Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU 2 ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.25 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU 2

NĂM 2020

Bài 2


KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA ALKALOID
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Các alkaloid (alcaloid) là những base hữu cơ thường dễ tan trong
các dung môi hữu cơ (như ether, benzen, cloroform, aceton,
methanol và ethanol)
- Đa số các alkaloid base thự tế không tan trong nước
- Một vài alkaloid có cấu trúc amonium bậc IV tan được trong nước
và kém tan trong dung môi hữu cơ.
- Một số alkaloid không có oxy tồn tại duới trạng thái lỏng có thể
tan ít trong nước.
- Một số alkaloid dạng lỏng có thể bay hơi và lôi cuốn dược theo
hơi nước.
- Một số alkaloid không có oxy ở dạng rắn có thể thăng hoa được ở
áp suất thường.
- Một số alkaloid có OH phenol có thể tan một phần trong dung
dịch kiềm mạnh.
- Dưới dạng muối, các alkoaloid thường tan dược trong nước, cồn
(ethanol, methanol). hay hỗn hợp cồn nước: chúng không tan hoặc
rất kém tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực (ether,


benzen. cloroform).
2. Tính chất
- Alkaloid thường là những base yếu, tan trong các dung môi hữu
cơ. Không tan trong nước. Khi cho alkaloid tác dụng với acid sẽ thu
dược alkaloid dạng muối.
- Các muối của alkaloid thường dễ tan trong nước. Các muối này
dễ bị các chất kiềm vô cơ (NH4OH. NaOH) thậm chí cả các muối
khác (Na2CO3, đôi khi cả NaHCO3) đẩy ra khỏi muối cho lại các
alkaloid base ban đầu.


- Alkaloid phản ứng với các thuốc thử chung (thuốc thử tạo tủa) tạo
thành các muối khó tan (dạng kết tinh hay dạng vô định hình) được
ứng dụng trong định tính alkaloid.
- Một số alkaloid hay nhóm alkaloid có thể cho màu sắc đặc trưng
với một số thuốc thử gọi là thuốc thứ đặc hiệu của alkaloid (thuốc
thử tạo màu) ứng dụng trong định tính hoặc làm thuốc thử phát
hiện trong sắc ký.

3. Các phương pháp chiết xuất
- Trong cây, các alkaloid thường tồn tại dưới dạng muối hòa tan với
acid hữu cơ hoặc vô cơ hay dạng kết hợp với tanin. Người ta có thể
chiết alkaloid ra khỏi nguyên liệu thực vật bằng nhiều cách nhưng
nhìn chung có thể quy về 2 cách chính là:
+ Chiết alkaloid ra khỏi dược liệu dưới dạng alkaloid base bằng
dung môi hữu cơ.
+ Chiết alkaloid ra khỏi dược liệu dưới dạng muối bằng dung môi
phân cực (nước, cồn, hỗn hợp cồn nước đã bị acid hóa).
- Với một vài alkaloid đặc biệt, người ta có thể chiết bằng:
+ Phương pháp cất kéo lôi cuốn theo hơi nước (chiêt xuất nicotin

từ Thuốc lá).
+ Phương pháp thăng hoa (chiết xuất cfein từ Trà).
- Dựa vào tính tan khác nhau của dạng base và dạng muối alkaloid
trong các dung môi, người ta có thể loại phần nào tạp chất ra khỏi
dịch chiết trước khi định tính, định lượng hay phân lập các alkaloid
tinh khiết.
Các quy trình dưới đây thường được sử dụng trong chiết xuất
alkaloid từ nguyên liệu thực vật dùng cho định tính alkaloid.
Chú ý:
Thế tích dung môi chiết, thời gian chiết trong các phương pháp trên
có thể thay đổi tùy thuộc vào dược liệu và phương tiện sử dụng.


B. THỰC HÀNH
1. Chiết xuất bằng dung môi hữu cơ trong môi trường kiềm
(Phương pháp 1):
- Cân 3g Dược liệu Bình vôi.

- Kiềm hoá bằng NH4OH đậm đặc (vừa đủ ẩm). Mỗi lần thêm 5 giọt
khoảng 35 giọt vừa đủ ẩm. Để yên 10 phút.


- Chiết bằng 20ml CHCl3 ở nhiệt độ phòng sau đó lọc bông.


 Thu được dịch chiết CHCl3

- Tiếp tục cho dịch chiết vào bình lắng gạn thêm vào 10 ml
H2SO4 lọc lắng gạng 2 lần. Thu dịch chiết lớp trên.



 Thu được dịch chiết nước acid

2. Định tính alkaloid bằng thuốc thử chung.


- Lấy 4 ống nghiệm đánh số 0,1,2,3 thêm vào mỗi ống 2ml dịch
chiết nước acid bình vôi.

- Tiếp tục thêm riêng lẻ 3ml vào ống 1,2,3 lần lượt là Bouchardat,
Valse-Mayer, Dragendorff. Ống 0 dùng để so sánh.

Nhận định kết quả:
- Ống 1: cho kết quả (+) với thuốc thử Bouchardat


- Ống 2 : cho kết quả (++++) với thuốc thử Valse-Mayer
- Ống 3: Cho kết quả (++) với thuốc thử Dragendorff.

 Một số câu hỏi (?)
 Khi cho NH4OH pH>10 thì xử lý như thế nào?
- Thêm H2SO4 2% để trung hoà lại để PH=10
 Nồng độ CHCl3 là ?
- Nồng độ từ 25-28%
 Tại sao lọc dịch chiết bột Dược liệu bằng bông?
- Vì bột Dược liệu hạt to nên có thể chiết bằng bông và tiết kiệm
nhiều thời gian hơn thay vì chiết bằng giấy lọc.
 Khi nào chiết bằng giấy lọc?
- Khi Dược liêu có hạt nhỏ cần lọc kỹ để loại bỏ các tạp chất để
thu dịch tinh khiết.

 Dược liều bình vôi:
 Tại sao Phải Kiềm hóa bằng NH4OH đặm đặc (vừa đủ ấm)?
- Để chuyển alkaloid dưới dạng muối trong cơ thể sinh vật thành
dạng base tự do tan trong dung môi hữu cơ người ta thường
ngâm tẩm mẫu trong dung dịch kiềm loãng hoặc dung dịch
amoniac.
- Ngoài ra, dược liệu khi được làm ẩm sẽ trương nở , giúp cho
dung môi thấm vào tế bào, kéo hoạt chất ra dễ dàng hơn
 Dược liệu lá sen:
 Tại sao (khi sử dụng dịch chiết nước acid với NH4OH đđ phải
chỉnh đến pH= 10?
- Vì khi PH=10 NH4OH Kiềm hoá vừa đủ sẽ tách chiết được Dịch
chiết aicd thành Dịch chiết CHCl3 và acid . Đã loại bỏ hết tạp chất.
Khi PH<10 thì không thể loại bỏ hết tạp chất vẫn còn tính aicd. Khi
PH>10 Thì dịch chiết sẽ trung hoà với NH4OH bị kiềm hoá đi.
 Dược liệu tâm sen:


 Cách pha chế cồn aicd 5% ?
- Với cồn 96 độ cần thêm khoảng 4.3ml acid đậm đặc để được
cồn aicd 5%
 Khi nào phải trung hòa dịch chiết cồn acid đến pH=5-6 ?
- Khi chiết dịch chiết bằng clorofom
 Câu hói thảo luận:
1. Những điểm chú ý khi tiến hành định tính alkaloid bằng thuốc thử
chung ?
- Khi thực hiện phản ứng với thuốc thử chung phải cho từ từ từng
giọt thuốc thử vào ống nghiệm
- Không nên cho quá nhiều thuốc thử vào ống nghiệm vì một số
thuốc thử có tủa và tủa tan trong một lượng thuốc thử thừa.


Bài 3
ĐỊNH TÍNH ALKALOID TRONG DƯỢC LIỆU BẰNG
SẮC KÍ LỚP MỎNG
I.
II.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT
THỰC HÀNH
Bước 1. Chuẩn bị
 Bản mỏng silica gel
 Mẫu thử (10ml dịch chiết Tâm sen, 10ml Lá sen)


 Dung môi khai triển S2=CHCl3-MeOH-NH4OH(20 : 3,6 : 0,4)

 Tiến hành sắc kí
 Kẻ đường thẳng cách mép dưới bản mỏng từ 1-1,5cm, ghi tên mẫu
 Phát hiện vết
Bước 2. Thực hiện
 Kiềm hóa dung dịch về pH=10 bằng NH4OH
 Lấy một mảnh giấy quỳ rồi chia đều ra thành từng mảnh nhỏ đặt lên mặt
kính đồng hồ để định pH dung dịch.
 Nhỏ vài giọt NH4OH vào mẫu thử. Dùng đũa thủy tinh chấm vào dung dịch
rồi chấm lên những mảnh quỳ tím trên mặt kính đồng hồ, nếu giấy quỳ tím
vẫn còn màu đỏ thì tiếp tục nhỏ NH4OH và chấm thử lên quỳ tím cho đến
khi giấy quỳ cho màu giống pH=10 (màu xanh đen) trên thang đo pH thì
ngừng.



 Cho mẫu thử vào từng bình lắng gạn cùng với 10ml dd CHCl 3, đậy nắp bình
lại và đem lắc 3 lần (lưu ý lắc nhẹ nhàng tránh lắc mạnh dễ gây tạo nhũ) sau
đó gạn lấy phần dịch trong bên dưới, đem đun cách thủy đến cô lại còn
khoảng 1-2ml. Chấm sắc kí.


 Phát hiện vết trên bản mỏng bằng máy soi UV:

Ánh sáng ở bước sóng 254 nm
 Kết quả: Vết do chuyển cao, thẳng, vết có màu xanh dương đậm
 Cách làm hiện vết bằng thuốc thử Dragendorff
Dùng kẹp gắp bản mỏng nhúng nhanh vào thuốc thử Dragendorff rồi để khô
sẽ thấy xuất hiện vết trên bản mỏng.


 Kết quả Rf
Lá sen:
Tâm sen:
III.
1.

2.

3.

4.

TRẢ LỜI CÂU HỎI
Những điểm cần chú ý khi tiến hành định tính alkaloid bằng thuốc thử
chung?

- Khi thực hiện phản ứng với thuốc thử chung phải cho từ từ từng giọt
thuốc thử ống nghiệm.
- Không nên cho quá nhiều thuốc thử vào ống nghiệm vì một số thuốc thử
có tủa và tủa tan lại trong một lượng thuốc thử thừa.
Ý nghĩa của việc dùng và NH4OH trong hệ dung môi hay bão hòa bình sắc
kí?
- Khi cho NH4OH vào thì pH của dung dịch lớn hơn pHa+2, các alkaloid
chuyển về một dạng nhất định (alkaloid base), các vết sắc kí gọn, đều và
đẹp.
- Khi cho NH4OH thì mẫu ở dạng alkaloid base (kém phân cực) cho Rf
cao và làm độ chính xác cao hơn.
Nếu các vết có Rf quá thấp trên sắc kí đồ, hướng giải quyết để có sắc kí đồ
tốt hơn?
- Thay thế hệ dung môi
- Chấm dung dịch thử với một lượng vừa đủ
- Trong quá trình khai triển, để dung môi khai triển chạy quãng đường
càng dài càng tốt mà gần mép bản mỏng không quá 0,5 cm.
- Chuyển dạng của alkaloid.
Có thể kết luận hai chất nào đó là khác nhau hoặc là đồng nhất bằng sắc
ký lớp mỏng?

Bằng sắc ký lớp mỏng có thể kết luận sơ bộ hai chất nào đó là khác nhau (hoặc
đồng nhất).


5. Làm thế nào để kết luận có một chất X nào đó có trong thành phần của
hỗn hợp?
Để kết luận một chất X nào đó có trong thành phần của hỗn hợp Y cần làm sắc ký
như sắc ký lớp mỏng.
 Nếu Rf của X bằng độ dài Rf bất kì có trong thành phần của hỗn hợp Y thì có

thể kết luận.
 Để có độ chính xác cao hơn có thể làm với nhiều hệ dung môi khác nhau hoặc
xử lý hai chất có cùng Rf sau đó cho chạy với một hệ dung môi khác nếu vẫn
cùng Rf thì kết luận là chất X có trong thành phần của hỗn hợp Y.
6. Alkaloid tâm sen và lá sen giống hay khác? Tại sao?
Alkaloid toàn phần thu được từ lá sen kiểm tra trên sắc ký bản mỏng với hệ dung
môi S2 và thuốc thử Dragendoff thấy có ít nhất 2 vết, trong đó có một vết rất đậm
có Rf trùng với nuciferin, allaloid toàn phần thu được từ lá sen bằng phương pháp
sắc ký lớp mỏng, trong tâm sen có 3 vết. Thành phần alkaloid của tâm Sen đã
được khảo sát bằng sắc ký lớp mỏng. Alkaloid chính trong đó đã được phân lập
và xác định cấu trúc là neferin và nuciferin.

BÀI 4
ĐỊNH TÍNH ALKALOID BẰNG THUỐC THỬ ĐẶC
HIỆU
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II. THỰC HÀNH
 Kiểm nghiệm Hạt Mã tiền (Semen Strychnii)
Bộ phận dùng là hạt cây Mã tiền (Strychnos nux-monica L., Loganiaceae)
Định tính bằng các phản ứng đặc hiệu
Chiết xuất:
Chiết 3g bột dược liệu theo phương pháp 2 (Chiết bằng nước acid)


- Cân 3g bột dược liệu cho vào becher, thêm 20ml dung dịch H2SO4 2%

- Đun BM 15p, lọc nóng qua gòn (2 lần x 20ml)

- Thu được dịch chiết nước acid, thêm NH4OH đậm đặc, chỉnh pH =10



- Thêm CHCl3 10ml x 2 lần.

- Thêm H2SO4 2% (5ml x 2 lần).


- Lắc và lọc lấy lớp dung dịch bên dưới.

- Cho dịch cloroform vào 2 chén sứ, cô cách thủy tới cắn khô.


Định tính strychnin:

- Nhỏ vào chén 1 chừng 4 giọt H2SO4 đậm đặc, khuấy nhẹ cho tan, thả vào chén
một vài hạt tinh thể K2Cr2O7

- Dùng đũa kéo hạt tinh thể K2Cr2O7 ngang qua dung dịch acid, có vệt tím
chuyển sang hồng vàng và biến thành nâu đen.
 Kết luận: Dương tính. Dược liệu Mã tiền chứ Brucin và Strychnin.
 Giải thích: Vì strychnin là alkaloid nhân indol, vị trí N số 9 có khả năng tạo
muối với H2SO4 và cho phản ứng oxi hóa với kalidicromate. Brucin không cho
phản ứng này vì có nhóm –OCH3 khóa phản ứng.


Định tính Brucin:

- Nhỏ một giọt HNO3 đậm đặc vào cắn trên chén 2 sẽ có màu đỏ cam.
 Kết luận: Dương tính.
 Giải thích: vì Bruxin có 2 nhóm methoxy ở vòng thơm của nhân indol, acid
HNO3 đậm đặc sẽ demethyl hóa –OCH 3 -> OH. Nhóm –OH bị oxi hoá tạo

cetone cho ra vòng quinone có màu đỏ cam.
Là phản ứng đặc hiệu để nhận biết strychnin và brucin.

 Kiểm nghiệm lá Trà Folium Camelliae:


Dược liệu là lá của cây Trà (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze = Thea chinensis
L., Theaceae)
Định tính bằng thuốc thử đặc hiệu:
 Chiết xuất:

- Cho 5g bột lá Trà vào bình nón 100ml, làm ẩm với dung dịch Na 2CO3, để
trong 5p.

- Thêm 50ml nước sôi, lắc trong 10p.


- Lọc lấy dịch lọc .

- Để nguội lắc với 20ml DCM (CHCl 3), gạn lấy lớp CHCl3 bên dưới, làm
khan với một ít Na2SO4 khan.


- Cho vào một chén sứ nhỏ, bốc hơi trên bếp cách thủy đến cắn khô.
 Phản ứng murexid:



Nhỏ lên cắn 3 giọt HCl đậm đặc và 2 giọt H2O2 đậm đặc.
Bốc hơi trên bếp cách thủy đến cắn khô.

Thêm vào cắn vài giọt NH4OH đậm đặc, sẽ xuất hiện màu đỏ tím.
Kết luận: Dương tính.


 Giải thích: Do caffein có tính kiềm rất yếu nên phản ứng cần thực hiện trong
môi trường khan -> dùng Na2SO4 để loại bỏ nước trong dung dịch cloroform,
để khi đun nóng bốc hơi cloroform sẽ nhanh hơn do t sôi CHCl3 =61,2°C < tsôi H2O
=100°C.
H2O2 dd/HCldd là tác nhân oxi hóa mạnh, sẽ oxi hóa caffein thành purpuric acid.
Sau khi cô cắn để loại bỏ H 2O2 dd/HCldd cho cắn tác dụng với NH4OH sẽ cho
màu đỏ tím do tạo thành muối murexide (muối ammonium purpurate).

III.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
 Trong chiết xuất Trà tại sao lại dùng Na2CO3 để làm ẩm dược liệu?

Tạo môi trường bazo, giúp dược liệu trương nở, dung môi dễ thấm vào tế bào và
chiết được nhiều hoạt chất hơn.
 Thuốc thử đặc hiệu, thuốc thử chung?
Thuốc thử chung là thuốc thử dành cho tất cả các phản ứng.
Thuốc thử đặc hiệu chỉ dành cho 1 phản ứng riêng biệt.
 H2O2 nồng độ bao nhiêu?
Nồng độ đậm đặc H2O2 là 35%-50%
Nồng độ H2O2 dùng sát trùng sát khuẩn là 3%
 Công thức của Cafein?

C8H10N4O2



 Tại sao bazo tan được trong nước nóng?
Alkaloid trong lá Chè (caffein) có tính kiềm rất yếu nên không thể chiết được
bằng các phương pháp chiết alkaloid thông thường. Caffein tan tốt trong nước
nóng, rất ít tan trong nước lạnh -> Dùng nước sôi để chiết alkaloid từ chè. Điểm
nóng chảy của nó là 235 ºC và ở nhiệt độ cao hơn, nó bị phân hủy.
 Chi? Tên khoa học? Bộ phận dùng? Alkaloid chính của 4 dược liệu?
Chi
Mã Tiền

Strychnos

Cà độc dược

Datura

Canh ki na

Cinchona

Vàng đắng

Coscinium

Trà

Camellia

Tên khoa học Bộ phận dùng
Strychnos nuxvomica
Datura metel

L.
Cinchona spp.
Coscinium
fenestratum
Camellia
sinensis

Alkaloid
chính

Hạt

strychnin

Lá/Hạt

scopolamin

Vỏ thân

quinin

Thân cây

berberin



caffeine


1. Ý nghĩa của việc làm ẩm dược liệu với một lượng vừa đủ kiềm khi chiết
alkaloid base bằng các dung môi hữu cơ kém phân cực?
Alkaloid có tính kiềm. Làm ẩm dược liệu bằng dung môi hữu cơ kém phân cực để
chuyển alkaloid dạng muối trong tế bào thực vật sang dạng bazo tự do. Ngoài ra,
giúp dược liệu trương nở, dung môi dễ thấm vào tế bào và chiết được nhiều hoạt
chất hơn.
2. Các giai đoạn nào cần chú ý khi thực hiện phản ứng thaleoquinin,
erythroquinin?
- Phản ứng thalleoquinin: làm mất huỳnh quang như phản ứng trên, thêm NH 4OH
(ammoni hydroxyd) thừa sẽ cho màu xanh lục.
- Phản ứng erythroquinin: dung dịch muối quinin sau khi tác dụng với halogen,
cho thêm NH4OH (ammoni hydroxyd) và một ít kali fericyanur sẽ cho tủa màu đỏ.
3. Giải thích phản ứng định tính berberin ở phần 2.5b?
Thành phần chính của Vàng đắng là berberin, cho phản ứng đặc hiệu với nước
Javel vì nước Javel có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa berberin thành oxy-berberin
là chất làm dịch có màu đỏ máu và bị mất màu nếu cho dư nước Javel vì nước
Javel có tính tẩy rất mạnh nên có thể tẩy màu của dịch.


×