Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Phân tích Chiến lược kinh doanh của công ty du lịch Vietravel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.12 KB, 44 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng và được
thể hiện ở các thế mạnh như: có hơn 40.000 di tích thắng cảnh, và có 7 di sản được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam và 8 khu dự trữ sinh quyển. Bên cạnh
đó, Việt Nam đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển đẹp trên thế giới, có 117 bảo tàng và
54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá, đặc trưng tập quán riêng. Chính vì thế
mà du lịch Việt Nam được đánh giá cao và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến nổi
tiếng trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê chính thức công bố thì du lịch Việt Nam trong
năm 2019 đã đạt được kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến
nay. khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 tăng 16,2% so với năm 2018, trong đó, khách
đến bằng đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển tăng
22,7%. du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng trên 6%). Tổng thu từ
khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16%). Với sự nỗ lực của toàn ngành,
du lịch đã có những bước phát triển đột phá, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các
ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của đất nước. Việt Nam đang dần trở thành điểm
đến của du khách quốc tế ưa chuộng.
Để đạt được những thành công và bước phát triển đó trong ngành du lịch ở Việt Nam thì
những doanh nghiệp đã luôn phải nỗ lực, cố gắng để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách
du lịch. Và Vietravel là một trong những doanh nghiệp đó. Không những là thương hiệu du
lịch dẫn đầu mà còn được xem là biểu tượng của du lịch Việt Nam được đông đảo du khách,
ngành công nghiệp lữ hành châu Á và thế giới công nhận. Để đạt được những thành tựu trên
không phải doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể dễ dàng đạt được. Vậy những chiến lược
mà Vietravel đã sử dụng là gì khiến thương hiệu của mình thành công đến như thế. Chính lý
do đó nhóm 7 chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích Chiến lược kinh doanh của công
ty du lịch Vietravel” là đề tài thảo luận của nhóm.

2



CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 Giới thiệu chung về công ty Vietravel
Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (Vietravel)
thành lập ngày 20/12/1995. Sau 2 lần đổi hình thức kinh doanh, ngày 01/01/2014
Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận
tải Việt Nam. Đến nay, công ty đã mở chi nhánh Vietravel tại các tỉnh và các thành phố
lớn trên khắp cả nước và tham gia các tổ chức: Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp
hội Du lịch Mỹ (USTOA, ASTA), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA).
Vietravel cung cấp rất nhiều dịch vụ như: Tour lữ hành trong và ngoài nước, vận
chuyển du lịch, tư vấn du học, xuất khẩu lao động, bán vé máy bay tàu hỏa, thu đổi ngoại
tệ. Ra đời khi đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng ý thức được sứ mệnh của nhà tổ chức
du lịch chuyên nghiệp, Vietravel tự hào tiên phong chinh phục được thị trường khách khó
tính Nhật Bản (tại Việt Nam). Đến nay Nhật Bản vẫn là thị trường khách lớn nhất của
Vietravel bên cạnh khách Đông Nam Á, châu Âu. Bằng sự đa dạng hóa loại hình sản
phẩm và tiên phong mở rộng thị trường, Vietravel đã sớm phát triển đều cả ba thị trường
khách quốc tế vào Việt Nam (inbound), khách Việt Nam du lịch trong nước (domestic) và
đưa người Việt, khách quốc tế đến các nước khác (outbound). Hiện nay, Vietravel đã có
đủ các Tour và hệ thống đối tác chiến lược khắp năm châu. Tại thị trường du lịch Việt
Nam, Vietravel luôn là người tiên phong, mở đường để phát triển điểm đến qua hàng
trăm cuộc khảo sát mỗi năm nhằm tìm kiếm những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Bằng chiến lược kinh doanh rõ ràng, trước sự phát triển vũ bão của công nghệ số, ngày
30-1-2007, mạng bán tour trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam: www.travel.com.vn đã ra
đời, góp phần tạo cầu nối gắn kết khách hàng với Vietravel, bằng phương thức thanh toán
linh hoạt (trả bằng tiền mặt, chuyển khoản, thẻ thanh toán quốc tế). Năm 2009, Website
này sau đó đã đạt danh hiệu "Web vàng Việt Nam" do báo Người Lao động bình chọn.
Bằng sự tín nhiệm, Vietravel được chọn là nhà cung cấp phương tiện vận chuyển hàng
đầu Việt Nam cho nhiều sự kiện quốc tế như: Hội nghị Cấp cao APEC 2006, Đại hội Thể
thao Sinh viên Đông Nam Á lần thứ 13, Đại lễ Vesak 2008, phục vụ Hội nghị Cấp cao
ASEAN 17 trong nhiệm kỳ Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Với thành tích hoàn thành

xuất sắc nhiệm vụ được giao tại Hội nghị APEC 2006, Chính phủ đã tặng Vietravel phần
thưởng cao quý - Huân chương Lao động hạng nhì và Huân chương Lao động hạng nhất
cho đơn vị “Có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005 - 2010, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Bên cạnh đó, Vietravel còn nhận
hàng trăm danh hiệu khác cả trong ở trong nước và khu vực Đông Nam Á. Trải qua hơn
25 năm hình thành và phát triển, Vietravel không ngừng nỗ lực để mang lại cho khách
3


hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, liên tục thay đổi và ứng dụng công nghệ mới vào trong
quy trình vận hành. Nhờ vậy mà Vietravel có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một
cách nhanh chóng và kịp thời mọi lúc mọi nơi. Tất cả đã góp phần để đưa Vietravel trở
thành doanh nghiệp du lịch lữ hành hàng đầu Việt Nam hiện nay.
1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh – triết lý kinh doanh
Tầm nhìn
Trên cơ sở phát triển bền vững sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Vietravel
hướng đến trở thành trở thành 1 trong 10 Tập đoàn lữ hành hàng đầu khu vực Châu Á và
là Công ty đa quốc gia.
Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung, Vietravel
đã và đang hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược của mình.
Sứ mệnh
Vietravel hướng tới trở thành một nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp với sứ mệnh
mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình. Vietravel muốn trở thành
một người bạn đồng hành của du khách trong những chuyến du lịch, cùng nhau tạo ra
những giá trị tốt đẹp. Tại Vietravel, du lịch không những là hành trình khám phá mà còn
là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn khác biệt của Thương hiệu Vietravel từ 3 thuộc tính
thương hiệu:
1. Sự chuyên nghiệp
2. Mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách hàng
3. Những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi

Triết lý kinh doanh
Khách hàng là trung tâm: Vietravel luôn khẳng định khách hàng là trung tâm của mọi
hoạt động kinh doanh mà Vietravel hướng đến, vì khách hàng là người góp phần to lớn
xây dựng nên thương hiệu Vietravel.
Chuyên nghiệp là thước đo: Khẳng định uy tín thương hiệu, với mục tiêu không
ngừng phát triển hoàn thiện để đạt đến những tầm cao mới trong định hướng chiến lược
vươn ra thế giới.
Chất lượng là danh dự: Vietravel cam kết chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng
là tốt nhất, điều đó tạo nên sự khác biệt so với thị trường, Vietravel xem đó là trách
nhiệm, là danh dự của mỗi cán bộ - nhân viên.

4


1.3. Mục tiêu chiến lược của công ty
Vietravel phấn đấu với mục tiêu Trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành về du lịch của
Việt Nam và top 10 công ty du lịch hàng đầu châu Á. Tiếp tục giữ vững vị trí Công ty
hàng đầu lữ hành tại Việt Nam. Phấn đấu trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất
khu vực trong ngành du lịch.
Vietravel Airline đi vào hoạt động và đáp ứng khoảng 35% - 40% nhu cầu khách hàng
du lịch bằng đường hàng không của hãng (60% - 65% nhu cầu còn lại, Vietravel sẽ tiếp
tục sử dụng lịch bay thường lệ của các hãng hàng không khác).
Vietravel luôn tổ chức phòng “quan hệ và dịch vụ khách hàng” mang lại sự hài lòng
nhất cho du khách không chỉ trong khi tham quan mà cả trước và sau khi chương trình
tour kết thúc. Từ thái độ phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp đến việc quan tâm đến lợi ích
thiết thực của khách hàng.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và bộ máy quản lý Công ty

a. Ban Quản lý điều hành
Hội đồng quản trị: 8 người.

Ban Kiểm Soát: 3 người.
Ban điều hành công ty:
- Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Quốc Kỳ.

5


Phó Tổng Giám đốc: 5 người : Bà Nguyễn Thị Lê Hương; Ông Trần Đoàn Thế
Duy; Ông Võ Quang Liên Kha ; Ông Vũ Đức Biên; Bà Huỳnh Phan Phương
Hoàng.
- Kế toán trưởng: Ông Ngô Chí Dũng.
- Bộ máy giúp việc : theo tình hình thực tế.
b. Khối các Phòng/ Ban nghiệp vụ: 5 đơn vị.
- Văn phòng Công ty.
- Ban Tổ chức Nhân sự.
- Ban Tài chính Kế toán.
- Ban Kế hoạch Đầu Tư.
- Ban Công nghệ thông tin.
c. Khối các Phòng hỗ trợ: 4 đơn vị.
- Ban Sản phẩm và Mua dịch vụ.
- Ban Tiếp thị.
- Ban Điều hành.
- Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam.
d. Các Khối kinh doanh: 3 đơn vị.
- Khối Kinh doanh Du lịch Khách lẻ.
- Khối Kinh doanh Du lịch Khách đoàn.
- Khối Thị trường Nước ngoài.
e. Các Chi nhánh: 28 chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam.
f. Các Trung tâm.
- Trung tâm Tổ chức sự kiện Đàn Ong Việt.

- Trung tâm Tư vấn du học.
- Trung tâm DVDL Lá xanh.
- Trung tâm Dạy nghề và Xuất khẩu lao động.
- Xí nghiệp DVVC Xuyên Á.
- Xí nghiệp DVVC Xuyên Á Hà Nội.
-

CHƯƠNG II: NHỮNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH
NGHIỆP.
2.1 Phân tích môi trường bên ngoài.
2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô.
Nhóm thực hiện đánh giá môi trường vĩ mô bằng mô hình Pestel - một công cụ chiến
lược vô cùng hữu ích. Thông qua mô hình Pestel có thể hiểu được sự tăng trưởng hoặc
6


suy thoái của thị trường cũng như giúp từ đó giúp cho doanh nghiệp hiểu được vị thế
kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
a) Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2019 (đơn vị: %)
Năm

201
0
Tốc độ tăng 6,78
trưởng

201
1
5,89


201
2
5.03

201
3
5,42

201
4
5,98

201
5
6,68

201
6
6,21

201
7
6,81

201
8
7.08

2019

7,02

( Nguồn: tổng cục thống kê )
Từ bảng số liệu có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được xem là khá cao so
với các nước thuộc khu vực và trên thế giới. Tuy trong giai đoạn 2011-2012 có sự sụt
giảm nhẹ nhưng đây là điều dễ hiểu vì tình hình chung của kinh tế thế giới bất ổn định.
Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức trên 5% đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với những nhà
đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kinh doanh, gia tăng tính cạnh tranh trên thị
trường.
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2010-2019 (đơn vị: %)
Năm

2010

Tỉ lệ lạm 11,75
phát

2011 201
2
18,6 6,81

201
3
6,04

201
4
5,98

201

5
2,05

201
6
4,74

201
7
3,53

201
8
3,54

2019
2,73

(Nguồn: tổng cục thống kê )
Giai đoạn 2010-2011 chứng kiến sự khủng hoảng về lạm phát của Việt Nam. Tuy
nhiên nhà nước đã có những chính sách kịp thời để giảm tỷ lệ phần trăm này xuống mức
thấp nhất vào năm 2019 còn 2,73%. Tình hình lạm phát nhìn chung có nhiều biến động
nhưng giai đoạn gần đây tương đối ổn định. Đây là một dấu hiệu tốt. Lạm phát tăng cao
sẽ dẫn đến giá cả các dịch vụ du lịch, các tour mà Vietravel cung cấp cũng phải tăng giá
để đảm bảo lợi nhuận, quá trình định giá các dịch vụ của công ty vì thế cũng buộc phải
thay đổi. Tuy nhiên lạm phát xuống quá thấp lại đặt ra vấn đề về sự suy giảm sức mua
của người tiêu dùng, cầu tiêu dùng có thể giảm. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc
mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GPD và lạm phát để đánh giá chất lượng tăng
trưởng của Việt Nam. Những năm gần đây, Việt Nam đã có những chính sách để giữ cho
tỷ lệ lạm phát ổn định quanh mức 3%, đây là một dấu hiệu tốt cho các kế hoạch đầu tư

phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái những năm gần đây tương đối ổn định. Nguy cơ
mất giá của VNĐ giảm đi đáng kể sẽ giúp cho các tour du lịch nước ngoài của công ty ít
bị ảnh hưởng hơn vì khách hàng tiêu dùng các dịch vụ tại nước ngoài bằng ngoại tệ. Sự

7


mất giá của đồng tiền Việt Nam có thể ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu cho du lịch của
khách hàng. Chính vì vậy đây là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp.
- Phân phối thu nhập và sức mua: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
tương đối thấp khoảng 2700 USD/năm dẫn đến chi phí dành cho du lịch vẫn khá hạn chế.
Người dân Việt Nam chủ yếu vẫn đi du lịch trong nước, du lịch nước ngoài chỉ chiếm
một phần nhỏ. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên đẩy mạnh đầu tư phát triển các dịch vụ
tour du lịch trong nước làm chủ lực.
Hiện nay do ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 và sự suy giảm của nền kinh tế
toàn cầu. Ngành du lịch là ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất, với doanh thu ảnh hưởng
nặng nề, khách du lịch hạn chế tối đa đi lại do nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Điều này
gây nên ảnh hưởng to lớn đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ lữ hành nói riêng. Tuy doanh nghiệp không thể thay đổi tình hình kinh tế nhưng
có thể đưa ra những giải pháp cắt giảm, tối đa hóa nguồn nhân lực, khuyến mãi, kích cầu
để nhanh chóng vượt qua thời kỳ khó khăn.
b) Chính trị
So với các nước trong khu vực thì Việt Nam là nước có nền chính trị khá ổn định. Chế
độ chính trị một đảng ít xảy ra xung đột giữa các phe phái đồng thời người dân Việt Nam
có lòng tin chắc chắn vào Đảng và nhà nước. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát
triển hội nhập kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài,
mở rộng thương mại quốc tế. Nhiều chính sách đã được đưa ra nhằm mở rộng hội nhập
quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước phát triển. Tiêu biểu như “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2030” phát triển du lịch phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển trong giai đoạn
mới. Chính phủ định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đi
kèm với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là một thuận lợi đối với các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch như Vietravel. Sự ủng hộ của chính phủ đối với ngành sẽ giúp
các doanh nghiệp du lịch phát triển, đón đầu được xu thế mới.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID - 19, ngành kinh doanh du lịch lữ hành trong nước
đang phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Theo báo cáo khảo sát từ Hội đồng Tư vấn Du
lịch Việt Nam (TAB), trong quý 1 năm 2020 có 71% doanh nghiệp bị giảm hơn 30%
doanh thu so với cùng kỳ năm 2019, 77% doanh nghiệp dự kiến doanh thu quý 2 sẽ giảm
hơn 80% so với quý 2 năm 2019. Chính vì vậy chính phủ đã đưa ra những giải pháp khắc
phục, hỗ trợ tối đa nhằm kích cầu ngành du lịch, nhanh chóng phục hồi sau dịch. Đây là
một trong những giải pháp giúp cho doanh nghiệp vượt qua được thời kỳ khó khăn tuy
nhiên ảnh hưởng từ dịch bệnh tới ngành du lịch vẫn khó có thể phục hồi trong thời gian
ngắn.
8


c) Pháp Luật
Pháp luật và các chính sách của Việt Nam được xem là không quá khắt khe so với
nhiều nước khác. Doanh nghiệp chỉ cần lưu ý một số vấn đề về bảo tồn tự nhiên và môi
trường. Trong một số trường hợp đối với tour du lịch nước ngoài, Vietravel thường gặp
khó khăn về mặt pháp lý khi làm một số thủ tục xin visa cho khách hàng.
Pháp luật cũng có những quy định về những dịch vụ mà công ty cung cấp trong vấn đề
về chất lượng, uy tín và nghĩa vụ thuế. Một số tranh chấp pháp lý có thể khiến công ty
gặp rắc rối và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần nắm rõ các
vấn đề về pháp luật để hạn chế tối đa những sai phạm.
d) Xã hội
Các tổ chức xã hội: Một số địa điểm du lịch bị hạn chế do những sức ép từ các tổ chức
môi trường. Việc khai thác các tour du lịch ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại các khu vực
này dẫn đến những lệnh hạn chế từ bộ văn hóa thể thao và du lịch, một số địa điểm du

lịch mà doanh nghiệp muốn khai thác bị hạn chế.
Dân số & tỷ lệ phát triển: dân số Việt Nam tương đối trẻ so với các nước phát triển và
khu vực. Người trẻ thường có xu hướng dành nhiều tiền hơn cho các hoạt động du lịch
khám phá hơn là các loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Doanh nghiệp vì thế cần đầu tư thêm
về các tour du lịch khám phá, mạo hiểm, đánh vào nhóm khách hàng này.
Tôn giáo và ngôn ngữ: Việt Nam là một nước đa dạng về tôn giáo. Nhìn chung người
dân Việt Nam không kì thị các tôn giáo lẫn nhau mà họ khá ôn hòa. Đây là một điểm
thuận lợi vì doanh nghiệp không cần xét đến sự khác biệt tôn giáo khi tổ chức tour cho
khách, các hoạt động trong tour phong phú đa dạng.
Chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn còn khá cao. Dân cư nông thôn
chiếm phần lớn 70%, trong khi thành thị chỉ chiếm 30%. Sự chênh lệch này dẫn đến
những khó khăn đối với công ty trong việc tiếp cận những nhóm người ở nông thôn vì họ
thường không dành nhiều tiền cho du lịch và các dịch vụ tour còn khá mới với người dân
ở đây.
e) Công nghệ
Công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện ích đối với phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt
trong công tác quản lý, nó mang lại nhiều lợi ích cụ thể: Chi phí phân phối thấp; Chi phí
truyền thông thấp; Chi phí lao động thấp; Giảm thiểu chất thải; Người hỗ trợ tính giá linh
hoạt. Bên cạnh đó là những tiện ích cho du khách như: đáp ứng nhu cầu rất tốt; Linh hoạt
trong thời gian hoạt động; Hỗ trợ chuyên môn hóa và sự khác biệt; Cung cấp các giao
dịch phút chót; Thông tin chính xác; Hỗ trợ tiếp thị mối quan hệ; Phản ứng nhanh với
nhu cầu dao động; Nhiều sản phẩm/tích hợp; Nghiên cứu thị trường…

9


Đối với các doanh nghiệp hiện nay, khách hàng chủ yếu lựa chọn các tour du lịch trên
internet, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tiếp thị và phục vụ là yếu
tố cần thiết để doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Trong thời đại công
nghệ số, tốc độ xử lý và giải đáp thắc mắc là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp cạnh

tranh với nhau. Vietravel cũng ứng dụng cho mình công nghệ vào hệ thống quản lý và
vận hành của mình. Công ty thiết lập các trang web đẹp mắt, dễ tìm kiếm, và có đội ngũ
tư vấn trả lời trực tiếp cho khách hàng thông qua website.
f) Môi trường
Cơ sở hạ tầng & tài nguyên: nhiều địa điểm du lịch, kỳ quan nổi tiếng, đường bờ biển
dài, cơ sở hạ tầng du lịch đang ngày càng phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch trong nước, thu hút khách du lịch nước ngoài. Công ty triển khai nhiều tour
du lịch kết hợp nhiều vùng miền, địa điểm vơi nhau, liên kết với các nhà hàng, khách sạn
trong khu vực. Tuy nhiên ô nhiễm môi trường cũng làm giảm đi sức hút đối với khách du
lịch. Rác thải và sự thay đổi đa dạng sinh học tại các khu du lịch cũng làm giảm cảnh
quan tự nhiên xung quanh của các vùng biển, duyên hải ven biển. Đây cũng là một trong
những yếu tố làm suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Các cửa
khẩu lớn như Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... là những điều kiện thuận
lợi cho giao thông đi lại. Hệ thống sân bay ngày càng phát triển cũng là một trong những
nhân tố giúp cho ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, tiếp cận nhiều hơn với du khách quốc
tế và thuận tiện cho các tour du lịch nước ngoài.
2.1.2 Phân tích môi trường ngành
a. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh luôn là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp
luôn phải đổi mới, luôn phải đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả
cho doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển dẫn tới việc đầu
tư cho quảng bá du lịch cũng tăng theo cùng với tiềm năng phát triển ngành du lịch là rất
lớn nên thu nhập đem lại từ ngành dịch vụ, du lịch không nhỏ.
Hiện nay, các công ty mới tham gia thị trường có thể kích thích sự cạnh tranh giá cả
nhiều hơn, hay quan tâm nhiều hơn đến việc làm khác biệt sản phẩm để giành thị phần.
Quy mô vốn đầu tư ban đầu khi tham gia ngành du lịch khá lớn, vì phải hình thành các
chuỗi liên kết (vận tải – nơi nghỉ dưỡng – ăn uống…). Mặt khác, doanh nghiệp có thể
phải sử dụng chiến lược về giá thấp nên cần phải có một lượng vốn lớn mới có thể tồn tại
10



lâu dài trên thị trường. Muốn cạnh tranh được trong ngành du lịch ngày càng phát triển,
doanh nghiệp cũng cần có uy tín của thương hiệu. Thương hiệu mạnh thường gắn liền với
chất lượng dịch vụ tốt, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ đem lại ấn tượng tốt trong tâm
trí khách hàng mục tiêu. Một số các đối thủ canh tranh lớn của Vietravel có thể kể đến
như: Saigontourism, Hanoitourism, Fiditour,...
Hiện nay, Vietravel đang là đơn vị dẫn đầu về doanh thu lữ hành tại Việt Nam với thị
phần gần 14% với doanh thu lữ hành 5.569 tỷ đồng, xếp trên các công ty riêng lẻ khác
như Lữ hành Saigontourist, BenThanh Tourist hay TTC Tourist…Công ty du lịch lữ hành
Vietravel cũng đang không ngừng xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín và vững
mạnh. Trong năm 2019, Vietravel đã dành được rất nhiều các giải thưởng trong nước và
quốc tế như: Top 10 Công ty Du lịch - Lữ hành uy tín, Top 10 Doanh nghiệp lữ hành Nội
địa, Inbound hàng đầu Việt Nam, Vietnam’s Leading Travel Agency, Vietnam’s Leading
Tour Operator...
b. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế chính là các loại hình du lịch mới được sinh ra và được triển khai
vào thực tiển bởi các đối thủ cạnh tranh của công ty Vietravel. Các loại hình du lịch mới
có thể là: du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái hay thậm trí là du lịch không gian... điều
này tạo ra một sức ép rất lớn tới các sản phẩm du lịch hiện hành của công ty cho nên đòi
hỏi công ty Vietravel phải tích cực nghiên cứu để đổi mới những sản phẩm đang được
triển khai hiện tại trên thị trường. Chỉ có như vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép từ
các sản phẩm thay thế lên các sản phẩm hiện thời của Vietravel.
Hiện nay, khách hàng có xu hướng tự phục vụ thay vì sử dụng dịch vụ của một công ty
du lịch nào đó. Hiện tại mô hình du lịch đi phượt cũng đang rất phổ biến trong giới trẻ.
Đi phượt có chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng các dịch vụ của công ty du
lịch. Do đó, đi phượt ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn. Sự ra đời của
nhiều trung tâm vui chơi giải trí, dành cho cả trẻ em và người lớn ngay tại các thành phố
lớn cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ thay
thế của ngành du lịch ngày càng được phát triển. Điều này làm hạn chế khả năng sinh lợi

của các công ty du lịch, cũng như ngành du lịch.
Khách hàng có xu hướng tìm sản phẩm thay thế, muốn thay đổi sản phẩm vì sản phẩm
thay thế thường rẻ hơn. Do đó, công ty phải tích cực nghiên cứu để đổi mới những sản
phẩm hiện tại. Công ty Vietravel cũng thường xuyên đưa ra những chương trình giảm

11


giá, ưu đãi cho khách hàng. Điều này là một trong những chiến lược để Vietravel có thể
thu hút được khách hàng.
c. Khách hàng
Khách hàng chính là những người sẽ mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm của
doanh nghiệp du lịch. Khách hàng là nhân tố có thể nói là quyết định đến sự tồn tại của
bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào cho nên hiểu rõ được tâm lý cũng như xu hướng của
khách hàng là nhân tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.
Ngành du lịch chịu rất nhiều áp lực từ các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, sản phẩm
thay thế, môi trường tự nhiên, thời tiết, chất lượng dịch vụ... Bên cạnh đó, sản phẩm mà
khách hàng mua không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm tiêu chuẩn đại trà trên thị
trường. Du lịch là một ngành có mức độ tập trung ở mức cao. Trong ngành du lịch, các
nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhiều nhưng số lượng khách hàng trung bình. Chính vì vậy,
người mua có rất nhiều sự lựa chọn khi đi du lịch và quyền lực của người mua rất lớn. Do
đó, công ty du lịch lữ hành Vietravel cũng phải chịu nhiều áp lực từ môi trường kinh
doanh.
Với ngành có mức độ tập trung cao, thì khách hàng sẽ rất quan tâm, chú trọng trong
việc lựa chọn giá cả. Khi chi phí cao, khách hàng sẽ có xu hướng tìm một sản phẩm dịch
vụ thay thế có giá rẻ hơn. Do đó, công ty Vietravel luôn tìm những giải pháp chiến lược
để có được mức giá hấp dẫn để có thể thu hút được khách hàng. Vietravel kết hợp với các
đối tác vàng để có thể giảm giá tour như: Hãng hàng không, địa điểm lưu trú, công ty lữ
hành, những bộ máy cấu thành một tour du lịch đẩy mạnh hợp tác, cùng giảm giá giữ
vững doanh thu bằng cách đẩy mạnh số lượng, giảm giá bán sản phẩm, dịch vụ nhưng

vẫn đáp ứng được chất lượng. Vietravel cũng hợp tác với các công ty lữ hành ngoài nước,
xây dựng khu du lịch trọng điểm, khôi phục hình ảnh, đẩy mạnh tiếp thị qua internet
(hình thức truyền thông giá rẻ), tổ chức kèm các hoạt động lớn như: tổ chức du lịch Thái
Lan đồng thời đón xem trận chung kết AFF cup,... Vietravel luôn cố gắng xây dựng
những tour du lịch thú vị, hấp dẫn du khách với mức giá hợp lý.
d. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các cá nhân, tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước cho phép cung
cấp các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm và hoàn thiện sản
phẩm của mình để cung cấp ra ngoài thị trường. Ở đây chúng ta có thể kể ra được một số
nhà cung cấp cho doanh nghiệp du lịch: các hàng quảng cáo, nhà in, các cơ sở đào tạo bài
12


bản nghiệp vụ cho nhân viên ngành khách sạn, du lịch, đầu bếp.... đều được coi là nhà
cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch. Việc phân tích các nhà cung cấp để lựa chọn
được ra nhà cung cấp hợp lý cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp của doanh nghiệp lữ hành
là các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch, vui chơi giải trí.
Mức độ tập trung của hệ thống cung cấp ngày càng gia tăng: một địa điểm du lịch đẹp
sẽ kéo theo các loại hình dịch vụ khác phát triển (nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn, loại hình
vận chuyển) phát triển theo. Quyền lực nhà cung cấp bị giảm đáng kể do mức độ tập
trung cao, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Việc phân tích các nhà cung
cấp để lựa chọn được ra nhà cung cấp hợp lý cho doanh nghiệp du lịch cần phải chỉ ra
được những liên hệ chặt chẽ với từng loại hình doanh nghiệp. Ngành du lịch bị phụ thộc
rất nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ.
Để đáp ứng nhu cầu di chuyển, công ty Vietravel hợp tác với các hãng hàng không
Vietnam Airline, Jetstar, công ty xe khách vận chuyển 45 chỗ như Phương Trang... và để
hợp tác với các công ty trên công ty Vietravel đã dựa vào uy tín cũng như khả năng đáp
ứng của nhiều doanh nghiệp khác nhau sau đó mới lựa chọn, nó có ý nghĩa rất quan trọng
với công ty Vietravel vì nó đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và theo kế hoạch đã được
định trước của công ty. Vietravel còn hợp tác với các nhà hàng, khách sạn như Romance,

Mondial, Camelia (Huế), Đà Nẵng Riverside, Royal, Orient (Đà Nẵng), Phước An,.... để
có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch.
Theo nhu cầu phát triển của ngành du lịch, nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch cũng
tăng lên. Nhưng hiện nay, phần lớn hướng dẫn viên trên cả nước hành nghề tự do mà
không thuộc quân số đơn vị nào. Điều này đã gây nên nhiều hệ lụy, bất cập tồn tại trong
đội ngũ hướng dẫn viên không dễ giải quyết. Nắm bắt được vấn đề này, năm 2018
Vietravel tiên phong ra mắt Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam như một
việc làm thiết thực, quan trọng và là giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hướng dẫn
viên. Việc thành lập Trung tâm Điều hành Hướng dẫn viên Việt Nam nhằm mục đích
cung cấp hướng dẫn viên chuyên nghiệp cho hệ thống Vietravel trên toàn quốc; cung cấp
dịch vụ hướng dẫn viên cho các doanh nghiệp và thị trường; quản lý, điều phối và đào tạo
nghiệp vụ hướng dẫn viên. Hơn thế nữa, để có thể chủ động trong việc di chuyển đưa đón
khách du lịch, công ty Vietravel đang tiến hành thành lập cho mình hãng hàng không
Vietravel Airlines. Vietravel thành lập hãng hàng không với mục tiêu cung cấp các dịch
vụ vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao năng lực vận tải
hàng không của Việt Nam và phát triển ngành du lịch lữ hành cũng như phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
13


2.1.3 Sử dụng mô thức EFAS đánh giá cơ hội và thách thức
Các nhân
tố thuộc
MTKD bên
ngoài
1.Tiềm
năng thị
trường
2.Sự xuất
hiện của

nhiều điểm
du lịch mới

3.Thu nhập
bình quân
đầu người

Độ
quan
trọng

Xếp
loại

Tổng
điểm
quan
trọng

0.15

4

0.6

0.1

2

0.2


0.15

3

0.45

0.05

3

0.15

0.05

2

0.1


hội
4.Chính
sách của
nhà nước

5.Sự phát
triển của
khoa học
công nghệ


14

Giải thích

Là một doanh nghiệp kinh doanh du lịch
thì việc khai thác tiềm năng thị trường
càng trở nên quan trọng giúp Vietravel
định hướng được cách tiếp cận và thỏa
mãn nhu cầu khách hàng.
Sự xuất hiện của nhiều điểm du lịch mới là
nhân tố quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch, từ đó công ty sẽ có điều
kiện phát triển đa dạng các loại hình du
lịch
Thu nhập bình quân đầu người dần được
cải thiện, nhu cầu du lịch, thỏa mãn đời
sống tinh thần gia tăng là một nhân tố vô
cùng quan trọng để các công ty du lịch
như Vietravel gia tăng số lượng khách
hàng.
Chính sách nhà nước khuyến khích phát
triển du lịch, kích cầu du lịch trong nước
đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid19 vẫn chưa được kiểm soát ở các quốc
gia khác đã tạo tiền đề để Vietravel triển
khai các chính sách ưu đãi thu hút khách
du lịch nội địa.
Khoa học phát triển tuy không ảnh hưởng
lớn đến doanh nghiệp nhưng Vietravel vẫn
nâng cao chất lượng dịch vụ trên website
để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.



1.Sự xuất
hiện của
các đối thủ
tiềm ẩn

2.Sự xuất
hiện của
các hàng
hóa thay
thế

Thác
h
thức

3. Đòi hỏi
ngày càng
cao của
khách hàng
về chất
lượng dịch
vụ
4. Quá
trình hội
nhập, mở
cửa du lịch
quốc tế
5. Hệ

thống cơ
sở hạ tầng

Tổng

0.1

3

0.3

0.05

2

0.1

0.15

3

0.45

0.05

3

0.15

0.15


4

0.6

1.0

Môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với
việc xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn đòi hỏi
Vietravel phải có những chiến lược kinh
doanh phù hợp nếu không muốn đánh mất
thị phần
Thị trường du lịch ngày càng mở rộng,
việc xuất hiện của các hàng hóa thay thế
làm cho giá cả và chất lượng dịch vụ tăng,
khách hàng có nhiều lựa chọn Bài toán
đặt ra cho Vietravel là đảm bảo lợi nhuận
khi tăng giá dịch vụ nhưng vẫn không bị
giảm số lượng khách hàng.
Khi kinh tế ngày càng ổn định, đòi hỏi về
chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng cao.
Yếu tố này luôn là một thách thức không
hề nhỏ đối với bất kì một công ty du lịch
nào trong đó có Vietravel

Chính sách mở cửa hội nhập du lịch quốc
tế gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi
trường cảnh quan của các khu du lịch nếu
không quản lý chặt chẽ. Vietravel trong
quá trình hội nhập phải khai thác đi đôi

với bảo vệ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế là
một nhân tố quan trọng làm giảm chất
lượng các tour du lịch bị giảm sút, khó thu
hút khách du lịch đòi hỏi Vietravel phải có
những biện pháp cải thiện

3.1

 Tổng điểm là 3.1 cho thấy Vietravel thích nghi khá tốt với các cơ hội và thách

thức từ môi trường bên ngoài.
Có thể thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng lên cùng với
tiềm năng lớn từ thị trường chính là 2 cơ hội rõ rệt nhất để Vietravel có thể gia tăng số
15


lượng khách hàng, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để củng cố vị thế của
mình trong ngành du lịch. Bên cạnh đó, đòi hỏi về chất lượng dịch vụ của khách hàng
ngày càng cao cùng với việc cơ sở hạ tầng còn hạn chế là thách thức lớn đối với
Vietravel. Đứng trước thách thức này công ty phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ,
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng cải thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng để không đánh mất thị phần vào tay của các đối thủ cạnh tranh mạnh khác
như SaigonTourist hay HanoiTourist,…
2.2 Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp.
2.2.1 Phân tích và đánh giá các nguồn lực.
a) Nguồn lực hữu hình.

- Nguồn lực tài chính:
Công ty có tiềm lực tài chính mạnh mẽ , được đầu tư nhiều với kỳ vọng sẽ phát triển

mạnh hơn trong tương lai.
- Nguồn lực con người:
Nguồn nhân lực dồi dào, mạnh mẽ , tuy nhiên cần được làm mới và bồi dưỡng, đào tạo
kiến thức và kỹ năng quan hệ công chúng cho đội ngũ làm công tác thị trường. Đào tạo
kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh, về marketing, chăm sóc khách hàng và xây
dựng thương hiệu… cho các vị trí chủ chốt và lãnh đạo ở công ty, các phòng và các chi
nhánh.
- Nguồn lực tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành Vietravel được thể hiện
dưới 2 mô hình là mô hình tổ chức và mô hình quản lý.
Mô hình quản lý được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, cao nhất là Đại hội Cổ
Đông gồm 92 cổ đông đại diện cho hơn 3 triệu cổ phần. Kế tiếp là Ban kiểm soát và Hội
đồng quản trị, thường trực hội đồng quản trị, kế toán trưởng, ban giám đốc đứng đầu là
ông Nguyễn Quốc Kỳ. Dưới Tổng Giám đốc được chia làm 5 bộ phận giám đốc, mỗi bộ
phận điều hành các đơn vị của mô hình tổ chức đều có 1 Giám đốc hoặc Ban giám đốc
đứng đầu để quản lý và điều hành.
Công ty có quy mô rộng rãi cả ở trong và ngoài nước, đa dạng về sản phẩm và dịch vụ
kinh doanh nên sẽ thu hút được lượng khách hàng tiềm năng lớn.
b) Nguồn lực vô hình
Danh tiếng:
Mới đây, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã xếp
Vietravel là đơn vị đứng đầu trong top 10 Công ty Du lịch - Lữ hành uy tín năm 2019.
Bảng xếp hạng dựa vào ba tiêu chí: Khả năng tài chính, uy tín truyền thông và đánh giá
16


của khách hàng. Trước đó, Vietravel cũng vinh dự 7 lần liên tiếp chiến thắng giải thưởng
World Travel Awards – khu vực châu Á và 3 lần chiến thắng hạng mục "Nhà điều hành
tour trọn gói hàng đầu thế giới" (2017, 2018, 2019). "Vietravel là đơn vị lữ hành duy nhất
của Việt Nam chiến thắng ở vòng chung kết thế giới của World Travel Awards – được
xem như "giải Oscar của ngành du lịch.

Thương hiệu là một cái tên, một biểu tượng, một hình vẽ nhằm xác định một sản phẩm
hay dịch vụ của người bán và phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ đó với đối thủ cạnh
tranh. Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của doanh nghiệp, một khi đã có thương
hiệu mạnh mẽ như vậy, đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Vietravel và tự tin sẽ chiếm
trọn lòng tin với khách hàng.
2.2.2. Phân tích và đánh giá các năng lực
Năng lực cốt lõi của Vietravel là hệ thống quản lý chuyên nghiệp: hàng năng công ty
Vietravel thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn nhằm đào tạo và tái đào tạo
đội ngũ nhân viên, hai ngành đào tạo chính là điều hành và bán tour du lịch, hướng dẫn
viên.
Năng lực khác biệt - năng lực mà Vietravel có thể thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh
và nó cho phép Vietravel có năng lực cạnh tranh đó chính là:
Thúc đẩy nhân viên, luôn tạo điều tốt nhất để nhân viên nâng cao trình độ chuyên
môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc, luôn tạo điều kiện
tốt nhất cho nhân viên. Cùng với nhóm chuyên biệt cho từng thị trường. Từ đó giúp
Vietravel có động cơ thúc đẩy nhân viên, nhân viên gắn bó lâu dài và cung cấp được dịch
vụ tốt nhất cho khách du lịch.
Marketing: Vietravel chuyển mình theo xu thế và đổi mới trong hoạt động du lịch
trong và ngoài nước. Sử dụng các nguồn PR quảng cáo như: quảng cáo qua Brochure,
qua Internet, qua các tạp chí được in ấn và phát hành. Đồng thời cũng thường xuyên thay
đổi các chương trình du lịch để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Từ đó xây dựng
được vị thế và thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng.
Phân phối rộng khắp cả nước như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Lào Cai,...
và tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối ở hầu hết các quốc gia du lịch trọng điểm trên thế
giới như: Mỹ, Nhật, Campuchia,.. và đang ngày càng mở rộng, phát triển hệ thống phân
phối. Xây dựng hình ảnh Việt Nam cho bạn bè quốc tế và thu hút khách du lịch đến Việt
Nam.
Quản trị: Cấu trúc tổ chức được phân ở nhiều chi nhánh trên cả nước với các vị trí chủ
chốt có kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Được chia làm các ban, ngành, khối quản lý và
tạo nên được cấu trúc tổ chức có hiệu quả qua việc thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý.

17


Hệ thống quản trị thông tin: Vietravel luôn cập nhập các cơ sở dữ liệu của khách du
lịch và tạo website để khách hàng tạo tài khoản giúp việc cập nhập hoạt động dễ dàng
hơn, công ty cũng dễ dàng dõi theo khách du lịch hơn.
Nghiên cứu và phát triển: Xây dựng được app Vietravel Home tạo điều kiện thuận lợi
công ty và khách hàng. Doanh nghiệp tiên phong đổi mới, dẫn đầu công nghệ thông tin
qua các hệ thống dịch vụ bán du lịch tự do Free and Easy cho các tour ngắn hạn, mở rộng
hệ thống bán vé máy bay, phòng khách sạn. Vietravel đã ứng dụng các cổng thanh toán
trực tuyến đa dạng, tiếp nhận an toàn các loại thẻ thanh toán khác nhau, ngoài ra trang
web nội bộ phục vụ cho chương trình hợp tác mở thẻ Mastercard đồng thương hiệu
BIDV – Vietravel. Mang lại rất nhiều thuận lợi cho hai đơn vị để từ đó phục vụ tốt nhất
khách hàng chung của cả hai bên.
2.2.3 Năng lực cốt lõi và năng lực cạnh tranh.
Năng lực cốt lõi của Vietravel là hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Đây là năng lực mà
doanh nghiệp thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ và đáp ứng đủ các tiêu
chuẩn gồm có giá trị (value), hiếm (rarity), khó bắt chước và không thể thay thế
(inimitability and non – substitutability) và có thể khai thác được (exploitability) (quy tắc
VRINE). Cụ thể là:
Hằng năm công ty luôn tổ chức các chương trình tập huấn nhằm đào tạo, tái đào tạo
cho nhân viên. Đội ngũ nhân viên của Vietravel được đào tạo thường xuyên, có trình độ
chuyên môn cao. Hai mảng được tập trung đào tạo chính là Điều hành và bán tour du
lịch; hướng dẫn viên… Nhờ vậy, nhân viên của Vietravel đều có cơ hội tìm hiểu thực tế
và tự tin tổ chức một tour du lịch hoàn chỉnh, từ khâu tiếp thị, thiết kế chương trình đến
điều hành các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển... Hệ thống quản lý phân chia theo
các cấp giúp doanh nghiệp đảo ngược được các thách thức trong môi trường kinh doanh.
Hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bài bản là một nguồn lực giúp Vietravel thực hiện
những hoạt động trong chuỗi giá trị ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là cạnh
tranh với các doanh nghiệp du lịch lữ hành khác trong việc quản lý và phân bổ nguồn

nhân lực. Trong khi, các doanh nghiệp du lịch lữ hành hiện nay còn gặp nhiều vấn đề về
đội ngũ nhân lực còn yếu về trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm. Vietravel
là doanh nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng sale, bán hàng, kiểm tra
nghiệm vụ, mở các cuộc thi hướng dẫn viên giỏi và phong hạng sao hướng dẫn viên. Đây
vừa là sân chơi, vừa là môi trường đào tạo lý tưởng cho những nhân viên mới có cơ hội
cọ xát thực tế của nghề một cách sinh động nhất.
Đặc biệt, hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn có thể khai thác
được- exploitability. Từ hệ thống quản lý, Vietravel đã đưa ra những chính sách, khai
18


thác được tối đa nguồn nhân lực và năng suất làm việc của nhân viên. Đồng thời kiểm
soát được mọi thay đổi, cũng như dễ dàng triển khai những thay đổi trong bộ máy tổ
chức. Năng lực cốt lõi về sở hữu hệ thống quản lý đã giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn
lực có giá trị hơn đối thủ trong ngành.
Năng lực cạnh tranh của Vietravel là năng lực mang sự khác biệt giúp doanh nghiệp
tạo ra được lợi thế riêng và cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ. Với những lợi thế về bí
quyết áp dụng công nghệ vào hệ thống quản trị, sức mạnh nguồn tài chính và sự đột phá
về chất lượng dịch vụ, Vietravel đã tạo ra cho chính doanh nghiệp những lợi thế cạnh
tranh gồm:
- Lợi thế cạnh tranh từ năng lực điều hành các hoạt động chính gồm:
• Hậu cần đầu vào: dịch vụ, tiếp cận KH,…
• Vận hành: vận hành ở từng chi nhánh
• Hậu cần đầu ra: thực hiện các đơn đặt hàng
• Marketing bán hàng: khuyến mại, quảng cáo, website,…
• Dịch vụ hậu mãi: giải quyết khiếu nại,…
-

Lợi thế cạnh tranh về các hoạt động hỗ trợ:
• Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp

• Quản trị nguồn nhân lực
• Phát triển công nghệ thu mua

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Vietravel:
a) Hiệu suất vượt trội:

Công ty đã thực hiện tái cơ cấu Khối Điều hành; phân công, phân nhiệm lại giữa các
bộ phận một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Công tác điều hành chung toàn công ty trong
năm 2015 được cải thiện đáng kể nhờ việc tăng cường sự phối hợp, chuẩn hóa quy trình,
ứng dụng các phần mềm hỗ trợ. Về cơ bản các dịch vụ và hướng dẫn viên ổn định nên
không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động điều hành.
Chính việc thay đổi cơ cấu tổ chức, quản lý đã giúp các bộ phận trong công ty có sự
liên kết, hợp tác phát triển dịch vụ giúp hiệu suất vượt trội, tạo ra năng suất cao trong
công việc và Vietravel vẫn tiếp tục cơ cấu tổ chức quản lý đó cho đến nay.
b) Chất lượng vượt trội:
Vietravel ra đời vào thời điểm du lịch nội địa còn tự phát và manh mún. Khi còn là
hướng dẫn viên của Saigontourist, ông Nguyễn Quốc Kỳ (hiện nay là Tổng Giám đốc
Công ty du lịch Vietravel) cộng tác cho báo Tuổi Trẻ đưa tin về tai nạn thương tâm của
vụ chìm ghe làm chết 30 tiểu thương chợ Bà Chiểu đi du lịch hành hương ở Tà Cú. Hình
ảnh đám tang diễu qua chợ Bà Chiểu trước khi đưa đi an táng khiến ông Kỳ về sau trăn
trở, “thị trường du lịch nội địa phải được tổ chức lại, người nào có tính chuyên nghiệp
19


cao sẽ thắng”, đây là lý do Vietravel ra đời. Slogan đầu tiên của Vietravel là “Nhà tổ chức
tour chuyên nghiệp”.
Vietravel đạt đến chất lượng tuyệt hảo, độ tin cậy cao trong tâm trí khách hàng, đứng
vị trí thứ nhất trong top 10 công ty du lịch – lữ hành uy tín năm 2019 (về cả thị trường
inbound và outbound) tại Lễ công bố chính thức Top 10 Công ty Du lịch - Lữ hành uy tín
năm 2019 theo Vietnam Report và báo Vietnamnet.

Vietravel luôn mang đến những dịch vụ du lịch với giá trị tương xứng với những gì
khách hàng mong đợi. Với slogan của mình, Công ty luôn cố gắng đưa sự “chuyên
nghiệp” đó vào mọi hoạt động. Vietravel thiết kế các tour trọn gói dành cho những khách
hàng cần giải pháp trọn gói cho chuyến du lịch của mình, thiết kế tour theo yêu cầu mang
tính khách hàng hóa, dành cho những khách hàng khó tính, mong muốn trải nghiệm
những thứ mới lạ, mạo hiểm không có trong tour trọn gói. Và chất lượng dịch vụ cũng
được đảm bảo bởi đội ngũ nhân viên, nghiên cứu viên, hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm,
chuyên môn cao và đặc biệt “chuyên nghiệp” luôn không ngừng cải thiện kỹ năng, hiểu
biết để phục vụ khách hàng chu đáo, trọn vẹn hơn. Thêm vào đó, giá cả của dịch vụ du
lịch rất hợp lí, tuy không mang tính cạnh tranh cao, nhưng với những trải nghiệm tuyệt
vời mà khách hàng nhận được, giá dịch vụ của Vietravel rõ ràng sẽ không khiến người
tiêu dùng qua băn khoăn khi phải lựa chọn.
c) Sự đổi mới vượt trội:
Vietravel áp dụng cả 2 hình thức đổi mới: đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình.
- Hình thức du lịch MICE: MICE (Meeting Incentive Conference Event) là loại hình
du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các
công ty cho nhân viên, đối tác. Vietravel tự hào là một trong những đơn vị tiên phong
trong việc tổ chức du lịch MICE chuyên nghiệp. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu
kinh nghiệm, cam kết mang lại chương trình du lịch MICE hoàn mỹ nhất đến quý doanh
nghiệp.
- Đổi mới quy trình thực hiện: Vietravel đón nhận Giải thưởng Công Nghệ Thông Tin
– Truyền Thông TP.HCM lần VI năm 2014 với giải Nhất trong nhóm các doanh nghiệp
và đơn vị có ứng dụng CNTT phát triển kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng. Sản phẩm
phần mềm Etour hiện tại là hệ thống bán và quản lý kinh doanh, phần mềm này đã được
Vietravel xây dựng nhiều năm, liên tục nâng cấp hàng năm với các phiên bản mới để hỗ
trợ các nhân viên kinh doanh chủ động theo dõi toàn bộ quá trình đăng ký tour du lịch,
thanh toán và chăm sóc khách hàng.
d) Đáp ứng khách hàng vượt trội:
Vietravel luôn không ngừng nghiên cứu nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách
hàng; nâng cao hiệu suất; đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quy trình; cải tiến chất lượng dịch

20


vụ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Không chỉ vậy, Vietravel còn tăng
cường đáp ứng khách hàng thông qua thời gian, cách thức chăm sóc khách hàng
Theo khảo sát tại công ty du lịch Vietravel cho thấy, Vietravel đã và đang tiếp tục
“sáng tạo” những giải pháp chăm sóc khách hàng, chăm chút đến từng chi tiết nhỏ mang
tính cá nhân nhằm tạo nên niềm vui bất ngờ từ tấm thiệp sinh nhật handmade đến những
buổi tiệc họp mặt thân mật khách hàng để tìm hiểu những nguyện vọng và góp ý để có
thể phát triển thêm các ý tưởng, các sản phẩm và đặc biệt để “hiểu” và chăm sóc khách
hàng tốt hơn.
Đặc biệt, trong nhiều năm qua Vietravel tiên phong trong việc phát hành “Thẻ thành
viên Vietravel”. Chương trình được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, với nhiều
tiện ích của chính Vietravel và cả hệ thống hàng trăm đối tác lớn có uy tín trên nhiều lĩnh
vực từ ngân hàng đến hệ thống dịch vụ nhà hàng khách sạn, các cơ sở chăm sóc sức
khỏe, cửa hàng mua sắm và đào tạo, giáo dục…
Hàng tháng bộ phận chăm sóc khách hàng còn gửi đến khách hàng những ấn phẩm cao
cấp về tour tuyến, khuyến mãi, gửi tặng thiệp sinh nhật, tặng hoa, quà trong các dịp lễ,
Tết, 8/3, 20/10… Điều đó đã tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng và cuốn hút khách
hàng không thể từ chối mọi cơ hội để tiếp tục đồng hành cùng Vietravel vì vượt trên mọi
sự so sánh, giá trị cốt lõi của chuyến du lịch là tìm sự hài lòng và thoải mái cao nhất bằng
uy tín và dịch vụ hàng đầu và Vietravel luôn ở vị trí “first choice” của khách hàng. Chắc
chắn, đây là lý do, thị phần của Vietravel trong ngành du lịch chiếm phần áp đảo so với
các công ty du lịch lữ hành khác.
Những nhân tố trên đã góp phần phát triển lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa của
Vietravel. Điều này lý giải vị thế vững mạnh của doanh nghiệp trên thị trường ngành du
lịch – lữ hành Việt Nam, đứng thứ nhất trong top 10 công ty du lịch – lữ hành uy tín 3
năm liền. Không những thế, Vietravel còn là doanh nghiệp “top of mind” – doanh nghiệp
khách hàng sẽ nhớ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành du lịch – lữ hành.
2.2.5. Sử dụng mô thức IFAS để đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp

Yếu tố bên trong
Độ
Xếp
Số
Giải thích
quan loại
điểm
trọng
quan
trọng
1. Khả năng tài
0.2
4
0.8
Là 1 doanh nghiệp kinh
chính của doanh
doanh trong lĩnh vực du lịch
nghiệp
thì khả năng về tài chính đóng
vai trò là tiền đề trong việc tồn
tại và phát triển của doanh
nghiệp, đây cũng là thước đo
cho năng lực cạnh tranh của
công ty yêu cầu khoản đầu tư
21


Điểm
mạnh


2. Chất lượng
dịch vụ

0.1

4

3. Hệ thống
quản lí chuyên
nghiệp
4. Hiệu suất
hoạt động
marketing vượt
trội

0.04

3

0.03

3

5. Hệ thống chi
nhánh rộng khắp
cả trong và ngoài
nước

0.1


2

6. Một trong
những doanh
nghiệp đi đầu về
loại hình du lịch
MICE

0.05

3

1. Cơ cấu tổ
chức chưa ổn định
trong quá trình tái
cấu trúc
2. Vị thế còn
thấp khi lấn sân
sang ngành hàng
không

0.1

3

0.05

2

0.15


4

3. Doanh thu lọt

22

lớn như Vietravel.
0.4
Chất lượng dịch vụ là yêu
cầu cơ bản nhất đối với doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ. Và
Vietravel đã và đang có được
sự hài lòng từ khách hàng với
chất lượng dịch vụ được đánh
giá cao.
0.12
Là chìa khóa để vận hành tổ
chức bộ máy 1 cách có hiệu
quả nhất.
0.09
Trước bối cảnh thị trường
du lịch phát triển nóng, với
mức độ cạnh tranh khốc liệt.
Vietravel đã áp dụng bài bản
chiến lược Marketing – mix 7P
để phát triển và đưa hình ảnh
thương hiệu đến rộng rãi với
khách hàng.
0.2

Hệ thống chi nhánh phân bố
rộng khắp là một trong những
yếu tố quan trọng để mang đến
sự trải nghiệm tuyệt vời cho
khách hàng. Đồng thời có khả
năng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng 1 cách nhanh
chóng và tiện lợi ở khắp mọi
nơi.
0.15
Với tinh thần đi trước đón
đầu, Vietravel có danh tiếng,
uy tín và chất lượng với sản
phẩm dịch vụ của mình. Phục
vụ nhiều đoàn khách MICE
lớn của các công ty đa quốc
gia, tập đoàn hàng đầu Việt
Nam
0.3
Cơ cấu tổ chức không được
ổn định gây ảnh hưởng tới quá
trình vận hành của công ty
0.1

Hiện mới đang được đầu tư
nên tên tuổi bị lép vế trước các
ông lớn chuyên về ngành hàng
không như Vietnam Airlines,
Bamboo Airways,…
0.6

Trong 3 năm gần đây nhất,


Điểm
yếu

Tổng

top đầu cả nước về
du lịch và lữ hành
trong khi lợi
nhuận biên cực
thấp
4. Giá cả dịch
vụ chưa thực sự
cạnh tranh so với
các đối thủ khác
trong ngành

0.1

3

5. Chi phí vận
hành cho các văn
phòng đại diện cao

0.03

3


6. Đội ngũ nhân
viên chưa thực sự
chuyên nghiệp

0.05

2

1.00

biên lợi nhuận gộp của
Vietravel chỉ đạt từ 5 – 7%,
thuộc nhóm thấp nhất so với
nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong ngành.
0.3
Là 1 doanh nghiệp kinh
doanh nhiều năm trong ngành
du lịch, Vietravel không thể
chạy đua với những sản phẩm
dịch vụ giá rẻ mà các doanh
nghiệp mới gia nhập vào
ngành đề ra.
0.09
Với hệ thống phân bố rộng
rãi của các chi nhánh thì kèm
theo đó là khoản chi phí cao
để xây dựng các văn phòng đại
diện cho doanh nghiệp.

0.1
Đội ngũ nhân viên chưa
thực sự linh hoạt trong công
tác xử lí các yêu cầu, phản hồi
của khách hàng gây mất lòng
tin. Vietravel cần xây dựng
chiến lược nhân sự tốt để phát
triển bền vững cũng như là
điểm dừng chân hấp dẫn của
khách hàng với tiêu chí “khách
hàng không chỉ đến 1 lần.”
3.25

Tổng điểm là 3.25 cho thấy Vietravel mạnh về yếu tố nội bộ.
Điểm mạnh lớn nhất của Vietravel là khả năng tài chính, tuy nhiên hạn chế lớn nhất
của doanh nghiệp này là lợi nhuận biên rất thấp trong khi doanh thu đạt được lại rất cao.
Phần lớn doanh thu của Vietravel đến từ hoạt động lữ hành. Với đặc thù là hoạt động
cung cấp dịch vụ trung gian giữa khách hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác, biên
lợi nhuận gộp từ hoạt động này khá mỏng, gần như “lấy công làm lãi”. Nhưng do có thế
mạnh về khả năng tài chính nên dù lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt được là nhỏ,
Vietravel vẫn có khả năng giữ được vị thế của mình và có đủ sức cạnh tranh với các ông
lớn khác trong ngành du lịch như SaigonTourist, HaNoiTourist,…

23


2.3 Lựa chọn chiến lược
2.3.1 Mô thức BCG
Dựa vào đặc điểm kinh doanh của công ty Vietravel nhóm nghiên cứu đã phân đoạn
chiến lược thành các SBU sau:

-

Bán lẻ hàng hóa
Dịch vụ du lịch – lữ hành
Bán vé máy bay
Lưu trú ăn uống

Theo “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội trong năm 2019” của Tổng cục Thống kê, “Báo
cáo ngành hàng không” kết hợp với “Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán
năm 2019” của Vietravel, nhóm đã thống kê được bảng số liệu sau:
(Đơn vị: tỷ đồng)
Các SBU

Doanh thu
ngành

% Tốc độ
tăng
trưởng
ngành

Doanh thu
của Vietravel

Doanh thu của
ĐTCT mạnh nhất

Biên lợi
nhuận (%)


Bán lẻ
hàng hóa

3751300

12.5

134.9

14021
(Vincommerce)

1

Dịch vụ
du lịch –
lữ hành

46000

12.1

5841.2

4835.775
(Saigontourist)

0.5

Bán vé

máy bay

169448

9.02

1424

72116.8
(Vietnam
Airlines)

10

Lưu trú ăn
uống

586700

9.8

38.1

69.7
(Saigontourist)

0.8

(Với tổng lợi nhuận sau thuế cuối năm 2019 của Vietravel là: 78.579 tỷ đồng).
Từ bảng số liệu trên ta có:

Các SBU
Bán lẻ hàng
hóa
Dịch vụ du
lịch – lữ
hành

Thị phần
tương đối
SBU
0.0096

% doanh
thu

Thị phần
tuyệt đối
SBU công ty
0.00004

% lợi nhuận
của các SBU

0.004

% tốc độ
tăng trưởng
của ngành
12.5


1.2079

12.698

12.1

0.12698

37.16

24

1.72


Bán vé máy
bay
Lưu trú ăn
uống

0.0197

0.840

9.02

0.00840

4.85


0.5466

0.006

9.8

0.00006

14.5

% tốc độ tăng trưởng
của ngành (a)

Thị phần tương đối
của SBU (b)

SBU1 – bán lẻ hàng hóa

12.5

0.0096

SBU2 – DV du lịch – lữ hành

12.1

1.2079

SBU3 – bán vé máy bay


9.02

0.0197

SBU4 – lưu trú ăn uống

9.8

0.5466

25


×