Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tăng cường sử dụng kênh hình trong giảng dạy sinh học 6 nhằm phát triển năng lực quan sát, tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 8 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN

Tên đề tài sáng kiến:
“Tăng cường sử dụng kênh hình trong giảng dạy sinh học 6 nhằm phát
triển năng lực quan sát, tự học của học sinh.”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 2019 2020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến :
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Môn Sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về thế giới thực vật, học sinh trường
THCS Chu Văn An có lợi thế trong học môn này vì các em ở vùng nông
thôn, khá gần gũi với các loài thực vật.Dù vậy, việc tìm hiểu, vận dụng, đổi
mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cần thiết để kích thích các em tích
cực tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và giúp các em nhận biết các loài thực vật
trong tự nhiên, vận dụng tìm ra kiến thức mới của bài học. Từ đó giúp các
em tự tin trong học tập, hoạt động và đạt kết quả học tập cao hơn.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học quá trình
nhận thức trong học tập không phát hiện những điều loài người chưa biết mà
nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích lũy được thông qua
những kênh chữ, kênh hình. Trong học tập nghiên cứu, kênh hình là điều cần
1


thiết giúp học sinh khám phá, những hiểu biết mới đối với bản thân. Học
sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động,
nỗ lực của chính mình nhờ kênh hình . Từ đó người học cũng làm ra những


tri thức mới cho khoa học.
- Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thực vật xung quanh, cũng giúp các em
nhận thức rõ, để học tốt môn sinh học, cần có sự quan sát tự nhiên một cách
khoa học, kết hợp với kiến thức sách giáo khoa, sự hướng dẫn của giáo viên,
cùng sự tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Sách giáo khoa mới có nhiều cải tiến đáng kể không chỉ về nội dung
kiến thức mà có sự cải tiến về số lượng và chất lượng kênh hình. Sách giáo
khoa thay đổi đòi hỏi người dạy và cả người học phải có sự thay đổi về
phương pháp dạy và học cho phù hợp để có chất lượng cao trong giáo dục.
Sinh học 6 , Chính vì vây, việc tìm hiểu kênh hình cần thiết để giải quyết
các lệnh trong bài và hạn chế những tiết dạy mang tính lý thuyết suông mà
học sinh không hiểu bản chất vấn đề.
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Trước đây, kênh hình đã được sử dụng nhiều trong dạy sinh học 6.
Tuy nhiên , giáo viên chủ yếu dùng tranh vẽ , những tranh cơ bản trong
chương trình sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh quan sát tìm tòi kiến
thức mới. Điều này lặp đi lặp lại tạo cho học sinh sự nhàm chán, ít hứng thú
trong giờ học.
Nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mỗi phòng học đều
được lắp đạt màn hình tivi, máy vi tính tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và
học. Chính vì vậy, giáo viên cần khai thác nhiều hình ảnh hơn nữa, ngoài
hình ảnh sách giáo khoa còn thêm các hình ảnh mở rộng, sinh động tạo hứng
tú cho học sinh trong quá trình học tập, tìm tòi tri thức.
4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
4.3.1.Điều kiện học tập ở trường:
Trong năm học qua, nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị dạy học mới
nhằm phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học. Cụ thể: Mỗi phòng học được lắp
đặt hệ thống máy tính và màn hình tivi lớn để giáo viên tăng cường sử dụng

công nghệ thông tin trong dạy học.Chính nhờ có công nghệ thông tin , việc
đưa hình ảnh để dạy chương trinh sinh học 6 trở nên dễ dàng, sinh động và
tiết kiệm được thời gian hơn.
2


4.3.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 6:
Học sinh khối 6 được cho là nhẹ gánh nhất trong trường THCS vì các em
còn ngây thơ, dễ dạy so với các khối khác. Như vậy, vô tình cả gia đình lẫn
nhà trường đều có xu hướng an tâm khi trẻ học lớp 6. Điều đó thật thiệt thòi
cho các em vì đây là năm đầu tiên lên trung học, các em còn nhiều bỡ ngỡ
trước mọi thứ mới lạ, không như ở tiểu học.
Việc đầu tiên làm cho các em trở nên nhút nhát là từ HS lớn nhất của trường
tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp trên
to lớn, lanh lợi, các em bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngờ nghệch, nếu bị các
anh chị lớp trên hù dọa lại càng sợ hơn. Chưa hết, các nội quy, quy định của
nhà trường đều được thực hiện thật nghiêm túc như đi trễ, không có phù hiệu
trên áo, không đeo khăn quàng, quên mang dép có quai hậu… sẽ bị nhắc
nhở, ghi tên từ ở cổng trường rồi sau đó còn bị giáo viên chủ nhiệm nhắc
nhở trong tiết sinh hoạt lớp, bị trừ điểm hạnh kiểm. Từ đó dẫn đến tình trạng
các em rụt rè, mất tự tin.
Bên cạnh đó, học sinh lớp 6 vẫn còn giữ nhiều thói quen khi còn ở tiểu
học, sẽ lơ là, hay nói chuyện, thiếu tập trung trong giờ học.
Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập, ở mỗi môn học có
một giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô. Mỗi
thầy, cô có cách trình bày, phương pháp dạy học của mình. Nên cách dạy và
nhân cách của người thầy sẽ tác động vào việc hình thành và phát triển trí
tuệ, cách lập luận, nhân cách của học sinh.
Chính vì vây, cần tăng cường sử dụng hình ảnh trong dạy học , đặc biệt môn
sinh học 6, nhằm lôi cuốn, tạo sự tập trung, hứng thú cho học sinh trong giờ

học, từ đó nâng cao chất lương bộ môn.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp :
4.4.1. Mục đích sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học 6:
4.4.1.1. giáo viên sử dụng kênh hình trong giảng dạy sinh học 6 để:
- Minh họa lời nói, nội dung kiến thức.
- Khai thác các thông tin cần thiết.
- Vừa chứng minh, vừa khai thác kiến thức.
4.4.1.2. Hoạt động của giáo viên và học sinh khi sử dụng kênh hình để khai
thác các thông tin:
* Hoạt động của giáo viên:
- Nêu mục đích của việc khai thác kênh hình.
- Trình bày, yêu cầu học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh phân tích, nhận xét và rút ra kết luận.
* Hoạt động của học sinh:
- Biết được mục đích yêu cầu của việc quan sát kênh hình.
3


- Quan sát kênh hình theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Phân tích nội dung kiến thức trên kênh hình.
- Rút ra kết luận.
4.4.2.Sử dụng kênh hình trong dạy học sinh học 6:
4.4.2.1. Sử dụng kênh hình trong khâu kiểm tra kiến thức học sinh
Việc kiểm tra kiến thức học sinh của giáo viên không nhất thiết tiến hành
đầu tiết dạy đầu tiết dạy. Khi kiểm tra, giáo viên cần hạn chế việc bắt buộc
học sinh thuộc lòng nội dung bài học một cách máy móc mà cần tăng cường
kiểm tra kiến thức thông qua việc phân tích, giải thích vì sao? Rút ra kết luận
hoặc có thể sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa (hoặc hình vẽ phóng
lớn) để học sinh trình bày kiến thức đã học theo các nội dung thể hiện trong
kênh hình. Như vậy để trả lời được câu hỏi của giáo viên , trong quá trình

học bài mới, học sinh phải phân tích các lĩnh vực, suy nghĩ và phải tập trung
quan sát, chú ý nghe thầy cô giảng bài thì hiệu quả của quá trình dạy và học
được nâng cao.
Vd. So sánh lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm (Sinh học 6)

4.4.2.2. Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới.
* Khai thác kiến thức trên kênh hình :
Việc hình thành các khái niệm, giải thích các thí nghiệm và hoàn
thành các lệnh trong bài là một trong những nhiệm vụ chính của quá trình
4


dạy học. Nhiệm vụ này không thể hoàn thành trọn vẹn nếu không có sự hỗ
trợ của các phương tiện thiết bị dạy học và quan trọng nhất là kênh hình
trong sách giáo khoa.
Vd. Nêu cấu tạo của hoa (Sinh học 6)

Vd. Tìm hiểu quang hợp của lá

5


4.4.2.3. Sử dụng kênh hình để rèn luyện kỹ năng cho học sinh .
Kênh hình là một công cụ quan trọng để rèn luyện kỹ năng học tập sinh học
cho học sinh như : Kĩ năng quan sát, tìm nội dung được thể hiện trên kênh
hình, kỹ năng đọc và phân tích hình ảnh, sơ đồ, kỹ năng so sánh rút ra kết
luận,… nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng cho học sinh có thể diễn ra ở mọi khâu
của quá trình lên lớp, trong mỗi khâu tuỳ theo nội dung, giáo viên nên chọn
những kiến thức và biện pháp rèn luyện kỹ năng khác nhau.
Vd.Tìm hiểu các loại hoa.


Vd: Bài Sự phát tán của quả và hạt.
Học sinh quan sát hình ảnh , phân tích so sánh và rút ra các cách phát tán của
quả và hạt.

6


4.4.2.4. Vận dụng kênh hình để củng cố kiến thức.
Việc củng cố kiến thức cho học sinh có thể tiến hành ngay sau khi dạy xong
một nội dung trong bài học hoặc cuối tiết học khi dạy xong toàn bộ nội dung
bài học. Thời gian một tiết học ngắn, nội dung kiến thức nhiều, do đó khi
mới tiếp thu xong học sinh chưa nhớ ngay kiến thức vừa học. Vì vậy ngay
khi củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên yêu cầu học sinh trả
lời nội dung lý thuyết thuộc lòng ngay mà cần củng cố kiến thức qua các bài
tập hoặc dưạ vào kênh hình để nêu câu hỏi và học sinh làm việc với kênh
hình để giải quyết các yêu cầu mà giáo viên đặt ra.
Củng cố kiến thức bằng cách sử dụng kênh hình nêu trên có tác dụng tích
cực hơn là chỉ nêu câu hỏi rồi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học và
khi đó học sinh chỉ biết đọc lại các nội dung đã ghi trong vở hoặc trong sách
giáo khoa.
Vd. Bài các bộ phận của hoa. Củng cố kiến thức về cấu tạo của nhụy

4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến :
Sau khi tiếp tục vận dụng và hoàn thiện các biện pháp nhằm khai thác triệt
để kênh hình và rén kĩ năng quan sát, tự học cho học sinh thì kết quả thu
được tương đối khả quan: học sinh phát huy được vai trò tự học. chủ động ,
7



sáng tạo của mình, phát huy năng lực quan sát tìm tòi đồng thời hứng thú
hơn, ham học hơn chính vì thế chất lượng bộ môn được nâng cao đáng kể.
5- Những thông tin cần được bảo mật:
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi tiếp tục vận dụng và hoàn thiện các biện pháp nhằm khai thác triệt
để kênh hình và rén kĩ năng quan sát, tự học cho học sinh thì kết quả thu
được tương đối khả quan: học sinh phát huy được vai trò tự học. chủ động ,
sáng tạo của mình, phát huy năng lực quan sát tìm tòi đồng thời hứng thú
hơn, ham học hơn chính vì thế chất lượng bộ môn được nâng cao đáng kể.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử :
Qua việc áp dụng sáng kiến “Tăng cường sử dụng kênh hình trong
dạy học sinh học 6 nhằm phát triển năng lực quan sát tự học của học sinh” ,
tôi nhận thấy rằng học sinh đã có nhiều hứng thú, say mê hơn trong giờ học.
Các em tập trung quan sát, tìm tòi, khám phá kiến thức mới, đồng thời kiến
thức cũng được khắc sâu hơn. Các em tự tin trong việc trình bày ý kiến của
mình trên tranh, trên hình.Từ đó, kết quả học tập được nâng cao hơn. Trong
các bài kiểm tra, điểm số tăng lên đáng kể. Kết quả học tập bộ môn trong
học kì 1 có nhiều tiến bộ vượt trội.

8



×