời gian hoạt động của DN, (6) thị trường giao dịch (hàng hóa cung cấp ở địa phương
hoặc khác), (7) lãi suất ngân hàng và (8) tài sản đảm bảo. Nguồn dữ liệu được thu

thập từ bảng câu hỏi khảo sát 110 DNNVV trên khu vực, sau đó tác giả sử dụng hồi
quy logistic để đánh giá nhu cầu tín dụng của DNNVV trong khu vực. Kết quả hồi


7

quy cho thấy chỉ có (1) tuổi của chủ DN, (2) trình độ học vấn của chủ DN, (3) mức
thu nhập của chủ DN, (4) kích cỡ hộ gia đình (số người phụ thuộc chủ DN) là có tác
động đến nhu cầu tín dụng của DN trong đó biến kích cỡ hộ gia đình có quan hệ
nghịch chiều và biến trình độ học vấn chủ DN có tác động mạnh nhất đến quyết định
vay vốn của DN.
Các nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Tâm (2014) ‘Nghiên cứu khả năng tiếp
cận vốn của DNNVV trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang’, đề tài sử
dụng hồi quy logrit để đánh giá mức độ tác động các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của DNNVV trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng là (1) tỷ suất lợi nhuận, (2) trình
độ học vấn, (3) giá trị tài sản ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNNVV,
trong đó, tỷ suất lợi nhuận là biến có tác động mạnh nhất.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tấn Hùng (2014) ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên địa bàn TP.HCM’ sử dụng hồi quy Logistic để đánh
gia mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV
tại Eximbank trên địa bàn Tp. HCM, các biến độc lập được sử dụng trong mô hình là
(1) loại hình DN, (2) số năm hoạt động của DN, (3) ngành nghề kinh doanh của DN,
(4) vốn tự có của DN, (5) tổng tài sản của DN, (6) tài sản thế chấp, (7) trình độ học
vấn của người quản lý, (8) giới tính của người quản lý, (9) Kết quả HĐKD, (10) số
nợ hiện hành của DN, (11) nguồn trả nợ vay. Trong các nhân tố trên thì tài sản thế
chấp có tác động mạnh nhất.
Đề tài nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2014) ‘Các nhân tố đến tiếp

cận vốn vay của DNNVV’ đã chia các nhân tố thành 2 nhóm, nhân tố bên ngoài DN:
(1) môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô của nhà nước, (2) đặc điểm kinh doanh
của các TCTD. Các nhân tố bên trong DN: (1) đặc điểm kinh doanh của các ngành
nghề, (2) quy mô DN, (3) thời gian hoạt động của DN, (4) lịch sử TD, (5) năng lực
của chủ DN, (6) năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của chủ DN, (7) tính minh


8

bạch của BCTC, (8) TSĐB của DN. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá mức độ tác động
của nhân tố trên.
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thế Bính (2013) ‘Nguồn vốn cho phát triển cho
DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ’, đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa các cơ
sở lý luận cho việc phát triển DNNVV, tổng kết kinh nghiệm thành công của một số
nước về chính sách nguồn vốn cho DNNVV, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đề tài cũng đã phân tích thực trạng tình hình vay vốn ngân hàng của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Cần Thơ và nêu nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn của
DNNVV bao gồm: (1) TS thế chấp, (2) xây dựng dự án vay vốn, (3) thủ tục vay vốn,
(4) tính minh bạch tình hình tài chính, (5) thủ tục thẩm định tài sản, (6) lãi suất vay
vốn, (7) thời hạn vay vốn, (8) năng lực tài chính DNNVV, (9) vốn đối ứng tham gia
vào dự án của DN, (10) doanh nghiệp không hiểu quy trình xin vay vốn, (11) thủ tục
ưu đãi của nhà nước phức tạp chưa minh bạch. Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích mức
độ tác động của các nhân tố này đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của
DNNVV.
Luận án Tiến sỹ của Võ Đức Toàn (2012) ‘Tín dụng đối với DNNVV của các
NHTMCP trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh’ đã phân tích, đánh giá thực trạng tình hình
tín dụng của các NHTMCP đối với các DNNVV, đồng thời phân tích các nhân tố hạn
chế đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của DNNVV trên địa bàn Tp. HCM gồm 3
nhóm nhân tố: NH, DN, cơ quan quản lý NN. Về phía NH là: (1) vốn điều lệ của các
ngân hàng TMCP vẫn còn ở mức thấp, (2) thời gian từ lúc DN xin vay cho đến lúc

giải ngân vẫn còn kéo dài, (3) quy định pháp lý về TSĐB, (4) cán bộ ngân hàng còn
thiếu năng lực chuyên môn trong việc đánh giá tính hiệu quả của các dự án, (5) các
sản phẩm TD chưa phù hợp với nhu cầu DN. Những hạn chế về phía DN gồm: (1)
năng lực, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV, (2) thiếu tài sản
thế chấp khi vay vốn ngân hàng, (3) quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, (4) trang thiết
bị, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, (5) năng suất lao động thấp, (6) chất lượng sản
phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường, (7) DN chưa biết nhiều về sản phẩm
cho vay của các NHTM, (8) việc khai báo thông tin của các DNNVV trong quan hệ


9

tín dụng với ngân hàng vẫn chưa trung thực, (9) sử dụng vốn sai mục đích, (10) không
có thiện chí trong việc trả nợ vay, (11) công tác kế toán tài chính tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, (12) việc tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp
hội nghề nghiệp chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng, (13) trình độ học
vấn của lãnh đạo DNNVV còn thấp, (14) tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao. Những
hạn chế về phía cơ quan quản lý: (1) qui định của luật pháp trong quan hệ tín dụng
giữa ngân hàng thương mại với DNNVV vẫn chưa thoáng, (2) quỹ bảo lãnh tín dụng
cho các DNNVV tại Tp. HCM hoạt động chưa hiệu quả, (3) các chương trình hỗ trợ
phát triển DNNVV của Nhà nước chưa thật sự hiệu quả. Tuy nhiên đề tài cũng chưa
đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố này.
Nguyễn Minh Phục (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay
vốn ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong đề tài này,
tác giả đã sử dụng hai mô hình: mô hình probit để xác định khả năng vay vốn của các
DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ và mô hình ước lượng bình phương bé nhất
(OLS) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của các DNNVV,
8 nhân tố được đề ra trong đề tài gồm: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học
vấn, (3) kinh nghiệm quản lý, (4) ngành nghề kinh doanh, (5) tổng tài sản, (6) tỷ suất
lợi nhuận và tỷ số nợ. Kết quả phân tích mô hình Probit đã loại ra 3 yếu tố là: tuổi

của doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận và tỷ số nợ do không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả ước lượng mô hình OLS cho thấy chỉ có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn
vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ là trình độ học vấn
của người quản lý và tổng tài sản của doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Phát triển doanh nghiệp (2010) chỉ có
khoảng 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, 35% khó
tiếp cận và khoảng 32% không tiếp cận được, nguyên nhân được xác định cả từ phía
DN và phía NH. Các nguyên nhân được xác định về phía DN là: (1) TSĐB thường là
của cá nhân và thấp hơn nhu cầu khoản vay, (2) hệ thống thông tin tài chính thiếu
minh bạch, (3) kỹ năng quản lý chủ DN kém, (4) phương án sử dụng vốn thiếu khả
thi, (5) DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín, chất lượng của nguồn


10

nhân lực không cao. Về phía NH (1) công tác thu thập và phân tích thông tin TD
DNNVV còn nhiều khó khăn dẫn đến thông tin bất cân xứng làm tăng rủi ro khoản
vay, (2) rủi ro đạo đức, (3) việc kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng của chính phủ
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa,
(4) thủ tục của ngân hàng phức tạp, rườm rà, (5) tỷ lệ và quy mô tín dụng trung và
dài hạn thấp trong khi đây là nguồn quan trọng để đổi mới khoa học công nghệ của
doanh nghiệp, chất lượng tín dụng chưa cao, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ đáng kể.
Đề tài nghiên cứu cấp trường Đại học An Giang của Đặng Anh Tài (2009)
‘Đánh giá khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV tại thành phố Long Xuyên’
đã khảo sát và tổng hợp các nguyên nhân các DNNVV tại thành phố Long Xuyên bị
từ chối cho vay khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, tuy nhiên đề tài chưa đánh
giá mức độ tác động của các nguyên nhân trên.
Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau,
vào những thời điểm khác nhau với bộ dữ liệu khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác
nhau. Hay nói cách khác, các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của

các DNNVV là chưa rõ ràng, nó tùy thuộc đặc điểm của từng quốc gia cũng như tùy
thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các yếu tố
như: giá trị TSĐB, lãi suất ngân hàng, kỳ hạn khoản vay, giá trị vốn đối ứng… có
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của DNNVV. Nhưng đối với
một số biến định tính như: mối quan hệ với NH và DN, uy tín của DN, chính sách về
tín dụng của nhà nước… ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận vốn TDCT
của DNNVV thì các đề tài trên chưa giải quyết được, do vậy, kỳ vọng của tác giả là
sau khi thực hiện xong đề tài này, các khoảng trống trên có thể được lấp đầy, nhằm
tạo ra một cơ sở vững chắc hơn cho các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn
TDCT cho DNNVV Tp. HCM nói riêng cũng như cả nước nói chung.
1.8 Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về DNNVV, tầm quan trọng DNNVV đối với
nền kinh tế để từ đó thấy được sự cần thiết trong việc phát triển hệ thống DNNVV.


×