Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.89 KB, 59 trang )

1
Chuyên đề thực tập - 1 -
Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1. Vài nét về Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Được thành lập ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng
giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN. Là đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây dựng
và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty; Thực hiện
phục vụ đầu tư phát triển các dự án lớn và trọng điểm của đất nước. Và là đơn vị đi
đầu triển khai thành công hệ thống công nghệ hiện đại, dự án hiện đại hoá ngân hàng
và hệ thống thanh toán; Triển khai mô hình tổ chức mới theo hướng ngân hàng
thương mại hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần quảng bá thương hiệu
BIDV.
Quá trình hình thành và phát triển của SGD có thể chia làm 3 giai đoạn:
 Từ năm 1991 đến năm 1995.
Từ năm 1991-1995 nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho các dự án
đầu tư của các Bộ các Ngành. Theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra,
giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát
đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần tiết
kiệm chống lãng phí trong xây dựng cơ bản.
 Từ năm 1996 đến năm 2001.
Chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ
động tự trang trải. Bằng việc mở rộng mạng lưới các Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm
và thực hiện tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng, SGD
đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế, hình ảnh trong hệ thống
ngành ngân hàng trong địa bàn Hà Nội.
1
2
Chuyên đề thực tập - 2 -


Với 167 cán bộ nhân viên SGD đã có 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực,
2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng
thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư.
 Từ năm 2001 đến năm 2006.
Đây là giai đoạn Ngành ngân hàng Việt Nam cơ cấu lại để phát triển bền vững
tiến tới hội nhập. SGD nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống của BIDV nói chung đã
thực hiện đề án cơ cấu lại toàn diện tổ chức, hoạt động, công nghệ và nguồn nhân
lực. Qua 5 năm thực hiện đề án này, SGD đã có một diện mạo mới với sự năng động
sáng tạo và đầy sức trẻ.
Trong 4 năm liên tiếp (2002-2005), SGD đã tách, nâng cấp thêm 4 đơn vị thành
viên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT trên địa bàn.
SGD tập trung vào 3 mục tiêu chính: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh
tại chỗ và góp phần tăng vốn của toàn ngành; phục vụ các khách hàng đặc lớn, tập
đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ ngân hàng
hiện đại. Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, nay với gần 300 cán bộ nhân viên
công tác tại 15 phòng nghiệp vụ và mạng lưới 15 điểm giao dịch bằng việc áp dụng
các công nghệ hiện đại hoá hệ thống thanh toán ngân hàng và quản lý chất lượng ISO
9001: 2000.
Trong thời gian qua, với sự nổ lực của Ban giám đốc và tập thể nhân viên,
SGD đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
- Thực hiện xuất sắc kế hoạch kinh doanh hàng năm. Là hạt nhân trong công tác
phát triển mạng lưới trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Mười năm liền được kiểm toán bởi
PwC, Ernest and Young.
- Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
đáp ứng nhu cầu của hệ thống; Gắn bó tâm huyết với ngành. Đảng bộ trong sạch
vững mạnh; Công đoàn cơ sở xuất sắc; Chi đoàn thanh niên tiên tiến.
- Là đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV, đóng góp nhiều nhất vào kết quả hoạt
2
3
Chuyên đề thực tập - 3 -

động kinh doanh của toàn ngành.
- Mô hình tổ chức của SGD đang tiếp tục được hoàn thiện hướng theo các NH
hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành các kênh phân phối sản
phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ… Không những phát triển tổ chức và mạng
lưới, SDG còn phát triển về quy mô hoạt động. Đến nay đã có hàng vạn KH mở tài
khoản hoạt động, trong đó có tới 1.400 KH doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế: Tập đoàn, Tổng công ty, TNHH lớn…
3
4
Chuyên đề thực tập - 4 -
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc
Khối tín dụng
Khối dịch vụ
Khối quản lý
nội bộ
Khối các đơn vị trực thuộc
P. tín dụng 2
P. tín dụng 3
P. thẩm định
P. Quản lý tín dụng
P. tín dụng 1
P.Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
P. Dịch vụ khách hàng các nhân
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Thanh toán quốc tế
P. Tàichính kế toán
P. Tổ chức cán bộ
P. hành chính quản trị
P. Kế hoạch

nguồn vốn
P. Điện toán
P. Kiểm tra nội bộ
P. Giao dịch I
P. Giao dịch II
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
4
5
Chuyên đề thực tập - 5 -
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Là đơn vị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, SGD vừa thực hiện
những chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng, nhưng bên cạnh đó nó cũng có những
mặt nổi bật là một đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây dựng và phát triển quan hệ
hợp tác với khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty; Thực hiện phục vụ đầu tư phát triển
các dự án lớn và trọng điểm của đất nước.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của SGD thì các phòng ban trong Sở
phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ riêng của mình.
 Khối tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng; xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách, phát
triển khách hành, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của SGD.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về công tác thẩm định, xây dựng văn bản hướng dẫn
công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao
chất lượng công tác thẩm định.
- Thực hiện công tác quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của SGD theo quy trình,
quy định của BIDV và của SGD.
 Khối dịch vụ.
- Phòng dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với
KH doanh nghiệp; Xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách
hàng doanh nghiệp và tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp
thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến.

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với KH là
những cá nhân; Xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với KH là những
cá nhân.
- Phòng tiền tệ- kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và
quỹ nghiệp vụ. Đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt tại SGD, đúng định mức tồn
quỹ và an toàn tuyệt đối tài sản của NH và của KH.
5
6
Chuyên đề thực tập - 6 -
- Phòng thanh toán quốc tế: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và
nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của SGD. Thực hiện nghiệp vụ
chuyển tiền quốc tế và phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của NH nước ngoài.
 Khối quản lý nội bộ.
- Phòng kế hoạch nguồn vốn: Trực tiếp cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu
lớn và quản lý tài sản nợ, tài sản có; Là đầu mối theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện
kế hoạch kinh doanh của SGD, đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình
hình thực hiện kế hoạch, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn…
- Phòng tổ chức cán bộ: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm,
quản lý lao động và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn
lực.
- Phòng hành chính quản trị: Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính
văn phòng của SGD, công tác văn thu lưu trữ tại SGD, chịu trách nhiệm đảm bảo
điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của SGD.
- Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế
toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán.
- Phòng điện toán: Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy
câp, kiểm soát tại SGD, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương
trình phần mềm được ứng dụng ở SGD.
- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo chương trình,
giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình ISO trong hoạt động

kinh doanh, hoạt động công nghệ tại các đơn vị thuộc SGD. Tham giải quyết tố tụng
bảo đảm quyền lợi hợp pháp của SGD trước pháp luật.
 Khối đơn vị trực thuộc:
Là đại diện theo uỷ quyền của chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH
cho KH và xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với KH. Tổ chức quản lý
các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của BIDV và của pháp luật nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất.
6
7
Chuyên đề thực tập - 7 -
 Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thẩm định:
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về công tác thẩm định của SGD theo
quy trình, quy định của NH ĐT&PT VN và của SGD:
+ Trực tiếp và chịu trách nhiệm thực hiện công tác tái thẩm định theo quy định
của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ liên quan (Quy trình thẩm định cho vay và
quản lý tín dụng, bão lãnh…) của BIDV đối với cá dự án hoặc các khoản vay theo chỉ
đạo của Giám đốc
+ Trực tiếp và chịu trách nhiệm thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định hạn
mức tín dụng ngắn hạn, giới hạn tín dụng, cấp tín dụng, bảo lãnh đối với khách hàng,
tái thẩm định các báo cáo đánh giá toàn diện doanh nghiệp.
+ Trực tiếp và chịu trách nhiệm thực hiện công tác báo cáo đánh giá lại tài sản
bảo đảm nợ.
+ Có ý kiến độc lập về việc cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh cho
khách hàng và thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng mới.
- Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc SGD xây dựng văn bản hướng dẫn
công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao
chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình nhà nước của BIDV về công
tác thẩm định tín dụng.
- Chịu trách nhiệm quản lý thông tin về kinh tế kỹ thuật, thị trường, đầu tư, xây
dựng cơ bản phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tín dụng.

- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quản lý rủi ro,
quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.
- Lập các bào cáo về công tác thẩm định theo quy định.
1.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực.
Nguồn vốn huy động của SGD đã đảm bảo cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, nhu
cầu giải ngân tín dụng. Ngoài ra SGD còn gửi kỳ hạn tại Hội sở chính, góp phần tăng
7
8
Chuyên đề thực tập - 8 -
nguồi vốn huy động toàn ngành.
- Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với
nhu cầu của KH gửi tiền. Ngay từ đầu thành lập, SGD đã là đơn vị đầu tiên thử
nghiệm phương thức phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo giá vàng để huy động
vốn dài hạn. Và hiện nay với hệ thống công nghệ hiện đại SGD đã áp dụng nhiều
hình thức huy động vốn mới như: tài khoản lãi suất bậc thang, tài khoản dự thưởng,
tài khoản ổ trứng vàng…
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Tiền gửi TCKT 2,338,372 2,771,700 3,705,456 4,407,585 7,284,959
-TG không kỳ hạn 666,279 556,410 1,019,978 844,839 1,645,390
- TG có kỳ hạn
1,672,093 2,215,290 2,685,478 3,562,746 5,639,569
2.Tiền gửi dân cư 5,288,424 5,165,807 3,317,088 3,048,831 2,791,400
- TG tiết kiệm 2,508,236 2,404,572 2,208,801 2,168,425 2,290,055
- Kỳ phiếu 1,670,985 1,688,811 461,017 230,878 122,200
-CCTG, trái phiếu 1,109,203 1,070,424 647,270 230,878 379,145
3.Huy động khác 105,601 470,793 85,906 113,084 34,567

Tổng 7,732,397 8,408,300 7,108,450 7,569,500 10,110,926
Nguồn: Phòng Tổ chức SGD Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động được đã tăng qua các
năm, từ năm 2000 đến năm 2003 đã tăng lên, sang năm 2004 có giảm xuống, song
con số này lại được nâng lên trong những năm sau. Đặc biệt trong 3 năm liên tục từ
2000 đến 2003 nguồn vốn huy động được so với năm trước đó đạt tỷ lệ tương đối lên
đến hai chữ số: năm 2001 tăng so với năm 2000 là 22.86%; năm 2002 tăng so với
năm 2001 là 20.3%.
Những điều này thấy rõ trong bảng sau:
8
9
Chuyên đề thực tập - 9 -
Bảng 1.2: Tốc độ tăng liên hoàn của tình hình huy động vốn
Đơn vị %
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tiền gửi TCKT 19.72 8.74 -15.46 18.95 65.28
Tiền gửi dân cư 20.40 -2.32 -35.79 -8.09 -8.44
Huy động khác 9.44 345.82 -81.75 31.64 -69.43
Nguồn: Phòng Tổ chức SGD NHĐT&PT Việt Nam
Trong khi nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế liên tục tăng qua các năm thì
tiền gửi từ dân cư và các nguồn khác lại lên xuống bấp bênh.
- Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Số tiền gửi không kỳ hạn tăng lên lại giảm xuống, trong khi tiền gửi có
kỳ hạn lại liên tục tăng. Do vậy kéo tiền gửi của tổ chức kinh tế lên, tăng qua các
năm.
- Nguồn vốn huy động được từ dân cư tăng trong các năm 2000- 2002, nhưng
lại giảm trong các năm sau. Đặc biệt là năm 2004, với sự giảm mạnh của kỳ phiếu
giảm 72.7% kéo số tiền gửi trong dân cư giảm xuống 35.79% so với năm 2003.
- Cũng như tiền gửi trong dân cư thì số tiền huy động từ các nguồn khác cũng
giảm mạnh trong năm 2004. Từ khoản tiền gửi năm 2003 là 470,793 triệu đồng

xuống còn 85,906 triệu đồng vào năm 2004, tức giảm 81.75%.
- Trong hai năm 2005, 2006 thì khoản tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên còn tiền
gửi dân cư thì lại giảm xuống. Mặc dù vậy con số tăng lên vẫn lớn hơn con số giảm
đi.
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang kinh doanh đa năng
tổng hợp. Có thể nói tín dụng là tiếp nối của hoạt động huy động vốn. Hoạt động tín
dụng thực sự phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy
phát triển mọi thành phần kinh tế.
- Mở rộng quan hệ KH: Đi đôi với việc phục vụ tốt KH truyền thống, sản xuất
9
10
Chuyên đề thực tập - 10 -
kinh doanh có hiệu quả SGD còn chú trọng đến công tác mở rộng quan hệ KH trên
nguyên tắc “Hợp tác – phát triển – Bền vững”.
- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng: Với phương châm “Hiệu quả kinh doanh của
khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng”. Các sản phẩm tín dụng của SGD
ngày càng được đa dạng hoá nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của KH.
- Nâng cao chất lượng phục vụ: Cải tiến quy trình giao dịch, thực hiện thẩm
định xét duyệt, cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của
KH. Thực hiện việc bán chéo sản phẩm để KH có được hiệu quả cao bằng việc kết
hợp giữ gửi tiền, cho vay vốn đầu tư, cho vay vốn lưu động, bão lãnh thanh toán,
chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn, bảo hiểm và cho thuê.
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch
Chỉ tiêu
31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ

trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Cho vay ngắn hạn 660,136 -0.62 855,811 29.64 1,724,458 101.5 1,959,934 13.66
Cho vay trung dài
hạn
1,564,566 -6.01 1,345,314 -14.01 1,012,621 -24.73 623,713 -38.41
Cho vay đồng tài trợ 814,592 8.91 1,119,697 37.45 1,012,621 24.68 1,894,594 35.71
Cho vay kế hoạch
Nhà nước
582,822 -28.02 515,475 -11.56 374,866 -27.28 256,478 -31.58
Cho vay uỷ thác,
ODA

373,584 8.00 387,754 3.79 305,846 -21.12 266,034 -13.02

Nguồn: Phòng Tổ chức SGD NH ĐT&PT Việt Nam
Số tiền cho vay tăng qua các năm, riêng có năm 2003 co giảm, song tỷ lệ giảm
không đáng kể và lại tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên việc tăng
giảm của tổng số tiền cho vay giảm hay tăng là do các khoản cho vay cùng tăng hay
cùng giảm mà chúng có sự tăng giảm khác nhau qua từng năm.
Trong năm 2005 vừa qua đạt được kết quả tốt đối với việc huy động vốn và cho
vay. Cho vay ngắn hạn tăng vọt lên. Nhưng sang đến năm 2006 con số này vẫn tăng
10
11
Chuyên đề thực tập - 11 -
song tăng mới mức thấp hơn, chỉ còn 13.66%. Còn lại ngoài vay đồng tài trợ tăng lên
thì các khoản vay khác đều giảm đi.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ, khách hàng
Hướng tới NH thương mại hiện đại, SGD luôn chú trọng công tác phát triển và
nâng cao chất kượng hoạt động dịch vụ NH cung cấp cho KH.
Với chính sách kết hợp giữa phí dịch vụ hợp lý và cá dịch vụ hỗ trợ tư vấn, năm
2006 dịch vụ ròng thu được là 59,512 triệu đồng, tăng 93.41% so với năm 2005.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: luỹ kế thu phí dịch vụ ròng thanh toán quốc tế tính
đến thời điểm cuối năm 2006 đạt 8.9 tỷ đồng, chiếm khoảng 18% tổng dịch vụ ròng.
- Dịch vụ thanh toán trong nước: luỹ kế thu phí dịch vụ trong nước đến cuối
năm 2006 có thấp hơn so với thanh toán quốc tế song vẫn đạt con số đáng kể là 6.57
tỷ đồng.
- Kinh doanh ngoại tệ: doanh thu từ dịch vụ mua bán ngoại tệ đạt 3.92 tỷ đồng.
Để góp phần nâng cao chất lượng quản lý và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
doanh ngoại tệ thì SGD đã triển khai chương trình "Đánh giá kết quả hotạ động kinh
doanh ngoại tệ và quản lý hoạt động ngoại hối tại SGD".
- Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh mang lại nguồn thu lớn trong tổng
thu dịch vụ. trong năm 2006 đạt khoảng 27.73 tỷ đồng, chiếm gần một nữa tổng thu

dịch vụ ròng. Uy tín của SGD về phát hành bảo lãnh ngày càng được nâng cao.
1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua lãi thuần trong năm của SGD ngày càng tăng. Thu nhập
kinh doanh trước thuế của năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 do trong năm 2006
SGD tăng chi phí cho hoạt động kinh doanh để tăng khả năng huy động vốn cũng
như khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả hơn để đạt kết quả tốt hơn. Kết quả
hoạt động kinh doanh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh
đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006
11
12
Chuyên đề thực tập - 12 -
I Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh

468,088

532,924

700,105
1 Thu nhập lãi thuần và các khoản tương đương

439,528

500,135

638,211
2 Lãi từ hoạt động dịch vụ

28,560


32,789

61,894
II Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh

384,232

439,265

515,247
1 Lương và các chi phí nhân viên

68,653

82,895

89,453
2 Chi phí khấu hao

27,461

33,158

40,254
3 Chi phí hoạt động

284,338

317,919


324,046
4 Chi phí hoạt động khác

3,780

5,293

61,495
III Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế

83,856

93,659

184,858
IV Thuế

23,480

26,225

51,760
V Lãi thuần trong năm

60,376

67,434

133,098

Nguồn: Phòng Thẩm định- SGD NH ĐT&PT
1.2. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT
1.2.1. Kết quả công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT
Công tác thẩm định ngày càng được nâng cao về chất lượng thẩm định cũng
như về tiến độ thực hiện dự án.
Từ đầu năm năm 2005 đến 15/12/2005 Phòng Thẩm định đã tiếp nhận 39 dự án
với tổng vốn đầu tư là 9,199.537 tỷ đồng, và tổng số dự án đã thẩm định là 21 dự án.
Nhưng sang đến năm 2006 Phòng đã tiếp nhận 51 dự án vay vốn và hoàn thành 31 dự
án, 12 dự án đã gửi hồ sơ nhưng doanh nghiệp không có nhu cầu vay tiếp, 08 dự án
phòng đang triển khai thẩm định. Như vậy số dự án đã thẩm định chiếm 61% tổng số
dự án phòng đã nhận
Bảng 1.5: tình hình thẩm định dự án tại Sở giao dịch
Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tăng trưởng so
12
13
Chuyên đề thực tập - 13 -
với năm 2005
Số dự án thẩm định (dự án) 31 39 51 30.8%
Tổng mức vốn (tỷ đồng) 1,107 9,199.573 12,032,461 30.79%
Số tài sản đảm bảo đã thẩm định 122 83 101 21.7%
Số dự án được chấp nhận (dự án) 19 21 31 47.6%
Số vốn cho vay (tỷ đồng) 65.667 554.52 1,602.48 189%
Nguồn: Phòng Thẩm định Sở giao dịch NH ĐT&PT .
So với năm 2005 thì năm 2006 đã có những kết quả tốt, tăng cả về số lượng
thẩm định, tổng mức vốn cho vay và cả số tài sản đảm bảo đã thẩm định.
1.2.2. Công tác tổ chức thẩm định DA tại SGD.
1.2.2.1. Tổ chức công tác thẩm định:
Các hồ sơ xin vay vốn được nhận tại phòng tín dụng xem xét và chuyển sang
phòng thẩm định như trong quy trình thẩm định đã nêu. Và công tác thẩm định được
thực hiện tại phòng thẩm định của Sở giao dịch.

Công tác thẩm định được phân công cho các cán bộ trong phòng. Mỗi người có
thế mạnh riêng nên tuỳ theo dự án thẩm định thuộc lĩnh vực nào mà có thể phân công
cho thẩm định lĩnh vực đấy để phát huy thế mạnh của mình. Có thể mỗi người một
dự án thẩm định, nhưng với một dự án lớn, phức tạp mà đồi hỏi chuyên sâu về nhiều
lĩnh vực thì sẽ phân công hai người hoặc hơn thế nữa để đảm bảo chất lượng thẩm
định. Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và đều được đào tạo từ các trường
đại học nên sự phân công công việc cũng khá thuận lợi.
Bên cạnh đấy, có những biện pháp khuyến khích về tinh thần cũng như vật chất
để tạo động lực cho cán bộ lam việc có hiệu quả. Đồng thời cũng có những biện pháp
xử lý nghiêm minh hành vi sai trái, chậm trễ như có thể đưa ra lời khiển trách nếu
nhẹ, và nếu nặng thì có thể bị đuổi việc hay phạt theo hành chính.
1.2.2.2.Quy trình thẩm định:
Quy trình thẩm định được thực hiện bởi hai phòng: phòng tín dụng và phòng
thẩm định. Hồ sơ được nhận từ phòng tín dụng, rồi được đưa sang phòng thẩm định
kiểm tra, thẩm định theo một quy trình được thể hiện bởi sơ đồ sau:
Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
13
14
Chuyên đề thực tập - 14 -
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Chưa rõ
Chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra. kiểm soát
Lập báo cáo thẩm định

Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ/tài liệu
Đạt
Bổ sung, giải trình
14
15
Chuyên đề thực tập - 15 -
Phòng tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kiểm tra sơ bộ hồ sơ sau
15
16
Chuyên đề thực tập - 16 -
đó chuyển sang trưởng phòng thẩm định, trưởng phòng thẩm định kiểm tra hồ sơ cụ
thể nếu chưa đủ điều kiện thì đưa lại cho phòng tín dụng để khách hàng có thể bổ
sung. Còn nếu đã đủ điều kiện thì trưởng phòng sẽ giao cho cán bộ thẩm định tiến
hành thẩm định.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư tại phòng thẩm định theo các bước
chính:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
Thẩm định dự án đầu tư và KH
Trưởng phòng kiểm tra, kiểm soát
Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu
hồ sơ, tài liệu.

 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xin dự án vay vốn:
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở
để thẩm định thì chuyển lại để cán bộ tín dụng hướng dẫn KH hoàn chỉnh, bổ sung hồ
sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ
cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
Các loại hồ sơ phải kiểm tra, xem xét gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn.

- Hồ sơ về khách hàng vay vốn:
+ Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh daonh, khả năng tài chính của khách hàng và
người bảo lãnh (nếu có).
- Hồ sơ về dự án vay vốn.
- Hồ sơ về đảm bảo nợ vay.
16
17
Chuyên đề thực tập - 17 -
Nếu hồ sơ đạt đủ yêu cầu thì sang bước tiếp theo là thẩm định dự án và khách
hàng vay vốn.
 Thẩm định dự án xin vay vốn và khách hàng vay vốn:
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu
cầu được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định xem xét,
thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn.
- Các nội dung chính trong thẩm định, đánh giá khách hàng:
+ Đánh giá chung về khách hàng.
+ Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng.
+ Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban lãnh
đạo của Doanh nghiệp.
+ Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng.
+ Thẩm định tài chính của khách hàng.
+ Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng.
- Các nội dung chính trong thẩm định dự án.
+ Xem xét, đánh giá tổng thể DAĐT.
+Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
+Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
+Đánh giá nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.
+Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.

+Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Đây là bước quan trọng trong quá trình thẩm định vì là cơ sở để có chấp nhận
cho vay hay không. Sau khi thẩm định xong thì lập báo cáo thẩm định và trình trưởng
phòng kiểm tra lại nội dung và kết quả thẩm định.
 Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát:
Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng xem xét.
17
18
Chuyên đề thực tập - 18 -
Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ. Nếu chưa đạt thì yêu cầu
cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung Còn nếu đạt rồi sẽ thông qua và đề
nghị cán bộ thẩm định hoàn chỉnh báo cáo thẩm định.
 Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định và lưu hồ sơ, tài liệu:
Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình trưởng phòng
thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi hồ sơ kèm báo cáo thẩm
định cho phòng tín dụng.
Việc lưu hồ sơ tài liệu cần thiết để quản lý, theo dõi, phục vụ cho công tác thẩm
định của các dự án sau này. Các tài liệu lưu tại phòng thẩm định:
- Bản báo cáo thẩm định dự án và các bảng tính toán kèm theo.
- Hồ sơ vay vốn
- Các thông tin cần thiết dùng để thẩm định các dự án khác tương tự sau này.
1.2.2.3. Phương pháp thẩm định.
Việc thẩm định một dự án cụ thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng
để kết quả thẩm định được chính xác và khoa học thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải
sử dụng những phương pháp thẩm định cộng với những kinh nghiệm thực tiễn có
được. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên trong thẩm định của phòng
thẩm định là:
 So sánh các chỉ tiêu:
Là phương pháp phổ biến và giản đơn bởi nội dung của phương pháp này là so
sánh chỉ tiêu chính của dự án đang thẩm định với những chỉ tiêu tương tự của các dự

án khác đang hoạt động. Việc so sánh này giúp cho cán bộ thẩm định đánh giá được
một cách trực quan nhất tính hiệu quả và hợp lý của dự án để bước đầu đánh giá
được tính khả thi của dự án.
Các chỉ tiêu được đem ra so sánh:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng dự án.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, trang thiết bị so sánh với tiêu chuẩn về
18
19
Chuyên đề thực tập - 19 -
công nghệ Quốc gia và trên thế giới.
- Chỉ tiêu tổng hợp như tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho tài sản cố định, tài sản
lưu động.
- Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư.
- Chỉ tiêu phát sinh của dự án.

 Thẩm định theo trình tự:
Nội dung của phương pháp này là trình tự xem xét, thẩm định dự án từ tổng
quát đến chi tiết, lấy kết quả của bước trước làm tiền đề cho bước sau.
- Thẩm định tổng quát: xem xét, đánh giá dự án một cách khái quát tất cả nội
dung cơ bản của một dự án.
- Thẩm định chi tiết: Xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội
dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của dự án trên khía cạnh
pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ…
 Phân tích độ nhạy:
Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay
hai nhân tố đồng thời tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án. Tuy nhiên phân tích
độ nhạy là tìm ra một nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án vào các
nhân tố này.
 Phương pháp dự báo:

- Phương pháp này sử dụng trong quá trình thẩm định về phương diện thị
trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, như: mức độ sản xuất và tiêu thụ
hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu, khách hàng liệu có kịp thay đổi cung
cấp sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường,
mức độ biến động giá bán…
- Phương pháp này được sử dụng dự báo khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu
19
20
Chuyên đề thực tập - 20 -
vào của dự án như: khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đàu vào, chính sách
nhập khẩu với nguyên vật liệu đầu vào có thể thay đổi như thế nào, biến động về giá
mua… Cán bộ thẩm định dùng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để xem xét các
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, tính khả thi của dự án.
1.2.2.4 .Nội dung thẩm định.
a) Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn.
a1) Đánh giá chung về khách hàng.
Những nội dung cần tìm hiểu:
- Lịch sử công ty.
- Những thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ thiết bị, sản phẩm.
- Lịch sử về quá trình hợp tác, liên kết, giải thể.
- Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vấn đề công bằng xã hội phía sau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).
a2) Đánh giá năng lực pháp lý khách hàng.
Cần tìm hiểu về những nội dung:
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự không?
- Khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành
vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và có hoạt động theo luật doanh nghiệp?
- Khách hàng là doanh nghiệp hợp danh, có hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Các thành viên của doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật

dân sự?
- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ phương thức
tổ chức, quản trị, điều hành.
- Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề có hiệu lực đến
thời gian vay vốn?
20
21
Chuyên đề thực tập - 21 -
- Khách hàng vay vốn là đơn vị hoạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn
của pháp nhân trực tiếp?
- Mẫu dấu, chữ ký.
a3)Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành của ban
lãnh đạo của Doanh nghiệp.
 Đánh giá mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp.
Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá:
- Quy mô hoạt động của Doanh nghiệp.
- Cơ cấu hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Số lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp.
- Tuổi trung bình, mức thu nhập trung bình, thời gian làm việc.
- Chính sách tuyển dụng lao động, chính sách tăng lương.
- Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển doanh số và thiết bị, phát
triển sản phẩm mới, mẫu mã, hợp tác công nghệ.
 Đánh giá quản trị điều hành của ban lãnh đạo.
Những thông tin cần tìm hiểu, đánh giá:
- Danh sách Ban lãnh đạo, tuổi, thời gian đảm nhận chức vụ.
- Trình độ chuyên môn, cách thức lãnh đạo, đạo đức của người lãnh đạo cao
nhất và Ban lãnh đạo.
- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập.
- Uy tín của Ban lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp.
- Đoàn kết Ban lãnh đạo trong nội bộ công ty.

- Sự thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo.
- Ban quản lý có thể ra quyết định dựa vào thông tin tài chính hay không.
- Ai là người ra quyết định thực sự của công ty.
a4) Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng.
 Tình hình sản xuất.
21
22
Chuyên đề thực tập - 22 -
Để đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng ta xem xét trên hai nội dung:
- Các điều kiện về sản xuất: xem xét, đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị,
nhà xưởng, công nghệ thiết bị hiện đại; Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ
sử dụng trang thiết bị; Tỷ lệ phế phẩm; Nguyên vật liệu cung cấp đầu vào, nhà cung
cấp, thay đổi về giá mua và chất lượng nguyên liệu.
- Kết quả sản xuất: Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm, thay đổi về thành
phần của sản phẩm,về hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.
Bên cạnh đó còn xem xét về công suất hoạt động, hiệu quả công việc, chất
lượng sản phẩm và các chi phí hiện tại và thay đổi như thế nào trong tương lai.
 Tình hình bán hàng.
Trong nội dung thẩm định này cần thẩm định các nội dung:
- Thay đổi về doanh thu: doanh thu của các sản phẩm của từng năm, sự thay đổi
doanh thu và yếu tố tác động đến sự thay đổi này.
- Các phương pháp và tổ chức bán hàng: tổ chức, các hoạt động bán hàng, các
doanh thu từ bán hàng trực tiếp và gián tiếp, các loại hình bán hàng gián tiếp.
- Các khách hàng: đánh giá trao đổi sản phẩm đối với khách hàng chính của
doanh nghiệp, đánh giá của khách hàng về sản phẩm và khả năng trả nợ của khách
hàng đối với doanh nghiệp.
- Giá bán sản phẩm: Sự thay đổi của giá sản phẩm, phương pháp đặt giá, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi.
- Quản lý chi phí: Biến động về tổn chi phí và nhân tố ảnh hưởng.
- Phương thức thanh toán: trả nhanh hay chậm.

- Số lượng đơn đặt hàng: Số lượng đặt hàng, lượng đặt hàng của các khách
hàng chính của doanh nghiệp.
- Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi về lượng hàng tồn kho và cách quản lý.
22
23
Chuyên đề thực tập - 23 -
- Tình hình xuất khẩu: Tỷ lệ thay đổi theo tổng doanh thu, số lượng xuất khẩu
đến từng nước đối với từng sản phẩm, phương pháp xuất khẩu và những thay đổi về
giá xuất khẩu.
- Các mối quan hệ đối tác kinh doanh: Các đối tác bao gồm cả trong mối quan
hệ sản phẩm đầu vào, đầu ra và mối liên hệ vốn.
a5) Thẩm định tài chính của khách hàng.
 Khả năng tự chủ của khách hàng:
Thẩm định khả năng tự chủ của khách hàng để có thể đảm bảo khả năng trả nợ
trong thời hạn cam kết hay không theo các yêu cầu:
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời
sống.
- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi. Trường hợp lỗ thì phải có phương án khắc phục để có
khả năng trả nợ đúng thời hạn.
- Không có nợ khó đòi và nợ quá hạn 6 tháng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
 Thẩm định tài chính khách hàng thông qua các chỉ tiêu:
Lượng hoá thành các con số sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá chính xác hơn về
tình hình tài chính của khách hàng. Việc đánh giá này thông qua các chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn còn gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy
tài chính, cho thấy mức độ ổn định, tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ
cho vay của khách hàng:
+ Hệ số tài sản cố định: Phản ánh tỷ số giữa tài sản cố định và vốn chủ sở hữu.
Hệ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này dựa
theo quan điểm tài sản cố định có thể tái tạo theo mong muốn từ nguồn vốn chủ sở
hữu vì đầu tư vào đây cần một thời gian dài.Hệ số này càng nhỏ càng tốt, khi đó khả

năng trả nợ ngắn hạn sẽ cao.
+ Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định: Hệ số này phản ánh phạm vi mà
công ty mình có thể trang trãi tài sản cố định bằng các nguồn vốn dài hạn ổn định
23
24
Chuyên đề thực tập - 24 -
gồm vốn chủ sở hữu và tài sản nợ cố định. Lý tưởng nhất là đầu tư vào tài sản cố
định được trang trãi bởi nguồn vốn chủ sở hữu.Nếu không ít nhất cũng được trang
trãi cả thêm những nguồn vốn vay dài hạn. Về nguyên tắc thì hệ số này không được
vượt quá 100%.
+ Hệ số nợ: Đây là hệ số phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay so với vốn chủ sở hữu
tính vào cuối kỳ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Khi đó vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều
so với vốn vay và đồng nghĩa với khả năng trả nợ cao.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu: Đây là hệ số phản ánh tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và
tổng vốn, dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Khi hệ số này càng cao thì
doanh nghiệp càng được đánh giá cao
- Chỉ tiêu về tình hình công nợ và khả năng thanh toán, như: chỉ tiêu thời gian
thu hồi công nợ, thời gian thanh toán công nợ, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh
toán nhanh
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, như: chỉ tiêu mức sinh lời
trên vốn, mức sinh lời từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ tổng tài sản, thời gian
chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu, hiệu suất lao động, tài sản cố định hữu
hình trên số nhân công, hiệu quả của đồng vốn…
- Các chỉ tiêu phân phối lợi nhuận.
a6) Đánh giá công nợ của khách hàng đối với Tổ chức tín dụng.
Xem xét hiện tại khách hàng có quan hệ tín dụng với những ngân hàng nào, nợ
bao nhiêu, khả năng trả nợ như thế nào. Có thể xem xét, tham khảo những nhận định
của ngân hàng đó về khách hàng…
b)Thẩm định dự án đầu tư.
b1) Xem xét, đánh giá tổng thể DAĐT.

Nhìn nhận một cách tổng quát về DAĐT theo các nội dung:
- Mục tiêu đầu tư của DAĐT.
- Sự cần thiết phải đầu tư.
24
25
Chuyên đề thực tập - 25 -
- Quy mô đầu tư.
- Quy mô vốn đầu tư.
- Phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
b2) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra
của dự án.
 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.
Để đánh giá được nhu cầu về sản phẩm của dự án cần tìm hiểu các nội dung:
- Tổng nhu cầu hiện tại và tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ của các sản phẩm, dịch vụ thay thế tại thời điểm
thẩm định.
- Ước tính gia tăng sản phẩm trong tương lai và nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài
về sản phẩm, dịch vụ của dự án.
 Đánh giá về cung sản phẩm.
Đánh giá mối quan hệ cung- cầu để xem sản phẩm của dự án có khả thi hay
không, hay nói cách khác là sản phẩm được sản xuất ra phải có thị trường tiêu thụ.
Chỗ trống giữa cung và cầu của thị trường sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản
phẩm. Cũng như xem xét về nhu cầu sản phẩm thì việc đánh giá cung sản phẩm theo
các nội dung:
- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước về sản phẩm của dự
án như thế nào, đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, nhập khẩu bao nhiêu phần trăm?.
Việc nhập khẩu là do sản phẩm trong nước không đủ cung cấp hay do chất lượng của
sản phẩm nhập khẩu tốt hơn?.
- Dự kiến sự biến đổi của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác xuất

hiện sản xuất cùng loại sản phẩm của dự án.
- Dự kiến thay đổi lượng nhập khẩu sản phẩm trong thời gian tới.
25

×