Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.35 KB, 27 trang )

HON THIN HOT THANH TON QUC T THEO PHNG THC
TN DNG CHNG T TI S GIAO DCH NGN HNG NGOI
THNG VIT NAM
3.1. CHIN LC PHT TRIN CA S GIAO DCH NGN HNG
NGOI THNG VIT NAM GIAI ON 2006-2010
3.1.1 Mc tiờu tng quỏt
Trc nhng yờu cu cp bỏch ca quỏ trỡnh hi nhp kinh t quc t, Ngõn hng
Ngoi thng Vit Nam ó xỏc nh mt mc tiờu c th hn, vi mc ớch tr
thnh Tp on ti chớnh a nng cú quy mụ ng trong s 70 tp on ti chớnh
ln nht Chõu ỏ vo giai on 2010-2020, cú phm vi hot ng khụng nhng
trong nc m c ti th trng ti chớnh th gii.
Mc tiờu trờn l hon ton cú c s da trờn thnh qu ó t c sau 5 nm thc
hin ỏn tỏi c cu cng nh cỏc s liu v tc tng trng v v trớ hin ti
ca Ngõn hng Ngoi thng: nm 2004 Ngõn hng Ngoi thng xp th 748
trong s 1000 ngõn hng ln nht th gii
1
, tng 10 bc so vi nm 2003. Trong
khu vc chõu ỏ (khụng k Nht Bn), Ngõn hng Ngoi thng hin xp th 127
v vn ch s hu v th 119 tớnh theo tng ti sn. Tc tng trng d kin
ca Ngõn hng Ngoi thng trong thi gian ti l 15%/nm.
Tuy nhiờn khong cỏch gia Ngõn hng Ngoi thng v 50 ngõn hng ln nht
chõu lc cũn khỏ xa, ngõn hng ln nht chõu ỏ cú quy mụ vn ln gp 70 ln so
vi Ngõn hng Ngoi thng, ngõn hng xp th 50 cú quy mụ vn ln hn 4 ln.
iu ny ũi hi Ngõn hng Ngoi thng phi cú nhng gii phỏp mnh hn na
trong thi gian ti.
3.1.2 Nhim v chin lc
C th hoỏ mc tiờu trờn ca ton h thng, da trờn kt qu t c trong nhng
nm qua, kt hp vic phõn tớch, ỏnh giỏ cng nh tỡm hiu d bỏo tỡnh hỡnh kinh
1 Nguồn các thông tin xếp hạng: Tạp chí The Banker (số tháng 7 & 10 năm 2004)
tế thị trường trong thời gian tới, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tập trung
triển khai những nhiệm vụ chính sau:


Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt
quan tâm nhiều tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả.
Quán triệt công tác marketing khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ,
mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xuyên
thanh toán qua Sở Giao dịch.
Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền gửi tiết
kiệm cả ngoại tệ và VND, tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn dài (trên 6
tháng) nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động
của các Phòng Giao dịch, mở rộng có chọn lọc mạng lưới các Phòng giao dịch tại
các khu vực dân cư đông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét bổ sung chức năng,
nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả cao tất cả các đối
tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung dài hạn nhằm cải
thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.
Ba là, tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, kết hợp giữ khách
hàng truyền thống thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng
thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ
trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng thể nhân
bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo.
Tập trung cao và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, không để nợ
quá hạn phát sinh từ các hợp đồng tín dụng mới, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng
theo để án giải quyết nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương.
Bốn là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến Quy trình, quy
định về nghiệp vụ, đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro kết hợp hài hoà
với quan hệ khách hàng. Chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ, chủ động
việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ nghiệp vụ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai
thác được thế mạnh về công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương.
Năm là, sử dụng linh hoạt đòn bảy kinh tế như lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ, phí hoa
hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng
bá rộng rãi sản phẩm của Ngân hàng Ngoại thương.

Sáu là, tăng cường công tác quản trị điều hành của Ban Giám đốc Sở Giao dịch,
giữ vững và nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích
cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng
nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.
Bảy là, ổn định tổ chức và lao động của các phòng ban tại Sở Giao dịch, xây dựng
cơ cấu hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch trong
thời gian tới.
Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng cường số
lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra đảm bảo tính hệ thống thống nhất trong kiểm
tra.
Chín là, trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các phòng nghiệp vụ để thuận lợi
trong tác nghiệp của các phòng.
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với
các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam xác định mục tiêu phải giữ vững và tăng cường uy tín
trong hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế. Mở rộng quan hệ đại lý để tranh thủ vốn, kỹ
thuật và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Sở Giao dịch cố gắng giữ vững
vai trò là ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế trong cả nước, từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế, xác lập điều kiện và
hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế.
Để cụ thể hoá mục tiêu trên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đề ra kế hoạch
triển khai bao gồm các nội dung chính sau:
(1) Cơ cấu lại các mảng hoạt động thanh toán quốc tế theo mô hình tiên tiến, hiện
đại gồm các khối tài trợ thương mại quốc tế, khối trung tâm chuyển tiền, khối định
chế tài chính, phù hợp với chiến lược và đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Ngoại
thương.
(2) Từng bước mở rộng hoạt động ngân hàng kể cả hoạt động thanh toán quốc tế

tại một số vùng biên giới có tiềm năng về hàng mậu dịch cũng như tại một số trung
tâm tài chính quốc tế lớn. Hiện tại Ngân hàng Ngoại thương đã có chi nhánh tại
Hồng Kông và đang chuẩn bị thành lập một trung tâm chuyển tiền tại Mỹ. Ngân
hàng Ngoại thương cũng đạt ra mục tiêu thành lập chi nhánh tại châu Âu, các chi
nhánh này sẽ góp phần mở rộng kinh doanh quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất nhập
khẩu, đầu tư ra nước ngoài cũng như cung cấp các thông tin quan trọng ở các thị
trường này cho các doanh nghiệp trong nước.
(3) Nâng cao trình độ về thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam bắt kịp với các chuẩn mực quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế
trong từng lĩnh vực. Định hướng cho việc tập trung phát triển một số nghiệp vụ của
ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có thế mạnh.
(4) Củng cố và không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, tổ
chức tín dụng quốc tế kể cả việc mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp
các địa lục và vùng lãnh thổ, đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Phi và Nam Mỹ
nhằm đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch
vụ của nước ta sang các nước thuộc khu vực này cũng như đáp ứng nhu cầu mở
rộng hoạt động đầu tư tài chính quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam cần hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương
thức tín dụng chứng từ nói riêng, đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi, đồng thời có
những kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như với khách hàng.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.1 Hoàn thiện văn bản quy định cho việc thực hiện hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Đây là cơ sở để thanh toán viên có thể thực hiện nghiệp vụ một cách thống nhất và
chính xác.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương cần bổ sung quy
trình thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng theo phương thức chiết khấu miễn truy

đòi. Ngoài ra cũng cần phải xem xét trường hợp chiết khấu truy đòi đối với thư tín
dụng trả chậm cho khách hàng mà không cần chờ sự chấp nhận của ngân hàng phát
hành miễn là bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và quy định trong
thư tín dụng. Quy trình cũng cần bổ sung trường hợp chứng từ có sai sót và thanh
toán, thanh toán viên gửi điện từ chối thanh toán cho ngân hàng phát hành, trong
nội dung điện nên ghi rõ “Chúng tôi đang giữ bộ chứng từ chờ sự định đoạt và rủi
ro thuộc về phía các ông. Chúng tôi sẽ thanh toán cho các ông ngay khi người mua
đồng ý mà không cần chỉ thị thêm từ phía các ông”. Điều này để tránh trường hợp
bộ chứng từ đã từ chối nhưng sau đó người mua lại chấp nhận thanh toán để nhận
bộ chứng từ, trong khi bên người bán lại đã thu xếp để đưa lô hàng đi bán ở nơi
khác, khi ấy sẽ xảy ra tranh chấp.
Các quy định về điều kiện để xác nhận thư tín dụng cũng rất quan trọng, đó là cơ
sở để thanh toán viên quyết định có nên cộng thêm sự cam kết chắc chắn của Sở
Giao dịch vào cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành theo yêu cầu và để thực
hiện thanh toán trước cho doanh nghiệp xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ
phù hợp với các quy định của thư tín dụng. Các điều kiện này bao gồm: ngân hàng
phát hành là ngân hàng có quan hệ đại lý với Ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng
phát hành có uy tín cao, giao dịch thường xuyên với Ngân hàng Ngoại thương và
luôn thực hiện tốt các khoản thanh toán, các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng
là rõ ràng, không có bất cứ điểm nào gây bất lợi cho việc lập và xuất trình chứng từ
(tức là khả năng thực hiện thư tín dụng cao).
Việc thực hiện nhiều loại thư tín dụng như thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín
dụng điều khoản đỏ, thư tín dụng tuần hoàn vẫn chưa được hướng dẫn, quy định cụ
thể bằng văn bản của Ngân hàng Ngoại thương. Hiện nay nhu cầu của các doanh
nghiệp về những loại thư tín dụng này đã phát sinh rất nhiều nhưng trong quy định
của Ngân hàng Ngoại thương vẫn chưa có, gây khó khăn cho thanh toán viên khi
thực hiện và họ chủ yếu phải dựa vào thông lệ quốc tế cũng như tự đưa ra những
phương thức thực hiện, những biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách chủ quan.
3.2.2 Thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ
Thứ nhất: Đối với thư tín dụng xuất khẩu

Đây là phương thức có tính an toàn cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam, tuy nhiên việc thực hiện theo phương thức này tương đối phức tạp. Sở Giao
dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với vai trò là ngân hàng phục vụ người
xuất khẩu cần thiết phải phát triển nghiệp vụ này một cách an toàn và thuận lợi cho
khách hàng. Đối với các loại thư tín dụng đang thực hiện thanh toán qua Sở Giao
dịch, trong khâu kiểm tra thư tín dụng nhận được, để tạo điều kiện cho việc theo
dõi quản lý hoạt động thanh toán xuất cũng như tư vấn cho khách hàng khi cần
thiết, ngoài những nội dung Sở Giao dịch bắt buộc phải kiểm tra theo quy định của
thông lệ quốc tế, các thanh toán viên nên kiểm tra thêm một số vấn đề thuộc về nội
dung của thư tín dụng như: số thư tín dụng, địa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân
hàng mở cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, ngày mở thư tín dụng là ngày ngân
hàng mở chính thức cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời là ngày tính thời
hạn hiệu lực của thư tín dụng, từ đó có thể lưu ý khách hàng về sự phù hợp giữa
ngày mở thư tín dụng trên thư tín dụng và trên hợp đồng ngoại thương, giữa ngày
mở thư tín dụng và ngày giao hàng.
Sở Giao dịch cần đề cao vai trò tư vấn cho khách hàng về danh sách các ngân hàng
nước ngoài có quan hệ đại lý với Ngân hàng Ngoại thương. Nếu ngân hàng mở
không có quan hệ đại lý với Ngân hàng Ngoại thương thì lưu ý khách hàng về uy
tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó. Trong trường hợp ngân hàng mở thư
tín dụng chỉ định một ngân hàng khác trả tiền thư tín dụng, néu cần thiết Sở Giao
dịch tư vấn cho khách hàng có nên đổi ngân hàng trả tiền hay không, hay yêu cầu
xác nhận của ngân hàng có uy tín hơn nhất là khi thư tín dụng được phát hành từ
ngân hàng ở một quốc gia có nhiểu rủi ro.
Trong một vài năm trở lại đây, một số ngân hàng nước ngoài thường mở thư tín
dụng trong đó họ dựa vào những điều khoản, mà những điều khoản này tạo cho họ
khả năng trốn tránh một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của những lời cam kết mà
đáng lý ra họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nếu những điều khoản của thư tín
dụng để cập việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí cảu một số yếu tố can thiệp khác
hay của bản thân người ra lệnh đều dẫn đến những cam kết thanh toán của ngân
hàng phát hành thư tín dụng trở nên vô hiệu như phải có sự đồng ý của người ra

lệnh, hoặc cảu chính quyền nước nhập khẩu, phải có sự đồng ý trước của Ngân
hàng Trung ương về việc cấp ngoại tệ hay việc trả tiền được thực hiện sau khi nhận
được tiền từ bên thứ ba nào đó.
Thời gian hiệu lực và nơi hêt hạn hiệu lực của thư tín dụng là một trong các yếu tố
quan trọng để lưu ý khách hàng xem có thể giao hàng và lập bộ chứng từ kịp thời
hạn hay không hoặc để có cơ sở yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. Thời gian hiệu lực
của thư tín dụng phải đủ để thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến quốc tế
thanh toán như: thông báo thư tín dụng, giao hàng và lập chứng từ, xuất trình tại
ngân hàng nơi hết hạn thư tín dụng. Thanh toán viên cũng cần kiểm tra các quy
định về chứng từ cần xuất trình, kiểm tra xem có điều khoản nào gây khó khăn cho
người xuất khẩu trong quá trình lập chứng từ hay không.
Khi kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, thanh toán viên cần nghiên cứu kỹ các yêu
cầu trong thư tín dụng để chỉ dẫn cho khách hàng cách sửa bộ chứng từ cho phù
hợp, tránh những trường hợp bị ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán với những lý
do hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi gửi đi ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai: đối với thư tín dụng nhập khẩu
Khi phát hành thư tín dụng loại này, Sở Giao dịch cần đảm bảo các điều kiện, điều
khoản chặt chẽ, tránh những điểu khoản gây bất lợi cho ngân hàng và khách hàng
hoặc những điều khoản mơ hồ, khó hiểu, dễ gây ra những tranh chấp hoặc dễ bị đối
tác nước ngoài lợi dụng. Nếu là thư tín dụng đòi tiền bằng điện thì phải xem xét kỹ
lưỡng uy tín của ngân hàng người hưởng vì lúc này chỉ cần nhận được điện xác
nhận của ngân hàng người hưởng rằng bộ chứng từ hoàn hảo là ngân hàng đã phải
trả tiền trong vòng ba ngày làm việc. Trường hợp nhà nhập khẩu mua hàng theo
giá FOB thì Sở Giao dịch nên yêu cầu nhà nhập khẩu cam kết mua bảo hiểm cho lô
hàng trước khi tiến hành mở thư tín dụng, đặc biệt là những thư tín dụng mở bằng
vốn vay ngân hàng.
Một điều quan trọng nữa là Sở Giao dịch luôn phải tuân thủ đúng những quy định
của UCP đã dẫn chiếu trong thư tín dụng. Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng là
rất lớn và rủi ro cao nên khi nhận được bộ chứng từ xuất trình thì nhất thiết Sở
Giao dịch phải nhanh chóng kiểm tra chứng từ một cách cẩn thận. Ngoài ra, để

đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả nhà nhập khẩu và ngân hàng, Sở Giao dịch
cũng phải luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với người yêu cầu mở thư tín dụng để hạn
chế những tranh chấp thương mại. Đây là điều rất cần thiết đối với nghiệp vụ thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Ngân hàng có bảy ngày làm việc kể từ
ngày nhận được chứng từ để xử lý cũng như xem xét chứng từ. Trong thời gian này
ngân hàng phải kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều
kiện trong thư tín dụng thì phải yêu cầu khách hàng thanh toán ngay. Nếu bộ
chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thông báo cho nhà nhập khẩu về tình trạng bộ
chứng từ để từ đó có thể ra quyết định từ chối hay chấp nhận thanh toán. Trong
trường hợp từ chối, ngân hàng phải làm điện từ chối gửi ngân hàng nước ngoài và
thông báo một lần toàn bộ lỗi của bộ chứng từ. Điều này là vô cùng quan trọng vì
nếu hàng hoá có vấn đề thì có thể trì hoãn thanh toán hoặc buộc người bán phải
chịu một phần rủi ro mà không vi phạm UCP.
3.2.3 Kết hợp hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu với hoạt động thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ .
Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển do nhu cầu hội nhập với khu
vực và trên thế giới dẫn đến hình thức thanh toán quốc tế được mở rộng và đa dạng
hơn. Môĩ một hình thức thanh toán đòi hỏi có một hình thức tài trợ về tài chính
tương ứng, phục vụ và đảm bảo cho nó. Hoạt động tín dụng xuất nhập thuận lợi
bao nhiêu thì quan hệ thương mại được mở rộng và phát triển bấy nhiêu. Chất
lượng hoạt động tín dụng mà tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu
thông hàng hóa, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời nâng
cao uy tín và vị thế của ngân hàng trên trường trong nước và trường quốc tế.
Ở các nước phát triển, tín dụng ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi các
ngân hàng thương mại tư nhân lớn, dưới các hình thức như: cầm cố hàng hoá,cần
cố chứng từ hàng hoá, hối phiếu và cho vay thấu chi..... và hầu hết tín dụng ngân
hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tín dụng ngắn hạn. Tín dụng
ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tín dụng ngắn hạn. Tín
dụng ngân hàng có tín ưu việt hơn tín dụng thương mại (là loại tín dụng giữa các
doanh nghiệp cấp lẫn nhau cho vay, không có sự tham gia của ngân hàng) bởi vì

không có quan hệ với hợp đồng mua bán và do đó, nó tạo khả năng cho người đi
vay sử dụng tín dụng để mua bất cứ loại hàng hoá nào. Tín dụng ngân hàng cho
hoạt động xuất khẩu gồm 2 loại: tín dụng ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu và tín
dụng ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng
cho xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động
thanh toán quốc tế nói chung và chủ yếu là đối với phương thức tín dụng chứng từ
tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Thứ nhất là tài trợ cho nhà xuất khẩu
Trong mấy năm qua, hoạt động xuất nhập của Việt nam mặc dù đã đổi mới và đạt
được những thành tựu to lớn thể hiện là kim ngạch xuất khẩu của Việt nam qua các
năm tăng nhanh, song mức độ nhập siêu ngày càng lớn, gây bất lợi cho nền kinh tế.
Vì vậy, mục tiêu của Đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm
2010 là phải mọi điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Giải pháp này cũng góp
phần gián tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, lại vừa tăng được
nguồn ngoại tệ nhằm cải thiện cán cân thương mại. Do đó, hoạt động tín dụng ngân
hàng cấp cho nhà xuất là giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tình hình
hiện nay.
Sở Giao dịch nên mở rộng cho vay thu mua và cho vay để sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu. Dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký với khách hàng nước ngoài và
căn cứ vào thư tín dụng sẽ được thông báo, Sở Giao dịch sẽ cấp tín dụng để giúp
cho doanh nghiệp thuê mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp mà doanh
nghiệp xuất khẩu cam kết thông báo thông báo thư tín dụng xuất và gửi bộ chứng
từ thanh toán qua ngân hàng thì sẽ được áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với các
doanh nghiệp khác.
Sở Giao dịch cũng có thể nhận chiết khấu chứng từ với điều kiện là thư tín dụng
trả ngay, bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với thư tín dụng, khách hàng hoạt
động có uy tín, vay trả sòng phẳng, ngoài ra ngân hàng phát hành thư tín dụng
cũng là ngân hàng có uy tín, hoạt động tốt, có vị trí nhất định trong giao dịch quốc

×