Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.07 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNoPTNT TỈNH NAM ĐỊNH
Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Nam Định trong thời gian tới.
Vị thế và thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam(Agribank) ngày càng được khẳng
định trong và ngoài nước, bằng chứng là tháng 10/2007 Agribank được Chương trình phát
triển liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng đứng đầu trong TOP 200 doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2008 là năm Agribank đánh dấu mốc tuổi 20. Agribank sẽ tập trung sức toàn hệ thống
xây dựng thành tập đoàn tài chính, nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương
hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp...
Bên cạnh chiến lược mở rộng đầu tư theo hướng tập đoàn Ngân hàng – tài chính đa
năng, mục tiêu chiến lược lâu dài của Agribank là tập trung đầu tư mạnh hơn cho nông
nghiệp, nông thôn với khách hàng chính là hộ nông dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Duy trì tỷ lệ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn từ 65% - 70% tổng dư nợ. Đây là thị
trường truyền thống đã tạo nên sức mạnh và vị thế của Agribank ngày hôm nay. Trở thành
tập đoàn Ngân hàng – tài chính đa năng, đa sở hữu là giải pháp tốt nhất để tăng cường quy
mô, tiềm lực về tài chính, liên kết và phát huy sức mạnh, lợi thế so sánh về mạng lưới và
tính đa dạng trong kinh doanh, giúp Agribank có điều kiện phục vụ ngày càng tốt hơn khu
vực nông nghiệp, nông thôn theo đường lối của Đảng, Chính phủ. Với quy mô lớn nhất
trong hệ thống các NHTM về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lươi, Agribank luôn có
đủ sức mạnh vừa tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực
nông nghiệp, nông thôn.
Góp chung với những định hướng và chuẩn bị của NHNo&PTNT Việt Nam, trong
năm qua chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã đạt được những thành quả vô cùng
khích lệ xứng đáng làm “bàn chân vững chắc” để cho Agribank phát triển thành tập đoàn
Ngân hàng – tài chính đa năng.
Định hướng hoạt động cho vay: Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn,
hiệu quả. Dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các
tập đoàn kinh tế của Nhà nươc, các dự án phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn. Việc
tăng trưởng tín dụng phải đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng,
đảm bảo khả năng thu hồi vốn giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống tỷ lệ cho phép.


Định hướng công tác thẩm định TCDA: Thẩm định TCDA với tư cách là một hoạt
động có khâu tổ chức điều hành, quy trình cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện riêng nên
trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã đưa ra những định hướng cho công tác thẩm định
TCDA như sau:
-Thẩm định TCDA phải đi dôi với công tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, ra soát
phân loại nghiệp, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém thua lỗ có khả năng
trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để đảm bảo an toàn tín dụng.
-Thẩm dịnh TCDA phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính
khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó chặt chẽ với lợi ích
của dự án.
-Công tác thẩm định TCDA phải được quán triệt trong toàn hệ thống không chỉ các
cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà còn cả các bộ phận khác với những mưc độ yêu
cầu cho công việc khác nhau.
-Quan tâm đào tạo quy hoạch và bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ thẩm định,
tạo điều kiện cử đi học các lớp cao học, đại học, bằng hai và các lớp bồi dưỡng về nghiệp
vụ thẩm định TCDA do NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức.
-Thẩm định TCDA phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án
xin vay với cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.
-Thẩm định TCDA phải được tiến hành cùng với các mặt khác của dự án, không đề
cao tuyệt đối mặt nào.
Qua tìm hiểu mục tiêu và định hướng của công tác thẩm định TCDA nói riêng và
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung ta thấy việc nâng cao chất lượng thẩm
định TCDA là hết sức cần thiết nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi
nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định.
Qua việc phân tích thực trạng công tác thẩm định TCDA ở các phần trước, thấy
được những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại
hạn chế đó. Nhất là trong điều kiện hiện nay những bất ổn về thị trường tài chính trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, thì nâng cao công tác thẩm định dự án là một “liều

kháng sinh” tốt nhất để các Ngân hàng tự mình thích nghi với thị trường đầy rủi ro như
hiện nay. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu
tư.
Thông tin, số liệu là căn cứ để tính toán trong công tác thẩm định. Tăng cường
và nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin chính là nâng cao chất
lượng thậm định TCDA.
Các biện pháp thu thập thông tin.
Thông tin từ doanh nghiệp vay vốn rất quan trọng, ngoài thông tin từ các báo cáo
tài chính, dự án mà doanh nghiệp trình Ngân hàng, cán bộ thẩm định cũng cần phải thu
thập thông tin từ phỏng vấn người đại diện của doanh nghiệp. Trong buổi phỏng vấn
cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào
chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình
thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ của
doanh nghiệp với các bạn hàng… Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được
sự thành thật, mức độ tin tưởng vào cácthông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Ngoài ra
Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về doanh nghiệp như: từ bạn hàng,
cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng trước đây… Ngân hàng
cũng có thể kiểm tra chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp thông qua các công ty
kiểm toán để biết được tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính mà doanh
nghiệp đã gửi Ngân hàng trong hồ sơ vay vốn.
Ngoài thông tin về doanh nghiệp, chi nhánh cũng phải chú trọng đến công tác dự
báo như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, khuynh hướng phát triển của ngành, địa phương.
Đối với các nguồn tin ngoài ngành, Ngân hàng cần có những văn bản thỏa thuận để thu
nhập thông tin với các trung tâm thông tin của các Bộ, ngành như: Trung tâm thông tin
của Tổng cục thống kế, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ thương mại, Bộ khoa học công nghệ
và môi trường, Bộ tài chính, Tổng cục thuế…
Các biện pháp xử lý và lưu trữ thông tin.
Trong thời đại ngày nay, thời đại mà thông tin có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh
vực của đời sống cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, áp lực về nhu

cầu thông tin thẩm định ngày càng gia tăng từ phía Ngân hàng, hoạt động thông tin thẩm
định không thể không sử dụng máy tính phục vụ cho hoạt động của mình. Theo đó cần
trang bị và đổi mới phương tiện làm việc nhất là hệ thống máy tính, thiết bị mạng, nhằm
phục vụ tốt nhất cho quá trính thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Phải thực hiện
được chức năng thu thập, xử lý và kiểm tra, đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác dữ liệu
cho người sử dụng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đi từ thu thập các nguồn thông tin đến lưu trữ
và xử lý các số liệu, sẽ tạo bước chuyển biến mới cho hoạt động thông tin tín dụng và ngày
càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định TCDA.
Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định.
Tại các nươc phát triển trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định TCDA đã
được hiện tại hoá. Các thông tin, số liệu về tình hình tài chính đều được xử lý qua máy tính
với các phần mềm ứng dụng riêng đem lại kết quả nhanh và chính xác. Do đó rút ngắn thời
gian thẩm định, chất lượng thẩm định tăng, giảm rủi ro cho các quyết định tài trợ của Ngân
hàng.
Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong các phòng tín dụng đề
có máy tính nhưng chủ yếu được sử dụng để đánh văn bản, không có các phần mềm
chuyên biệt phục vụ cho công tác thẩm định. Vì vậy để năng cao chất lượng công tác thẩm
định TCDA thì cần thiết chi nhánh phải trang bị máy tính hiện đại cho cán bộ thẩm định,
thực hiện việc nối mạng, cập nhật với phần mềm tính toán để tính toán các chỉ tiêu tài
chính như NPV, IRR…
Phương pháp thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài.
Những mối quan hệ khách hàng lâu dài cũng giúp cung cấp những thông tin cần
thiết cho công tác thẩm định, một khách hàng truyền thống của Ngân hàng luôn có những
quan hệ trước kia, như có tài khoản trong Ngân hàng, nhờ thu, nhờ thanh toán hộ, mở
L/C… sẽ là những thông tin đầy đủ chính xác nhất. Thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài sẽ
giảm được chi phí trong quá trình tìm hiểu về doanh nghiệp, giảm thời gian thẩm định. Tuy
vậy những mối quan hệ lâu dài như kiểu này là mất rất nhiều thời gian.
Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định.
Tổ chức điều hành công tác thẩm định cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm

định. Nếu tổ chức điều hành tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, kết hợp được
năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định trong Ngân hàng.
Tổ chức đội ngũ cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo,
đảm bảo xắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công
tác này. Trong phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm,
thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Không nên phân cán
bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh của Ngân hàng như
hiện nay mà nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phục trách những
ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến
tới chuyên môn hoá công tác thẩm định.
Khi phân công công việc cho các cán bộ thẩm định, chi nhánh cũng phải gắn quyền
hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Chi nhánh
cũng nên có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với công tác thẩm định
nhằm tránh những sai sót và nhất là ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai của cán bộ
thẩm định, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định.
Trong công tác thẩm định TCDA, con người – cán bộ thẩm định là nhân tố trung
tâm. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định
là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định
TCDA. Cán bộ thẩm định có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt
thì công tác thẩm định có chất lượng cao, những nhận xét, đánh giá đưa ra thường chính

×