Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chúng ta thường gặp lỗi tư duy như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.97 KB, 12 trang )

Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào? Lôgic học với tư cách là khoa học
về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức
chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và
phương pháp luận nhận thức chuẩn xác. Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh
nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng
dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn. Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ
của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy. Và như
vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy
chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính
thuyết phục của các tư tưởng. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta
phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi
sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải. Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình
nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán
mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo,
hay sinh hoạt đời sống, công tác... đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận. Bên
cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh
vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao
tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai. Lỗi suy luận thậm chí
có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng. Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại
lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm
quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả
rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao
hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. I. Lôgic học Lôgíc học là ngành khoa
học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức
về hoạt động tư duy. Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình
vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy, bản thân tư duy cũng là sự thống nhất
của hai trạng thái động và tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả
trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic
hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. Ví dụ, các loại
hình tư duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic
Trang 1


hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối
tượng của lôgic học biện chứng. Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái
niệm, phán đoán, suy lý... cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái
tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ
khác nhau. Lôgic hình thức nghiên cứu chúng trong trạng thái tĩnh (Ví dụ, vạch ra các
thuộc tính, dấu hiệu được phản ánh tại một thời điểm cố định, trong một quan hệ nhất
định). Trái lại, lôgic biện chứng nghiên cứu trạng thái động của chúng (ví dụ, sự vận động,
phát triển của khái niệm; sự vận động, phát triển của các thuộc tính, dấu hiệu trong các khái
niệm). Lôgic học tập trung làm rõ tính chân thực của tư tưởng, nó thống nhất giữa 2 bộ
phận: lôgic học hình thức và lôgic học biện chứng. Những lý luận là hình thức của lôgic
hình thức có cơ sở của thực tế khách quan là sự đứng im tương đối và ranh giới xác định
của các sự vật. Khi con người nhận thức ở trong trạng thái ổn định, không quan tâm đến
mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic hình thức với phạm trù cố định là cần thiết và có
hiệu quả, nhưng nếu tuyệt đối hoá vai trò của lôgíc hình thức thì sẽ dẫn đến sai lầm. Lôgic
biện chứng vượt ra ngoài phạm vi của lôgic hình thức, nó không chỉ phản ánh sự khác nhau
giữa sự vật mà còn phải ánh mối liên hệ giữa chúng, không chỉ phản ánh trong trạng thái
yên tĩnh của sự vật mà còn phản ánh quá trình vận động của sự vật. Con người nhận thức
các trạng thái vận động, quan tâm đến mối liên hệ giữa các sự vật thì môn lôgic biện chứng
với phạm trù biến động sẽ là cần thiết và có hiệu quả. Lôgic hình thức và lôgic biện chứng
bổ sung cho nhau. Trong quá trình nhận thức không thể vi phạm những quy luật của lôgic
hình thức, dẫn đến những mâu thuẫn làm cho tư duy rối loạn. Mẫu thuẫn lôgic ở đây là do
sai lầm chủ quan của con người trong quá trình nhận thức, không phải là mẫu thuẫn trong
hiện thực khách quan. Để nhận thức được mâu thuẫn trong hiện thực, trước hết phải theo
những quy luật của lôgic hình thức, loại trừ mâu thuẫn lôgic, trên cơ sở đó vận dụng
phương pháp tư duy biện chứng mới có thể nhận ra thức được biện chứng khách quan, phát
hiện ra mâu thuẫn của bản thân sự vật. Ta gọi những quy luật cơ bản là những tính chất
chung, đúng đắn có hiệu lực và làm cơ sở cho mọi quá trình tư duy có lôgíc. Bảng sau so
sánh hệ thống nguyên lý và quy luật cơ bản của 2 học thuyết lôgíc hình thức và biện chứng.
Trang 2
Tiếp theo chúng ta khảo sát các nguyên lý và quy luật lôgic cụ thể. II. Những quy luật của

lôgíc hình thức cổ điển 1. Quy luật đồng nhất. Mỗi tư tưởng (để phản ánh về đối tượng ở
phẩm chất xác định) phải đồng nhất với chính nó. A là A. Quy luật đồng nhất đảm bảo cho
tư duy có được tính xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự
vật mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào sự vật vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác
thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên, phải được đồng nhất. 2. Quy
luật phi mâu thuẫn. Một tư tưởng (đã được định hình) không được đồng thời mang 2 giá trị
lôgíc trái ngược nhau. Điều này đảm bảo cho tư duy có tính nhất quán. 3. Quy luật loại trừ
cái thứ 3 - luật bài trung. Một tư tưởng phải mang giá trị lôgíc xác định, hoặc chân thực,
hoặc giả dối không có khả năng thứ 3. 4. Quy luật lý do đầy đủ. Bất kỳ một phán đoán nào
muốn được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ những luận điểm chân thực khác làm
căn cứ/lý do để xác minh. Các phương pháp lôgíc giúp chúng ta tư duy đúng lôgíc và khám
phá bản chất, quy luật, phổ biến của sự vật tồn tại. Ngoài ra, tính thực tiễn cũng đóng vai
trò quan trọng không kém đối với việc kiểm tra, đánh giá chân lý của tri thức con người.
III. Những quy luật của lôgíc biện chứng. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự
vật, hiện tượng đều tồn tại trong những mối liên hệ, tác động lẫn nhau. 2. Nguyên lý về sự
phát triển: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và
phát triển. Quy luật 1: Chuyển hoá lượng - chất. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi
về chất và ngược lại. Quy luật giải thích cách thức của sự phát triển. Quy luật 2: Thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mâu
thuẫn nghĩa là chứa những mặt đối lập. Những mặt đối lập này vừa thống nhất với nhau
vừa đấu tranh với nhau. Quy luật giải thích nguyên nhân của sự phát triển. Quy luật 3: phủ
định của phủ định. Quá trình phát triển sự vật, hiện tượng là quá trình phủ định của phủ
định, phủ định để tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Quy luật giải thích tính chu kỳ,
quá trình của sự phát triển, đổi mới. IV. Các loại lỗi lôgic a) 8 lỗi lôgíc hình thức 1. Lỗi
"Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở
Trang 3
điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó. 2. Lỗi "Nhìn
nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa
trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình. 3. Lỗi
"Giải quyết bằng cách định nghĩa lại". Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là

thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi. 4. Lỗi "Phân tích tính độc lập".
Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương
tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có
quan hệ với những cái khác. 5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc
riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó. 6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo
ra từ 1 nguyên nhân tương ứng. 7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn
cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2
phương án. 8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện
Khách quan <> Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái
độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc. Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ
thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên
hệ gì với nhau.
Giải thích cụ thể Lỗi 1: "Mãi mãi là không thay đổi " Khó có thể hạn chế hay khẳng định
những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất. Lôgíc hình thức trong sâu xa
không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự
thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và
đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào. Ví dụ, "Đó là đế quốc thực dân mãi
mãi là sen đầm trong khu vực và trên thế giới !" (như trước kia và lúc này). Chính sách của
mỗi nước sẽ thay đổi trong quá khứ, ở thời điểm xem xét và trong tương lai. Vậy nhận định
như thế là không phù hợp. Lỗi này còn xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc
biệt là với những sự vật, hiện tượng vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh
chóng có thể là những sai lầm. Ví dụ, nếu năm 1983 chúng ta nhận định kinh tế Trung
Quốc luôn là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khó có hy vọng thay đổi thì chỉ sau 4
Trang 4
năm, năm 1987 Trung Quốc đã chuyển đổi 70% sang thành kinh tế thị trường tự do. "Mãi
mãi không thay đổi" là một lỗi mang đầy tính chất bảo thủ, tự coi mình là tiên tri trong mọi
việc suy xét thực tế. Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định. Quá
trình được xem như chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, mỗi sự kiện lại được xem xét như
một thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm.
Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ

một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật,
hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới
xác định cho một sự kiện vẫn là nó. Ví dụ: chỉ diễn ra 1 sự kiện là một cuộc hội thảo bàn về
phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực
chống tội phạm lâu dài. Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó. Con người sử
dụng và phụ thuộc vào những từ ngữ trừu tượng do mình sinh ra. Một từ đơn giản chưa
chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có
thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù
khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức hàm ý là không được
thay đổi các khái niệm theo định nghĩa lại, phân loại lại chúng khi đang tiến hành quá trình
tư duy. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện. Hiểu sai những thuộc tính cơ bản
của khái niệm hay mức độ hiểu biết thiếu sâu sắc khái niệm cũng thường dẫn đến thay đổi
khái niệm và là nguyên nhân nảy sinh lỗi loại 3 này. Ví dụ, suy luận “Vật chất luôn vận
động. Cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy di chuyển gì ?”. Khái niệm Vật chất, vận động
trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay
đổi khái niệm như vậy, chúng ta đã vượt khỏi ranh giới vận dụng đúng đắn nguyên lý của
Logíc hình thức. Một ví dụ khác, trong quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan, việc Trung
Quốc luôn coi Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của mình. Định nghĩa này xuất
phát từ quan điểm coi Đài Loan, Trung Quốc là 2 đối tượng của khác nhau của tư duy
thành một đối tượng, đã từ lâu không cho phép bàn luận, thay đổi tình hình, quan hệ quốc
tế đối với Đài Loan. Lỗi 4. Tự mình độc lập. Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt,
phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau.
Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản
xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng
Trang 5

×