NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I) HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI
TRÒ CỦA BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1) Khái niệm bảo lãnh tại Ngân Hàng:
Tại Việt Nam, vào đầu những năm 90, khi nền kinh tế nước nhà bắt
đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, các hoạt động của ngân hàng
trở nên đa dạng, phong phú, trong đó nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh đựơc
phát triển như một tất yếu khách quan. Nhưng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất
bằng những văn bản pháp lý chặt chẽ, nên các hoạt động bảo lãnh trong thời kỳ
này thường diễn ra tuỳ tiện, thiếu hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó,
ngày17\9\1992 Thống đốc Ngân Hàng nhà nước ban hành Quyết định số
192\NH –QĐ về bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, nhằm đưa hoạt động
bảo lãnh đi vào kỷ cương thống nhất.
Bảo lãnh Ngân Hàng có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam( ngày 12\12\1997) qui định bảo
lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng, được thưc hiện thông
qua hình thức cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về
việc thưc hiện nghĩa vụ tàI chính thay cho khách hàng khi khách hàng không
thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một
loại hình tài trợ ngoai thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ
hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Căn cứ vào Quyết định 283/2000/QĐ - NHNN 14 ngày 25\8\2000 của
Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau:
“Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (người
được bảo lãnh) đối với người có quyền (người nhận bảo lãnh) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (người được bảo lãnh) khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với người
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải trả nợ và hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã
được trả thay”.
Theo cách hiểu như trên có thể thấy tham gia vào hoạt động bảo lãnh
của Ngân Hàng gồm có 3 chủ thể:
- Bên bảo lãnh: là các tổ chức tín dụng dùng uy tín của mình để lập các
cam kết bảo lãnh, giúp cho khách hàng của mình có thêm điều kiện để được các
đối tác tín nhiệm về mặt tài chính trong quan hệ giao dịch.
- Bên được bảo lãnh: là chủ thể được các tổ chức tín dụng sử dụng uy tín
của mình cấp một cam kết bảo lãnh để thực hiện các quan hệ tàI chính trong và
ngoài nước
- Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức trong và ngoài nước có quyền hưởng
các cam kết bảo lãnh của các tổ chức tín dụng.
Thông thường, trong một bảo lãnh thường có 3 hợp đồng riêng biệt, độc
lập với nhau, đó là :
- Hợp đồng cơ sở: là hợp đồng giũa bên được bảo lãnh và bên nhận
bảo lãnh.
- Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và
khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh hoàn trả.
- Cam kết bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức
tín dụng hoặc bằng văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng, khách hàng được
bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ
taì chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ
tàI chính đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
2) Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh:
2.1) Bảo lãnh là công cụ bảo đảm:
Đây là chức năng quan trọng nhất của nghiệp vụ bảo lãnh. Bằng việc
cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra biến cố vi phạm hợp đồng của người được
bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự bảo đảm chắc
chắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng
được ký kết một cách suôn sẻ thuận lợi. Đây cũng chính là sự khác biệt cơ bản
giữa bảo lãnh ngân hàng và tín dụng thư thương mại (tín dụng chứng từ). Do
việc thanh toán dựa trên biến cố vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của người được
bảo lãnh ( chẳng hạn như giao hàng không đúng kế hoạch, không đạt chất
lượng dự kiến, thanh toán tiền hàng không đúng hạn…) nên trong thực tế tỷ
trọng các bảo lãnh được yêu cầu thanh toán không cao, thông thường chỉ
khoảng dưới 5% (chẳng hạn như tại Mỹ chỉ có 1% trong số các bảo lãnh ngân
hàng được yêu cầu thực hiện thanh toán)
Với chức năng này, bảo lãnh ngân hàng thực sự là chất súc tác giúp
cho các hợp đồng thương mại, xây dựng, các giao dịch hàng hoá trong nước và
quốc tế được ký kết một cách thuận lợi. Mặt khác do chịu trách nhiệm thực hiên
cam kết, nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám
sát tạo ra một áp lưc thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người
được bảo lãnh.
2.2) Bảo lãnh là công cụ tài trợ:
Không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng, bảo lãnh còn
là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong rất
nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh khách hàng (người được bảo lãnh)
không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo
dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, tiền nộp thuế… Vì vậy mặc dù
không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp
cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quĩ như khi được
cho vay thực sự.
Với ý nghĩa này, bảo lãnh được coi là một trong những dịch vụ ngân
hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cần phát triển và
mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt
động của các doanh nghiệp.
2.3) Bảo lãnh ngân hàng có chức năng đôn đốc việc thực hiện hợp
đồng :
Trong bảo lãnh ngân hàng, người được bảo lãnh phải trả khoản
tiền đã được đảm bảo trong bất kỳ trường hợp nào có tổn thất xảy ra. Nếu
anh ta vi phạm hợp đồng đã được cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh thì
chính anh ta phải chi trả khoản thiệt hại cho ngân hàng sau khi ngân hàng đã
thanh toán cho người thụ hưởng. Như vậy, người được bảo lãnh luôn phải có
ý thức cao trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình để tránh trường hợp có
thể gây tổn hại đến những cam kết trong hợp đồng.
Ngân hàng bảo lãnh cũng phải chịu áp lực của việc phải thanh toán thay
nếu như người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ. Mặc dù
sẽ nhận được một khoản tiền bồi hoàn từ việc người được bảo lãnh vi phạm hợp
đồng nhưng ngân hàng cũng không muốn tình trạng này xảy ra. Và để giữ vững
uy tín của mình, ngân hàng cũng luôn tìm cách để đôn đốc người được bảo lãnh
phải hoàn tất hợp đồng đã ký kết.
Như vậy, bảo lãnh ngân hàng mang ý nghĩa ràng buộc, đốc thúc
người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Chức năng này có mối liên hệ
rất chặt chẽ với chức năng bảo đảm vì khi người được bảo lãnh luôn bị
đôn đốc thực hiện tốt hợp đồng thì khả năng được bảo đảm của người thụ
hưởng sẽ càng cao.
3) Phân loại bảo lãnh của ngân hàng:
3.1) Phân loại theo bản chất của bảo lãnh:
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ:
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung) là một
loại bảo lãnh mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó.
Đặc trưng của loại bảo lãnh này là nghĩa vụ của ngân hàng phát hành bị
chi phối bởi qui tắc đồng vi phạm, hay nói cách khác là ngân hàng và
người được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của
khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên, còn nghĩa vụ của ngân hàng là nghĩa vụ
bổ xung. Nghĩa vụ bổ xung được thực hiện khi và chỉ khi có các bằng cớ
xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ đòi hỏi ngân hàng phát hành bảo lãnh phải
can thiệp khá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa người được bảo lãnh và
người thụ hưởng, do vậy ít được xử dụng trong quan hệ quốc tế, mà chủ
yếu trong phạm vi nội địa.
Bảo lãnh độc lập:
Bảo lãnh độc lập được coi là một dạng bảo lãnh ngân hàng hiện đại,
được sáng tạo từ yêu cầu đòi hỏi trong thực tiễn. Cơ chế hoạt động của nó
dựa trên hai qui tắc cơ bản là: “độc lập” và “hoàn toàn phù hợp”. Theo đó,
nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của
người được bảo lãnh và việc thực hiện thanh toán chỉ căn cứ vào những
điều kiện, điều khoản qui định trong văn bản bảo lãnh được thoả mãn mà
thôi. Tuy nhiên cần lưư ý rằng tính độc lập của loại bảo lãnh này không
hoàn toàn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được
qui định trong văn bản bảo lãnh giữa ngân hàng và người thụ hưởng. Bảo
lãnh độc lập mang lại sự thuận lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh và cả
ngân hàng phát hành. Do vậy nó được xử dụng rất phổ biến trong thương
mại quốc tế. Hiện nay hầu hết các qui định về bảo lãnh trong linh vực quốc
tế đều chỉ quan tâm đến loại bảo lãnh này.
3.2) Phân loại dựa trên mục đích của bảo lãnh:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Loại bảo lãnh này nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng
( bên đặt hàng) trong trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ hợp đồng, chẳng hạn như giao hàng chậm trễ, không đúng chất
lượng, số lượng… Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được xử dụng thay thế
cho yêu cầu ký quĩ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng để
bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng. Do vậy giá trị tối đa của bảo lãnh
tương đương với mức bồi thường ( tính tỷ lệ % trên giá trị cuả hợp đồng,
giao động ở mức 10% -15 %). Thông thường hiệu lực của loại bảo lãnh
nay chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng
hàng hoá của họ.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại bảo lãnh ngân hàng được xử
dụng nhiều nhất trong thực hành và được xem như một công cụ đối ứng
với tín dụng chứng từ. Lĩnh vực thường gặp nhất của bảo lãnh ngân hàng
dạng này là trong các hợp đồng xây dựng, cung ứng thiết bị công nghệ…
trong và ngoà nước.
Bảo lãnh hoàn thanh toán:
Loại bảo lãnh này được xử dụng trong các hợp đồng thương mại,
dịch vụ…mà người mua hàng hay hưởng dịch vụ đã ứng trước tiền hàng
cho người bán hay người cung cấp dịch vụ. Bằng việc cam kết sẽ trả lại số
tiền đã ứng trước cho người mua, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra
sự tin tưởng cho người mua hàng và đồng thời cũng giúp cho người cung
ứng thoát khỏi những khó khăn tạm thời về ngân qũi. Giá trị của bảo lãnh
hoàn thanh toán tưong đương toàn bộ số tiền đã ứng trước (kể cả tiền lãi
và phạt nếu có). Tuy nhiên cần tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng,
văn bản bảo lãnh hoàn thanh toán phảI qui định rằng bảo lãnh chỉ có hiệu
lực khi điều kiện tiền đề đã được thoả mãn. Bảo lãnh vay nợ là một dạng
bảo lãnh hoàn thanh toán được xử dụng khá phổ biến trong và ngoài
nước.
Bảo lãnh trả chậm:
Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết
bị hàng hoá trả chậm và còn gọi là bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa
người bán và người mua ở đây thực chất là quan hệ tín dụng thương mại,
theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Để
bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người
mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Đây
là một trong những loại bảo lãnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển
và có thể được xử dụng thay thế cho tín dụng chứng từ. Nhưng điều kiện
thanh toán cũng như cơ chế vận hành của loại phương tiện này hoàn toàn
khác với bảo lãnh.
Bảo lãnh dự thầu:
Mục đích của bảo lãnh ngân hàng loại này nhằm bù đắp những
thiệt hại về thời gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi
phạm của bên đối tác liên quan (người tham gia dự thầu) chẳng hạn như:
rút đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu… Bảo lãnh dự
thầu thực chất là phương tiện thay thế cho việc ký quĩ của người tham gia
dự thầu, nên giá trị của bảo lãnh này được qui định theo mức ký quĩ chuẩn
do người tổ chức đấu thầu đưa ra. Bảo lãnh dự thầu theo bản tính tự
nhiên của nó, sẽ tự động mất hiệu lực trong trường hợp người được bảo
lãnh không trúng thầu.
Bảo lãnh dự thầu giúp cho khách hàng (người tham gia đấu thầu)
khỏi phải chi một số tiền nhất định khi dự thầu và đồng thời bảo đảm cho
người chủ công trình ( người tổ chức đấu thầu) những khoản đền bù thoả
đáng trong trường hợp người dự thầu vi phạm qui định.
3.3) Phân loại theo phương thức phát hành:
Bảo lãnh trực tiếp:
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách
nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh
(không qua trung gian). Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ
hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bồi hoàn từ người
được bảo lãnh.
Bảo lãnh trưc tiếp thông thường có ba bên tham gia: ngân hàng
phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Trong
trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nước ngoài, có thể xuất
hiện một ngân hàng ở cùng quốc gia với người thụ hưởng bảo lãnh trong
vai trò ngân hàng thông báo.
Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp.
3b
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
Người được bảo
lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
Ngân h ng thôngà
báo
2 3a 3b
1
(1) Hợp đồng chính ký kết giữa người được bảo lãnh và người hưởng
bảo lãnh.
(2) Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh và cam kết bồi hoàn.
(3a) Ngân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ
hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận)
(3b) Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bản bảo lãnh cho người
thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo.
Bảo lãnh gián tiếp:
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ
yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng
thứ hai (gọi là ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho
người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không
trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng
chỉ thị sẽ chịu trách nhiêm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành, thông qua
một cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo
lãnh đối ứng có nội dung và các điều khoản qui định như trong bảo lãnh
chính. Sau khi đã bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh chính, đến
lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể truy đòi từ người được bảo lãnh.
Như vậy trong bảo lãnh gián tiếp có 4 thành phần tham gia là : ngân
hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng chỉ thị, người được bảo lãnh và người