Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2007 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN CÔNG BIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ ĐỐI VỚI RỦI RO VÀ LỢI
NHUẬN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2007 – 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i
Học v n Đo n C n B n

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro
và lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016” là
công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng.
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả



Đo n C n B n

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


ii
Học v n Đo n C n B n

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô trƣờng
Đại học Ngân hàng TP. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần
thiết trong suốt thời gian học, để tôi có nền tảng kiến thức thực hiện luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc tới TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian tôi làm luận
văn. Xin chúc Thầy và gia đình đƣợc vạn sự nhƣ ý!
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc sự chia sẻ, đóng góp của Quý thầy cô, bạn bè.
Trân trọng cảm ơn!
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2018
Tác



Đo n C n B n

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016



iii
Học v n Đo n C n B n

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. v
MỤC LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... viii
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 3


1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp của bài nghiên cứu ............................................................................. 4

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 4

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 4

1.6.

Kết cấu bài nghiên cứu ....................................................................................... 4

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT V CÁC NGHIÊN CỨU C LI N QU N ......... 6
2.1.

Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 6
Tổng quan về ngân hàng bán lẻ ................................................................... 6

2.1.1.

Cho vay bán lẻ ............................................................................................... 10


2.1.2.

2.1.2.1.

hái niệm và đặc điểm của cho vay án ẻ ............................................ 10

2.1.2.2.

Các h nh th c cho vay án ẻ ................................................................. 11

2.1.3.

Rủi ro cho vay bán lẻ .................................................................................... 12

2.1.4.

T suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại .................................................. 17

2.2.

Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ............................................................... 19

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ........................................................... 23
3.1.

Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 23

3.1.1.


Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 23

3.1.2.

Đo lƣờng các biến ...................................................................................... 24

3.2.

Mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 26

3.3.

Giả thiết nghiên cứu và kỳ vọng dấu ................................................................ 27

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


iv
Học v n Đo n C n B n

3.3.1.

Tác động của cho vay bán lẻ đổi với rủi ro NHTM ................................... 27

3.3.2.

Tác động của cho vay bán lẻ đối với t suất sinh lợi NHTM .................... 27

3.4.


Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 28

3.4.1.

Phân tích thống kê mô tả các biến ............................................................. 29

3.4.2.

Lựa chọn phƣơng pháp hồi quy phù hợp ................................................... 29

3.4.3.

Các kiểm định liên quan ............................................................................ 31

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 33
4.1.

Thống kê mô tả các biến ................................................................................... 33

4.1.1.

Bảng thống kê mô tả bộ dữ liệu ................................................................. 33

4.1.2.

Ma trận hệ số tƣơng quan .......................................................................... 41

4.2.


Kết quả mô hình hồi quy .................................................................................. 42

4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 48

4.3.1.

Tác động của cho vay bán lẻ...................................................................... 49

4.3.2.

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản ngân hàng .............................. 51

4.3.3.

T lệ cho vay trên tổng tài sản ................................................................... 53

4.3.4.

T lệ huy động trên tổng tài sản ................................................................ 54

4.3.5.

T lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ....................................................... 54

4.3.6.

T lệ chi tiêu hoạt động trên tổng thu nhập ............................................... 55


4.3.7.

Tác động của các yếu tố đặc trƣng theo nhóm các ngân hàng thƣơng mại
55

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 57
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 57
5.2. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................................ 58
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 69
5.3.1.

Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 69

5.3.2.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................i
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... iii

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


v
Học v n Đo n C n B n

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

1

2
3
4

Số hiệu
bảng biểu
Bảng 2.2
Bảng 3.2
Bảng 4.1
Bảng 4.2

5

Bảng 4.3

6
7

Bảng 4.4
Bảng 4.5

8

Bảng 4.6

9

Bảng 4.7

10


Bảng 4.8

11

Bảng 4.9

STT

Tên bảng biểu

Trang

Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây
Tổng hợp kỳ vòng dấu kết quả nghiên cứu
Thống kê mô tả bộ dữ liệu
Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các cặp biến
Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc Risk trong mô
hình Pooled OLS, FEM và REM
Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi
Kết quả kiểm định tự tƣơng quan
Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GLS đối với biến phụ
thuộc Risk
Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GLS đối với biến phụ
thuộc ROAA
Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp GLS đối với biến phụ
thuộc ROAE
So sánh kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và kỳ vọng dấu

19

26
31
40
41
42
42
43
44
45
46

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


vi
Học v n Đo n C n B n

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

1

Số hiệu
hình ảnh
Hình 4.1

2

Hình 4.2


3

Hình 4.3

4

Hình 4.4

5

Hình 4.5

6

Hình 4.6

7
8
9
10

Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10

STT

Tên bảng biểu


Trang

Biểu đồ chỉ số hiệu chỉnh rủi ro Risk
Biểu đồ đo lƣờng t suất sinh lợi trên tổng tài sản trung
bình
Biểu đồ đo lƣờng t suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
trung bình
Biểu đồ diễn biến tổng tài sản trung bình
Biểu đồ diễn biến tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản trung
bình
Biểu đồ t lệ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng cho
vay khách hàng
Biểu đổ t lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản
Biểu đồ t lệ huy động khách hàng trên tổng tài sản
Biểu đồ mức vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Biểu đồ mức thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập

32
33
33
34
35
35
36
37
38
38

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016



vii
Học v n Đo n C n B n

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CAR
CIC
DNNVV
FEM
GLS
HNX
HOSE
KH
KHCN
NHBB
NHBL
NHNN
NHTM
NHTMCP
OLS
REM
RRHĐ
TCTD
TMCP

: Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có rủi ro
: Trung tâm tín dụng quốc gia
: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
: Phƣơng pháp hồi quy tác động cố định

: Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng tuyến tính tổng quát
: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
: Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
: Khách hàng
: Khách hàng cá nhân
: Ngân hàng bán buôn
: Ngân hàng bán lẻ
: Ngân hàng Nhà nƣớc
: Ngân hàng thƣơng mại
: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
: Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng tuyến tính nhỏ nhất
: Phƣơng pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên
: Rủi ro hoạt động
: Tổ chức tín dụng
: Thƣơng mại cổ phần

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


viii
Học v n Đo n C n B n

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối
với rủi ro và t suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Từ đó đƣa ra các
dấu hiệu nhận biết đâu là thời điểm để các ngân hàng thƣơng mại nên hạn chế, duy trì
hay đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đƣa ra các
chỉ báo cần thiết trong hoạt động cho vay bán lẻ nhằm giúp cho ngân hàng thƣơng mại
tối đa hóa đƣợc t suất sinh lợi nhƣng vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro. Bài nghiên cứu sử

dụng dữ liệu bảng đƣợc thu thập và tổng hợp từ 15 ngân hàng TMCP Việt Nam trong
giai đoạn 2007 – 2016. Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng tuyến tính tổng quát (GLS)
đƣợc sử dụng để khắc phục các khuyết tật không mong muốn trong mô hình định
lƣợng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc gia tăng t trọng hoạt động cho vay bán lẻ
trong cơ cấu danh mục cho vay khách hàng sẽ làm tăng rủi ro và giảm t suất sinh lợi
của ngân hàng. Tuy nhiên, tồn tại giá trị tối ƣu tại đó nếu càng gia tăng t trọng của
hoạt động cho vay bán lẻ thì sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và gia tăng t suất sinh
lợi. Do đó, trong thực tế mỗi ngân hàng với những đặc trƣng riêng biệt cần xác định từ
sớm chiến lƣợc trung dài hạn trong việc phát triển kinh doanh, đặc biệt là định hƣớng
phát triển hoạt động cho vay bán lẻ. Từ đó, mỗi nhà quản trị ngân hàng sẽ có thể lựa
chọn hƣớng đi đúng đắn trong việc lựa chọn thời điểm, cơ hội phù hợp để đẩy mạnh,
duy trì hoặc suy giảm hoạt động cho vay bán lẻ nhằm đảm bảo tối đa hóa t suất sinh
lợi và kiểm soát tốt rủi ro trong từng thời kỳ khác nhau của thị trƣờng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tổng tài sản của các NHTM không có ảnh
hƣởng đáng kể với rủi ro thông qua các hoạt động gia tăng cơ học tổng tài sản. Tuy
nhiên, t lệ tăng trƣởng tổng tài sản ngân hàng mới ảnh hƣởng đến rủi ro và kể cả t
suất sinh lợi, cho dù ngân hàng có tổng tài sản lớn hay nhỏ nếu tốc độ tăng trƣởng tổng
tài sản cao sẽ góp phần làm giảm rủi ro và gia tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao t lệ vốn chủ sở
hữu trên tài sản trong việc làm giảm rủi ro ngân hàng và gia tăng khả năng sinh lợi. Bài
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


ix
Học v n Đo n C n B n

nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy mối quan hệ của t lệ cho vay trên
tổng tài sản và t lệ chi tiêu trên tổng tài sản ảnh hƣởng đến rủi ro và cần thêm các

nghiên cứu khác chuyên sâu hơn về các yếu tố này để phân tích đƣợc khách quan.

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


1
Học v n Đo n C n B n

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập đã đặt ra

những thách thức lớn cho các ngân hàng thƣơng mại. Đó là sự tham gia của các Tập
đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, nhân sự chất lƣợng cao và công
nghệ. Trƣớc tình hình đó, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam buộc phải có những
cải cách trong chiến lƣợc kinh doanh của mình. Từ đầu thập niên 2000, các ngân hàng
thƣơng mại của Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ và nổi bật nhất là các hoạt động cho vay bán lẻ hƣớng đến các khách hàng
cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Hoạt động ngân hàng bán lẻ ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới. Một số ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đây là xu
thế tất yếu, phù hợp với xu hƣớng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế
giới, phục vụ đối tƣợng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho các
ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lƣợng cao cho khách hàng,
định hƣớng kinh doanh, thị trƣờng sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả
kinh doanh tối ƣu. Tại Việt Nam, kinh tế tăng trƣởng liên tục, môi trƣờng pháp lý ngày
càng hoàn thiện, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trƣờng dịch vụ ngân hàng bán lẻ

còn nhiều tiềm năng phát triển. Tóm lại, việc định hƣớng chiến lƣợc cho vay bán lẻ
hƣớng đến đối tƣợng khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh là một xu hƣớng tất yếu mà
các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam đang theo đuổi và phù hợp với xu hƣớng
chung của các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới.
Tuy nhiên, cùng nhìn lại thời kỳ hơn hai mƣơi năm hình thành và phát triển thì
hệ thống ngân hàng thƣơng mại của Việt Nam đã trải qua những biến cố phức tạp. Bắt
đầu từ giai đoạn trƣớc năm 2005 (Thập niên 1996 – 2005) đƣợc xem là giai đoạn sơ
khai của hệ thống ngân hàng Việt Nam do các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên
của Việt Nam đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Trong bƣớc đầu thành lập, hệ thống
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


2
Học v n Đo n C n B n

ngân hàng của Việt Nam còn rất giản đơn và hầu nhƣ chỉ tập trung vào một hoạt động
kinh doanh cốt lõi duy nhất đó là tín dụng truyền thống nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế
về nguồn lực và mạng lƣới hoạt động. Tuy nhiên từ năm 2005, với sức ép cạnh tranh cả
trong và ngoài nƣớc cùng với sự tích lũy về vốn, nguồn nhân lực và các yếu tố khác
nên các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam không những ngày càng mở rộng mà còn phát
triển nhiều hƣớng đi mới mang tính chiến lƣợc. Một trong những chiến lƣợc này đó
chính là đẩy mạnh cho vay bán lẻ hay nói cụ thể hơn đó là cho vay hƣớng đến phần lớn
khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ. Đến năm 2007, chịu tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tại Việt Nam bắt đầu bùng phát và đạt con số
12.63% tại thời điểm cuối năm 2007 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng kinh tế
(8.44%) và lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng. Các doanh nghiệp trong nền
kinh tế tê liệt, nợ xấu bắt đầu tăng nhanh, và giữa các ngân hàng thƣơng mại đã có hiện
tƣợng không thể thanh toán các khoản vay liên ngân hàng đến hạn. Dấu hiệu đổ vỡ hệ
thống xuất hiện.

Từ những tóm tắt trên, một số vấn đề quan trọng đƣợc đặt ra nhƣ sau: Chiến
lƣợc cho vay bán lẻ là một xu hƣớng tất yếu đối với các ngân hàng trên thế giới nói
chung và hệ thống các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, mặc
dù đã đƣợc định hƣớng phát triển từ sớm nhƣng hiệu quả mang lại cho hệ thống ngân
hàng Việt Nam còn quá mờ nhạt và chỉ bắt đầu biểu hiện rõ trong giai đoạn 5 năm gần
đây (2012 – 2016). Vậy hoạt động cho vay bán lẻ có tác động nhƣ thế nào đối với rủi
ro và lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại? Dấu hiệu nào cho thấy hoạt động cho vay
bán lẻ là cần thiết phải đẩy mạnh hoặc hạn chế? Liệu hoạt động cho vay bán lẻ có phải
là biện pháp hữu hiệu để bất cứ ngân hàng nào cũng có thể áp dụng để vƣợt qua khó
khăn và khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trƣờng? Bên cạnh rủi ro và lợi nhuận thì
hoạt động cho vay bán lẻ có còn tác động đến các yếu tố khác của ngân hàng thƣơng
mại hay không? Để trả lời các câu hỏi trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác
động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
h n thƣơn mại Việt Nam

a đoạn 2007 - 2016”.

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


3
Học v n Đo n C n B n

Mục t u v câu hỏ n h n cứu

1.2.

1.2.1. Mục t u n h n cứu
-


Phân tích tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam. Từ đó đƣa ra các dấu hiệu nhận biết đâu là thời điểm để các
ngân hàng thƣơng mại nên hạn chế, duy trì hay đẩy mạnh hoạt động cho vay bán
lẻ.

-

Phân tích tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với t suất sinh lợi của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Từ đó đƣa ra các chỉ báo cần thiết giúp cho ngân
hàng thƣơng mại tối đa hóa đƣợc t suất sinh lợi nhƣng vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro
hoạt động.

1.2.2. Câu hỏ n h n cứu
-

Nhân tố đo lƣờng để đại diện cho hoạt động cho vay bán lẻ là gì?

-

Hoạt động cho vay bán lẻ tác động đến rủi ro hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
nhƣ thế nào?

-

Hoạt động cho vay bán lẻ tác động đến t suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại
nhƣ thế nào?

1.3.
-


Phạm v v đố tƣợn n h n cứu
Phạm vi nghiên c u: 15 ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Việt Nam trong giai
đoạn 2007 - 2016. Theo công bố của NHNN tại thời điểm 30 06 2018, Việt Nam
đang có 31 ngân hàng TMCP đang hoạt động. Trong đó, 15 ngân hàng đƣợc chọn
trong mẫu nghiên cứu là những ngân hàng đƣợc thành lập và có lịch sử hoạt động
nhiều năm, hoạt động kinh doanh ổn định, liên tục và công bố thông tin đầy đủ,
đáng tin cậy. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu tập trung lựa chọn phân tích các ngân
hàng có chiến lƣợc tập trung phát triển mảng cho vay bán lẻ với các số liệu chi tiết
về cho vay đối với khách hàng cá nhân. Ngoài ra, số lƣợng 15 ngân hàng cũng
chiếm mang tính đại diện cao cho tổng thể các NHTMCP tại Việt Nam. Những
ngân hàng còn lại không đƣợc chọn trong mẫu nghiên cứu là những ngân hàng mới
thành lập gần đây nên dữ liệu không đầy đủ và không đồng nhất với các ngân hàng

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


4
Học v n Đo n C n B n

còn lại trong mẫu nghiên cứu (Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam) và những
ngân hàng không công bố đầy đủ thông tin hoặc công bố thông tin không liên tục
(NH TMCP Sài Gòn Hà Nội, NH TMCP Việt Nam Thƣơng Tín, NH TMCP Sài
Gòn Công Thƣơng, NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Bản Việt)
và ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt của NHNN (NHTMCP Đông Á).
-

Đối tượng nghiên c u: Hoạt động cho vay bán lẻ, rủi ro và t suất sinh lợi của
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.


1.4.

Phƣơn pháp n h n cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để xác định tác động của yếu

tố đại diện cho hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro hoạt động và t suất sinh lợi của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa
biến và thực hiện các kiểm định liên quan để phân tích dữ liệu và đƣa ra kết quả.
Bộ dữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích là dạng dữ liệu bảng, đƣợc thu thập từ báo
cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thƣờng niên của 15 ngân hàng thƣơng mại tại
Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2016.
1.5.

Đón

óp của b

n h n cứu

1.5.1. Ý n hĩa khoa học
Bài nghiên cứu góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm về việc xác định tác
động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro hoạt động và t suất sinh lợi của một
số ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016.
1.5.2. Ý n hĩa thực t ễn
Bài nghiên cứu góp phần giúp cho các nhà quản lý ngân hàng có cái nhìn toàn
diện về tác động của hoạt động cho vay bán lẻ nhằm đáp ứng các mục tiêu tối đa hóa t
suất sinh lợi và kiểm soát rủi ro của ngân hàng.
1.6.


Kết cấu b

n h n cứu

Bài nghiên cứu đƣợc chia thành 5 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1 (Giới thiệu)
nhằm nêu ra lý do chọn đề tài, tóm tắt mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu,
phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu và những đóng góp của nghiên cứu trong thực tế và
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


5
Học v n Đo n C n B n

trong khoa học; chƣơng 2 (Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan) nhằm nêu
ra cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho lý luận của nghiên cứu này, đồng thời tổng hợp,
phân tích các công trình nghiên cứu liên quan trƣớc đây để làm cơ sở thực nghiệm của
nghiên cứu; chƣơng 3 (Phƣơng pháp nghiên cứu) nhằm trình bày mô hình nghiên cứu,
phƣơng pháp xử lý số liệu, giả thiết nghiên cứu, kỳ vọng dấu và phƣơng pháp định
lƣợng để ƣớc lƣợng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi
của ngân hàng; chƣơng 4 (Kết quả nghiên cứu) nhằm trình bày các kết quả từ mô hình
ƣớc lƣợng, so sánh với giả thiết, kỳ vọng dấu và đồng thời thảo luận kết quả đạt đƣợc
để đƣa ra các lý luận của bài nghiên cứu; chƣơng 5 (Kết luận) nhằm trình bày một cách
tóm tắt kết quả nghiên cứu trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên
cứu đã đặt ra ở đầu bài, sau đó đề xuất giải pháp và kiến nghị cho các NHTM.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương 1 tập trung nêu ra bối cảnh, thực trạng nhằm đưa ra ý do chọn đề tài
để tiến hành nghiên c u. Bên cạnh đó, phần này sẽ trình bày một cách vắn tắt các mục
tiêu và câu hỏi nghiên c u xoay quanh đề tài nghiên c u. Phần tiếp theo trình bày tóm
tắt về phương pháp nghiên c u và kết cấu chung của toàn bộ bài nghiên c u.


Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


6
Học v n Đo n C n B n

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THU ẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU C
2.1.

LIÊN QUAN

Cơ sở lý thuyết

2.1.1. T n quan về n ân h n bán lẻ
2.1.1.1. Khái niệm NHBL
Ngân hàng bán lẻ là tập hợp các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thông qua hệ thống chi nhánh, mạng
Internet và các kênh khác. Theo khái niệm này, ngân hàng tổ chức hoạt động bán lẻ
thông qua ba hƣớng chính: Dịch vụ khách hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và kênh
bán hàng liên kết khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ (Timothy Clark, Astrid Dick,
Beverly Hirtle, Kevin Stiroh, and Robard Williams – 2007).
Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ là các khách hàng đặc thù và cốt lõi
của ngân hàng bán lẻ. Khách hàng đƣợc phục vụ hầu nhƣ hoàn toàn bởi các đơn vị kinh
doanh ngân hàng bán lẻ, mặc dù một số tổ chức lớn có những công ty tài chính tiêu
dùng chuyên biệt để phục vụ khách hàng với bản sắc thƣơng hiệu riêng của mình. Các
doanh nghiệp nhỏ đƣợc phục vụ bởi các đơn vị kinh doanh ngân hàng bán lẻ đƣợc xếp
loại từ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp tƣ nhân hoặc các doanh
nghiệp đã thành lập và có mức doanh thu lớn. Đa số các ngân hàng xác định “Doanh

nghiệp nhỏ” theo doanh thu và doanh số bán hàng hằng năm.
2.1.1.2. Dấu hiệu nhận biết NHBL
Đối với sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ huy động tiền gửi là hoạt động bán lẻ cốt lõi
bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Về phần tài sản, sản phẩm chính của
ngân hàng bán lẻ là cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ (Timothy Clark, Astrid Dick,
Beverly Hirtle, Kevin Stiroh, and Robard Williams (2007).
Hoạt động ngân hàng án ẻ tại các ngân hàng ớn trên thế giới:
Sự mô tả hoạt động ngân hàng bán lẻ đƣợc tổng hợp từ báo cáo năm 2005 của
bốn ngân hàng lớn trên thế giới. Nhóm các ngân hàng này chắc chắn không cấu thành
một danh sách đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động ngân hàng bán lẻ của họ. Tuy
nhiên, nội dung tổng hợp ở đây đại diện cho thông tin đƣợc cung cấp bởi các tổ chức
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


7
Học v n Đo n C n B n

ngân hàng lớn xác định các phân đoạn kinh doanh bán lẻ riêng biệt trong báo cáo hàng
năm của họ.
Ngân hàng Bank of America
Bank of

merica (BO ) phục vụ hơn 38 triệu ngƣời tiêu dùng và các doanh

nghiệp nhỏ trong các cộng đồng phát triển nhanh nhất và đa dạng nhất của quốc gia.
Bán hàng, dịch vụ cung cấp thông qua hơn 5,800 trung tâm ngân hàng và gần 17,000
máy

TM tại 29 tiểu bang và Quận Columbia. BO


cũng cung cấp cho khách hàng

dịch vụ ngân hàng trực tuyến hàng đầu tại Hoa Kỳ, với nhiều ngƣời thanh toán hóa đơn
trực tuyến tích cực hơn tất cả các ngân hàng khác, cũng nhƣ dịch vụ ngân hàng qua
điện thoại 24 24 có mức xếp hạng cao. Với các nhóm sản phẩm phối hợp chặt chẽ
trong các kênh phân phối khác nhau, BO đã phát triển trở thành nhà cung cấp dịch vụ
séc và tiết kiệm lớn nhất quốc gia, nhà cung cấp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ số 1, ngân
hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ số 1, ngân hàng cho vay vốn chủ sở hữu nhà hàng đầu
và là ngân hàng thế chấp lớn thứ 5 về thế chấp của ngƣời tiêu dùng.
Ngân hàng Citigroup
Citigroup cung cấp dịch vụ đa dạng về ngân hàng, cho vay, bảo hiểm và dịch vụ
đầu tƣ thông qua hệ thống 7,237 chi nhánh, 6,920 TM, 682 hệ thống cho vay tự động
( LM), mạng internet, điện thoại, thƣ tín và đội ngũ bán hàng trực tiếp. Citigroup phục
vụ hơn 200 triệu khách hàng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tài chính
cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Ngân hàng JPMorgan Chase
Dịch vụ tài chính bán lẻ giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của ngƣời tiêu dùng và
doanh nghiệp nhỏ. JP Morgan Chase cung cấp ngân hàng tiêu dùng thuận tiện thông
qua mạng TM lớn thứ hai của quốc gia và mạng lƣới chi nhánh lớn thứ 4. Đây là nhà
cung cấp vốn lớn thứ hai, ngân hàng có các khoản thế chấp lớn thứ tƣ, ngân hàng có
các khoản vay mua ô tô lớn nhất và là nhà cung cấp hàng đầu các khoản vay cho sinh
viên đại học. JP Morgan Chase phục vụ khách hàng thông qua hơn 2,600 chi nhánh
ngân hàng và 280 văn phòng thế chấp, và thông qua các mối quan hệ với 15,600 đại lý
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


8
Học v n Đo n C n B n


ô tô và 2,500 trƣờng học và đại học. Hơn 11,000 nhân viên bán hàng chi nhánh hỗ trợ
khách hàng với các tài khoản séc và tiết kiệm, thế chấp và cho vay mua nhà, cho vay
doanh nghiệp nhỏ, đầu tƣ, và bảo hiểm trên toàn tiểu bang 17 từ New York đến
rizona. Thêm 1,500 nhân viên thế chấp cung cấp khoản vay mua nhà trong cả nƣớc.
Ngân hàng Wells Fargo and Co.
Nhóm Ngân hàng Cộng đồng cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch
vụ tài chính ngân hàng cho ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ với doanh số
hàng năm lên đến 20 triệu đô la. Dịch vụ ngân hàng cộng đồng cũng cung cấp quản lý
đầu tƣ và các dịch vụ khác cho khách hàng cá nhân, bảo hiểm, môi giới chứng khoán
có giá trị cao thông qua các chi nhánh và tài trợ vốn mạo hiểm. Các sản phẩm và dịch
vụ này bao gồm Wells Fargo

dvantage Funds SM, một hệ thống của các quỹ tƣơng

hỗ, cũng nhƣ các tài sản tín thác. Các sản phẩm cho vay bao gồm cho vay các thiết bị
và phƣơng tiện vận chuyển (cho xe giải trí và biển), khoản vay giáo dục, các khoản vay
thế chấp nhà ở, và các khoản vay thế chấp và thẻ tín dụng. Các sản phẩm tín dụng và
dịch vụ tài chính khác có sẵn cho các doanh nghiệp nhỏ và chủ sở hữu của họ bao gồm
bổ sung vốn lƣu động, cho thuê thiết bị, tài trợ bất động sản, tài chính quản trị doanh
nghiệp nhỏ, tài trợ vốn mạo hiểm, quản lý tiền mặt, bảng lƣơng dịch vụ, kế hoạch nghỉ
hƣu, Tài khoản tiết kiệm sức khỏe và xử lý thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Các sản phẩm
tiền gửi của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp bao gồm kiểm tra tài khoản, tiền gửi tiết
kiệm, tài khoản lãi suất thị trƣờng, Tài khoản hƣu trí cá nhân (IR s), tiền gửi có kỳ hạn
và thẻ ghi nợ. Ngân hàng phục vụ khách hàng thông qua một loạt các kênh, bao gồm
các cửa hàng ngân hàng truyền thống, trung tâm ngân hàng tại cửa hàng, trung tâm
thƣơng mại và máy TM. Ngoài ra, các trung tâm Ngân hàng Điện thoại và Trung tâm
Ngân hàng Doanh nghiệp Quốc gia cung cấp dịch vụ điện thoại 24 24.
2.1.1.3. Vai trò của ngân hàng án ẻ
Tác động vi mô

Theo Timothy Clark, Astrid Dick, Beverly Hirtle, Kevin Stiroh, and Robard
Williams (2007), sự ổn định của các hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ bị ảnh
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


9
Học v n Đo n C n B n

hƣởng một số yếu tố. Về cơ bản, điều quan trọng nhất về ngân hàng bán lẻ là một tổ
chức kinh tế dựa trên ngƣời tiêu dùng. Các chuyên gia phân tích ngành ngân hàng và
các ngân hàng tự cho rằng sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận là đặc điểm quan
trọng nhất của ngân hàng bán lẻ và là động lực chính cho sự quan tâm gần đây. Đặc
biệt, sự ổn định bán lẻ đƣợc coi là có giá trị đối với các ngân hàng lớn đang tìm cách
bù đắp cho sự biến động của các ngành kinh doanh rủi ro hơn, chẳng hạn nhƣ giao dịch
và các hoạt động liên quan đến thị trƣờng vốn. Các cuộc thảo luận gần đây về hoạt
động bán lẻ trong báo cáo hàng năm của các ngân hàng lớn, thuyết trình phân tích và
thông cáo báo chí làm nổi bật hoạt động kinh doanh bán lẻ nhƣ một nguồn thu nhập ổn
định, có thể dự đoán đƣợc khi các nguồn doanh thu khác tƣơng đối yếu. Ví dụ,
Standard and Poor's (2004) xác định ngân hàng bán lẻ là “Hòn đảo ổn định trong chu
kỳ cuối”, trong khi Moody's (2003) nhấn mạnh “Mối tƣơng quan thấp với hoạt động
cho vay, tạo đa dạng thu nhập”, Standard and Poor's (2004) cũng chỉ ra sự biến động
tƣơng đối liên quan đến các hoạt động phi tiền tệ nhƣ cho vay doanh nghiệp lớn, ngân
hàng đầu tƣ và các hoạt động thị trƣờng mới nổi.
Khả năng phục hồi của ngành tiêu dùng trong những năm gần đây đã góp phần
vào sự ổn định của ngân hàng bán lẻ. Một hệ quả quan trọng của quan sát này là ngân
hàng bán lẻ có thể sẽ là một doanh nghiệp ổn định và phát triển chỉ miễn là ngành tiêu
dùng vẫn mạnh và ổn định. Một yếu tố quan trọng thứ hai trong sự ổn định của ngân
hàng bán lẻ là sự phục vụ một số lƣợng lớn các khách hàng nhỏ. Bản chất của danh
mục cho vay bán lẻ - có chứa một số lƣợng lớn các khoản vay nhỏ, thƣờng đƣợc thế

chấp - có nghĩa là thu nhập cho vay có thể ít biến động theo thời gian do đa dạng hóa
khách hàng. Về bản chất, danh mục cho vay bán lẻ dễ bị tác động bởi rủi ro theo chu
kỳ kinh tế hoặc kinh tế vĩ mô, thay vì bị ảnh hƣởng từ ngƣời đi vay (Rủi ro tập trung).
Đây là một ví dụ cụ thể về sự ổn định của ngân hàng bán lẻ dựa trên sức mạnh của
ngành tiêu dùng. Cuối cùng, một phần của sự ổn định trong doanh thu ngân hàng bán lẻ
có thể phản ánh hàng rào tự nhiên trong ngân hàng bán lẻ - nói cách khác, các sản

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


10
Học v n Đo n C n B n

phẩm hoặc dịch vụ trong doanh nghiệp phản ứng khác nhau khi điều kiện thị trƣờng
thay đổi.
Tác động vĩ mô
Cơ cấu danh mục cho vay và tiền gửi bán lẻ có xu hƣớng tăng lên khi đƣờng
cong lợi suất dốc lên và giảm khi đƣờng cong lợi suất dẹt. Ngƣợc lại, t lệ cho vay bán
lẻ tiếp tục tăng trong 2-3 năm sau khi đƣờng cong lợi suất đạt đỉnh, và sau đó nó xu
hƣớng giảm. Tồn tại mối liên hệ tích cực giữa các khoản vay bán lẻ và đƣờng cong lợi
suất cho ba trong số bốn đỉnh đƣờng cong lợi suất trong khoảng thời gian ba mƣơi năm
(Giữa những năm 1970, giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000).
2.1.2. Cho vay bán lẻ
2.1.2.1.

hái niệm và đặc điểm của cho vay án ẻ
Theo OCC (Office of the Comptroller of the Currency – 04/2017) định nghĩa

cho vay bán lẻ là các khoản cấp tín dụng cung cấp cho cá nhân, hộ gia đình. Các sản

phẩm cho vay bán lẻ bao gồm các khoản vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, khoản vay mua ô
tô, các khoản vay sinh viên và các khoản vay cho các cá nhân đƣợc bảo đảm bởi nhà ở
cá nhân của họ, bao gồm cả các khoản vay thế chấp.
Nói cách khác, cho vay bán lẻ là hình thức cung cấp trực tiếp các sản phẩm tín
dụng có quy mô nhỏ cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối tƣợng mà loại tín dụng này hƣớng đến rất rộng với số lƣợng vô cùng lớn, nhƣng
khối lƣợng vay khá nhỏ. Chất lƣợng các thông tin tài chính của các khách hàng vay
thông thƣờng không cao, đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình khó xác định,
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ các báo cáo tài chính thƣờng không đƣợc kiểm
toán. T trọng cho vay trung hạn đối với tín dụng bán lẻ có xu hƣớng cao hơn mức
bình quân chung, do các nhu cầu cho vay trung dài hạn mua nhà ở đất ở, mua sắm tài
sản cố định chiếm t trọng lớn, bên cạnh đó khách hàng vay thƣờng không chủ động kế
hoạch hóa về dòng tiền, các nhu cầu vay tiêu dùng thông thƣờng có thời hạn trên 12
tháng.
Nhu cầu đƣợc cấp tín dụng bán lẻ của khách hàng chịu tác động mạnh và phụ
thuộc lớn vào tình hình kinh tế, thu nhập, t lệ thất nghiệp, lạm phát. Chi phí cho tín
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


11
Học v n Đo n C n B n

dụng bán lẻ lớn hơn mức bình quân chung, do các khoản vay nhỏ lẻ, lƣợng khách hàng
lớn nên chi phí quản lý, chi phí hoạt động lớn. Do nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn
cao nên chi phí vốn cao.
Tín dụng bán lẻ có khả năng phân tán rủi ro cao, do số lƣợng khách hàng lớn,
các khoản vay có giá trị nhỏ. Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm
phổ biến hiện nay bao gồm: Cho vay vốn sản xuất kinh doanh; Cho vay mua sắm đầu
tƣ tài sản cố định; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cho vay tiêu dùng cá nhân; Cho

vay du học; Cho vay học phí; Cho vay mua nhà đất để ở; Cho vay mua ô tô; Một số sản
phẩm khác.
2.1.2.2. Các h nh th c cho vay án ẻ
Các sản phẩm cho vay bán lẻ có thể đƣợc bảo đảm hoặc không đƣợc bảo đảm và
nguồn trả nợ thƣờng là thu nhập liên quan đến việc làm của ngƣời vay (hoặc ít thƣờng
xuyên hơn, tài sản của ngƣời đi vay). Cơ cấu cho vay bán lẻ thƣờng rơi vào một trong
hai loại: khoản vay trả góp và hạn mức tín dụng quay vòng.
Khoản vay trả góp bao gồm các khoản vay đƣợc thực hiện với số tiền định
trƣớc, với thanh toán định kỳ gốc và lãi trong một thời hạn nhất định. Thông thƣờng,
khách hàng phải thanh toán hoàn toàn số tiền vay vào cuối kỳ hạn. Chi phí tài chính có
thể là một t lệ cố định hoặc biến đổi, và ngƣời vay không có tùy chọn nhận thêm tiền
theo khoản vay gốc thỏa thuận. Ví dụ về các khoản vay trả góp bao gồm các khoản vay
thế chấp và các khoản vay tín chấp.
Các dòng tín dụng quay vòng bao gồm số tiền có sẵn cho ngƣời vay đến một
giới hạn tín dụng đặt trƣớc trong một khoảng thời gian nhất định. Số dƣ có thể đƣợc rút
ra hoặc thanh toán tại bất cứ lúc nào theo lựa chọn của ngƣời đi vay. Điều khoản thanh
toán thƣờng yêu cầu trả lãi hàng tháng, và thƣờng đi kèm một phần tiền gốc. Một số
dòng tín dụng quay vòng yêu cầu hoàn trả đầy đủ vốn gốc khi đáo hạn, trong khi các
khoản thanh toán khác tự động chuyển thành khoản vay kết thúc khi giai đoạn quay
vòng kết thúc. Ví dụ về các dòng tín dụng quay vòng bao gồm thẻ tín dụng, thấu chi.

Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


12
Học v n Đo n C n B n

2.1.3. Rủ ro cho vay bán lẻ
2.1.3.1. Khái niệm

Từ quan điểm quản lý, rủi ro là khả năng các sự kiện sẽ có ảnh hƣởng xấu đến
tình trạng tài chính hiện tại hoặc tƣơng lai của ngân hàng và khả năng phục hồi. OCC
đã xác định tám loại rủi ro cho mục đích quản trị ngân hàng: tín dụng, lãi suất, thanh
khoản, hoạt động, tuân thủ, chiến lƣợc và danh tiếng. Các danh mục này không loại trừ
lẫn nhau. Bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào cũng có thể khiến ngân hàng gặp nhiều rủi
ro. Rủi ro cũng có thể phụ thuộc lẫn nhau và có thể có mối tƣơng quan tích cực hoặc
tiêu cực. Những nhà quản trị nên nhận thức đƣợc sự phụ thuộc lẫn nhau này và đánh
giá hiệu quả một cách nhất quán và toàn diện. Các các nhà quản trị cũng nên cảnh giác
với sự tập trung có thể làm tăng đáng kể rủi ro. Sự tập trung có thể tích lũy trong và
trên các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý, quốc gia và pháp nhân. Khi
xem xét về rủi ro của các ngân hàng cho vay bán lẻ, Allen (2004) cho rằng các khoản
cho vay với giá trị nhỏ thể hiện giá trị tuyệt đối của rủi ro tín dụng trên mỗi khoản vay
là rất nhỏ. Việc mất đi bất kỳ khoản vay đơn lẻ nào cũng sẽ không ảnh hƣởng quá lớn
đến rủi ro phá sản của ngân hàng. Do đó, chi phí để xác định rủi ro tín dụng của các
khoản cho vay bán lẻ có thể lớn hơn cả lợi ích thu đƣợc từ khoản vay.
2.1.3.2. Phân oại
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh từ bên có nghĩa vụ
không đáp ứng các điều khoản của bất kỳ hợp đồng nào với ngân hàng hoặc không
thực hiện theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là rủi ro chính đối với hầu hết các sản phẩm
cho vay bán lẻ. Do kích thƣớc, khối lƣợng và bản chất của giao dịch, phân tích tín dụng
nói chung là nghiêm ngặt nhất khi bắt đầu cho vay bán lẻ, với chất lƣợng cho vay đƣợc
giám sát theo thời gian thông qua hiệu suất thanh toán, điểm số tín dụng đƣợc làm mới
định kỳ và khi cần thiết, định giá tài sản thế chấp đƣợc cập nhật. Ngƣời cho vay hiếm
khi gặp đƣợc khách hàng đƣợc cập nhật thông tin thu nhập để giám sát năng lực tài
chính, vì vậy cấu trúc cho vay thận trọng và quản trị tín dụng tích cực là rất quan trọng.
Danh mục đầu tƣ bán lẻ thƣờng bao gồm các các khoản vay tƣơng đối đồng nhất, và
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016



13
Học v n Đo n C n B n

phân tích rủi ro tín dụng cho vay tốt theo thống kê kỹ thuật (Ví dụ: mô hình phiếu ghi
điểm) để xác định, quản lý và kiểm soát các mức độ rủi ro.
Rủi ro ãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh từ các động thái lãi
suất. Rủi ro lãi suất phát sinh từ sự khác biệt trong thời điểm thay đổi lãi suất và dòng
tiền, từ việc thay đổi mối quan hệ t lệ giữa các đƣờng cong lợi nhuận, từ việc thay đổi
các mối quan hệ t lệ qua các kỳ hạn, và từ các tùy chọn liên quan đến lãi suất trong
các sản phẩm ngân hàng. Mức độ rủi ro lãi suất phụ thuộc vào thành phần danh mục
cho vay của ngân hàng và điều khoản cho vay (Ví dụ: thời hạn thanh toán, cơ cấu giá).
Nhiều ngƣời vay thích lãi suất cố định trên diện rộng, các khoản vay bán lẻ dài hạn,
chẳng hạn nhƣ các khoản thế chấp và các khoản vay ô tô. Lãi suất cố định dài hạn đòi
hỏi các khoản vay phải đƣợc quản lý trách nhiệm tài sản, bởi vì tiền gửi cốt lõi đƣợc sử
dụng để tài trợ cho danh mục đầu tƣ bán lẻ thƣờng có lãi suất thay đổi. Trong bối cảnh
này, rủi ro lãi suất là rủi ro của các khoản thanh toán hàng tháng cao hơn trên các
khoản vay lãi suất thay đổi do lãi suất tăng, một yếu tố có thể làm tăng rủi ro tín dụng
đối với các khoản vay bị ảnh hƣởng. Ngân hàng nên xác định những ngƣời vay nhạy
cảm cao với lãi suất thay đổi và xem xét tác động đến khả năng trả nợ của những ngƣời
vay này nếu lãi suất tăng lên.
Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh từ quy trình hoặc
hệ thống không đầy đủ hoặc thất bại, kế toán không phù hợp, lỗi của con ngƣời hoặc
hành vi sai trái hoặc bất lợi từ các sự kiện bên ngoài. Rủi ro hoạt động trong cho vay
bán lẻ thƣờng đƣợc nâng lên với khối lƣợng của các khoản vay lớn hơn, số lƣợng giao
dịch lớn hơn đƣợc xử lý và sử dụng rộng rãi hơn về tự động hóa và công nghệ. Môi
trƣờng tự động hóa cao nhƣ cho vay bán lẻ đặt ra đặc biệt nhạy cảm với rủi ro hoạt
động vì các vấn đề trong lĩnh vực này có xu hƣớng ảnh hƣởng đến nhiều giao dịch và

có thể làm phức tạp các lỗi nhỏ. Để kiểm soát và quản lý rủi ro, việc sử dụng các phòng
ban hoạt động từ bên thứ ba (Ví dụ: Nguồn gốc cho vay, quản ý tài khoản, xử ý thanh
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


14
Học v n Đo n C n B n

toán, nhập dữ iệu và trợ giúp pháp ý) nên đƣợc chú trọng trƣớc khi thiết lập mối quan
hệ với bên thứ ba.
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro đối với tình trạng tài chính hiện tại hoặc tƣơng lai
và khả năng phục hồi do không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ khi đến hạn. Rủi ro
thanh khoản bao gồm không có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ hoặc quản lý các
biến động về mức tài trợ. Rủi ro thanh khoản trong cho vay bán lẻ phụ thuộc phần lớn
vào các loại sản phẩm đƣợc cung cấp và cách thức mà chúng đƣợc tài trợ. Danh mục
đầu tƣ bán lẻ thƣờng đƣợc tài trợ thông qua cơ sở tiền gửi của ngân hàng, thanh toán
các khoản vay hoặc kết hợp cả hai. Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ việc ngân
hàng không nhận sự thay đổi trong điều kiện thị trƣờng ảnh hƣởng đến khả năng thanh
lý tài sản một cách nhanh chóng và với tổn thất tối thiểu về giá trị. Rủi ro thanh khoản
cũng có mặt trong nghĩa vụ tài trợ của ngân hàng, chẳng hạn nhƣ thẻ tín dụng.

Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là rủi ro đối với thu nhập hoặc vốn phát sinh từ việc vi phạm
pháp luật hoặc quy định của chính phủ, hoặc từ sự không phù hợp với các thông lệ theo
quy định, chính sách và thủ tục nội bộ, hoặc các tiêu chuẩn đạo đức. Do số luật và quy
định bảo vệ ngƣời tiêu dùng, các ngân hàng tham gia vào việc cho vay bán lẻ rất dễ bị
rủi ro tuân thủ.
Rủi ro chiến ược

Rủi ro chiến lƣợc là rủi ro đối với thu nhập, vốn hoặc giá trị doanh nghiệp phát
sinh từ các quyết định kinh doanh bất lợi, việc thực hiện các quyết định kinh doanh
kém hoặc thiếu sự đáp ứng với những thay đổi trong ngành ngân hàng và môi trƣờng
hoạt động. Ban quản trị của ngân hàng và các quyết định quản lý để vào, ra hoặc thay
đổi sự tham gia của ngân hàng vào thị trƣờng bán lẻ và sản phẩm phải dựa trên thông
tin đầy đủ, thực tế, đánh giá thực tế về rủi ro, chuyên môn của quản lý và năng lực hoạt
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


15
Học v n Đo n C n B n

động thực tế của ngân hàng. Chƣa hoàn thành hoặc xem xét không đầy đủ các điều
kiện thị trƣờng của ngành, động lực kinh tế và hành vi tiêu dùng khiến ngân hàng gặp
rủi ro chiến lƣợc không cần thiết hoặc không lƣờng trƣớc đƣợc, thƣờng chuyển thành
thua lỗ tài chính.
Rủi ro danh tiếng
Rủi ro danh tiếng là rủi ro đối với thu nhập, vốn hoặc giá trị doanh nghiệp phát
sinh từ phản hồi tiêu cực của dƣ luận. Rủi ro này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh
của ngân hàng bằng cách ảnh hƣởng đến khả năng thiết lập các mối quan hệ hoặc dịch
vụ mới hoặc tiếp tục phục vụ các mối quan hệ hiện có. Chính sách và thủ tục không
đầy đủ, phân tích hoạt động hoặc điểm yếu chung trong bất kỳ khía cạnh của các hoạt
động cho vay bán lẻ của ngân hàng có thể gây hại cho danh tiếng của nó. Ủy quyền
không phù hợp các hoạt động cho bên thứ ba và các hành vi sai trái của bên thứ ba đại
diện cho ngân hàng cũng có thể làm tăng rủi ro về danh tiếng của ngân hàng. Hệ thống
và kiểm soát hiệu quả cho xác định, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát các vấn đề tiềm
ẩn, chẳng hạn nhƣ giám sát thích hợp của công tác bán hàng, bảo trì và thu thập, là rất
quan trọng để quản lý rủi ro danh tiếng.
2.1.3.3. Đo ường rủi ro

Việc đo lƣờng rủi ro đối với các NHTM là hết sức cần thiết bởi lẽ chấp nhận rủi
ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần đo lƣờng các rủi ro làm
cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm
tìm ra những cơ hội đạt đƣợc những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân
hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý, kiểm soát
đƣợc và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của ngân hàng. Qua việc
phân tích các loại rủi ro cơ bản trên ta có thể thấy đƣợc đây là những rủi ro tất yếu và
không thể loại trừ của NHTM, những loại rủi ro này khi xảy ra đều mang lại tổn thất về
lợi nhuận cho NHTM. Đối với từng loại rủi ro cơ bản trên, ngƣời ta đều có cách lƣợng
hóa để đo lƣờng chúng, tuy nhiên trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài này chính là đo
lƣờng mức độ rủi ro tổng hợp toàn hệ thống của NHTM. Theo định nghĩa rủi ro đã nêu,
Đề tài: Tác động của hoạt động cho vay bán lẻ đối với rủi ro và lợi nhuận của một số ngân
hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016


×