Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 7 trang )

Phụ lục 1 b

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua
công tác chủ nhiệm.
Mã số:……………………
1-Tình trạng giải pháp đã biết:
Đề tài được thực hiện trong thời gian mà xã hội phản ảnh tình hình đạo đức
của học sinh bị suy giãm trầm trọng. Học sinh 14 tuổi đến 16 tuổi đã phát triển
tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn
bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện
đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống cũng phát triển một cách đáng lo ngại.
Thực trạng cho thấy, có một số tồn tại trong lối sống của một bộ phận học sinh 14
tuổi đến 16 tuổi. Nhiều nhận xét cho rằng: việc học sinh vi phạm các chuẩn mực
đạo đức đã đến mức đáng lo ngại với những hành vi như bạo lực trong nhà trường,
đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp bài, bỏ học… Ngoài ra, nhiều học sinh 14
tuổi đến 16 tuổi còn sớm có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật
chất, tiêu xài hoang phí, không tôn trọng kỷ luật, vi phạm pháp luật…
Trường THCS Mỹ Thạnh nằm trên địa bàn gần chợ Mỹ Lồng; Học sinh chủ
yếu ở gần chợ. Lớp 9/3 có 35 học sinh, 90% các em sống gần chợ, 10% học sinh
sống vùng ven và một số xã khác chuyển đến; Bên cạnh những thuận lợi cơ bản
vẫn có nhiều khó khăn trong công giáo dục đạo đức học sinh. Qua thực tiễn làm
công tác giáo dục chúng tôi đã xác định những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
Sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường. Đa số học sinh có đạo đức
tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp,
nội quy của trường.
Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các
hoạt động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.



Phụ lục 1 b

Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình, rất nhiều em có ý thức, tư
cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh.
Khó khăn:
Do đặc thù học sinh ở gần chợ, nên ít nhiều cũng chịu tác động của các
hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em,
còn nuông chiều phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước
con cái. Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo đúng khoa
học giáo dục, nặng về bạo lực, chửi bới con cái.
Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ, nên dễ dẫn đến vi
phạm nội quy của nhà trường và các qui định của xã hội.
Kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái,
có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, ít quan tâm tới quá trình phát triển về tâm sinh lý
và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của con em mình, hoặc ở một số gia
đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, con cái có biểu hiện sai lệch chuẩn mực hành vi
đạo đức là do phụ huynh chỉ cung cấp tiền nhưng lại không quan tâm đến việc học
tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc giáo dục đạo đức thì gần
như phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang
bị những kỹ năng sống tối thiểu.
Có một số học sinh rất ngoan, lễ phép với thầy cô, học giỏi nhưng lại vi
phạm nội qui chung của trường, dể bị lôi kéo bởi các học sinh chưa tốt.
Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học,
ham chơi game, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô,
nói dối thầy cô, cha mẹ và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài.
2-Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Việc giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá
trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều
mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải linh



Phụ lục 1 b

hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Ở bài viết này tôi xin được đề cập một
số giải pháp cơ bản như sau:
- Đầu năm học 2012- 2013 khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi gặp và
trực tiếp trao đổi với GVCN năm trước để nắm tình hình lớp, chất lượng học tập,
hoàn cảnh gia đình của học sinh. Qua trao đổi, theo dõi, điều tra tôi tiến hành tổng
hợp, phân loại đối tượng học sinh: học sinh có hoàn cảnh khó khăn (do gia đình
đông con, việc làm không ổn định) học sinh có chất lượng học tập các môn của
năm học lớp 7 dưới 8.0, học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, học sinh có những biểu hiện
chưa ngoan hay đối xử cộc cằn, hay xúi giục bạn bè chọc phá học sinh trong lớp,
không thực hiện tốt yêu cầu của lớp, của trường.
- Đầu năm tôi yêu cầu học sinh của lớp chủ nhiệm làm sơ yếu lí lịch, ghi rõ
số điện thoại, chữ kí mẫu của ba hoặc mẹ. Cứ mỗi tuần một lần hai bên thông báo
cho nhau về những học sinh vi phạm trong tuần . Sau mỗi lần thông báo cha mẹ
học sinh cần kí và nêu những đề nghị với giáo viên để có thể giáo dục con em tốt
hơn. Trên cơ sở phân tích, theo dõi mặt tốt và mặt chưa tốt của học sinh tôi đề ra
từng biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng:
.Trước tiên, đối với việc học tập, tôi thực hiện chia nhóm học tập, đôi bạn
học tập theo kiểu nhóm hỗn hợp và giao cụ thể trách nhiệm giúp đỡ các đối tượng
học yếu cho nhóm trưởng là những học sinh giỏi và yêu cầu cụ thể nhóm cần tạo
điều kiện cho các bạn học sinh chưa chăm được tham gia trao đổi, luyện tập, trình
bày trước lớp nhiều hơn.
.Giao cho tổ trưởng kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị sách vở, học và làm bài
của bạn và báo cáo thường xuyên với GVCN trong giờ sinh hoạt lớp. Bản thân tôi
luôn có những hình thức khuyến khích các em: khen ngợi trước lớp, động viên
khích lệ ... giúp các em cảm thấy thực sự vui và phấn đấu tốt hơn .



Phụ lục 1 b

.Trong các tiết sinh hoạt lớp, tôi đều dành thời gian để giáo dục học sinh về
đạo đức: tình nhân ái, tình bạn, lòng thương người, thái độ cư xử với mọi người
chung quanh, thầy cô ,cách đối xử với bạn bè, các em lớp 6,7 ...
.Tôi còn kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó
khăn trong lớp dưới nhiều hình thức: giúp bạn cùng học, hỗ trợ quần áo, sách vở,
bút mực…Những phần quà ý nghĩa đó tôi tổ chức cho các em tặng bạn trong dịp
Tết đến, kèm theo những lời động viên xuất phát từ tình bạn. Tôi nhận thấy việc
làm đó của lớp thực sự làm những học sinh này cảm động và các em đã có những
biểu hiện tốt sau khi nhận những món quà này. Riêng tôi ngoài việc tham gia ủng
hộ tặng quà cho học sinh tại lớp với tư cách là GVCN, tôi đã tham mưu đề nghị nhà
trường, Đội, hỗ trợ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đề nghị nhà
trường quan tâm xét miễn giảm tiền học đội tuyển để giúp các em có điều kiện yên
tâm học tập.
- Học sinh trong lớp có nhiều tính tình và tâm sinh lý khác nhau cho nên
GVCN phải tìm hiểu tính tình của các em để có các biện pháp giáo dục phù hợp. .
-Trong cách giao tiếp hàng ngày của học sinh, tôi luôn chú ý quan sát các em
trò chuyện, giao tiếp, đối xử với nhau để uốn nắn kịp thời.
- Đối với những học sinh chưa tiến bộ, tôi thường gặp gỡ trao đổi với các em
để biết thêm về những mong muốn, những khó khăn, hoặc những điều các em chưa
hiểu. Khi có hiện tượng mất đoàn kết, hành vi không đúng mực xảy ra giữa các
nhóm học sinh ... tôi gặp gỡ lớp, từng nhóm, từng đối tượng để thu thập thông tin,
lắng nghe và tạo cơ hội cho các em được nói lên những suy nghĩ của mình về bạn
bè, về thầy cô về suy nghĩ của các em bất kể đối tượng đó là học sinh giỏi hay học
sinh cá biệt chứ không thiên vị, quy kết tất cả nguyên nhân lỗi lầm cho học sinh.
Bình tĩnh nắm bắt tình hình phân loại, tìm ra nguyên nhân xử lí phù hợp. Không
nghe và xử lí tình huống từ một phía. Chính điều đó đã làm cho các em tin tưởng
vào tôi tuyệt đối và bộc bạch nỗi lòng. Đó cũng là cơ hội tốt cho giáo viên chủ



Phụ lục 1 b

nhiệm như tôi đi vào tâm hồn của học sinh, giáo dục uốn nắn các em những lệch
lạc trong cách cư xử, trong lối sống đạt hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm không
những thực hiện công tác chủ nhiệm, mà còn biết xây dựng cho mình một ban cán
sự lớp thật hoàn chỉnh như:
.Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các
thành viên trong lớp.
.Tổ chức cho lớp tham gia đầy đủ các phong trào của các đoàn thể và nhà
trường tổ chức.
.Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ
vững đoàn kết nội bộ trong lớp.
.Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên bộ môn của lớp lớp để nắm
tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp.
- Cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với
giáo viên chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học;
tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn
luyện.
- Tôi chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những
gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ... Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh
tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện.
- Tôi phối hợp chặt chẽ với TPT Đội trao đổi và cung cấp những thông tin về
hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn
cảnh khó khăn để Đội có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm
đối với các em là trách nhiệm của mọi người từ đó các em trở nên ham học hơn.
-Tôi thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt HĐNGLL cho thật
phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chủ đề tháng.
3-Khả năng áp dụng của giải pháp:

Giải pháp mà tôi đưa hoàn toàn có khả năng thực hiện được vì thực ra nó
không hoàn toàn mới nhưng có điều là chúng ta chưa tiến hành đồng loạt và triệt để


Phụ lục 1 b

cho cả trường. Chính vì vậy, nó sẽ được áp dụng cho tất cả các giáo viên đang được
phân công chủ nhiệm và họ là người có thể nói là sẽ góp phần quan trọng trong
việv giáo dục đức học sinh ở các trường phổ thông.Và với những giải pháp này
cùng với chuyên đề chủ nhiệm được triển khai vào đầu năm học 2011 2012 chúng
tôi hi vọng giáo viên chủ nhiệm sẽ phát huy hết vai trò của mình để nhằm nâng cao
việc giáo dục đạo đức trong học sinh
4-Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Để làm tốt công tác chủ nhiệm GVCN cần có một nhận thức đúng đắn và
sâu sắc về vị trí, yêu cầu đối với chính bản thân mình và công việc, không chỉ trang
bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, người GVCN cần phải
rèn luyện cho mình đạt những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực để trên cơ sở
đó, mới có thể nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách
suy nghĩ, cách đánh giá những sự việc trong cuộc sống, những thói quen trong sinh
hoạt … tất cả luôn được người GVCN tự xem xét điều chỉnh để có thể không
ngừng hoàn thiện mình trong mắt học sinh.
Cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có điểm
cuối cùng. Vì thế người GVCN không bao giờ được chủ quan, nóng vội, trước mọi
sai lầm của học sinh GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem
xét, xử lí vấn đề. Cần phối hợp thật tốt 3 môi trường: Nhà trường – Gia đình – Xã
hội.
Qua một năm thực hiện, chặt chẽ các biện pháp trên đến nay: Tập thể lớp 9/3
có nề nếp, đạo đức tốt, vị trí thi đua lớp được cải thiện. Hai mặt giáo dục học kì I cụ
thể như sau:

Sỉ số học
sinh

HỌC LỰC
Giỏi

Khá

HẠNH KIỂM
Tb

Tốt

Khá

Tb


Phụ lục 1 b
TL

SL

TL

35

02

5.7%


24

Họ 35
c kì
I

06

17.1
%

26

Đầ
u

m

SL

TL

SL

TL

SL

68.6% 09


25.7% 30

85.7
%

5

14.3%

74.3% 03

8.6%

91.4
%

03

8.6%

32

TL

SL

5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Mỹ Thạnh, ngày22 tháng 03 năm 2013


TL

SL



×