Kỹ năng xây dựng và đảm nhận công trình, phần việc thanh niên.
“Kỹ năng hoạt động xã hội là sự vận dụng bước đầu những kiến thức xã hội vào thực tế cuộc sống
bằng tổng hợp các thao tác đã được quy trình hóa”.
Trước đây, chúng ta đã biết: “Công trình TN là một loại hình tham gia xây dựng, phát triển kinh tế- XH; có các loại hình thi đua, đội hình
TNXP, TNXK, đỡ đầu công trình. Với mục tiêu: Tập hợp TN giải quyết những nhiệm vụ kinh tế- XH của nhà nước địa phương, cơ sở. Thông qua
hoạt động này bồi dưỡng GD, rèn luyện TN thành những cán bộ quản lý, chính quyền- đây là mục tiêu cơ bản của Đoàn”.
* Khái niệm công trình TN: Công trình TN là một hình thức hoạt động của Đoàn, nhằm phát huy vai trò xung kích của TN vào đảm nhận
việc mới, việc khó, khâu trọng yếu của kế hoạch kinh tế- xã hội ở địa phương, đơn vị nhằm đạt được hiệu quả kinh tế và giáo dục cao.
* Đặc trưng của công trình TN là:
- Công trình kinh tế- xã hội do Đoàn TN đứng ra đảm nhận bằng hai hình thức: đỡ đầu hoặc nhận khoán gọn, tự hạch toán, đấu thầu.
- Hoạt động của công trình mang màu sắc TN lôi cuốn đông đảo TN tham gia tự nguyện.
- Công trình TN là nơi phát huy cao độ lao động sáng tạo, được tổ chức, quản lý chặt chẽ, thực hiện chế độ chính sách đảm bảo lợi ích tập
thể và người lao động.
- Công trình TN là thể hiện mẫu mực phong cách lao động mới có kỹ thuật, có phong trào thi đua quần chúng sôi nổi, phát huy sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, tổ chức hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào SX, sử dụng có hiệu tiềm năng lao động, năng lực
sản xuất đảm bảo quy trình, quy phạm, tiến độ hoàn thành công trình với tốc độ nhanh, sớm đưa vào khai thác sử dụng.
* Các dạng công trình TN:
Công trình đỡ đầu và công trình khoán gọn, tự hạch toán, đấu thầu.
- Đỡ đầu: huy động được toàn bộ ĐVTN tham gia, không tốn nhiều cán bộ chỉ đạo, quản lý.
- Khoán gọn, tự hạch toán, đấu thầu: Phát huy được độc lập, chủ động, tập trung được lực lượng, cần có nhiều cán bộ quản lý, chỉ đạo.
* Nội dung và hình thức hoạt động của Đoàn trên công trình TN:
a, Nội dung:
- Tổ chức và tập hợp lực lượng lao động tình nguyện đến công trình.
- Tổ chức việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật, điều kiện vật chất đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch
sản xuất được tốt.
- Lựa chọn người tham gia vào ban chỉ đạo công trình.
- Quan tâm đến việc tổ chức đời sống vật chất, tinh thần, lợi ích của người lao động.
b, Nguyên tắc đảm nhận công trình:
- Đây là công trình mang tính XH, tính quần chúng nên phải trên cơ sở tự nguyện của quần chúng, ý kiến đề đạt của đoàn thanh niên.
- Công trình TN chủ yếu là công trình đỡ đầu do đó BCH Đoàn xem xét, bàn bạc với các ban của TN và các ban ngành, trên cơ sở đó đề nghị
với các ban ngành quan tâm tạo điều kiện.
- Công trình ấy phải được BCH Đoàn ra Nghị quyết nhận đỡ đầu:
Công trình địa phương: do BCH Đoàn thông qua và đề nghị đỡ đầu sau khi trao đổi ý kiến với chính quyền, báo cáo với cấp uỷ, với ban kinh tế
trên cơ sở đó phải xuất phát từ quần chúng.
Công trình cơ sở: do BCH Đoàn cơ sở trực tiếp xem xét. Sau khi đã tập hợp được ý kiến của ĐVTN đề đạt nguyện vọng.
- Tranh thủ ý kiến các phòng ban kỹ thuật tham gia hình thức tổ chức động viên, sử dụng có hiệu quả những cải tiến, khả năng lao động.
- Tổ chức các đội hình lao động, như: Đội LĐXK, Tổ SXTN, Đội TNXK, nâng cao năng lực sử dụng LĐ, quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ cho TN.
- Tổ chức các hình thức học tập VH, bồi dưỡng phát triển tay nghề, thi thợ giỏi.
- Tổ chức kiểm tra hoạt động sản xuất, phát hiện những mặt yếu kém trong quản lý và biện pháp khắc phục.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nêu gương nguời tốt, việc tốt trong LĐSX, phổ biến kinh nghiệm.
* Phương pháp tiến hành nhận và tổ chức chỉ đạo công trình TN:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
a, Tổ chức nghiên cứu về quy mô, tính chất, ý nghĩa của công trình:
- Trước hết xem việc đó có phải là việc mới, việc khó, có nằm trong khâu trọng yếu, vấn đề bức xúc của đơn vị không, có ý nghĩa về chính trị,
kinh tế, kỹ thuật như thế nào?
- Việc đảm nhận công trình sẽ góp phần giải quyết vấn đề gì trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đơn vị; vấn đề tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động như thế nào; thời gian tiến hành trong bao lâu; bố trí các công đoạn, dây chuyền sản xuất ra sao,…Căn cứ vào tính
chất, yêu cầu công trình để tổ chức Đoàn xem xét hình thức đảm nhận nào cho phù hợp và có hiệu quả(khoán gọn hay đỡ đầu).
- Chuẩn bị lực lượng lao động trẻ, lực lượng cán bộ Đoàn ở các khâu, các công đoạn, các phòng ban, nghiệp vụ để tính toán giữa yêu cầu và
khả năng thực tế, các điều kiện cần thiết, để quyết định tổ chức Đoàn có nên đảm nhận công trình TN hay không.
- Trong quá trình để đi đến quyết định việc đảm nhận CTTN cần chú ý tiến hành các bước như: Giao cho ban KHKT trẻ hoặc một nhóm kỹ
thuật trẻ có chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu các nội dung khảo sát( đã nêu trên), từ đó đề xuất các phương án, hình thức đảm nhận. Tổ
chức họp BTV, BCH Đoàn của đơn vị để thảo luận và quyết định phương án chọn. Đối với những công trình có liên quan đến nhiều công đoạn,
nhiều khâu, cần tổ chức hội nghị BCH mở rộng tới các bí thư chi đoàn, các nhà quản lý và chuyên gia kỹ thuật trẻ để tranh thủ lấy ý kiến rộng
rãi trước khi đi đến quyết định.
Trao đổi, thống nhất với chính quyền, xin ý kiến của cấp ủy Đảng(có thể mời các nhà quản lý liên quan đến công trình để bàn bạc và tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện). Hoàn thiện phương án tổ chức thực hiện để ký kết hợp đồng trách nhiệm với
chính quyền.
b, Tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm với chính quyền, hợp đồng cần nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của Đoàn TN theo các
điểm sau:
- Trách nhiệm của chính quyền(chuyên môn):
+ Bảo đảm cung ứng đầy đủ vật tư(nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, năng lượng,…), tiền vốn và các điều kiện cơ sở vật chất khác.
+ Quy định các định mức về kinh tế- kỹ thuật đối với công trình TN.
+ Quy định thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.
+ Các qui định về khen thưởng như: Thưởng sáng kiến, tiết kiệm(vật tư, lao động, tiền vốn), thưởng hoàn thành công trình trước thời hạn,…
- Trách nhiệm của Đoàn TN:
+ Động viên tinh thần xung kích, tình nguyện, tính sáng tạo của Đoàn viên, TN.
+ Tham gia chỉ đạo công trình(Nếu là công trình đỡ đầu) hoặc trực tiếp bám sát chỉ đạo công trình toàn diện từ khâu đầu đến khi kết thúc
bàn giao(nếu là khoán gọn) và chủ động đề xuất các hình thức khen thưởng kịp thời.
c, Chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức lực lượng:
- Nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật của CTTN, sao cho công trình đảm bảo về mặt tiến độ, thời gian, về trước kế hoạch với
chất lượng cao nhất.
- Về lực lượng lao động: Căn cứ vào quy mô, tính chất của công việc để chuẩn bị lực lượng( số lượng, chất lượng) lao động cần huy động.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: bao gồm bản vẽ kỹ thuật, dự toán nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, địa điểm làm việc của công trình.
- Về nhận thức tư tưởng: Quán triệt cho ĐV, TN thấy rõ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung cùng những thuận lợi và khó khăn khi đảm
nhận công trình TN.
Bước hai: Trong tổ chức thực hiện công trình: Chú trọng tổ chức tốt lễ khởi công, tổ chức phong trào thi đua để thực hiện các mục tiêu
của công trình; quan tâm đến đời sống, sức khỏe và điều kiện lao động của TN; thực hiện chế độ giao ban hàng ngày, hàng tuần với cán bộ
phụ trách từng khâu, công đoạn của công trình để kịp thời giải quyết những vướng mắc mới nảy sinh; công tác tư tưởng và tổ chức
Bước ba: Tổng kết bàn giao công trình cần làm tốt các công việc sau: Làm báo cáo tổng kết CTTN; bàn giao CT, tổ chức gắn biển CTTN;
ĐVTN phát biểu cảm tưởng về quá trình tham gia CTTN, trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay; khen thưởng các cá nhân và tập thể xuất sắc( tỉ lệ
chia thưởng từ công trình): 50% chia cho người lao động, 50% để quỹ Đoàn); tổ chức biểu diễn văn nghệ, thể thao, chiếu phim hoặc video sau
khi kết thúc lễ tổng kết).
Năm 2010, BCH Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã đề ra một trong các nhiệm vụ trọng tâm: “Tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên
tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những khó khăn, bức xúc của cộng đồng; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tư
vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên”. Và chỉ tiêu về công trình, phần việc TN năm 2010 là: “100% tổ chức Đoàn
các cấp đảm nhận, thực hiện và gắn biển công nhận công trình, phần việc thanh niên chào mừng ĐH Đảng các cấp”.
Để tiếp tục phát huy sức mạnh "dời non lấp biển" của tuổi thanh xuân, gần 79 năm qua Đoàn-Hội LHTN các cấp đã tổ chức nên biết bao
công trình TN hội tụ sức lực trí tuệ tuổi xuân "đào núi và lấp biển" góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, ANQP tạo nên
những khởi sắc mới trong cải tạo thiên nhiên; với ý chí mà Bác Hồ đã dạy bảo: "Đâu Đảng cần TN có, việc gì khó có thanh niên". Song những
năm qua vẫn còn không ít cơ sở Đoàn tổ chức công trình TN, phần việc TN chưa thành công, hiệu quả thấp. Từ đó vấn đề đặt ra là cần có sự
đầu tư nghiên cứu tìm ra điều kiện, phương pháp, kỹ năng tổ chức đạt hiệu quả cao các công trình, phần việc TN.
Việc Đoàn-Hội LHTN các cấp tổ chức đảm nhận thi công các công trình, phần việc TN tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-văn
hóa- xã hội-ANQP ở từng cấp, từng địa phương, đơn vị là hoạt động thiết thực đang cần được sự quan tâm thiết thực phù hợp hơn nữa của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp. Nếu các cơ sở Đoàn-Hội LHTN biết đầu tư nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh các giải
pháp nêu trên và vận dụng một cách năng động, sáng tạo phù hợp vào điều kiện cụ thể ở địa phương đơn vị, chắc chắn sẽ tổ chức thành công
nhiều công trình, phần việc TN. Từ đó mới phát huy được vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ tạo nên những khởi sắc mới trong công
cuộc đổi mới quê hương, đất nước./.