Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.7 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
2.1. Những đóng góp của thuế nhập khẩu đối với kinh tế Việt Nam.
2.1.1. Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Cùng với các loại thuế khác, thuế nhập khẩu đã trở thành một nguồn thu lớn
và ổn định góp phần đảm bảo mức huy động cho NSNN của Việt Nam luôn duy trì
ở mức 20%-22% GDP. Trong những năm 1992-1997, tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu
trong tổng thu NSNN luôn chiếm 21,36%, trong đó thu từ thuế nhập khẩu là
19,3%, từ thuế xuất khẩu là 2,06%. Trong giai đoạn 1999-2004, do việc cắt giảm
thuế xuất theo lộ trình gia nhập AFTA và giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu là
nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước, vì vậy mà tỷ trọng
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tổng thu NSNN đã giảm xuống còn 15,9%.
Tuy nhiên, nếu tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng
hoá xuất, nhập khẩu thì tổng thu từ nguồn này chiếm tới 31% tổng thu NSNN.
Dựa vào bảng số liệu dưới đây chúng ta có thể thấy rằng: số thu thuế xuất,
nhập khẩu từ năm 1998 không tăng , thậm chí có năm còn giảm là do các nguyên
nhân sau:
Đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu của hơn 5.500 / tổng số hơn 6.400
dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CEPT/ AFTA.
- Đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu của hơn 400 / tổng số hơn 6.400
dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định hàng dệt may với EU.
- Đã giảm thuế nhập khẩu của hơn 1000 / tổng số hơn 6400 dòng thuế của
Biểu thuế nhập khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thực hiện
thuế giá trị gia tăng.
Bảng 3: Tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trong tổng số thu về thuế giai đoạn
1998-2005.
Đơn vị tính: %
Năm Tổng
kim
ngạch
XNK
(triệu


USD)
Thuế
GTGT
hàng
hoá
XNK
(tỷ
đồng)
Thuế
TTĐB
hàng
hoá
XNK
(tỷ
đồng)
Thuế
XNK
hàng
hoá
XNK
(tỷ
đồng)
Tổng
thu thuế
từ hàng
hoá
XNK
(tỷ
đồng)
Tỷ lệ

thuế
XNK so
với tổng
thu về
thuế
(%)
1998 20,81 Chưa có 864 14.104 16.657 20,52
1999 23,14 8.162 847 13.800 23.669 17,47
2000 30,07 10.718 1.139 12.285 24.417 14,27
2001 31,19 13.480 1.347 15.306 30.320 14,48
2002 35,28 15.287 1.526 19.571 36.402 13,84
2003 39,60 18.423 1.837 22.603 42.945 12,92
2004 43,56 22.549 2.269 25.568 50.482 11,48
2005 47,91 26.285 2.638 28.483 57.506 10,62
Nguồn: Tổng cục thuế- Bộ Tài chính
Website: WWW.GDT.GOV.VN
Tuy mức thuế suất thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng đã được giảm đi
nhưng:
- Số thu về thuế xuất, nhập khẩu của năm 2001 tăng so với những năm trước
là do trong thời gian qua đã luôn rà soát để sửa đổi tăng thuế của những mặt hàng
có mức thuế suất thấp, tăng thuế kịp thời mặt hàng xăng dầu, tăng cường kiểm soát
chống trốn lậu thuế.
- Tổng số thu về thuế từ hàng nhập khẩu (gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) lại tăng cao hơn nhiều so với trước khi chỉ thu thuế
nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu.
Trong những năm tới, khi Việt Nam chính thức gia nhập các tổ chức thương mại
trong khu vực và trên thế giới thì thuế nhập khẩu vẫn sẽ phải đảm nhận vai trò đảm
bảo nguồn thu cho NSNN.
2.1.2. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành từ năm 1991, Quốc hội

đã đưa ra hai quy định quan trọng đảm bảo cho việc chủ động tham đàm phán vào
các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, đó là tại Điều 4: Hàng hoá
xuất, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có
quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu được thực hiện theo điều ước quốc tế.
Và tại Điều 8 quy định: Căn cứ vào chính sách xuất, nhập khẩu trong
từng thời kỳ, uỷ ban Thường Vụ Quốc hội quy định Biểu thuế theo danh mục
nhóm hàng chịu thuế và khung thế suất đối với từng nhóm hàng. Căn cứ vào
Biểu thuế do uỷ ban Thường Vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ quy định
Biểu thuế cụ thể theo danh mục mặt hàng và thuế suất đối với từng mặt hàng.
Các quy định này đã tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh các
mức thuế suất đáp ứng kịp thời những yêu cầu trong quá trình đàm phán gia nhập
các tổ chức thương mại và các cam kết quốc tế.
Các cam kết khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và sẽ tham gia về
thuế nhập khẩu bao gồm:
* Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện khu vực mậu dịch tự do
AFTA / ASEAN.
* Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may trong Hiệp định thương
mại hàng dệt may giữa Việt Nam với Cộng đồng Châu Âu (EU).
* Cam kết về việc xoá bỏ chính sách phân biệt đối xử quốc gia, xoá bỏ biện
pháp cấm và hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép, chuyển sang bảo hộ duy nhất
bằng thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
* Cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) về
xoá bỏ biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép, chuyển sang bảo hộ
duy nhất bằng thuế nhập khẩu nhưng không được vượt quá mức thuế trần tối đa.
* Những nghĩa vụ phải thực hiện về thuế nhập khẩu khi trở thành thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tính đến nay, Việt Nam đã thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu
để thực hiện CEPT / AFTA; chúng ta cũng đã thực hiện đàm phán với nhiều quốc
gia để có thể tham gia gia nhập WTO, đồng thời cũng đã cắt giảm thuế nhập khẩu

cho các nhóm hàng nhằm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ,
Hiệp định dệt may Việt Nam- EU.
Theo dự báo của Tổng cục thuế, nếu nước ta tiếp tục cắt giảm thuế nhập khẩu với
ASEAN, EU, Hoa Kỳ theo đúng tiến độ cam kết và không có những sửa đổi thích
hợp về Biểu thuế, giá tính thuế, các ưu đãi thuế, quản lý thuế.v.v… thì trong thời
gian tới tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trong tổng thu NSNN sẽ giảm đáng kể.Bảng
số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy mức độ giảm thu đó:
Bảng 4: Tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trong tổng thu NSNN giai đoạn 2002-
2006.
Đơn vị tính: %
Năm Thuế xuất, nhập
khẩu
(Tỷ đồng)
Tổng thu NSNN
(Tỷ đồng)
Thuế xuất, nhập
khẩu/Σ Thu
NSNN
(%)
2002 19.571 123.860 15,8
2003 22.603 152.272 14,8
2004 25.568 149.320 17,1
2005 28.493 170.000 16,8
Dự báo
Năm 2006
29.500 237.900 12,4
Nguồn: Quyết toán NSNN các năm- Bộ Tài chính.
Website: WWW.MOF.GOV.VN

Theo dự toán của Tổng cục thuế , mức độ giảm thu NSNN từ thuế nhập khẩu

giai đoạn 2003- 2010 trong điều kiện thực hiện cắt giảm và không thực hiện cắt
giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế được thể hiện cụ thể trong
bảng số liệu sau:
Bảng 5: Bảng dự kiến số thu thuế xuất, nhập khẩu giai đoạn 2003-2010 trong
điều kiện cắt giảm và không cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc
tế.
Năm dự kiến Kim ngạch
XNK dự
kiến
(Triệu USD)
Số thuế
XNK dự
kiến khi cắt
giảm
(Tỷ đồng)
Số thuế
XNK dự
kiến nếu
không cắt
giảm
(Tỷ đồng)
Chênh lệch
số thuế XNK
dự kiến khi
cắt giảm và
không cắt
giảm
(Tỷ đồng)
( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) ( 5= 4-3 )
2003 39.600 22.000 23.160 1.160

2004 43.560 25.400 27.097 1.697
2005 47.916 26.000 31.600 5.600
2006 52.707 26.200 33.800 7.600
2007 57.984 27.300 34.400 7.100
2008 63.782 28.800 36.900 8.100
2009 70.160 30.900 40.200 9.300
2010 77.176 32.400 43.000 10.600
Nguồn: Tổng cục thuế- Bộ Tài chính
Website: WWW.GDT.GOV.VN
Ghi chú: Bảng trên được tính toán với giả thiết kim ngạch nhập khẩu tăng
bình quân 10% / năm, tỷ giá 15.500 / USD, chính sách thuế nhập khẩu quy định
vào thời điểm tháng 6/2003.
Bài toán đặt ra cho chúng ta trong thời gian tới là phải đảm bảo hạn chế đến
mức thấp nhất của sự giảm thu NSNN, tức là phải biết lựa chọn các mặt hàng cắt
giảm, bước đi thích hợp, phối hợp với các sắc thuế khác, sửa giảm thuế nhập khẩu
những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu cao; đồng thời với việc tăng dần mức thuế
nhập khẩu của những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu thấp, cải tiến quy trình
quản lý thu, tăng cường quản lý chống thất thu NSNN.v.v…
Trong nước, việc ổn định thuế suất đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất đã góp phần hạn chế những tác động bất lợi do sự biến động về
giá trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc quy định ba loại thuế suất đối với thuế nhập khẩu là thuế suất
ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường vừa phù hợp với thông
lệ quốc tế vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
2.1.3. Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu được quy định với mức thuế suất phân biệt đối với các loại sản phẩm hàng
hoá khác nhau, cụ thể là với hàng hoá trong nước đã sản xuất được hoặc đang khuyến khích trong
nước sản xuất thì chịu mức thuế nhập khẩu cao (trên 20%), còn các mặt hàng máy móc, thiết bị,
vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước chưa tự sản xuất được thì áp dụng mức thuế suất
thuế nhập khẩu thấp (0%-5%).

Việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế nhập khẩu đã chuyển hướng tích cực từ
bảo hộ theo chiều rộng sang bảo hộ theo chiều sâu. Việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu chỉ tiến hành
ở các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, vì vậu vừa đảm bảo được nguồn thu NSNN
vừa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn tạo điều kiện cho sản xuất trong
nước phát triển.
Không thể phủ nhận vai trò bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩu trong hơn 10 năm thực
hiện, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Những ngành sản xuất trước đây trong nước chưa phát triển, hay mới phát triển ở quy mô nhỏ
thì hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng đáp ứng từng bước nhu cầu tiêu dùng trong
nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Mấy năm gần đây, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của
nước ta tăng nhanh, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao như: dệt may, dầu thô, da dày,
thuỷ sản, sắt thép, vật liệu xây dựng.v.v…là những minh chứng rõ ràng nhất.
Thêm vào đó là việc hầu như không thu thuế với tất cả các mặt hàng xuất khẩu, giảm từ 20
nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu xuống còn 6 nhóm mặt hàng. Đồng thời, miễn thuế nhập khẩu
đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng của các dự án nhằm khuyến khích đầu
tư. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với các loại vật tư nguyên liệu dùng
để sản xuất hàng xuất khẩu đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu
theo đúng định hướng kinh tế của Nhà nước.
2.2. Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
2.2.1. Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Để quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua vùng tự do và vùng bị tạm chiếm
nhằm góp phần bảo vệ và phát triển kinh tế của vùng tự do, cùng với nhiều sắc thuế khác, năm
1951, Nhà nước ban hành thuế nhập khẩu lần đầu tiên. Đây là loại thuế được tính trên giá hàng
hoá nhập khẩu với thuế suất cao, thấp tuỳ theo yêu cầu hạn chế hay khuyến khích nhập khẩu nhằm
đấu tranh kinh tế với địch, có lợi cho ta. Hàng nhập khẩu được hạn chế trong phạm vi hàng cần
thiết cho kháng chiến và đời sống nhân dânvùng tự do. Biểu thuế gồm 116 mặt hàng với thuế suất
từ 30% trở lên để bảo vệ sản xuất trong vùng tự do.
uối năm 1954, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh áp dụng thống nhất trên
toàn Miền Bắc, trong đó có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Nghị định số 492/ TTg ngày
23/12/1954 của Thủ Tướng chính phủ). Thuế nhập khẩu trong thời kỳ này đánh vào các loại hàng

hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu Hải Phòng, Vĩnh Linh (Quảng Trị ). Biểu thuế được xây dựng
trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển,
hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Nghị định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên
đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ chiến tranh.
Bắt đầu từ năm 1975, do đặc điểm của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước
độc quyền ngoại thương, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự trợ giúp của các nước xã hội chủ
nghĩa trong khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế), Nhà nước đã cho áp dụng chế độ “thu bù
chênh lệch ngoaị thương” đối với hàng hoá nhập khẩu mậu dịch và áp dụng chế độ thu thuế hàng
hoá đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch.
Ngày 29-12-1987, Quốc hội khoá VIII đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
hàng mậu dịch” để thay thế cho chế độ “Thu bù chênh lệch ngoại thương” trước đây. Đây là Luật
thuế đầu tiên của Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động xuất, nhập
khẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang phát triển, góp phần thực hiện
chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đầu đổi mới, hình thành cơ
cấu xuất, nhập khẩu hợp lý, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng
một cách hợp lý và tạo nguồn thu cho NSNN.
Từ năm 1990, Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế. Nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ một nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở, tình hình thế
giới có nhiều thay đổi, quan hệ với Liên xô và các nước Đông Âu không còn như cũ, đặc biệt với
sự tan rã của khối SEV, quan hệ kinh tế đối ngoại của ta được mở rộng. Trước bối cảnh kinh tế
trong nước và quốc tế thay đổi, chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian này đã bộc lộ những hạn
chế như: phạm vi điều chỉnh hẹp, không còn phù hợp với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá
trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới; còn mang nặng
tính phân biệt đối xử, thiếu bình đẳng giữa các nước và không còn phù hợp.
Để thực hiện mục tiêu bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng nhập
khẩu, tăng nguồn thu cho NSNN, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, phù
hợp với chính sách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ngày 26-12-1991,
tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá III đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” có hiệu
lực thi hành từ ngày 01-3-1992. Do yêu cầu về kinh tế- xã hội, Luật thuế này lại được sửa đổi, bổ
sung vào tháng 7 năm 1993.

Về cơ bản, Luật mới ban hành đã thống nhất được chế độ thu thuế giữa hàng mậu dịch và
hàng phi mậu dịch, do đó đối tượng chịu thuế có sự thay đổi. Thuế nhập khẩu đánh vào các hàng
hoá nhập khẩu của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế qua cửa khẩu biên giới Việt
Nam, không phân biệt đó là hàng hoá mậu dịch hay hàng hoá phi mậu dịch, kể cả hàng hoá từ thị
trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước,
Thuế nhập khẩu được tính dựa trên số lượng hàng hoá ghi trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu,
giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng đó.
Giá tính thuế được quy định đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập theo hợp
đồng ngoại thương, kể cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).
Thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất thông thường được quy định trong Biểu thuế
và thuế suất ưu đãi do Chính phủ quy định để áp dụng đối với các nước có ký kết điều khoản ưu
đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam.
Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên “Danh mục mô tả và mã hàng hoá” của tổ chức Hải
quan thế giới thay thế cho “Danh mục hàng hoá” theo khối SEV trước đây.
Biểu thuế nhập khẩu gồm 36 mức thuế, thấp nhất là mức 0%, áp dụng đối với các mặt hàng
hoá chất, thuốc tân dược, máy bay, xe tăng và đa số các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất mà
trong nước chưa sản xuất được; cao nhất là mức 200%, áp dụng đối với mặt hàng ô tô con từ năm
chỗ ngồi trở xuống.
Để thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích sản xuất hàng
nhập khẩu, một số chính sách xã hội của Nhà nước, Luật mới ban hành còn quy định một số
trường hợp miễn thuế: Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để dự hội trợ triển lãm,
hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo
dục đào tạo, hàng biếu tặng, hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia cho phía nước ngoài,
hàng là tài sản di chuyển, hàng nhập khẩu thuộc tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.
Nhìn chung Chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian này về cơ bản đã thực hiện được
yêu cầu đặt ra là: bảo hộ sản xuất trong nước, tăng thu cho NSNN, góp phần tạo ra môi trường
cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, Luật thuế nhập khẩu bước đầu đã có những nội dung
cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu năm 1996 nền kinh tế nước ta bắt đầu tham
gia hội nhập vào các Tổ chức kinh tế khu vực và thế giới thì Chính sách thuế nhập khẩu đã bộc lộ
những hạn chế đó là: thiếu những yếu tố cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp

trong nước tham gia vào quá trình buôn bán quốc tế cũng như việc bảo vệ nền sản xuất trong nước
khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Để phù hợp với nội dung cải cách thuế bước I, đặc biệt là Luật thuế TTĐB, tháng 10/1995,
UBTVQH đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi khung thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt
hàng theo hướng giảm mức tối đa khung thuế suất xuống 60%, phần chênh lệch giữa mức thuế
nhập khẩu đang thu và mức thuế nhập khẩu sẽ thu được chuyển sang thu thuế TTĐB. Do chuyển
sang thu thuế TTĐB nên từ đầu năm 1996, số lượng mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu đã
giảm đi còn khoảng 28 mức thuế, với mức thuế thấp nhất là 0%, cao nhất là 60%.
Thực hiện cải cách thuế bước II, phù hợp với một số Luật thuế mới được ban hành (đặc
biệt là Luật thuế GTGT) và các quy định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ thực hiện,
tháng 4/1998 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu.

×