Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Một số vấn đề về nghiên cứu mối quan hệ giữa Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị phương Tây hiện đại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 18 trang )

MỘT SÔ VẤN ĐỂ VỂ NGHIÊN cửu MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ NHÓM LƠI ÍCH
TRONG NỀN CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI






HVCH. Phan Duy Anh*
HVCH. Hoàng Thị Thuy An**

Tóm tắt
Nền chính trị đảng phái là một nguyên tắc quan trọng của đời sống
chính trị hiện đại. Đảng chính trị luôn gắn bó máu thịt với các môì quan
hệ giữa Nhà nước và xã hội, cơ câu chinh phủ và các tập đoàn lợi ích xã
hội. Ở các nền dân chủ tự do, đảng chính trị và nhóm lợi ích là một trong
những tổ chức quan trọng nhất để xác định các đặc tính của hệ thống
chính trị và đóng vai frò liên kết giữa công dân và chính phủ. Trong thực
tế nền chính trị phương Tây hiện đại đã xuất hiện mối quan hệ giữa các
đảng chính trị và các nhóm lợi ích. Đê’ đạt được những mục tiêu chính trị
của mình, các đảng chính trị và các nhóm lợi ích đã có những hình thức
liên hệ với nhau và điều này đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chính
trị và hoạch định chính sách. Đê’ hiểu được sự phát triển của quá trình
chính trị ở các nền dân chủ tự do phương Tây hiện đại, việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa đảng chính tri và nhóm lợi ích là điều quan trọng. Ở
Việt Nam, việc nghiên cứu chính đảng phương Tây ra đời muộn và việc
nghiên cứu nhóm lợi ích cũng là nhũng nghiên cứu khá mới mẻ. Vì sự
phức tạp cũng như mói mẻ của vâh đề, bài viết bước đầu nêu lên một số
vấn đề chính khi nghiên cừu mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm
lợi ích trong nền chính trị phương Tây hiện đại như sau:


*' Khoa Triết học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.
** Khoa học chính trị, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.


Một sô vấn để vế nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

1) Phân biệt rõ các khái niệm: đảng chính tri, nhóm lợi ích; và khái
niệm liên quan như vận động hành lang.
2) Tại sao lại có mối quan hệ giữa đàng chính trị và nhóm lợi ích?
biểu hiện của nó ở một sô' nưóc phương Tây (trường hợp của Hoa Kỳ,
Đức và Ba Lan).
3) Tác động của môì quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích
đến quá trình hoạch định chính sách như thế nào? Từ việc phân tích ba
vấn đề trên, bài viết đi đến câu hỏi: liệu có một mô hình chung để phân
tích môì quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích cho tất cả các nưóc
dân chủ phương Tây hay không?
*

*

*

Trong lịch sử nền dân chủ phương Tây, nhiều đảng chính trị nổi
lên từ các phong trào xã hội, ửiậm chí đã ra đời từ các nhóm lợi ích.
Không nhũng vậy, các đảng sử dụng nhóm lợi ích để liên hệ với các cử
tri của mình. Đảng và nhóm lợi ích đã thiết lập môì quan hệ vói nhau
nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của đôi bên. Cùng vơi sự phát
triển của nền dân chủ phương Tây, liên kê't đảng chính trị - nhóm lợi ích
ngày càng trở nên quan trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đê) nhóm

tác giả nhận thây các nghiên cứu quốc tế đa phần được tiên hành trong
lĩnh vực nghiên cứu lý luận về Nhóm lợi ích hoặc Đảng chính trị riêng lẻ,
còn khi xét đến môì quan hệ giữa Nhóm lợi ích - Đảng chính trị thì các
khía cạnh cụ thể của môì quan hệ này chủ yêu được đề cập trên các
phương diện như nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các đảng và các nhóm
lợi ích; hay việc đôì mặt của các đảng chính trị trước sự phát triển của các
nhóm lợi ích và các phong trào xã hội trong các nền dân chủ phương Tây.
Qua khảo sát chúng tôi có thế kể đêh một sô' các công trinh nổi bật về vân
đề này như "Interest Groups and Poỉitical Parties: The Odd Couple" (1995)
của Yael Yishai; "ỉnterest Group Poỉitics in the American West" (1987) của
Ronalcỉ J. Hrebenar và Clive s. Thomas; đặc biệt công trình do Clive s.
Thomas chú biên "Political Parties and lĩĩterest Groups - Shaping Democratic

139


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy A n

Govemance" (2001) nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa đảng chính trị
và nhóm lợi ích ở 13 quốc gia trong các nền dân chủ có tính châ't khác
nhau như nền dân chủ truyền thông (traditional democracies), nền dân
chủ được thiết lập sau Chiên tranh thế giới thứ II và nền dân chủ đang
chuyển đổi (transitional democracies).
Hiện nay, không chỉ môx quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi
ích mà bản thân các khái niệm như Nhóm lợi ích, xã hội dân sự, vận
động hành lang.. .cũng còn khá mới mẻ và thu hút nhiều ý kiến trái chiều
nhau trong giới khoa học chính trị và cả giới nghiên cứu chính sách, cũng
như giới công chức Việt Nam. Trong quá trình tiếp cận tri thức và trao
đổi ý tưởng học thuật quốc tê' cùng với quá trình hội nhập của đâ't nước
dẫn tới nảy sinh những hiện tượng mới trong xã hội như lợi ích nhóm, lợi

ích quôc gia, kết hợp với nhiều quan niệm khác nhau về duy trì hay xóa
bỏ các nhóm lợi ích và lợi ích nhóm tiêu cực ở Việt Nam. Việc nghiên cứu
về mốì quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong các nền chính
trị phương Tây đang là những bước đi đầu tiên, không những thể hiện
tính sâu rộng và phức tạp của liên kết này trong đời sông chính trị ớ các
quốc gia phương Tây, mà qua đó, góp phần nhận thức đúng đắn hơn về
đảng chính trị, nhóm lợi ích cũng như các dạng thức liên kết khác nhau
của hai tổ chức này. Từ đó đưa ra mô hình phân tích phù hợp với bôi
cảnh kinh tê' - chính trị, văn hóa xã hội của đâ't nước, đáp ứng mục tiêu
xây dựng một nền dân chủ "của dân, do dân và vì dân".
Trong khuôn khổ tham luận nhỏ này, chúng tôi không có tham
vọng nghiên cứu toàn diện mối quan hệ phức tạp đó. Sau khi thổhg
nhâ't các khái niệm cơ bản, chúng tôi bước đầu giới thiệu các mô hình
của mối quan hệ đảng chính trị - nhóm lợi ích trong nền chính trị
phương Tây hiện đại và các yếu tố định hình mối quan hệ này.
1. Đảng chính trị, Nhóm lợi ích - thống nhất khái niệm
Trong đời sống xã hội hiện đại, các công dân ở tất cả các quốc gia đểu
rất quen thuộc vói khái niệm "đảng chính trị". Nhận thức về tính chất
đảng phái trong nền chính trị của công dân rất rõ rang, các đảng chính trị
ra đời đã tạo nên những nét đặc trung của cơ cấu xã hội chính trị của hệ
thống chính tri. Vì thế người ta dùng sô'lượng các đảng đế gọi tên các chê'


Một sô vấn để về nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

độ chính trị hoặc gắn với hệ thông chính trị nhằm phản ánh đặc trưng hệ
thông chính trị: chế độ một đảng, chế độ đa đảng... hoặc hệ thông chính trị
một đảng, hệ thông chính trị đa đảng, V.V.. Vậy thếnào là đảng chính trị?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đảng chính trị. Ở phương
Tây, không những nhiều học giả đưa ra các cách hiểu về đảng chính

trị theo những cách khác nhau mà đôi khi còn thể hiện những góc
nhìn trái ngược. Theo Edmund Burke thì đảng chính trị là "một tổ
chức của nhũng người (men - nam giới) tập hợp vói nhau nhằm thúc
đẩy lợi ích quốc gia thông qua nỗ lực chung của họ, dựa trên một sô'
nguyên tắc cụ thể được tất cả nhất trí" (Samuel Kernell, Gary c .
Jacobson, bản dịch 2007: 495). Trong khi đó Anthony Downs trong tác
phẩm "An Economic Theory of Democracy" lại định nghĩa đảng chính trị
là "một nhóm người (men) tìm cách kiểm soát bộ máy chính quyền
bằng việc giành lấy những chức vụ trong các cuộc bầu cừ được tổ
chức theo thời hạn" (A. Downs, 1957: 25). Hay v .v . Meytus và
V.IU.Meytus lại định nghĩa đảng chính trị là ''liên minh chính trị được
hình thành có tổ chức nhằm đạt được mục đích chính trị và sử dụng
các phương tiện chính thông để đạt được mục đích đó" (V.V. Meytus
và cộng sự, bản dịch 2010, 50).
Ở Việt Nam, xuâ't phát từ quan niệm giai cấp, đảng chính trị được
hiểu là:
...bộ phận tích cực nhẵĩ và có tố chức của một giai cấp làm công cụ đàu
tranh cho lợi ích của giai câp mình.. .Đảng chính trị là một tố chức tự
nguyện, liên minh của những người cùng tư tường, theo đuôĩ những mục
đích chính trị nhất định; cô'gắng giành ảnh hường lãnh đạo đôí với đời
sông chính trị và tô'chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền đ ể thực
hiện đường lôi cùa mình.. .Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận
tích cực nhất của giai cấp chứ không bao giờ toàn bộ giai câp. Tùy theo giai
cẵp đóng vai trò như thê'nào trong đời sông và trong sự phát triển xã hội
(vai trò cách mạng tiên bộ, bảo thủ, phán động) mà đảng của nó thể hiện
vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp.
(Hội đổng chỉ đạo biên soạn Từ điền bách khoa Việt Nam, 1995:
727 - 728)
141



Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy An

Bên cạnh đó, tác giả Lương Văn Kế trong công trình chuyên khảo
"Đảng chính trị phương Tây và Cộng hòa liên bang Đức" đã nêu ra, đảng
chính trị là:
...một tô’chức chính trị - xã hội của công dân có cương lĩnh chính trị và
có mục đích giành quyêh lãnh đạo nhà nước bằng bầu cử hoặc các thủ
đoạn chính trị khác, nhằm thỏa mãn yêu cầu quyền lợi của tầng lớp xã hội
mà nó đại diện.
(Lương Văn Kê; 2009: 44)
Tổng hợp những quan điểm ữên, trong khuôn khổ bài viết này,
chúng tôi cho rằng Đảng chính trị là một tổ chức chính trị của một giai
cấp (hay một lực lượng, một phong trào chính trị) có chung những tư
tưởng và những quan niệm rõ ràng về hành động chính trị nhằm mục
đích giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Về vấn đề hay lý thuyết về nhóm lợi ích (theory of interest groups)
cũng đã xuất hiện trong khoa học chính tn cũng như kinh tế học hiện
đại từ những năm giữa thê' kỷ XX, khi kinh tế thị trường đã nở rộ trên
quy mô toàn thê'giới và mô hình xã hội dân sự đã dần dần hoàn chỉnh.
Các tài liệu và phương tiện truyền thông trong nước thường nhắc
tới "nhóm lợi ích" như là một nhóm người có cùng chung nguyện vọng
và sở thích, liên kết hoạt động thành các tổ chức hoặc hiệp hội nhất
định, cùng đề ra các mục tiêu chung cụ thể, có ý thức liên kết các thành
viên và đổng thời cũng sử dụng những phương tiện, cũng như kỹ xảo
nhất định để đạt được những mục tiêu chung đó.
Từ góc nhìn của giới nghiên cứu quốc tê' Joseph Losco và Ralph
Baker nhận định:
nhóm lợi ích là một tô’chức của các hiệp hội nghê'nghiệp được xác ìập dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, hướng đến sự công khai và tạo những điều

kiện thuận lợi nhằm phụ vụ cho lợi ích chung của mình. Các nhóm lợi ích
này bao gồm các tập đoàn, tô’chức từ thiện, các nhóm dân quyền, các hiệp
hội khu phô', các hội nghê'nghiệp và thương mại.
(trích theo Ngô Hương Giang, 2Ơ13).
142


Một sô vấn đế về nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

Không hoàn toàn nhất trí với quan điểm của hai tác giả trên, nhóm tác
giã cuốn sách About Government in America thì cho rằng, Nhóm lợi ích là:
...một tô'chức dân sự có chung mục đích, gia nhập với tiêh trình chính trị
nhằm thực hiện các mục đích đó. Các Nhóm lợi ích theo đuôĩ mục tiêu của
mình trong nhiêu, lĩnh vực. Đứng đâu các nhóm lợi ích thường là những nhà
hoạch định chính sách, giông như các Đảng phái chính trị thường có những
nhà Tông hợp chính sách.
(trích theo About Government in America, Eleventh Edition, Chapter 11:
Interest Groups. Truy cập từ />_ga_12/0/10640/2180245-/00.html. Truy cập ngày 10 tháng 12 nằm 2013).
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Jeffrey Berry,
thuộc tổ chức The Interest Group Society, phát biêu: "Một nhóm lọi ích là
một thể chế tổ chức của các cá nhân chia sẻ các mục tiêu chung và cô' gắng
gây ảnh hưởng tới chính sách công" (trích theo R.Allen Hays. The role of
interests groups.Truy cập từ />demopaper/dmpaper9.html. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013). Các
nhóm lợi Ích khác nhau thường được gọi bằng các danh xưng khác
nhau như nhóm quyền lực, nhóm gây áp lực, nhóm yếu thế hay nhóm
chịu mất mát lớn đều hợp thành một tổng thể mô hình xã hội dân sự đa
dạng. Chúng ta có nhiều cách khác nhau đế phân chia và nhận diện các
nhóm lợi ích trong xã hội.
Theo tác giả David L.Paletz, thuộc khoa Khoa học chính trị, Đại học
Duke, Hoa Kỳ, trong cuồn 21st century American government and politics,

các nhóm lợi ích có thể được chia làm 5 loại, gổm các nhóm lợi ích kinh
tế, xã hội, ý thức hệ/hệ tư tưởng, nhóm lợi ích công và nhóm lợi ích chính
phủ. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Texas, Hoa Kỳ lại đưa ra
một cách phân loại khác đó là chia các nhóm lợi ích thành nhóm lợi ích
chung (public interest groưps) và nhóm lợi ích riêng (private interest
groups), trong đó, các nhóm lợi ích chung thường tìm kiếm nhửng kết
quả, nhùng ích lợi cho đa số người dân. Các nhóm này tác động, kích
thích nhà cầm quyền ban bô' những chính sách, những dự luật có lợi cho
đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Ngược lại, các nhóm lợi ích đặc thù
(special interest groups) hoặc cụ thể hơn là nhóm lợi ích riêng (private
interest groups) như các phương tiện thông tin thường nhắc tói là các
143


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúỵ An

nhóm tìm kiếm phương thức ảnh hưởng tói các chính sách công nhằm
đạt được các khoản lợi đặc thù và thu hẹp cho các thành viên có cùng
chung lợi ích trong nhóm vói nhau (College of Liberal Arts - University
of Texas at Austin. 2013. Interest groups. Truy cập từ http://texaspolitics.
laits.utexas.edu/5_7_0.html.Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013). Các
nhóm lợi ích riêng hợp pháp râ't phổ biến ở các quốc gia theo chế độ đa
nguyên như Hoa Kỳ với rất nhiều các hiệp hội lớn nhỏ như Hội ô tô Hoa
Kỳ (the American Automobile Association), Liên minh Công giáo
(Christian Coalitìon)... Ở Việt Nam các nhóm lợi ích riêng hợp pháp
thường được biết tói như là hiệp hội của các nghề nghiệp cụ thể, như Hội
Doanh nhân Việt Nam, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội bảo vệ người
tiêu dùng, Hội bảo vệ môi trường, Hội cầu đường, Hội bảo vệ sinh học...
Đổng thời, chúng tôi cũng nhận thây một sô' điểm đáng chú ý là
việc định nghĩa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong giói khoa học

chính trị phương Tây còn có rthững tranh cãi. Nhiều nhà khoa học
chính trị cho rằng việc phân định giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích là
không rõ ràng như hai nhà khoa học G.Jordan và W.A.Maloney trong
bài viết "What Is Studied When Pressure Groups Are Studied?" - tài liệu sô'
1 thuộc dự án nghiên cứu Nhóm lợi ích ờ Vương quôc Anh của Đại học
Aberdeen (Scotland) đã khẳng định (Jordan, G. và cộng sự ,1992: 5 - 6).
Điều này được nêu ra dựa trên lập luận rằng trong một sô' nền dân chủ
đa đảng, cả đảng và nhóm lợi ích có thể đều chia sẻ các mục đích chính
sách lâu dài và có sự chổng chéo về theo đuổi mục đích chính sách, về
nền tảng tư tưởng cũng như tham gia bầu cử. Chính vì vậy, Yíshai
trong tác phẩm"ỉnterest Groups and Political Parties: The Odd Couple"
(1995) đã đưa ra khái niệm "đảng lợi ích" (interest party) để chỉ các
nhóm nằm giữa ranh giói đảng chính trị và nhóm lợi ích. Cụ thể là:
Khi một nhóm lợi ích tham gia lĩnh vực bầu cử thì nó sẽ trở thành một "đảng
lợi ích" sánh với các đảng đã được thành lập. Một đảng lợi ích là một nhóm lợi ích
mà cử các ứng cử viên tham gia vào cuộc bầu cử lập pháp. Nó không phải là một
đảng chính thức, nhưng đông thời không chỉ đơn thuần lằ một nhóm lợi ích. Nó
thừa nhặn danh hiệu và các hoạt động của một đảng nhưng vẫn tập trung vào cắc
nhiệm vụ cho lợi ích cá nhân về/hoặc ve một vâh đề duy nhài.
(Yishai, 1995: 6)
144


Một sô vấn để vé nghiên cứu môi quan hệ giữa đảng chính trị ...

Tuy nhiên, trong thực tê' thì sô' nhóm lợi ích được xem như một
"đáng lợi ích" là râ't ít. Ở đây, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu phân
tích lý luận phân định đảng chính trị và nhóm lợi ích. Đôi tượng nghiên
cứu của mối quan hệ ở đây là những đảng chính trị chính - các đảng có
thể đã xác định được khả năng trong cuộc bầu cử với một tỷ lệ phần

trăm sô' phiếu bầu nhất định hoặc một sô' ghế trong quốc hội, dẫn đến
khá năng có thể trở thành đảng cầm quyền hoặc một thành viên của
liên minh cầm quyền hay trở thành một đảng đối lập đáng kể, ví dụ
như Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Mỹ, hay Đảng Lao động và
Đảng Bảo thủ ở Anh. . và các nhóm lợi ích lón vói sô' lượng thành viên
cũng như nguồn lực đáng kể.
Một khái niệm liên quan cũng cần được xem xét ở đây là ''vận động
hành lang". Để đạt được mục đích và tác động tói các quyết sách của
chính quyền không chỉ có câp trung ương mà trong nhiều trường hợp là
ở câp địa phương. Các nhóm lợi ích thường sừ dụng các công cụ và kỹ
xảo chính gồm: vận động hành lang, kiến nghị và các thư vận động, diễn
thuyết trước công chúng/biểu tình công cộng, tuyên truyền bằng truyền
thông, tham dự các buổi họp chung, các hoạt động hợp pháp và bất hợp
pháp. Tuy nhiên, trong tham luận ngắn này, chúng tôi chỉ tập trung vào
hoạt động "vận động hành lang" như là một trong những phương thức
chủ đạo và bao chứa cả các phương thức trên nhằm gây áp lực lên quá
trình hình thành chính sách của các nhóm lợi ích và còn được hiếu biết
tương đôi hạn chế trong bô'i cảnh Việt Nam hiện nay.
Thuật ngữ "vận động hành lang" (lobby) được lây theo tên địa
điếm mà hoạt động này diễn ra lần đầu tiên trong nghị viện nước
Anh, ám chi khu vực đi dạo có mái che, hành lang trong nghị viện “
nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi vói
đổng nghiệp hoặc quan chức để cập nhật, đánh giá thông tin vể vân
đề hay các đạo luật mói đang được Nghị viện thảo luận và quyết định.
Ngày nay, vận động hành lang thường được hiếu là những hoạt động
có tính hệ thông nhằm tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng tói các
công chức dân sự hoặc các thành viên Quôc hội để tác động tói quá
trình đưa ra quyết định cúa cơ quan lập pháp, bộ máy nhà nưóc, qua
đó, đạt tơi sự ủng hộ hoặc không ủng hộ chính sách, chương trình, dự
145



Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy A n

luật, hợp đồng, chứng chỉ, bổ nhiệm hoặc một vâh đề bất kỳ vì lợi ích
của cộng đổng, của các nhóm hay của các cá nhân. Mặc dù có râ't
nhiều cách lý giải khác nhau xung quanh thuật ngữ "vận động hành
lang", nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới ý tưởng cho rằng, "vận
động hành lang" - thực chất - "là nghệ thuật thuyết phục chính trị"
(Lionel Zetter, 20Q8: 3 ) , là "quá trình tìm kiếm sự tác động tới chính
phủ và những thể chê' thuộc chính phủ đó bằng cách định hình
chương trình chính sách công" (Lionel Zetter, 2008: 3). Với cách tiếp
cận này, "vận động hành lang" không chỉ như một hoạt động chính trị
phổ biến mà còn là phương thức đạt tới mục tiêu của các nhóm lợi ích.
2.
Các hình thức cơ bản của mối quan hệ đảng chính trị - nhóm lợi
ích trong nền chính trị phương Tây hiện đại
Trong các tài liệu học thuật, các đảng chính trị và các nhóm lợi ích
tham gia vào các môì quan hệ thường được mô tả là "liên kết", "kết nôi
với nhau" hay "ràng buộc". Ở đây, chúng tôi quan niệm mô'i quan hệ là
sự liên kết kết nối giữa nhóm lợi ích và các thành viên của Đảng; và liên
kết được hiểu là khả năng tiếp xúc và cung câp nguồn lực tài chính
cũng như thông tin, ý kiến, quan điểm chính sách giữa các Đảng và các
nhóm lợi ích. Trong nền chính trị phương Tây, hoạt động quan trọng
nhất của các đảng là hoạt động vận động tranh cử, thu hút lượng cừ tri
ủng hộ và bỏ phiếu cho mình để trở thành đảng cầm quyền. Các đảng
phái phải đưa ra các cương lĩnh tranh cử, chương trình hành động cụ
thể, và khi trở thành đảng cầm quyên, đưa người vào bộ máy nhà nước,
đảng phải tổ chức thực hiện các cương lĩnh thông qua con đường quá
trình chính sách của nhà nước.

Các đảng chinh trị tranh giành các ghế trong nghị viện, cô' gắng
giành được nhiều ghếnhâ't để có thể giành được các ghế lãnh đạo trong
nghị viện và thành lập chính phủ. Các đảng tác động vào lập pháp dựa
vào các nghị sĩ, người của đảng trong nghị viện hoặc sự ủng hộ của một
bộ phận cử tri sứ dụng các quyền chính trị của mình. Không những
vậy, giành được vị trí nguyên thủ, hay các chức vụ trong chính phủ là
một mục tiêu quan trọng cúa các đảng chính trị. Thông qua kiểm soát
hành pháp, các đảng thực thi chính sách của mình.
146


Một số vấn để vé nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

Đảng chính trị là tổ chức hướng đến nắm giữ quyền lực chính trị.
Chính vì vậy nó là mục tiêu của các nhóm lợi ích muôn gây ảnh hưởng
đến quá trình chính sách công. Trong khi đó, các nhóm lợi ích có thể
cung cấp cho đảng chính trị các chuyên môn chính sách, thông tin về ý
kiến và khiếu nại của cử tri, nguổn lực tài chính và hô trợ tổ chức cho
các cuộc bầu cử. Để đạt được mục đích chính trị của mình, cả đảng
chính trị và nhóm lợi ích đều cô' gắng thiết lập môi quan hệ thông qua
các ủy ban liên lạc, các lãnh đạo hoặc thành viên trùng lặp (thành viên
vừa thuộc đảng chính trị vừa thuộc nhóm lợi ích), hoặc hoạt động trong
một lĩnh vực cùng quan tâm ( Elin và cộng sự, 2012 : 11) (ví dụ vấn đề
quyền thương mại của Liên đoàn thương mại Đức (DGB) và Đảng Liên
minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)). MÔI quan hệ giữa đàng chính
trị và nhóm lợi ích được thể hiện chi tiết trong tứ giác quyền lực: đảng
chính trị - các ủy ban Quốc hội - bộ máy viên chức chính phủ - các
nhóm lợi ích. Dĩ nhiên đôì tượng ở các ủy ban Quốc hội và bộ máy viên
chức chính phủ của các nhóm lợi ích là thành viên của các đảng chính
trị chính, đặc biệt là thành viên thuộc đảng cầm quyền.

Trong thực tiễn nền chính trị phương Tây, môi quan hệ giữa đảng
chính trị và nhóm lợi ích đã được thiết lập với nhiều hình thức khác
nhau như hình thức đàng chi phôi, hình thức hợp tác, hình thức cạnh
tranh, V.V.. Nhưng các hình thức khác nhau này cũng tổn tại ở từng
quốc gia trong các thời kỳ khác nhau hoặc trong cùng một thời kỳ. Điều
này tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể.
Một ví dụ trường hợp mô^i quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi
ích ả Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, sưc mạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá
phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử vào các chức
vụ khác nhau của Chính phủ (chủ yếu là thành viên Nhà trắng và
Thượng Nghị viện) và những đóng góp tài chính của họ cho các chiến
dịch vận động tranh cử thông qua các ủy ban hành động chính trị
(Political Action Committees - PAC). Hiện nay, các nhómìợi ích có ảnh
hường nhiều ờ Quốc hội là: Tố chức nông nghiệp liên bang Mỹ, Tổ chức
công đoàn AFL - CIO, liên đoàn người tiêu dùng Mỹ (Consumer
Fedi?ration of American Conservative Union)... Các nhóm lợi ích này
thường ảnh hưởng tói lợi ích của cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, do
147


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy An

đó, trong không ít trường hợp, lá phiếu của các nghị sĩ thể hiện tác
động của các nhóm lợi ích hơn là của Đảng phái.
Ở Hoa Kỳ, các nhóm lợi ích của người lao động thường có xu hướng
ủng hộ Đảng Dân chủ. Họ quyên góp và hỗ trợ tài chính cho các cuộc
tranh cử của các ứng viên đảng Dân chủ. Ngược lại, các nhóm lợi ích của
các tập đoàn kinh tế thường hỗ trợ nhiều hơn cho Đảng Cộng hòa. Yếu tô'
lịch sử xuất hiện từ thời lập quốc vẫn tổn tại trong môì quan hệ nhóm lợi
ích - đảng chính trị ở Hoa Kỳ đó là, đảng Dân chủ đại diện cho phần lớn

người dân tầng lớp lao động, tầng lớp trung lưu của xã hội, ữong khi
đảng Cộng hòa đại diện cho tầng lớp tư sản, tư bản công nghiệp và tài
chính. Điều này đã được một số nhà nghiên cứu khoa học chính trị thông
kê SỐliệu và cho biết: trong khoảng những năm từ 1989 tới 2000, sô' lượng
tiền quyên góp của các nhóm lợi ích người lao động (labor donations)
cho các cuộc vận động tranh cử các vị trí khác nhau của các ứng viên
đảng Dân chủ luôn cao hơn so với ủng hộ đảng Cộng hòa và ngược lại
(Thomas L.Brunell. 2005. The The relationship betvveen political partìes
and interest groups: Explaining pattems of PAC Contributions to
Candidates for Congress. Truy cập từ />papers/interestgroups_PRQ.pdf.Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014).
Mặc dù mối quan hệ giữa đảng chính trị - nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ có
biến động theo thời gian và câ'p độ (cấp độ liên bang và cấp độ bang)
nhưng có thê’ thấy phần lớn các nhóm lợi ích đều muôn gia tăng sô' lượng
đại diện có chung quan điểm đảng phái và ý thức hệ với nhóm xrùnh
trong bộ máy chính quyền. Đồng thời, họ cũng ý thức nhiều hơn về khằ
năng tác động thông qua đảng phái và đại diện của đảng tới quá trình
định hình chính sách hơn là thực hành chính sách nên sự hỗ trợ tài chính
đô'i với quá trình vận động tranh cử của các ứng cử viên của các đảng đô'i
với vị trí trong nhà nước hay vị trí đương nhiệm có thể coi là những biểu
hiện rõ nét nhất cho môi quan hệ đảng chính - nhóm lợi ích ờ Hoa Kỳ.
Ví dụ như, theo nghiên cứu "VVhite House, Carpenters Level
Democrats' Blue - Collar Base" của Greg Hitt (Wall S tre e t journal,
October 4, 2002), nhóm lợi ích Công đoàn lao động Carpenter đã ủng
hộ một lượng tiền nhất định cho Đảng cộng hòa, cụ thể là: năm 2002,
trong vòng tranh cử vị trí tại Quốc hội, công đoàn này đã đóng góp
148


Một sô vân để vế nghiên cứu môi quan hệ giữa đảng chính trị ...


gần nửa triệu đô la cho ứng viên đảng Cộng hòa, sô' tiền này thậm chí
còn gấp đôi trong vòng tranh cử năm 2000. Tuy nhiên, điều đáng chú
ý là công đoàn này củng đóng góp s ố tiền tương tự cho đảng Dân chủ
trong 13 lần ứng viên của đảng này vận động tranh cử ở các bang khác
nhau (Thomas L.Brunell. 2005. The relationship betvveen political
parties and interest groups: Explaining patterns of PAC Contributions
to Candidates for Congress. Truy cập từ />~tbrunell/papers/interestgroups_PRQ.pdf.Truy cập ngày 12 tháng 2
năm 2014). Điều này chứng tò mặc dù môi quan hệ đảng chính trị nhóm lợi ích tổn tại ở Hoa Kỳ nhưng lại không hoàn toàn chặt chẽ và
sâu sắc. Nhóm lợi ích không hoàn toàn có tính đảng phái nên các
nhóm này hoàn toàn có thể ủng hộ cho đảng chính trị nào có thế giúp
họ gây áp lực mạnh hơn và hiệu quả hơn trong quá trình định hình
các chính sách công mà họ quan tâm.
Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy, phần lớn môi quan hệ giữa
đảng chính trị và nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ thuộc hình thức hợp tác.
Môì quan hệ giữa nhóm lợi ích và đảng chính trị trong nền chính
trị phương Tây hiện đại có các hình thức cơ bản sau:
Hình thức gắn kết: ờ đây, các đảng chính trị và các nhóm lợi ích
rất giông nhau về mặt tổ chức. Cơ sở của sự gắn kết này thường là kết
quả của sự gần gũi về mặt hệ tư tưởng và việc thiết lập một chiên lược
hành động chưng giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích. Ví dụ điển hình
của môi quan hệ này là các Đảng Cộng sản và các tổ chức phụ trợ như
ở Pháp có Đảng Cộng sản Pháp và Liên đoàn lao động cộng sản; hay
Đảng Xanh và phong trào môi trường ở Đức; hay các Đảng tôn giáo và
các nhóm tôn giáo ở Israel. Hình thức gắn kết là hình thức ổn định
nhât trong môi quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền
chính trị phương Tây (Clive, 2001 : 281).
Hình thức đảng chi phối: ở đây, các nhóm lợi ích, đặc biệt là cá c
nhóm lợi ích lớn có sự phụ thuộc vào quyền lực của một đảng chiêm ưu
thế duy nhât trong cá nưóc đến mức mà họ không thế tiếp cận hoặc ảnh
hưởng đến quá trình chính sách mà không có đảng thừa nhận. Trong

hình thức này, các nhóm lợi ích và các đảng chính trị là những tổ chức
149


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy A n

riêng biệt không có nhiều liên quan đên hệ tư tưởng. Nó là kết quả của
một mối quan hệ cộng sinh trên thực tế xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và
liên quan đên việc trao đổi lợi ích cũng như các nguổn lực, đặc biệt là
nhóm giúp đảng thắng cử và duy trì quyền lực, và đảng (lúc đó là chính
phủ) phân phát các lợi ích khác, đặc biệt là lợi ích kinh tế cho nhóm.
Ví dụ điển hình cho hình thức này là trường hợp của Đảng Dân chủ
Thiên chúa giáo ở Italia luôn duy tó mối quan hệ của mình với các nhóm.
Hình thức hợp tác: ở đây, một kết nôi mạnh mẽ được thiết lập giữa
một đảng chinh trị và một nhóm lợi ích dựa trên định hướng chính sách
và hoàn cảnh lịch sử, và đôi khi dựa trên sự cần thiết sức mạnh chính trị
của một nhóm lợi ích trong trường hợp nhóm đó quá yếu vê' mặt chính
trị buộc phải liên kết với một đảng để đạt được mục tiêu chính trị của
nó. Trong mô hình này, chiến lược của nhóm là luôn cô' gắng ảnh
hưởng đến chương trình chính sách của đảng. Ví dụ điển hình này là
trường hợp Hoa Kỳ đã nêu ở trên.
Hình thức tham gia thực dụng: ở hình thức này, các đảng chính trị và
các nhóm lợi ích có sự độc lập mạnh mẽ. Các nhóm lợi ích không có sự gắn
kết ở nhiều mặt với các đảng. Chính vì vậy, nó sẵn sàng làm việc vói bất kỳ
đảng nào kể cả đảng cầm quyền hay đảng đôi lập để thúc đây đạt được
mục tiêu chính ữị của nó. Sự tham gia với một đảng chính b ị được thiết
lập trên cơ sở đặc biệt được xác định chủ yếu bởi chủ nghĩa thực dụng. Ví
dụ điển hình cho hình thức này là các nhóm chuyên môn như hiệp hội các
kiên trúc sư, cũng như các nhóm về vấn đề xã hội và lợi ích công cộng như
n h ó m q u y ền trẻ em , n h ó m ch ô n g h ú t th u ố c lá V.V..


3.
Các yếu tố định hình mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm
lợi ích trong nền chính trị phương Tây hiện đại
Trong thực tế các nước phương Tây hiện đại, môì quan hệ giữa đảng
chính trị và nhóm lợi ích càng trở nên quan trọng trong sự phát triển của
quá trình chính trị. Một câu hỏi đặt ra vậy tại sao hai tổ chức đảng chính
trị và nhóm lợi ích lại liên kết với nhau mà không phải các tổ chức khác
để tác động đến quá trình chính trị ở các nền dân chủ phương Tây? Hay
nói cách khác các yếu tô' nào định hình / quyết định mô'i quan hệ giữa
đáng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị phương Tây?


Một sô vấn đế về nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

Các nhóm lợi ích hoạt động như một cơ chế kiểm soát và cân bằng
quyển lực của chính quyền. Ban đầu, hầu hết các nhóm lợi ích không
được thiết lập cho các mục đích chính trị. Họ thường phát triển để thúc
đẩy các chương trình và phổ biến thông tin nhằm thỏa mãn lợi ích kinh
tế của các thành viên và nâng cao năng lực của toàn xã hội. Tuy nhiên,
để làm được điều đó, không còn cách nào khác là phải bưóc vào đâu
trường chính trị để nhận được nhiểu thuận lợi từ các quyết định và
chính sách công1. Do vậy, ở các nưóc phương Tây, các nhóm lợi ích có
môi quan hệ tương đối chặt chẽ vói các đảng chính trị, mô'i quan hệ này
được thể hiện qua mục tiêu hoạt động, cách thức tác động lên nhau.
Nêu các Đảng chính trị là tập hợp những người có quan điếm chung về
cách điểu hành chính phủ, mục đích chính trị, phương pháp chính phủ
hành động thì nhóm lợi ích tập trung vào một khu vực, một vâri đề cụ
thể hoặc thiết lập các mối liên hệ vơi các ứng viên của Đảng chính trị
trước khi họ được bầu lên vào các vị trí trong chính quyền để đáp ứng

các lợi ích của nhóm mình. Nhóm lợi ích và đảng chính trị có thể trở
thảnh đồng minh hoặc đô'i thủ của nhau, tùy theo cục diện chính trị,
kinh tế của môi nưóc, thậm chí là cả tính đổng minh về ý thức hệ, vùng
địa lý hay môì quan tâm chung lên các vân đề khác nhau của hệ thông
lập pháp.
Khi phân tích các yếu tô' định hình môi quan hệ giữa đảng chính trị
và nhóm lợi ích, theo chúng tôi, cần chú ý các nhân tô' cơ bản sau:
Trước hết là yếu tố mức độ phát triển kinh tế xã hội và chính trị.
Việc xem xét mô hình phát triển kinh tế xã hội là râ't q u a n trọng. Điều
này liên quan đến các câu hỏi như: sự phân chia giai câp trong xã hội có
sâu sắc không? có sự cách biệt lón giữa tư bản và lao động hay không?
Việc phân chia giai câp sâu sắc trong xã hội có khả năng tạo nên liên
minh giữa các nhóm lao động và các đảng chính trị nhất định, chẳng
hạn như các tổ chức công đoàn và các đảng xã hội. Chính các mức độ
khác nhau của sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến các loại nhóm lợi ích

1 Xem:

/>
Conimon-characteristics-and-the-importance-of-interest-groưps

151


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúy A n

khác nhau và cũng khác biệt trong quan hệ đảng - nhóm. Trong một xã
hội phát triển, các đảng chính trị và các nhóm lợi ích có xu hướng độc
lập hơn với nhau và quan hệ đảng - nhóm cũng trở nên thực dụng hơn
(Clive, 2001: 273). Tuy nhiên, ngay cả trong xã hội hậu công nghiệp, vẫn

còn sự phân chia cánh tả / cánh hữu rõ rệt của các mối quan hệ giữa các
đảng chính trị chính và các nhóm lợi ích lớn, ví dụ như các nhóm nhân
quyền và môi trường thường kết hợp với các đảng cánh tả, còn các
nhóm chông nhập cư thường liên kết với các đảng cánh hữu.
Trong yếu tố phát triển kinh tế xã hội và chính trị cần chú trọng
xem xét văn hóa chính trị và tư tưởng chính trị ở từng quôc gia. Văn hóa
chính trị là một tập hợp chung các kiến thức, thái độ và các biểu tượng
có thể ữợ giúp để xác định các quy trinh và mục tiêu chính trị. Tư
tưởng bảo thủ I tự do I chủ nghĩa xã hội biểu thị thái độ cụ thể với vai trò
của chính phủ. Mức độ của chủ nghĩa thực dụng và hệ tư tưởng trong
văn hóa chính trị-có xu hướng ảnh hưởng đên mức độ mà các đảng
nhất định có quan hệ với các nhóm lợi ích nhất định. Ví dụ như trong
trường hợp Hoa Kỳ, chủ nghĩa cá nhân, tinh thẩn hợp hiên và tôn trọng
pháp luật, hệ thống thương mại tự do ảnh hưởng không nhỏ tới môì
quan hệ của đảng chính trị và nhóm lợi ích.
Thứ hai, yếu tố Hiến pháp, pháp luật và cấu trúc chính trị hiện
tại ở mỗi quốc gia.
Trước hết ở đây cần xem xét Hiêh pháp / quy định pháp luật về đảng và
nhóm như: Có quy định Hiến pháp hay pháp luật liên quan đến đảng và
nhóm, chẳng hạn như yêu cầu đăng ký cho các nhóm lợi ích, các giới hạn
về hoạt động chính trị của các tổ chức phi lợi nhuận, công bố thông tin /
minh bạch của các môi quan hệ tài chính của đảng - nhóm, hay giới hạn
về đóng góp tài chính của các nhóm cho các ứng cử viên của đảng hoặc
đảng? Quy định của Hiến pháp và pháp luật có thê’ định hình mô'i quan
hệ giữa các nhóm nhất định và các đảng. Ở những nước mà có những
quy định về quan hệ tài chính (ví dụ, Thụy Điển và Anh với sự đóng góp
công đoàn bắt buộc với các đảng xã hội), có thể dẫn đên sự phụ thuộc
của nhóm lọi ích vào đảng chính trị. Trong trường hợp có những giới hạn
hoặc câm đóng góp của các nhóm nhất định cho các đảng (như ờ nhiều
152



Một sô vấn đế vế nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

tiêu bang Mỹ có những quy định công khai liên qua đến các ngành công
nghiệp) việc tách biệt giữa đảng và nhóm có thể xảy ra.
Xem xét câu trúc chính trị hiện tại ở mỗi nước cũng rất quan trọng.
Việc xác định rõ các thể chế chính trị và các hình thức nhà nưóc (đơn
nhất hay liên bang) góp phần hiểu rõ cách định hình môì quan hệ đảng nhóm. Trong lịch sử phát triển của các nền dân chủ phương Tây, đặc biệt
trong trường hợp các đảng chính trị mạnh mẽ và phân chia tư tưởng giai
cấp sâu sắc, có xu hướng khuyến kích các nhóm nhất định, đặc biệt là các
nhóm sản xuất, liên minh vói các đảng để đạt được mục tiêu của mình.
Đổng thòi xem xét sức mạnh nội tại của các đảng chính trị. Nêu hệ thông
đảng mạnh về kỷ luật, nó sẽ chủ động xác định chương trình nghị sự
chính sách và việc ban hành, thực hiện chính sách. Hệ thông đảng yếu
hon thì sẽ trung lập nhiều hơn hoặc thực dụng trong mối quan hệ của họ
vói các nhóm. Ví dụ, một hệ thống đảng mạnh, như ở Đức, các đảng có
khả năng kiếm soát quá trình chính trị và cho phép họ xác định mối quan
hệ với các nhóm lợi ích. Không dưng lại ở đó, trong mối quan hệ đảng nhóm cần xem xét đảng đó là đảng cầm quyền hay thuộc liên minh đảng cầm
quyển. Vân đề ở đây là đảng hay liên minh đảng kiểm soát quốc hội và
chính phủ? Trong hệ thông đại nghị, các nhóm có thể có các môì quan hệ
khác nhau với một sô' đảng nắm quyền và không nắm quyền, và việc sợ
bị loại ra khỏi quá trình hoạch định chính sách dẫn đến nhiều nhóm theo
đuổi một chính sách tách biệt hoặc không tham gia vói các đảng và tập
trung sự chú ý vào bộ máy hành chính.
Thứ ba, yếu tố về đặc điểm và sự phát triển của các nhóm lợi ích.
Ở đây, trươc hết cần phải xem xét rõ các đặc điểm bao quát của hệ
thong nhóm lợi ích. Điều này liên quan đến tỷ lệ công dân, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế, thuộc về các nhóm nào. Ví dụ, việc mức độ càng nhiều
công dân tham gia nhóm lợi ích, đặc biệt là các nhóm sản xuâ't sẽ dẫn

đến sự phát triển của các nghiệp đoàn lao động. Do đó, có nhiều khả
năng về sự tổn tại sức mạnh của hiệp hội lao động và khả năng của họ
đế tham gia vào thực hiện chính sách thay mặt cho chính phủ. Xã hội
như vậy sẽ thể hiện môi quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm sản xuất và các
đảng. Đổng thòi cần xem xét động lực thúc đẩy sự phát triển nhóm lợi ích
153


Phan Duy Anh, H oàng Thị Thúỵ An

như: nhóm đã phát triển dưới sự bảo trợ của một đảng hay sự tham gia
ngày càng đông đảo của các thành viên chung mục đích? Nguồn gốc và
lịch sử phát triêh có ảnh hưởng quan trọng về thái độ của một nhóm
đô'i với và liên kết vói các đảng. Ví dụ, hầu hết các nhóm lao động là
đồng minh chặt chẽ vói các đảng xã hội chủ nghĩa, và truyền thống này
được tiếp tục bất chấp sự khác biệt về quan điểm.
Ngoài ra, cần xem xét đêh lãnh đạo của nhóm. Người lãnh đạo là cực kỳ
quan trọng đôi vói hoạch định chính sách và hoạt động của một nhóm.
Nhiều nhóm và tổ chức được xem xét thông qua quan điếm của các nhà
lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo khéo léo và chuyên nghiệp có thể chiếm ưu
thế trong các hoạt động của một nhóm. Một nhà lãnh đạo của nhóm cụ
thể có thể liên kết họ với một đảng cụ thể, mặc dù đảng đó có thê’ không
được ủng hộ bởi phần lớn các thành viên của nhóm. Một lãnh đạo khác
của một nhóm tại một thời điểm khác có thể có quan điểm trung lập hơn.
Vì vậy, những thay đổi trong lãnh đạo và quan điểm của lãnh đạo nhóm
có thể xác định mức độ tương tác với các đảng chính trị.
Trong hầu hết các nưóc dân chủ phương Tây, đảng chính trị và
nhóm lợi ích là một trong những tổ chức quan trọng nhất để xác định
các đặc tính của hệ thông chính trị và đóng vai trò như các liên kết chủ
yếu giừa công dân và chính phủ. Việc nghiên cứu mô'i quan hệ giữa

đảng chính trị và nhóm lợi ích có ý nghĩa quan trọng để hiếu được quá
trình chính trị dân chủ phương Tây và một sô' kinh nghiệm có thể cần
thiết cho quá trình dân chủ hóa đời sông kinh tế chính trị của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. Lương Văn Kế. 2009. Đảng chính trị phương Tây và Cộng hòa liên
bang Đức (chuyên khảo). NXB. Thế giói. Hà Nội.
2. Hội đồng chi đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. 1995. Từ
điên bách khoa Việt Nam, tập 1. NXB. Từ điển Bách khoa. Hà Nội.
154


Một sô vấn để về nghiên cứu mối quan hệ giữa đảng chính trị ...

3. College of Liberal Arts - University of Texas at Austin. 2013.
ỉnterest Groups. 3rd Edition - Revision 63. Truy cập từ
(Truy cập ngày 10
tháng 12 nãm 2013).
4. Qive s. Thomas. 2001. Political Parties and Interest Groups - Shaping
Democratic Governance. Lynne Rienner Publishers. London.
5. Downs. A. 1957. An Economic Theory of Democracy. New York:
Harper and Row.
6.

Hays, R.Allen. The role of interest groups. Truy cập từ
/>.html (Truy cập ngày 10 tháng 12 nãm 2013).

7. H. Allem, Elin & Tim Bale. 2012. Political parties and interest groups:

Disentangling complex relatìonships. Party Politics. N ol8,7-25.
8. Kernell, Samuel. Gary c . Jacobson. 2007. Logic chính trị Mỹ. NXB.
CTQG. HN.
9.

Jordan, G., and w.A. Maloney. 1992.What is studied when
pressure groups are studied? .British Interest Groups Project,
Working Paper Series. No. 1. 1992.

10. L.Brunell, Thomas, University of Texas at Dallas (US), The
relationship between political parties and interest groups:
Explaining pattems of PAC Contributions to Candidates for
Congress. Truy cập từ />interestgroupsJPRQ.pdf (truy cập ngày 12 tháng 2 nãm 2014)
11. Meytus, v .v và V.IU. Meytus. 2010. Đảng chính trị - Chiên lýợc và
sự quản lý. NXB. CTQG. HN.
12. Ngô Hương Giang. 2013. Nhóm lợi ích và nhóm lợi ích ở Việt Nam.
Ký yếu Hội thảo khoa học "Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích: một
sô' vấn để lý luận và kinh nghiệm quốỉc tế". Viện Triết học. HN.
13. Zetter, Lionel. 2008. Lobbying - the Art of Political Persuasion,
Harriman House LTD, Great Britain, 3.
14. Yishai, Yael. 1995. Interest Groups and Political Parties: The Odd
Couple. Paper presented ai the annual meeting of the American
Poỉitical Science Association, Chicago, September.

155



×