Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài thi TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH(Giải KK tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.59 KB, 10 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
VỀ “TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
Câu 1: Quan điểm của Bác về xây dựng đất nước do dân làm chủ, quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân. Nên người luôn tôn trọng nhân dân và dạy cán bộ, đảng
viên phải làm công bộc của dân, không được đặc quyền, đặc lợi. Quan điểm đó được
thể hiện trong đoạn văn trang trọng mở đầu tác phẩm “Dân vận” tháng 10 năm 1949.
Đồng chí hãy trình bày đoạn văn đó của Bác.
Trả lời: Quan điểm của Bác về xây dựng đất nước do dân làm chủ, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân. Nên người luôn tôn trọng nhân dân và dạy cán bộ,
đảng viên phải làm công bộc của dân, không được đặc quyền, đặc lợi. Quan điểm đó
được thể hiện trong đoạn văn trang trọng mở đầu tác phẩm “Dân vận” tháng 10 năm
1949 như sau:
Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức.
Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Theo quan điểm ấy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để phát huy
sức mạnh của dân, thể hiện đúng đắn quan điểm “lấy dân làm gốc”.
Đó là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Trung ương Đảng đã có
những chủ trương đúng đắn, kịp thời hướng về nhân dân, lắng nghe ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, thể hiện ngày càng rõ nét hơn về vai trò, hiệu quả lãnh đạo tất
thắng của một Đảng cầm quyền, bảo đảm cho bộ máy công quyền các cấp hoạt động
đúng theo quyền lực của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tập trung hướng
tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Câu 2: Hồ Chủ tịch dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.


Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào? Anh (Chị) đã
học tập được gì từ lời dạy của Bác?
Trả lời: Hồ Chủ tịch dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu nói này được Bác viết
Bài thi TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Toản
1
trong tác phẩm: “Đạo đức cách mạng” với bút danh Trần Lực đăng trên tạp chí Học
tập số 12 năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”. Vì vậy, quá trình tự
giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng
của cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh thực chất là một quá
trình tự “luyện vàng”, để không ngừng
hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên.
Thực hiện tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
phải gắn chặt với tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm như rửa mặt hằng ngày. Mỗi
cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu cụ thể, tỉ mỉ, thiết
thực; phương pháp tự giáo dục, tự rèn luyện phải linh hoạt, năng động, tránh hình
thức, phô trương, cơ hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: Khi có kế hoạch
mười thì biện pháp phải hai mươi và phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với rèn
luyện, “xây” đi đôi với “chống”, lấy “xây” là chính. Đồng thời, phải xây dựng môi
trường văn hóa dân chủ, công khai, lành mạnh trong các tổ chức; tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của người đứng đầu, sự đóng góp ý kiến của tổ chức
quần chúng, kể cả sự giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương nơi cư trú.

Nói về đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: "Nói
tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho
cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất...", "Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung
thành với Đảng với nhân dân", "Đạo đức cách mạng là cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư; là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm", được hiểu với ý nghĩa và tinh thần
mới, của nhân sinh quan cộng sản.
Những nội dung đạo đức cách mạng mà Người dạy và nêu gương đối với các
thế hệ cán bộ, đảng viên vô cùng phong phú, sâu sắc, nhưng hết sức cụ thể, thiết
thực, ai cũng có thể hiểu, có thể học và có thể làm theo.
Bản thân là một Nhà giáo “Người kỹ sư tâm hồn” qua việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể là tự rèn luyện “luyện vàng” về đạo đức
Cách mạng tôi càng thấm thía về lời dạy của Bác, từ đó luôn luôn tâm niệm việc rèn
luyện đạo đức sao cho bản thân là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhất là
trong quá trình tự học tập rèn luyện nâng cao nhận thức về tư tưởng, phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Câu 3: Bác viết “… cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền
tảng của thi đua ái quốc.”
Bài thi TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Toản
2
Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương: Đông, Nam, Tây, Bắc
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”
Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời gian nào? Đồng chí hãy
cho biết bản thân cần phải làm gì để thực hiện được lời dạy của Bác về Cần, Kiệm,
Liêm, Chính?
Trả lời: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức
gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã đề cập đến phẩm

chất này nhiều nhất, từ tác phẩm Đường Kách Mệnh đến Bản Di chúc cuối cùng của
Người. Trong tác phẩm: Cần, Kiệm, Liêm, Chính (6-1949) người viết:
“… cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua
ái quốc.”
Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương: Đông, Nam, Tây, Bắc
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”
Trong 4 bài báo viết về “Cần kiệm liêm chính” đăng trên Báo Cứu Quốc tháng
5 và tháng 6 năm 1949, với bút danh Lê Quyết Thắng Bác Hồ viết: “Chữ Liêm phải
đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới
Liêm được”. Bác dẫn lời: “Cụ Khổng Tử nói: Người mà không liêm, không bằng súc
vật. Cụ Mạnh Tử nói: Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy ! Vì thế cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có
quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi
tư”.
Cán bộ, đảng viên phải thực sự là tấm gương sáng về “cần, kiệm, liêm, chính”
ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh để lôi cuốn quần chúng noi theo,
góp phần thúc đẩy cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” ngày càng phát triển với chất lượng, hiệu quả cao trong Đảng và trong toàn xã
hội.
Bản thân tôi đã và đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về Cần, Kiệm, Liêm, Chính cụ thể là:
Làm việc có kế hoạch không lười biếng; Tiết kiệm không xa xỉ hoang phí
(nhưng không phải là bủn xỉn, keo kiệt) luôn thực hiện cần đi đôi với kiệm; Luôn
Bài thi TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Toản
3
trong sạch, không tham lam. Liêm đi đôi với kiệm, có kiệm mới có liêm; trong cuộc

sống luôn thẳng thắn, đứng đắn, không có tà niệm, tà tâm. Cần, Kiêm, Liêm là gốc rễ
của Chính.
* Đối với mình: Không tự kiêu, tự đại, luôn cầu tiến, luôn tự kiểm, hoan
nghênh người khác phê bình mình.
* Đối với người: Thực hành Bác – Ái.
* Đối với việc: Việc nước trước việc nhà.
Câu 4: Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 01 năm 1946, Bác Hồ đã
nói lên những ham muốn của bản thân mình, đồng chí hãy ghi lại câu nói đó của Bác.
Trả lời: Sau sự kiện ngày 06 – 01 – 1946 tổng tuyển cử thành công rực rỡ,
một số nhà báo nước ngoài có nguyện vọng được hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh về
những tâm tư, nguyện vọng riêng, chung của Người. Trên Báo Cứu Quốc, số 147, ra
ngày 21 -1 1946, Bác cho đăng bài "Trả lời các nhà báo nước ngoài". Đây cũng là
một dịp để Bác công bố rộng rãi cho đồng bào trong nước và nhân sĩ các nước ngoài
biết rõ tâm tư, hoài bão của mình. Phần đầu, nói về "công danh phú quý", về "một sự
ham muốn" tột bậc của bản thân, Bác
viết như một hiền triết phương Đông
đích thực:
1. "Tôi tuyệt nhiên không ham
muốn công danh phú quý chút nào.
Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì
đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức
làm, cũng như một người lính vâng
mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt
trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì
tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự
ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà
nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các
cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi..."

2. Trong một nước dân chủ thì mọi người đều có tự do tin tưởng, tự do tổ
chức. Nhưng vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay
cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẻ chỉ có một mục đích
làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân
Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài.
Rất mong nhân sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước rõ cho.
Theo báo cứu quốc, số 147 ngày 21 tháng 01 năm 1946.
Thật ra, sự "ham muốn tột bậc" của Bác Hồ, khi trả lời các nhà báo nước ngoài
năm 1946, còn được Người nhắc lại nhiều lần nữa, mà cô đọng, mở rộng, và day dứt
Bài thi TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Toản
4
nhất có lẽ là trong phần cuối bản bản Di chúc: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là
toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới".
Câu 5: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Lời dạy này của Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào? Đồng chí hãy phân
tích lời dạy trên và liên hệ việc thực hiên lời dạy của Bác đối với bản thân đồng chí.
Trả lời: Khi nói về Đạo đức cách mạng Người cho rằng: Đạo đức đó không
phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng
của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người mà không
ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh
cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của
đạo đức cách mạng.
“Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng

phải có đạo đức, không có đạo đức
thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”.
Lời dạy này của Bác viết ở
mục III. Tư cách và đạo đức trong
tác phẩm: Sửa đổi lề lối làm việc
tháng 10 – 1947 với bút danh XYZ.
Một điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đấy là lòng thương
yêu, quý trọng đối với nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác
đều vì lợi ích của nhân dân. Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của
nhân dân và suốt đời gắn bó với nhân dân.
Sự quan tâm của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt từ
cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đến khi viết Di chúc,
Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức. Người không chỉ
yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, mà
còn dặn dò Đảng phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên
và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
“hồng” vừa “chuyên”
Hồ Chí Minh quan tâm tới đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn.
Bài thi TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH – Lê Anh Toản
5

×