Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.82 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG HÀ

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
(1954-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

PHẠM THỊ HỒNG HÀ

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
(1954-1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:

62220313

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Đức Cường


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, chưa được công
bố dưới hình thức nào. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án đều được
khai thác từ các nguồn tư liệu, tài liệu lưu trữ và tham khảo từ các công trình nghiên
cứu trước. Những trích dẫn trong luận án đều đã được chú thích nguồn tham khảo./.
Tác giả luận án

Phạm Thị Hồng Hà

i
 


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đức Cường
– người thầy hướng dẫn luôn tận tình chỉ dẫn, định hướng và động viên tôi trong quá trình
thực hiện Luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ nhân viên công tác tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Thư viện Viện Sử học, Thư
viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia, Thư
viện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), Thư viện Harold Washington (Chicago –
Hoa Kỳ), Thư viện của Đại học Massachussetts, Boston (Hoa Kỳ), đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc tiếp cận và khai thác nguồn tài liệu quý giá liên quan đến
Luận án.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ giảng viên thầy cô Khoa Lịch sử đã
đào tạo và giúp đỡ tôi từ bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ phía Lãnh đạo Viện
Sử học, Phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam hiện đại, cùng các đồng nghiệp đã ủng
hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những nhân chứng lịch sử - những
người đã từng tham gia và có nhiều hiểu biết về hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt
Nam thời kỳ 1954-1975: ông Phạm Kim Ngọc – Tổng trưởng Kinh tế (1969-1972),
ông Nguyễn Đức Cường – Tổng trưởng Công nghiệp và Thương nghiệp (1973-1975),
ông Huỳnh Bửu Sơn – nhân viên Viện Phát hành của Ngân hàng Quốc gia, ông John
Bennet – Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam
(1973), đã cho tôi điều kiện gặp gỡ, trao đổi và tiếp cận với những nhận định, những
nguồn tư liệu quan trọng giúp ích cho tôi trong quá trình hoàn thiện Luận án.
Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn tới GS Hồ Tài Huệ Tâm (Đại
học Harvard – Hoa Kỳ), GS Pierre Asselin (Đại học Hawaii Pacific), GS Andrew
Hardy (Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp) vì những chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ quý báu
trong thời gian tôi thực hiện luận án và giúp tôi tìm kiếm được những nguồn tư liệu vô
cùng bổ ích.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời tri ân tới gia đình – những người luôn ủng hộ và
động viên tôi trong công việc và cuộc sống./.
Tác giả luận án
Phạm Thị Hồng Hà

ii
 


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………..
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………………………………

1.1.1. Những công trình lý luận chung về ngân hàng…………………………......
1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế miền Nam Việt Nam (1954-1975)………….
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hoạt động tài chính –
ngân hàng ở miền Nam Việt Nam…………………………………………………
1.2. Kết quả nghiên cứu và một số vấn đề cần giải quyết……………………………
1.2.1. Về kết quả nghiên cứu………………………………………………………
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết………………………………
Chương 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM
1954 ĐẾN NĂM 1964…………………………………………………………………
2.1. Những nhân tố tác động tới sự hình thành và hoạt động của hệ thống ngân
hàng ……………………………………………………………………………………..
2.1.1. Các tổ chức ngân hàng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1954……………
2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế ở miền Nam Việt Nam và chính sách viện trợ
của Hoa Kỳ…………………………………………………………………………
2.1.3. Chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gòn……………………………….
2.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng
2.2.1. Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ …………………………………….
2.2.2. Ngân hàng tư nhân…………………………………………………………..
2.3. Hoạt động của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 19541964…………………………………………………………………………………….
2.3.1. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam……………………………
2.3.2. Hoạt động của các ngân hàng thương mại…………………………………
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………..
Chương 3: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ NĂM
1965 ĐẾN NĂM 1975…………………………………………………………………
3.1. Bối cảnh lịch sử mới và những tác động tới hệ thống ngân hàng
3.1.1.Tình hình kinh tế, chính trị ở miền Nam Việt Nam………………………..
3.1.2. Chính sách viện trợ của Hoa Kỳ…………………………………………..
3.1.3. Chính sách kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa…………………
3.2. Những thay đổi về cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng


1
9
9
9
11
17
25
25
26
27
27
27
33
38
40
41
45
47
47
57
65
67
67
67
70
72
73

3.2.1. Ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ …………………………………..


74

3.2.2. Ngân hàng tư nhân………………..…………………………......................

78

iii
 


3.3. Hoạt động của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 19651975…………………………………………………………………………………….
3.3.1. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam……………………………
3.3.2. Hoạt động của các ngân hàng thương mại…………………………..........
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………….
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MIỀN NAM VIỆT
NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975………………………………………………
4.1. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 19541975……………………………………………………………………………………..
4.1.1. Hệ thống ngân hàng là sản phẩm của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh
chiến tranh và viện trợ Mỹ……………………………………………………………..
4.1.2. Hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam được xây dựng theo các tiêu
chuẩn của hệ thống ngân hàng Âu -Mỹ hiện đại………………………………………..
4.1.3. Hệ thống ngân hàng được vận động và phát triển theo hướng ngày càng mở
rộng về quy mô, phạm vi ảnh hưởng và chuyên môn hóa chức năng……………………
4.1.4. Ngân hàng ngoại quốc có tầm ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính ngân
hàng ở miền Nam Việt Nam…………………………………………………
4.1.5. Quá trình hình thành hệ thống ngân hàng có sự đóng góp quan trọng của
đội ngũ giai cấp tư sản tài chính thương nghiệp…………………………………………
4.1.6. Hệ thống ngân hàng có mức độ hội nhập sâu trong hệ thống tài chính ngân
hàng tiền tệ thế giới………………………………………………………………………
4.2. Hiệu quả và vai trò của hệ thống ngân hàng đối với kinh tế miền Nam Việt

Nam……………………………………………………………………………………
4.2.1. Hiệu quả của hệ thống ngân hàng …………………………………………..
4.2.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế ở miền Nam Việt Nam..
4.3. Một số hạn chế của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam……………….
4.3.1. Tình trạng gian lận, lừa đảo trong hoạt động ngân hàng…………………….
4.3.2. Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối tín dụng ngân hàng……………...
Tiểu kết chương 4………………………………………………………………………

84

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN……………………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………...
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….

146


 

 

iv
 

84
96
118
120

120
120
121
125
125
127
129
132
132
135
141
141
142
145

151
152
173


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

ADBVN

Ngân hàng Phát triển Kỹ nghệ Việt Nam

IDBV

Ngân hàng Phát triển Công nghiệp


IDEBANK

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Cộng hòa)

NHQG

Ngân hàng Thế giới

WB

Ngân hàng Trùng tu và Phát triển

IBRD

Nhà xuất bản

NXB

Quỹ Tiền tệ Thế giới

IMF

Quyền rút vốn đặc biệt

SDR

Số thứ tự

STT


Tiền Việt Nam Cộng hòa

VN$

Trang

tr.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

TTLTQG II

Việt Nam Cộng hòa

VNCH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Hong Kong – Shanghai Banking Corporation

HSBC

Letter of Credit

L/C

Military Payment Certificate

MPC


National Agricultural Credit Organization

NACO

Page

p.

Public Law 480

PL.480

United States Agency International Development

USAID

United States Operations Mission

USOM

v
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Tổng số vàng nhập nội từ Lào vào Việt Nam Cộng hòa bằng giấy
phép đặc biệt


55

Bảng 3.1:

Tình hình dự trữ ngoại tệ của VNCH trong một số năm

92

Bảng 3.2:

Tình hình tín dụng tại các ngân hàng

96

Bảng 3.3:

Tình hình ký gửi của các ngân hàng vào ngày 30/11/1974

112

Bảng 4.1:

Tổng tài sản có của các ngân hàng thương mại 1968-1973

134

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tín dụng do Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ Việt Nam tài trợ từ năm
1958 – 1972


104

Biểu đồ 3.2: Số tín dụng do Ngân hàng Phát triển Công nghiệp cấp theo ngành
năm 1970

105

Biểu đồ 3.3: So sánh lượng ký gửi và cho vay của các ngân hàng nước ngoài

114

Sơ đồ 4.1:

131

Sơ đồ quy trình viện trợ thương mại sử dụng cơ chế Tín dụng thư:


 

vi
 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong các hoạt
động kinh tế của loài người, là trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại, đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường khi các ngân hàng đóng vai trò vừa là trái tim, vừa là huyết mạch
của nền kinh tế. Trong những năm 1954 – 1975, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực

dân kiểu mới, nền kinh tế miền Nam Việt Nam là một nền kinh tế năng động, phát triển
theo mô hình kinh tế thị trường nhưng lại chịu tác động của các yếu tố phi thị trường là
chiến tranh và nguồn viện trợ khổng lồ từ bên ngoài. Chính vì thế, qua việc nghiên cứu
về hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 sẽ góp phần nhận
diện, đánh giá về nền kinh tế miền Nam Việt Nam cụ thể, thực chứng và sâu sắc hơn.
Trong thời gian gần đây, chủ đề kinh tế miền Nam Việt Nam đã nhận được sự
quan tâm của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều chiều cạnh khác
nhau, nhưng trong những nghiên cứu này phần lớn mới chỉ đề cập tới hệ thống ngân
hàng trong một số nghiệp vụ cụ thể, hoặc một số ngân hàng riêng rẽ, chứ chưa coi hệ
thống ngân hàng như là đối tượng chính của nghiên cứu và đặt hệ thống ngân hàng
trong tổng thể nền kinh tế. Thực tế chưa có một công trình sử học nào nghiên cứu một
cách toàn diện, đánh giá khách quan, có hệ thống về quá trình hình thành, đặc điểm và
vai trò của các ngân hàng ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Điều này đặt ra
yêu cầu cần phải có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu nhằm lý giải nhiều câu
hỏi còn đang để ngỏ như: hệ thống ngân hàng ở miền Nam thời kỳ này đã được tổ chức
và vận hành như thế nào? Hệ thống ấy có vai trò và tác động ra sao đến sự phát triển
của kinh tế VNCH, một nền kinh tế chịu sự tác động to lớn của chiến tranh và viện trợ
Mỹ? Chính vì thế, việc nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam (19541975) sẽ không chỉ góp phần bổ sung những hiểu biết về mô hình, cơ cấu tổ chức, cách
thức điều hành, quản lý, đặc điểm và vai trò của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt
Nam, mà còn góp phần cung cấp những nhận thức về nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam
thời kỳ 1954-1975 có ý nghĩa lớn vì nó được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế có sự
hội nhập cao, xây dựng theo những tiêu chuẩn của các ngân hàng hiện đại Âu -Mỹ.
Thông tin từ luận án này có thể là nguồn tư liệu có giá trị cho nhà hoạch định chính
sách trong việc quản lý hệ thống ngân hàng trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
1
 



Bên cạnh đó, sự đa dạng về nguồn tài liệu, bao gồm: thứ nhất là tài liệu từ các
trung tâm lưu trữ quốc gia ở Việt Nam, nguồn tài liệu gốc quan trọng mà đa số các nhà
nghiên cứu nước ngoài vẫn chưa có điều kiện tiếp cận; Thứ hai là tài liệu từ các trung
tâm lưu trữ và thư viện nước ngoài, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, một nguồn tư liệu quý
nhưng hiện vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm và sử dụng; Thứ ba
là các cuộc phỏng vấn và trao đổi (cả trực tiếp và gián tiếp) với một số nhà quản lý
kinh tế và chuyên gia ngân hàng của VNCH và Hoa Kỳ, những người từng trực tiếp
tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng và điều hành hoạt động ngân hàng ở miền
Nam Việt Nam 1954 – 1975, là một yếu tố quan trọng để chúng tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu.
Với lí do trên, tôi chọn đề tài “Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam
(1954-1975)” làm đề tài luận án Tiến sĩ sử học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phục dựng và làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống
ngân hàng ở miền Nam Việt Nam nhằm làm rõ các đặc điểm và vai trò, vị trí của hệ
thống ngân hàng này trong nền kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Làm rõ những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam Việt Nam trong
thời kỳ 1954-1975 và những tác động của nó tới sự ra đời và tồn tại của hệ thống ngân
hàng.
- Phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng ở miền Nam
Việt Nam bao gồm ngân hàng quốc gia và các ngân hàng thương mại; ngân hàng tư
nhân và ngân hàng sở hữu của chính phủ.
- Đưa ra những nhận xét bước đầu về đặc điểm, vai trò, vị trí của hệ thống ngân
hàng trong nền kinh tế, xã hội miền Nam thời kỳ 1954-1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam

từ năm 1954 đến năm 1975
Luận án sử dụng thuật ngữ “Ngân hàng Quốc gia Việt Nam” (từ đây viết tắt là
NHQG) để chỉ ngân hàng trung ương của chính quyền Sài Gòn được thành lập vào
2
 


ngày 31/12/1954. Thuật ngữ “ngân hàng” được quy định trong Sắc luật số 018CT/LĐQGQL/SL ngày 24/10/1964, để chỉ những tổ chức ngân hàng công hoặc tư, kể
cả chi nhánh hay phân cục ngân hàng ngoại quốc mà hoạt động thường xuyên, thi hành
cho chính mình các nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ chiết khấu và nghiệp vụ tài chính
với tiền ký gửi của tư nhân, của xí nghiệp và của các đơn vị công quyền [54, tr. 169].
Ngoài ra, luận án còn sử dụng khái niệm ngân hàng của người Việt Nam và
ngân hàng ngoại quốc. Theo quy định của chính quyền VNCH, để được gọi là ngân
hàng của người Việt Nam một ngân hàng phải có đa số quản trị viên có quốc tịch Việt
Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc phải là một người có quốc tịch
Việt Nam; Ngân hàng ngoại quốc là những ngân hàng được thành lập theo luật lệ
ngoại quốc và đặt trụ sở ở ngoại quốc. Ngân hàng ngoại quốc chỉ được mở chi nhánh
và phân cục tại Sài Gòn và hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc gia có quyền giới hạn số
chi nhánh và phân cục ấn định một tỷ lệ tối thiểu nhân viên người Việt trong thành
phần quản trị của ngân hàng ngoại quốc [54, tr. 172].
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về hệ thống ngân hàng ở
miền Nam Việt Nam vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Luận án làm rõ sự
chuyển biến của hệ thống ngân hàng dưới ảnh hưởng của viện trợ Hoa Kỳ và tác động
của cuộc chiến tranh với cấu trúc gồm hai cấp: ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại. Trong các ngân hàng thương mại, luận án tìm hiểu về các ngân hàng tư
nhân của người Việt Nam và ngân hàng tư nhân ngoại quốc đặt chi nhánh ở miền Nam,
từ số lượng đến các hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số
đánh giá nhận xét từ việc nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án xác định khung thời gian nghiên cứu là từ

năm 1954 đến năm 1975 với những lý do sau:
Mốc mở đầu được xác định là năm 1954 bởi vì lịch sử ngân hàng và tiền tệ của
chính quyền Sài Gòn bắt đầu từ ngày 31/12/1954. Đó là ngày chấm dứt hệ thống phát
hành của Viện Phát hành Liên quốc Việt – Miên – Lào do Pháp quản lý. Cơ quan này
phải bàn giao lại cho chính quyền Sài Gòn các cơ sở tại Huế, Sài Gòn và Hải Phòng.
Sau đó, khi quân Pháp rút hết khỏi Hải Phòng, cơ sở của Ngân hàng Hải Phòng một
phần được chuyển về Sài Gòn, một phần phải bàn giao lại cho chính quyền Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ngoài Bắc. Đến ngày 31 tháng 12 năm 1954, Thủ tướng Ngô Đình
Diệm của Quốc gia Việt Nam đã ký Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt
3
 


Nam– ngân hàng trung ương của chính thể Quốc gia Việt Nam. Sau đó ngân hàng này
bắt đầu phát hành một loại giấy bạc mới, gọi là giấy bạc Ngân hàng Quốc gia.
Mốc kết thúc là ngày 30/4/1975, thời điểm đánh dấu sự sụp đổ của chính thể
Việt Nam Cộng hòa cùng bộ máy kinh tế tài chính của chính thể đó.
Về các mốc phân kỳ của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam, tác giả
luận án sử dụng cách phân chia như sau:
Từ năm 1954 đến năm 1964: hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam tồn tại
và phát triển chủ yếu dưới sự quản lý của chính quyền Ngô Đình Diệm (nền Đệ Nhất
Cộng hòa) và một năm sau sự kiện đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Hệ
thống ngân hàng giai đoạn này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận nguồn viện trợ
của Hoa Kỳ cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa thay vì phải thông qua ngân hàng của
Pháp như trước đây. Tuy nhiên, các ngân hàng ngoại quốc vẫn chiếm thị phần lớn
trong hệ thống ngân hàng thương mại ở miền Nam.
Từ năm 1965 đến năm 1975 hệ thống ngân hàng có sự chuyển biến căn bản.
Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh tham chiến trực tiếp ở chiến trường miền Nam từ năm
1965 đến năm 1973; nền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) được thiết lập. Hoa Kỳ viện trợ
ồ ạt cho miền Nam Việt Nam. Lượng viện trợ quân sự giai đoạn này đạt mức 15.486,6

triệu đôla (so với 1.311,7 triệu đôla giai đoạn 1955-1964) và viện trợ kinh tế là 6.412,6
triệu đôla (so với 1.804,9 triệu đôla giai đoạn 1955-1964) [253, tr. 202]. Viện trợ kinh
tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa chủ yếu được thực hiện thông qua các kênh
ngân hàng ở Mỹ và ở miền Nam Việt Nam, chính vì thế đã tạo ra sự phát triển vượt bậc
của hệ thống ngân hàng ở miền Nam. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tham gia tích
cực của hệ thống ngân hàng người Việt cạnh tranh gay gắt với ngân hàng ngoại quốc,
điều ít thấy trong giai đoạn trước.
Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở
ở miền Nam Việt Nam trong phạm vi từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam theo giới hạn của
Hiệp định Genève 1954, vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, không bao gồm vùng
do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm chủ.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận án được thực hiện trên cơ sở tư liệu chính sau:
1. Trước hết, nguồn tài liệu chủ đạo và quan trọng nhất mà luận án sử dụng là
tài liệu gốc được khai thác trực tiếp từ các phông lưu trữ được bảo quản tại Trung tâm
4
 


Lưu trữ Quốc gia II gồm: Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất cộng hòa (1954-1963),
Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị cộng hòa (1967-1975), Phông Phủ Thủ tướng Việt Nam
Cộng hòa (1954-1975), Phông Cơ quan Viện trợ quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Phông
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1955-1975); Phông Bộ Tài chính; Phông Hội đồng
Kinh tế xã hội. Trong đó, có nhiều tài liệu được chính quyền VNCH xếp vào loại
“Mật”, “Tối mật”, “Khẩn”, “Thượng khẩn”. Nguồn tư liệu này đa phần chưa được đề
cập đến trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống ngân hàng miền Nam
Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
Nguồn tài liệu lưu trữ tại các phông nói trên có liên quan trực tiếp tới đề tài về
hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam dưới với các dạng thức chính sau:

- Các Dụ, Sắc lệnh, Nghị định của Quốc trưởng, Tổng thống, Tổng trưởng Bộ
Kinh tế, Tổng trưởng Bộ Tài chánh, Thống đốc Ngân hàng quốc gia liên quan tới các
vấn đề tiền tệ, hối đoái, hối suất, tỉ giá, ngoại tệ…
- Các hồ sơ dự thảo, dự luật, hồ sơ về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hệ
thống ngân hàng dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 đến năm 1975 như:
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam Thương tín, Ngân hàng Phát
triển nông nghiệp, ngân hàng nông thôn, Ngân hàng Phát triển kỹ nghệ và các ngân
hàng thương mại của tư bản nước ngoài.
- Các phiếu trình, bản phúc trình của NHQG gửi Phủ Thủ tướng, Tổng thống về
các vấn đề hoạt động của ngân hàng qua các năm từ năm 1954 đến năm 1975.
- Tập bản tin của Việt Tấn xã về các vấn đề kinh tế tài chính của VNCH.
- Bản báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân
hàng phát triển Á châu (ADB) về các vấn đề kinh tế, tài chính, ngân hàng của VNCH.
- Các bản phúc trình của các chuyên viên Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ở
miền Nam Việt Nam về vấn đề kinh tế tài chính của miền Nam Việt Nam; các bản
Hiệp định thư, hợp đồng, thư từ… được thực hiện và trao đổi giữa Cơ quan phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)- Cơ quan phụ trách vấn đề viện trợ của Hoa Kỳ và chính
quyền VNCH trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu.
- Các báo cáo tình hình kinh tế, tài chính của chính quyền VNCH;
- Một nguồn tài liệu khác dùng để nghiên cứu đề tài luận án được khai thác từ
các phông lưu trữ thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III gồm: Phông Ngân hàng Nhân
dân Nam Bộ, Phông Phủ Thủ tướng (1945-1985), Phông Ủy ban Kháng chiến Hành

5
 


chính Nam Bộ (1945-1955), Phông Bộ Nội vụ (1945-1970), Phông Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (1951-1995).
Cho đến nay, những tài liệu gốc ở các trung tâm lưu trữ của Việt Nam vẫn chưa

được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, trong khi các tài liệu ở nước ngoài
cũng chưa được các nhà nghiên cứu về ngân hàng ở Việt Nam khai thác, sử dụng.
2. Luận án cũng sử dụng các nguồn tài liệu từ những cuộc phỏng vấn những
chuyên gia kinh tế từng sống và làm việc trong bộ máy kinh tế, tài chính của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa như ông Phạm Kim Ngọc Tổng trưởng Kinh tế VNCH
(1969-1973), ông Nguyễn Đức Cường Tổng trưởng Công thương (1973-1975); Ông
Huỳnh Bửu Sơn từng làm việc trong ban lãnh đạo của Nha Phát hành của NHQG;
Ngoài ra luận án cũng sử dụng một số thông tin từ cuộc trao đổi với ông John Bennet
Phó trưởng Đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cơ quan phụ trách
vấn đề viện trợ Hoa Kỳ cho VNCH. Nguồn tài liệu này có giá trị so sánh và đảm bảo
độ xác thực của các tài liệu lưu trữ và các công trình nghiên cứu về ngân hàng miền
Nam Việt Nam.
3. Về nguồn tài liệu báo chí miền Nam từ năm 1955 đến năm 1975 bao gồm:
- Công báo VNCH: đây là nguồn tài liệu chủ yếu được luận án sử dụng để tìm
hiểu về những đường lối, chính sách kinh tế của chính quyền VNCH bao gồm các Sắc
lệnh, Nghị định, Thông tư của Chính phủ, NHQG, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính..
- Các tạp chí, tập san về kinh tế và ngân hàng của miền Nam Việt Nam thời kỳ
1956-1975 như Kinh tế tập san, Tạp chí Chấn hưng kinh tế, Tuần san Phòng Thương
mại công kỹ nghệ Sài Gòn, Tạp chí Điện Tín, Tạp chí Quê hương, Báo Chính luận…
Các tạp chí và tập san trên không chỉ cung cấp những số liệu thống kê về tình hình kinh
tế trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, mà còn
giới thiệu những bài phân tích, bình luận của giới công thương kỹ nghệ gia Sài Gòn về
các chính sách của chính quyền lúc bấy giờ.
4. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng và kế thừa các công trình nghiên cứu về tài
chính ngân hàng, viện trợ và kinh tế VNCH của các học giả trong và ngoài nước; các
luận văn nghiên cứu về ngân hàng do các học viên dưới thời VNCH thực hiện, các bài
báo, tạp chí trong nước và quốc tế. Những nguồn tài liệu trên được tác giả nghiên cứu
tại các thư viện: Harold Washington Liberary Center của Chicago, Hoa Kỳ; thư viện
của Đại học University of Boston, Massachussets, Hoa Kỳ, Thư viện Tổng hợp Thành


6
 


phố Hồ Chí Minh, thư viện của Viện Nghiên cứu Phát triển vùng Nam Bộ, Thư viện
Viện Kinh Tế, Thư viện Viện Sử học, Thư viện Quân đội, Thư viện Quốc gia.
Luận án cũng sử dụng một cách chọn lọc một số hồi ký của các nhân vật từng
làm việc trong chế độ Việt Nam Cộng hòa để có góc nhìn đa chiều về các vấn đề chính
trị, kinh tế, tài chính, ngân hàng trong thời kỳ này. Hồi ký “Câu chuyện đời tôi: làm
việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” (nguyên tác Brushing the world famous),
Universe Publisher, năm 2004, của Nguyễn Hữu Hanh, người đã từng giữ nhiều chức
vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia và
là đại diện của Việt Nam Cộng hòa tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Hồi ký “Thời đại của
tôi” của Vũ Quốc Thúc – người đã từng có thời gian giữ chức Thống đốc NHQG
(1955-1956). Hồi ký Việt Nam máu lửa của Đỗ Mậu…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu về hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam (1954-1975), luận án
dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
được vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp kinh tế học, phương pháp định lượng, định tính, điều tra, khảo sát, lấy ý
kiến chuyên gia… để làm rõ những chuyển biến cơ bản của trong hoạt động của ngân
hàng giữa hai giai đoạn phát triển, vai trò cũng như những tồn tại, hạn chế về ngân
hàng trong thời kỳ này.
5. Đóng góp của luận án
+ Luận án cung cấp những nhận thức về một mô hình ngân hàng được xây dựng
theo những chuẩn mực của hệ thống ngân hàng hiện đại, đặt trong nền kinh tế thị
trường và có sự hội nhập lớn với kinh tế quốc tế như: viện trợ nước ngoài, tác động của

chiến tranh hay quan hệ kinh tế của VNCH với các nước khác. Trong những chừng
mực nhất định, luận án là nguồn tư liệu tham chiếu cho các nhà quản lý trong giai đoạn
xây dựng kinh tế thị trường và cải cách hệ thống ngân hàng hiện nay.
+ Luận án đem đến cái nhìn tương đối toàn diện và có hệ thống về hệ thống
ngân hàng miền Nam Việt Nam từ quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt
động đến vai trò, vị trí của hệ thống ngân hàng đặt trong bức tranh toàn cảnh về nền tài

7
 


chính, ngân hàng ở Sài Gòn trước năm 1975 với tư cách là một bộ phận quan trọng
trong lịch sử kinh tế Việt Nam.
+ Luận án chỉ rõ những đặc trưng nổi bật, ý nghĩa quan trọng của hệ thống ngân
hàng và các chức năng tài chính của nó đối với nền kinh tế thị trường và với sự phát
triển kinh tế của miền Nam Việt Nam cũng như những hạn chế của nó.
+ Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tài liệu từ nhiều
phía trong việc giảng dạy, nghiên cứu và tổng kết lịch sử Việt Nam nói chung và lịch
sử kinh tế Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nói riêng.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chúng tôi trình bày nội dung của luận án trong
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án
Chương 2: Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1964
Chương 3: Hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Chương 4: Nhận xét về hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến
năm 1975

8
 



Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình lý luận chung về ngân hàng
Để hiểu rõ về những đặc điểm của ngân hàng, vai trò và vị trí của nó trong nền
kinh tế quốc gia cũng như mối quan hệ của nó với các thành tố trong nền kinh tế, cần
phải nắm được những lý luận và nguyên tắc cơ bản về ngân hàng.
Trong cuốn Bàn về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, của C.Mác, F. Ănghen, V.I
Lê nin, NXB Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 1963, vấn đề ngân hàng được luận giải
dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Công trình là tập hợp những đoạn, phần và
bài trích đề cập về nguồn gốc và bản chất của tiền tệ, qui luật lưu thông, tính chất của
tín dụng, ngân hàng và những nguyên lý chung của việc lưu thông tín dụng và tác dụng
của nó. Công trình là kim chỉ nam cho những nghiên cứu theo phương pháp luận Mácxít trong việc phân tích về các vấn đề kinh tế tài chính tư bản chủ nghĩa.
Luận văn kinh tế “Chính sách tiền tệ và tín dụng: Lý luận về lãi suất”, của tác
giả Lê Khoa bảo vệ năm 1971 được lưu tại Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội
là nghiên cứu mang tính lý thuyết về các vấn đề tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Tác giả đã trình bày những trường phái và học thuyết kinh tế về chính
sách kinh tế, tiền tệ, lãi suất và tín dụng. Đây là một trong những công trình phân tích
sâu về các vấn đề liên quan đến tài chính ngân hàng trong nền kinh tế thị trường trong
mối tương quan với nền kinh tế miền Nam Việt Nam đặt trong bối cảnh chiến tranh và
viện trợ Mỹ. Công trình có tính chất tham khảo khi phân tích về hoạt động của ngân
hàng dưới góc độ kinh tế học.
Năm 1994, tác phẩm Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, của Mishkin, Frederic. S (bản dịch của Nguyễn Quang Cư và
Nguyễn Đức Dủ) đã bàn về những tri thức cơ bản của kinh tế tài chính như: tiền tệ, tài
chính, những cơ sở của lãi suất, các tổ chức tài chính, quá trình cung ứng tiền tệ, hệ
thống dự trữ Liên bang và tài chính Quốc tế. Công trình là tài liệu tham khảo có giá trị
cho những nghiên cứu về kinh tế thị trường, tư bản chủ nghĩa.

Cũng năm 1994, công trình Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, NXB
Thống kê, Hà Nội của Lê Văn Sang đã cung cấp nhận thức về các mô hình kinh tế thị
trường ở một số quốc gia trên thế giới. Công trình đã giải thích về các mô hình, cơ cấu
9
 


và phương thức hoạt động của thị trường tài chính, các định chế tài chính, ngân hàng
trung ương và quá trình thực thi chính sách tiền tệ, tài chính quốc tế. Tác giả của công
trình ủng hộ quan điểm của các học giả phương Tây lúc bấy giờ cho rằng muốn cho
nền kinh tế thị trường xuất hiện cần thiết phải có các chính sách khuyến khích tăng
cường tích lũy nguyên thủy, đặc biệt là buôn bán với nước ngoài, đảm bảo có xuất siêu
và tiến hành các biện pháp nhằm tạo ra thị trường sức lao động. Công trình cũng nêu
lên đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại là nhà nước can thiệp vào kinh tế thị
trường và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Bên cạnh đó, công trình phân tích
con đường phát triển của Hoa Kỳ từ những năm 30 cuối thế kỷ XX đến nay là “kinh
doanh vì tiêu dùng”. Kinh doanh tiêu dùng là một hệ quả tất nhiên của công nghiệp
hóa. Bởi vậy, thị trường tiêu dùng được coi là một tất yếu logic, gắn với sự phát triển
của nền công nghiệp sản xuất hàng loạt. Đây cũng chính là luận điểm quan trọng mà
luận án muốn đi sâu tìm hiểu về khía cạnh kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới mà luận
án muốn đề cập đến. Với việc phân tích các đặc trưng của các mô hình kinh tế thị
trường, công trình là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng để luận án đối
chiếu và so sánh mô hình kinh tế thị trường ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975.
Năm 1996, tác giả Nguyễn Võ Ngoạn đã cho ra đời công trình “Hệ thống công
cụ chính sách tiền tệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường”, NXB Tài chính, Hà Nội đã
góp thêm những nhận thức chung nhất về nền kinh tế thị trường hiện đại với vai trò của
ngân hàng – ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường, hệ thống công cụ chính
sách tiền tệ, các công cụ quản lý vĩ mô của nền kinh tế. Đặc biệt, công trình này đã
mang đến những vấn đề tổng quan nhất về hệ thống ngân hàng một cấp ở miền Bắc
Việt Nam trước khi có các Pháp lệnh ngân hàng. Điều này cho phép Luận án có cái

nhìn so sánh đối chiếu mô hình hệ thống ngân hàng ở miền Nam với mô hình ngân
hàng ở miền Bắc Việt Nam trong cùng thời kỳ.
Tác phẩm Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền
tệ, của Đại học Kinh tế Quốc dân, xuất bản năm 2008 của Nguyễn Văn Ngọc đã cung
cấp những tri thức về thị trường tài chính trong nền kinh tế hiện đại như: phương thức
vận hành của thị trường tài chính (như thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị
trường hối đoái) và các trung gian tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ
tương hỗ), cũng như vai trò của tiền trong nền kinh tế. Tác giả cho rằng các thị trường
và các tổ chức trung gian tài chính không những ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật,
mà còn gắn với những luồng vốn khổng lồ lan tỏa khắp nơi trong nền kinh tế. Những
10
 


luồng vốn này đến lượt chúng lại tác động mạnh mẽ tới doanh thu và lợi nhuận của
từng doanh nghiệp, cũng như thu nhập và chi tiêu của mỗi gia đình....
Mặc dù những công trình nghiên cứu trên chỉ mang tính bao quát chung, chưa đi
sâu cụ thể vào hoạt động cũng như vai trò của hệ thống ngân hàng ở miền Nam Việt
Nam, nhưng đã cung cấp những nhận thức, khái niệm chung về nền kinh tế thị trường,
hệ thống tài chính và tiền tệ, cũng như lý giải sự ra đời của hệ thống ngân hàng trên thế
giới và miền Nam Việt Nam. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi nghiên
cứu, đưa ra những đánh giá, nhận xét về hệ thống ngân hàng ở miền Nam trong thời kỳ
1954-1975.
1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế miền Nam Việt Nam (1954-1975)
1.1.2.1. Các công trình của các học giả trong nước
Nền kinh tế miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là chủ đề nghiên
cứu thu hút sự quan tâm của các học giả trên cả hai miền Nam -Bắc ngay từ những năm
kháng chiến chống Mỹ để phục vụ cho cuộc chiến tranh.
Đối với các học giải miền Bắc, ngay từ năm 1961, Nguyễn Khánh với công
trình Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, NXB Sự thật, Hà Nội đã phân tích những

nét khái quát về chủ nghĩa thực dân của Mỹ ở miền Nam Việt Nam trên các khía cạnh
kinh tế như nông nghiệp, buôn bán và tài chính. Tác giả cũng nhấn mạnh khía cạnh
kinh tế của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là tiếp
tục xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa, dùng biện pháp “viện trợ” để chiếm những
vị trí mới ở các nước chậm phát triển [51, tr. 15]. Công trình là luận cứ quan trọng cho
luận án, cùng với những nghiên cứu cập nhật hiện nay của các tác giả trong và ngoài
nước trong việc xác định bản chất của chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt
Nam.
Năm 1966, Ban Kinh tế miền Nam thuộc Viện Kinh tế cho ra đời tác phẩm Tài
liệu tham khảo về tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam. Tình hình kinh tế miền Nam
được nhóm các tác giả làm rõ qua việc tổng hợp tin tức báo chí nước ngoài cho đến
giữa những năm 60 của thế kỷ XX trên các phương diện nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, thương mại, tài chính, tiền tệ và viện trợ của Mỹ cùng các nước
khác. Mặc dù công trình ít đề cập đến lĩnh vực ngân hàng, song đã gián tiếp cung cấp
những tư liệu liên quan đến các ngành kinh tế có liên quan và gắn bó với hoạt động
ngân hàng thời kỳ trước năm 1965.

11
 


Một thời gian sau đó, năm 1972, Tổ nghiên cứu kinh tế miền Nam của Bộ Ngoại
thương (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) cho xuất bản công trình Tình hình kinh tế ngoại
thương miền Nam Việt Nam dưới dạng Tài liệu tham khảo nội bộ. Công trình là nghiên
cứu chuyên sâu, phân tích những kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền Sài Gòn,
những yếu tố sẽ làm phá sản nền kinh tế thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của viện trợ Hoa Kỳ đối với sự tồn tại
của nền kinh tế đó. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã phân tích các thành tố kinh tế ở miền
Nam Việt Nam gắn với sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ, trong đó tập trung vào các hoạt động
xuất nhập khẩu và tài chính ngân hàng.

Năm 1978, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam cho xuất bản công trình “Sưu tập
chuyên đề về Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam”. Công trình đã
tập hợp các báo cáo phân tích quá trình xâm nhập chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ vào
miền Nam Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt để từ đó
khẳng định bản chất của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam là “cây gậy và
củ cà rốt”: dựng lên chính phủ bù nhìn, lập quân đội tay sai, tiến hành viện trợ quân sự
và viện trợ kinh tế, kiểm soát chính quyền và bắt chính quyền VNCH phải lệ thuộc vào
Mỹ, thực hiện mục tiêu chống “cộng”. Tuy nhiên, công trình này phân tích khía cạnh
của chủ nghĩa thực dân mới chủ yếu về lĩnh vực chính trị, khía cạnh kinh tế được nói
đến nhưng chưa sâu. Đây sẽ là phần mà luận án cố gắng bổ khuyết và bổ sung thêm.
Đối với các học giả miền Nam, việc triển khai nghiên cứu chủ yếu được tiến
hành thông qua các luận văn, luận án của sinh viên trường Học viện Quốc gia Hành
chánh, của những giáo sư-tiến sỹ về kinh tế và của những nhóm nghiên cứu có sự phối
hợp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Năm 1969, nhóm khảo sát của VNCH và Hoa Kỳ, đứng đầu là Vũ Quốc Thúc
và Lilienthal, sau khi thực hiện cuộc điều tra, khảo sát quy mô lớn trên toàn bộ miền
Nam Việt Nam đã biên soạn công trình Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt
Nam mười năm sau chiến tranh. Công trình là nghiên cứu chuyên sâu tổng kết về các
ngành kinh tế và vùng kinh tế của miền Nam Việt Nam. Những nghiên cứu đó là cơ sở
để nhóm nghiên cứu đưa ra những luận giải và kiến nghị cho kế hoạch phát triển kinh
tế thời kỳ hậu chiến ở miền Nam Việt Nam.
Năm 1972, Nguyễn Văn Ngôn - Giáo sư Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn,
đồng thời là Giám đốc Trung tâm Huấn luyện chuyên môn ngân hàng, dưới góc độ của
nhà kinh tế và nhà quản lý của chính quyền Sài Gòn đã cho ra đời công trình Kinh tế
12
 


Việt Nam Cộng hòa. Công trình này đã phân tích cụ thể về những đặc tính của nền kinh
tế Việt Nam Cộng hòa,

  những biện pháp kinh tế, tài chính mà chính phủ Việt Nam
Cộng hòa đã áp dụng cho đến năm 1972. Công trình đã trình bày cố gắng của chính
quyền Sài Gòn trong việc phát triển kinh tế, mà một trong những biện pháp ấy là đã
thiết lập hệ thống ngân hàng thương mại và những định chế kinh tế tài chính có vai trò
hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, lượng thông tin về hệ thống ngân hàng chỉ ở mức
khái quát và tác giả cũng không nói tới sự liên hệ của những định chế này với NHQG
và vai trò của NHQG trong nền kinh tế cũng như trong đời sống xã hội miền Nam Việt
Nam.
Cũng với vai trò là chuyên gia kinh tế dưới thời Việt Nam Cộng hoà, Giáo sư
Hồ Thới Sang – Phó Trưởng khoa, Đại học Luật Khoa Sài Gòn cho xuất bản công trình
“Kinh tế Việt Nam” vào năm 1972. Công trình được biết đến như một giáo trình cho bộ
môn Kinh tế Việt Nam tại một số trường Đại học Sài Gòn lúc bấy giờ, viết dưới góc độ
kinh tế học. Trên cơ sở phân tích các vấn đề căn bản của kinh tế VNCH như vấn đề
viện trợ, lạm phát và phát triển, bình ổn giá, lợi tức, tiền tệ…. công trình nêu lên các
đặc điểm của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài
chính ngân hàng ở miền Nam Việt Nam.
Sau khi đất nước thống nhất, việc nghiên cứu về kinh tế miền Nam trong thời kỳ
1954-1975 vẫn tiếp tục được triển khai.
Năm 1979, Ban Kinh tế học – Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí
Minh do Lê Khoa cùng các cộng tác viên của ban Kinh tế học đã cho xuất bản công
trình “Tình hình kinh tế miền Nam 1955-1975 qua các chỉ tiêu thống kê”. Công trình đã
cung cấp một số dữ kiện thống kê về kinh tế của miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến
năm 1975. Những số liệu trong công trình được sưu tầm từ các cơ quan chính quyền
Mỹ (như Quốc hội Mỹ, Lầu Năm góc, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ở Việt
Nam), từ Viện Thống kê Quốc gia và Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Sài Gòn,
và từ một số báo chí cũng như sách nghiên cứu xuất bản ở miền Nam. Chính vì thế,
công trình không chỉ cung cấp sự phong phú về mặt tư liệu và còn đưa ra những đánh
giá, bình luận từ rất nhiều tổ chức, cơ quan, báo chí về hoạt động kinh tế của miền
Nam Việt Nam.
Năm 1991, nhóm tác giả Lâm Quang Huyên, Trần Du Lịch, Trần Anh Tuấn

xuất bản công trình “Một số đặc điểm kinh tế của miền Nam Việt Nam”. Công trình tập
hợp nhiều bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế miền Nam như công
13
 


nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, từ đó khái quát nên những đặc điểm cơ bản
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam. Một trong những bài viết
được luận án sử dụng như nguồn tài liệu tham khảo có giá trị là “Vai trò các định chế
tiền tệ, ngân hàng, tín dụng trong sản xuất hàng hoá ở miền Nam Việt Nam” của tác giả
Trần Xuân Kiêm. Bài viết đã nêu lên một số vai trò cơ bản của NHQG và các ngân
hàng thương mại đối với nền kinh tế miền Nam Việt Nam và những bài học liên hệ tới
nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Luận án Tiến sĩ với tiêu đề Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở miền Nam Việt Nam
của Phạm Thành Tâm bảo vệ năm 2003 tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đã tìm
hiểu về hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của miền Nam Việt Nam giai đoạn
1954-1975 dưới góc nhìn lịch sử. Công trình nêu lên thực trạng diễn biến kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa ở miền Nam Việt Nam trong bối cảnh thay đổi của chủ nghĩa
tư bản thế giới vào thập niên 50-70 của thế kỷ XX. Tác giả đã tham khảo luận án trên
vào việc vận dụng nghiên cứu đặc điểm kinh tế thị trường ở miền Nam Việt Nam,
trong đó hoạt động ngân hàng chịu sự tác động và chi phối.
Năm 2005, tác giả Đặng Phong với công trình “Lịch sử kinh tế Việt Nam 19452000” trong đó tập II của công trình dành riêng viết về Kinh tế miền Nam Việt Nam.
Dưới góc nhìn lịch sử kinh tế, tác giả đã phân tích bối cảnh quân sự và chính trị của
miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955 – 1975, đồng thời phân tích tổng hợp, so sánh đối
chiếu những chỉ số kinh tế của Việt Nam Cộng hòa từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt
từ niên giám thống kê của Việt Nam Cộng hòa và của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa
Kỳ (USAID) để đưa ra nhiều nhận định của mình. Hơn nữa, bằng những tư liệu từ
những cuộc phỏng vấn trực tiếp với hàng trăm nhân vật, những người đã từng sống,
làm việc và thậm chí giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy chính quyền Việt Nam,
Đặng Phong đã giải thích thêm nhiều sự kiện liên quan đến viện trợ Hoa Kỳ và kinh tế

miền Nam. Tác giả đánh giá cao những biện pháp nhạy bén của Chính phủ Việt Nam
Cộng hòa trong việc cứu vãn sự sụp đổ của nền kinh tế như phá giá đồng bạc, bán vàng
và trữ kim, mở rộng cơ chế nhập khẩu để giảm bớt sức ép của lạm phát, thu hút tiền về
cho ngân sách, giảm bớt chênh lệch của cán cân thu chi. Tác giả cũng cho rằng cơ chế
kinh tế miền Nam cũng là một trong những ưu điểm, có đóng góp tích cực vào quá
trình đổi mới kinh tế sau này. Công trình này là một nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế
miền Nam, tuy nhiên, dung lượng dành cho nghiên cứu về hoạt động ngân hàng ở miền
Nam Việt Nam chỉ dừng lại ở mức tổng quan mà chưa có điều kiện phân tích sâu.
14
 


Hoạt động kinh tế miền Nam Việt Nam cũng được Võ Văn Sen trình bày trong
Luận án Tiến sĩ và sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam (1954-1975), NXB Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2005. Công trình đã trình bày quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản ở
miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 trên các mặt công nghiệp, thương
nghiệp, ngân hàng và nông nghiệp nông thôn. Đây là một chuyên khảo dựa trên cơ sở
các tài liệu gốc từ các Trung tâm Lưu trữ, Viện Quốc gia Thống kê và cơ quan Viện trợ
Mỹ (USAID), vì vậy công trình là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong luận án.
Công trình Lịch sử tiền tệ Việt Nam sơ truy và lược khảo, NXB Văn hóa Sài
Gòn của Nguyễn Anh Huy, xuất bản năm 2010 đã cho cái nhìn lịch sử về quá trình ra
đời của hệ thống tiền tệ Việt Nam từ thời Pháp thuộc, dưới chế độ Ngô Đình Diệm và
nền Đệ nhị Cộng hòa. Tác giả đã đi sâu phân tích về những chính sách tiền tệ dưới
từng thời kỳ và ảnh hưởng của những chính sách đó đối với nền kinh tế miền Nam Việt
Nam. Công trình là nguồn tham khảo có giá trị cung cấp nhận thức tổng quan về chính
sách tiền tệ của chính quyền Sài Gòn và chính sách tín dụng mà NHQG đã áp dụng.
Gần đây nhất, năm 2014, Viện Sử học đã cho xuất bản bộ “Lịch sử Việt Nam”
gồm 15 tập, trong đó, tập 12 do Trần Đức Cường chủ biên và tập 13 do Nguyễn Văn
Nhật chủ biên, NXB Khoa học Xã hội có những nội dung quan trọng liên quan tới các

mặt kinh tế, chính trị, văn hóa ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Các
công trình đã cung cấp bối cảnh lịch sử và phân tích những tác động của cuộc chiến
tranh và viện trợ của Hoa Kỳ tới kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam Việt Nam.
1.1.2.2. Các công trình của các học giả nước ngoài
Bên cạnh những công trình xuất bản bằng tiếng Việt, các công trình do các học
giả nước ngoài nghiên cứu về kinh tế miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975
cũng khá phong phú. Đề cập đến tình hình kinh tế miền Nam dưới thời chính quyền
Ngô Đình Diệm có các công trình như Seven years of the Ngo Dinh Diem
administration 1954- 1961 (Bảy năm dưới chính thể Ngô Đình Diệm 1954-1971) xuất
bản năm 1961, cuốn Area Handbook for South Vietnam (Tài liệu về miền Nam Việt
Nam) của tác giả Harvey H.Smith, của Donal W. Bernier, xuất bản năm 1967, Diem’s
failure: prelude to America’s war in Vietnam (Sai lầm của Diệm: khúc mở đầu của
cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam) của tác giả Catton Phillip E và công Voices from
the Second Republic of South Vietnam (1967-1975 (Hồi tưởng về nền Đệ nhị Cộng

15
 


hòa của miền Nam Việt Nam (1967-1975) của tác giả Keith Taylor NXB Southeast
Asia Program Publications năm 2015.
Trong cuốn Foreign aid, war and economic development South Viet Nam 19551975 (Viện trợ nước ngoài, chiến tranh và phát triển kinh tế ở miền Nam Việt Nam
1955-1975), của Douglas C. Dacy do Đại học Cambrigde xuất bản năm 1986 tập trung
vào việc khảo sát mục tiêu, chương trình viện trợ Mỹ cho miền Nam Việt Nam. Tác giả
đã đưa ra những phân tích về chỉ số thu nhập quốc dân, tỉ lệ lạm phát, các chỉ tiêu cơ
bản của tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ và thuế khóa trong từ năm 1955 đến
năm 1975. Đây là một chuyên khảo rất hữu ích cho những nhà nghiên cứu về kinh tế
tài chính miền Nam trong thời kỳ này.
Ngoài ra cuốn South Vietnam trial and experience- a challenge for development
(Thách thức và trải nghiệm của miền Nam Việt Nam: một trở ngại cho sự phát triển)

của Nguyen Anh Tuan xuất bản năm 1987 đã nói đến sự phát triển kinh tế của miền
Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 qua các số liệu về phân phối thu nhập, thu
nhập quốc dân, lạm phát, các chỉ tiêu cơ bản, chính sách tiền tệ và thuế. Vấn đề ngân
hàng được lồng ghép, trình bày như một bộ phận của nền kinh tế.
Năm 2015, Keith. W.Taylor – Giáo sư Việt Nam học của Đại học Cornell đã
xuất bản công trình Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975
(Hồi tưởng về nền Đệ nhị Cộng hòa của miền Nam Việt Nam (1967-1975), NXB
Southeast Asia Program Publications. Công trình đã cung cấp những nhận thức không
chỉ về lịch sử chính trị, quân sự, kinh tế mà còn phân tích những bối cảnh phức tạp và
những quan điểm của những người lãnh đạo cấp cao trong bộ máy chính quyền VNCH
trong thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa. Công trình phân tích những thành tựu quan trọng về
kinh tế thời kỳ này như: sản xuất và phân phối lúa gạo, về quản lý thị trường, về tìm
kiếm dầu hỏa, và về chính sách tài chính đưa miền Nam Việt Nam gần hơn với mục
tiêu độc lập kinh tế khi viện trợ Mỹ chấm dứt. Trong giai đoạn này xuất hiện một thế
hệ lãnh đạo mới, trong đó nhiều người có tinh thần dân tộc cao và tốt nghiệp từ các
trường đại học của Mỹ. Những người này đem chí hướng cải cách cũng như thái độ
tích cực và thực tế vào một nền hành chánh vốn chịu nhiều ảnh hưởng của quá khứ
thực dân quan liêu. Mặc dù phải đối đầu với những vấn đề nghiêm trọng về chính trị và
kinh tế, chính phủ Đệ nhị Cộng hòa cho thấy có khả năng đưa ra những quyết định táo
bạo.

16
 


Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho người đọc bức
tranh tổng quan về các hoạt động kinh tế miền Nam, trong đó bao gồm cả vấn đề tài
chính, ngân hàng. Một số công trình đề cập về vai trò của hệ thống ngân hàng trong
nền kinh tế VNCH trên các lĩnh vực tín dụng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp,
nông nghiệp hay thương mại; vấn đề hối xuất hay tỉ giá. Tuy nhiên, do là những công

trình mang tính tổng quan nên việc đi sâu phân tích về quá trình hình thành và cơ cấu
của hệ thống ngân hàng nói chung và NHQG nói riêng còn sơ lược. Đặc biệt, mặc dù
những công trình này đã phân tích vấn đề tiền tệ và lạm phát – một trong những đặc
tính của nền kinh tế VNCH, nhưng vẫn chưa làm rõ mối quan hệ của NHQG và Chính
quyền Sài Gòn trong những biện pháp kinh tế và ổn định tiền tệ của chính phủ. Đây
chính là vấn đề mà luận án sẽ đi sâu tìm hiểu.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hoạt động tài
chính – ngân hàng ở miền Nam Việt Nam
1.1.3.1. Nhóm công trình về tiền tệ và ngân hàng ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc
Tác phẩm Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (18591939) của Jean Pierre Aumiphin do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản năm
1994 (Bản dịch của: Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang Trung)
đã nêu rõ những vấn đề cơ bản của Đông Dương dưới thời Pháp như sự lưu thông tiền
tệ; vai trò chúa tể của Ngân hàng Đông Dương trong đời sống kinh tế - tài chính thuộc
địa, sự phân bố và hoạt động của các vốn tư nhân và Chính phủ Pháp đầu tư vào Đông
Dương qua các thời kỳ. Tác giả Aumiphin một mặt ghi nhận sự đóng góp của các nhà
tư bản Pháp nhưng cũng đề cập tới mặt tiêu cực của sự hiện diện tài chính của Pháp đó
là tính chất cho vay nặng lãi (của Ngân hàng Đông Dương) như một đặc điểm của chủ
nghĩa đế quốc Pháp. Đây là công trình tham khảo có giá trị về ngân hàng Đông Dương
trước cách mạng tháng Tám.
Công trình “Lịch sử Tiền tệ Đông Dương và Ngân hàng Đông Dương từ cuối
thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX” chưa xuất bản và còn ở dạng bản thảo lưu hành nội bộ
của Viện Nghiên cứu kinh tế tiền tệ, tín dụng và ngân hàng (Thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam) năm 1978, hiện đang lưu tại Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam). Công trình đã phân tích về các loại hình tiền lưu hành ở Việt Nam từ
cuối thế kỷ XIX giữa thế kỷ XX. Dưới quan điểm Mác-xít, công trình cũng phân tích
quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển cũng như đặc tính của ngân hàng Đông
Dương, và phân tích các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng của Ngân hàng Đông Dương.
17
 



×