Tải bản đầy đủ (.pptx) (36 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ THUỐC QUY ĐỊNH BẢO QUẢN THUỐC NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 36 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG
QUẢN LÍ TỒN TRỮ THUỐC


TRẦN KHÁNH DUY

PHẠM THỊ THANH ANH

PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH
THÀNH VIÊN
NHÓM 8

TRƯƠNG THỊ KIM NGÂN

VÕ KIM NGÂN
TRẦN THỊ PHƯƠNG LINH


Chủ đề 8

QUY ĐỊNH BẢO
QUẢN THUỐC NƯỚC


2

ĐẶC ĐIỂMYÊU CẦU
CHẤT LƯỢNG


3

QUY ĐỊNH
CHẤT XẾPBẢO QUẢN

1
CÁC LOẠI
THUỐC NƯỚC

4

ĐIỀU KIỆN
NHÂN SỰ-CƠ
SỞ VẬT CHẤT


Thuốc nước là gì ?
Định nghĩa
Là dạng thuốc được điều chế bằng cách hoà tan một hoặc nhiều dược chất
trong dung môi là nước (ED, nước khử khoáng, nước cất). Dược chất có thể
ở dạng rắn, lỏng hay khí.


Phân loại thuốc nước
Thuốc nước bao gồm: dung dịch thuốc, siro thuốc, nhũ dịch và cồn thuốc….


Phân loại thuốc nước
Dung dịch thuốc là chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều
dược chất trong một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thuốc dùng trong (uống, tiêm, nhỏ mắt) hoặc dùng ngoài (thoa, rửa)


Đặc điểm – Bảo quản
● Dễ biến đổi lý hóa
● Dễ nhiễm vi sinh vật
● Theo dõi sự ổn định và lưu ý về bảo quản.
● Điều kiện bảo quản: Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ
bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các
bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đỗi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hường đến
độ ổn định của thuốc.
● Tránh đổ vỡ do va chạm: khi đóng gói phải cho thêm các vật chèn, lót thích hợp.
Khi vận chuyển hòm kiện phải nhẹ nhàng, phải có ký hiệu “tránh đổ vỡ” và “
tránh lật ngược”.


Yêu cầu chất lượng dung dịch thuốc








Về cảm quan: lỏng trong suốt, màu, mùi, vị đặc trưng riêng.
Sai số về thể tích thuốc: phải đạt giới hạn cho phép.
pH: áp dụng đối với các dung dịch nước.
Tỷ trọng: siro thuốc.
Định tính.

Hàm lượng dược chất
Giới hạn tạp chất: đối với các dung dịch thuốc có dược chất dễ bị phân hủy và sản
phẩm phân hủy có độc tính cao thì trong tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm người
ta còn quy định thử giới hạn tạp chất.
 Độ nhiễm khuẩn: nuôi cấy mẫu thuốc trong môi trường nuôi cấy thích hợp để phát
hiện xem có vi khuẩn hay nấm men, nấm mốc phát triển hay không.


Phân loại thuốc nước
Siro thuốc là dạng thuốc lỏng, sánh và có chứa tỷ lệ đường cao (56 - 64%), được điều
chế bằng cách hòa tan dược chất, dung dịch dược chất trong siro đơn hoặc hòa tan
đường trong dung dich dược chất, dùng để uống.
- Tránh ánh sáng, nhiệt độ cao,
- Tránh nấm mốc: khi pha chế phải đảm bảo về
tỷ trọng, pH.. và đảm bảo đúng kỹ thuật và chế
độ vô khuẩn. Đóng gói phải thật kín.
Đối với các thuốc ngọt như siro, potio… không
nên dự trữ lâu trong kho.


Yêu cầu chất lượng Siro thuốc
 Tính chất: Trừ các qui định khác, sirô phải
trong (nếu là dạng dung dịch), không được
lẫn tạp chất, không có mùi lạ, bọt khí hoặc
có sự biến chất khác trong quá trình bảo
quản.
 Nồng độ đường; Không được ít hơn 45 %
nếu dùng đường trắng làm chất tạo ngọt.



Đặc điểm – Bảo quản
● Siro lỏng sánh, có vị ngọt đặc trưng của siro và mùi dễ chịu tùy từng thành phần
dược chất, trong suốt trừ một số siro điều chế từ dịch chiết dược liệu có thể hơi
đục.
● Siro đơn pha xong phải đóng vào chai khô, sạch, đậy nút kín.
● Siro thuốc đóng chai nhỏ, vô khuẩn, đậy nút kín.
● Siro điều chế có nồng độ đường thấp hoặc cao hơn 64% để một thời gian sẽ bị vẩn
đục do nấm mốc, sủi bọt, lên men lactic. Hiện tượng lên men càng nhanh nếu
trong siro có đường đơn do quá trình thủy phân tạo ra.
● Bảo quản nơi khô, mát (25°C), không để nơi lạnh vì có thể làm kết tinh đường
trong siro.
● Có thể bảo quản siro bằng cách thêm cồn, acid benzoic, nipagin, nipasol với nồng
độ thích hợp.


Phân loại thuốc nước
Nhũ dịch (nhũ tương) là dạng thuốc lỏng chứa các tiểu phân lỏng phân tán trong một
chất lỏng khác không đồng tan. Có thể dùng để uống, tiêm hay dùng ngoài.
Nhiệt độ cao có thể làm cho các chất béo (các
loại dầu, mỡ, sáp) có trong nhũ tương để bị oxy
hóa,nhiệt độ quá thấp sẽ làm kết tinh cốc tiểu
phân của pha phân tán và do đó làm cho nhũ
tương dễ bị phá hủy, có thể bị tách lớp.
Đối với các thuốc dạng hỗn dịch, nhũ dịch phải
lắc kỹ trước khi cấp phát.


Yêu cầu chất lượng Nhũ dịch
 Tính chất: Khi quan sát bằng mắt thường, nhũ tương đặc phải mịn
và đồng nhất giống như kem; còn nhũ tương lỏng phài đục trắng và

đồng nhất giống như sữa.
 Nhũ tương được coi như là bị hỏng khi hai pha lỏng đã tách riêng
nhau và bàng cách khuấy lắc cũng không thể khôi phục lại trạng
thái phân tán đồng nhất nữa.
 Yêu câu về pH, định tính, định lượng, sai số thể tích và các yêu cầu
kỹ thuật khác: Phải đạt qui định theo chuyên luận riêng. Nhũ tương
dùng để tiêm hoặc nhỏ mắt: Phải đáp ứng yêu cầu về Thử vô
khuẩn.


Đặc điểm – Bảo quản
● Các nhũ tương là dạng thuốc khó bảo quản. Bảo quản lâu, nhũ tương có
thể bị tách lớp. Để bảo quản tốt, các nhũ tương thuốc phải được đựng trong chai lọ
thật sạch và khô, có nút kín, để nơi khô và mát, nhiệt độ ít thay đổi.
Nhiệt độ cao có thể làm cho các chất béo (các loại dầu,
mỡ, sáp) có trong nhũ tương để bị oxy hóa. ôi khét: còn
nhiệt độ quá thấp sẽ làm kết tinh cốc tiểu phân của pha
phân tán và do đó làm cho nhũ tương dễ bị phá hủy. Các
nhũ tương kiểu D/N thường dễ là môi trường phát triển
của vi khuẩn, nấm mốc. Vì vậy, muốn bảo quản lâu, cần
cho thêm chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn, kháng
nấm thích hợp.


Phân loại thuốc nước
Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách chiết dược liệu thực vật,
động vật hoặc hòa tan cao thuốc, dược chất theo tỷ lệ quy định với ethanol ở các nồng
độ khác nhau.
Màu của cồn thuốc có thể biến đổi trong
thời gian bảo quản. Quá trình biến màu

thường là do hiện tượng oxy hóa diệp lục
tố, nhựa, tinh dầu dưới tác dụng của ánh
sáng.


Đặc điểm – Bảo quản
● Đa số sau một thời gian bảo quản thường xảy ra hiện tượng lắng cặn (albumin,
tannin, gôm, nhựa, tinh bột, chất nhầy). Quá trình đông vón và lắng cặn còn là kết
quả của sự biến đổi về hóa học.
● Màu của cồn thuốc có thể biến đổi trong thời gian bảo quản. Quá trình biến màu
thường là do hiện tượng oxy hóa diệp lục tố, nhựa, tinh dầu dưới tác dụng của ánh
sáng.
● Bảo quản trong chai lọ, đậy nút kín, tránh ánh sáng, để nơi mát. Trong quá trình
bảo quản cồn thuốc có thể có tủa, cần lọc loại tủa và kiểm tra lại các tiêu chuẩn,
nếu đạt vẫn có thể sử dụng. Một số trường hợp, tuy bên ngoài không thay đổi
nhưng cồn thuốc đã bị giảm tác dụng điều trị, do đó phải kiểm tra lại hàm lượng
hoạt chất.


Quy định đóng gói thuốc nước
Tránh nấm mốc: khi pha chế phải đảm
bảo về tỷ trọng, pH.. và đảm bảo đúng kỹ
thuật và chế độ vô khuẩn. Đóng gói phải
thật kín. Đối với các thuốc ngọt như siro,
potio… không nên dự trữ lâu trong kho.
Đối với các thuốc dạng hỗn dịch, nhũ
dịch phải lắc kỹ trước khi cấp phát.


Quy định đóng gói thuốc nước

Tránh đổ vỡ do va chạm: khi đóng gói phải
cho thêm các vật chèn, lót thích hợp.
Khi vận chuyển hòm kiện phải nhẹ nhàng,
phải có ký hiệu “tránh đổ vỡ” và “ tránh lật
ngược”.


Dây chuyền chiết rót siro

Dây chuyền chiết rót siro hiện đại nhất được cung cấp bởi Công Ty
TNHH Cơ Khí Điện Tự Động Hóa Trung Dũng.


Khi đóng gói các thuốc dạng lỏng phải chú ý đến
các đặc tính lý hoá của chúng
+ Với chất lỏng có thể tích thay đổi theo nhiệt độ, chỉ đóng khoảng 97% thể tích để
tránh hiện tượng thuốc giãn nở làm bật nút.
+ Với các loại tinh dầu và dung môi hữu cơ như benzen, aceton, ether, cloroform có
khả năng hoà tan nút cao su hoặc làm mềm xi sáp gắn nút chai lọ, nên khi đóng gói
phải chọn chai nút thích hợp cho từng loại.


Quy định trong chất xếp, bảo quản
1. Kho, tủ thuốc:
– Địa điểm: Kho, tủ thuốc phải ở nơi cao ráo, an toàn, chống mối mọt ẩm mốc.
Trần, tường, mái nhà kho phải thông thoáng, vững bền chống lại các ảnh hưởng
của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc,
cứng , chống ẩm, chống thấm
– ĐKBQ: về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn
thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là

bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25°C hoặc tuỳ thuộc vào
điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30°C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay
gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.


Quy định trong chất xếp, bảo quản
2. Vệ sinh:
Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng
sâu bọ.

3. Quy trình bảo quản:
– Thuốc cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước
sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO- First In /First
Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải
được thực hiện.
– Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa
việc cấp phát.
– Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo
quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.


Quy định trong chất xếp, bảo quản
* Sắp xếp bảo quản thuốc:
– 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
– 5 chống:
+ Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt,
chuột, nấm mốc, côn trùng.
+ Chống nhầm lẫn.
+ Chống cháy nổ.
+ Chống quá hạn dùng.

+ Chống đổ vỡ, hư hao.


×