Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm (1611-1623)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 19 trang )

CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM (1611-1623)
Nguyễn Văn Vinh*

Đặt vấn để
Cuối thế kỷ X V I- đầu thế kỷ X V I I sau khi Naressuran (1555-1605) giành độc lập
cho Xiêm từ tay người M iến Điện, vương triều Aỵutthaya bước vào giai đoạn phát triển
mới. V ớ i vị trí địa lý thuận lợi, cùng với truyền thống hải thương lâu đời, vương quốc
Xiêm nhanh chóng mở rộng thiết lập quan hệ bang giao - thương mại với các quổc gia
trong khu vực, trải dài từ Nhật Bản đến Ba T ư .1 Đặc biệt, từ thê' kỷ X V II quan hệ bang
giao-thương mại giữa vương quốc Xiêm với các thế lực hàng hải phương T â y cũng trở
nên mật thiết.2 Trong số đó có công ty Đông Ấn Anh ( E i c ) .
Qụan hệ thương mại của E IC ở Ayutthaya có thế được chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn đẩu tiên từ 1612 đến 1623, sau đó tạm thời đóng cửa thương điếm và giai đoạn hai bắt
dầu từ khoảng năm 1661 đến 1686. Ở giai đoạn đẩu tiên, quan hệ Anh - Xiêm dường như
diễn ra yên bình mặc dù các nhân viên thương điếm tiến hành thương mại tư nhân gây thiệt
hại vế lợi ích cho Công ty. Giai đoạn thứ hai, thực sự diễn ra rất sôi động và nhiểu rối loạn
dẫn đến việc tuyên bố đóng cửa thương điếm và quyết định chiến tranh của Anh chống lại
Xiêm vào năm 1687 - một năm trước khi vua Narai băng hà.3
T u y nhiên, những nỗ lực đầu tiên của Công ty Đông Ấn Anh đối với nền thương
mại Viền Đông chỉ dẫn đến một kết thúc thảm hại vào năm 1623 khi thương điếm của
NCS - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đ H Q G H N .
1 Kennon Breazeale, From Japan to Abrabia: Ayutthaya’s iMaritime Relations with Asia, The íoundation for the
Prom otion of Social Sciences and Hum anities Textbooks Project, 1999.
2 Dirk Van đer Cruysse, Siam and the West, 1500-1700, Silkvvorm books, 2002
3 M.L.ManichJumsai, History of Anglo-Thai Relations, Chalermit Press, 1970, pp.49


Nguyễn Văn Vinh

474


họ tại Ayutthaya buộc phải tạm thời đóng cửa (cùng với các cảng thị khác như Patani
'trên bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai, thương quán Hirado ở Nhật Bản). Bài viết
này nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ bang giao - thương mại Anh - Xiêm từ đầu
thế kỳ X V II đến khi tạm thời đóng cửa thương điếm ( 1623). Bên cạnh đó, dựa trên
những thông tin mới được khai thác từ các kho lưu trữ liên quan đến E IC , nghiên cứu
này cũng cố gắng để chỉ ra một số lý do quan trọng dẫn đến sự rút lui của các thương
nhân Anh ở vương quốc Siam vào nửa đầu của thế kỷ X V II trong bối cảnh hoạt động
thương mại của Công ty ở khu vực Đông Á.

1. Anh - Xiêm những mối liên hệ đầu tiên
Trong số các thế lực hàng hải phương Tây, Anh không phải là quốc gia đầu tiên
thiết lập quan hệ thương mại với vương quốc X iêm .1 Trong suốt thế kỷ X V I, ngoại trừ
sự xuất hiện của T â y Ban Nha vào năm 1598, người Bồ Đào Nha là những thương nhân
phương T â y duy nhất hoạt động tại Xiêm. Nhưng sự xuất hiện của Bổ Đào Nha hầu như
không tạo nên đưực tác động vật chất đáng kè’ nào đến Xiêm . Các mạng lưới thương
mại khu vực của người T h á i vẫn được duy trì, trong khi đó hoạt động truyền giáo của
người Bổ Đào Nha ở Xiêm trong phấn lớn thế kỷ X V I cũng không thu được những
thành quả nổi bật.2
Đối với các thương nhân Anh, mặc dù không phải là những cuộc tiếp xúc trực tiếp,
nhưng họ cũng đã biết vể vương quốc Xiêm từ khá sớm. Năm 1587, Ral Fitch3 chính là
thương nhân Anh đầu tiên đã đến và có những ghi chép vể chieng Mai, kh.i đó là kinh
đô của vương quốc Lanna. Cuối thế kỷ X V I, Xiêm và Tenasserim đã được các thương
nhản Anh biết đến trong một báo cáo của Foulke Grevil đệ trình lên N ữ hoàng
Elizabeth năm 1600.4 Đẩu thế kỷ X V II, thương nhân Anh đã được biết đến ở các vùng
biển thuộc bán đảo Mã Lai - nơi họ sớm thể hiện được sức mạnh và xây dựng lòng tin
BỔ Đào Nha là nước phương Tây dầu tiên có mặt ở Ayutthaya vào năm 1511. Mục đích của họ là mở rộng hoạt
động thương mại ở Ayutthaya, vì các hải cảng ở dây đểu là những địa điểm rất thuận lợi đế tàu buôn của Bồ Đào
Nha đến Trung Quốc có thể trú ẩn trong thời gian gió mùa Đông Bác hoạt động mạnh, khiến cho hoạt động đi
lại trên biển Đông gặp khó khản. Xem thẻm D.G.E.Hall, Lịch sử Đ ông N a m Á , Nxb Chính trị Quốc gia, 1997;
tr.387

2 David K. Wyatt, Thailand: A Short History, 2nd edition (ChiangM ai: Sillcvvorm Books, 2003), p. 74.
3 Hakluyt 2 (London, 1599), pp.260-62. Dản lại từ Anthonỵ Farrington and Dhravat na Pombeja, The English
íactory in Siam, 1612-1685, The British Library, 2007, pp.69.
4 John Anderson, English Intercourse Siam in the Seventeenth Century, London Press, First Published in 1890
by Kegan Paull, Trench, Trubner & Co Ltd, Reprinted 2000, 2001, pp.36.


CÒNG TY ĐÔNG ẤN ANH ờ VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

475

đỗi với các quốc vương bản xứ. Hạm đội của Lancaster cung đến Aceh vào ngày
5/6/1602, ở đầy họ đã gặp một vị đại sứ đến từ vương quốc Xiêm.
T u y nhiên, thực ra ngay từ đầu - Patani1 - một cảng thị ở phía đông của bán đảo Mâ
Lai, mà không phải là Mergui và Tenasserim, đã thu hút được sự chú ý của thương nhân
Anh ở Đông Nam Á hải đảo để tiến hành các hoạt động trao đổi thương mại. Bởi lẽ,
Patani là cảng hạt tiêu, vào đầu thế kỷ X V II đã đạt đến đỉnh cao của sự thịnh vượng.
Đáu thế kỷ X V II; thương nhân Anh thường xuyên ghé vào Patani bằng các tàu đến từ
Surat, Goa, Coromandel, hay các thuyền mành từ Trung Quốc, Nhật Bản. Một trong
những người Anh tiên phong tìm kiếm con đường đến Pattani chính là John Davis
nhưng không may ông bị cướp biển Nhật Bản giết chết vào tháng 5 năm 1605.
K h i thuyển trưởng W illiam Keeling ghé thăm Bantam năm 1608, ông cũng đã gặp
1 phái bộ ngoại giao được vua Xiêm phái đến đây. Hai bên đã có những trao đổi cởi mở
đầu tiên. Sau đó W illiam Kelling đã quay trở lại Anh vào ngày 10/5/1610 và báo cáo lên
hội đồng Đông Ấ n của Công ty. Nhưng có thê’ từ hai năm trước họ đã chú ý đến Xiêm
bởi sự có mặt của viên đại sứ Xiêm trong lầu đài của hoàng tử Maurice thống đốc của
T ỉn h thống nhất [U nited provinces] ở Hooland và Zealand.2

2. Phái bộ Thomas Essington - Lucas Antheuniss và sự thiết lập quan hệ thương
mại Anh - Xiêm

Trong khi người Hà Lan đang nỗ lực né tránh sự săn đón của triều đình Ayutthaya, đã
tạo cơ hội thuận lợi cho thương nhân Luân Đôn dễ dàng hơn trong việc thiết lập các quan
hệ chính thức ở Xiêm. Theo tính toán của người Anh lúc đó, có thể đưa vải vóc Ấn Độ,
hàng dệt châu Âu, bạc thỏi T â y Ban Nha đê’ đổi lấy các sản phẩm lâm nghiệp, thiếc, gạo,
da cá đuối và các sản phẩm có sẵn ở Xiêm. Hàng hóa Trung Quốc cũng có thể được
mua ở Xiêm với số lượng nhất định. Thương mại dệt Ấn Độ cũng được tiến hành bởi
người Ba T ư và những người gốc Ấn khác ở đây. V ì thế, vào đầu thế kỷ X V II, việc trao
đổi thương mại với vương quốc Xiêm luôn hứa hẹn sẽ đem lại nhiểu lợi nhuận lớn. Một
thương nhân Anh đã viết “Xiêm - bên cạnh một thực tế là nơi bán vải vóc của
Coromandel - một sản phẩm rất được ưa chuộng ở đây, và có thể trị giá 40 hoặc
50.000.Rs mỗi năm. Ở đây cũng có loại da đanh, gỗ tô mộc đế bán cho Nhật Bảnj vàng
1 Patani khi đó là m ột quốc gia nhỏ, chư hầu của vương quóc Xiêm.
2 Purchas 1 (London, 1625), pp.195. Dẫn lại từ Anthony Parrington, and Dhiravat na Pombeịa, The English
Factory in Siam, 1612-1685, The British Libruary, pp.73.


Nguyễn Văn Vinh

476

và hổng ngọc cũng cho lợi nhuận rất cao và nếu Xiêm trong thời kỳ hòa bình thì buôn
bán sẽ rát thuận lợ i... V Hơn thế, lúc đó cả Pattani và Ayutthaya đều là những vị trí rất
quan trọng bởi hai địa điểm này đều có quan hệ mậu dịch với Trung Quốc - nơi cung
cấp tơ tằm và đồ sứ - và Nhật Bản. Các thương nhân Nhật Bản và Trung Qụốc đã đến
Ayutthaya chủ yếu để mua da đanh và tới Pattani đê’ mua hương liệu được nhập từ vùng
quần đảo. Ngoài ra, các thương nhân cũng có thể mua được gõ cây thuốc nhuộm được
gọi là “ brazil”, gỗ cây lô hội, cánh kiến trắng và thiếc tại thị trường địa phương/
T rê n cơ sở những tính toán đó và mối liên hệ đã có từ trước Công ty Đông Ấn Anh
đã quyết định phái tàu Globe có trọng tải 300 tấn vào tháng 1/1611 được chỉ huy bởi
thuyền trưởng Anthony Hippon, với ban giám đốc gổm W illiam Floris, Adam Denton,

Thom as Essington và Lucas Antheuniss - sang phương Đông mang theo sứ mệnh thiết
lập quan hệ thương mại với Xiêm .
Trong số các thành viên tham gia trên tàu Globe, Piter Floris và Lucas Antheuniss
đã từng phục vụ cho các thương điếm của Hà Lan ở phương Đông, bao gồm cả thời gian

ở Coromandel thuộc vùng bờ biển Ấn Độ. Tổng số vốn được được huy động cho
chuyến đi này là 15.000 bảng, trong đó 7.000 bảng là vốn thương mại sẵn có, phẩn lớn
số tiển này được chia thành những khoản đầu tư nhỏ. Số tiển đó chủ yếu được đẩu tư
vào vải bông Ấn Độ, rồi tái đầu tư vào các sản phẩm ở Xiêm và Trung Qụốc, sau đó,
mua hạt tiêu và tơ lụa Trung Qụốc để chuyên chở vể châu Âu. Nhằm mục đích nâng
cao giá trị cố phẳn kinh doanh của họ lên trên 45.000 bảng, tăng 300% số vốn 15.000
bảng ban đầu.3
Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, tháng 4/1612, tàu Globe đến Bantam, để bán
một SỐ sản phẩm vải bông và mua hạt tiêu khi thị trường thuận lợi, rổi tiếp tục hành
trình đến vương quổc Xiêm . T u y nhiên, trước khi đến Ayutthaya, tàu Globe đã cập cảng
Patani ngày 23/6/1612. Sau khi gặp một trận bão đổ bộ vào đổng bằng Menam, ngày
26/10/1612 đoàn tàu khởi hành từ vịnh Xiêm đã buộc phải quay trở lại Patani vào
tháng l l . 4

1 IO R (inđian Office Record): E /3 /5 . No. 595, pp. 242.
2 D.E.G.Hall, Lịch s ử Đ ô n g N a m Á , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.449.
5 John Keay, T he Honourable Company: A History of the English East India Company, sđd, pp.61.
4 Patani lúc này được cai trị bởi một Nữ hoàng - người cùng nắm giữ độc quyén về thương mại trong vương quổc.
T rong thời gian ở đày, Floris củng quyết định mở rộng thương mại bao gỗm cả Nhật Bản, nhưng để thuận tiện,
ông ta đả vay tiễn từ ngân khó của nữ vương.


CÔ % TY ĐỎNG ẤN ANH ở VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

477


Mãi đến cuối năm 1612 hai đại diện của Công ty Đông Ấn Anh là Thomas Essington
và Lucas Antheunis mới đến được kinh đô của Xiêm và diện kiện đức vua. Phái đoàn biếu
tặng nhà vua món quà trị giá 600 real, kèm theo bức thư của đức vua Jame I. Việc xuất hiện
một lá thư của một vị vua của nước Anh trở thành một sự kiện trọng đại trong lịch sử Xiêm,
làm cho nhà vua rất hài lòng. V ì thế, thương nhân Anh đã nhận được sự tiếp đón rất cởi mở
và lời hứa cho phép tự do thương mại từ vua Song Tham .1
Như vậy, có thê’ nói chuyến đi của tàu Globe đã thực sự mở ra một chương mới
trong lịch sử của Công ty Đông Ấ n Anh bởi vì nó không chỉ đưa đến việc thành lập một
cơ quan thương mại của Anh tại Masulipatam trên biển Coromandel mà còn mở ra cơ
hội thiết lập quan hệ thương mại trực tiếp với Xiêm và gián tiếp với M iến Điện. Ở Xiêm ,
cơ quan thương mại của người A n h cũng được xây dựng ở Pattani - một tiểu quốc Mã

Lai đang bị đặt dưới quyền minh chủ của vương quốc X iêm .2
Ở tại Xiêm , phái đoàn của Anh do Lucas Antheuniss dẫn đấu nhanh chóng giành
được đặc ân thương mại với giấy phép hoạt động trong phạm vi rắt rộng của triểu đinh
Xiêm. Trong thời gian ở đầy, Lucas Antheuniss củng đã cử hai trợ lý là Thom as Samuel
và Thomas D river tiến hành mở cửa thương mại với chiengm ai, - nơi mà Ralph Fitch
đã biết đến từ năm 1587. T ừ Chiengmai, Công ty Đông Ắ n Anh quyết định thiết lập
quan hệ thương mại với Lào nhưng không thành công. Cũng trong thời gian này, Công
ty cũng đã có những liên hệ với M iến Điện một cách gián tiếp. T u y nhiên, phải chờ đến
năm 1639 khi Công ty Đông Ấn Anh thiết lập thương điếm Madras, người Anh mới
thực sự quan tâm trở lại đến khả năng buôn bán với xứ Miến Đ iện.3
Vào cuối năm 1612, đê’ Antheuniss ở lại thương quán Ayutthaya, Floris đã dong
thuyén trở lại Ấn Độ. T u y nhiên, do gặp phải sự cố Floris đã quyết định ghé vào một bãi
biển ờ cửa sông gần Masulipatnam đê’ sửa chữa tàu Globe. Trong khi chờ đợi, nhân viên
Công ty đã bán các sản phẩm hàng hóa của Xiêm và Trung Quốc cho thương nhân
Golconda và mua nhiểu hơn vải bông Ấn Độ, đợi đến khi có các tàu khác của Công ty

1 T a i tuổi tiếp kiến, mỗi nhân viên nhận


được

m ột chiếc cốc nhỏ bâng vàng, m ột mảnh vải nhỏ - phong tục trong

nhữrg buổi tiếp kiến quan trọng vốn còn được sử dụng trong các vương quốc Mandalay. Thương nhân Anh
được phép sở hữu m ột ngôi nhà gần thương điếm của người Hà Lan, nhưng trong nỗ lực đáu tiên để xử lý hàng
hòa, 1Ọ đã rất lúng túng bởi chiến tranh đã ảnh hưởng đến dát nước này. Hiện tại, thị trường Xiêm đang dư thừa
hàíiiịhóa. Xem thêm John Anđerson, sđd, pp.50.
2 D..G3.Hall, sđd, tr.461.
3 D G.i.Hall, sđd, tr.566-567


Nguyên Văn Vinh

478

đến sẽ tiếp tục tiến hành thương mại Coromandel - Xiêm. Nhưng cuối cùng Floris đã từ
bỏ ý định quay trở lại Patani và Ayutthaya. Với số vải bông Floris đặt hàng ở
Masulipatnam và cộng thêm hạt tiêu mua được ở Bantam, ông ta đã hi vọng số hàng
hóa này sẽ được bán ở Luân Đôn với 45.000 bảng.
Ngoài việc thiết lập quan hệ với vương quốc Xiêm , người Anh còn thành công
trong việc thiết đặt trao đổi thương mại với nhiểu khu vực khác. Năm 1608, thương
nhân Anh đã đến Surat - Ấ n Độ, nhưng một thời gian sau mới xây dựng được một cơ sở
cố định ở đây. Đến năm 1611, E IC đã bắt đẩu xây dựng các pháo đài và cơ sở thương
mại ở bờ đông và tây của Ấn Độ. Khu định cư Golconda được thiết lập tại
Masulipatnam trên bờ biển Coromandel với mục tiêu thực hiện các hoạt động buôn
bán hàng len sợi Ắ n Độ với Bantam. Sau khi đánh bại người Bổ Đào Nha năm 1613,
E IC được hoàng đế Mughal ban đặc quyển thương mại ở Ấn Độ.
T ạ i Acheh, tin tức vể việc các thương nhân Anh được vua Xiêm tiếp đón nổng hậu

được những viên đại sứ Xiêm mang đến. Thuyền trưởng Best đã ghi lại rằng trong thời

gian ở Acheh, ông đã đến thăm đại sứ của vua Xiêm ngày 19/4/1613 và trao quốc thư
cùa vua Anh. T ạ i đây đại diện của hai bên đã tiếp xúc rất cởi mở. Vài ngày sau viên đại
sứ Xiêm đã dùng bữa tối với thuyền trưởng Best.1

3. Thiết lập cầu nối thương mại Xiêm - Nhật Bản (1613-1618)
V ớ i mong muốn bắt đấu một chu kỳ thương mại với các thương thuyển chất đầy
hàng vải len, Nhật Bản - quốc gia có khí hậu mát mẻ đã giành được sự quan tâm đặc
biệt của các thương nhân Luân Đôn. Lú c đó, theo tính toán của người A nh, vải len
sẽ được dùng trao đổi để lấy bạc Nhật Bàn, sau đó bạc sẽ được đưa đến Java và quẩn
đảo hương liệu, và hạt tiêu cùng với hương liệu sẽ theo tàu mang trở lại châu Âu.
Chính vì vậy, cũng giống như người H à Lan, thương nhân Anh đã chủ trương mở
rộng, thâm nhập vào một khu vực giao thương rộng lớn từ Xiêm đến Nhật Bản,
Bengal và vùng Đông Nam Á hải đảo, lập thương quán ở Patani, biến nó thành cứ
điểm buôn bán ở vịnh X iêm và căn cứ trung chuyển trên vùng biển V iẽn Đông. Ngay
vào năm 1600, W illiam Adam 2 đã vượt qua eo Magielan để cập cảng Kyshu và trở
thành người A n h đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản. Những thông tin của W illiam
1 John Keay, sđd; pp.51.
2 Ờ N hật B ản , William Adam nhận được sự tiếp đón rát trọng thị từ Shogun Ieyasu, và được tướng quân đặt cho
tên N hật Bản là “Anjin”


CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH ở VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

479

Adam vế m ôi trường kinh doanh thuận lợi ở Nhật Bản càng thôi thúc người Anh
nhanh chóng dong thuyền hướng đến “ đảo quốc” .1 Đến năm 1611, viên thuyền
trưởng người Anh là Jo hn Saris đã chỉ huy tàu cỉove từ Bantam đi Nhật Bản. Cùng

với sự trợ giúp đắc lực của W illiam Adam , tháng 8/1611 Jo hn Saris đã chính thức
diện kiến triều đình M ạc phủ cùng với một bức th ư của vua Jam e I. C h ính quyển
Tokugawa chính thức cho phép người A nh thiết lập thương điếm tại H irado.
Vào tháng 3/1613, Lucas Antheuniss ở Xiêm gửi báo cáo đến Flo ris thông báo
rằng đã bán được hơn một một nửa số hàng hóa và nhà vua đã mua một số lượng lớn
hàng hóa được gửi đến bằng tàu Globe. V ì thế, một trong những cố gắng đầu tiên của
Floris là phát triển thương mại giữa Công ty Đông Ấn A nh với N hật Bản. Trong thời
gian John Saris chỉ huy tàu Clove ở Xiêm , ông ta thường xuyên ghi nhận sự xuất hiện
của thuyền buôn N hật Bản đến trao đổi, buôn bán ở Patani và Ayutthaya. Theo John
Saris dường như chính người Xiêm đã nối thông hai cảng thị Patani và Hirado, vì nếu
có bất kỳ thuyền mành nào của họ đi vào vùng có bão biển họ luôn nhận được sự giúp
đỡ của người Nhật Bản hoặc T ru ng Q uốc.2
Tro ng khi tình hình kinh doanh ở Patani có vẻ gặp nhiều khó khăn, người Anh
nhận thấy N hật Bản chính là quốc gia hứa hẹn sẽ đem lại sự giàu có cho Công ty. Đến
cuối năm 1614, những người đứng đấu thương điếm ở Hirado và Xiêm đã có những
hiểu biết nhất định vể hoạt động thương mại với Nhật Bản. Công ty đã quyết định mua
một chiếc thuyền mành ở Nagasaki - Nhật Bản với giá 2000 taels, rổi đổi tên thành Sea
Adventure, và chuẩn bị cho chuyến hành trình đến Xiêm. W illiam Adam được bổ nhiệm

làm thuyền trưởng cùng với thương nhân Richard W ickham, và sự trợ giúp của Sayers.
Đến cuối năm 1614, Richard Cocks được đưa lên làm người đứng đẩu thương điếm của
Anh ở Hirado, thay thế cho W illiam Adam.
Không lâu sau, Richard Cocks dự định gửi £1000 trên tàu, cùng với số hàng hóa trị
giá £200 rials, vải Cambay - những thứ không bán được ở Nhật Bản, cộng với £100 giá
trị hàng hóa “áo giáp, giáo mác, cung, mũi tên và những thứ vặt vânh khác đê’ làm quà
cho vua Xiêm cùng triều thắn”. T u y nhiên, chuyến đi đầu tiên trên biển của Sea
Adventure (cuối 1614-7/1615) đã thất bại. Ngay cả những kỹ năng tuyệt vời của Adammột hoa tiêu cự phách củng không thể vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết.

1 Xem thêm Anthony Farrington, The English Factory in Japan, 1611-1623, The British Library, London, 1991.
2 john Anderson, sđđ, pp.53.



480

Nguyễn Văn Vinh

M ột con tàu bị rò ri; cùng với sự nồi loạn của các thủy thủ đoàn, khiến cho thuyền
mành buộc phải táp vào Ruykyu để sửa chữa với chi phí rất lớ n .1
T ấ t nhiên, khi người Anh thiết lập thương điếm ở Hirado, cả Saris và Cocks cũng hi
vọng có thê’ xây dựng nhịp cầu thương mại kết nối giữa Nhật Bản với thị trường Trung
Quốc. Đáng tiếc, Shogun đã từ chối những lời thỉnh cầu của họ đối với bất cứ hàng hóa
nào được lấy từ các thuyền mành Trung Quốc bằng vũ lực. Nhưng vì tơ lụa và sa tanh
có nhu cẩu rất lớn, buộc người Anh phải tìm cách khác để có được những thương phẩm
này. Đế làm được điều đó, Richard Cocks đã sớm tham gia vào quá trình đàm phán kéo
dài để có thể tạo ra được cầu nối thương mại Nhật Bản - Trung H o a.Tu y nhiên, còn có
một khả năng khác là giao dịch với các đoàn thuyến mành Trung Quốc, hàng năm từ
vùng duyên hải Nam Trung Quốc đến Xiêm thông qua Đàng Trong và Cambodia.
Năm 1614, Adam đã được cử đến Xiêm đế đón đầu thương mại với Trung Quốc và
mua thuốc nhuộm địa phương, sản phẩm thuộc da. Cũng trong thời gian này, 2 nhân
viên khác ở Hirado đã được gửi đến Đàng Trong. T in tức hấp dẫn nhất trong chuyến đì
này là 2 thương điếm Anh đã được thành lập ở Xiêm .2
Trong khi đó Richard Cocks - người phụ trách thương điếm Anh ở Nhật Bản lúc
này cũng đã có một số thông tin đối với hoạt động của Công ty ở vương quốc Xiêm.
Cocks đã chi thị cho Richard Wickham, chuyển thư của mình đến thuyền trưởng
Jourdain ở Bantam, Richard Cocks cũng thông báo rằng các loại hàng hóa như gỗ
nhuộm “ brazil") gỗ đỏ, da hươu, tơ sống, hàng hóa Trung H o a ... cũng đang có nhu cẩu
cao ở Nhật Bản. Th ờ i gian này Richard Cocks cũng đã gửi quà đến quốc vương Xiêm,
một cái bình nâu trắng đến Adam Denton và W illiam Ebrett. T h ờ i tiết xấu khiến cho
thuyền của người Anh bị chậm, đến ngày 23/12 mới thả neo ở phía tây nam của đảo
Oshima.

Trong khi chờ đợi; tàu Osiander, được chỉ huy bởi thuyến trưởng Ralph Coppindall
đã đến Hirado ngày 4 /9 /1 6 1 5 . Ngày 5/12, Coopindall đã viết một lá thư gửi cho giám
đốc thương điếm của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm thông qua thuyển trưởng Adams người đã cùng Edm und Sayer, một lần nữa cùng đi trên tàu Sea Advanture đến vương
quốc Xiêm. Bức thư này cho thấy, theo kinh nghiệm của nhân viên công ty ở Patani,

1 Cocks Richard, Diary of Richard Cocks, Cape-merchant in the English íactory in Japan, 1615-1622: with
Correspondence, ed. Edward Maunđe Thompson, London: Hakluyt Society, 1883; John Anđerson, sđd, pp.60-61.
2 John Keay, sđd, pp.59


CỔ N G T Y Đ Ổ N G Ấ N A N H ở V Ư Ơ N G Q U Ố C X IÊ M ( 1 6 1 1 - 1 6 2 3 )

481

quan hệ thương mại với Nhật Bản đã không đạt được như kỳ vọng. Theo Coppindall,
hiện tại, hàng hóa từ Xiêm , Patani, Bantam ở Nhật chỉ thu được lợi nhuận ít ỏi. Ông hi
vọng rằng “bên cạnh lợi nhuận từ thương mại Hirado - Trung Qụốc, nếu có thê’ thì phải
chú trọng nền thương mại với Xiêm , đồng thời phải giảm chi phí để tiếp tục duy trì
thương quán ở Nhật Bản”. 1
Vào cuối năm 1616, thương nhân Anh ở Ayutthaya gặp tổn thất nghiêm trọng khi
Benjam in Farie qua đời. Trong khi đó, sự hiện diện của người Chămpa ở Xiêm đã gợi
mở một hướng kinh doanh mới cho Công ty Đông Ấn Anh. Ngay lập tức, ngày
20/3/1617, Công ty đã phái Peter H all và John Feerers chi huy một thuyén nhỏ đến
chăm pa, mang theo số lượng hàng hóa phù hợp với thị trường chăm pa. Toàn bộ thủy
thủ trên tàu là người Nhật Bản được Công ty thuê tại Aỵutthaya và Bangkok.2 T u y
nhiên, khi các thương nhân Anh đến Đàng Trong, Richard Cocks đã cảnh báo rằng sẽ
không an toàn nếu gửi hàng hóa trên các thuyền nhỏ đến vùng bờ biển Đàng Trong và
chăm pa vì người Bồ Đào Nha đã gửi đến rất nhiểu tàu chiến từ Macao “để sục sạo các
bờ biển và phá hỏng thương mại”.
M ặc dù; thất bại trong kế hoạch thương mại với Đàng Trong; nhưng những nỗ lực

buôn bán của công ty ở Ayutthaya lchông có dấu hiệu giảm bớt vào năm 1617. T u y
nhiên, tình hình kinh doanh ở đây vẫn không được cải thiện là mấy, người Hà Lan tiếp
tục giành được lợi thế so với Anh trong việc cạnh tranh độc quyển xuất khẩu da hươu.
Ngày 12/6/1617, người H à Lan đã ký được hợp đồng thương mại quan trọng với vua
X iêm vể việc xuất khẩu da hươu sang Nhật Bản.
Cùng thời điểm này tàu Sea Adventure đang ở Bangkok trong chuyến đi thứ hai và
bắt đáu quay trở lại Hirado. Lần này tàu đã mang trở lại Nhật Bản một số lượng lớn gổ
tô mộc. T u y nhiên, đê’ có được số hàng này, các giám đốc đã gặp rất nhiểu khó khăn,
phiển toái và đã phải hối lộ rất nhiểu để mua được số hàng hóa trên.3 Mặc dù vậy,
những cố gắng của họ trong việc cung cấp gõ tô mộc dường như đã uổng phí, bởi vì
Cocks sau đó đã nói “than chì và da là hàng hóa tốt hơn gỗ”. Các giám đốc ở Xiêm,

1 Jo h n Anderson, sđd, pp.63-64
2 N hững thông tin tiếp theo cho thấy “Chămpa" thương nhân Anh ở Xiêm nhám tưởng thực ra là vương quổc
Đà.ng T rong của chúa Nguyẻn. Li Tana, Xứ Đàng Trong; Lịch sử kinh tế x ã hội V iệt N a m th ế kỷ XVII-XVIII , Nxb
T rẻ, 1999, tr. 87.
3 Richard Cocks, Diary o f Richard Cocks, Cape-merchant in the English íactory in Japan; 1615-1622: with
Co rrespondence, ed. Edward Maunde Thom pson, London: Hakluyt Society, 1883, pp.221.


Nguyễn Văn Vinh

482

mong muốn trao đổi gỗ tô mộc và các hàng hóa khác để lấy tiền xu Nhật Bản. W illiam
Eaton đã đề nghị Cocks gửi tiền xu đến Xiêm - loại hàng sẽ mang lại rất nhiếu lợi nhuận
“ miễn là được giữ bí mật”. T iế c là Richard Cocks đã không thể tham gia vì nó là hoạt

động phi pháp tại Nhật Bản.
Tàu Sea Adventure rời Bangkok đến Nhật ngày 27/5/1617; với số hàng hóa gốm 9.000

tấm da. Theo kế hoạch, tàu sẽ có hành trình đến Nhật Bản trong vòng 28 ngày, nhưng do
gặp bão biển tàu đã phải mất đến gần năm tháng mới đến được Hirado. Đó là một chuyến
đi thảm hại, 34 thủy thủ đoàn đã chết trên biển, những người còn lại đểu ốm và không thề
làm được gì, 12 người được cứu sống; những người này được đưa đến Fushima.'
Mặc dù vậy, những năm 1617-1618 được coi là giai đoạn có nhiểu thuận lợi trong
hoạt động thương mại của Công tỵ Đông Ấn Anh ở Xiêm. Năm 1617; khi W illiam Eaton
ở đây, thương nhân Luang Phrabang đã đến Ayutthaya, mang theo một khối lượng lớn
hàng hóa. Điều này, cùng với các nguyên nhân khác nữa, góp phẩn vào sự thịnh vượng
của thương điếm Anh ở Xiêm trong giai đoạn này. T ất cả nhân viên Công ty tạm thời cảm
thấy rất hài lòng với hoạt động buôn bán cùa thương điếm Anh tại Xiêm . M ột số thậm chí
ao ước rằng tất cả các thương điếm của Công ty ở phương Đông đểu có thê’ kinh doanh
tốt như thương điếm Ayutthaya. Thêm “hai ngôi nhà được xây cho công ty, một ở
Ayutthaya, lớn như nhà tại thành phố ở London, cái thứ hai ở Patani”.Ngày 12/8/1617,
khi John Johnson qua đời ở Ayutthaya, Richard Pitt, cùng với trự lý Thomas
Winterbome, đã gửi một lá thư đến John Browne thông báo vể sự giảm giá các sản phầm
từ da. Mặc dù vậy, các nhân viên của Công ty vẫn tin tưởng vào nển thương mại ở Xiêm.
Đẩu năm 1618, Goerge Ball, người đứng đầu thương điếm Bantam đã gửi một lá thư cho
các giám đốc để thông báo rằng: số lượng vải Coromandel trị giá 5.000 rials có thể được
bán hàng năm ở Ayutthaya. Vương quốc Xiêm sẽ cung cấp số lượng da hươu và gỗ đàn
hương cho Nhật, vàng, đá hổng ngọc ở đây cũng thu lợi nhuận lớn. Nếu đất nước này
thanh bình, nó có thể mang lại một nến thương mại lớn hơn nữa.2
Trong năm 1618, người Anh ở Xiêm đã dành được sự ủng hộ cao của vua Xiêm.
Cũng trong năm này, Cocks đã gửi bức thư cho Richard Pitt đê’ báo rằng ông “ đã nhận
được tơ lụa, gỗ thơm, da sống gửi từ Ayutthaya đến Nhật Bản”. Ông cũng cho biết thêm

1 Richard Cocks, Diary of Richard Cocks, Cape-merchant in the English íactory in Japan, 1615-1622: with
Correspondence, ed. Edvvard Maunde Thom pson, London: Hakluyt Society, 1883, pp.337.
2 Xem thêm jo h n Anđerson, sđd, pp.69-70.



CÕNG TY ĐÔNG ẤN ANH ở VƯƠNG QUỐC XIÉM (1611-1623)

483

rằng: “có những thuyền nhỏ năm nay từ Cambodia đến và tôi nghe nói Ông Georg
Saviad và những người Anh khác ở đó nhưng chẳng có ai cho tôi biết gì vể tình hình ở
đó cả, đây đúng là bọn lười biếng, chậm chạp và tệ hại. Không có tơ lụa nào màu đỏ và
cũng chẳng có hàng hóa nào như anh viết cả vi vậy anh sẽ được cung cấp từ Bantam
hoặc Coromandel”.1
T rá i với những gì diễn ra ở Ayutthaya, tình hình kinh doanh của Công ty ở Patani ít
phát đạt hơn, do “ chi p h í cao v i thuế áp đặt đối với người ngoại quốc”. Trong bối cảnh đó,
thương nhân Anh có cảm giác rằng họ “bắt đẩu bị bỏ rơi".2
Sau chuyến đi biển lẩn thứ hai đầy bão táp từ Xiêm sang Nhật Bản, WỉUiam Eaton tiếp
tục chuẩn bị cho một hải trình mới. Ông ta mang theo một lá thư gửi đến các giám đốc ở
Ayutthaya, trong đó Cocks để nghị sử dụng “Ịapatĩ ompra” - một người đàn ông sẽ giúp kiểm
soát sự nổi loạn của các thủy thủ người Nhật. Trong những năm qua, nhân viên thương điếm
ở Ayutthaya vẫn theo thói quen là sử dụng người Nhật trong các công việc kinh doanh của
họ. Đầu năm 1618, khi tàu đã sẵn sàng căng buồm thì Cocks gặp phải rất nhiểu rắc rối với

đám thủy thủ Nhật Bản - những người tự ý mang theo những hành khách được giấu bí mật
trong cabin và bị buộc phải quay lên bờ. Cuối cùng, Cocks cũng cho tàu Sea Adventure cùng
với một số thuyển mành khác khởi hành vào buổi sáng hôm sau. Nhưng chỉ 5 ngày sau tàu
của Công ty đã phải tìm nơi trú ẩn tại cảng Tomari do gió tây và biển động. Mặc dù đã rất cổ
gắng nhưng một lẩn nữa Eaton vẫn buộc phải ở lại Tomari. T ại đây, anh ta đã có một vài
tranh chấp với những người Bồ Đào Nha trên đường đến Cambodia.

4. Cạnh tranh, suy thoái và đóng cửa thương điếm ở Xiêm năm 1623
Viết vể sự cạnh tranh giữa Anh và Hà Lan, theo John Anderson: người Hà Lan đã
dùng vũ lực đối với tù trưởng bản địa ở khắp mọi nơi trong vùng Đông Ấn đế thiết lập
độc quyển đối với các loại hàng hóa khác nhau, tước đoạt của người bản địa tất cả mọi

thứ và sau đó bán lại với giá cắt cổ, rồi kiếm được tất cả những lợi nhuận lớn cho bản
thân. Ở Java họ sở hữu những vùng đất rộng lớn và mang nô lệ đến trổng hạt tiêu trên
các vùng đất, thậm chí họ có được lợi nhuận nhiểu hơn khi dựa vào lao động nô lệ. Nhà
vua Xiêm dù cung cấp cho họ đặc quyền thương mại trong nước nhưng vẫn kiểm soát
hắu hết độc quyền thương mại, điều này là không đủ đối với H à Lan. Họ muốn kiểm

1 IO R :E /3 /6 , no. 683.
2 IO R :3/7 no.841 A


484

Nguyễn Ván Vinh

soát toàn bộ thương mại trong tay mình theo cách giống như những gì họ đã làm ở nơi
khác trong khu vực Đông Ấn. Vua Xiêm cũng đã có con tàu được ông sử dụng để thực
hiện thương mại với Nhật Bản. Để vận hành những con tàu của mình, nhà vua đã phải
sử dụng người Trung Qụốc tốt hơn so với bản thân các nhà hàng hải người Th ái. Hoạt
động thương mại này với Nhật Bản của nhà vua phải cạnh tranh với những người Hà
Lan củng đang giao dịch với Nhật Bản. Việc xuất khấu chính là da hươu. Các tài liệu lưu
trữ ghi nhận rằng Hà Lan xuất khẩu không dưới 200.000 tấm da hươu một năm từ Xiêm
sang Nhật Bản. Trong thực tế có rất nhiểu hươu đã bị giết để lấy da, trong đó chủ yếu ở
Xiêm dẫn đến gán như tuyệt chủng. Để có được các quyền thương mại, người Hà Lan
đã ngày càng gia tăng các hành động xấc xược với nhà vua. H ọ muốn nhà vua từ bỏ độc
quyền và thương mại với Nhật Bản. Điếu này đi ngược lại lợi ích của nhà vua và ông đã
chuyển sang thân thiện với người Anh đế đầy họ vào cuộc chiến chống lại Hà Lan. Nhà
vua thậm chí đã cố gắng để Công ty Đông Ấn Anh cung cấp vũ khí cho ông ta, nhưng
người Anh không hề có ý chống lại bất cứ ai. Công ty được chỉ thị tìm kiếm lợi nhuận và
hạn chế chi tiêu liên quan đến quân sự. K h i họ nhận thấy rằng thương điếm ở Ayutthaya


đã không đem lại bất kỳ lợi nhuận gì, người Anh đã đóng cửa trong năm 1623, nhưng
vua Xiêm đã cố gắng thuyết phục họ ở lại và thậm chí đã cho họ vay một khoản tiển và
cấp thuyển để họ có thể thực hiện các hoạt động thương mại của m ình.1
Sự cạnh tranh của H à Lan đối với Anh ở vùng Viễn Đông nói chung và ở Xiêm nói
riêng được bộ lộ từ khá sớm. Kê’ từ năm 1614, xung đột quân sự giữa hai bên đã có sự gia
tăng đáng kể. Bên cạnh đó, cuộc chiến với Miến Điện cũng như những rối loạn trong
nội bộ cũng càng làm tăng thêm sự khó khăn trong việc giao thiệp hòa bình, hữu hảo
của công ty với vương quốc Xiêm . T ại Patani, hàng hoá của tàu Ịames đã phải bốc dỡ để
chuyển sang tàu Darling, - con tàu sẽ lên đường đi Bangkok vào ngày 30/7/1614, với sự
có mặt của John Gourney, W illiam Sheppard và Thom as Brockedon, thương nhân của
chuyến đi thứ chín, kèm theo Robert Larkin và trợ lý của ông là Ben]amin Farie, và có lẽ
trong vòng mười lăm ngày đã đến được kinh đô của vương quốc Xiêm . Sau tất cả những
nỏ lực và chi phí mà Công ty đã bỏ ra đê’ thiết lập quan hệ thương mại tại Patani, Adam
Denton, người phụ trách thương quán đã viết thư gửi đến công ty Đông Ấn Anh rằng
“tất cả thương mại ở hải ngoại đẫ chết trong khó khăn và chiến tranh” và “chiến tranh
thật sự đáng sỢ giữa Patani và Aceh”. Trong số những điểu tệ hại ít hơn ở Patani,
Denton phàn nàn về việc thiếu giấy, mực in, và sách. Ngay cả giấy của Trung Quốc mà

1 Xem thêm John Anderson, English Intercourse vvith Siam, pp.77-88.


CÕNG r v ĐỔNGẤN ANH ờ VƯƠNG QUÓCXIÊM (1611-1623)

485

ông đã sử dụng cũng bị những con gián ăn mất. Denton hoàn toàn không lạc quan vể
khả năng thương mại ở Patani. Người đổng hương của ông ta là Robert Larkin đã tìm
cách mở một thương điếm ở Singora nằm ở phía đông bắc của Patani vốn được coi là
một Jakatra thứ hai (Batavia), nhưng đã bị chặn bởi sự thù địch của Hà L a n .1
M ặt khác, ở cả Aỵutthaya và Patani - hai thành phố của Xiêm nơi mà tàu Globe cố

gắng tiến hành buôn bán - thương điếm của Hà Lan cũng đã tổn tại. Không phải không
có lý do khi viên chi huy Hà Lan là Jan Pieter Coen phàn nàn rằng người Anh làm cho
hoạt động kinh doanh của H à Lan gặp trục trặc. Quan hệ giữa thương nhân Anh và Hà
Lan ngày càng xấu đi nhanh chóng, tương tự như ở Nhật Bản người Hà Lan đã làm chủ
thị trường. Họ đồng ý đánh thuế cất cổ và các hạn chế khác đê’ ngăn cản các đối thủ
cạnh tranh. Floris đã rất bối rối. Bốn năm trước có vẻ như Floris đã chứng kiến cảnh

tượng tại một phiên chợ ở Patani: "dường như cả thế giới không có đủ vải để cung cấp
cho nơi này như là nó cẩn”. Bấy giờ thoải mái kiếm được 400% lợi nhuận trong khi “thời
điểm hiện tại tôi không thê’ làm nên 5%”.2
Trước những hành động gây hấn của người Hà Lan đã khiến Anh mất đi cơ hội để
cải thiện vị trí của mình ở triểu đình Xiêm . Nhất là khi H à Lan đạt được thỏa thuận với
vua Songt’am về việc độc quyền xuất khẩu da hươu đến Nhật Bản vào tháng 6/1617.
Ngày 05/12/1618 tàu Black Lion đã chất đầy hàng hóa, với gạo, hạt tiêu, và các hàng
hóa khác từ Patani, một lẩn nữa lại bị bắt giữ bởi bốn chiếc tàu Anh, được gửi đến đế chống
lại nó. Đ ầy là sự khởi đẩu của một cuộc đấu tranh khỗc liệt nhưng ngắn ngủi giữa Hà Lan và
Anh. Một số tàu Hà Lan bị bắt giữ, và hạm đội Hà Lan đã bị đuổi đi, nó được cho là đã đến
Moluccas, và một số tàu đến Patani. Sau khi giao tranh qua đi, các hạm đội Anh đã đến cư
ngụ ở bờ biển Coromandel, nhưng trước đây, tất cả các hàng hóa và thương gia ở Bantam
đã dời đi, những nhần viên mới chỉ vừa được giao phụ trách cơ sở của Công ty.
Đối với cả Hà Lan và Anh, cạnh tranh trên thị trường đã đạt cường độ như một
cuộc chiến thương mại phát triển giữa hai nước.3 Hai tàu của Công ty Đông Ấn Anh là

1 Xem thêm John Anđerson, English intercourse with Siam, pp.SS-59.
2 Jo h n Keay, The H onourable Company: A history o f the English East India Company, Harper Collins Press,
1991, pp. 62.
3 T rong thời gian này đã có sự cạnh tranh rắt lớn của Anh đặc biệt là với người Hà Lan và năm 1618 m ột con tàu
từ H à Lan ở Pattani đã bị bảt giữ bời bốn tàu Anh. Người Hà Lan đã trả đũa bấng cách gửi ba tàu chiến với 800
người đến Pattani, nơi họ gập John Jourdain đến Pattani với hai tàu. M ột trận chiến nảy sinh ở phía trước của thị
trán, trong đó JohnJourdain đã bị giết bởi ngưừi Hà Lan và tất cả phi hành đoàn bị bát làm tù nhân.



486

Nguyễn Văn Vinh

Hound và Sampson, đã bị tấn công bởi ba tàu chiến Hà Lan trong khi đang neo đậu ở

cảng Patani vào tháng 7/1619.1 Các tàu Anh ngày càng bị áp đảo bởi Hà Lan. Các cuộc
chiến tranh thương mại kéo dài thậm chí đến Nhật Bản - nơi mà một số tù nhân Anh, bị
người Hà Lan bắt giữ, đã trốn thoát và tìm cách ẩn nấp trong một số thương điếm của
Anh. Người Hà Lan đã tấn công thương điếm, nhưng bị Anh đẩy lui với sự hỗ trợ của
Nhật Bản.
Người Hà Lan sau chiến thắng trước người Anh càng tỏ ra rất kiêu căng, tự phụ.
Những nhân viên thương điếm hành hung bất cứ những người Anh nào xuất hiện trên
các đường phố ở Patani bằng cách “rút gươm chĩa vào họ” và đe dọa sẽ “thiêu cháy
thương điếm”. N ữ hoàng đã tiến hành bảo vệ người Anh chống lại Hà Lan, nhưng củng
đòi hỏi một số lượng lớn hàng hóa từ Công ty mới chịu làm điều đó. Một số hàng hóa
mà N ữ hoàng muốn lấy đã được chuẩn bị đưa đến bởi Jonas Viney, cháu trai của thuyển
trưởng Jourdain, và Henry Fosdick, nhưng Denton thu giữ chúng, và Công ty sau đó đã
phê chuẩn các hành động n à y ...2
Trong khi thương nhân Anh - Hà Lan dang cạnh tranh quyết liệt trong việc giành
quyển thương mại hương liệu ở phương Đông, thì ở châu Âu những nỗ lực đàm phán
giữa hai chính phủ cuối cùng cũng đã đạt được sự đổng thuận bằng một Hiệp ước
Phòng thủ (T re a ty of Deíence) năm 1619. Hà Lan đã đưa ra sáng kiến này cuối năm
1618, do sắp kết thúc Hiệp định ngừng bấn Antwerp, nhưng mãi đến ngày 17/7/1619
mới đạt được thỏa thuận.3 K h i biết tin vể những điểu khoản của Hiệp định, Toàn quyền
Hà Lan Jan Pieter Coen đã phản ứng gay gắt và chủ trương phá hoại Hiệp định để tiếp
tục kiếm soát thiết lập độc quyền buôn bán hương liệu ở khu vực quán đảo.
T u y nhiên, trong năm 1620, hòa bình cuối cùng cũng được phục hồi giữa Anh và

Hà Lan. T àu Bull, đến Bantam ngày 14/3/1620, như là một sứ giả của hòa bình, được
chào đón với một niềm vui không kế xiết, đã chính thức tuyên bố Hà Lan và Anh bước
1 IO R :G /2 1 /3 ( 1) f.33v; IO R :E /3 /7 no.841A
2 IO R :E /3 /7 no.807
3 Những điểu khoản chính của hiệp định dó là: a) Cả hai bên sẽ tha thứ và quên di các bất bình, thả tù nhân và
nhửng con tàu bị đánh chiếm, b) Mỗi công ty sẽ được mua một nửa tổng số hổ tiêu hiện có và người Anh sẽ
được hưởng 1/3 khối lượng buôn bán hương liệu tại khu vực Molucca, Amboina và khu vực Banda. c) Một hội
đổng phòng thủ sẽ được thành lập gồm bổn thành viên của mỗi bên và mỗi bên sẽ có m ột hạm đội phòng thủ
gồm 10 chiếc tàu. d) Mỗi bên sẽ giữ các pháo đài và căn cứ của mình và trong hai, ba nàm đắu sẽ không được
xây dựng các pháo đài hay căn cứ mới. e) Vốn của hai công ty là riêng biệt và mỗi bên giữ sổ sách tính toán riêng
của mình.


CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH ớ VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

487

vào một giai đoạn hòa bình, chấp thuận những đế nghị của thuyền trưởng Adam, người
Hà Lan thả tự do cho 51 người Anh và toàn bộ số tàu bị giam giữ.
Trước sức cạnh tranh quyết liệt của đối thủ Hà Lan, hoạt động buôn bán của thương
nhân Anh ở Patani và Ayutthaỵa tiếp tục suy thoái. Cho đến cuối năm 1620, mặc dù
thương điếm Patani vẫn được các tàu tàu clove và Ịames Royal của Anh ghé thăm, nhưng
hoạt động mậu dịch ở đây củng không được cải thiện là bao. Trong thưJohn Jourdain và
W illiam Webb ở Pattani gửi cho Edvvard Long ở Ayutthaya đề ngày 16/11/1620, cả hai
củng phàn nàn rằng “ ...T ô i muốn biết liệu chúng ta có nên duy trì thương điếm này hay
đóng cửa. Nếu muốn duy trì thương điếm thì tốt nhất nên cung cấp hàng hóa nhiều và tốt
hơn cho mục đích thương mại [mà trước đó nó đã được cung cấp]. T rừ phi những điểu đó
được đảm bảo, nếu không tôi cũng không chắc thương điếm này sẽ tiếp tục hoạt động. L ý
do gì khiến cho hoạt động buôn bán của các thương điếm của chúng ta thua kém người Hà
Lan? Chẳng qua là người Hà Lan có sẵn tiền bạc trong tài khoản và có sẵn hàng hóa. V ì vậy,

nếu muốn duy trì thương điếm chúng ta cũng phải có cơ sở như vậy”. 1
M ối quan hệ của thương nhân Anh với Hà Lan củng ngày càng xấu đi, khi John Doode
- viẻn trợ lý thương quán Patani bị bắt giử để trả đũa cho hành động của Edward Long khi
giam cấm 1 người Trung Hoa và 2 người Nhật Bản trong khi người Hà Lan đã cố gắng giải
cứu những người này.2 Cũng trong thời gian này, các điểu kiện kinh doanh của thương
điếm Anh tại Pattani cũng không mấy sáng sủa. Năm 1621, các nhân viên của Công ty phải
tự thừa nhận tình trạng kinh doanh ở đây còn tồi tệ hơn so với ở Ayutthaya: “họ nỢ nhiéu
hơn là có tiến để trả” và hoàn toàn không thể mong đợi ở sự cứu trợ nào cả.3
T rê n thực tế dự định đóng cửa thương điếm ở Aỵutthaya và Patani đã được ban
giám đốc Công ty cân nhắc khá nhiéu trước khi có quyết định đóng cửa chính thức. Vào
tháng 5/1621 tàu Exchange và Peppercorn đã ghé vào Patani, mang theo những tin tức
vể dự định giải thể thương điếm tại Pattani, Ayutthaya và một số nơi khác. Edward
Longe đã chua chát thốt lên trong bức thư gửi John Jourdain rẳng “sẽ là tốt hơn nếu
thương điếm bị giải thể từ lâu rồi mới phải”.4
Trong Consultation Book lưu giữ ở Batavia ngày 22/3/1622, H ộ i đổng Công ty đã
quyết định giải thê’ các thương điếm kinh doanh thua lỏ ở Patani và Ayutthaya.

' IO R :E /3 /7 no.905.
2 John Anderson, sđd, pp.83
3 IO R :E /3 /7 no.930
410R :E /3/8 no.956


488

Nguyên Vồn Vinh

Ngài Chủ tịch Richard Fursland đã viết từ Batavia gửi cho Công ty ngày 27/2/1622
thông báo với các giám đốc rằng ông đã gửi tàu Fortune mang theo một số hàng nhỏ
đến Ayutthaya.1Các nhân viên đã bán hết số hàng này, sau đó từ biệt nhà vua và rời đến

Patani đê’ đóng cửa thương quán ở đây. Trong thời gian này, phía Công ty cũng có
quyết định đóng cửa thương điếm của mình ở Nhật Bản.

5. Thay cho lời kết
Trong một thời gian dài; nhiều người tin rằng cuộc “ thảm sát Am boina” năm 1623
chính là nguyên nhân trực tiếp đưa đến quyết định của Công ty về việc đóng cửa hàng
loạt thương điếm của Công ty ở Hirado (N hật B ản ), Ayutthaya (X iê m ) và Patani (bán
đảo Mã L a i). Trong thực tế, ngay sau khi khai mở quan hệ với Nhật Bản và Xiêm, Công
ty đã nhanh chóng nhận ra nền thương mại với các vương quốc trên sẽ không mấy triển
vọng xuất phát từ mục tiêu không phù hợp của Công ty (bán hàng vải sợi Anh tại các
quốc gia này) cũng như bối cảnh kinh tế xã hội tại đây (thái độ thận trọng của Mạc Phử
Đức Xuyên ở Nhật Bản; suy thoái thương mại tại Ayutthaya và Patani). Công ty Đông
Ấn Anh đã không có được một chiến lược thương mại lâu dài nào với cả Xiêm cũng như
Patani, ngoài mục tiêu bán hàng hóa của Anh nhằm thu mua hạt tiêu cho thị trường
châu Âu. Bên cạnh đó sự bê trễ của các nhân viên Công ty và đặc biệt là sự cạnh tranh
một cách khốc liệt (thậm chí thù địch) của Công ty Đông Ấn H à Lan tại vùng quần đảo
hương liệu khiến cho tình cảnh của người Anh ở Đông Á càng trở nên khó khăn hơn.
Trong một số năm (chẳng hạn như 1617), Công ty Đông Ấn Anh ở Batavia không thể
thực hiện các công việc đầu tư buôn bán cho Ayutthaya và Patani. Bởi lẽ đó, ngay từ
năm 1619, kế hoạch đóng cửa 3 thương điếm này đã được đưa ra do tình trạng buôn
bán đình đốn của Công ty tại đây. Mùa hè năm 1622, vị chủ tịch của Công ty Đông Ấn
Anh đóng tại Batavia đã ra chỉ thị đóng cửa 3 thương điếm trên.2
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến sự suy sụp trong hoạt động
của công ty Đông Ấn tại Xiêm . Trước hết, đó là sự dao động lòng trung thành và phắm
chất năng lực rất thấp của các nhân viên Công ty. Lucas Antheunis (giống như Floris) là
một người có năng lực, nhưng Benjamin Farie mới là người được chọn lựa cho vị trí
người đứng đẩu thương điếm Anh ở Xiêm vào tháng 10/1615. Nhưng Antheunis không

1 IO R :E /3 /9 n o .1099
2 Kenneth D. Basset, "The Trade of the English East India Company in the Far East, 1623-1684”, Journal of the

Royal Asiatic Society lA (1960), pp. 33-35.


CỔNG TY ĐÔNG ẤN ANH ở VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

489

ở lại lâu dài ở Xiêm và Benjamin Farie cũng qua đời vào tháng 9/1616. Những người kế
nhiệm lại thiếu khả năng tiếp tục điểu hành các hoạt động thương mại trong môi trường
khó khăn cho người châu  u .1 T iế p theo đó, nguổn tài chính ít ỏi của công ty và sự lựa
chọn sai lầm ràng buộc chặt chẽ vào các hàng hóa của Xiêm cũng là nhân tố quan trọng
buộc công ty phải đóng cửa thương điếm ở Ayutthaya và Patani năm 1623. Ngoài ra,
các nhản viên của công ty còn thường xuyên gian lận, lừa đảo, say rượu và hành xử bừa
bãi; phóng đãng.z
T ìn h hình tài chính eo hẹp, chi phí cao và tình trạng buôn bán tư nhân của các
nhân viên Công ty cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của các thương
điếm Anh ở Xiêm . Mặc dù, John Saris đã rất cố gắng đê’ biện minh cho hành động buôn
bán tư nhân của mình nhưng cũng bị nghi ngờ đã dùng thương mại của Công ty ở
thương quán Hirado đê’ phục vụ cho mục tiêu cá nhân. V ì vậy có thể nói “Trong suốt
thời kỳ đầu E I C thường ở vào thế bất lợi so với các thương nhân châu Âu khác. Chính
phủ Anh phản đối việc xuất khẩu bạc nén, thậm chí điểu này đã bị những người đứng
đầu chống đối. Hơn nữa thương mại tư nhân lại được phép phát triển mạnh vì nó được
coi là bổ sung cho các hoạt động của E IC . T u y nhiên, trong thực tế, quan chức E IC và
vỢ của họ có thể làm giàu cho mình thông qua thương mại tư nhân bằng các khoản đầu
tư của Công ty. Cuối cùng, sự quản lý, điểu hành trong thế kỳ X V II như một tính năng
nổi bật của các đối thủ của nó v o c hiệu quả hơn nhiều”.3
Mặt khác trong thời kỳ này, hoạt động thương mại của các thương nhân châu Á
như Trung Qụốc, Nhật Bàn; H ổi giáo...cũng là những thế lực hàng hải mạnh. Đặc biệt,
phải kể đến hoạt động của hệ thống Châu ấn thuyển Nhật Bản (1580-1639) cũng gây
ra khó khăn nhất định đối với các hoạt động kinh doanh của thương nhân phương Tây,

trong đó có người Anh. John Jourdain và W iliam Webb ở Patani đã viết trong thư gửi
Edward Long ở Ayutthaya ngày 16/11/1620: “ ...k h i tàu ghé vào Đàng Trong đã gặp
rất nhiều thương nhân Nhật Bản và những thương nhân này đã mua phần lớn hàng hóa,
nên chúng ta chỉ có thế mua được số ít hàng h ó a... ”.4

1 John Anderson, English intercourse with Siam in the seventeenth century, pp. 65-66.
2 Anthony Farrington & Dhiravat na Pombejra, The English Factory in Siam, 1612-1685; p. 6-7.
3 Nicolas Tarling, The Cambridge history oíSoutheast Asia, (Cambridge Ưniversity Press, 1992), Vol.2, pp.167.
4 IO R :E /3 /7 no.905


Nguyễn V ă n V in h

4 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Anthony Reid (1 9 9 3 ), Southeast Asia in Earlỵ M oder Era: Trade, Power, Belief,
Cornell U niversity Press.

2.

Anthony Reid (1 9 9 9 ), Charting the Shape of E arly M odern Southeast Asia,
Silkworm Books.

3.

Anthony Farrington (2002), Trading Places: The East India Com pany and Asia
1600-1834, London: Th e B ritish Library.


4.

Anthony Farrington (19 9 1 ), T h e English Factory in Japan, 1613-1623 (2 V o l),
Th e British Library.

5.

Anthony Reid (1 9 9 3 ), Southeast Asia in the Age o f Commerce 1450-1680, Vol.2.
Expansion and Crisis, Yale ư niversity Press.

6.

Anthony Farrington and Dhiravat na Pombejra (2 0 0 7 ), T h e English Factory in

Siam, 1612-1685, The British Library Press.
7.

Bhawan Ruangsilp (20 0 7 ), Dutch East India Com pany Merchants at the Court of
Ayutthaya (1604-1765), B rill Published.

8.

D iary of Richard Cocks (1615-1622), V o l.1, T h e H akluyt Society

9.

D iary of Richard Cocks (1615-1622), V o l.2, T h e H akluyt Society

10. David K . Wyatt, (2 0 0 3 ), Thailand: A Short History, 2nd edition, Chieng M ai:

Silkwonn Books.
11. Holden Furber (1 9 7 6 ), Rival Empires of Trade in the Orient 1600-1800, V ol 2,
ư n iversity of Minnesota Press, Minneapolis.
12. J.Kathiriham by-W ells, John V illiers (1 9 9 0 ), T h e Southeast Asian Port and Polity,

Singapore University Press
13. John Keay (2 0 1 0 ), The Honourable Company: A history o f the Englislì East India
Company, HarperCollins Publisher.
14. Kennon Breazeale (1999), From Japan to Arabia: Ayutthaya’ M aritime Relations
with Asia, Toyota Thailan Foudation Press.


CỐNG TY ĐÔNG ẤN ANH ờ VƯƠNG QUÓC XIÊM (1611-1623)

491

15. Manichjumsai (1970), History ofAnglo-Thai Relations, Chalermnit, Thailand, Press.
16. Nicolas Tarling (1 9 9 2 ), T h e Cambridge History of Southeast Asia, V o l.l (From
E a rly T im e to ca. 1800), Cambridge U niversity Press.
17. Phillip Lawson (1 9 9 3 ), The East India Company: A H istory, London and New
Yo rk: Longman.
18. V icto r Lieberman (2 0 0 9 ), Strange Paưallels: Mainland M irro rs: Europe, Japan,
China, South Asia, and the Islands: Southeast Asia in Global Context, c.800-1830,
Vol.2, Cambridge ư n iversity Press.



×