Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

ĐẶNG NGỌC ANH

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016


TÓM TẮT
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng nói chung và hệ
thống các NHTM nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, hoạt động huy
động vốn có mức tăng trưởng cao và từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp
công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nền kinh tế
vẫn chưa được khai thác triệt để và chưa được sử dụng có hiệu quả, chi phí vốn còn
cao do các hình thức huy động vốn nghèo nàn, năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên
ngân hàng yếu kém, thị trường chứng khoán phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng cùng hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng


Nai cũng đứng trước bối cảnh kinh tế nhiều thử thách. Tuy là một chi nhánh nhưng
không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngân hàng vào sự phát triển kinh tế
của Tỉnh. Và nguồn vốn của ngân hàng là một trong những yếu tố để ngân hàng có
thể cạnh tranh và tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là việc quản lý nguồn vốn,
sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu. Hoạt động huy động vốn và
sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả trong thời gian qua tại Ngân hàng nông
nghiepej và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai đã đạt được kết
quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế. Vì vậy cần
nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động này, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngân hàng và góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai,
luận văn đã khái quát nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân
hàng thương mại.
Thứ hai, thực trạng hiệu quả sử dụng vốn huy động tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.
Thứ ba, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại
NHNO&PTNT Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Đặng Ngọc Anh
Sinh ngày 05 tháng 11 năm 1990, tại TPHCM
Quê quán: Nam Định
Hiện công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Là Học viên cao học lớp CH16B1- khóa (2014 – 2016) của Trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Nai” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi;

Số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy;
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2016
TÁC GIẢ

Đặng Ngọc Anh


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian theo học ở trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh,
tôi luôn nhận được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô. Quý Thầy
Cô đã truyền đạt cho tôi về lý thuyết cũng như thực tế trong suốt thời gian học tập
và làm luận văn.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, Lãnh đạo Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ, hỗ trợ, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, Phòng Đào tạo Sau
đại học, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM và thầy Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lý
Hoàng Ánh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên

Đặng Ngọc Anh


1

MỤC LỤC
CHƢƠNG I :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN


HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠIError! Bookmark not defined
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại ....... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại .... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thƣơng mạiError! Bookmark not defined.
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của NHTMError! Bookmark not defined.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của
NHTM ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngân
hàng thƣơng mại ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Một số nội dung chủ yếu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân
hàng thƣơng mại ...................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.5 Các nhân tố tác động đến chất lƣợng tín dụng của NHTMError! Bookmark not de
1.3

KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI
HỌC CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng
mại nƣớc ngoài ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Bài học rút ra trong việc nâng cao sử dụng nguồn vốn huy động đối với
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam ............. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI Error! Bookmark not defined.

1


2
2.1

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookmark not d
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined.
2.2.2 Các dịch vụ ngân hàng ngoài huy động vốn và cho vay của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Đồng
Nai ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined.
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng NaiError! Bookmark no
2.2.2 Tình hình huy động vốn phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not d
2.2.3 Tình hình huy động vốn theo các Chi nhánh tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng NaiError! Bookmark no

2.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo &PTNT
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookmark not defined.
2.3.1 Thực trạng sử dụng nguồn vốn vào cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng NaiError! Bookmark no
2.3.2 Tình hình biến động nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined
2.3.3 Tình hình biến động nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng NaiError! Bookmark not defined.
2.3.4 So sánh tổng dƣ nợ trên vốn huy động ...... Error! Bookmark not defined.

2.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động dƣới góc độ tài chínhError! Bookm
2.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN

2


3
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookmark not defined.
2.4.1. Khảo sát các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn huy động tại
Agribank Đồng nai .................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Kết quả khảo sát ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookmark not defined.
2.5.1 Những kết quả đạt đƣợc ............................ Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Những hạn chế ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
HUY ĐỘNG CỦA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookm
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ĐẾN 2020Error! Bookmark not

3.1.1. Giữ vững thị trường truyền thống, phát triển mở rộng thị trường mớiError! Book
3.1.2 Phát huy thế mạnh mạng lƣới, phát triển hài hòa mảng ngân hàng bán
buôn, bán lẻ ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Đẩy mạnh triển khai áp dụng CNTT hiện đạiError! Bookmark not defined.

3.1.4 Đầu tƣ phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đạiError! Bookmark not d
3.1.5 Tăng cƣờng tiếp thị, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.6 Không ngừng nâng cao năng lực tài chính đáp ứng nhu cầu cạnh tranh
và hội nhập .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.7 Áp dụng thông lệ quốc tế vào công tác tổ chức quản lý và điều hành
ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt độngError! Bookmark not defined.

3


4
3.1.8 Nâng cao năng suất lao động và xây dựng văn hóa Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hƣớng tới phục vụ khách

hàng ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAIError! Bookmark
3.2.1 Công tác huy động vốn .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụngError! Bookmark not defined.
3.3 Kiến nghị .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ, NHNN ........ Error! Bookmark not defined.

3.3.1.1 Một số chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thônError! Bookmark not de

3.3.1.2 Hoàn thiện chính sách bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàngError! Bookmark no
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam .......................................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG ....................................... Error! Bookmark not defined.

4


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ TIẾNG ANH

Chữ viết tắt
Agribank
ABS

Chữ tiếng tiếng Anh đầy đủ – Nghĩa tiếng Việt
Vietnam bank for Agriculture and Rural Development –
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Asset Backet Securities (ABS) – Chứng khoán có đảm bảo

bằng tài sản

ATM

Automated teller Machine – Máy rút tiền tự động

BIDV

Stock Commercial Bank for Investment and Development –
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Credit information center – Trung tâm thông tin tín dụng

CLNS

Chất lượng nhân sự

CLTD

Chất lượng tín dụng

CTTC

Công tác tổ chức


CSTD

Chính sách tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DPRR

Dự phòng rủi ro

FED

Federal Reserve System (FED) - Cục dự trữ liên bang Mỹ

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐV

Huy động vốn

NCS

Nghiên cứu sinh

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHNo & PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại


Chữ viết tắt

Chữ tiếng tiếng Anh đầy đủ – Nghĩa tiếng Việt

NNNT

Nông nghiệp nông thôn

NLQT

Năng lực quản trị

KTKS

Kiểm tra, kiểm soát

ROA


Return On Asset – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Return On Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RRTD

Rủi ro tín dụng

S&P

Standard & Poor's (S&P) – Cơ quan xếp hạng tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TBCN

Thiết bị công nghệ

TTTD

Thông tin tín dụng


USD

U.S. Dollar – Đô La Mỹ

Vietnam Asset Management Company Viet Nam Asset
VAMC

Management Company – Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

VNĐ

Đồng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

QTQC

Quy trình, quy chế


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Tên bảng, biểu


Trang

Biểu đồ 2.1 : Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

32

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ và máy POS giai đoạn 2011-2015

33

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015

34

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Đồng Nai 2011 - 2015

35

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank Chi nhánh Đồng Nai năm 2011 - 2015

41

Bảng 2.4: Nợ quá hạn của NHNN&PTNTVN Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai

44b

Bảng 2.5: Nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đồng Nai

45b


Bảng 2.6: Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT ĐN

46b

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ, nhân viên của ngân hàng về các nhân
tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của Agribank

50

Việt Nam CN Tỉnh Đồng Nai.
Biểu đồ: 2.3 Chính sách sử dụng nguồn vốn huy động

51

Biểu đồ: 2.4 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

52

Biểu đồ: 2.5 Công tác tổ chức

53

Biểu đồ:

53

:

Biểu đồ: 2.7 Năng lực quản trị: Trang thiết bị c ng nghệ


54

Biểu đồ: 2.8 Trang thiết bị công nghệ

54

Biểu đồ: 2.9 Thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh NH

55

Biểu đồ: 2.10: Huy động vốn Kiểm tra và kiểm soát nội bộ

56

Biểu đồ 2.11: Huy động vốn

57


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Ngân hàng là một trong những ngành công nghiệp hình thành lâu đời nhất và
là sản phẩm đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Trải qua quá trình phát triển của xã
hội, ngành Ngân hàng không ngừng được hoàn thiện và phát triển thành một ngành
có hoạt động vươn tới mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng được ví
như khung xương sống trụ cột để nâng đỡ của kinh tế quốc gia. Đến nay hoạt động

của Ngân hàng đã được phát triển mạnh với nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và
công nghệ ngày càng hiện đại thông qua sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật, kinh tế và xã hội. Ngân hàng là một trung gian tài chính không thể thiếu được
trong nền kinh tế, chuyên làm nhiệm vụ thu hút và chuyển giao vốn giữa người có
vốn nhàn rỗi và người cần vốn để đầu tư. Thực tiễn thị trường tài chính Việt Nam
trong những năm gần đây đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân
hàng từ quy mô và chất lượng, các ngân hàng phải xây dựng các chiến lược nhằm
tìm kiếm, huy động vốn đồng thời xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ việc cân đối
nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
huy động tại ngân hàng luôn được coi trọng và điều hành một cách linh hoạt nhất.
Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Mai (năm 2009) về đề tài “ Giải
pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn ngoại tệ ở các ngân hàng thương
mại Việt Nam” đã đề cập đến một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn huy động tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên đề tài chỉ phân tích và
đánh giá hiệu quả hoạt động và sử dụng vốn ngoại tệ của NHTM Việt Nam. Nhận
thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về những vấn đề cơ bản
về hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động, những thực trạng và giải pháp nhằm phát
huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng
sức mạnh kinh tế, sức mạnh nội tại của quốc gia..


1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu chung, đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, theo đó nền kinh tế nói chung, hệ thống tài chính ngân
hàng nói riêng của nước ta phải và đã mở cửa hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội đang
từng bước có những chuyển biến về cơ chế chính sách, cùng với sự phát triển và
cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế ở trong và ngoài nước, Ngân hàng là một
bộ phận không thể thiếu giúp cho sự vận động hàng hoá, tiền tệ được nhanh chóng,
thuận lợi hơn nhằm đạt hiệu quả đầu tư lớn nhất. Ngân hàng đã trở thành chiếc cầu

nối, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế lớn mạnh không ngừng. Hệ thống
NHTM được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát
triển và hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu điểm, hạn chế mà
nổi cộm là năng lực cạnh tranh. Hầu hết các NHTM Việt Nam có vốn chủ sở hữu
nhỏ, trình độ quản lý chưa cao, kết quả kinh doanh rất hạn chế. Sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng và quy mô của các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam làm cho hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt với những thách thức
mới. Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra với các NHTM Việt Nam hiện nay là phải có
các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng.
Với mạng lưới rộng bao phủ từ cấp huyện, thị xã , thành phố, công tác huy
động vốn và sử dụng vốn trong những năm qua của Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam - Chi nhánh Đồng Nai đã gặt hái nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chi nhánh luôn
chủ động, linh hoạt trong công tác huy động vốn và cân đối nguồn vốn tại đơn vị,
luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đề ra. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng
No&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng nai trong các năm gần đây cũng gặp
nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát
tăng cao, sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng thương mại khác đóng trên địa
bàn tỉnh Đồng nai. Trước tình hình trên, Ban giám đốc chi nhánh luôn chỉ đạo sát


sao về công tác cân đối nguồn vốn, đưa ra các giải pháp nhằm cân đối nguồn vốn
hiệu quả cho chi nhánh.
Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy
động tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Nai” để làm luận
văn tốt nghiệp cao học của mình.
2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại NHTM , đánh
giá sự tác động của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đến hiệu quả hoạt
động của NHTM. Sau đó thông qua các đánh giá tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp
cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Đồng nai nhằm đem lại hiệu quả và lợi
nhuận cao nhất cho Chi nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, tác giả đặt ra các mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu
như sau:
Làm rõ các khái niệm liên quan đến nguồn vốn, các nội dung liên quan đến
hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Làm rõ tác động của hiệu quả sử dụng
nguồn vốn huy động đến hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua một số
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng trong công tác sử dụng
nguồn vốn huy động tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – CN tỉnh Đồng nai trong
giai đoạn 2011-2015 từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh
Đồng nai.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn sẽ giải quyết những câu hỏi sau đây:


-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động ?

-

Thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại hệ thống NHTM

nói chung và Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng nai nói riêng?

4.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân

hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai;
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh
Đồng nai.
- Thời gian nghiên cứu: số liệu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại
Chi nhánh trong khoảng thời gian 5 năm (2011-2015).
5.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng một số phương pháp như nghiên cứu tình huống (case stydy ),

phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Hệ thống lý thuyết
được tổng hợp để đưa ra cơ sở lý luận của luận văn, các đề tài nghiên cứu trước đây
được phân tích, đánh giá để ghi nhận các đóng góp hiện có và rút ra các vấn đề còn
tồn tại. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được ứng dụng để
đánh giá các số liệu cân đối tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đồng nai
trong 5 năm 2011 – 2015, qua đó thấy được diễn biến về hiệu quả sử dụng nguồn
vốn huy động thực tế tại ngân hàng. Các phương pháp trên được ứng dụng để rút ra
những nguyên nhân còn tồn tại đang ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn
huy động của ngân hàng, để từ đó nghiên cứu, phân tích, đề xuất ra các giải pháp
phù hợp nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại Ngân
hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng nai.
6.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính:


Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân
hàng thương mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn huy động tại tại Ngân hàng
No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động tại
Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt học thuật, lý luận
Nghiên cứu làm rõ thêm những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn vốn

huy động của hệ thống NHTM, các nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu
quả sử dụng nguồn vốn huy động tại NHTM.
Về mặt thực tiển:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ trình bày những phát hiện và
giải pháp đề xuất mới như sau:
Thứ nhất: Cung cấp cho các đối tượng có liên quan đến việc sử dụng nguồn
vốn huy động tại NHTM hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến việc hiệu quả sử
dụng nguồn vốn huy động;
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng về việc hiệu quả sử dụng nguồn vốn
huy động tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai;
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đồng Nai;
Thứ tư: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu bổ ích cho các nhà

quản lý NHTM nói chung và đặc biệt là các cấp quản lý trực tiếp tại Ngân hàng
No&PTNT Chi nhánh tỉnh Đồng Nai và chính quyền địa phương trong việc xây
dựng và thực hiện các biện pháp nhằm cân đối nguồn vốn kinh doanh của NHTM
nói riêng và các nguồn vốn khác (ngân sách, ODA..) hiệu quả hơn, đồng thời đề tài


là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong chuyên ngành tài
chính- ngân hàng.
8.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “hiệu

quả sử dụng nguồn vốn huy động”. Theo sự hiểu biết của tác giả, có thể kể ra một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài
như sau:
 Nghiên cứu trong nƣớc
– Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2004) “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội tại NHTM cổ phần
quốc tế Việt Nam” Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả cho vay của NHTM cổ
phần quốc tế Việt Nam đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đề tài tập trung nghiên
cứu giai đoạn từ năm 2001 đến 2003. Đề tài cũng góp phần làm rõ vai trò của doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường. Đã phân tích vai trò tín dụng của
ngân hàng đối với việc hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng
nghiên cứu ở khía cạnh của một hoạt động nghiệp vụ sử dụng vốn tại NHTM cổ
phần Quốc tế Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với một số đối tượng
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ;
– Nguyễn Thanh Hải (2005) “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xuất

khẩu tại NHTM cổ phần quân đội”. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng
xuất khẩu của NHTM. Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu hoạt động tín dụng xuất
nhập khẩu của ngân hàng Quân đội trong 3 năm 2002 - 2004 và giải pháp phát triển
tín dụng xuất nhập khẩu đến năm 2010. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về hoạt động xuất nhập khẩu, luận giải những vấn đề cơ bản về điều kiện để
phát triển tín dụng ở các NHTM, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập
khẩu tại ngân hàng Quân đội trong những năm gần đây từ đó đưa ra một số kiến


nghị và giải pháp phát triển hoàn toàn thể nhận xét nhập khẩu Thanh Ngân hàng
Quân đội. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu các giải pháp phát triển hoạt động tín
dụng xuất khẩu mà không nghiên cứu và đưa ra giải pháp hiệu quả sử dụng vốn của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
– Nguyễn Văn Thạch (2008) “Giải pháp đa dạng các hình thức huy động và
sử dụng vốn của ngân hàng Vietinbank Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu các
giải pháp liên quan đến việc thu hút nguồn vốn tín dụng của Vietinbank trong giai
đoạn 2003 – 2007, đề tài cũng trình bày được tổng quan về hoạt động huy động vốn
tại Vietinbank và nêu lên được những tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn
và chì ra các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn
của Vietinbank. Qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng công tác
huy động vốn của Vietinbank trong thời gian tới;
– Phạm Thị Tuyết Mai (2009) “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của các
ngân NHTM Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008 như: luồng ngoại tệ di
chuyển và sử dụng qua ngân hàng thương mại và cơ chế huy động, sử dụng, lưu
hành ngoại tệ… đề tài về cơ bản đã luận giải và phân tích hiệu quả huy động và sử
dụng vốn ngoại tệ x t từ yêu cầu phát triển kinh tế; các nhân tố tác động đến hiệu
quả đó thông qua việc khảo sát và đánh giá tổng quát hiệu quả huy động và sử dụng
vốn ngoại tệ của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 - 2008 , từ đó

rút ra những thành quả đã đạt được, những tồn tạihạn chế và nguyên nhân của
những tồn tại hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị. Tuy nhiên, đề tài
chỉ phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn ngoại tệ của
các NHTM Việt Nam, đề xuất và kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả huy động và sử dụng nguồn vốn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
 Nghiên cứu ở nƣớc ngoài


- Nghiên cứu của Công ty Kiểm toán Pricewaterhousecoopers năm 2009
với tựa đề “ Balance sheet management benchmark survey” (tạm dịch Khảo sát
chuẩn về Quản lý bảng cân đối kế toán) gồm quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro
thanh khoản, quản lý vốn và quản lý danh mục đầu tư tùy ý/ chủ động. Thông qua
khảo sát khoảng 20 tổ 8 chức tài chính hàng đầu ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, khu
vực Trung Đông, châu Phi và Úc, báo cáo đã có nhiều phát hiện khá thú vị và quan
trọng, trong đó có điểm nổi bật là: hiện vẫn còn thực tế là các NHTM vẫn tiến hành
đo lường, quản lý và giám sát các rủi ro khác nhau một cách riêng biệt, nhưng một
xu hướng đáng khích lệ là việc thành lập các ủy ban quản lý vốn mới, hoặc bổ sung
thêm nhiệm vụ các ALCO; Quản lý vốn trở thành một nội dung mới và phức tạp
liên quan đến lập kế hoạch vốn, kiểm tra sức chịu đựng (stress test), phân bổ vốn và
tính toán nguồn vốn kinh tế của NHTM; Các NHTM sẽ nâng cấp cách tiếp cận tích
hợp hơn theo đó cho ph p thiết lập các kịch bản (scenarios) trong lập kế hoạch,
trong kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện trên tất cả các khía cạnh/ khoản mục
của bảng cân đối kế toán (quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, FTP, rủi ro thanh
khoản, lập kế hoạch nguồn vốn, kiểm tra sức chịu đựng và quản lý danh mục tín
dụng).
- Nghiên cứu của Svetlana Saksonovaa (2013) với tựa đề “Approaches to
Improving Asset Structure Management in Commercial Banks” (tạm dịch Phương
pháp tiếp cận để cải thiện Quản lý cấu trúc tài sản tại NHTM) xem xét các vấn đề
quan trọng trong quản lý cấu trúc tài sản bằng cách sử dụng các ví dụ của các

NHTM của Latvia và đề xuất một số kỹ thuật để giải quyết những vấn đề này. Vấn
đề chính của các NHTM này là làm thế nào để tối ưu hóa một cách chủ động cấu
trúc tài sản và nợ nhằm đảm bảo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vấn đề này có thể
được giải quyết bằng cách: Thiết lập đồng thời các danh mục tài sản và nợ; Sử dụng
các phương pháp chênh lệch rủi ro lãi suất và mở rộng phạm vi hoạt động mang lại
lợi nhuận
Trên cơ sở tiếp cận và thừa kế các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong nước và nước ngoài trước đây. Nhìn chung, các nghiên cứu đã trang bị toàn


bộ cơ sở lý luận và thực tiển cho việc phân tích và đánh giá quản lý nguồn vốn
tín dụng, và các giải pháp nhằm quản lý cân đối nguồn vốn tín dụng hiệu quả hơn
tại các NHTM. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn huy động vào tín dụng hiệu quả
hơn tại các NHTM ở Việt Nam hoặc ở từng địa phương thì chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống lý luận và mô hình nghiên
cứu thực tiển. Nên đây là hướng nghiên cứu tiếp của tác giả.


1

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại
NHTM là loại hình tổ chức trung gian tài chính tập trung và phân phối nguồn
vốn trong xã hội với quy mô lớn nhất. Do đó, yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
và quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM chính là vốn. Vốn của NHTM
được hiểu là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động
được dùng để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.

Ngân hàng thương mại tại khoản 3, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD)
[17] hiện hành của Việt Nam được định nghĩa như sau: “NHTM là loại hình ngân
hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM luôn được xem
là loại hình ngân hàng quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian.
1.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại
 Vốn tự có
Vốn tự có là vốn do chủ sở hữu đóng góp và lợi nhuận được tích lũy trong qua
trình kinh doanh. Theo Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), vốn ngân hàng
trong trường hợp này được gọi là vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn điều lệ và các
quỹ dự trữ.
- Các loại vốn tự có:
+ Vốn điều lệ: trước khi được cấp phép thành lập, ngân hàng phải có một
lượng vốn nhất định còn gọi là vốn điều lệ. Tùy theo từng loại hình ngân hàng mà
nguồn vốn hình thành ban đầu khác nhau. Đối với ngân hàng nhà nước, thì vốn do
ngân sách Nhà nước cấp; với ngân hàng cổ phần hay liên doanh thì nguồn vốn này
do cổ đông hay các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân thì vốn do cá nhân bỏ ra.
1


2
+ Vốn tự có bổ sung: Tùy thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước, hay
điều kiện của chính ngân hàng thương mại mà vốn chủ sở hữu được bổ sung trong
quá trình hoạt động. Nguồn bổ sung có thể từ lợi nhuận hoặc từ phát hành thêm cổ
phần, góp thêm, cấp thêm... với mục đích gia tăng vốn chủ hay mở rộng quy mô
hoạt động của ngân hàng. Có thể thấy ngân hàng càng lâu năm thì nguồn vốn bổ
sung trong quá trình hoạt động càng lớn.
+ Các quỹ: ngân hàng lập ra các quỹ khác nhau, mỗi quỹ có một mục đích
riêng: quỹ dự phòng tổn thất (bù đắp tổn thất), quỹ bảo toàn vốn (bù đắp hao mòn
vốn), quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ giám đốc... Các quỹ này được hình thành từ

lợi nhuận ngân hàng và thuộc sở hữu của chủ ngân hàng.
+ Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Theo quy định của NHNN
các khoản vay trung, dài hạn của NHTM có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần như
trái phiếu có khả năng chuyển đổi.
 Vốn huy động
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ
chức, dân cư trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử
dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi
khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.
- Vai trò:
Vốn huy động có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của
NHTM, đây là nguồn vốn chủ yếu của các NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của
các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ
hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng yêu cầu.
 Vốn đi vay

2


3
Vốn đi vay là quan hệ vay vốn giữa NHTM và NHTW hoặc giữa các NHTM
với nhau hay các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu chi trả khi gặp khó khăn
trong huy động tiền gửi.
+ Vay Ngân hàng Nhà nước (NHNN): NHTM có thể vay NHNN để giải
quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả. Hinh thức vay: tái chiết khấu thương
phiếu hoặc tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng.
+ Vay các tổ chức tín dụng khác: Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau trên
thị trường liên ngân hàng giữa một bên có dự trữ thừa và một bên thiếu hụt dự trữ.

+ Vay trên thị trường vốn: NHTM có thể phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín
phiếu, trái phiếu) để huy động từ thị trường vốn. Nguồn huy động này phụ thuộc
vào uy tín của ngân hàng cũng như lãi suất mà ngân hàng chi trả.
 Vốn khác
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo một khoản vốn gọi
là vốn thanh toán: vốn trên tài khoản mở thẻ tín dụng, tài khoản tiền gửi séc bảo chi
và các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhận hối phiếu thương mại...
1.1.3. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thƣơng mại
Là hình thức sử dụng nguồn vốn huy động nhằm mục đích sinh lời. Đây là
hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương
mại. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM bao gồm:
 Hoạt động cho vay
Trong các hoạt động sử dụng vốn của NHTM thì hoạt động cho vay vốn giữ
vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ hoạt động này tạo ra các khoản thu nhập chủ yếu
cho NHTM và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập
Hoạt động cho vay vốn hoạt động trên các nguyên tắc:
+ Cho vay có mục đích, có hiệu quả kinh tế
+ Tiền vay phải được hoàn trả cã vốn lẫn lãi khi đến hạn

3


4
 Thương phiếu chấp nhận thanh toán
Tài trợ thương phiếu thanh toán là một hình thức cấp tín dụng mà các ngân
hàng lớn thường làm. Số vốn liên quan sẽ chấp nhận trên một khoản mục tài sản tên
là thương phiếu chấp nhận thanh toán. Thương phiếu thanh toán giúp khách hàng
thanh toán cho những hàng hóa nhập từ nước ngoài, trường hợp ngân hàng đồng ý
phát hành một thương phiếu thanh toán túc là phát hành một thư tín dụng đã được
ký nhận.

 Hoạt động ngân quỹ tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại NHNN và ccác định
chế tài chính khác.
Ngân quỹ của NHTM được gọi là dự trử sơ cấp. Mục đích của ngân quỹ là đáp
ứng nhu cầu rút tiền và vay vốn của khách hàng, nhằm đảm bảo thanh khoản cho
ngân hàng thương mại.
Hoạt động ngân quỹ cũng tạo ra khả năng sinh lời cho ngân hàng.
 Chứng khoán thanh khoản
NHTM nắm giữ chứng khoán thanh khoản (chứng khoán khả mại) để đáp ứng
những nhu cầu về hỗ trợ thanh khoản. Hoạt động này được gọi là dự trữ thứ cấp.
Chứng khoán thanh khoản chủ yếu là chứng khoán ngắn hạn (chứng khoán chính
phủ ngắn hạn, giấy nợ ngắn hạn của NHNN, các NHTM...)
 Chứng khoán đầu tư
Ngoài chứng khoán thanh khoản thì NHTM nắm giữ một lượng lớn chứng
khoán đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu) nhằm mục đích sinh lời
Loại chứng khoán này có khả năng sinh lời cao nhưng cũng gây rủi ro cao cho
ngân hàng.
 Hoạt động khác như: Thanh toán trong nước và quốc tế.

4


5
1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của NHTM
- Thứ nhất ta xem xét khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế
để thỏa mản các nhu cầu mông muốn hơn của mọi người.
Theo đại từ tiếng Việt thì “hiệu quả là kết quả đích thực” Khái niệm này đã
đồng nhất kết quả và hiệu quả, sử dụng kết quả để đo lường hiệu quả

Quan niệm thứ hai “hiệu quả nghĩa là không lãng phí”
Quan niệm thứ ba “hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được
nhằm đạt được mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra
trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp hay hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng thương mại cũng nằm trong quan niệm về hiệu quả nói chung. Tuy nhiên
hiệu quả sử dụng vốn của NHTM được xét trên gốc độ hẹp hơn là hiệu quả tài
chính. Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tài chính và vốn mà NHTM bỏ ra.
Từ việc phân tích trên tác giả cho rằng hiệu quả sử dụng vốn của NHTM được
phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận mà ngân hàng thu được trên vốn bỏ ra, phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực, khả năng quản trị điều hành, kiểm soát, năng lực tài
chính của NHTM trong quá trình hoạt động.
Sử dụng vốn có hiệu quả và hiệu quả cao là yêu cầu và thách thức đối với
NHTM để tồn tại và thắng lợi trong cạnh tranh. Năng lực kinh doanh kém thể hiện
ở hiệu quả thấp và ngược lại.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động
của NHTM
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt. Sản phẩm của ngân hàng
là tiền tệ và các dịch vụ khác liên quan đến tiền tệ và thanh toán. Trong đó, sản

5


×