Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.42 KB, 9 trang )

HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC.
I. Bản chất và vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường.
1. Bản chất của NSNN.
Trong tiến trình lịch sử, NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế đã ra đời và
tồn tại từ lâu. Là một công cụ Tài chính quan trọng của Nhà nước, NSNN xuất hiện
dựa trên cơ sở hai tiền đề khách quan là tiền đề Nhà nước và tiền đề kinh tế hàng
hoá- tiền tệ.
Trong lịch sử loài người, Nhà nước xuất hiện là kết quả của cuộc đấu tranh giai
cấp trong xã hội. Nhà nước ra đời tất yếu kéo theo nhu cầu tập trung nguồn lực tài
chính vào trong tay Nhà nước để làm phương tiện vật chất trang trải cho các chi
phí nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của
Nhà nước. Bằng quyền lực của mình, Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối
tổng sản phẩm xã hội. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá- tiền tệ, các hình thức tiền
tệ trong phân phối như: thuế bằng tiền, vay nợ…được Nhà nước sử dụng để tạo lập
quỹ tền tệ riêng có: NSNN. Như vậy, NSNN là ngân sách của Nhà nước, hay Nhà
nước là chủ thể của ngân sách đó.
NSNN là khái niệm quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất kỳ người dân nào cũng
biết được, song lại có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN:
Theo quan điểm của Nga: NSNN là bảng thống kê các khoản thu và chi bằng
tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định.
Một cách hiểu tương tự, người Pháp cho rằng: NSNN là toàn bộ tài liệu kế
toán mô tả và trình bày các khoản thu và kinh phí của Nhà nước trong một năm.
Có thể thấy rằng các quan điểm trên đều cho thấy biểu hiện bên ngoài của
NSNN và mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và NSNN.
Trong hệ thống tài chính, NSNN là khâu chủ đạo, đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước. Tại Việt nam,
định nghĩa về NSNN được nêu rõ trong luật NSNN (20/3/1996): NSNN là toàn bộ
các khoản thu và chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.(Điều1- luật NSNN).


Trong thực tiễn, hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử
dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là
các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới
hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là bản chất kinh tế của NSNN.
Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ
thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà
nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo
lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập
bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển
dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Đặc điểm của cơ chế kinh tế thị trường.
Mọi hệ thống kinh tế đều được tổ chức theo cách này hay cách khác để huy
động tối đa các nguồn lực của xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó nhằm
sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của xã hiội. Việc sản xuất ra
những loại hàng hoá gì, được tiến hành theo phương pháp nào là tốt nhất, việc
phân phối hàng hoá được sản xuất ra đáp ứng tốt cho nhu cầu của xã hội, đó là vấn
đề cơ bản của tổ chức kinh tế, xã hội. Lực lượng nào quyết định những vấn đề cơ
bản đó? Trong nền kinh tế mà người ta gọi là Kinh tế chỉ huy, các vấn đề cơ bản đó
được cơ quan của Nhà nước quyết định. Còn trong nền kinh tế mà vấn đề cơ bản
của nó do thị trường quyết định được gọi là Kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế hàng hoá có một loạt những quy luật kinh tế vốn có của nó
hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật
lưu thông tiền tệ…và lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vân động đó. Các quy
luật biểu hiện sự tác động của mình thông qua thị trường. Nhờ sự vân động của hệ
thống giá cả thị trường mà diễn ra sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu
của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội.
Có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết kinh tế hàng hoá do sự tác
động của các quy luật kinh tế, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức

kinh tế là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai. Cơ chế thi trường bao gồm các
nhân tố cơ bản là cung cầu và giả cả thị trường. Thực tế khó đánh giá đầy đủ ưu
điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường. Nhìn chung nó có các ưu điểm cơ bản
sau:
* Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo đIều
kiện thuận lợi cho sự hoạt động tự do của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển
năng động, phát huy được các nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế.
* Cạnh tranh buộc nhà sản xuất phải hao phí lao động cá biệt đến mức thấp
nhất có thể được bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nhờ
đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, nâng
cao chất lượng và số lượng hàng hoá.
* Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối
lượng và cơ câú sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu xã hội, nhờ đó có thể
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và sản xuất về hàng ngàn, hàng vạn loại
sản phẩm khác nhau.
* Trong cơ chế thị trường tồn tại sự đa dạng của các thị trường. Bên cạnh thị
trường hàng hoá đã xuất hiện từ lâu là các thị trường về vốn, lao động… phục vụ
cho sản xuất kết hợp với hệ thống giá cả linh hoạt vận động theo quan hệ cung cầu
của hàng hoá, dịch vụ.
Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội dã chứng minh rằng cơ chế thị trường là
cơ chế điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao. Song, cơ chế thị
trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo mà chứa đựng trong nó nhều trục
trặc.
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp lá tối đa hoá lợi nhuận. Ngành
nào, lĩnh vực nào có khả năng đem lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp sẽ đổ xô
vào sản xuất mặt hàng, lĩnh vực đó. Từ đó dẫn đến sự phát triển mất cân đối giữa
các khu vực,các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.
Hơn nữa, vì lợi nhuận, các doanh nghiệp sẵn sàng lạm dụng tài nguyên, gây
ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánh chịu, do đó, hiệu quả
kinh tế, xã hội không được đảm bảo.

Có những mục tiêu xã hội mà dù cơ chế thị trường hoạt động tốt cũng không
thể đạt được. Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá giàu, nghèo,
tác động xấu đến đạo đức và tình người.
Với một loạt các khuyết tật trên, ngày nay, trên thực tế không tồn tại cơ chế thị
trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước, khi đó nền kinh tế gọi
là Nền kinh tế hỗn hợp.
2.2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong cơ chế thị trường.
Tất cả những khiếm khuyết của cơ chế thị trường đòi hỏi có sự can thiệp của
Nhà nước là tất yếu, là một nhu cầu khách quan nhằm khôi phục lai những cân đối
và mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Trong cơ chế điều chỉnh của Nhà nước, bên trong kết cấu của nó, ngoài việc tổ
chức một cách khoa học, thì những công cụ tài chính, tiền tệ, kế hoạch, luật pháp
được coi là những công cụ điều chỉnh cơ bản và quan trọng.
NSNN là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước đIều chỉnh vĩ mô nền
kinh tế, xã hội. Mục tiêu của NSNN không phải để Nhà nước đạt được lợi nhuận
như các doanh nghiệp và cũng không phải để bảo vệ vị trí của mình trước các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. NSNN ngoài việc duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà
nước còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để tạo ra môi trường thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động.
NSNN được sử dụng như là công cụ tác động vào cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo
cân đối hợp lý của cơ cấu kinh tế và sự ổn định của chu kỳ kinh doanh. Trước xu
thế phát triển mất cân đối của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, thông qua quỹ
ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách ưu đãi, đầu tư vào các lĩnh
vực mà tư nhân không muốn đầu tư vì hiệu quả đầu tư thấp; hoặc qua các chính
sách thuế bằng việc đánh thuế vào những hàng hoá, dịch vụ của tư nhân có khả
năng thao túng trên thị trường; đồng thời, áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với
những hàng hoá mà Chính phủ khuyến dụng. Nhờ đó mà có thể đảm bảo sự cân
đối, công bằng trong nền kinh tế.
Giá cả trên thị trường biến động dựa vào quy luật cung cầu của hàng hoá, dịch
vụ. NSNN cũng được sử dụng như là công cụ đảm bảo sự ổn định giá cả của thị

trường. Chẳng hạn, khi Chính phủ muốn bảo hộ cho những người có thu nhập thấp,
Chính phủ sẽ đặt giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép đưa ra và
mức này thường là thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường, khi đó tất yếu sẽ dẫn
đến sự thiếu hụt trên thị trường. để duy trì hiệu lực của giá trần thì Chính phủ lại
tiếp tục can thiệp bằng cách cung phần thiếu của hàng hoá, lượng hàng hoá này
được lấy từ quỹ dự trữ của Nhà nước thuộc NSNN, tức là trong khoản chi ngân
sách phải có khoản dự phòng này. Trái lại khi Chính phủ muốn bảo hộ cho người
sản xuất, muốn hàng hoà của một ngành nào đó được khuyến khích thì sẽ đặt giá
sàn là mức giá thầp nhất mà người bán được phép đưa ra và mức này thường lớn
hơn giá cân bằng trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến sự dư thừa hàng hoá trên thị
trường và khi đó là sự can thiệp của Chính phủ bằng cách mua hết lượng hàng
thừa. Khoản tiền sử dụng để thanh toán cho người bán cũng là từ NSNN.

×