Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.95 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I- Sự cần thiết của hoạt động thanh toán quốc tế qua Ngân hàng.
1. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
“ Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghiệp vụ và yêu cầu về tiền tệ, phát
sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức tài
chính quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc
một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức
chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng”.
2. Sự cần thiết của thanh toán quốc tế qua Ngân hàng thương mại.
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán trao
đổi hàng hoá giữa các nước. Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở
hoạt động ngoại thương. Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một quá trình
sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vì vậy, nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ
chức tốt thì giá trị của hàng hoá xuất khẩu mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy
ngoại thương phát triển. Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để
đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại.
Nhưng trong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên tham
gia. Công tác thanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp nhưng
thanh toán quốc tế càng khó khăn phức tạp hơn nhiều (các bên tham gia hợp đồng
khác nhau ở nhiều lĩnh vực: Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, …). Trong mối quan
hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luật pháp trong nước còn phải tuân
thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quán thương mại khác.
Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫn với nhau,
bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn. Để giải quyết mâu thuẫn này
cần có sự tham gia của Ngân hàng, lúc này Ngân hàng đóng vai trò trung gian, tạo
sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên.
Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần thúc
đẩy hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi
chính xác và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán quốc tế.
Ngân hàng là một tổ chúc trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động


trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đồng thời Ngân hàng có mạng lưới và quan hệ đại
lý với các Ngân hàng khác rất rộng. Ngoài ra, Ngân hàng là tổ chức tiếp cận và
ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất nên có thể sử dụng vào các hoạt
dộng thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác. Chính những điều trên mà hầu
hết mọi hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra cần có sự tham gia của các Ngân
hàng.
3.Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế mà đặc biệt là đối với hoạt động kinh tế đối ngoại:
Thanh toán quốc tế có vị trí quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên vị trí hàng đầu, coi
hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế
của mình.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại.
Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia quan hệ kinh tế đối
ngoại. Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại với các
nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu đựơc là phải thiết lập quan hệ thanh
toán quốc tế.
Thanh toan quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc
tổ chức thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm
cho các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là
hoạt động ngoại thương.
Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong qúa trình thực hiện hợp đồng kinh tế
đối ngoại: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của bạn hàng cách xa
nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh toán của người
mua, của con nợ, đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả
năng thanh toán của con nợ là rất bấp bênh, hơn nữa trong cơ chế thị trường tình

trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế đối
ngoại ngày càng lớn. Nếu tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp cho các
nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
- Đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Việc hoàn thiện để phát triển
hoạt động thanh toán quốc tế có một ý nghĩa hết sức thiết thực, hoạt động thanh
toán quốc tế là một dịch vụ thuần tuý làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác của Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều khách
hàng, trên cơ sở đó Ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình, giúp cho
Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó tạo được niền tin cho
khách hàng và nâng cao uy tín của mình. Từ đó mà có thể khai thác được nguồn
vốn tài trợ của Ngân hàng nước ngoài về nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc
tế để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng phát triển được nghiệp vụ
bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác. Nếu hoạt động thanh toán quốc
tế được đẩy mạnh thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn
vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế qua Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng tăng thu nhập và tăng
cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó
giúp cho hoạt động Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với hệ
thống Ngân hàng thế giới.
II- Các phương thức thanh toán quốc tế.
Phương thức chuyển tiền.
“ Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả
tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức chuyển tiền do
khách hàng yêu cầu”.
Phương thức này có thể mô tả khái quát theo sơ đồ sau:

Người chuyển tiền
Người nhận chuyển tiền
Ngân h ng nà ước nhận chuyển tiền
Ngân h ng nà ước người chuyển tiền
(1) (3)

(2)

(1). Người chuyển tiền yêu cầu Ngân hàng nước mình chuyển một số tiền
nhất định cho người được hưởng ở nước ngoài.
(2). Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền nhận thực hiện yêu cầu của người
chuyển tiền, làm thủ tục chuyển tiền ra nứơc ngoài.
(3). Ngân hàng nước ngoài nhận đựơc chuyển tiền sau khi đã nhận tiền
chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.
Thanh toán chuyển tiền bao gồm các loại:
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T).
Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay khi tham
gia mạng SWITF thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF.
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T).
Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại
chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu
ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong
thư hối.
Chuyển tiền là một phương thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Phương
thức này rất đơn giản, ở đây Ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việc
thanh toán theo uỷ nhiệm hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc gì về tránh nhiệm.
Khi áp dụng phương thức này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao,
việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Vì vậy chuyển tiền ít được
sử dụng trong thánh toán hàng hoá ngoại thương mà thường được sử dụng trong
quan hệ trả nợ, tiền đặt cọc, tiền ứng trước, trả tiền thừa, thanh toán những khoản

chi phí phi mậu dịch hay tiền bồi thường.
Phương thức ghi sổ (Open account).
“ Là phương thức thanh toán mà người bán mở một tài khoản (hoặc một
quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hoá hay
dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) người mua trả tiền cho người
bán”.
Đặc điểm của phương thức này là một phương thức thanh toán không có sự
tham gia của Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh
toán. Chỉ mở tài khoản đặc biệt, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua
mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị
quyết toán giữa hai bên, chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán và người
mua. Trình tự tiến hành:
(1). Giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hoá.
(2). Báo nợ trực tiếp.
(3). Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ
thanh toán.

Ngân h ng bên bánà
Ngân h ng bên muaà
Người bán
Người mua

×