Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.24 KB, 62 trang )

Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Liên Trưởng
Khoa Công Nghệ Sinh Học - Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang và TS.
Đỗ Thị Thảo Trưởng Phòng Thử Nghiệm Sinh Học – Viện Khoa Học Công
Nghệ VIệt Nam. Đó là những người thầy đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình, quý
báu của các chị tại Phòng thử nghiệm sinh học – Viện CNSH đã dành nhiều
thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn thành phần lớn nội dung bài khóa luận.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô
giáo Trường Đại Học Nông Lâm – Bắc Giang đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu và bổ ích trong suốt 3 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên, và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Bắc Giang , ngày 23 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Triệu Đinh Tâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
i
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
AFP Alpha-fetoprotein
ATCC America type culture collection
BSA Bovine Serum Albumin
CFA Complete Freund’s Adjuvant
CEA CarcinoEmbryonic Antigen
DMEM Dulbecco’s Modified Eagle’ Medium


ĐƯMD Đáp ứng miễn dịch
ELISA Enzym Linked Immuno Sorbent Assay
FBS Fetal Bovine Serium
GTD Gestational Trophoblastic Disease
HAT Hypoxanthine Aminopterin Thimidine
HT Hypoxanthin Thimidine
HCG Human Chorionic Gonadotropin
IFA Incomplete Freund’s Adjuvant
KTĐD Kháng thể đơn dòng
LC-MS Liquid Chromatography – Mass
Spectrophotometer
OD Optical desnity
PBS Phosphat buffer
PSA Prostate Specific Antigen
PEG Polythylen Glycol
WHO Tổ chức y tế thế giới
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
ii
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THI...................................................................................vi
PHẦN : MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC..........................................................................................................2
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN.........................................................................................................2
Chương 1.....................................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI........................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH UNG THƯ NÓI CHUNG VÀ ALPHA-FETOPROTEIN........3
1.1.1. TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ...................................................................................3
1.1.1.1. Giai đoạn khởi đầu.........................................................................................................5
1.1.1.2.Gai đoạn phát triển..........................................................................................................6
1.1.1.3. Giai đoạn ung thư di căn................................................................................................7
1.1.2.ALPHA – FETOPROTEIN (AFP) ...................................................................................7
1.1.2.1 Dấu ấn ung thư (tumor marker) và AFP........................................................................7
1.1.2.2. Bản chất và nguồn gốc của alpha-fetoprotein...............................................................9
1.1.2.2.1. Tình hình ứng dụng kháng thể đơn dòng kháng AFP để chẩn đoán sớm bệnh ung
thư gan ở nước ngoài và trong nước.........................................................................................10
1.2. GIỚI THIỆU VỀ MIỄN DỊCH VÀ KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG...................................11
1.2.1. MIỄN DỊCH HỌC VÀ KHÁNG NGUYÊN.................................................................11
1.2.1.1. Các khái niệm về miễn dịch học.................................................................................11
1.2.1.1.1. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (Natural immunity)....................................................11
1.2.1.2. Hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch.............................14
1.2.1.2.1. các cơ quan dạng lympho.........................................................................................14
1.2.1.2.2. Tế bào miễn dịch......................................................................................................15
1.2.1.3. Giới thiệu về kháng nguyên (Antigen)........................................................................16
1.2.1.3.1. khái niệm kháng nguyên...........................................................................................16
1.2.1.3.2 Những đặc tính của kháng nguyên............................................................................16
1.2.1.3.3. Phân loại kháng nguyên dựa vào đặc tính và điều kiện kháng nguyên...................18
1.2.1.3.4. Điều kiện để kháng nguyên có tính miễn dich.........................................................18
1.2.1.4. Kháng thể và phản ứng kháng nguyên – kháng thể....................................................19
1.2.1.4.1. Khái niệm kháng thể (Antibody)..............................................................................19
1.2.1.4.2. Cấu trúc của kháng thể.............................................................................................19
1.2.1.4.3. Vai trò của kháng thể................................................................................................21

1.2.1.4.4.Quy lụât hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu......................................................23
1.2.1.4.5. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể.......................................................................24
1.2.2. KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG...........................................................................................25
1.2.2.1. Vài nét lịch sử..............................................................................................................25
1.2.2.2. khái niệm về kháng thể đơn dòng...............................................................................26
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
iii
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
1.2.2.3. Ứng dụng của kháng thể đơn dòng.............................................................................27
Chương 2 ..................................................................................................................................28
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................29
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................................29
2.1.1. Động vật thí nghiệm.......................................................................................................29
2.1.2. Dòng tế bào ung thư tủy (Myeloma) của người.............................................................29
2.1.3. Thiết bị thí nghiệm..........................................................................................................29
2.1.4. Hóa chất thí nghiệm........................................................................................................29
2.1.5 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................................30
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................30
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................................30
2.3.1.Gây miễn dịch cho chuột.................................................................................................32
2.3.2.Phương pháp lấy đại thực bào.........................................................................................33
2.3.3.Phương pháp đếm tế bào.................................................................................................34
2.3.3.1. Chuẩn bị Trypan blue 0,4%.........................................................................................34
2.3.3.2. Đếm tế bào...................................................................................................................34
2.3.4. Phương pháp lấy tế bào LymphoB của tế bào chuột.....................................................34
2.3.5 Nuôi cấy tế bào Myeloma dòng Sp 2/0 và P3X..............................................................35
2.3.5.1. Đánh thức và nhân nuôi tế bào Sp 2/0 và P3X...........................................................35
2.3.5.2. Bảo quản tế bào trong Nito lỏng.................................................................................35

2.3.6. Dung hợp Tế bào và tách dòng.......................................................................................36
2.3.6.1. Dung hợp......................................................................................................................36
2.3.6.2. Tách dòng.....................................................................................................................36
2.3.7.Phương pháp ELISA........................................................................................................37
Chương 3:..................................................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................................38
3.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GÂY ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRÊN CHUỘT BẰNG
KHÁNG NGUYÊN AFP..........................................................................................................38
3.2. KẾT QUẢ DUNG HỢP TẠO TẾ BÀO LAI SINH KHÁNG THỂ KHÁNG AFP........40
3.3. KẾT QUẢ TÁCH DÒNG TẾ BÀO LAI SINH KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG KHÁNG
AFP............................................................................................................................................44
3.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................................................52
3.4.1 Kết Luận...........................................................................................................................52
3.4.2 Đề Nghị............................................................................................................................52
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
iv
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột với kháng nguyên AFP........................38
Bảng 3.2. Kết quả dung hợp tạo tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP trên 2 dòng
tế bào myeloma.........................................................................................................................43
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng
kháng AFP.................................................................................................................................45
Bảng 3.4. Giá trị OD của dịch nổi các giếng có 1 dòng tế bào dương tính.............................48
Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào..........................................51
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
v

Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THI
Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn khởi đầu...........................................................................................6
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư..........................................................................7
Hình 1.3 a Cấu trúc điển hình của một kháng thể....................................................................20
1.3 b Bề mặt của kháng thể IgG......................................................................................20
(Nguồn: />Hình 1.4. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể..........................................................................21
Hình 1.5. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể...............................................22
Hình 1.6.Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể...............................................................22
Hình 1.7. Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope khác nhau..........27
Hình 1.8. Kháng thể đơn dòng, liên kết với epitope đặc hiệu............................................27
Biểu đồ 3.1. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của các chuột thí nghiệm bằng phương pháp
ELISA........................................................................................................................................39
Hình 3.1 Hình ảnh tế bào Sp2/0 và P3X, độ phóng đại 10x20...............................................41
Hình 3.2. Tế bào Lympho B và tế bào Sp2/0 dung hợp và phát triển trên nền tế bào feeder,
độ phóng đại 10×20 .................................................................................................................42
Hình 3.3. Các cụm tế bào lai (clone) đang phát triển, độ phóng đại 10×20 và 10×10............46
Biểu đồ 3.1. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của các chuột thí nghiệm bằng
phương pháp ELISA ..........................................................................................38
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
vi
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
PHẦN : MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ung thư là bệnh rất nguy hiểm, mỗi năm có hơn 6 triệu người chết vì bệnh
ung thư, 1.4 triệu ca ung thư mới được chẩn đoán trên thế giới. Theo đánh giá
của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong 20 mươi năm tới các con số trên sẽ

gia tăng và lên đến 10 triệu trường hợp tử vong và trên 16 triệu ca ung thư
mới. Ở Việt Nam, bên cạnh các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng ngày
càng giảm dần, thì bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tâm thần đang có nguy cơ
gia tăng. Các loại ung thư hay gặp ở nước ta là ung thư phổi, dạ dày, vú, gan,
vòm họng, đại trực tràng, hạch bạch huyết, tử cung, buồng trứng…. Trong khi
ở nhiều nước, chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư đạt kết quả tốt, đã
góp phần chữa khỏi hơn 50% bệnh nhân ung thư thì ở nước ta đa số người bị
ung thư khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, tỉ lệ chữa khỏi bệnh còn rất
thấp. Các loại ung thư thường gặp tính chung cả 2 giới nam và nữ, ước tính
hàng năm trên toàn cầu cho thấy khoảng 10,9 triệu ca ung thư mới mắc và
khoảng 6,7 triệu người chết vì ung thư (2002) Tại VN, hàng năm có khoảng
100.000-150.000 trường hợp mới mắc ung thư và khoảng 70.000 người chết
do ung thư. Ở VN, qua nghiên cứu ở TPHCM và Hà Nội cho thấy 10 loại ung
thư thường gặp ở nam và nữ là: ung thư gan, ung thư phổi. ung thư dạ dày,
ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,
ung thư bạch cầu, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp…[34].
Giai đoạn mắc bệnh ung thư thì người bệnh thường không phát hiện được,
đến khi người bệnh phát hiện được thì thường ở giai đoạn nặng và không thể
cứu chữa được. Đôi khi các bác sĩ còn chẩn đoán sai dẫn đến việc chữa và trị
đi sai hướng dẫn tới bệnh nhân chịu hậu quả rất nặng. Việc chẩn đoán chính
xác và phát hiện sớm là điều rất quan trọng cho việc điều trị. Có nhiều
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
1
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
phương pháp chẩn đoán nhưng mỗi phương pháp lại có hạn chế nhất định
trong việc xác định chính xác loại ung thư để điều trị cho thích hợp. Hiện
nay, để chẩn đoán sớm được bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, người
ta sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng kháng thể đơn dòng. Phương pháp

này có đặc điểm là rất đặc hiệu với kháng nguyên tức là nó chỉ nhận biêt duy
nhất một loại kháng nguyên khi đưa vào cùng một lúc với các kháng nguyên
khác. Nên kết quả sẽ không bị nhầm lẫn mà ngược lại là độ chính xác lại rất
cao. Vì vậy, để góp phần vào công tác chẩn đoán kịp thời, nhanh chóng chính
xác và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp do đó chúng tôi thực hiện đề tài
“nghiên cứu tạo dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng AFP hỗ trợ
chẩn đoán sớm bệnh ung thư tế bào gan ở người”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tạo được dòng tế bào lai lai sinh kháng thể đơn dòng (mAb) kháng đặc hiệu
alpha-fetoprotein (AFP)
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Tìm ra tính đặc hiệu của kháng thể ở nồng độ thích hợp trong việc sản xuất
kháng thể đơn dòng để tạo bộ kít chẩn đoán bệnh.
4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Có ý nghĩa lớn trong việc xác định và chẩn đoán sớm được bệnh ung thư để
sớm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp


Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
2
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH UNG THƯ NÓI CHUNG VÀ ALPHA-
FETOPROTEIN
1.1.1. TÌM HIỂU VỀ BỆNH UNG THƯ
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và khó chữa trị, hơn nữa với số lượng
người mắc bệnh ngày một tăng cao, ung thư thực sự là mối nguy hại lớn ảnh

hưởng tới sức khỏe cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế và xã hội. theo báo
cáo nhiều nhất của bộ y tế thế giới WHO thì ung thư đang dần vượt qua tim
mạch để trở thành căn bệnh gây tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Trong
tổng số 58 triệu người chết trong năm 2005 thì số lượng người chết vì căn
bệnh ung thư chiếm 7,6 triệu(tức là khoảng 13%) [3]. Trong số tử vong này,
chiếm hơn 70% là bệnh nhân thuộc về các nước đang phát triển và có mức thu
nhập thấp.WHO cũng dự đoán khoảng 9 triệu người sẽ chết vì căn bệnh này
trong năm 2005 và số lượng người mắc bệnh mới và chết sẽ tiếp tục tăng
trong các năm tiếp theo [32].
Việt nam là nước đang phát triển và cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta
đang phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh ung thư đang hoành
hành khắp mọi miền đất nước bà ngày càng phổ biến, với ước tính mỗi năm
có 150 ngàn ca mắc mới và 75 ngàn ca tử vong, gấp 7 lần số người chết do tai
nạn giao thông. Riêng với căn bệnh ung thư gan thì các số liệu thống kê cho
thấy Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc ung thư gan đứng thứ 2 thế giới
[1,6].
Ung thư là tên dùng chung để gọi một nhóm bệnh gồm khoảng 200 loại khác
nhau về nguồn gốc tế bào phát sinh, khả năng di căn, khả năng và cách thức
chữa trị nhưng đều có chung một đặc điểm nổ bật là sự tăng sinh vô hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
3
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
không thể kiểm soát, có thể di căn tồn tại xâm lấn và phát triển của tế bào ung
thư [3, 5, 14].
Ung thư là căn bệnh rất phổ biến, được biết đến và nghiên cứu chủ yếu
trên cơ thể con người. Ung thư có thể xuất phát từ một tế bào ban đầu của một
tổ chức nào đó nằm trên cơ thể. Như vậy, có thể nói ung thư là căn bệnh của
tế bào và rất đa dạng về căn nguyên, cách phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị.

Quá trình phát triển từ một tế bào ung thư ban đầu thành một khối u ung
thư và đe dọa tính mạng người bệnh trải qua nhiều giai đoạn [14]. Giai đoạn
đầu là quá trình hình thành tế bào ung thư khởi phát do ảnh hưởng của các tác
nhân nội bào hay ngoại bào nào đó. Diễn biến tiếp theo là quá trình phân chia
liên tục không ngừng của tế bào ung thư này thành một khối u được gọi là quá
trình phát triển bệnh. Các tế bào ung thư trong khối u sẽ tiếp tục tăng sinh, tự
mất đi các thụ cảm thể nhận biết giới hạn không gian phát triển so với các tế
bào lân cận, sản xuất ồ ạt các cytokine (cell signals) và các enzym protease
dẫn tới phá hủy màng đệm lót và môi trường ngoại bào bao quanh khiến
chúng có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và
mạch bạch huyết di chuyển tới các cơ quan mới, bám lại và tiếp tục tăng sinh
vô tổ chức và các cơ quan mới, bám lại và tiếp tục tăng sinh vô tổ chức. Quá
trình này gọi sự di căn (metastatic process). Các tế bào ung thư chèn ép hay di
căn vào các cơ quan giữ chức năng sống trong cơ thể như não, phổi, gan, thận
v..v.. khiến bệnh nhân tử vong [12, 14, 25].
Các số liệu thống kê của WHO cho thấy 40% trường hợp ung thư có thể
phòng tránh được . Và nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi tế bào
ung thư di căn thì bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sống sót và khỏi bệnh.
Vì thế, phát hiện ra sự hình thành khối tế bào ác tính ở giai đoạn sớm sẽ là
điều kiện tiên quyết để cứu sống người bệnh. Thế nhưng việc phát hiện sớm
ung thư là rất khó khăn.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
4
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
Để chẩn đoán bệnh ung thư, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh – sinh thiết
và phương pháp hóa sinh. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví
dụ phương pháp sinh thiết, giải phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin

chính xác về khối u, nhưng hạn chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiết
và có thể kích thích di căn. Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” áp
dụng các thành tựu nghiên cứu trong ung thư học về các dấu hiệu ung thư
(tumor marker) để chẩn đoán sớm căn bệnh. Phương pháp này phát hiện chính
xác các tumor marker, thông qua mẫu máu hoặc nước tiểu [25]. Việc thu mẫu
máu hoặc nước tiểu để xét nghiệm sẽ dễ dàng hơn sinh thiết, giải phẫu bệnh
mà cũng cho kết quả chính xác phù hợp với bản chất các loại ung thư.
* Qúa trình hình thành và phát triển tự nhiên của ung thư
Mỗi loại ung thư đều có sự tiến triển khác nhau, tuy nhiên nếu ung thư
không được điều trị thì sẽ diễn biến qua các giai đoạn sau:
1.1.1.1. Giai đoạn khởi đầu
a. Bước khởi đầu
Thường xảy ra rất nhanh, sau khi các tế bào tiếp xúc với các tác nhân
gây ung thư: tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, tác nhân virus. Các tác
nhân này gây ra thương tổn DNA của tế
bào không hồi phục.
b. Giai đoạn thúc đẩy
Do tiếp xúc liên tục, kéo dài với các chất gây ung thư làm ổn định và duy
trì thương tổn đầu tiên. Bước khởi đầu và giai đoạn thúc đẩy chúng ta chỉ
biết được qua mô hình thí nghiệm và những nghiên cứu về dịch tễ ung thư ở
người.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
5
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
c. Giai đoạn phát triển
Các tế bào nhân lên không kiểm soát được, phát triển độc lập, mất khả năng
biệt hóa, xâm lấn cục bộ và cho di căn.



Hình 1.1. Sơ đồ giai đoạn khởi đầu
Để dự phòng giai đoạn khởi đầu sinh ung thư người ta phải bảo vệ
tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư như thuốc lá, benzol, nhiều loại
hóa chất khác nhau, tia phóng xạ, virus v.v.
1.1.1.2.Gai đoạn phát triển
Sự phát triển của bệnh ung thư giải thích được bản chất của bệnh ung thư
là gì: khối u phát triển cục bộ tại chỗ, xâm lấn tại vùng và cho di căn toàn
thân.
Khi phát triển ung thư đã xảy ra, có nhiều biện pháp để chống lại sự phát
triển đó:
+ Sàng lọc và điều trị các thương tổn tiền ung thư.
+ Sàng lọc và điều trị những ung thư kích thước còn nhỏ (chủ yếu bằng
phẫu thuật hoặc tia xạ).
+ Điều trị tích cực các ung thư đang còn tại chỗ (thường kết hợp với điều
trị hỗ trợ hóa trị liệu hoặc nội tiết trị liệu).
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
Khởi đầu Thúc đẩy Phát triển
Hóa chất
Phóng xạ
Virus
Thương tổn
DNA
Hoạt hóa oncogen
Bất hoạt gen kìm hãm
Thương tổn
DNA
6
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K

1
Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư
1.1.1.3. Giai đoạn ung thư di căn
Di căn ung thư là tình trạng các tế bào ung thư tách rời ra khỏi u
nguyên phát để đến cư trú và phát triển thành khối u ở cơ quan khác qua các
đường khác nhau như đường bạch huyết, đường máu, đường kế cận v.v. Ví dụ
như khi di căn theo đường bạch huyết thì khối u tiến đến thành bạch huyết, tế
bào ung thư xâm lấn nhanh chóng qua thành bạch huyết và được hệ thống lưu
thông bạch huyết mang tới trạm hạch đầu tiên và nếu không bị tế bào miễn
dịch ở hạch bạch huyết tiêu diệt chúng sẽ tiếp tục di chuyển tới các vị trị khác
trong cơ thể tạo quá trình di căn.
Khi các khối u ung thư đã di căn thì việc điều trị trở nên rất khó khăn
và nguy cơ tử vong của bệnh nhân là rất lớn. Vì thế, việc phát hiện sớm bệnh
ung thư ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn phát triển sẽ là điều kiện tiên quyết để
cứu sống bệnh nhân.
1.1.2.ALPHA – FETOPROTEIN (AFP)
1.1.2.1 Dấu ấn ung thư (tumor marker) và AFP
Khi các tế bào ung thư xuất hiện, một hay một số cơ chất sinh học cũng
sẽ xuất hiện trong cơ thể. Chúng có thể do các tế bào ung thư tạo ra hoặc do
cơ thể sinh ra để đáp ứng lại sự thay đổi trong cơ thể bởi sự xuất hiện của tế
bào ung thư. Các cơ chất này được gọi chung là các tumor marker (nay gọi tắt
là các marker) [8, 33]. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai các marker
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
7
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
này sẽ giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và do đó sẽ cứu sống được
hàng triệu người. Vì thế, rất nhiều nghiên cứu đang hướng tới tìm ra các
marker đặc trưng cho từng loại ung thư để có thể phát hiện sớm căn bệnh này.

Tumor marker gồm những chất có bản chất như:
- Là chất do tế bào ung thư sinh ra, được đưa vào máu như AFP, CEA
(carcinoembryonic antigen), CA-125, CYFRA 21-1 v.v.
- Là hormon như HCG (human chorionic gonadotropin) hoặc là chất
chuyển hóa như CPR (Protein C hoạt động), LDH, GGT.
Các tumor marker có một số đặc điểm sau:
- Đặc hiệu cho loại ung thư
- Nồng độ marker tỷ lệ với tình trạng, diễn biến của bệnh.
- Phát hiện được từ giai đoạn sớm của bệnh.
Vì có những ưu điểm như trên nên các marker hiện đang được nghiên
cứu nhiều. Marker đầu tiên được sử dụng để phát hiện ung thư là human
chorionic gonadotropin (HCG). Đây là một cơ chất phổ biến ở phụ nữ có thai.
Những phụ nữ không có thai mà có hàm lượng HCG cao trong máu có thể là
dấu hiệu của ung thư tử cung gọi là gestational trophoblastic disease (GTD).
Tuy nhiên, vào năm 1965, bộ sinh phẩm (Kit) đầu tiên trên thế giới phát hiện
marker ung thư trong mẫu huyết thanh lại là để phát hiện carcinoembryonic
antigen (CEA) đặc trưng cho ung thư ruột kết [34].
Một trong số các marker rất hữu ích là alpha-fetoprotein (AFP). Marker
này được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư tế bào
gan. Ở người bình thường, hàm lượng AFP rất thấp, dưới mức 10 ng/ml, theo
một số báo cáo là ≤ 5,4 ng/ml [27, 28]. Tuy nhiên, hàm lượng này có thể tăng
lên bất thường trong một số bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C v.v.
nhưng hiếm khi vượt quá 100 ng/ml. Khi hàm lượng này tăng cao tới một
mức nhất định nào đó (trong trường hợp này là > 100 ng/ml) thì các bác sĩ có
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
8
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
thể nghi ngờ là ở người bệnh đã xuất hiện khối u ung thư ở gan. Trong những

trường hợp hàm lượng AFP vượt mức 4000 ng/ml bác sĩ sẽ khằng định bệnh
nhân bị ung thư gan tiên lượng xấu mà không cần tiến hành xét nghiệm sinh
thiết [10, 17, 28]. AFP cũng rất hữu ích trong việc kiểm tra hiệu quả chữa trị
cho bệnh nhân ung thư tế bào gan. Nếu khối u được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫu
thuật thì hàm lượng AFP sẽ trở lại bình thường và ngược lại, nếu hàm lượng
này tăng cao trở lại có nghĩa là khối u lại phát triển [8, 10].
1.1.2.2. Bản chất và nguồn gốc của alpha-fetoprotein
AFP là một glycoprotein với cấu trúc gồm 590 amino acid và một
phân tử carbohydrate. AFP là một protein quan trọng của huyết tương và do
túi phôi của phôi thai hay theo một số tài liệu thì do gan của phôi sản sinh ra.
Protein này được cho là bản sao của albumin huyết thanh. Gen mã hóa AFP
và albumin cùng có mặt ở vị trí đối diện trên nhiễm sắc thể số 4. AFP được
tìm thấy ở các dạng cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3 và gắn kết với nguyên tố đồng
(Cu), Niken (Ni), axit béo và bilirubin [23,28]
Trong giai đoạn phôi thai, AFP gắn với hormone estradiol và được định
lượng thông qua máu của người mẹ hoặc dịch màng ối. Trường hợp hàm
lượng AFP tăng cao bất thường thì nhiều khả năng là phôi thai có vấn đề liên
quan đến sự phát triển của hệ thần kinh hay thoát vị rốn hoặc hội chứng
Down. Sau khi được sinh ra, hàm lượng AFP của bé mới sinh giảm dần cho
tới khi đạt mức chuẩn của người lớn bình thường trong khoảng từ 8-12 tháng
tuổi [15,33].
Hàm lượng AFP bình thường rất thấp (5-10 ng/Ml) và đến nay chức năng
của nó trong cơ thể người trưởng thành vẫn chưa được xác định. Người ta cho
rằng AFP có vai trò như một chất điều hòa tăng sinh của tế bào ung thư tuy
nhiên chưa rõ ràng về mặt cơ chế. Một số nghiên cứu cho thấy AFP là một
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
9
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1

protein-binding gắn vào hệ enzyme caspase-3 và khóa con đường đi vào quá
trình tự chết apoptosis của tế bào [17,21,30].
Hiện nay, việc phát hiện và phân tích hàm lượng các tumor maker nói
riêng, các cơ chất sinh học nói chung có thể nhờ vào các thiết bị công nghệ
cao như sắc ký lỏng kết nối khối phổ (Liquid Chromatography – Mass
Spectrophotometer LC-MS), hoặc kỹ thuật Real-Time PCR [17,18] v..v..Tuy
nhiên, đây là các công nghệ liên quan đến các thiết bị đắt tiền và vận hành
phức tạp. Vì thế, phần lớn các xét nghiệm phân tích định lượng tumor marker
hiện nay đều nhờ các kit-ELISA định lượng sử dụng kháng thể đơn dòng
[11,29,31].
1.1.2.2.1. Tình hình ứng dụng kháng thể đơn dòng kháng AFP để chẩn
đoán sớm bệnh ung thư gan ở nước ngoài và trong nước
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Việc sử dụng kháng thể đơn dòng để tạo kit-ELISA nhằm phân tích
định tính và định lượng các chất sinh học nói chung và các marker ung thư
nói riêng là rất phổ biến. So với phương pháp định tính và định lượng khác thì
phương pháp ELISA sử dụng kháng thể đơn dòng dễ thực hiện hơn ở các
phòng xét nghiệm nghiệm và không đòi hỏi các thiết bị công nghệ cao với kỹ
thuật phức tạp. Do vậy, hiện tại trên thế giới các bộ kít-ELISA vẫn được sử
dụng nhiều nhất. AFP được sử dụng làm marker để chẩn đoán sớm bệnh ung
thư tế bào gan từ cuối những năm 1970. AFP được ứng dụng thực tế thông
qua công nghệ kháng thể đơn dòng tạo kít chẩn đoán.
Kháng thể đơn dòng kháng AFP lần đầu tiên được LabCorp, sử dụng để
tạo các bộ kít chẩn đoán từ đầu thập kỷ 80 của một công ty dịch vụ xét
nghiệm lớn của Mỹ. Đến nay nhiều công ty sinh học đã thương mại hóa rộng
rãi bộ kit-ELISA định lượng AFP giúp chẩn đoán sớm ung thư gan như bộ “
AFP Enzym Immunoassay” của công ty Thailabonline (Thái Lan), bộ AFP-
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
10

Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
ELISA-KIT của hãng CALBIOTECH (Mỹ), bộ “AFP EIA Kit” của công ty
Immuno-Biological Labological, Inc. (Mỹ); v..v. .[27, 29, 30, 31].
* Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam hiện nay các kit-ELISA phân tích định lượng AFP đều
phải nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Thái Lan .v..v.. với giá thành rất cao nên chưa
thể sử dụng rộng rãi. Do vậy, tạo các tế bào lai hybrid sản sinh kháng thể đơn
dòng kháng AFP ở Việt Nam để ứng dụng trong việc phân tích định tính và
định lượng marker này là cần thiết. Có được kháng thể đơn dòng kháng AFP
sản xuất tại Việt Nam sẽ giúp tạo các kít phân tích định lượng với giá thành
thấp. Từ đó việc ứng dụng rộng rãi các kít phân tích này để chẩn đoán sớm
bệnh tật cho người dân sẽ trở nên khả thi hơn.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ MIỄN DỊCH VÀ KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG
1.2.1. MIỄN DỊCH HỌC VÀ KHÁNG NGUYÊN
1.2.1.1. Các khái niệm về miễn dịch học
Miễn dịch là khả năng chống lại các vật lạ xâm nhập vào cơ thể của chính
cơ thể. Khi vật lạ ( có thể là vi khuẩn, virus, các độc tố …) xâm nhập vào cơ
thể sẽ khiến cơ thể hình thành một cơ chế bảo vệ, ngăn ngừa hoặc loại bỏ các
yếu tố lạ đó.Cơ chế đó chính là các đáp ứng miễn dịch .
Đáp ứng miễn dịch ( ĐƯMD ) là phản ứng của cơ thể sản xuất ra các kháng
thể bất hoạt, chống lại các kháng nguyên và loại trừ chúng ra khỏi cơ thể. Đáp
ứng miễn dịch có 2 loại là: ĐƯMD tự nhiên và ĐƯMD thu được.
1.2.1.1.1. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên (Natural immunity)
Là đặc tính không mắc phải một số bệnh nào đó của một số loài hay một
số giống vi sinh vật nhất định ở mọi lứa tuổi và có ngay khi cơ thể sinh ra,
mang tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không đòi hỏi sự tiếp
xúc mầm bệnh .
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1

11
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
Có hai loại Đáp Ứng MIễn Dịch tự nhiên (ĐƯMD): ĐƯMD tự nhiên
tuyệt đối và ĐƯMD tự nhiên tương đối.
* Đáp ứng miễn dịch tự nhiên tuyệt đối
Đây là ĐƯMD mà trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng không
bị mất đi, có thể tiêm vào cơ thể động vật nuôi một lượng lớn mầm bệnh cũng
không có khả năng gây bệnh, ví dụ như bất cứ điều kiện nào, bò không bao
giờ mắc bệnh tỵ thư của ngựa, ngựa không bao giờ mắc bệnh dịch tả trâu
bò….
* Đáp ứng miễn dịch tự nhiên tương đối
Là tính miễn dịch có thể thay đổi khi chịu một sự tác động nào đó trong
một điều kiện và một thời gian nhất định khi chịu sự tác động cao của độc lực
vi sinh vật, hoặc thay đổi nhiệt độ hay sức đề kháng của cơ thể giảm…
Ví dụ: bình thường gà không bao giờ mắc bệnh nhiệt thán nhưng khi
ngâm chân gà trong nước lạnh cho than nhiệt giảm xuống rồi gây nhiễm vi
khuẩn nhiệt thán thì gà mắc bệnh.
1.2.1.1.2. Đáp ứng miễn dịch thu được (Acquired immuunity)
Là trạng thái miễn dịch mà cơ thể có được khi tiếp xúc với vật lạ, khi đó
vật lạ được, gọi là kháng nguyên ( Antigen). Kháng nguyên có thể vào cơ thể
do tiếp xúc ngẫu nhiên ( nhiễm vi khuẩn, vi rus…) (hoặc chủ động tiêm
vacin) ĐƯMD thu được có hai loại là: ĐƯMD thu đươc chủ động và ĐƯMD
thu được bị động
* Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động
Là loại ĐƯMD thu được sau khi trực tiếp chịu tác động của vi khuẩn,
virus, độc tố….ĐƯMD thu được chủ động gồm 2 loại:
Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động tự nhiên: Là tính miễn dịch mà cơ
thể thu được sau khi mắc một số bệnh nhất định trong tự nhiên mà qua khỏi.
Loại miễn dịch này có thể kéo dài rât lâu, có khi suốt đời. Ví dụ như sau khi

Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
12
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
mắc bệnh đậu mùa mà qua khỏi thì không bao giờ mắc nữa. Hay nếu bị sởi
mà qua khỏi thì không bao giờ mắc lại nữa. Ngoài ra trong quá trình sống của
người và động vật do tiếp xúc dần với vi sinh vật, mà không bị bệnh, nhưng
nó đã hình thành cho mình một khả năng miễn dịch với các bệnh do vi sinh
vật đó gây nên. Ví dụ miễn dịch hình thành đối với bệnh bạch cầu, bệnh ho
gà.
Đáp ứng miễn dịch thu được chủ động nhân tạo: Là miễn dịch có được
của cơ thể sau khi tiếp nhận chủ động những chế phẩm vi sinh vật như vacxin,
gải độc tố….lúc này cơ thể đã huy động cơ quan có thẩm quyền miễn dịch sản
xuất ra các yếu tố chống lại mầm bệnh nếu chúng vào lần sau, đó là các kháng
thể đặc hiệu. Loại miễn dịch này hình thành với mục đích làm cho cơ thể tập
dượt trước, để khi kháng nguyên đó lại xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động
loại trừ chúng. Đây chinh là cơ sở cho việc tiêm phòng các loại vacxin .
* Đáp ứng miễn dịch thu được bị động
Là ĐƯMD thu được từ bên ngoài đưa vào cơ thể giúp cơ thể chiến thắng
bệnh tật ví dụ như tiêm kháng huyết thanh. ĐƯMD thu được gồm 2 loại:
Đáp ứng miễn dịch thu được bị động tự nhiên: Trẻ sơ sinh, gia súc con
thu được các yếu tố miễn dịch đặc hiệu từ cơ thể mẹ truyền sang qua nhau
thai hay kháng thể truyền qua sữa gọi là miễn dịch thu được bị động tự nhiên.
Đáp ứng miễn dịch thu được bị động nhân tạo : Là ĐƯMD thu được từ
bên ngoài đưa vào giúp cơ thể chiến thắng được bệnh tật. Trong trường hợp
này cơ thể không tham gia tạo kháng thể mà kháng thể được cung cấp choc ơ
thể từ bên ngoài. Miễn dịch thu được bị động nhân tạo ứng dụng trong chữa
bệnh, ví dụ như tiêm giải độc tố uốn ván cho người nhiễm uốn ván, tiêm
kháng huyết thanh phòng dại…

Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
13
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
1.2.1.2. Hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch
1.2.1.2.1. các cơ quan dạng lympho
*Các cơ quan dạng lympho trung tâm
Các cơ quan dạng lympho trung tâm là nơi mà quá trình biệt hóa của
lympho bào xảy ra không cần đến sự kích thích của kháng nguyên, đó là nơi
biệt hóa của các tế bào nguồn thành các tế bào lympho T chín hoặc lympho B
chín. Các cơ quan dạng lympho gồm có:
- Tuỷ xương ( Bone marrow) : là cơ quan tạo máu của cơ thể, đóng vai trò
quan trọng trong việc sản xuất ra các tế bào nguồn của các dòng lympho bào
khác nhau và của đại thực bào. Các tế bào nguồn sẽ đi đến các cơ quan
lympho khác nhau để biệt hóa thành các tế bào lympho B hoặc lympho T.
- Tuyến ức ( Thymus): Nằm ngay sát sau xương ức, xuất hiện ở tháng thứ
3 của thời kỳ bào thai, hoàn thiện và đạt tối đa về hoạt động ở giai đoạn trước
tuổi dậy thì. Tuyến ức có nang làm nhiệm vụ sản xuất các tế bào lympho. Các
tế bào lympho được sinh ra từ tuyến ức hay từ tủy xương di tản xuống đều
được tuyến ức biệt hóa thành tế bào lympho phụ thuộc tuyến ức hay còn gọi
là tế bào lympho T (Thymus).
-Ttúi Fabricius ( Brusa Fabricius): Túi này chỉ có ở loài chim, nằm phía
trên trực tràng, sát hậu môn. Túi có cấu tạo gồm rất nhều nang, các nang này
là nơi sản xuất các tế bào lympho. Ở người và động vật không có túi Fabricus
thì mọi chức năng của túi do các cơ quan tương đương đảm nhận đó là: tủy
xương và các cơ quan lympho ngoại vi (hạch, lá lách…).
* Các cơ quan lympho ngoại vi
- Hạch lâm ba: Là một trong những nơi diễn ra các ĐƯMD chống lại
kháng nguyên nhất định khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

- Lá lách: Là cơ quan dạng lympho lớn, ĐƯMD xảy ra chủ yếu với các
kháng vào theo đường tĩnh mạch, vùng tủy trắng của lá lách có chứa các nang
lympho và quá trình ĐƯMD xảy ra ở đây.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
14
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
* Các cơ quan khác
- Hạch hạnh nhân: Là cơ quan dạng lympho ở vùng vòm họng, gốc lưỡi.
Các đảo nằm phân bố rải rác ở ruột non (mảng payper), hay các phế nang, phế
quản, đường sinh dục, tiết niệu cũng đều có các nang lympho nằm ngay dưới
lớp biểu mô có chức năng trong miễn dịch.[2]
1.2.1.2.2. Tế bào miễn dịch
* Đại thực bào
Là những tế bào bắt nguồn từ tủy xương rồi đi vào máu và có khả
năng thực bào. Chúng có mặt ở các hạch, lá lách, gan, phổi. Chúng tham gia
vào miễn dịch thực bào, tiêu diệt các vật lạ bằng thực bào. Đại thực bào có vai
trò tiếp nhận, hoạt hóa, vận chuyển thong tin kháng nguyên và phối hợp chặt
chẽ với các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
* Lympho B
Các tế bào nguồn từ tủy xương di tản đến túi Fabricius (ở chim) hay
lách (của thú) được huấn luyện, biệt hóa thành tiền lympho B, sau đó tiếp tục
được biệt hóa thành các lympho chưa chín. Ở hệ máu ngoại vi, các lympho
chưa chín được biệt hóa thành các lympho B chín, rồi trở thành tương bào
plasma, các tương bào này chính là tế bào trực tiếp sản xuất ra các kháng thể
dịch thể Igg, IgM, IgD, IgE. Kháng thể này đi vào máu, tồn tại trong huyết
thanh hoặc dịch thể của cơ thể. Các tương bào plasma có vai trò chủ yếu trong
ĐƯMD dịch thể. Một tỷ lệ nhỏ tế bào lympho B là những tế bào mang “ trí
nhớ miễn dịch”. Ở người và động vật không có túi Fabricius thì tủy xương và

các cơ quan lympho khác như hạch, lá lách….đảm nhận chức năng của túi
Fabricius trong quá trình hình thành tế bào lympho B.
* Lympho T
Các tế bào nguồn từ tủy xương di tản xuống tuyến ức và được tuyến ức
huấn luyện, biệt hóa trở thành tiền lympho T. Chúng tiếp tục được biệt hóa ở
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
15
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
vùng vỏ tuyến ức để trở thành lympho T chưa chín. Các lympho chưa chín
tiếp tục được biệt hóa thành lympho T chín, rồi đi vào hệ máu ngoại vi và đi
đến các cơ quan tổ chức khác tại các vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch, lách
Khi đại thực bào đưa thông tin kháng nguyên đến, các lympho T tiếp nhận rồi
biệt hóa trở thành Lympho T rồi tiếp tục trở thành nhóm tế bào mẫn cảm với
kháng nguyên có chứa kháng thể đặc hiệu trên màng tế bào, gọi đó là kháng
thể tế bào. Quá trình ĐƯMD tế bào do quần thể lympho T phụ trách, thể hiện
khả năng tự bảo vệ cơ của cơ thể. Kháng thể tế bào thường tồn tại trong các tổ
chức mô và các cơ quan cơ thể. Ví dụ như đối với các bệnh nhiễm trùng gây
bởi các vi sinh vật kí sinh nội bào (do virus, vi khuẩn, nấm, động vật đơn bào)
thì các mầm bệnh này chỉ có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi có ĐƯMD tế bào
(Nguyễn Như Thanh, 1997) [10].
1.2.1.3. Giới thiệu về kháng nguyên (Antigen)
1.2.1.3.1. khái niệm kháng nguyên
Kháng nguyên là yếu tố lạ đối với cơ thể, mà khi có mặt trong cơ thể thì có
khả năng gây đáp ứng miễn dịch ( tính sinh miễn dịch) và sau đó kết hợp đặc
hiệu với sản phẩm của đáp ứng này ( tính đặc hiệu) Không phải tất cả các vật
lạ khi xâm nhập vào cơ thể đều là kháng nguyên, chúng phải có kích cỡ ít
nhất bằng kích cỡ của một epitope (nhóm quyết định kháng nguyên) mới có
thể gây ra ĐƯMD. Ví dụ như nếu kháng nguyên là chuỗi polypeptide thì

trọng lượng phân tử lớn hơn 1000 Dalton mới kích thích cơ thể sinh ra kháng
thể.
1.2.1.3.2 Những đặc tính của kháng nguyên
- Tính sinh kháng thể ( tính sinh miễn dịch)
Tính sinh kháng thể là khả năng của một kháng nguyên tạo ra một đáp
ứng miễn dịch. Đáp ứng này có thể là tế bào hay dịch thể, có thể là dương tính
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
16
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
(cơ thể mẫn cảm sinh kháng thể) hoặc âm tính ( cơ thể dung nạp và không
sinh kháng thê).
- Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên chỉ được
nhận biết bởi đáp ứng miễn dịch (kháng thể đặc hiệu) do nó gây ra, chứ không
phải những đáp ứng miễn dịch do các kháng nguyên khác. Như thế một kháng
thể chống A chỉ phải chỉ phản ứng với kháng nguyên A. Ngược lại kháng
nguyên A chỉ được nhận biết bởi một kháng thể chống A.
Tính đặc hiệu của kháng nguyên rất chặt chẽ, bởi vì nếu có một thay
đổi nhỏ về cấu trúc hóa học của kháng nguyên cũng làm mất tính đặc hiệu,
kháng nguyên đã thay đổi không còn khả năng kết hợp với kháng thể do nó
kích thích sinh ra trước nó. Ví dụ: đối với kháng nguyên là protein chỉ cần
thay đổi một axit amin hoặc axit amin dạng D thay thế cho dạng L đã làm
thay đổi tính đặc hiệu của kháng nguyên được nhận biết bởi hệ thống miễn
dịch được gọi là nhóm quyết định kháng nguyên hay Epitope. Đó là phần
kháng nguyên kết hợp đặc hiệu với kháng thể.
- Tính đa trị kháng nguyên
Kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, các tế bào trình diện kháng
nguyên bắt giữ và biến chúng thành các Epitope khác nhau, vì thế mà kích

thích cơ thể sinh ra nhiều kháng thể tương ứng. Điều này giải thích tại sao khi
tiêm chủng vacxin và khuẩn nhược độc A sẽ thu được huyết thanh chứa nhiều
loại kháng thể chống lại A được gọi là một họ kháng thể A
(Vũ Triệu An và cs,
1998) [1].
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
17
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
1.2.1.3.3. Phân loại kháng nguyên dựa vào đặc tính và điều kiện kháng
nguyên
Căn cứ vào đặc tính và điều kiện kháng nguyên mà chia kháng nguyên
thành hai loại: kháng nguyên hoàn toàn (antigen) và kháng nguyên không
hoàn toàn (hapten).
- Kháng nguyên hoàn toàn: Là loại kháng nguyên có đầy đủ hai đặc tính:
kích thích cơ thể sinh kháng thể (tính sinh miễn dịch) và kết hợp đặc hiệu với
kháng thể do chính kháng nguyên kích thích sinh ra (tính đặc hiệu). Hầu hết
các kháng nguyên hoàn toàn thường có bản chất protein như các phần như các
phần cấu của cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật, nọc độc động vật.
- Kháng nguyên không hoàn toàn (hapten) còn gọi là bán kháng nguyên:
Là những kháng nguyên chỉ có tính đặc hiệu, không có tính kháng nguyên.
Những kháng nguyên này tự than chúng không có khả năng kích thích cơ thể
sinh kháng thể, nhưng có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng
Để trở thành kháng nguyên hoàn toàn, kháng nguyên không hoàn toàn
này phải gắn với một chất mang (Carrier), tạo thành phức hợp hapten-carier,
phức hợp này kích thích cơ thể sinh kháng thể. Carier là những chất có trọng
lượng phân tử lớn như: BSA (Bovine Serum Albumin)…. Dung để kết hợp
với hapten tạo ra kháng nguyên hoàn toàn.[2].
1.2.1.3.4. Điều kiện để kháng nguyên có tính miễn dich

- Kháng nguyên phải có kích thước phân tử lớn ( ngưỡng tối thiểu của
trọng lượng phân tử là 1000 Dalton). Tuy nhiên có chất có trọng lượng phân
tử nhỏ nhưng chúng tìm cách gắn với protein khác để trở thành kháng nguyên
hoàn chỉnh, ngược lại một số chất có trọng lượng phân tử lớn như Dextran tới
200000 Dalton nhưng không có tính sinh miễn dịch hoặc có nhưng rất yếu
(Lê
Văn Hùng, 2002) [5].
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
18
Trường Đại Học Nông Lâm Bắc Giang Khoa Công Nghệ Sinh Học K9K
1
- Kháng nguyên phải có ít nhất một Epitope khác loài vì hệ thống miễn
dịch không phản ứng với Epitope cùng loại. Epitope là những cấu trúc trên bề
mặt tác nhân gây bệnh, có khả năng tác dụng tương hỗ riêng biệt với những
thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của một số tế bào lympho. Như vậy toàn bộ cấu
trúc (tác nhân gây bệnh, những hạt phân tử) mà trên đó những epitope hiện
diện được gọi là kháng nguyên.
1.2.1.4. Kháng thể và phản ứng kháng nguyên – kháng thể
1.2.1.4.1. Khái niệm kháng thể (Antibody)
Kháng thể còn được gọi là các globulin miễn dịch hay immunoglobulin, kí
hiệu là Ig. Ig được sinh ra khi cơ thể bị kháng nguyên kích thích, chúng có
khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên kích thích sinh ra chúng. Trong
huyết thanh có nhiều thành phần là α, β,γ globulin và albumin, trong đó kháng
thể chủ yếu là γ globulin.
1.2.1.4.2. Cấu trúc của kháng thể
Kháng thể dịch thể đặc hiệu có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD.
Trong các lớp globulin miễn dịch có IgG chiếm khoảng 75 – 85% tổng số
globulin miễn dịch của cơ thể. Chúng có cấu trúc gần giống nhau gồm chuỗi
nặng và nhẹ, cấu trúc chuỗi nhẹ của các loại kháng thể này nói chung là như

nhau, chúng chỉ có khác nhau ở chuỗi nặng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Triệu Đình Tâm lớp K9K
1
19

×