Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần an bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------

ĐINH THÀNH LONG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
*********

ĐINH THÀNH LONG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01



Người hướng dẫn khoa học :
TS. LÊ VĂN HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


-i-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là : ĐINH THÀNH LONG
Sinh ngày : 06 / 6 / 1974 ; Tại : Bình Định
Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình – Chi nhánh Bình
Phước.
Là học viên Cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Mã số học viên : 020116140119
Cam đoan đề tài luận văn: “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối
với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
Bình” được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn:

TS. Lê Văn Hải

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn
thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không
trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2016
Người cam đoan


ĐINH THÀNH LONG


- ii -

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn về mặt khoa học
của TS. Lê Văn Hải ; Sự trợ giúp về số liệu, về nghiệp vụ chuyên môn từ các anh,
chị của Phòng Pháp lý & Tuân thủ, Phòng Quản lý Rủi ro của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần An Bình. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Lê Văn
Hải - Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh ; Ban Giám Đốc và quý đồng
nghiệp của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Bình Phước nơi tác giả đang
làm việc về sự giúp đỡ nhiệt tình để luận văn này sớm được hoàn thành.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý thầy cô thuộc Khoa Sau Đại
học của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh là những người đã truyền thụ
kiến thức cho tác giả. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ quý báu về
thời gian cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Trân trọng cảm ơn.


- iii -

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hệ thống XHTD nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các
cam kết tài chính của một khách hàng/nhóm khách hàng đối với một ngân hàng,
nhằm đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng được
xác định thông qua thang điểm, ma trận, thông tin tài chính và phi tài chính để
lượng hóa mức độ tín nhiệm. Rủi ro hoạt động tín dụng có thể nói như là một tất
yếu không thể tách rời trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM. Rủi ro tín

dụng có thể gây ra những tổn thất về mặt kinh tế hơn bất kỳ loại hình rủi ro nào, vì
tính chất lây lan và theo phản ứng dây chuyền của nó.
Tín dụng tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước
ta, bên cạnh thúc đẩy chính sách vĩ mô kích cầu tiêu dùng, còn làm tăng lợi nhuận
cho các NHTM. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trong những
năm gần ở mức “quá nóng” đã để lại những khoản nợ xấu có khả năng bị mất vốn
của ngân hàng, để hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng, một trong những công cụ quản
lý hữu hiệu nhất của hệ thống các NHTM hiện nay là sử dụng XHTD nội bộ như là
một công cụ để đánh giá và chấm điểm tín dụng khách hàng giao dịch trước, trong
và sau khi cho vay.
ABBANK đã xây dựng một hệ thống XHTD nội bộ dành cho các khách
hàng giao dịch tín dụng. Tuy nhiên, đến nay hệ thống XHTD nội bộ cho KHCN vay
tiêu dùng vẫn còn nhiều bất cập về các tiêu chí chấm điểm, quan điểm của chuyên
gia về cho điểm và kết quả XHTD chưa phản ảnh hết thực trạng của khách hàng, do
đó việc áp dụng các kết quả xếp hạng để làm cơ sở cấp tín dụng chưa có tính khả thi
cao. Việc nghiên cứu tìm phương pháp mới để XHTD đối với KHCN vay tiêu dùng
tại ABBANK ngay từ bây giờ là cần thiết, nhắm góp phần nâng cao chất lượng
XHTD nói riêng và nâng cao năng lực quản trị rủi ro nói chung. Đó là lý do mà tác
giả muốn thực hiện đề tài :“Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng cá nhân vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP An Bình”.


- iv -

MỤC LỤC

Trang

Trên hệ thống XHTDNB nội bộ mới hiện nay, hạng của khách hàng được chia thành 10 hạng
và hỗ trợ quyết định cho vay. ................................................................................................ 22

(Nguồn : BIDV) ...................................................................................................................... 22
- Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (không bị hiện
tượng đa cộng tuyến) ............................................................................................................ 52
- Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi) ...... 52
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiêm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 53
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 55
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 56
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 58
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 60
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 61
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 63
VIF của các biến độc lập QH2, QH1 lớn hơn 10 nên mô hình có khả năng bị đa cộng tuyến
nghiêm trọng, đặc biệt là biến QH2 và QH1 (Gujrati, 2003). ............................................... 65
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 66
VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô
hình được đánh giá là không nghiệm trọng (Gujrati, 2003). ................................................ 68


-v-

11. Nguyễn Sỹ Cứ, 2013. Vai trò của Xếp hạng tín nhiệm trong nền kinh tế thị
trường




hội

nhập

quốc

tế



Việt

Nam.<

[Cập nhật ngày : 26
tháng 08 năm 2016]. .............................................................................................. 90


- vi -

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả ước lượng hàm điểm số của Dinh Thi Huyen Thanh và
Stefanie Kleimeir ................................................................................................... 10
Bảng 2.2. Bảng xếp hạng KHCN của Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie
Kleimeir ................................................................................................................ 11
Bảng 2.3. Chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân theo mô hình của Dinh Thi
Huyen Thanh và Stefanie Kleimeir ........................................................................ 11

Bảng 2.4. Tỷ trọng các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình điểm số FICO .................. 13
Bảng 2.5. Hệ thống định mức tín nhiệm của Moody’s và S&P .............................. 14
Bảng 2.6. Ký hiệu XHTD sử dụng cho nợ ngắn hạn .............................................. 14
Bảng 2.7. Chỉ tiêu chấm điểm cá nhân của E&Y ................................................... 16
Bảng 2.8. Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của E&Y ........................................... 19
Bảng 2.9. Bảng chấm điểm và XHTD cho KHCN của BIDV ................................ 21
Bảng 2.10. Bảng xếp loại TSĐB theo điểm số đạt được của BIDV ........................ 21
Bảng 2.11. Ma trận ra quyết định cấp tín dụng của BIDV ...................................... 22
Bảng 2.12. Bảng phân hạng dự kiến và hỗ trợ ra quyết định cho vay ..................... 22
Bảng 2.13. Bảng phân loại KHCN theo mục đích vay và thời gian quan
hệ với Sacombank ................................................................................................. 23
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp điểm của 4 nhóm chỉ tiêu theo tỷ trọng của
Sacombank ............................................................................................................ 24
Bảng 2.15. Bảng xác định rủi ro về nguồn trả nợ của Sacombank .......................... 25
Bảng 2.16. Bảng tổng hợp điểm của 4 nhóm chỉ tiêu của Sacombank .................... 25
Bảng 2.17. Bảng chỉ tiêu chấm điểm XHTD cá nhân của Vietcombank ................. 25


- vii -

Bảng 2.18. Bảng hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của Vietcombank .................... 27
Bảng 3.1. Số liệu sơ bộ về tình hình tài chính năm 2013 – 2015 ............................ 32
Bảng 3.2. Tình hình kinh doanh của của ABBANK năm 2013 – 2015 ................... 33
Bảng 3.3. Bảng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của ABBANK ...................................... 34
Bảng 3.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ KHCN năm 2015 .................................. 35
Bảng 3.5. Bảng phân loại mức XHTD cho khách hàng ......................................... 37
Bảng 3.6. Bảng hệ số rủi ro của các sản phẩm tín dụng cá nhân ............................ 40
Bảng 3.7. Bảng tỷ trọng điểm của từng KHCN ...................................................... 43
Bảng 3.8. Bảng hệ số rủi ro của các sản phẩm tín dụng cá nhân Sacombank.......... 43
Bảng 3.9. Bảng đánh giá tỷ trọng xếp hạng về TSĐB ............................................ 44

Bảng 3.10. Bảng ma trận kết quả xếp hạng và đánh giá TSĐB .............................. 45
Bảng 4.1. Sản phẩm tín dụng và tỷ trọng dư nợ theo mục đích vay ........................ 51
Bảng 4.2. Bảng quy ước ký hiệu về nhóm chỉ tiêu thân nhân của KHCN............... 52
Bảng 4.3. Quy ước ký hiệu về nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ ................................ 52
Bảng 4.4. Quy ước ký hiệu về nhóm chỉ tiêu quan hệ với ABBANK ..................... 53


- viii -

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Quy trình XHTD ...................................................................................... 8
Biểu đồ 3.1. Tình hình hoạt động của ABBANK từ năm 2013 – 2015 ................... 33
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng ABBANK năm 2013 – 2015 .......................... 34
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2015 ........................................ 35
Biểu đồ 3.4. Quy trình chấm điểm và XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu
dùng của ABBANK ............................................................................................... 39


- ix -

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Ký hiệu

Diễn giải

1

ABBANK


2

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3

Basel

Hiệp ước về giám sát hoạt động ngân hàng

4

CBTD

Cán bộ tín dụng của ABBANK

5

ĐCTC

Các định chế tài chính (Financial Institutions)

6

E&Y

Công ty TNHH Ernst & Young


7

KHCN

Khách hàng cá nhân

8

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

9

NHTM

Ngân hàng thương mại

10

Sacombank

11

TCTD

12

XHTD NB


13

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Tổ chức Tín dụng
Xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


-1-

CHƯƠNG 1 : LỜI GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu :
Mô hình XHTD nội bộ được sử dụng trong các hệ thống NHTM là một công

cụ để đánh giá và chấm điểm khách hàng làm cơ sở quyết định cấp tín dụng. Hiện
nay, tại Việt Nam đã có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như : Fitch Ratings,
Moody’s, S&P … có mặt để tư vấn và hỗ trợ cho các TCTD về phương pháp
XHTD nội bộ. Tuy nhiên, mỗi hệ thống NHTM có cách đánh giá và xếp hạng cho
khách hàng khác nhau, do đó việc quyết định cho khách hàng vay và mức cho vay
cũng khác nhau, điều này cho thấy việc xây dựng hệ thống XHTD nội bộ ở mỗi
ngân hàng chưa nhất quán và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đó là lý do cần
thiết “ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân
vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP An Bình”.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ các mục tiêu sau :
1.2.1.

Mục tiêu tổng quát:

Vận dụng lý luận và thực tiễn về xếp hạng tín dụng trong nước và quốc tế
nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng của
ABBANK.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể :

- Đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ hiện tại của ABBANK, tìm hiểu xem
những bất cập nào trong quá trình XHTD cho khách hàng vay chưa phù hợp và chỉ
ra những vấn đề chưa phù hợp.
- Đề xuất cần xây dựng một mô hình XHTD nội bộ bằng phương pháp định
lượng trước tiên áp dụng cho KHCN vay tiêu dùng của ABBANK và chứng minh
mô hình này có tính ứng dụng thực tiễn cao và phù hợp thông lệ quốc tế.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN
vay tiêu dùng của ABBANK và kiến nghị với NHNN sớm xây dựng khung pháp lý
đồng bộ về hệ thống XHTD nội bộ cho các NHTM Việt Nam.


-2-

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu :
Để đề tài nghiên cứu trở nên thiết thực trong ứng dụng, tác giả cần đặt ra một

số câu hỏi để nghiên cứu như sau :
- Xếp hạng tín dụng nội bộ là gì ? Tại sao các NHTM phải thực hiện XHTD
nội bộ cho khách hàng ?
- Nghiên cứu một mô hình XHTD nội bộ bằng phương pháp định lượng có
mang hiệu quả đánh giá khách hàng hơn hay không so với mô hình XHTD nội bộ
của ABBANK hiện nay ?
- Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu
dùng của ABBANK hay không ?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và thực trạng về hệ thống

XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng của ABBANK.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Nội dung nghiên cứu : Sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các chỉ
tiêu chấm điểm trong hệ thống XHTD nội bộ của ABBANK có ảnh hưởng đến kết
quả XHTD đối với một KHCN vay tiêu dùng, từ đó xây dựng nên một bộ chỉ tiêu
rút gọn để XHTD, qua đó đề xuất kiến nghị với ABBANK nên sử dụng bộ chỉ tiêu
này như là một công cụ XHTD mới để đánh giá KHCN vay tiêu dùng.
+ Không gian nghiên cứu là : KHCN vay tiêu dùng đã được ABBANK thực
hiện XHTD và cấp tín dụng.
+ Thời gian nghiên cứu : Dữ liệu thống kê thời gian khách hàng giao dịch tín
dụng trong 5 năm gần đây của hệ thống ABBANK (năm 2010 đến năm 2015) và dữ
liệu do tác giả tiến hành thu thập trong năm 2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu :

- Đề tài sử dụng hai phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp
định lượng để nghiên cứu.


-3-

+ Đối với phương pháp định tính: Nghiên cứu này sử dụng thông tin thứ cấp
là kết quả XHTD nội bộ của 150 mẫu KHCN vay tiêu dùng đã được ABBANK cấp
tín dụng. Nguồn dữ liệu thu thập trong hệ thống ABBANK.
+ Đối với phương pháp định lượng: Luận văn nghiên cứu sử dụng phương
pháp hồi quy kinh tế lượng (OLS – Ordinary Least Squares) để chạy ra mô hình
nhằm xây dựng một bộ chỉ tiêu rút gọn gồm các chỉ tiêu chấm điểm trọng yếu có
khả năng tác động lên kết quả XHTD của một KHCN vay tiêu dùng, từ đó đưa ra
kết luận bộ chỉ tiêu rút gọn này có hiệu quả hay không và sự cần thiết phải hoàn
thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng của ABBANK.
1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
Nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung những ý kiến đóng góp về XHTD nội

bộ trong hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung và hệ thống XHTD nội bộ của
ABBANK nói riêng, thông qua đó sự cần thiết hoàn thiện về hệ thống XHTD nội bộ
phù hợp với các tiêu chuẩn xếp hạng quốc tế.
Hệ thống XHTD nội bộ của các TCTD hiện nay nói chung và của ABBANK
nói riêng hầu hết được xây dựng bằng phương pháp chấm điểm tiêu chí theo ý kiến
chuyên gia, với phương pháp này chỉ dừng lại ở chỗ cho điểm định tính nên chưa
thể lượng hóa được hết các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Hệ thống XHTD là căn cứ độc lập
để ABBANK đánh giá hiệu quả quá trình quản lý rủi ro, bảo đảm việc cấp tín dụng,
quản lý tín dụng phù hợp với các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn
kiểm soát, thống nhất với các tiêu chuẩn đánh giá và khả năng phát hiện rủi ro sớm,

đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn tín dụng, hiệu quả cho quản lý rủi ro tín
dụng.
1.7.

Giới hạn của nghiên cứu :
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về XHTD nội bộ của ABBANK theo phương

pháp mô hình định lượng so sánh với sự tác động tương quan của phương pháp xếp
hạng hiện tại của ABBANK để tìm ra sự tương đồng hay khác biệt giữa bộ chỉ tiêu
rút gọn với kết quả đã xếp hạng, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD
nội bộ của ABBANK.


-4-

Do điều kiện không thuận lợi về mặt thời gian, nên đề tài thực hiện nghiên
cứu có giới hạn về số mẫu thu thập chưa đảm bảo tính đại diện cho tổng thể của
toàn hệ thống, nên vấn đề dữ liệu có tính trùng lặp với nhau hoặc có thể sai số là
điều tất nhiên.
1.8.

Cấu trúc của luận văn :
Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm các chương như sau :
Chương 1 : Lời giới thiệu lý do chọn đề tài nghiên cứu và các vấn đề cần

hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng của ABBANK.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về XHTD nội bộ và bài học về XHTD nội bộ của
ABBANK.
Chương 3 : Tổng quan về hoạt động của ABBANK, thực trạng về hệ thống
XHTD nội bộ đối với KHCN vay tiêu dùng của ABBANK.

Chương 4 : Cơ sở lý thuyết về mô hình XHTD, kết quả của mô hình XHTD
nội bộ tại ABBANK .
Chương 5: Đề xuất kiến nghị một số giải pháp và gợi ý nghiên cứu tiếp theo.


-5-

CHƯƠNG 2 :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ BÀI HỌC VỀ
XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
2.1. Tổng quan nghiên cứu xếp hạng tín dụng nội bộ
2.1.1. Khái niệm, đối tượng và vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ
2.1.1.1. Khái niệm
- Theo quan điểm của Standard and Poor’s (S&P) “Xếp hạng tín nhiệm là
quan điểm về khả năng của nhà phát hành thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa
vụ tài chính nào đó”, Standard and Poor’s (2012).
- Theo Moody’s “Xếp hạng tín nhiệm là quan điểm về mức độ uy tín, an toàn
của nhà phát hành đối với những nghĩa vụ riêng rẽ hay nghĩa vụ chung của mình”,
Moody’s (2012).
- Theo Tiến sĩ Trần Đắc Sinh : “Xếp hạng tín nhiệm là việc đưa ra các nhận
định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài
chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau.
Các loại đầu tư có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và
giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các
thương phiếu”, Trần Đắc Sinh (2002).
Như vậy, có thể hiểu : Xếp hạng tín dụng là một quy trình thu thập các thông
tin liên quan đến khách hàng để phân tích, chấm điểm và đưa ra kết quả chấm điểm,
nhằm đánh giá khả năng thực hiện các cam kết nghĩa vụ tài chính - tín dụng đối với
TCTD nào đó trong một thời gian nhất định. Thông qua đó cũng nhằm xác định các
rủi ro liên quan đến cam kết nghĩa vụ của khách hàng để có biện pháp phòng ngừa

và kiểm soát chặt chẽ hơn.
2.1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng nội bộ
Đối tượng của XHTD nội bộ bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính
của khách hàng tham gia vay vốn tại các NHTM và hệ thống XHTD nội bộ sẽ tiếp
cận đến tất cả các thông tin liên quan trên để nhận dạng và đo lường các mức độ rủi
ro đối với khách hàng. Tuy nhiên, kết quả XHTD nội bộ của một khách hàng không


-6-

phải là giá trị tuyệt đối để đưa ra quyết định duy nhất trong quá trình giao dịch, mà
chỉ đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro đã hoạch định sẳn trong mô
hình, nhằm hỗ trợ cho các nhà quản trị ngân hàng tham khảo đưa ra quyết định tốt
nhất về chính sách tín dụng và quản lý tín dụng.
2.1.1.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng nội bộ
- Vai trò của XHTD nội bộ giúp phân loại các mức độ rủi ro và giúp xác định
giá trị của khoản cấp tín dụng, mức lãi suất của khoản cấp tín dụng theo nguyên tắc
có điểm số xếp hạng thấp (rủi ro cao) thì có mức lãi suất tín dụng cao và ngược lại.
- Vai trò của XHTD nội bộ nhằm hỗ trợ quản lý khách hàng, vì quan hệ
khách hàng phụ thuộc vào kết quả XHTD của khách hàng đó, cụ thể những khách
hàng có mức XHTD thấp thì cần phải kiểm soát đánh giá thường xuyên, còn những
khách hàng có mức XHTD cao thì sẽ được ưu đãi trong các quan hệ giao dịch.
- Vai trò của XHTD nhằm xác định các yếu tố xác suất vỡ nợ, tổn thất nợ của
các khoản vay, trên cơ sở đó để trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng tương ứng
với mức xác suất vỡ nợ, tổn thất nợ nêu trên.
- Vai trò của XHTD cũng nhằm hỗ trợ công tác quản lý thông tin khách hàng
đưa vào hệ thống XHTD nội bộ nhằm xây dựng nguồn dữ liệu khách hàng để phục
vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
2.1.2.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ

- Nguyên tắc XHTD nội bộ dựa trên các nguyên tắc phân tích mức tín nhiệm
về ý thức, thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng vay, xu hướng về khả năng
trả nợ của khách hàng trong tương lai và việc đánh giá khách hàng dựa vào hệ thống
các ký hiệu xếp hạng tín dụng.
- Sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho phân tích định lượng. Các dữ
liệu đo lường bằng số có thể quan sát được thì xếp vào phân tích định lượng, còn
các quan sát không thể đo lường bằng số được thì xếp vào phân tích định tính.


-7-

- Việc thu thập số liệu để XHTD nội bộ cần được thực hiện một cách khách
quan, chính xác và sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy để có được
cái nhìn toàn diện về thực trạng của khách hàng.
2.1.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ
- Phương pháp XHTD nội bộ bao gồm phương pháp đánh giá định lượng và
đánh giá định tính. Các NHTM trong nước hiện nay đều tự xây dựng cho mình một
hay nhiều phương pháp XHTD nội bộ, tùy vào từng đối tượng cần xếp hạng. Có thể
chia các phương pháp xếp hạng thành ba nhóm chính như sau :
* Nhóm phương pháp chuyên gia: Nhóm phương pháp này dựa trên phân
tích và nhận định của các chuyên gia về đối tượng khách hàng cần đánh giá.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp số liệu thực nghiệm không đáp
ứng được yêu cầu nghiên cứu hoặc đối tượng xếp hạng là một tập hợp các dấu hiệu
không thể định lượng được hoặc có thể định lượng nhưng rất tốn kém.
* Nhóm phương pháp mô hình hóa: Nhóm phương pháp này áp dụng khi
có đầy đủ số liệu đáp ứng mô hình toán học và chỉ cho kết quả tốt khi dữ liệu thu
thập đáng tin cậy. Phương pháp này bao gồm mô hình kinh tế lượng và mô hình
nhân tố.
Mô hình kinh tế lượng là phương pháp dựa trên lý thuyết kinh tế lượng để
lượng hóa các yếu tố xếp hạng thông qua phương pháp thống kê. Thực chất của

phương pháp này là mô tả các mối quan hệ giữa các đại lượng thống kê bằng một
phương trình tuyến tính.
Mô hình nhân tố là phương pháp phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu
(nhân tố) với nhau và lượng hóa mối quan hệ.
* Nhóm phương pháp kết hợp : Nhóm phương pháp này cho phép kết hợp
những thế mạnh của phương pháp mô hình hóa và phương pháp chuyên gia, được
tiến hành theo một quy trình cặp nhằm thực hiện việc xích lại gần nhau giữa các
phương án nhận được từ việc mô phỏng theo mô hình hóa với các ý kiến chuyên gia
cho đến khi đạt được sự thống nhất.


-8-

2.1.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ
Quy trình XHTD nội bộ của một KHCN bao gồm các bước cơ bản sau đây :
(1) Xác định mục đích xếp hạng

(2) Thu thập thông tin

(3) Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm

(4) Đưa ra kết quả XHTD

(5) Phê duyệt và sử dụng kết quả XHTD

Hình 2.1 - Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ
(1) Xác định mục đích xếp hạng là xếp hạng thuộc đối tượng nào : KHCN,
KHDN, ĐCTC và mục đích xếp hạng.
(2) Thu thập thông tin là thực hiện tìm kiếm và thu thập các thông tin liên
quan đến khách hàng vay như lý lịch thân nhân, mối quan hệ xã hội, địa vị công tác,

ngành nghề công tác (kinh doanh), nơi công tác, tình hình thu nhập, tình trạng gia
đình, lịch sử vay nợ … các thông tin này cần thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau,
trên cơ sở có chọn lọc, có so sánh và đối chiếu khách quan, trung thực. Ngoài thông
tin do khách hàng cung cấp, TCTD phải sử dụng từ nhiều nguồn thông tin khác như
từ phương tiện thông tin đại chúng, từ CIC, từ các công ty XHTD có uy tín, từ mối
quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hoặc từ các đối tác kinh doanh...
(3) Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm là việc phân tích bằng mô hình, lựa
chọn mô hình nào phù hợp để phân tích, sử dụng đồng thời các chỉ tiêu định tính và
định lượng để phân tích với mỗi chỉ tiêu có một mức điểm và trọng số khác nhau và


-9-

được thiết kế cài đặt xen kẽ nhau để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh
giá xếp hạng.
(4) Đưa ra kết quả xếp hạng, đây là công việc mà các CBTD phải tổng hợp
điểm số chấm được bằng cách nhân (x) với các trọng số tương ứngcủa mỗi chỉ tiêu
để đưa ra kết quả xếp hạng, CBTD sẽ đối chiếu tổng số điểm khách hàng đạt được
với thang điểm phân loại khách hàng, cuối cùng đưa ra kết quả XHTD nội bộ.
(5) Phê duyệt và sử dụng kết quả XHTD nội bộ, đây là công đoạn cuối cùng
của quy trình XHTD nội bộ, từ giai đoạn thu thập thông tin, xử lý thông tin, phân
tích các chỉ tiêu đến chấm điểm các chỉ tiêu và tổng hợp kết quả xếp hạng. Kết quả
xếp hạng khách hàng được trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hay không
phê duyệt. Kết quả XHTD nội bộ sẽ phản ảnh mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó
thống nhất đưa ra quyết định tín dụng và chính sách tín dụng cho khách hàng.
2.2. Một số mô hình xếp hạng tín dụng quốc tế và hệ thống XHTD nội bộ của
các NHTM trong nước.
2.2.1. Một số mô hình xếp hạng tín dụng quốc tế
2.2.1.1. Nghiên cứu của Stefanie Kleimeir về mô hình điểm số tín dụng cá
nhân áp dụng cho ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeir đã tiến hành
nghiên cứu nguồn số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt Nam theo 20 biến số
gồm độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn nghề nghiệp, thời gian công tác, mục đích
vay … để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tín dụng. Qua đó
xây dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các ngân hàng bán lẻ tạiViệt Nam.
Hầu hết các biến này đều là các chỉ tiêu phi tài chính, khác so với các nghiên cứu từ
trước đến nay. Vì hầu hết các mô hình điểm số tín dụng thường sử dụng các chỉ tiêu
tài chính là chủ yếu. Bằng phương pháp ước lượng Dinh Thi Huyen Thanh và
Stefanie Kleimeir đã thu được kết quả hàm điểm số như sau:


- 10 -

Bảng 2.1 : Kết quả hàm điểm số của Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie
Kleimeir.
Biến

Hệ số

Số lần đến ngân hàng

-1.774

Giới tính

-1.557

Số lần vay

-0.938


Thời gian vay

-0.845

Tài khoản tiền gửi

-0.750

Tình trạng cư trú

-0.652

Miền cư trú

-0.551

Số lượng tiền gửi

-0.492

Giá trị tài sản thế chấp

-0.402

Số người phụ thuộc

-0.356

Thời gian làm công việc hiện tại


-0.285

Tình trạng hôn nhân

-0.233

Loại hình thế chấp

-0.190

Có điện thoại cố định

-0.181

Trình độ học vấn

-0.156

Mục đích vay

-0.123

Hệ số tự do

-3.176
(Nguồn: Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeir, 2006).

Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu, các tác giả đã không nêu ra chi tiết
phương pháp xác định trọng số và lựa chọn các biến cho mô hình điểm tín dụng nên

rất khó đánh giá mức độ chính xác về ý nghĩa của mô hình cũng như đạt được sự
thừa nhận trong thực tế. Dựa trên hàm điểm số, Dinh Thi Huyen Thanh và
S.Kleimeir đã xây dựng bảng XHTD của KHCN như sau :


- 11 -

Bảng 2.2 : Bảng xếp hạng KHCN của Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie
Kleimeir.
Tổng điểm

Xếp

Ý nghĩa

hạng
>400

Aaa

351-400

Aa

301-350

A

251-300


Bbb

Cho vay theo tài sản đảo bảo

201-250

Bb

Cho vay theo TSĐB và đánh giá đơn vay vốn

151-200

B

Yêu cầu đánh giá thận trọng đơn vay vốn, có TSĐB đầy

Cho vay tối đa theo đề nghị của người vay

đủ
101-150

Ccc

51-100

Cc

0-50

C


0

D

Từ chối cho vay

(Nguồn: Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeir, 2006)
Bảng 2.3 : Chỉ tiêu XHTD cá nhân theo mô hình của Dinh Thi Huyen Thanh và
Stefanie Kleimeir.
Bước 1: Chấm điểm thân nhân và năng lực trả nợ
Tuổi
Trình độ học vấn

18-25

26-40 tuổi

40-60 tuổi

>60 tuổi

Sau đại học

Đại học, Cao

Trung học

Dưới trung


đẳng
Nghề nghiệp

học

Chuyên môn

Giúp việc

Kinh doanh

Hưu trí

Thời gian công tác

<0,5 năm

0,5-1 năm

1-5 năm

>5 năm

Thời gian làm công

<0,5 năm

0,5-1 năm

1-5 năm


>5 năm

Nhà riêng

Nhà thuê

Sống cùng gia

Khác

việc hiện tại
Tình trạng cư trú

đình


- 12 -

Số người phụ thuộc
Thu

Độc thân

hàng < 12 triệu đồng

nhập

năm
Thu nhập gia đình


<24 triệu đồng

hàng năm

1-3 người

3-5 người

>5 người

12-36 triệu

36-120 triệu

>120 triệu

đồng

đồng

đồng

24-72 triệu

72-240 triệu

>240 triệu

đồng


đồng

đồng

Bước 2: Chấm điểm quan hệ với ngân hàng
Thực hiện cam kết

Khách hàng

Chưa bao giờ

Có trễ hạn ít

Có trễ hạn

mới

trễ hạn

hơn 30 ngày

trên 30 ngày

Thực hiện cam kết

Khách hàng

Chưa bao giờ


Có trễ hạn

Có trễ hạn

với ngân hàng (dài

mới

trể hạn

trong 2 năm

trước 2 năm

gần đây

gần đây
> 1 tỷ đồng

với

ngân

hàng

(ngắn hạn)

hạn)
Tổng giá trị khoản
vay chưa trả

Các dịch vụ khác
đang sử dụng

<100 triệu

100-500 triệu

500 triệu đồng

đồng

đồng

– 1 tỷ đồng

Tiền gửi tiết

Thẻ tín dụng

Tiền gửi tiết

Không

kiệm và thẻ tín

kiệm

dụng
Số dư bình quân tài
khoản tiết kiệm các


<20 triệu đồng

20-100 triệu

100-500 triệu

>500 triệu

đồng

đồng

đồng

năm trước đây
(Nguồn: Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeir, 2006)
2.2.1.2. Nghiên cứu mô hình điểm số tín dụng cá nhân FICO
Điểm số tín dụng FICO (Fair Isaac Corporation) được tính toán dựa trên một
phương trình toán học, đánh giá nhiều thông tin tín dụng của khách hàng từ các báo
cáo tín dụng do các tổ chức cung cấp. Sau đó, FICO so sánh thông tin trên với
những mẫu chuẩn được đúc kết từ hàng trăm báo cáo tín dụng trong quá khứ để
đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tương lai của khách hàng.


- 13 -

Bảng 2.4 : Tỷ trọng các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO.
Chỉ tiêu đánh giá


Giải thích tiêu chí

Tỷ
trọng

1. Lịch sử trả nợ (Payment history) Thời gian trễ hạn càng dài và số tiền

35%

trễ hạn càng cao thì điểm số tín dụng
càng thấp
2. Dư nợ tại các TCTD (Amounts Nợ quá nhiều so với mức cho phép,
Owned)

30%

đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm
giảm điểm số tín dụng

3. Độ dài của lịch sử tín dụng Thông tin càng nhiều năm càng đáng
(Length of Credit history)

tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao

4. Số lần vay nợ mới (New Credit)

Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu

15%


10%

hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm
số tín dụng càng thấp
5.Các loại tín dụng sử dụng (Types Các loại nợ khác nhau sẽ được tính
of Credit in use)

10%

điểm số tín dụng khác nhau
Nguồn :

FICO đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng thấp nhất là 300 và cao nhất là
850 áp dụng cho KHCN dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ tiêu phân tích được trình bày ở
bảng 2.4. trên, điểm số càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và điểm số dưới 620
thì được xem là “dưới tiêu chuẩn”. Điểm số tín dụng của FICO được dựa trên tình
hình tín dụng của người vay tại một thời điểm, do đó điểm số tín dụng của FICO sẽ
thay đổi khi báo cáo tín dụng của người vay thay đổi. Vì vậy, phương pháp mô hình
điểm số tín dụng của FICO là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế áp dụng tại
các NHTM Việt Nam hiện nay.


- 14 -

2.2.1.3. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Moody’s, Standard & Poor’s
(S&P)
Moody’s và S&P là hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm lâu đời nhất tại Mỹ và
cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới.
Hệ thống xếp hạng của Moody’s được ký hiệu gồm 3 chữ cái được xếp lần lượt là
Aaa (mức ổn định cao nhất) đến C (mức rủi ro cao nhất). Đối với S&P được ký hiệu

gồm 3 chữ cái được xếp lần lượt là AAA (mức ổn định cao nhất) đến D (mức rủi ro
cao nhất). Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh
vực chính là đánh giá môi trường ngành, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất
kinh doanh và khả năng quản trị doanh nghiệp. S&P đưa ra các đánh giá tín dụng cả
dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức công và tư, đồng thời đánh giá người vay từ
mức AAA-> D. Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng tư liệu người
vay đó có khả năng được nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực) hoặc không chắc
chắn (trung gian).
Bảng 2.5 : Hệ thống định mức tín nhiệm của Moody’s và S&P.
Xếp hạng của Moody’s

Xếp hạng của S&P

Mô tả

Aaa

AAA

Chất lượng cao nhất: khả
năng chắc chắn hoàn tiền
lãi và gốc

Aa

AA

Chất lượng cao: năng lực
hoàn trả mạnh


A

A

Trên trung bình: năng lực
hoàn trả mạnh, nhưng có
thể bị ảnh hưởng bởi điều
kiện kinh tế bất lợi

Baa

BBB

Trung bình: đủ năng lực
hoàn trả, nhưng chịu ảnh
hưởng lớn hơn nếu điều
kiện kinh tế thay đổi theo


×