Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VŨ BẢO DUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VŨ BẢO DUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ BÍNH


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Trương Vũ Bảo Dung


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1.
Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................2

1.3.
Mục tiêu của đề tài.........................................................................................3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................4
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................4
1.6.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
1.7.
Nội dung nghiên cứu .....................................................................................5
1.8.
Đóng góp của đề tài .......................................................................................5
1.9.
Kết cấu của đề tài...........................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIÊM VỀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .............................................................................................................................6
2.1.
Lý thuyết về rủi ro phá sản của NHTM .........................................................6
2.1.1. Các khái niệm về phá sản ngân hàng NHTM ................................................6
2.1.2. Rủi ro phá sản ngân hàng ...............................................................................8
2.2.
Đo lường rủi ro phá sản NHTM ....................................................................9
2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của NHTM .................................11
2.3.1. Yếu tố bên trong ...........................................................................................12
2.3.1.1. Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) ......................................................13
2.3.1.2. Asset quality (Chất lượng tài sản Có) ..........................................................14
2.3.1.3. Management ability (Năng lực quản lý) ......................................................15
2.3.1.4. Earnings strength (Khả năng sinh lời) .........................................................17

2.3.1.5. Liquidity Sufficiency (Khả năngthanh khoản) ............................................18
2.3.1.6. Sensitivity to market risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) ............19
2.3.2. Yếu tố bên ngoài ..........................................................................................20
2.4.
Một số nghiên cứu trước về dự báo phá sản NHTM ...................................24
Kết luận chương 2 .....................................................................................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ..............................34
3.1.
Mô hình nghiên cứu .....................................................................................34
3.1.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................35
3.1.2. Các biến độc lập Xit......................................................................................35
3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................37
3.2.
Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................40
3.3.
Thu thập và xử lý số liệu .............................................................................41
3.3.1. Cỡ mẫu .........................................................................................................41
3.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .........................................................41


iii

3.4.
Phương pháp ước lượng ..............................................................................41
3.5.
Các kiểm định ..............................................................................................46
Kết luận chương 3 .....................................................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................48
4.1.
Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................48

4.2.
Phân tích đa cộng tuyến ...............................................................................49
4.3.
Phân tích tương quan mô hình nghiên cứu ..................................................50
4.4.
Phân tích lựa chọn mô hình nghiên cứu ......................................................50
4.5.
Kiểm định phương sai của sai số không đổi ................................................51
4.6.
Kiểm định tự tương quan .............................................................................52
4.7.
Tổng hợp kết quả kiểm định ........................................................................52
4.8.
Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến bằng phương pháp GLS ........53
Kết luận chương 4 .....................................................................................................58
CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................59
5.1.
Hàm ý ..........................................................................................................59
5.2.
Khuyến nghị giải pháp quản trị rủi ro phá sản trong hệ thống NHTM Việt
Nam thời gian tới ......................................................................................................59
5.2.1. Khuyến nghị đối với các NHTM .................................................................59
5.2.1.1. Sử dụng đòn bẩy hợp lý và cấu trúc vốn vững mạnh ..................................59
5.2.1.2. Quản trị thanh khoản ....................................................................................61
5.2.1.3. Tăng quy mô NHTM....................................................................................62
5.2.1.4. Tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng GDP .................................................63
5.2.2. Khuyến nghị đối với Chính phủ và NHNN .................................................63
5.2.2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ ...................................................................63
5.2.2.2. Khuyến nghị đối với NHNN ........................................................................64
5.3.

Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................66
Kết luận chương 5 ....................................................................................................67
KẾT LUẬN ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... vi
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. xiii
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................xv
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. xvi
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................... ix


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Ký hiệu
viết tắt
BCTC
CAR

Nghĩa đầy đủ

Báo cáo tài chính
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Trung tâm Thông tin tín dụng
CIC
Quốc gia Việt Nam
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
ctg
Các tác giả
DPRR

Dự phòng rủi ro
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi
FDIC
Liên bang
Đạo luật Cải thiện Tổng công ty
FDICIA
Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang
năm 1991
FEM
Phương pháp tác động cố định
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Phương pháp bình phương bé
GLS
nhất tổng quát khả thi
GNP
Tổng sản lượng quốc gia
Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng
NCUA
Hoa Kỳ
NHNN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW
Ngân hàng Trung Ương
Phương pháp bình phương nhỏ

OLS
nhất
Quy mô sản lượng quốc gia tính
PCI
bình quân trên đầu người
Phương pháp tác động ngẫu
REM
nhiên
ROA
Tỷ số Lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số Lợi nhuận trên vốn chủ sở
ROE
hữu
TCTD
Tổ chức tín dụng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
VCSH
Vốn chủ sở hữu
Phương pháp ước lượng bình
WLS
phương bé nhất có trọng số

Từ tiếng Anh
Capital Adequacy Ratio
Credit information center
Consumer Price Index

Federal Deposit Insurance
Corporation

Federal Deposit Insurance
Corporation Improvement
Act of 1991
Fixed Effects Model
International Monetary Fund
Gross Domestic Product
General Least Square
Gross National Product
National Credit Union
Administration

Ordinary Least Squares
Per Capita Income
Random Effects Model
Return on Assets
Return On Equity

Weighted Least Squares


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến rủi ro phá sản của
NHTM ......................................................................................................................... 29
Bảng 3.1: Các giả thuyết về mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng rủi ro phá
sản NHTM ................................................................................................................... 39
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến ............................................................................. 48
Bảng 4.2: Phân tích đa cộng tuyến qua phương pháp phương sai phóng đại ............. 50
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến ................................................................. 50

Bảng 4.4: Kết quả Kiểm định phương sai của sai số không đổi ................................. 51
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tự tương quan ............................................................... 52
Bảng 4.6: Kết quả Kiểm định bằng phương pháp GLS .............................................. 53

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Z-score các NHTM Việt Nam qua các năm ........................................... 54
Biểu đồ 4.2: Z-score trung bình và LEV trung bình các NHTM Việt Nam
qua các năm ................................................................................................................. 55
Biểu đồ 4.3: Z-score trung bình và LDR các NHTM Việt Nam qua các năm............ 56
Biểu đồ 4.4: Z-score trung bình và Tổng tài sản bình quân các NHTM Việt Nam
qua các năm ................................................................................................................. 57
Biểu đồ 4.5: Z-score trung bình các NHTM Việt Nam và GDP Việt Nam qua các
năm .............................................................................................................................. 58


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Trong sự phát triển của kinh tế xã hội, Ngân hàng là một yếu tố không thể
thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó. Trước hết, ngân hàng có vai trò sống còn đối
với hoạt động kinh tế, bởi vì ngân hàng tái phân bổ tiền tiết kiệm từ người thặng dư
tạm thời, tới người đi vay - những người có thể sử dụng vốn tốt hơn. Đồng thời,
ngân hàng trở thành trung gian thanh toán ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt cho
khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ, hình thành
mạng lưới thanh toán điện tử trong và ngoài nước và cung cấp tiền mặt khi khách
hàng cần.
Tại Việt Nam, từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp bao gồm
NHTW và NHTM, các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và ngày
càng được mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng, góp phần thúc đẩy phát

triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó ngành Ngân hàng còn có đóng góp lớn cho ngân
sách thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế. NHTM còn là trung gian truyền dẫn
hiệu quả việc thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN. Hiện nay, các NHTM
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nâng tầm trở thành định chế tài chính lớn,
đủ sức cạnh tranh và hợp tác với các định chế tài chính lớn nước ngoài.
Chính bởi tầm quan trọng trong cung cấp tín dụng và vận hành hệ thống thanh
toán, cùng với vai trò to lớn của NHTM, nên sự phá sản của các ngân hàng có thể
gây ra tác động tiêu cực tới nền kinh tế so với sự sụp đổ của các hoạt động kinh
doanh khác. Tính đến thời điểm này, NHNN chưa phải áp dụng biện pháp phá sản
đối với bất kỳ ngân hàng yếu kém nào, Nguyên nhân là do: (i) ngân hàng phá sản sẽ
tác động xấu đến hệ thống, thị trường và tâm lý của người dân; (ii) dù đã có luật
nhưng các thủ tục phá sản, định giá, thanh lý tài sản rất phức tạp, trong khi Việt
Nam lại chưa có kinh nghiệm và khả năng để đáp ứng được các yêu cầu này. Tuy
nhiên theo cơ chế thị trường và xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, NHTM
cũng là một doanh nghiệp, một thành phần của nền kinh tế, việc phá sản đối với các
NHTM là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, nhận diện những yếu tố ảnh hưởng


2

đến rủi ro dẫn đến phá sản đối với hoạt động của các NHTM trong bối cảnh hiện
này là vấn đề cần được làm rõ.
Đây là lý do học viên chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá
sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu trong luận văn của
mình, với mong muốn, kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm cơ sở
khoa học trong quản trị và quản lý điều hành hoạt động của các NHTM trong thời
gian tới.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu thị trường tài chính đã có niềm tin rằng Chính phủ sẽ không để một
ngân hàng nào phá sản, nhằm bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, giảm thiểu

nguy cơ rủi ro lây lan, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. Thực tế, năm
2015, với thực trạng hoạt động yếu kém của 3 NHTM là VNCB, Oceanbank, GP
Bank, nhằm xử lý dứt điểm các yếu kém của 3 ngân hàng, NHNN đã quyết định
thực hiện biện pháp mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của 3 ngân hàng này với giá 0
đồng và chỉ định các NHTMCP có vốn Nhà nước (Vietcombank, VietinBank) tham
gia quản trị, điều hành và thực hiện phương án cơ cấu lại, thay vì để các ngân hàng
này phá sản. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 2015” đã đi qua với nhiều thương vụ sáp nhập diễn ra, một vài ngân hàng đã biến
mất và hàng loạt ngân hàng yếu kém được xử lý dứt điểm.
Đầu tiên là thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank, SCB
thành SCB; TrustBank đổi tên thành VNCB; WesternBank sáp nhập vào Tổng công
ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) rồi đổi tên thành PVcomBank;
Habubank nhập vào SHB; DaiABank vào HDBank; TienPhongBank gọi vốn từ
Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI rồi đổi tên thành TPBank; Navibank tìm được
nhà đầu tư, tự tái cơ cấu và đổi tên thành NCB. Tiếp đó là các thương vụ BIDV
nhận MHB; Maritime Bank nhận MDB và Sacombank nhận Southernbank.
Điều này đặt ra câu hỏi, phải chăng niềm tin của thị trường là đúng, tại sao
các ngân hàng yếu kém lại không phá sản mà sẽ được NHNN tìm mọi cách giúp


3

đỡ, tự cơ cấu hoặc chỉ định ngân hàng khác thực hiện tiếp nhận, phương án khác là
mua lại với giá 0 đồng?
Với việc là chủ thể quan trọng, trung gian của nền kinh tế, việc phá sản các
NHTM sẽ gây ảnh hưởng mang tính dây chuyền, đặc biệt là tại Việt Nam, khi thị
trường tài chính chưa đủ mạnh để ứng phó với rủi ro, hành lang pháp lý chưa hoàn
chỉnh cho phá sản NHTM. Tuy nhiên đó là câu chuyện của quá khứ, gần đây, khi
cụm từ phá sản ngân hàng ngày càng được nhắc đến nhiều cho thấy, thị trường đã
chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất xảy ra. Không chỉ chuẩn bị tâm lý, những điều
kiện thiết yếu cũng đã được chuẩn bị, như quỹ bảo hiểm tiền gửi đã lớn, tăng số

tiền được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại
ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng, và cuối
cùng là hành lang pháp lý.
Luật Phá sản 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 được kỳ vọng nhằm khắc
phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật Phá sản 2004 và tạo lập
cơ chế mới xử lý phá sản doanh nghiệp hiệu quả hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên liên quan. Điểm mới cơ bản của Luật Phá sản 2014 là đã
luật hóa các quy định về phá sản TCTD, xây dựng cơ chế xử lý phá sản phù hợp
với các TCTD; khắc phục những bất cập trước đây, quy định rõ hơn về việc nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD.
Đã có hành lang pháp lý cơ sở, Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá
sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ giúp dự báo rủi ro phá sản của
các NHTM, đồng thời thị trường sẽ có cái nhìn khách quan hơn đối với việc phá sản
ngân hàng, các nhà đầu tư đưa ra được lựa chọn đúng đắn hơn, NHNN cũng có thể
xác định được những NHTM cần chú ý trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 -2020
đang thực hiện.
1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định và ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro phá sản
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016.


4

1.3.2.Mục tiêu cụ thể
-

Xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản các
NHTM;


-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng và ước lượng mức độ ảnh hưởng đến rủi ro
phá sản của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016;

-

Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm kiểm soát rủi ro phá sản đối với các
NHTM tại Việt Nam.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đây, cần giải quyết các câu hỏi:
-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM?

-

Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến rủi ro phá sản các
NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016?

-

Cần thực hiện các giải pháp và kiến nghị nào nhằm hạn chế rủi ro phá sản
đối với các NHTM tại Việt Nam trong thời gian tới?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá

sản của các NHTM tại Việt Nam.

-

Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)

tại Việt Nam (danh sách các ngân hàng xem tại phụ lục 1).
Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập từ năm 2008-2016.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu sử dụng chính trong đề tài này là phương pháp nghiên
cứu định lượng bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đế rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2016.

-

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu: Do việc thu thập thông tin từ BCTC của các
NHTMCP không đầy đủ, một số NHTM không công bố BCTC đầy đủ qua các


5

năm, do đó chỉ thu thập được thông tin từ các BCTC của 25 NHTMCP tại Việt
Nam hiện nay trong khoảng thời gian 2008 – 2016.
-

Sử dụng phần mềm STATA trong xử lý thống kê.


1.7. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã xác định, nội dung nghiên cứu của
luận văn bao gồm:
i.

Hệ thống hoá các lý thuyết về rủi ro phá sản của NHTM, các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro phá sản NHTM.

ii.

Khảo cứu các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố để thiết lập mô hình ước
lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM tại Việt Nam.

iii.

Thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình đã xác định nhằm xác định và ước
lượng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các NHTM cổ phần tại
Việt Nam;

iv.

Phân tích kết quả từ mô hình nghiên cứu để đề xuất các gợi ý chính sách.

1.8. Đóng góp của đề tài
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu xác định và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro phá sản của các NHTMCP tại Việt Nam sẽ giúp các NHTM, các cơ quan
quản lý Nhà nước về tiền tệ ngân hàng có thêm cơ sở khoa học thực nghiệm trong
hoạch định các chính sách quản trị và quản lý.
1.9. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia
thành 5 chương sau:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIÊM
VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KHUYẾN NGHỊ


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIÊM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO PHÁ SẢN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.

Lý thuyết về rủi ro phá sản của NHTM

2.1.1. Các khái niệm về phá sản ngân hàng NHTM
Khái niệm “phá sản” thường được hiểu : (1) là tình trạng một tổ chức kinh
doanh bị mất khả năng thanh toán và bị cơ quan Nhà nước (thông thường là tòa án)
ra quyết định tuyên bố phá sản, hoặc (2) là thủ tục pháp lý liên quan đến một tổ
chức kinh doanh để giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức đó.
Tuy nhiên trong nghiên cứu, việc phá sản doanh nghiệp không chỉ là các quyết định
của Tòa án hay việc doanh nghiệp tự nộp đơn phá sản mà tùy vào thời điểm, thị
trường được nghiên cứu mà các tác giả có quan điểm khác nhau về phá sản và nguy
cơ phá sản.
Altman (1968) nghiên cứu tại Mỹ cho rằng các doanh nghiệp phá sản khi

không giải quyết được nghĩa vụ nợ và nộp đơn xin phá sản.
Shelagh Hefferman (2005) cho rằng khả năng phá sản của các doanh nghiệp
xảy ra khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khi nợ phải trả
vượt quá tài sản hoặc tài sản ròng âm
Tuy nhiên quan điểm về phá sản doanh nghiệp cần được xem xét khi áp dụng
vào NHTM do những đặc thù khác biệt trong kinh doanh. NHTM hoạt động trong
lĩnh vực tài chính tiền tệ, đây là lĩnh vực nhạy cảm và tác động trực tiếp đến mọi
hoạt động trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của các NHTM có thể xuất hiện
nhiều rủi ro và chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau, khi một ngân hàng mất khả
năng thanh toán sẽ tạo ra tác động lan truyền đến các NHTM khác. Chính vì thế
Chính phủ và NHNN luôn kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ngân hàng nhằm ổn
định hệ thống tiền tệ và hạn chế nguy cơ khủng hoảng xảy ra ảnh hưởng đến toàn
nền kinh tế. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, các đơn vị quản lý cũng sẽ thực
hiện rất nhiều biện pháp khác nhau trước khi để phá sản thực sự diễn ra.


7

Sự phá sản ngân hàng, trong thuật ngữ tiếng Anh có thể kể đến như Bank
failure, Bank bankruptcy, Bank insolvency, trong đó Bank failure được sử dụng
nhiều hơn cả. Nếu Bank failure và Bank bankruptcy chỉ về sự phá sản ngân hàng
nói chung, thì Bank insolvency lại chỉ riêng trường hợp ngân hàng phá sản do mất
khả năng thanh toán.
Daniel Martin (1977), một chuyên gia của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ
tại New York trong một nghiên cứu về dự báo sớm khả năng phá sản NHTM đã cho
rằng, ngân hàng sẽ phá sản nếu giá trị ròng bị âm hoặc nếu tiếp tục hoạt động sẽ dẫn
tới thiệt hại ngay lập tức dẫn đến giá trị ròng âm. Tuy nhiên, hầu hết các tình huống
thất bại của ngân hàng được giải quyết bằng những cách không dẫn đến phá sản
theo nghĩa hợp pháp. Giám sát sáp nhập bắt buộc, trong đó ngân hàng yếu hơn được
sáp nhập vào một ngân hàng mạnh hơn theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước,

được áp dụng thường xuyên hơn là để ngân hàng phá sản thực tế.
Kaufman G.G. - Cato J. (1996) trong nghiên cứu Sự thất bại của ngân hàng,
rủi ro hệ thống và các điều tiết về ngân hàng đã định nghĩa, một ngân hàng không
thành công về mặt kinh tế khi giá trị thị trường của tài sản giảm xuống dưới giá trị
thị trường của nợ phải trả, do đó giá trị thị trường của vốn (giá trị ròng) trở nên âm.
Vào thời điểm đó, ngân hàng không thể mong đợi trả hết tiền cho người gửi tiền đầy
đủ và đúng thời hạn.
Theo Business dictionary, phá sản ngân hàng xảy ra khi ngân hàng mất khả
năng thanh toán và không thể đáp ứng các nghĩa vụ tín dụng của nó, và buộc phải
đóng cửa bởi các cơ quan quản lý. Điều này thường xảy ra khi ngân hàng có các
khoản nợ quá lớn và không có khả năng thanh toán bằng các nguồn vốn có sẵn và
không còn các khoản tiền cần thiết để duy trì dòng tiền mặt ổn định.
Khác với các định nghĩa trên, Logan A. (2001) và Shelagh Hefferman (2005)
đều đưa ra khái niệm về phá sản NHTM là khi ngân hàng mất khả năng thanh toán,
bị sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một ngân hàng lớn khỏe mạnh, được sự kiểm soát
của chính phủ hoặc ngân hàng đó phải nhận sự cứu trợ từ NHTW. Khái niệm này về
bản chất không phải là việc ngân hàng nộp đơn phá sản, mà là ngay khi ngân hàng


8

không thanh toán được các khoản nợ, và bị các cơ quan quản lý áp dụng các biện
pháp đặc biệt để kiểm soát rủi ro lan rộng.
Có thể tóm lại, phá sản NHTM xảy ra theo nghĩa hẹp là khi ngân hàng không
thể thanh toán được các khoản nợ bằng nguồn vốn tự có và nộp đơn phá sản. Theo
nghĩa rộng, phá sản ngân hàng còn được tính trong các trường hợp bị mua lại bởi
các ngân hàng mạnh, bị cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp đặc biệt như chỉ
định sáp nhập hoặc quốc hữu hóa.
2.1.2. Rủi ro phá sản ngân hàng
Thuật ngữ rủi ro hay nguy cơ phá sản ngân hàng (Bank failure risk) được sử

dụng trong nghiên cứu nước ngoài với hàm ý tổng hợp các rủi ro ngân hàng gặp
phải dẫn đến phải đối mặt với sự phá sản.
Sherrill Shaffer (2012) trong nghiên cứu về rủi ro phá sản NHTM tại Úc đã
nêu ra rủi ro phá sản hay nguy cơ thất bại là tập hợp của các rủi ro ngân hàng gặp
phải, tăng giảm rủi ro này bằng cách điều chỉnh các yếu tố rủi ro trong ngân hàng.
Ví dụ như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cao hơn thì rủi ro phá sản cao hơn.
Tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Dương (2013) cho rằng việc giảm thu nhập dẫn
tới làm thâm hụt vốn sẽ khiến ngân hàng lâm vào trạng thái khánh kiệt và đứng
trước nguy cơ phá sản.
Phạm Tiến Đạt (2013) khi đánh giá rủi ro trong NHTM nhằm phục vụ cho
hoạt động kiểm toán BCTC, đã cho rằng Rủi ro vỡ nợ là rủi ro khi ngân hàng không
đủ VCSH để bù đắp cho sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản do hậu quả của
các loại rủi ro khác, thiếu kinh nghiệm quản lý vĩ mô, do sự suy thoái của nền kinh
tế, tỷ trọng huy động tiền gửi nhỏ, chủ yếu dựa vào các khoản vay, sự gia tăng các
vụ vỡ nợ trong danh mục cho vay của các khách hàng. Có thể thấy định nghĩa này
đã chỉ ra dấu hiệu cụ thể để xác định phá sản ngân hàng, đó là giá trị tài sản suy
giảm dẫn đến VCSH không đủ bù đắp. Nguyên nhân do: (i) hậu quả của các loại rủi
ro khác trong ngân hàng, như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất,…
hoặc (ii) do quản lý yếu kém, hoặc (iii) suy thoái kinh tế.


9

Tóm lại, rủi ro phá sản NHTM là rủi ro xảy ra khi NHTM đứng trước nguy cơ
nộp đơn phá sản, hoặc bị kiểm soát bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc bị bắt buộc
sáp nhập vào ngân hàng khác. Rủi ro phá sản NHTM xảy ra do nguyên nhân từ các
rủi ro khác trong hoạt động của NHTM, xuất phát từ nội tại ngân hàng hoặc từ môi
trường kinh doanh bên ngoài, mà biểu hiện đầu tiên là không đủ VCSH để bù đắp
cho sự sụt giảm đột ngột trong giá trị tài sản, mất khả năng thanh khoản.
2.2.


Đo lường rủi ro phá sản NHTM
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về phá sản doanh nghiệp là của Beaver

(1966), trong nghiên cứu về “Financial Ratios as Predictors of Failure” (Các chỉ số
tài chính dự báo sự phá sản), cho rằng một trong những dấu hiệu để nhận biết công
ty phá sản là công ty không thanh toán được trái phiếu công ty khi đến hạn, không
chi trả được cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi, có tài khoản ngân hàng bị thấu chi. Beaver
đã tiến hành so sánh 6 tỷ số tài chính: dòng tiền/tổng nợ; thu nhập ròng/tổng tài sản;
tổng nợ/tổng tài sản; vốn lưu động/tổng tài sản; tỷ lệ thanh toán hiện thời; khoảng
phi tín dụng (no-credit interval) giữa các công ty vỡ nợ và không vỡ nợ. Kết quả
cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm này. Từ đó nghiên cứu cho rằng có thể dự đoán
được nguy cơ vỡ nợ qua các tỷ số tài chính.
Kế thừa nghiên cứu của Beaver (1966), Altman (1968) đã đưa ra nghiên cứu
“Financial ratios, discriminant analysis and the prediction of corporate bankruptcy”
(Các tỷ số tài chính, phân tích biệt số và dự báo phá sản công ty). Mô hình Altman
Z - score là kết quả thực nghiệm trên 66 doanh nghiệp sản xuất từ năm 1946 - 1965
(trong đó 33 doanh nghiệp phá sản và 33 doanh nghiệp không phá sản); là chỉ số kết
hợp 5 tỷ số tài chính khác nhau với các trọng số khác nhau. Mô hình cho kết quả dự
báo có độ chính xác đến 95% các công ty phá sản trong thời gian trước 1 năm và
72% trong vòng 2 năm. Mô hình chỉ số Z lúc này được ứng dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất đã cổ phần hóa.
Năm 1977 Altman, Haldenman và Narayanan đã xây dựng mô hình mới để
xác định nguy cơ phá sản của các tập đoàn (mô hình ZETA). Mô hình sử dụng dữ
liệu trong giai đoạn 1969 đến 1975 gồm 53 công ty phá sản và 58 công ty không


10

phá sản. Các công ty này được chia thành 2 nhóm sản xuất và thương mại bán lẻ.

Đặc biệt mô hình sử dụng phương pháp phân tích phân biệt số, đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến trong các mô hình dự báo sau này.
Mô hình cho kết quả dự báo có độ chính xác đến 95% các công ty phá sản
trong thời gian trước 1 năm và đến 70% các công ty phá sản trong thời gian trước 5
năm. Nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt lớn giữa các công ty thuộc
lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đưa ra các biến để dự
báo phá sản nhưng không đưa ra các hệ số cho các biến nên không được sử dụng
rộng rãi và kiểm định tính thực tiễn bởi các nghiên cứu khác.
Đến năm 2000 Altman và các cộng sự đã phát triển từ mô hình dự báo năm
1968 thành ba mô hình dự báo khác nhau, trong đó có mô hình được áp dụng cho
các doanh nghiệp phi sản xuất, trong đó có ngân hàng.
Boyd, J. H. và Graham, S. L. (1986), trong nghiên cứu “The profitability and
risk effects of allowing bank holding companies to merge with other financial firms:
a simulation study” (Lợi nhuận và rủi ro tác động đến việc cho phép ngân hàng cổ
phần kết hợp với các công ty tài chính khác: một nghiên cứu mô phỏng), dựa trên ý
tưởng về z-index, chỉ số liên quan trực tiếp đến xác suất âm VCSH được tóm tắt
bằng phương trình:

z=

μ+k
𝜎

Trong đó μ là trung bình lợi nhuận trên tài sản (phần trăm), k là phần trăm vốn
cổ phần trong tài sản, và σ là độ lệch chuẩn về lợi nhuận trên tài sản như là một đại
diện cho sự biến động. Theo thống kê, z đo lường độ lệch chuẩn mà lợi nhuận giảm
tới mức độ nào để làm suy giảm VCSH, theo giả định về mức độ bình thường của
lợi nhuận của các ngân hàng. Mức z cao hơn tương ứng với khoảng cách lớn hơn
đối với sự cạn kiệt tài sản và do đó sự ổn định của các ngân hàng lớn hơn.
Từ đó Boyd và các cộng sự đã đưa ra mô hình Z-score chuyên sử dụng cho

việc đánh giá nguy cơ xảy ra mất khả năng thanh toán tại các hệ thống tín dụng nói
chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.


11

ROA+
Z-score =

Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng tài sản bình quân

Độ lệch chuẩn của ROA

Chỉ số Z-score càng cao thì mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng càng thấp. Đến năm 1988 Hannan & Hanweck phát triển chỉ số rủi ro Zscore như sau:
ROA bình quân+
Z-score =

Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản

Độ lệch chuẩn của ROA

Chỉ số Z-score này nêu lên tương tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và
VCSH, đồng thời cho rằng rủi ro mất khả năng thanh toán phụ thuộc hai thành tố
này. Z-score thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân
hàng lâm vào trạng thái khánh kiệt và đứng trước nguy cơ phá sản.
Cihak & Hesse (2008), để lượng hóa sự ổn định, nghiên cứu áp dụng chỉ số
Z-score được tính như sau:

ROA Bình quân+
Z-score =

Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng tài sản bình quân

Độ lệch chuẩn của ROA

Theo Foos (2010) đưa nghiên cứu bổ sung sử dụng chỉ số Z-score như sau
Bình quân(ROA +
Z-score =

Vốn chủ sở hữu
)
Tổng tài sản

Độ lệch chuẩn của ROA

Cho đến nay chỉ số Z-score được áp dụng rộng rãi cho các nghiên cứu về sức
khỏe và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong thời gian gần đây, các
bài nghiên cứu thường sử dụng công thức tính Z-score theo Cihak & Hesse (2008)
như các nghiên cứu của Dan J. Jordan và ctg (2010), Nguyễn Thanh Dương (2013),
Phan Thị Nhi Khánh (2016).
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của NHTM
Dựa trên các nghiên cứu trước đó, xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng

tới rủi ro phá sản bao gồm 2 nhóm: Yếu tố bên trong và Yếu tố bên ngoài.



12

2.3.1. Yếu tố bên trong
Ngày nay, có rất nhiều lý thuyết về việc xác định các yếu tố bên trong ảnh
hưởng tới hoạt động của NHTM. Việc đánh giá hoạt động của các NHTM hiện nay
trên thế giới thường được thực hiện theo hai mô hình CAMELS và FIRST. Mô hình
CAMELS đã được áp dụng từ những năm 1970 - là hệ thống xếp hạng, giám sát
tình hình ngân hàng của Mỹ. Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, dựa trên thang
điểm từ 1 - 5 để các nhà quản lý đưa ra đánh giá, xếp hạng ngân hàng. Có 6 nhân tố
mà mô hình CAMELS đưa ra là: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, lợi nhuận, thanh
khoản và độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường. Do vậy, mô hình này tập trung
nhiều tới khía cạnh tài chính hơn là phi tài chính. Trong khi đó, mô hình xếp hạng
ngân hàng FIRST của Nhật Bản được xét ở 10 yếu tố: quản lý kinh doanh, tuân thủ
pháp luật, quản lý bảo vệ khách hàng, quản lý rủi ro toàn diện, quản lý vốn,… Với
mô hình FIRST, các yếu tố phi tài chính)được chú ý hơn. Ngoài ra các công ty độc
lập, tư nhân nổi tiếng trên thị trường như Moody, Standard & Fitch… đưa ra các kết
quả xếp hạng ngân hàng và kết quả được công bố cho công chúng biết. Tuy nhiên
các tổ chức này thường quan tâm tới khả năng sinh lời trong tương lai của các ngân
hàng mà không phải khả năng thất bại, phá sản của ngân hàng trong tương lai.
Trong số các mô hình trên, hệ thống đánh giá CAMELS được hầu hết các
ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế giới áp dụng, và được coi là một phương
pháp được công nhận rộng rãi trên thế giới đối với việc phân tích tài chính trong
ngành ngân hàng. Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc đưa ra các dự đoán liệu
ngân hàng có lành mạnh hay không và nó cho phép các nhà phân tích tài chính xác
định giá trị của ngân hàng với mức độ tin cậy nhất, đặc biệt trên khía cạnh tài chính
và đối với những hệ thống NHTM chưa thu thập được nhiều thông tin phi tài chính.
Trong nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro phá sản ngân hàng của
các tác giả Yaraslau Taran (2012), Unuafe Okaro Kenneth, Afolabi M. Adeniyi
(2014) đã dụng mô hình CAMEL đề xác định các biến độc lập.

Hệ thống đánh giá CAMEL do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ
(NCUA) xây dựng, song không chỉ có Hoa Kỳ mà còn có nhiều nước trên thế giới


13

áp dụng. Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMEL được
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước
bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính.
CAMELS là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của 6 nhân tố mà theo nhận định của
cộng đồng ngân hàng thế giới, muốn duy trì được tính lành mạnh và ổn định của
một ngân hàng, cần phải có 6 yếu tố này.
Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn),
Asset quality (Chất lượng tài sản),
Management Ability (Năng lực quản lý),
Earnings strength (Lợi nhuận),
Liquidity risk (Rủi ro thanh khoản),
Sensitivity to market risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường).
Đây là 6 yếu tố trong hệ thống đánh giá nhằm kiểm tra và giám sát mức độ an
toàn và vững mạnh của các NHTM, được đưa ra trong đạo luật FDICIA của Mỹ.
Hệ thống đánh giá sẽ cho điểm từ 1 đến 5 đối với 6 yếu tố này, sau đó sẽ giúp
hình thành mức điểm tổng hợp, cũng với thang điểm từ 1 đến 5. Ngân hàng có mức
điểm tổng hợp từ 1 đến 2 được xem là an toàn, trong khi từ 3 đến 5 được xem là
không đáp ứng yêu cầu.
Ưu điểm của mô hình CAMELS là các tiêu chí đánh giá năng lực và tình hình
tài chính được định lượng và áp dụng đồng nhất với tất cả các ngân hàng. Cùng với
đó, việc đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro của một TCTD có thể dễ dàng thực hiện
qua các việc xếp hạng/đánh giá trong nhiều thời kỳ liên tiếp và dưới cùng những chỉ
tiêu thống nhất.
2.3.1.1.


Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Mức độ an toàn vốn thể hiện ở số vốn tự có để hỗ trợ hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.Vốn tự có của NHTM tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của
NHTM nhưng là điều kiện tiên quyết để thành lập ngân hàng, vận hành kinh doanh
và phát triển. Theo Nguyễn Thị Cẩm Giang và ctg (2013), một số chỉ tiêu đánh giá
mức độ an toàn vốn của NHTM như sau:


14

CAR- tỷ lệ an toàn vốn
CAR = (Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)
Theo Nguyễn Văn Chương và ctg (2013), tỷ số này giúp xác định được khả
năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi
ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Khi ngân hàng đảm bảo được tỷ số này
nghĩa là đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính để tự bảo vệ
mình và những người gửi tiền.
Đòn bẩy, là tỷ số VCSH/Tổng huy động. Khi ngân hàng huy động vốn nhiều
có thể đối mặt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Đòn bẩy vừa thể hiện góc nhìn
về tổng huy động so với VCSH để đánh giá ngân hàng tuân theo luật định ra sao,
vừa có góc nhìn về VCSH như là khoảng đệm bảo vệ ngân hàng những rủi ro xảy
ra. Trong các nghiên cứu của mình, Andrew Logan (2001), Yaraslau Taran (2012)
Nguyễn Thanh Dương (2013), Nguyễn Hữu Thạch (2015),đều đồng ý với quan
điểm trên và cho rằng tỷ số VCSH/Tổng huy động càng tăng thì rủi ro phá sản
NHTM sẽ giảm. Tuy nhiên Montgomery và ctg (2003) lại chỉ ra biến động ngược
lại nhưng dường như không có ảnh hưởng đáng kể tới phá sản NHTM do hệ số rất
nhỏ.
2.3.1.2.


Asset quality (Chất lượng tài sản Có)

Tài sản Có của NHTM bao gồm tiền mặt, ngân hàng còn giữ các chứng khoán
ngắn hạn, có tính lỏng cao… tại quỹ, cho vay, đầu tư và tài sản cố định. Việc xác
định quy mô, cơ cấu và chất lượng các thành phần trong tài sản Có nhằm đảm bảo
ngân hàng hoạt động an hoàn và có lãi, trong đó, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của tài sản Có. Việc quản lý cho vay không tốt sẽ
dẫn tới rủi ro tín dụng, đặc biệt là nợ xấu - nguy cơ lớn dẫn tới đổ vỡ. Khi thị trường
nhận thấy chất lượng tài sản kém sẽ dẫn tới mất niềm tin vào ngân hàng, điều này
có thể dẫn tới rủi ro thanh khỏan do việc đổ xô rút tiền gửi của người gửi tiền. Mặt
khác, việc không khai thác hết được tiềm năng sinh lời của tài sản Có sẽ dẫn tới rủi
ro nguồn vốn.
Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản Có của NHTM:


15

Tỷ số Nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ số này càng nhỏ càng tốt. Nợ xấu
là một trong hững dấu hiệu quan trọng cảnh báo tình hình sức khỏe của Ngân hàng,
đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng. Tỷ số nợ xấu càng cao, nguy cơ khách hàng
không trả được nợ càng cao, dẫn tới khả năng mất vốn và sụt giảm doanh thu, ngân
hàng sẽ lâm vào tình trạng khó khăn (Montgomery và ctg (2003); Halling M.,
Hayden E. (2006)).
Tỷ số DPRR tín dụng/Tổng dư nợ cho vay bao gồm dự phòng của ngân
hàng. Nguyễn Hữu Thạch (2015) cho rằng khi tỷ số này càng cao thì rủi ro tín dụng
càng cao, nợ xấu tăng cao, chất lượng tài sản giảm, lợi nhuận sụt giảm và khả năng
phá sản của NHTM sẽ tăng lên và ngược lại. Andrea M. Maechler & ctg (2009)
nghiên cứu biến có tính chất tương tự là DPRR tín dụng/ doanh thu thuần cũng cho
kết quả như trên. Tuy nhiên Nguyễn Thanh Dương (2013) lại cho rằng tỷ số này

không có tác động đến rủi ro phá sản NHTM.
Tỷ số Chi phí DPRR tín dụng/Thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Nguyễn
Thanh Dương (2013)cho rằng tỷ số này vừa thể hiện chất lượng tài sản vừa theo dõi
tình hình nợ xấu được xử lí ảnh hưởng đến thu nhập ra sao. Khi thu nhập không đủ
bù rủi ro sẽ khiến ngân hàng xa rời mục tiêu tạo lợi nhuận. Phan Thị Nhi Khánh
(2016) cho rằng chi phí DPRR tín dụng tăng hàm ý chất lượng tài sản cho vay giảm,
nợ xấu tăng, xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng ảnh hưởng tới thu nhập, rủi ro phá
sản tăng.Dan J. Jordan &ctg (2010) sử dụng tỷ số chi phí dự phòng nợ xấu/tổng nợ,
tỷ số này cao hơn cho thấy khả năng thất bại ngân hàng cao hơn. Ngược lại Halling
M. & Hayden E. (2006) cho rằng tỷ số này nghịch biến với rủi ro bởi vì các ngân
hàng có điều kiện tài chính tốt thường chủ động tăng cường dự phòng, ngược lại
những ngân hàng khó khăn sẽ tìm cách giảm chi phí dự phòng xuống thấp nhất.
2.3.1.3.

Management ability (Năng lực quản lý)

Yếu tố này đánh giá năng lực của nhà quản lý trên mọi mặt hoạt động của
NHTM, thể hiện ở các quyết định, các quy trình, quy định được triển khai nhằm
thực hiện các mục tiêu của hội đồng quản trị, việc kiểm soát tuân thủ, hệ thống
thông tin quản lý có đầy đủ và chặt chẽ hay không. Năng lực quản lý đóng vai trò


16

quan trọng trong việc vận hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu năng lực
quản lý yếu kém sẽ dẫn đến các quyết định kinh doanh sai lầm, chẳng hạn như định
hướng chú trọng cho vay ngành nghề có rủi ro cao và không lường trước sự khủng
hoảng của ngành nghề đó, hoặc có thể bỏ sót những dấu hiệu sai phạm trong việc
tuân thủ quy trình của cấp dưới, bất cứ biểu hiện nào cũng dẫn đến nguy cơ phá sản
cho NHTM.

Các yếu tố nhằm đánh giá năng lực quản lý chủ yếu mang tính chất định tính
như chiến lược kinh doanh của ngân hàng, cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động,
chất lượng quản trị rủi ro hoạt động,…Các yếu tố có thể định tính đã được sử dụng
trong phân tích như:
Quy mô ngân hàng, trong các nghiên cứu, quy mô ngân hàng thường được
xác định là quy mô tổng tài sản. Logan A. (2001) Yaraslau Taran (2012) tìm thấy
mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro phá sản và quy mô ngân hàng theo tổng tài sản,
các NHTM lớn có khả năng đa dạng hóa các rủi ro trên dòng sản phẩm và quản lý
rủi ro tốt hơn các ngân hàng nhỏ. Ngược lại, Yong Tan và ctg (2013) lại tìm thấy
mối quan hệ nghịch biến với hàm ý các NHTM lớn hơn phải gánh chịu nhiều rủi ro
hơn do cho vay và đầu tư nhiều hơn. Nghiên cứu của Phan Thị Nhi Khánh (2016)
không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng theo tổng tài sản.
Tỷ số Thu nhập ròng/Tổng số nhân viên, theo Halling M. & Hayden E.
(2006), đây là chỉ số về hiệu quả làm việc của nhân viên, chỉ ra rằng chất lượng
quản lý không phải là một yếu tố tiên đoán quan trọng cho các vấn đề tài chính cho
toàn bộ ngành ngân hàng nhưng có thể tạo sự khác biệt cho nhóm các ngân hàng có
nguy cơ phá sản. Các ngân hàng quản lý hiệu quả có rủi ro phá sản thấp hơn.
Tỷ số Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động thuần, trong nghiên cứu của
Yaraslau Taran (2012) và Nguyễn Hữu Thạch (2015) chỉ ra, khi tăng các chi phí
cho hoạt động (đa số là lương và trợ cấp) sẽ giúp NHTM hoạt động ổn định hơn và
tránh nguy cơ phá sản.


17

2.3.1.4.

Earnings strength (Khả năng sinh lời)

Mọi hoạt động kinh doanh suy cho cùng là vì mục tiêu lợi nhuận, do đó, khả

năng sinh lời là yếu tố đánh giá trước tiên việc kinh doanh thành công hay thất bại
của NHTM. Các nguồn thu của NHTM chia thành các khoản thu từ hoạt động tín
dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh…); thu
từ hoạt động từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán,
dịch vụ ngân quỹ…); thu khác (từ lãi góp vốn, mua cổ phần, mua bán chứng khoán,
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quí, thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý, thu từ kinh
doanh bảo hiểm,…).
Khả năng sinh lời không chỉ thể hiện số lợi nhuận tạo ra của ngân hàng mà
còn phản ánh cơ cấu lợi nhuận, chất lượng của lợi nhuận. Nếu lợi nhuận có được từ
những nguồn thu bất thường, hay lợi nhuận quá phụ thuộc vào một loại nguồn thu
nào đó đều là những dấu hiệu không tốt.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của NHTM:
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets) của ngân
hàng. Công thức: Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản.
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của NHTM. Tài sản
của một NHTM được hình thành từ nguồn vốn vay và VCSH. Cả hai nguồn vốn
này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả của việc
chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. Theo Yaraslau Taran
(2012), ROA càng cao thì càng tốt vì Ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn
trên lượng đầu tư ít hơn, do đó rủi ro ít hơn. Phan Thị Nhi Khánh (2016) cho rằng
tăng tỷ số này tức là tăng lợi nhuận sau thuế, giúp NHTM khuếch đại quy mô, tăng
vốn, tạo uy tín trên thị trường, tăng trưởng huy động à cho vay, làm giảm rủi ro của
ngân hàng.
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên VCSH (Return on common equity) của ngân
hàng. Công thức: Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Vốn cổ phần thường.
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy
tạo ra bao nhiêu đồng lời. Theo Halling M., Hayden E. (2006), tỷ số ROE càng cao


18


càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty
đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số
ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Ngược lại, theo
kết quả nghiên cứu của Phan Thị Nhi Khánh (2016), chi phí cho VCSH cao hơn chi
phí cho vốn vay, khoản mục chi phí trung bình tăng, làm giảm lợi nhuận của
NHTM, rủi ro tăng cao.
Tỷ số Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình quân của ngân hàng. Tỷ số này
dùng để đánh giá ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến khả năng phá sản của ngân hàng,
vì thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính của các NHTM. Tỷ số này tăng có thể do:
(i) Tăng thu nhập lãi thuần (từ việc kiểm soát các tài sản - nguồn vốn nhạy cảm với
lãi hiệu quả), hoặc (ii) Giảm tổng tài sản (từ việc giảm đầu tư, cho vay và giảm huy
động) hoặc do cả hai đều có thể giảm rủi ro cho ngân hàng (Yaraslau Taran (2012);
Nguyễn Hữu Thạch (2015)).
Tuy nhiên có khá nhiều nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ
số Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản bình quân tới rủi ro phá sản NHTM. Logan A.
(2001) cho rằng sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần làm tăng rủi ro cho NHTM.
Theo kết quả nghiên cứu của Dan J. Jordan &ctg (2010), tỷ số thu nhập từ lãi/tài sản
sinh lời cao hơn dẫn đến khả năng thất bại của ngân hàng cao hơn. Có thể đây là
thước đo rủi ro và các ngân hàng cho vay rủi ro sẽ có lãi cao hơn nhưng không đủ
để bù đắp cho nguy cơ vỡ nợ cao hơn. Thu nhập từ lãi cao hơn cũng có thể là do các
tổ chức tăng lãi suất cho vay hoặc thực hiện lãi suất mặc định đối với khách hàng
vay đang gặp khó khăn về tài chính. Nguyễn Thanh Dương (2013) và Phan Thị Nhi
Khánh (2016) cũng có kết quả nghiên cứu tương tự.
2.3.1.5.

Liquidity Sufficiency (Khả năngthanh khoản)

NHTM thường xuyên huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn với lãi suất thấp và cho

vay kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn, do đó NHTM luôn có nhu cầu về thanh khoản
rất lớn. Tính thanh khoản của NHTM là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và
giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết tức thời. Theo định nghĩa ủa Ủy ban Basel


×