Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nước ép thanh long đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 115 trang )

Trường đại học bách khoa Đà Nẵng
Khoa Hóa

Dự án phát triển sản phẩm thực phẩm:

NƯỚC ÉP TRÁI CÂY

Môn

: Dự án phát triển sản phẩm

GVHD

: Đặng Minh Nhật

Nhóm

: H&B.
Thành viên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Thái Thị Cẩm Nhi
Phạm Nguyễn Ngân Châu
Trần Thị An Quỳnh
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Đặng Văn Sinh

Năm học : 2019-2020

1


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................4
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT...........................................................................................5
I. KHÁI NIỆM............................................................................................................... 5
1. Khái niệm:....................................................................................................................5
2. Các hãng nước uống thịnh hành:................................................................................. 5
II. TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.................................. 8
1. Kỹ thuật tư duy sáng tạo:..........................................................................................8
1.1 Sơ đồ tư duy Mindmap:............................................................................................. 8
1.2 Kỹ thuật BRAINSTORM:....................................................................................... 12
1.3 Kỹ thuật SCAMPER:...............................................................................................14
1.4 Kỹ thuật SWOT:...................................................................................................... 20
1.5 Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy:.....................................................................................25
2. Nghiên cứu thị trường :...........................................................................................33
2.1 Thị trường................................................................................................................ 33
2.2 Phân đoạn thị trường................................................................................................33
2.3 Khái niệm về nghiên cứu thị trường:.......................................................................37
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG...............................................................52
A. Tổng quan thị trường:............................................................................................ 52
I. Đánh giá thị trường:.............................................................................................52
II. Khảo sát thực tế.................................................................................................. 54
1. Mức độ sử dụng :...............................................................................................54
2. Bao bì sản phẩm:................................................................................................56
3. Giá cả:................................................................................................................ 59
4.Kênh phân phối:..................................................................................................61
5.Cơ hội và thách thức:..........................................................................................62
B. Thiết bị máy móc:....................................................................................................63
1. Thiết bị sản xuất:................................................................................................63
2. Thiết bị phân tích:.............................................................................................. 67
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI.....................................................74
I. Hình thành ý tưởng mới.......................................................................................74

II. Sàng lọc ý tưởng:.................................................................................................75
1. Phương pháp Vote:.............................................................................................75
2. Phương pháp SWOT:.........................................................................................76
3. Thử nghiệm, đánh giá các ý tưởng:....................................................................79
III. Khảo sát sản phẩm mới:................................................................................... 87
BẢNG CÂU HỎI (GOOGLE FROMS)........................................................................87
( KẾT QUẢ ĐƯỢC THỰC HIỆN DƯỚI DẠNG BIỂU ĐỒ).......................................92
IV. PDS và Concept sản phẩm mới:..................................................................... 100
A. Concept:......................................................................................................... 100
1. Nguyên liệu chính:...............................................................................................100
2. Thành phần dinh dưỡng....................................................................................... 105
3. Chức năng chính.................................................................................................. 105
4. Bao bì...................................................................................................................106
5. Mục tiêu sản phẩm:..............................................................................................107
B. PDS:................................................................................................................109
2


1. Khái niệm chung về sản phẩm:....................................................................109
2. Tính chất sản phẩm...................................................................................... 109
3. Mục tiêu khách hàng.................................................................................... 110
4. Thành phần và chức năng.............................................................................110
5. Quy trình sản xuất........................................................................................110
6. Thông số sản phẩm.......................................................................................112
KẾT LUẬN.................................................................................................................118

3


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua ngành thực phẩm- đồ uống Việt Nam đã phấn đấu đưa sản
phẩm Việt Nam vào thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao, mức
thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự
phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp- nguồn nguyên liệu thô cung ứng
cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống,... đang là những lợi thế để các doanh nghiệp
trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng với nhu cầu liên tục thay đổi của
người tiêu dùng và là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường
tiêu thụ thực phẩm- đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, trồng được rất nhiều loại hoa quả
mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Tuy nhiên do chưa có phương pháp bảo
quản hợp lý nên rau quả dễ bị hư hỏng. Và một trong những phương pháp để giải quyết vấn
đề này là nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm nước giải khát từ rau quả góp phần làm đa dạng
chủng loại và nâng cao giá trị dinh dưỡng các sản phẩm đồ uống trong nước hiện nay. Và
nước ép trái cây là một trong những loại đồ uống không chỉ đang làm mưa làm gió thị trường
tiêu dùng thực phẩm- đồ uống hiện nay mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh
thần của người tiêu dùng thông minh hiện đại ngày nay.
Chính vì thế để đem lại cho người tiêu dùng một sản phẩm vừa tiện lợi vừa đi đầu
với xu thế hiện đại ngày nay, nhóm nghiên cứu H&B quyết định chọn đề tài: “ Nước ép trái
cây”.
Mục đích đề tài:
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra một sản phẩm mới có thể cạnh tranh được
với các sản phẩm ngoài thị trường.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế:
- Nghiên cứu và tạo ra được mặt hàng mới từ nguồn nguyên liệu rau quả tươi của
Việt Nam vừa làm phong phú đa dạng các mặt hàng nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên
trên thị trường, vừa có thể sử dụng các nguyên liệu tươi sạch của Việt Nam tránh gây lãng phí
nguồn hoa quả Việt Nam.
- Tạo ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngững người
tiêu dùng hiện đại thông minh.
- Tạo ra một dòng sản phẩm mới chưa có trên thị trường Việt Nam.

Nhóm H&B xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên bộ môn Trường Đại
Học Bách Khoa Đà Nẵng đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành bản báo này.
4


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT
I.

KHÁI NIỆM
1.

Khái niệm:
Nước ép trái cây là loại nước được dùng các phương pháp để ép ra nước của

trái cây và rau củ, nhưng vẫn giữ lại được tất cả các chất dinh dưỡng bao gồm chất enzym và
vitamin ban đầu của các loại trái cây và rau củ đó. Và khi ép trái cây thì bạn sẽ loại bỏ được
các phần xơ, thịt, vỏ…của trái cây và rau củ có thể ảnh hưởng không tốt cho hệ thống tiêu
hoá của bạn.

Trên thực tế thì hệ thống tiêu hoá của chúng ta sẽ dễ tiêu hoá dạng chất lỏng hơn là
các thực phẩm thông thường. Chính vì thế nên lợi ích đầu tiên của nước ép trái cây là thúc
đẩy cho quá trình tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn.

2. Các hãng nước uống thịnh hành:
Các nhãn hiệu nước ép trái cây của các công ty Việt Nam như Vinamilk, Tân
Hiệp Phát được nhiều người tin dùng bên cạnh các sản phẩm của các công ty giải khát quốc tế
như Coca-Cola, Pepsico.
a) VFRESH ( thuộc công ty VINAMILK)

5



Tất cả các sản phẩm dòng Vfresh 100% như nước cam ép, nước táo, nước nho,
nước rau quả đều là nước ép 100% nguyên chất, không chất bảo quản, không biến đổi gen,
không bổ sung đường.
Được biết mỗi hộp nước trái cây 100% Vfresh đều được ép nguyên chất trung bình
hơn 2kg trái cây tươi ngon. Đặc biệt, nước cam ép 100% nguyên chất, được làm từ 2,6kg cam
tươi giàu vitamin C tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng cho cả gia đình.
Thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu đến hơn
40 quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc…
b) Tân Hiệp Phát
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, trải qua
hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát đã
trở thành tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam và
cạnh tranh ngang tầm với các tập đoàn nước giải khát
Quốc tế tại Việt Nam.
Các nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng yêu thích
như: Nước tăng lực Number 1, Trà xanh Không Độ, Trà
thanh nhiệt Dr Thanh, Trà sữa Macchiato Không Độ, Nước tăng lực Number 1 Chanh, Dâu,
nước ép trái cây Number 1 Juicie, sữa đậu nành Number 1 Soya, sữa đậu xanh Number 1
Soya, nước tinh khiết Number 1, nước uống vận động Number 1 Active, trà Ô Long Không
Độ Linh Chi, Trà Bí đao collagen…

6


c) PEPSICO
Là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Những mảng kinh doanh chính –
Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay và Pepsi-Cola – cung cấp hàng trăm sản phẩm nước

giải khát và thực phẩm mang tới sự vui thích cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.

d) COCACOLA
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn
Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã
thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu
là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số
loại khác.

7


Định vị vào nhóm sản phẩm đồ uống không cồn, Coca-Cola Việt Nam đưa ra thị
trường nhiều sản phẩm hướng tới nhiều phân khúc, trải dài từ đồ uống có ga như Coca-Cola,
Sprite, Fanta, cho tới nước tăng lực Samurai, nước thể thao Aquarius và nước khoáng Dasani.

II. TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1. Kỹ thuật tư duy sáng tạo:
1.1 Sơ đồ tư duy – Minmap:
1.1.1 Giới thiệu:
Tony Buzan là nhà sáng lập ra phương pháp Mind Map (Sơ đồ tư duy), ông là
nhà văn, nhà diễn thuyết, đồng thời là nhà cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh
nghiệp, ngành nghề, các trường đại học cũng như các trường học về não bộ, kiến thức và
những kỹ năng tư duy.
Ông sinh năm 1942 tại London, tốt nghiệp Đại học British Columbia năm 1964,
nhận bằng danh dự môn Tâm lý, Văn chương văn minh Anh, Toán học và Khoa học phổ
thông. Tonu Buzan đạt danh hiệu người có trí thông minh sáng tạo cao nhất thế giới
(Creativity IQ), là người sáng lập Quỹ Não Bộ (Brain Trust), chủ tịch Tổ chức về Não Bộ
(Brain Foundation) và là người phát triển khái niệm về Ngôn ngữ Não Bộ (Mental Literacy).
Ông là một trong những tác giả nổi tiếng nhất thế giới. Ông đã viết và xuất bản hơn

20 quyển sách về não bộ, về sự sáng tạo và việc học và thơ ca. Đến nay, những quyển sách
của ông đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và xuất bản ở hơn 50 nước.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty
hàng đầu thế giới. Tạp chí Forbes từng bình luận: “Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp cách thức giải phóng năng lực sáng tạo bản thân”. Hơn 250 triệu người đang sử dụng
phương pháp Mind Map của Tony Buzan.

8


Tony Buzan

1.1.2 Lợi ích:
– Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn vì nó chỉ sử
dụng các từ khóa
– Giúp chúng ta sáng tạo hơn, vì chúng ta có thể viết, vẽ tùy ý theo chúng ta muốn,
không bắt buộc phải theo khuôn khổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới như trước giờ nữa.
– Nâng cao khả năng tư duy của chúng ta vì chúng ta sẽ sử dụng được cả hai bán
cầu não cùng một lúc
– Giúp chúng ta đưa ra các giải pháp để giải quyết một vấn đề
– Giúp chúng ta nhìn thấy “bức tranh tổng thể” của nội dung cần ghi nhớ
– Lập kế hoạch , ghi lại sự việc xảy ra theo trình tự thời gian như một kiểu viết nhật

– Nâng cao khả năng thuyết trình
– Tạo một dự án kinh doanh
….

1.1.3 Các bước vẽ sơ đồ tư duy mindmap:
Bước 1 : Xác định từ khóa
(Bước này mình đã hướng dẫn ở trên)

Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
– Bước này chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ
chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho chúng ta sáng tạo hơn, không
bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của chúng ta. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp chúng ta có
được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
– chúng ta cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở
xung quanh nó.

9


– chúng ta có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà chúng ta thích, chủ đề trung
tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
– Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề, do đó, chúng
ta nên vẽ chủ đề to cỡ 2 đồng xu 5000đ.
Bước 3 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
– Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi
bật
– Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
– Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy
nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
– Ở bước này, chúng ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào
nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
– Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind
map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
– Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc
này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một
cách dễ dàng
– Chúng ta hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời

gian bất cứ lúc nào có thể.
– Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.

Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, chúng ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách
thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí
10


nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.
chúng ta đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì chúng ta nghĩ, những gì chúng ta liên
tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp chúng ta nhớ chúng được lâu hơn.

1.1.4 Một số quy tắc khi vẽ:
Khi thực hiện một sơ đồ tư duy nên tuân thủ theo những quy tắc sau :
– Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc dừng lại để suy nghĩ một vấn đề
nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của bị ngăn lại. chúng ta mải lo cho vấn
đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một cách liên
tục để duy trì sự liên kết
– Không cần tẩy xóa, sửa chữa.
– Viết tất cả những gì mình nghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc đến đâu đi chăng
nữa, đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó. Đôi khi những ý nghĩ tưởng như điên rồ lại là một ý tưởng
cực kỳ độc đáo và sáng tạo mà chúng ta không ngờ được đó.
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra
phía ngoài, và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ ngữ nằm bên trái Sơ đồ tư duy
nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài)

1.2 Kỹ thuật BRAINSTORM:
1.2.1 Giới thiệu Brainstorm:
Từ “BRAINSTORM” được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo Alex

Faickney Osborn, xuất hiện đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948.
Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã
quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra.
Theo Wikipedia:
11


”Brainstorm là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng
tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung
trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.”
Còn đây là định nghĩa mà Nikki Nguyễn nêu ra trên blog của Saga:
” Brainstorm là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới
thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách “kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành
viên đều được khuyến khích nghĩ đến đâu, nó đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng
càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Việc phân
tích, bàn luận hoặc chỉ trích/bình luận chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này kết
thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả.”

1.2.2 Các lĩnh vực áp dụng BRAINSTORM:
- Quảng cáo – Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo.
- Giải quyết các vấn đề – các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân
tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề.
- Quản lý các quá trình – Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý
sản phẩm.
- Quản trị các đề tài – nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ
công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề.
- Xây dựng đội ngũ – Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến
khích người trong đội ngũ tư duy.

1.2.3 Các bước tiến hành Brainstorm:

Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi
lại tất cả ý kiến vào sổ tay (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).
Xác định vấn đề hay ý kiến chính của buổi brainstorm . Phải làm cho mọi thành
viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.
Thiết lập các “luật” cho buổi brainstorm. Chúng nên bao gồm
– Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.
– Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng.
– Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ được khuyến khích.
– Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng được khuyến khích.
– Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt
vào ý kiến, ý kiến nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.
– Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!
12


– Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi
lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).
– Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.
Bắt đầu brainstorm: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến
trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có
thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một
ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi
brainstorm.
Sau khi kết thúc brainstorm, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời.
Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:
– Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
– Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí.
– Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
– Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.


1.2.4 Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorm:


Các thành viên chỉ trích ý tưởng của nhau: một người vừa đưa ra ý tưởng đã bị

leader hay thành viên khác phản bác, chê bai thì người đó sẽ nhanh chóng cụt hứng, mặc cảm
rằng mình thật kém cỏi, hoặc nảy sinh tâm lý ghen ghét, bới móc các ý tưởng khác…Nếu
leader để cho tình trạng này xảy ra thì buổi brainstorm cầm chắc thất bại rồi đó.


Trong nhóm chỉ vài người đưa ra ý kiến, số còn lại ngồi chơi: mục đích của

brainstorm là huy động sức mạnh của tập thể, khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ, cách nhìn
khác nhau. Thế mà trong nhóm có những người lười suy nghĩ, để mặc cho một số thành viên.


Không ghi chép lại tất cả các ý tưởng: Một ý tưởng dù là tầm thường hay điên

rồ cũng đều có giá trị riêng của nó. Không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào vì trong rất nhiều
trường hợp, một ý tưởng hay lại bắt ngồn từ một ý tưởng dở hoặc là sự kết hợp của nhiều ý
tưởng đã có. Đi ngược lại điều này thì sẽ khó brainstorm ra được idea xuất sắc đấy.


Chọn nhầm không gian và thời điểm brainstorm: hãy chọn một quán cà phê

náo nhiệt bật nhạc ầm ỹ hoặc thời điểm là 12 giờ trưa khi cái bụng biểu tình đòi ăn mà
brainstorm, hiệu suất làm việc của cả nhóm sẽ tiến gần tới 0 đấy.

1.2.5 Trạng thái tâm lý khi Brainstorm:
Brainstorming không đơn giản là ngồi vào bàn và úm ba la, chúng ta có thể tuôn

trào một loạt các sáng kiến. Nó đòi hỏi sự tập trung và dẻo dai về đầu óc rất lớn. Tôi gọi đây
là “trạng thái brainstorm-ready” tạm gói gọn như sau:
13




Các thành viên phải tỉnh táo về đầu óc. Nghĩa là họ không được làm hoạt động gì

gây kiệt quệ đầu óc trước đó.


Các thành viên phải tập trung 100%. Tôi không cho phép mọi người sử dụng điện

thoại, mở laptop trong những buổi này.


Các thành viên phải sảng khoái về tinh thần. Tôi tránh trách mắng, phê bình nhân

viên trước khi bước vào thực hiện.


Đầu óc và thể lực của thành phần tham gia phải tươi mới. Nên tránh các ngày bận

rộn, mọi hoạt động trước đó phải được hoàn thành hoặc loại bỏ ra khỏi đầu.


Thời gian brainstorming không nên quá 1 tiếng đồng hồ. Thực ra hoạt động này

rất đòi hỏi trí lực, và thường sức người chỉ chịu được 30′ (với nhân viên mới) cho đến 90′

(nhân viên gạo cội).

1.3 Kỹ thuật SCAMPER:
1.3.1 Giới thiệu:

Nguyên tắc Substitue/thay thế
Khi sử dụng nguyên tắc thay thế: chúng ta đang đi tìm : Có thể dùng những nguyên
vật liệu khác để cải tiến sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình sản
xuất ?
Nguyên tắc Combine/Kết hợp

14


Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau thành sản
phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn cho khách hàng ví dụ Combo đa năng, sản phẩm lưỡng
tính…
Nguyên tắc Adapt/Thích nghi
Nguyên tắc thích nghi là cho tính năng và tác dụng hay công dụng sản phẩm/dịch
vụ hiện tại được sử dụng trong một trường hợp khác – áp dụng vào cho phù hợp hơn trước
Nguyên tắc Modify/Điều chỉnh
Có thể thay đổi hình dáng và kích thước hay màu sắc của sản phẩm không? Có
thể bổ sung những tính năng nào cho sản phẩm để tăng thêm giá trị cho khách hàng?
Nguyên tắc Put to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác
Chúng ta phải tìm cách sử dụng các sản phẩm/dịch vụ thông thường vào những việc
khác ví dụ tính năng AI này áp dụng cho tất cả các sản phẩm mà trước nay chưa có AI chẳng
hạn.
Nguyên tắc Eliminate/Loại bỏ
Loại bỏ bớt các tính năng ABC để sản phẩm đơn giản hơn nhưng tạo ra 01 sản phẩm
mới ưu việt hơn ví dụ Vé máy bay Vietjet loại bỏ hết suất ăn … để ưu việt về giá hơn VNA là

một ví dụ điển hình.
Nguyên tắc Reverse/Đảo ngược
Đảo thứ tự của dịch vụ hay sản phẩm : Ví dụ ngày xưa vào quán ăn xong mới trả
tiền thì ngày nay rất nhiều quán ăn bắt ngược lại : hãy trả tiền rồi mới được ăn là một ví dụ.

1.3.2 Cách áp dụng kỹ thuật SCAMPER:
Trước khi giải thích cách áp dụng kỹ thuật SCAMPER, điều cơ bản là phải biết,
theo đúng thứ tự của nó, ý nghĩa của từng chữ cái của từ này hoặc, giống nhau, các động từ
hành động mà kỹ thuật này đề cập đến. Trong bảng sau, các thành phần này là rõ ràng.
Một ví dụ để hiểu các động từ này như các câu hỏi sẽ là khi tạo một công thức: Tôi
có thể thay thế thành phần nào? (S), Tôi có thể kết hợp những kỹ thuật nấu ăn nào? (C), Làm
thế nào để tôi thích nghi với đất nước của tôi? (A), Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện khẩu
vị của chúng ta? (M) Nó sẽ phục vụ như thức ăn nhanh? (P), nó có thể ít muối? (E), Có thể
thay đổi thứ tự trình bày công thức không? (R).
Có hai điểm này rõ ràng, sẽ dễ hiểu hơn về cách áp dụng kỹ thuật SCAMPER, trong
đó, hơn nữa, là một điều rất đơn giản. Nó được tóm tắt trong năm bước:
1. Xác định vấn đề cần giải quyết hoặc ý tưởng cần tạo.
2. Đặt câu hỏi SCAMPER
15


3. Tổ chức trả lời.
4. Đánh giá các ý tưởng.
5. Chọn chúng.

1.3.3 Bộ câu hỏi SCAMPER:
+ S - Thay thế:


Một phần, thành phần hoặc một phần có thể được thay thế bằng một phần khác?




Những người phụ trách có thể được thay thế??



Dân số mà nó được giải quyết có thể được thay thế hoặc thay đổi??



Một quy tắc, một luật, quy tắc hoặc nguyên tắc có thể được thay thế hoặc thay



Dịch vụ này có thể được thay thế bởi một dịch vụ khác?



Phản ứng / cảm xúc của người tiêu dùng / người tạo này có thể được thay thế

đổi??

bằng người khác không?


Thủ tục này có thể được thay thế??




Thành phần hoặc vật liệu đó có thể được thay thế??



Vai trò / vị trí được chơi / chơi bởi người / đội đó có thể được thay thế không??



Những gì khác có thể được thay thế?

Câu hỏi phụ huynh: Tôi có thể thay thế (các) yếu tố nào và giải pháp nào là giải
pháp của tôi??
+ C - Kết hợp:


Các thành phần, bộ phận hoặc miếng khác nhau có thể được kết hợp?



Ý tưởng, chiến lược, mặt bằng, mục tiêu hoặc giải pháp có thể được hợp nhất??



Người / đội từ các bộ phận / khả năng khác nhau có thể được trộn lẫn??



Các dịch vụ khác nhau có thể được hợp nhất?




Các thủ tục khác nhau có thể được kết hợp?



Việc sử dụng được cung cấp cho đối tượng / dịch vụ có thể được hợp nhất??



Nguyên liệu hoặc thành phần khác nhau có thể được kết hợp?



Giải pháp này có thể hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh??



Các yếu tố tái tổ hợp trước đây có thể được kết hợp lại?



Những gì khác có thể được kết hợp?

Câu hỏi phụ huynh: Những yếu tố bên trong và / hoặc bên ngoài bối cảnh của giải
pháp của tôi có thể được kết hợp một phần hoặc tất cả các giải pháp đã nói?
16


+ A - Thích nghi:



Bất kỳ chức năng, tiện ích hoặc lợi ích có thể được điều chỉnh??



Một thành phần, một phần hoặc mảnh có thể được điều chỉnh?



Một ý tưởng, chiến lược, tiền đề, mục tiêu hoặc giải pháp có thể được điều



chúng ta có thể thích nghi với quốc gia khác, thị trường, đối tượng mục tiêu hoặc



chúng ta có thể thích nghi để giải quyết vấn đề khác cùng một lúc?



Dịch vụ có thể thích nghi?



Luật, định mức, quy tắc hoặc nguyên tắc có thể được điều chỉnh??



Định dạng có thể được điều chỉnh?




Nó có thể tiếp tục thích nghi khi bối cảnh tiếp tục thay đổi??



Những gì khác có thể được thích nghi?

chỉnh??
nhu cầu?

Câu hỏi phụ huynh: Làm thế nào giải pháp của tôi và / hoặc một số (một số) yếu tố
của nó có thể được điều chỉnh để giải quyết (các) vấn đề khác?
+ M - Điều chỉnh:


Bất kỳ chức năng, tiện ích hoặc lợi ích có thể được phóng to??



Thị trường hoặc đối tượng mục tiêu có thể được tăng lên??



Nó có thể được phóng đại hoặc quá khổ mà không mất ý nghĩa?



Có thể được sửa đổi để mạnh mẽ hơn, bền hơn, nhanh chóng, hiệu quả, thông


minh, vv.?


Có thể mở rộng nhóm làm việc và / hoặc sản xuất?



Trải nghiệm của người dùng hoặc sự đánh giá cao của anh ấy về dịch vụ hoặc sản

phẩm có thể được cải thiện không??


Những lợi ích hoặc phần thưởng vật chất nhận được có thể tăng lên không??



chúng ta có thể sửa đổi tên, kích thước, màu sắc, kết cấu, ý nghĩa, trình bày, phân

phối, tiếp thị, v.v..?


Uy tín hoặc sự nổi tiếng của chúng ta có thể được phóng đại?



Nó có thể trở thành virus?




Những gì khác có thể được sửa đổi hoặc phóng to?



Bao nhiêu và bao nhiêu nữa có thể được phóng to trước khi chạm vào mái nhà?

17


Câu hỏi phụ huynh: Những yếu tố nào trong giải pháp của tôi và làm thế nào để sửa
đổi chúng để phóng to phạm vi của chúng và / hoặc vượt quá giới hạn của chúng??
+ P - Sử dụng vào mục đích khác:


Nó có thể được sử dụng cho một cái gì đó khác nhau?



Nó có thể được sử dụng theo một cách khác?



Nó có thể được sử dụng bởi người, động vật hoặc tổ chức (hoặc cả đối tượng

hoặc dịch vụ) khác nhau?


Các đề án, quy tắc hoặc quy ước về việc sử dụng của họ có thể bị phá vỡ??




Nó có thể được coi là đa mục đích, đa nền tảng, vv.?



Người tiêu dùng, người dùng hoặc người nhận có thể tạo ra cách sử dụng, giải

pháp hoặc cải tiến mới thông qua sự sáng tạo của chính họ không??


Ngoài các công dụng và bổ sung chính, nó có thể trình bày một giá trị gia tăng ở

cấp độ cảm xúc, tinh thần hoặc siêu việt không??


chúng ta có thể cho những mục đích sử dụng nào khác?

Câu hỏi dành cho phụ huynh: Những cách sử dụng hoặc giá trị gia tăng nào khác có
thể được cung cấp cho các yếu tố hoặc toàn bộ giải pháp của tôi, một mình hoặc nhân danh
người nhận?
+ E - Loại bỏ:


Bất kỳ chức năng, tiện ích hoặc lợi ích có thể được loại bỏ??



Nó có thể được giảm thiểu hoặc giới hạn ở mức cơ bản nhất mà không mất đi bản

chất của nó?



Nó có thể được sửa đổi để nhỏ hơn, nhẹ hơn, mềm mại, đơn giản, ngắn, vv.?



Vật liệu, thành phần, thành phần, bộ phận hoặc các bộ phận có thể được gỡ bỏ??



Bất kỳ phần nào của thủ tục có thể được gỡ bỏ??



chúng ta có thể giảm nhóm làm việc hoặc thời gian sản xuất hoặc nỗ lực?



chúng ta có thể loại bỏ một phần trải nghiệm người dùng mà không thay đổi sự

đánh giá của chúng ta về dịch vụ hoặc sản phẩm không??


Các chi phí hoặc đầu tư vật chất có thể được giảm thiểu??



Có thể giảm thiểu nhu cầu sửa chữa, cập nhật hoặc thay đổi??




Các lỗi, rủi ro hoặc tai nạn có thể xảy ra có thể được giảm thiểu??



Uy tín hoặc sự nổi tiếng của chúng ta có thể được phóng đại?



Những gì khác có thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu?
18




Bao nhiêu nữa và bao nhiêu nữa có thể được giảm thiểu trước khi chạm đáy?

Câu hỏi của phụ huynh: Những yếu tố nào trong giải pháp của tôi và làm thế nào để
loại bỏ hoặc giảm thiểu chúng mà không làm giảm chất lượng, mức độ liên quan hoặc tầm
quan trọng của họ, hoặc mất đi bản chất của họ?
+ R - Đảo ngược:


Các phần khác nhau của thủ tục có thể được sắp xếp lại hoặc đảo ngược?



Những người / đội tham gia có thể được sắp xếp lại?




Vai trò / vị trí của những người / đội tham gia có thể bị đảo ngược??



Các chiến lược, mặt bằng, mục tiêu hoặc giải pháp có thể được sắp xếp lại??



Các thành phần, định dạng hoặc mô hình có thể được hoán đổi cho nhau??



Kế hoạch làm việc hoặc hành động có thể được thay đổi?



Lịch của các sự kiện, ưu tiên hoặc nhu cầu có thể được sắp xếp lại??



Logic của giải pháp có thể được đảo ngược?



Lịch sử, lập luận hoặc giải thích có thể được sắp xếp lại hoặc đảo ngược mà

không làm mất ý nghĩa của chúng?



Những gì khác có thể được sắp xếp lại hoặc đảo ngược?

Câu hỏi phụ huynh: Những yếu tố nào trong giải pháp của tôi và làm thế nào chúng
có thể được sắp xếp lại hoặc đảo ngược mà không làm giảm chất lượng, mức độ liên quan
hoặc tầm quan trọng của chúng, hoặc mất đi bản chất của chúng?

1.4 Kỹ thuật SWOT:
1.4.1 Giới thiệu:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ
Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ
( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh
nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng
kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao
giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố
luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp chúng ta.
- SWOT ĐÃ TỪNG CÓ TÊN GỌI KHÁC:
Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào những
năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực
19


hiện. Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ ( Fortune
500 ) nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này.
Albert cùng các cộng sự của mình ban đầu đã cho ra mô hình phân tích có tên gọi SOFT:
Thỏa mãn ( Satisfactory) - Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội ( Opportunity) – Điều tốt trong
tương lai, Lỗi ( Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ ( Threat) – Điều xấu trong tương
lai. Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick vàd Orr tại
Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F ( Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Phiên bản
đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng vào năm 1966 dựa trên công trình

nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French
Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả
năng hữu hiệu trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần
phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác.

1.4.2 Lợi ích:
Như đã nói ở trên, phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ
chức, dự án, hay một hoàn cảnh do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết
định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Sau đây hãy cùng xem phân tích SWOT
thường được sử dụng trong những trường hợp cụ thể nào:


Các buổi họp brainstorming ý tưởng



Giải quyết vấn đề ( cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh

nghiệp v..v)


Phát triển chiến lược ( cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v)



Lập kế hoạch



Ra quyết định




Đánh giá chất lượng sản phẩm



Đánh giá đối thủ



Kế hoạch phát triển bản thân

...

1.4.3 THỰC HIỆN SWOT:
SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề
trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đã đến lúc chúng ta nghiên cứu kỹ hơn về SWOT để sử
dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất.
Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau:
20


SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần.
Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:


Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có


lợi giúp chúng ta đạt được mục tiêu.


Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây

khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của chúng ta.


Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội,

chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.


Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã

hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của
chúng ta.
Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà chúng ta
đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ
ra cho chúng ta đâu là nơi để chúng ta tấn công và đâu là nơi chúng ta cần phòng thủ. Cuối
cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch
hành động ( Action plan) thông minh và hiệu quả .
Sau khi đã hiểu kỹ hơn về S, W, O, T , giờ là lúc lấp đầy thông tin ở bảng phân tích
trên. Tuy nhiên việc lấp đầy này không hoàn toàn đơn giản khi mà chúng ta thường khó nhận
ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hoặc dễ cảm thấy bối rối, nhầm lẫn khi phải chỉ ra rõ
ràng điểm tích cực và tiêu cực là gì. Dưới đây là những câu hỏi gợi ý mà chúng ta có thể hỏi
21


chính mình cũng như nhân viên để hoàn thành bản phân tích này một cách thẳng thắn, chính

xác nhất.
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng chúng ta, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…
của chúng ta. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà chúng ta đang nắm giữ khi so
sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: chúng ta làm điều gì tốt và tốt nhất? Những
nguồn lực nội tại mà chúng ta có là gì? chúng ta sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh
tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà
chúng ta có thể sử dụng làm cơ sở để chúng ta tìm ra điểm mạnh của mình:


Nguồn lực, tài sản, con người



Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu



Tài chính



Marketing



Cải tiến




Giá cả, chất lượng sản phẩm



Chứng nhận, công nhận



Quy trình, hệ thống kỹ thuật



Kế thừa, văn hóa, quản trị

...
Nên nhớ, chúng ta cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn
đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của chúng ta, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.
Weaknesses – Điểm yếu
Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc chúng ta làm chưa tốt. Nếu
cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi
đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm
mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra chúng ta tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét
tiêu cực nào chúng ta nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v
chúng ta chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con
người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ chúng ta trên con đường đạt được mục tiêu của mình.
Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, chúng ta sẽ trả lời được
câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
Opportunities – Cơ hội
22



Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của chúng ta
thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:


Sự phát triển, nở rộ của thị trường



Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu



Xu hướng công nghệ thay đổi



Xu hướng toàn cầu



Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư



Mùa, thời tiết




Chính sách, luật


Threats- Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho chúng ta trên con đường đi đến thành
công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp chúng ta tìm ra nguy cơ mà
chúng ta hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều chúng ta cần làm là đề ra phương án giải quyết và
phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm
hoàn toàn. chúng ta đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy
nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né
tránh (nếu được) những nguy cơ này.

1.4.4 MỞ RỘNG SWOT:
Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì
tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chăng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã
trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của chúng ta: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
nguy cơ, giờ đã đến lúc chúng ta đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược
căn bản mà chúng ta có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:


Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với

điểm mạnh của công ty.


Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ




Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để

hội.
giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.


Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho

những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
23


1.4.5 VẬN DỤNG SWOT:
Giờ chúng ta đã hiểu cách lập ra một SWOT, hãy xem ví dụ cụ thể sau đây để
hiểu hơn về công cụ phân tích này.
Dưới đây là phân tích SWOT của một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo nước ngoài mới đặt chân vào thị trường Việt Nam:

1.5 Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy:
1.5.1 Giới thiệu:
"6 chiếc mũ tư duy” là một công cụ trợ giúp tư duy được TS. Edward de
Bono phát kiến năm 1980 và giới thiệu trong cuốn “6 Thinking Hats” năm 1985. Đây là
một phương pháp hiệu quả, giúp đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn để đưa ra quyết
định tốt hơn.

24


TS. Edward de Bono
Nhờ vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được

những nguy cơ và cơ hội mà bình thường chúng ta có thể không chú ý đến. Nếu đánh giá một
vấn đề bằng phương pháp "6 chiếc mũ tư duy", chúng ta có thể giải quyết nó dựa trên tất cả
các góc nhìn đã đề cập. chúng ta sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy
cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Điều đặc biệt là sẽ tránh được những xung đột lớn trong khi nhiều người tranh luận về một
vấn đề nào đó. Phương pháp này có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hoặc cho cả một nhóm
thảo luận.
Phương pháp này đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ
chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential,
Dupont, ...cũng dùng phương pháp này.
* Đặc điểm của 6 chiếc mũ:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×