Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo dục bình đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại Việt Nam THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.24 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Tên đề tài sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo
dục bình đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung
đại Việt Nam THCS
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày
nào sớm hơn): 05/09/2019
4 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Để xây dựng đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo dục
bình đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại Việt
Nam THCS”, ngoài việc thâm nhập, nghiên cứu kĩ và đặt ra các vấn đề về sự
bình đẳng về giới trong các văn bản văn học trung đại trong chương trình
THCS, từ đó đề xuất và áp dụng thử một số giải pháp rèn kĩ năng sống cho học
sinh về bình đẳng giới, bản thân tôi cũng đã tìm đọc nhiều tài liệu, đề tài, bài
viết có liên quan như “Vai trò của bình đẳng giới trong giáo dục của sở GD &
ĐT Lâm Đồng” tại trang , “Học sinh nêu thực trạng bất
bình đẳng giới trong giáo dục” tại trang , “Chuyên đề giáo
dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông” tại trang baigiang
mau.com. “Lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông” tại trang rgep.moet.gov.vn ….
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhằm học hỏi từ các bài viết trên, bản
thân nhận thấy được một số vấn đề sau:
* Ưu điểm:
- Tất cả các bài viết mà bản thân tôi tìm đọc được đã có sự đầu tư kỹ
lưỡng về nội dung, trình bày khá rõ ràng, dễ hiểu.
- Tác giả cũng đã trình bày được cơ sở lí thuyết và thực trạng của vấn đề.


- Quan trọng hơn cả là tác giả đã chỉ ra được bình đẳng giới trong nhà
trường là vấn đề tuy không mới trong thời gian gần đây nhưng lại được đề cập
một cách sơ sài và vẫn còn thể hiện sự chưa kiên quyết giải quyết dứt điểm tình
trạng bất bình đẳng trong giáo dục nhà trường.
* Nhược điểm:
Ngoài những điểm hay đáng để học hỏi như trên, bản thân tôi nhận thấy
các bài viết vẫn còn những tồn tại nhất định cần tháo gỡ và đây cũng là động lực
để bản thân tôi xây dựng đề tài sáng kiến của mình góp phần thay đổi tư duy
1


của học sinh và hướng các em đến những cách cư xử hay trong đời sống của
mình:
- Mặc dù được viết độc lập tuy nhiên các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc
đưa ra một hệ thống lí thuyết về tầm quan trọng của bình đẳng giới và thực
trạng của vấn đề mà chưa đề xuất được những biện pháp cần thiết nhằm thúc
đẩy sự bình đẳng giới trong giáo dục tiến tới thay đổi tư duy và kĩ năng ứng xử
của học sinh, giáo viên…
- Các bài viết đề cập vấn đề cần được quan tâm trong xã hội giáo dục chứ
chưa thực sự mang lại một chìa khóa cách thức thực hiện trong quá trình dạy và
học của người giáo viên và các đối tượng học sinh của họ.
4.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những
nhược điểm của giải pháp đã biết:
Với đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo dục bình
đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại Việt Nam
THCS”, tôi đã tiếp thu vấn đề cũng như thực trạng của sự bình đẳng và bất bình
đẳng về giới của học sinh trong nhà trường. Từ những ý kiến cảm nhận của các
tác giả, tôi tiến hành nhìn nhận lại thực tế sự bình đẳng và bất bình đẳng về giới
trong học sinh của mình đang giảng dạy và thấy rằng ở học sinh của mình, các
em đã có sự đối xử ngang hàng, bình đẳng giữa các bạn nam và nữ với nhau,

tuy nhiên đâu đó trong quá trình học tập, giao tiếp, nhận xét công việc giữa các
bạn nam và nữ với nhau cũng có sự định kiến, phân biệt, kì thị rõ ràng do vô
tình hoặc cố ý mà các em chưa nhận ra và chưa có ai là người lớn hoặc thầy cô
giáo dạy bảo rằng đó chính là các em đã có sự phân biệt về giới tính. Điều này
tuy chỉ là lời nói tức thời nhưng lại gây ra những phản ứng và hành động không
mong muốn ở những em bị kì thị hoặc phân biệt. Thực trạng vấn đề càng thúc
đẩy bản thân tôi phải tìm tòi, đề xuất và tiến hành thử nghiệm bước đầu một số
giải pháp nhằm rèn cho các em kĩ năng sống chan hòa, không phân biệt, kì thị
các bạn khác giới…. Và với vai trò là một giáo viên phụ trách bộ môn Ngữ Văn,
tôi đã tận dụng các tiết dạy của mình để lồng ghép hướng dẫn các em hình thành
cho mình kĩ năng sống phù hợp.
Với đề tài mang tính chất thử nghiệm bước đầu với học sinh lớp 7, tôi đã
chú ý nhấn mạnh vấn đề ở các bài học là văn bản văn học trung đại Việt Nam
trong chương trình như “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Qua Đèo
Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan … để từ đó liên hệ đến cách ứng xử của các
em với các bạn khác giới của mình và trong suy nghĩ về bản thân mình của
chính các em. Sau đó, tạo cho các em một số tình huống nhanh có thực trong
cuộc sống xã hội để các em tập xử lí theo hướng thể hiện sự bình đẳng giữa các
bạn nam và nữ với nhau. Sau cùng là hướng dẫn, theo dõi và chỉnh sửa các em
trong quá trình giao tiếp, nhận xét, đánh giá về các bạn khác giới của mình.
2


Tuy nhiên, để làm được điều này, quan trọng nhất là bản thân tôi phải có
cách nhìn nhận, đánh giá công bằng giữa các giới thì mới có thể rèn luyện cho
các em kĩ năng này.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp
dụng giải pháp:
Đề tài được xây dựng và thực nghiệm bước đầu đối với học sinh lớp 7 và
là khởi đầu để áp dụng với đối tượng HS lớp 8, 9 sau này của trường THCS Chu

Văn An.
Để thực hiện tốt “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo dục
bình đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại
Việt Nam THCS” thì cần có những sự chuẩn bị cần thiết cả về bản thân giáo
viên và học sinh như:
- Về phía giáo viên: bản thân tôi là giáo viên phụ trách môn Ngữ Văn 7
đã tiến hành tìm hiểu kĩ về giới, giới tính, bình đẳng giới, phân biệt đối xử về
giới, định kiến giới, góc nhìn giới (lăng kính giới)…, ngoài ra bản thân tôi cũng
tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh mà mình đang giảng dạy để xem thái độ và
cách ửng xử của các em về giới tính và có ứng xử bình đẳng hay không để có cơ
sở lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình dạy và học các văn bản văn
học trung đại hi vọng thay đổi ban đầu suy nghĩ và ứng xử của các em trong đời
sống. Tiếp theo là nghiên cứu các văn bản văn học trung đại Việt Nam trong
chương trình và ngoài chương trình học của học sinh: ngoài các đề tài, nhân vật,
vấn đề được đề cập trong các văn bản văn học trung đại lớp 7 như bài thơ Bánh
trôi nước của Hồ Xuân Hương, Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan…
thì cần có những liên hệ cũng như giới thiệu ban đầu qua tranh ảnh hoặc đoạn
văn liên quan đến vấn đề như các văn bản ở lớp 9 Thúy Kiều, Kim Trọng, Hoạn
Thư… trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục
Vân Tiên hay Vũ Nương, Trương Sinh trong truyện Chuyện người con gái Nam
Xương…; một sự chuẩn bị được cho là không kém phần quan trọng đó chính là
những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày chúng ta hay gặp phải thể hiện sự bình
đẳng và bất bình đẳng về giới … để có nhìn nhận về các sự việc, vấn đề khác
nhau về giới, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về phương pháp trau dồi kĩ năng
ứng xử về giới giữa các bạn nam và nữ với nhau, thái độ cũng như các bước để
hình thành kĩ năng cho các em về vấn đề này.
- Về phía học sinh: các em cần phải có năng lực tự học, năng lực hợp tác
tốt với bạn bè và phối hợp với cô giáo trong giờ học. Hơn nữa, trong quá trình
học tập và rèn kĩ năng tự học các em cần có ý thức thực hành các kĩ năng tiếp
thu được vào trong cuộc sống.

4.4. Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải
pháp:
3


Để rèn cho học sinh kĩ năng sống về bình đẳng giới thông qua việc
dạy học một số văn bản văn học trung đại Việt Nam THCS, ngoài việc thâm
nhập, nghiên cứu kĩ nội dung, kiến thức, năng lực cần có của văn bản để trao
đổi với học sinh, tôi cũng chuẩn bị kĩ lưỡng vấn đề về bình đẳng giới để trao đổi
với học sinh và hình thành cho các em kĩ năng ứng xử bình đẳng giữa nam và
nữ với nhau theo một số bước cơ bản như sau:
* Bước 1: Dẫn dắt, cùng với các em trao đổi các kiến thức về giới và bình
đẳng giới cũng như các hiện tượng trong đời sống thể hiện sự bình đẳng và
không bình đẳng:
- Giới: là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ văn hóa, xã hội. Ví dụ như chúng ta thường hay gọi là giới
nghệ sĩ, giới doanh nhân, giới khoa học,…
- Giới tính: là khái niệm chỉ những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và
nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam và nữ. Một người có thể là
nam hoặc nữ bất kể chủng tộc, tầng lớp, tuổi tác hoặc sắc tộc. Tuy nhiên, ý
nghĩa xã hội gắn liền với sinh học của một người có thể khác nhau tùy thuộc
vào dân tộc của họ. Một số người có thể có đặc tính sinh học của cả hai phái
nam và nữ, bởi sự phức tạp về mặt thể chất của họ thường gọi là đồng tính.
- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy tiềm năng của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Một số biểu hiện của bình đẳng giới trong xã hội như: nam và nữ đều có cơ hội
được đi học, được chăm sóc y tế, được hưởng các quyền lợi chính đáng của
mình đồng thời đều thực hiện những nghĩa vụ của công dân một nước…
- Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc

không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Chẳng nói đâu xa, trong
cuộc sống hàng ngày có rất nhiều vấn đề xảy ra sự bất bình đẳng về giới như
đàn ông là trụ cột trong gia đình lo việc lớn ngoài xã hội còn phụ nữ có thiên
chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu, chăm lo chuyện bếp núc, nhà cửa, con cái mà
dường như người chồng, người cha quên mất rằng người phụ nữ yếu đuối vừa
phải chăm sóc gia đình vừa phải ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nên
mới xứng đáng nhận được danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; hay quan
niệm sinh con trai để “nối dõi tông đường”, có người thờ cúng tổ tiên và gia sản
thường chia cho các con trai còn con gái theo chồng như “khách qua đàng”…;
không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay trong chương trình học của các
em học sinh cấp Tiểu học chúng ta dễ dàng bắt gặp các hình ảnh mang tính chất
mặc định như nam giới thường gắn liền với các bức tranh như bác sĩ, công an,

4


kĩ sư, lái xe… còn nữ giới thường gắn liền với các bức tranh như y tá, giáo viên,
lao công, nội trợ….
- Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch về đặc điểm,
vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Cụ thể là nhận thức hoặc hình ảnh/
đặc điểm bị nhìn nhận sai lệch như câu phán gãy gọn khi bàn luận vấn đề của
người đàn ông rằng “đàn bà mà biết gì”, “đúng là đàn bà không bước ra khỏi
nhà mà cứ bàn ra”, hay câu nói “của chồng công vợ” được nêu lên giống như là
công sức, năng lực của phụ nữ không được đề cao trong khi cả hai vợ chồng đều
góp phần vào việc tạo ra của cải vật chất trong gia đình.
* Bước 2: Phân tích cho các em thấy sự không bình đẳng về giới trong
một số văn bản văn học trung đại Việt Nam THCS.
Bình đẳng về giới trong thời đại ngày nay luôn là vấn đề được xã hội
quan tâm và tìm mọi biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong toàn xã hội.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, hiểu và thực hiện ứng xử bình đẳng về vị
trí, vai trò, năng lực của nam và nữ, đặc biệt là đối với nữ giới. Bởi lẽ tư tưởng
phân biệt giới, định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ xa xưa
theo tư tưởng của Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”. Điều này thể hiện rất rõ
trong một số văn bản văn học trung đại Việt Nam có trong chương trình THCS:
Đơn cử như trong văn bản Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:
Mặc dù trong 4 câu thơ của mình, Hồ Xuân Hương hầu không có từ nào
nhắc đến mình bị phân biệt, đối xử thấp hèn do mang phận nữ nhi. Trong khi xã
hội lúc bấy giờ lại xem “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, mà chỉ mượn hình
ảnh của chiếc bánh trôi nước để lột tả tâm trạng, cái nhìn của bản thân trước sự
bóc lột, hành hạ đến thê thảm của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ. Xét
về ý ở câu thơ thứ 2 và câu thơ thứ 3, chúng ta thấy rằng sự bấp bênh, trôi nổi
vô định của chiếc bánh trôi cũng chính là những sóng gió, long đong, lận đận
mà người phụ nữ Việt Nam ngày xưa phải trải qua. Họ không dám kêu ai, không
dám than ai bởi không một ai thấu, không một ai hiểu cho nỗi khổ của những
con người thấp cổ bé họng.
Chính vì bất bình đẳng giới luôn diễn ra đồng thời với phong kiến nên
phụ nữ phải luôn sống trong sự lép vế, phải lệ thuộc, phải cam chịu sự đè nén và
đầu hàng số phận, kệ cho người ta xô, “mặc” cho người ta đẩy mà không dám
hé răng nửa lời, họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Tôi tự vấn
rằng, tại sao những người phụ nữ xinh đẹp, chân yếu tay mềm như thế lại phải
sống, phải chịu đựng cuộc đời, không lúc nào được hạnh phúc, yên vui? Tại sao
những người đàn ông to khỏe kia lại không gánh chịu những số phận cực khổ
mà phải bắt những phụ nữ nhỏ bé gánh lấy chứ?
Chính vì thế mà bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là tiếng nói
phơi bày hộ và cũng là phơi bày cho chính mình khi phải sống cam chịu, lệ
5


thuộc bởi quan niệm sai trái “Trọng nam khinh nữ”, “Tại gia tòng phụ, xuất giá

tòng phu, phu tử tòng tử”. Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm đó
mà không dám làm trái, khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng
chẳng dám làm sai, lúc chồng mất thì số phận của người phụ nữ phải nương nhờ
vào con của mình. Vậy thử hỏi sống trong xã hội phong kiến đó thì đến bao giờ
người phụ nữ mới có được cuộc sống tự lập riêng cho bản thân mình, chấm dứt
cuộc sống bị phụ thuộc, đối xử không công bằng chứ?
* Bước 3: Thực hiện một số giải pháp rèn cho các em kĩ năng ứng xử phù
hợp, không phân biệt và định kiến giới.
4.4.1. Tháo gỡ rào cản về suy nghĩ mặc cảm, chưa vượt qua chính
mình ở các em nam và nữ.
Để tạo được kĩ năng sống bình đẳng, không phân biệt và định kiến giới
cho học sinh trong xã hội này, tôi nghĩ điều quan trọng nhất cần phải làm là giúp
các em tháo gỡ những rào cản về suy nghĩ mặc cảm, không thể vượt qua chính
mình ở các em nam và nữ khi hoạt động, giao lưu cùng nhau, đặc biệt là cùng
sinh hoạt trong một tổ chức lớp học. Bởi các em học sinh lớp 7 nằm trong độ
tuổi đang dần bắt đầu có sự thay đổi về tâm sinh lí lứa tuổi. Các em nữ bắt đầu
phát triển cả về suy nghĩ, cơ thể, trí não, các em nhận ra mình đang chớm trở
thành một cô gái thực thụ (tuổi dậy thì) nên cũng bắt đầu e dè, nhỏ nhẹ, khép
mình hơn so với trước. Cộng với sự nề nếp, công - dung - ngôn - hạnh của ngày
xưa mà bà, mẹ, chị chỉ dạy cho, các em nữ càng thu mình lại và không dám thể
hiện bản thân, không dám nói lên ý tưởng, kế hoạch, mong muốn đột phá của
mình khi công việc có tính chất mạnh mẽ, trách nhiệm như chức vụ lớp trưởng,
trong cuộc tranh tài gay cấn, hay ứng cử vào vị trí nào đó trong trường…vì sợ bị
bạn bè cười cợt, sợ không làm được, sợ mọi người không ủng hộ, sợ kết quả côn
việc sẽ thua các bạn nam vì luôn nghĩ các bạn nam thông minh, nhanh nhẹn
hơn.
Ngược lại, các bạn nam trong độ tuổi này lại rất ít có dấu hiệu của một
thanh niên (tuổi dậy thì), nghĩa là các bạn chưa có sự thay đổi về suy nghĩ, cơ
thể, trí não hay nói cách khác là so với các em nữ thì các em nam vẫn còn “trẻ
con”, “khờ khạo” và không lanh lợi bằng. Chính vì vậy mà các em nam khi

đứng trước các em nữ thường tự ti hơn – Sao nó lớn nhanh thế, sao nó nhanh
nhẹn mà học giỏi thế? Sao mình chậm thế, sao mình nhát gan thế, sao mình...
Điều này chính là các em nam cũng đã không thể vượt qua những rào cản của
suy nghĩ mặc cảm về bản thân, các em không dám đối diện với các em nữ,
không dám trình bày, ngại va chạm với các em nữ và có sự tách biệt về trò chơi
của con trai, trò chơi của con gái, không ngồi chung, không trò chuyện, không
hỏi bài, thậm chí có bàn ngồi chung nam nữ lại có hiện tượng “chia bàn” với
nhau…
6


Chính vì vậy mà với vai trò là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn tại lớp,
tôi nhận thấy cần phải thấu hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của các em để giúp các em
tháo gỡ những rào cản về mặt tinh thần đó trong suy nghĩ của mình bằng cách
luôn tạo điều kiện, cơ hội là ngang bằng nhau cho cả em nam và em nữ để các
em tự do, thoải mái thể hiện khả năng của bản thân như phân chia nhiệm vụ
nhóm thì có cả nam và nữ, nhiệm vụ đều nhau phù hợp với từng em và luân
phiên nhau phát biểu ý kiến cá nhân chứ không nhất thiết phải bạn học giỏi hơn
làm nhóm trưởng, hay bạn nữ thường trình bày gãy gọn, thuyết phục hơn, các
bạn nam cũng có thể tham gia kể chuyện, học bồi dưỡng văn nếu có năng khiếu,
bạn nữ cũng có thể đóng vai nhân vật nam để kể lại câu chuyện, đặt mình vào
nhân vật nam để giải quyết vấn đề…., trong một trò chơi tiếp sức chẳng hạn thì
có cả nam và nữ cùng tham gia để các em hoàn toàn tự nhiên thể hiện sự hiểu ý
nhau trong trò chơi mà không e thẹn hoặc giữ khoảng cách vì tự ti trước bạn
khác giới…
Bằng những hoạt động chung có nam, có nữ cùng nhau dần dần các em
nhận ra ở mình cũng có thể làm được những điều mà được xem là dành các bạn
khác giới với mình và giữa các em học sinh nam và nữ hoàn toàn có thể cùng
tham gia chung một hoạt động lại rất ăn ý nhau, các bạn nữ hoặc các bạn nam
thực ra không khó gần như mình nghĩ. Và như thế dần dần các em có thể tháo

gỡ được những rào cản về những mặc cảm của bản thân trước bạn khác giới,
ngược lại các em ngày càng tự tin hơn và hòa đồng hơn, không còn phân biệt
nam và nữ nữa.
4.4.2. Nói không với những hành vi, thái độ, nhận xét, đánh giá
thấp vị trí, vai trò của nam hoặc nữ gây ra bất bình đẳng về giới trong học sinh.
Bất bình đẳng về giới trong học sinh là vấn đề thường xuyên xảy ra
nhưng các em lại không dễ nhìn thấy mà chỉ xem đó là những lời nói bình
thường chứ không hề biết đó là những sự phân biệt, định kiến giới mạnh mẽ làm
ảnh hưởng đến tâm lí của các bạn khác giới. Và đây cũng chính là nguyên nhân
của những suy nghĩ mặc cảm, không vượt qua được chính bản thân mình của
các bạn khác giới trước những đối xử phân biệt, định kiến về giới.
Vì vậy để thực hiện được phương châm “Nói không với những hành vi,
thái độ, nhận xét, đánh giá thấp vị trí, vai trò của nam hoặc nữ” gây ra bất bình
đẳng về giới trong học sinh thì bản thân tôi đã giải thích cho các em hiểu những
lời nói của các em vô tình là những câu nói phân biệt, mang tính định kiến về
giới sâu sắc mà các em không nhận ra như: con gái mà cắt tóc như con trai, con
gái gì mà chạy nhảy như con trai, con gái mà đòi làm lớp trưởng – nói ai thèm
nghe, mày là con gái mà đòi học bồi dưỡng Toán – chậm như rùa khi nào mới
giải được bài toán chứ - đi mà học văn, học múa hát… Hay những câu nói phân
biệt định kiến giới nam như con trai mà học văn, con trai mà ẻo lả như con gái,
7


con trai nhà không chơi đá bóng lại đi chơi mấy trò của con gái, con trai chi mà
chải chuốt như công chúa….. Từ những câu nói đó, tôi đã tiến hành hướng dẫn
và chỉnh sửa lời nói để các em sử dụng một câu nói khác hoặc có thể cũng nhằm
bác bỏ ý kiến của bạn mình mà không mang tư tưởng định kiến giới như: bạn
phù hợp với mái tóc dài hơn hoặc bạn là lớp trưởng thì lớp mình sẽ tốt hơn
nhưng cũng cần sự hỗ trợ nhiều của mọi người, hoặc bạn không chỉ giỏi tự
nhiên mà còn có khiếu bên các môn xã hội nữa, bạn sửa soạn như vậy có lẽ mất

nhiều thời gian cho việc chơi thể thao nhỉ?....
Cứ như thế, tôi dần dần giúp các em có được sự thay đổi ban đầu trong
quá trình giao tiếp hàng ngày với bạn khác giới của mình mỗi giờ học tại lớp và
những lần gặp gỡ bên ngoài tiết học.
4.4.3. Lấy câu nói “Nam nữ bình quyền” để giáo viên tự soi chiếu
lại mình và giúp học sinh soi chiếu các em
Để thay đổi nhận thức và ứng xử của các em học sinh về bình đẳng
giới thì trước hết bản thân người giáo viên cần phải tự soi chiếu lại bản thân
mình đã thực sự hiểu được những sự phân biệt về giới và thực hiện đúng theo
tư tưởng “nam nữ bình quyền” hay chưa. Hằng ngày, khi ở lớp người giáo viên
thường thuyết giảng với học sinh rằng nam nữ đều có nghĩa vụ và quyền lợi
như nhau. Trong khi đó, ngay trong đời sống của các thầy cô giáo, sự bất bình
đẳng giới vẫn âm thầm diễn ra mà ít có ai nhận ra, như những việc có tính chất
quan trọng người chồng vẫn thường hay quyết định, người chồng có thời gian
chơi thể thao buổi chiều hoặc la cà gặp gỡ bạn bè ăn nhậu sau khi tan sở mà
không phải vội vã về chăm con, nấu nướng như người vợ; hoặc đa số lãnh đạo
cao nhất của các cơ quan đều là nam trong khi cấp phó, thư kí thường dành cho
nữ… Không những thế, một số tình huống cụ thể trong quá trình giao tiếp giữa
giáo viên với học sinh cũng xảy ra sự phân biệt giới rõ rệt như khi chọn lớp
phó văn thể mĩ hoặc thủ quỹ thường là nữ vì nữ có năng khiếu và có tính cẩn
thận hơn nam, hoặc khi chọn học sinh tham gia các cuộc thi năng khiếu như
múa hát, thuyết trình văn học, học sinh giỏi văn đa phần là các em nữ,… ngoài
ra giữa các giáo viên với nhau đôi khi vẫn có những sự thiếu bình đẳng về giới
như ban chấp hành công đoàn thường nhiều nữ hơn vì có quan điểm nữ sẽ tinh
tế hơn, biết quan tâm nhiều đến đời sống của anh em trong khi nam vẫn có thể
đảm nhận được hoặc khi bình chọn giáo viên khó khăn đề xuất cấp trên hỗ trợ
vẫn thường là nữ trong khi cũng có những trường hợp giáo viên nam hoàn cảnh
cũng khó khăn không kém, … Chính vì vẫn còn những biểu hiện thiếu tính
bình đẳng đó mà bản thân mỗi người, mỗi giáo viên chúng ta và bản thân tôi
trước khi thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động của học sinh cần phải nhìn

nhận lại vấn đề để chỉnh sửa ứng xử của bản thân sao cho phù hợp với tư tưởng
“nam nữ bình quyền”.
8


Một khi người giáo viên thay đổi được suy nghĩ của mình thì sẽ có
hiệu quả rất cao trong việc rèn cho các em học sinh của mình kĩ năng ứng xử
phù hợp, không phân biệt, định kiến về giới. Để từ đó các em ý thức được mình
đã thực sự đối xử bình đẳng với mọi người nhất là các bạn khác giới chưa và
mình đã nhận được sự đối xử bình đẳng từ mọi người chưa.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Thứ nhất, đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo
dục bình đẳng giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại
Việt Nam THCS” được viết ra và đề xuất một số giải pháp rèn kĩ năng sống bắt
nguồn từ thực tiễn dạy học một số văn bản thơ trung đại Việt Nam của bản thân
tôi và học sinh khối lớp 7 trường THCS Chu Văn An.
- Thứ hai, đề tài đươc xây dựng không mang nặng lí thuyết mà xoáy vào
việc thực hành, tức là hướng đến tính tích cực và năng lực tự học và rèn kĩ năng
cho học sinh.
- Thứ ba, các biện pháp được đề xuất đều dựa vào tình hình, năng lực dạy
và học thực tế của cả giáo viên và học sinh chứ không phải dựa vào đề tài sẵn
có của tác giả khác nên sẽ thu được hiệu quả cao.
- Thứ tư, thực hiện các biện pháp dạy học này sẽ không mất nhiều kinh
phí cho việc mua sắm dụng cụ, tài liệu học tập mà chỉ vận dụng những đồ dùng
có sẵn tại thư viện và phòng thiết bị đặc biệt là sự thành công dựa vào chính sự
nỗ lực tiếp thu và vận dụng của người học.
Chính vì vậy, bản thân tôi nghĩ đề tài này sẽ có khả năng áp dụng cao
không chỉ đối với học sinh trường THCS Chu Văn An mà các trường khác cũng
có thể thực hiện được.
5- Những thông tin cần được bảo mật: không.

6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Đề tài “Một số giải pháp rèn kĩ năng sống gắn với giáo dục bình đẳng
giới thông qua việc dạy học một số văn bản văn học trung đại Việt Nam THCS”
bản thân tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt ở học sinh hai lớp 7/1 và 7/2.
Điều đó không chỉ có mặt ở những điểm số đại diện cho sự tiến bộ của cô
và trò chúng tôi, mà điều quan trọng là bản thân tôi và các em đã nhận thấy sự
nỗ lực và hứng thú của các em đối với phần văn học trung đại nói chung và sự
thay đổi rõ rệt trong cách ứng xử có phần hòa nhã, cởi mở hơn giữa các bạn
nam và nữ với nhau. Bước đầu các em đã thích thú hơn, có tâm trạng chờ đợi
hơn khi đến với giờ học của tôi, các em đã cố gắng đọc thuộc lòng những văn
bản thơ trung đại mà tôi giao, tập phân tích được một số câu thơ theo yêu cầu,
đặc biệt, bản thân tôi và đồng nghiệp cùng nhóm bộ môn cũng như các đồng

9


nghiệp khác trong trường cũng nhận thấy được các em có khuynh hướng vận
dụng các kĩ năng sống trong quá trình học tập vào cuộc sống thực tế…
Bản thân tôi nghĩ, lợi ích thu được lớn nhất khi áp dụng đề tài này chính
là niềm vui mỗi khi tôi nhìn thấy các em nam và nữ vui chơi hòa đồng với nhau,
không còn khoảng cách trốn tránh gượng gạo nữa.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (lợi ích kinh tế, xã hội so với trường hợp không áp
dụng giải pháp đó; hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở hoặc
số tiền làm lợi).
Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Lưu: TĐ-KT

10


11



×