Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hỗ trợ người khuyết tật vận động tiếp cận các công trình công cộng tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

BÙI VĂN LÂM

HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN CÁC
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

BÙI VĂN LÂM

HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TIẾP CẬN CÁC
CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2016
Mục lục
2


Danh mục các từ viết tắt…………………...........................................................
Danh mục các bảng biểu…………………..........................................................
Mở đầu…………………......................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài…………………...................................................................

1

2. Tổng quan nghiên cứu…………………..........................................................

2

2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài………………………………………………....

3

2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc…………………...............................................

5

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………………….....


8

3.1. Ý nghĩa khoa học…………………..............................................................

8

3.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………................................................................

9

4. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu…………………..........................

9

4.1. Mục đích nghiên cứu………………….........................................................

9

4.2. Mục tiêu nghiên cứu…………………..........................................................

10

5. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu…………

10

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………........................................................

10


5.2. Khách thể nghiên cứu…………………........................................................

10

5.3. Phạm vi nghiên cứu…………………...........................................................

11

5.3.1. Phạm vi về vấn đề nghiên cứu…………………........................................

11

5.3.2. Phạm vi khảo sát………………….............................................................

11

6. Giả thuyết nghiên cứu …………………......................................................

11

7. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….

12

7.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bẳng hỏi…………………………………….....

12

7.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu………………………………………………..


16

7.3. Phƣơng pháp phân tích tài liệu…………………..........................................

17

7.4. Phƣơng pháp quan sát…………………........................................................

18

8. Câu hỏi nghiên cứu…………………...............................................................

19

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài…………………........................

20

1.1. Cơ sở lý luận…………………......................................................................

20

1.1.1. Các khái niệm công cụ……………………………………………………

20

1.1.1.1. Khái niệm “Ngƣời khuyết tật”................................................................

20


3


1.1.1.2. Khái niệm “Khuyết tật vận động”..........................................................

21

1.1.1.3. Khái niệm “Sự tiếp cận đối với NKT”....................................................

21

1.1.1.4. Khái niệm “Công tác xã hội với ngƣời khuyết tật”................................

21

1.1.1.5. Khái niệm "Quy chuẩn xây dựng"..........................................................

22

1.1.1.6. Khái niệm “Công trình công cộng”........................................................

23

1.1.2. Hệ thống các lý thuyết vận dụng.................................................................

24

1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow…………………...................................


24

1.1.2.2. Tiếp cận dựa trên quyền của ngƣời khuyết tật…………………............

28

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài…………………...................................................

29

1.2.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến việc tiếp nhận công trình công cộng
với ngƣời khuyết tật…………………..................................................................
1.2.1.1. Công ƣớc của Liên Hợp quốc về quyền của NKT……………………..
1.2.1.2. Pháp luật chính sách hỗ trợ tiếp cận công trình công cộng cho NKT tại
Việt Nam………………………………………………………………………
1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu…………………...................................
Chƣơng 2: Thực trạng và nhu cầu tiếp cận của ngƣời khuyết tật vận động với
các công trình công cộng tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội………………..

29
30
33
35
37

2.1 Quy mô ngƣời khuyết tật và thực trạng mức độ tiếp cận của ngƣời khuyết
tật vận động với các công trình công cộng UBND và TYT tại quận Hà Đông,

37


thành phố Hà Nội…………………......................................................................
2.1.1 Quy mô NKT tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội………………….......
2.1.2 Thực trạng mức độ tiếp cận của ngƣời khuyết tật vận động với các công
trình công cộng UBND và TYT thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội……
2.1.2.1.

Mức

độ

tiếp

cận

của

NKT



với

công

trình

vệ

sinh.…………………..........................................................................................
2.1.2.2. Mức độ tiếp cận của NKT VĐ với các hạng mục công trình khác

.………………….........................................................................................
2.1.2.3. Đánh giá chung về mức độ tiếp cận của NKT VĐ đối với 2 loại công
trình UBND và TYT tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội………………….....
2.2. Nhu cầu đƣợc hỗ trợ tiếp cận các công trình công cộng UBND và TYT
4

37
38

39

44

53
54


của ngƣời khuyết tật và các bên liên quan…………………...............................
2.2.1. Nhu cầu đƣợc hỗ trợ của ngƣời khuyết tật vận động………………….....

54

2.2.2. Mong muốn của ngƣời dân trong quận Hà Đông…………………..........

56

2.2.3. Mong muốn của gia đình ngƣời khuyết tật vận động…………………….

57


2.2.4. Mong muốn của lãnh đạo, cán bộ nhân viên tại UBND, TYT…………

57

2.2.5. Mong muốn của nhân viên xã hội…………………...................................

58

Chƣơng 3: Huy động nguồn lực hỗ trợ tiếp cận các công trình công cộng cho
ngƣời khuyết tật vận động tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội………………

60

3.1 Nguồn lực và cản trở của quá trình hỗ trợ…………………..........................

60

3.1.1 Nguồn lực kinh tế………………….............................................................

60

3.1.2 Nguồn lực cơ sở vật chất………………….................................................

62

3.1.3 Nguồn lực con ngƣời………………….......................................................

64

3.1.4 Nguồn lực về văn bản pháp luật…………………......................................


68

3.1.5 Nguồn lực công tác xã hội…………………...............................................

70

3.2. Đề xuất tiến trình hỗ trợ………………….....................................................

70

3.2.1. Tiến trình hỗ trợ…………………..............................................................

70

3.2.2. Đánh giá tính khả thi của các hoạt động hỗ trợ…………………..............

77

3.3. Vai trò của nhân viên trong quá trình hỗ trợ…………………......................

83

3.3.1. Vai trò hỗ trợ tƣ vấn pháp lý…………………...........................................

83

3.3.2. Vai trò hỗ trợ vận động thực hiện chính sách …………………................

84


3.3.3. Các kỹ năng chú ý trong quá trình hỗ trợ………………….......................

85

Kết luận………………….....................................................................................

88

Tài liệu tham khảo…………………....................................................................

89

Phụ lục…………………......................................................................................

92

Danh mục các từ viết tắt
CTXH

Công tác xã hội
5


CTCC

Công trình công cộng

NKT


Ngƣời khuyết tật

NKT VĐ

Ngƣời khuyết tật vận động

NV CTXH

Nhân viên công tác xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

TYT

Trạm y tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

Danh mục các bảng biểu
Biểu 1:

Cơ cấu theo tuổi ngƣời tham gia trả lời bảng hỏi.


Biểu 2:

Cơ cấu theo giới tính ngƣời tham gia trả lời bảng hỏi.

Biểu 2.1:

Cơ cấu ngƣời khuyết tật phân theo dạng tật.

6


7


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với khoảng 6,7 triệu ngƣời từ 5 tuổi trở lên là ngƣời khuyết
tật tƣơng ứng với khoảng 7,8% dân số(1). Trong đó ngƣời khuyết tật vận động
chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số các dạng tật cụ thể nhƣ sau: 29% khuyết tật
vận động; 17% khuyết tật thần kinh, tâm thần; 14% tật nhìn; 16% khuyết tật
nghe, nói; 7% tật trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tại địa bàn quận Hà Đông
có 1.900 NKT chiếm 0,67% trong tổng dân số 284.500 ngƣời(2).
Ngƣời khuyết tật là một trong những nhóm dân cƣ chịu thiệt thòi nhất
trong xã hội hiện nay, khi hoạt động sinh sống hòa nhập xã hội họ gặp phải rất
nhiều những khó khăn và cản trở. Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đã và đang
đẩy mạnh sự quan tâm hỗ trợ NKT có đƣợc cuộc sống tốt hơn về cả vật chất
lẫn tinh thần nhằm đảm bảo công bằng, vì con ngƣời và phát triển bền vững
quốc gia. Mặc dù vậy thực tế vẫn còn những vấn đề mà NKT đang gặp phải,
đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử, số đông NKT chƣa biết hoặc chƣa biết

hoặc chƣa có điều kiện, khả năng tiếp cập, hiểu biết về những chính sách ƣu
đãi dành cho họ…, điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của
NKT bị hạn chế.
Cơ sở hành lang pháp lý về quyền của NKT bằng hệ thống pháp luật,
chính sách, chƣơng trình nhƣ: Luật ngƣời khuyết tật Việt Nam, các thông tƣ,
nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếp cận công trình công cộng đã đƣợc ban hành áp dụng thực hiện và
có những thành tựu nhất định. Tuy nhiên việc thực thi các chính sách hỗ trợ ở
cấp địa phƣơng còn có những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trong đó có 2 nhóm nguyên nhân sau: thứ nhất do sự chƣa phổ biến sâu
1

Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009

Báo cáo số liệu NKT quận Hà Đông năm 2014 – Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội TP
Hà Nội cung cấp.
2

8


rộng về quyền của NKT đến với cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp gúp đỡ NKT
cũng nhƣ các tổ chức của NKT và bản thân họ còn hạn chế, thứ hai là sự thực
thi các chính sách quyền của NKT còn thiếu sự quan tâm của tất cả những bên
liên đới.
Bài nghiên cứu tôi muốn làm rõ việc thực hiện hỗ trợ NKT VĐ trong
việc tiếp cận sử dụng hiệu quả các công trình công cộng là Ủy ban nhân dân
và trạm y tế từ tuyến huyện xuống xã với hai hoạt động cụ thể là tƣ vấn pháp
lý về quyền tiếp cận và vận động việc thực thi chính sách về quyền tiếp cận
cho NKT VĐ tại một địa bàn cụ thể với tên đề tài: “Hỗ trợ người khuyết tật

vận động tiếp cận các công trình công cộng tại quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội”. Nghiên cứu sẽ chỉ ra những cách thức vận động chính sách phù hợp
và sự hỗ trợ về pháp lý cho NKT VĐ về quyền tiếp cận sử dụng các công
trình công cộng hiện nay, từ kết quả của đề tài sẽ ghóp phần giúp các nhà
quản lý xã hội, nhà hoạch định chính sách, cộng đồng và toàn xã hội có cái
nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ sẽ có những tác động thay
đổi nhằm xóa bỏ những rào cản giúp NKT VĐ có thể tiếp cận các công trình
công cộng dễ dàng hơn, công bằng hơn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Kinh tế và xã hội hiện nay ngày càng phát triển đi cùng với nó là các
nhu cầu của con ngƣời và đặc biệt là quyền con ngƣời cần đƣợc đảm bảo thực
hiện đầy đủ để phù hợp với sự phát triển tiến bộ và công bằng xã hội. Chính
sách phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội đang đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc quan tâm hơn bao giờ hết, sự đảm bảo về mức độ bao phủ của hệ
thống an sinh xã hội lên mọi cá nhân trong xã hội luôn đƣợc coi trọng và thể
chế hóa trong các văn bản luật pháp cụ thể, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ
đối với các nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội nhằm đảm bảo sự đối xử công
bằng và cơ hội bình đẳng ngang nhau. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chƣa
đầy đủ các văn bản pháp luật hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội do nhiều nguyên
9


nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc một số ngƣời bị mất đi các quyền
lợi đã đƣợc quy định.
Cộng đồng ngƣời khuyết tật nói chung và ngƣời khuyết tật vận động
nói riêng hiện nay gặp vô vàn những khó khăn trong cuộc sống, họ bị mất đi
nhiều cơ hội để hòa nhập phát triển trong đó có việc họ ít có cơ hội tiếp cận
các công trình công cộng do mang trong mình những khiếm khuyết cơ thể,
cộng với sự hỗ trợ hạn chế từ cộng đồng và gia đình, những rào cản mà ngƣời
khuyết tật vận động gặp phải từ môi trƣờng xã hội là rất nhiều và chúng ta có

thể nhìn thấy rất rõ. Đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học xã hội liên
quan đến ngƣời khuyết tật nói chung nhƣ: Nghiên cứu về tâm sinh lý của
ngƣời khuyết tật; Nghiên cứu về quy mô sự tăng giảm về số lƣợng ngƣời
khuyết tật qua các giai đoạn các thời kỳ cụ thể; Sự phân bố địa vực của ngƣời
khuyết tật; Sự tiếp cận các công trình giao thông, y tế, trƣờng học, bệnh viện;
các nghiên cứu về đánh giá xác định các dạng tật, phân loại khuyết tật, nghiên
cứu về việc thực thi chính sách pháp luật về NKT…nhằm giúp ngƣời khuyết
tật có thể hòa nhập xã hội tốt hơn. Song những nghiên cứu này thƣờng đề cập
chung cho ngƣời khuyết tật, các nghiên cứu nhắc tới sự hỗ trợ ngƣời khuyết
tật vận động rất ít, đặc biệt ít là các nghiên cứu về sự hỗ trợ ngƣời khuyết tật
vận động tiếp cận các công trình công cộng cụ thể là công trình, cơ quan trụ
sở làm việc thuộc UBND và TYT cấp huyện trở xuống xã phƣờng.
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài.
Nghiên cứu nƣớc ngoài “Disability and social inclusion in Ireland,
Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011” (Khuyết tật và hòa nhập xã hội ở
Ireland, Brenda Gannon and Brian Nolan, 2011). Nghiên cứu xem xét NKT
có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập xã hội, trong đó nghiên cứu: thu nhập, trình
độ học vấn, kinh tế, và tham gia xã hội...và đồng thời chỉ ra rằng yếu tố mặc
cảm tự ti là một trong những yếu tố cản trợ NKT tham gia hòa nhập xã hội và
cuộc sống hàng ngày. Báo cáo này nêu lên sự khác biệt giữa NKT và không
khuyết tật trong việc tham gia hòa nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê
10


các số liệu thu thập đƣợc để đánh giá mức độ đói nghèo, sự tham gia giáo
dục... của NKT. Đồng thời tìm hiểu thêm mức độ ảnh hƣởng của NKT đến
cuộc sống hàng ngày và tới những ngƣời khác. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến
yếu tố khuyết tật có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của NKT, thiết kế nơi làm
việc không phù hợp với các dạng tật, sự kỳ thị của cộng đồng và việc tiếp cận
giao thông đi lại còn khó khăn.

Nghiên cứu nƣớc ngoài “The National Disability Strategy report,
Council of Australian Gorvement 2012” (Báo cáo chiến lƣợc Quốc Gia về
NKT, Hội đồng chính phủ Úc, 2012). Chiến lƣợc NKT quốc gia đã đƣa ra bản
kế hoạch mƣời năm để cải thiện cuộc sống cho NKT Úc. Kế hoạch này sử
dụng sự đồng bộ và thống nhất của tất cả các ban ngành địa phƣơng về chính
sách và chƣơng trình qua đó cho phép NKT thực hiện đầy đủ các chức năng,
tiềm năng của họ nhƣ những công dân khác. Chiến lƣợc này đóng góp một vai
trò không nhỏ trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền lợi cho NKT, từ đó đảm bảo
các chính sách mà NKT và gia đình họ đƣợc hƣởng. Một trong sáu khía cạnh
ƣu tiên hành động giành cho NKT, gia đình và ngƣời chăm sóc họ có khía
cạnh liên quan đến hỗ trợ cho NKT, đó là “NKT có thể đƣợc tiếp cận các
công trình giao thông, công viên, các tòa nhà và nhà ở, thông tin kĩ thuật số và
công nghệ truyền thông, đời sống dân sự , thể thao, giải trí văn hóa… “Thứ
hai là Quan tâm đến hệ thống giáo dục dành cho NKT và khả năng tham gia
học tập của NKT”. Chiến lƣợc này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện các quyền con ngƣời của ngƣời khuyết tật.
Nó sẽ giúp đảm bảo rằng các nguyên tắc làm cơ sở Công ƣớc đƣợc kết hợp
vào các chính sách và chƣơng trình ảnh hƣởng tới ngƣời khuyết tật, gia đình
và ngƣời chăm sóc họ. Vì lợi ích của tất cả mọi ngƣời, các rào cản đối với
những đóng góp có thể đƣợc thực hiện bởi những ngƣời có khuyết tật, gia
đình và ngƣời chăm sóc cần đƣợc loại bỏ. Chiến lƣợc vƣợt ra ngoài hệ thống
chuyên gia hỗ trợ ngƣời khuyết tật đƣợc cung cấp bởi khối thịnh vƣợng
11


chung, các quốc gia và vùng lãnh thổ theo Hiệp định ngƣời khuyết tật quốc
gia (NDA).
Dựa vào những luận điểm của hai công trình nghiên cứu báo cáo trên
để phục vụ cho nghiên cứu khoa học của mình. Hai công trình nghiên cứu
khoa học nên trên đã tập trung rất nhiều vào khả năng hòa nhập xã hội của

ngƣời khuyết tật, đƣa ra những luận điểm về sự khó khăn mà NKT phải đối
mặt trong cuộc sống. Nhƣng việc đƣa ra các hƣớng hỗ trợ cụ thể cho ngƣời
khuyết tật vận động tiếp cận các công trình cơ quan trụ sở làm việc công cộng
nhƣ UBND và TYT thì chƣa đƣợc đề cập mà chỉ nói về thực trạng khó khăn
mà NKT gặp phải mà thôi.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con ngƣời ở Việt Nam theo cơ
chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II. Báo cáo này đƣợc soạn thảo theo
hƣớng dẫn tại Nghị quyết số 60/251 ngày 15/3/2006 của Đại hội đồng Liên
hợp quốc, Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 và Quyết định số 17/119 ngày
19/6/2011 của Hội đồng Nhân quyền nhằm kiểm điểm tình hình thực hiện các
quyền con ngƣời trên lãnh thổ Việt Nam. Tại mục Ngƣời khuyết tật số thứ tự
66 ghi Việt Nam đã ký Công ƣớc về quyền của ngƣời khuyết tật năm 2008 và
dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng nhƣ đang nỗ lực
xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thúc đẩy quyền của ngƣời
khuyết tật. Trong lộ trình phê chuẩn Công ƣớc về quyền của ngƣời khuyết tất,
Việt Nam đã ban hành Luật về ngƣời khuyết tật năm 2010 và xây dựng các
văn bản thi hành. Trong giai đoạn 2010-2013, đã có 13 văn bản dƣới Luật
đƣợc ban hành có liên quan tới ngƣời khuyết tật trong các lĩnh vực truyền
thông, thể thao, du lịch, tiếp cận an sinh xã hội và thúc đẩy thực hiện Mục tiêu
Thiên niên kỷ. Số 67 ghi chính sách chung của Nhà nƣớc là khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho ngƣời khuyết tật thực hiện bình đẳng về các quyền về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của họ để ổn định đời
12


sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Ngƣời khuyết tật
đƣợc Nhà nƣớc và xã hội trợ giúp chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng,
tạo việc làm phù hợp và đƣợc hƣởng các quyền khác theo quy định của pháp
luật. Số 68 ghi Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trợ giúp ngƣời

khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ
giúp ngƣời khuyết tật theo quy định của Luật Ngƣời khuyết tật, đồng thời
thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về 7 lĩnh vực ƣu tiên trong Thập
kỷ thứ II Thiên niên kỷ Biwako về ngƣời khuyết tật khu vực châu Á – Thái
Bình Dƣơng. Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc
đẩy sự hòa nhập của ngƣời khuyết tật trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao
động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý…
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ giúp
ngƣời khuyết tật nhƣ đề án trợ giúp phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần;
tham gia và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu vực; tăng cƣờng sự
tham gia của ngƣời khuyết tật và bảo vệ quyền của ngƣời khuyết tật; hỗ trợ
thành lập các tổ chức tự lực của ngƣời khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo
việc làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công
cộng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác của ngƣời khuyết tật.
Trong báo cáo này có quy định và luận điểm liên quan đến việc hỗ trợ
cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các công trình văn hoá, công cộng và
các dịch vụ xã hội cơ bản khác của ngƣời khuyết tật nói chung, sự hỗ trợ
ngƣời khuyết tật vận động tiếp cận các công trình trụ sở làm việc có nằm
trong hạng mục ngƣời khuyết tật. Nghiên cứu này sẽ cụ thể hơn những cách
hỗ trợ NKT VĐ tiếp cận các công trình công cộng là UBND và TYT.
Nghiên cứu của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội với đề tài: “Vai
trò của tổ chức ngƣời tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chƣơng trình
quốc gia về về dạy nghề và việc làm cho ngƣời khuyết tật của bộ thƣơng binh
lao động và xã hội”. Nghiên cứu này cũng nói đến việc xây dựng và thực hiện
các chính sách cho ngƣời khuyết tật để họ đƣợc đáp ứng nhu cầu việc làm của
13


mình, họ đƣợc tƣ vấn hỗ trợ dạy nghề, qua đây ngƣời khuyết tật biết đƣợc
những nơi có thể nhận mình vào làm việc, để có thể có một công việc phù hợp

với bản thân, tuy nhiên hai đề tài nêu trên nội dung chủ yếu là định hƣớng và
giải quyết nhu cầu việc làm cho NKT, mà chƣa hề đề cập đến nhu cầu tiếp
cận của NKT vận động với các công trình công cộng.
Nghiên cứu hòa nhập xã hội: “Giảm thiểu sự kì thị và phân biệt đối sử
với NKT Việt Nam” - Viện ngiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên Giáo
Trung ƣơng và Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, 2010. Nghiên cứu này chỉ ra
rằng có 14 khó khăn mà NKT đang gặp phải trong đó có khó khăn trong việc
tiếp cận các công trình công cộng.
Nghiên cứu khoa học: “Mặc cảm tự ti của NKT trong quá trình hòa
nhập xã hội” – Đinh Thị Thủy, 2013. Nghiên cứu đánh giá những yếu tố tác
động ảnh hƣởng của mặc cảm tự ti đến cuộc sống của NKT VĐ và làm rõ vai
trò hoạt động hỗ trợ can thiệp của cán bộ địa phƣơng đối với NKT VĐ có mặc
cảm tự ti.
Nghiên cứu khoa học: “Biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công
trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng,
nghiên cứu tại hai trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường
đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội” 2014. Công trình đẩy
mạnh các hoạt động biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công
cộng phù hợp với ngƣời khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng và đƣợc
nghiên cứu tại trƣờng học, đối tƣợng ngƣời khuyết tật chủ yếu là sinh viên, đề
tài này có nhiều luận điểm phù hợp để áp dụng vào công trình nghiên cứu đi
sau là hỗ trợ ngƣời khuyết tật vận động tiếp cận sử dụng các công trình công
cộng cụ thể là cơ quan, công trình trụ sở làm việc, công trình cũng bổ sung và
làm rõ sự hỗ trợ về biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công
cộng phù hợp với ngƣời khuyết tật vận động.

14


Theo Dantri.com về chƣơng trình ngƣời khuyết tật tiếp cận các công trình

công cộng thì phần lớn các công trình đang xây dựng và sử dụng đều thiếu
phƣơng tiện và trang thiết bị cũng nhƣ các giải pháp thiết kế tiếp cận sử dụng
đối với ngƣời khuyết tật, là rào cản hạn chế ngƣời khuyết tật hòa nhập cộng
đồng, phát huy năng lực, đóng góp cho xã hội.
Hiện nay các công trình công cộng ở nƣớc ta mới chỉ đáp ứng một phần
nào các công cụ để hỗ trợ ngƣời khuyết tật tiếp cận, nói chung ngƣời khuyết
tật còn rất nhiều khó khăn rào cản để tiếp cận sử dụng các công trình công
cộng một cách đầy đủ và đúng nghĩa hòa nhập xã hội.
Hoạt động hỗ trợ trong công tác xã hội đƣợc ví là xƣơng sống trong
công tác xã hội đối với tất cả mọi hoạt động trợ giúp đối tƣợng, đối với đối
tƣợng ngƣời khuyết tật vận động và sự hỗ trợ tiếp cận sử dụng các công trình
công cộng liên quan lại ít đƣợc nghiên cứu và đề cập. Nghiên cứu xin đƣợc
chỉ ra thực trạng các công trình công cộng UBND, TYT tại địa bàn đáp ứng
việc sử dụng cho NKT VĐ nhƣ thế nào cũng nhƣ thực trạng và nhu cầu tiếp
cận sử dụng của ngƣời khuyết tật vận động tại đây đối với các hạng mục công
trình công cộng này, các cơ quan tổ chức liên quan đến hỗ trợ vận động chính
sách, hỗ trợ tƣ vấn pháp lý để ngƣời khuyết tật có cơ hội nói lên nguyện vọng
sử dụng và đƣợc đáp ứng phù hợp với quyền lợi tiếp cận sử dụng ngang bằng
với những ngƣời không khuyết tật. Đề tài cũng nghiên cứu cách hỗ trợ phù
hợp, đánh giá thực tiễn tại địa vực nghiên cứu và các chính sách pháp luật liên
quan đến ngƣời khuyết tật.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu kiểm nghiệm tính ứng dụng lý thuyết nhu cầu của tác giả
Maslow, lý thuyết về quyền con ngƣời và một số lý thuyết khác. Có thể làm
sáng tỏ hơn nữa về lý thuyết và CTXH nói chung.
15


Đề tài làm nổi bật vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ NKT

VĐ tiếp cận đƣợc các công trình công cộng nói chung và hai loại công trình
cụ thể là: Trụ sở UBND và TYT cấp quận, huyện, phƣờng xã là hai cơ quan
mà NKT thƣờng xuyên phải tƣơng tác sử dụng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất là đối với ngƣời khuyết tật: Khi nghiên cứu đƣợc áp dụng
NKT sẽ đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý về quyền tiếp cận của mình,
có cơ hội đƣợc tiếp cận và chủ động trong đòi hỏi tiếp cận sử dụng các công
trình công cộng một cách bình đẳng. Làm tăng thêm cơ hội cho NKT VĐ
đƣợc hòa nhập với môi trƣờng hành chính xã phƣờng, môi trƣờng chăm sóc
sức khỏe y tế cộng đồng.
Thứ hai là đối với loại công trình UBND và TYT sẽ tạo ra một sự hòa
nhập trong việc đáp ứng tốt những nhu cầu hành chính công và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân một cách toàn diện và bình đẳng với mọi nhóm ngƣời dân,
đặc biệt là NKT VĐ đƣợc quan tâm đáp ứng sự tiếp cận bằng việc xây dựng
các công trình công cộng phù hợp có xét yếu tố đặc thù để phù hợp với NKT
VĐ sử dụng. Điều này còn đáp ứng đúng với những quy định pháp luật về
xây dựng tiếp cận cũng nhƣ mong muốn công bằng dân chủ văn minh của
toàn của xã hội.
Ứng dụng tri thức để tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ của NKT VĐ tiếp cận các
công trình công cộng tại quận Hà Đông, TP Hà Nội. Tìm hiểu những hoạt
động hỗ trợ tiếp cận đã có và đánh giá hiệu quả cũng nhƣ mức độ đáp ứng sự
tiếp cận của NKT VĐ từ đó đề xuất những hoạt động hỗ trợ phù hợp.
Trong quá trình nghiên cứu học viên cũng cộng thêm cho mình những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo làm việc với NKT VĐ và các bên liên quan trong
quá trình nghiên cứu hỗ trợ.
4. Mục đích nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
16



Nghiên cứu để tìm ra cách thức hỗ trợ bằng tƣ vấn pháp lý và vận động
thực thi chính sách tiếp cận sao cho hiệu quả, và ngƣời khuyết tật vận động
đƣợc tiếp cận sử dụng các công trình công cộng UBND và TYT tại quận Hà
Đông, TP Hà Nội một cách dễ hàng hơn. Làm cơ sở nền tảng cho những hoạt
động hỗ trợ thực tiễn sau này nhằm đem lại sự bình đẳng trong tiếp cận sử
dụng các công trình UBND và TYT tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và của
tất cả các trụ sở UBND và TYT nói chung trong cả nƣớc đối với NKT VĐ.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu đƣợc thực trạng tiếp cận của NKT VĐ với các hạng mục
công trình công cộng tại 18 Ủy ban nhân dân, và18 Trạm y tế thuộc quận Hà
Đông, TP Hà Nội.
Tìm hiểu nhu cầu đƣợc hỗ trợ về tiếp cận sử dụng các công trình công
cộng của NKT VĐ và các bên liên quan tại địa bàn nghiên cứu.
Tìm ra những cách thức hỗ trợ hiệu quả NKT VĐ trong việc tiếp cận
hai loại công trình công cộng UBND và TYT.
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ tƣ vấn pháp lý và vận động thực hiện chính sách xây dựng các
công trình công cộng phù hợp NKT VĐ tiếp cận sử dụng tại quận Hà Đông,
TP Hà Nội
5.2. Khách thể nghiên cứu
 NKT VĐ sinh sống tại quận và NKT VĐ có hoạt động tại quận.
 Gia đình của NKT VĐ.
 Ban lãnh đạo UBND.
 Ban lãnh đạo TYT.
 Cán bộ y tế tại UBND, TYT.
 Cán bộ ban thƣơng binh xã hội.
17



 Hội ngƣời khuyết tật quận Hà Đông.
 Các tổ trƣởng tổ dân phố có NKT VĐ cƣ trú.
 Nhân dân sinh sống và đến làm việc tại quận Hà Đông.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi về vấn đề nghiên cứu:
 Người khuyết tật vận động: Gồm những NKT VĐ tại quận và
những NKT VĐ bên ngoài có hoạt động tại quận Hà Đông, TP
Hà Nội.
 Pháp luật về người khuyết tật, những chính sách đã có: Luật
ngƣời khuyết tật và những chính sách đã ban hành.
 Công trình công cộng: Bao gồm các hạng mục công trình công
cộng nhƣ: Lối ra vào cơ quan, nhà để xe, nhà vệ sinh, đƣờng dẫn
lối lên xuống ra vào các phòng ban, sảnh đón tiếp công cộng,
bàn đón tiếp, phòng chức năng… tại hai loại cơ quan UBND và
TYT tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Cụ thể 18 UBND và
18 TYT.
5.3.2. Phạm vi khảo sát:
 Không gian: Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Tập trung chủ yếu tại
18 UBND và 18 TYT trên địa bàn.
 Thời gian:
 Thời gian của khách thể nghiên cứu là trong thời gian nghiên cứu.
 Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Thứ nhất: NKT VĐ chƣa tiếp cận đƣợc hầu hết các hạng mục công
trình công cộng nằm trong hai loại cơ quan UBND và TYT, điều này ảnh
hƣởng tiêu cực đến sự hòa nhập xã hội của NKT và không đảm bảo đƣợc sự
công bằng xã hội.

18



Thứ hai: NKT VĐ mong muốn đƣợc hỗ trợ trong tiếp cận sử dụng các
công trình công cộng tại UBND và TYT sao cho dễ dàng hơn cũng nhƣ các
bên liên quan cũng mong muốn hỗ trợ tiếp cận hiệu quả cho NKT VĐ.
Thứ ba: Có thể hỗ trợ bằng cách thức vận động chính sách và thực hiện
chính sách xây dựng các công trình công cộng sao cho phù hợp với NKT VĐ
tại UBND, TYT từ các bên liên đới bằng nhiều phƣơng án hỗ trợ khác nhau.
Thứ tư: Có thể hỗ trợ bằng việc tƣ vấn pháp lý về cung cấp các thông
tin liên quan đến quyền tiếp cận cho NKT.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Học viên đã thiết kế nội dung 02 bảng hỏi đính kèm ở phần phụ lục
nhằm mục đích thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu .
Bảng hỏi 1.
Cách thức tiến hành trong quá trình nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp
lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện cho việc thu thập thông tin của đối tƣợng
nghiên cứu. Mẫu đƣợc chọn bằng cách phát ngẫu nhiên 100 bảng hỏi với tất
cả đối tƣợng là ngƣời dân có những hoạt động liên quan tiếp xúc trực tiếp với
02 loại cơ quan UBND và TYT tại quận Hà Đông, TP Hà Nội gặp khi tiến
hành nghiên cứu.
Kết quả thu đƣợc với số lƣợng phát ra nhƣ sau: Phát ra 100 bảng hỏi
thu lại đƣợc 80 bảng hỏi hợp lệ. Thông qua bảng hỏi có đƣợc kết quả dƣới
đây.
* Với tiêu chí về tuổi:
 Tuổi 18 – 30: 25 ngƣời.
 Tuổi 31 – 45: 35 ngƣời.
 Tuổi 46 – 60: 12 ngƣời.
 Tuối 61 trở lên: 8 ngƣời.


19


Biểu 1: Bảng cơ cấu theo tuổi người tham gia trả lời bảng hỏi
(Đơn vị %)
10%

31%
15%

44%

Từ 18 đến 30

Từ 31 đến 45

Từ 46 đến 60

* Cơ cấu theo giới tính.
 Giới tính nam: 30 ngƣời.
 Giới tính nữ: 50 ngƣời.

20

Từ 61 trở lên


Biểu 2: Bảng cơ cấu theo giới tính người tham gia trả lời bảng hỏi
(Đơn vị %)


37.5

62.5

Nam

* Cơ cấu theo địa bàn.
 Phƣờng Mộ Lao: 5 ngƣời.
 Phƣờng Phú Lãm: 5 ngƣời.
 Phƣờng Văn Quán: 5 ngƣời.
 Phƣờng Phú Lƣơng: 6 ngƣời
 Phƣờng Kiến Hƣng: 3 ngƣời.
 Phƣờng Yết Kiêu: 5 ngƣời.
 Phƣờng La Khê: 5 ngƣời.
 Phƣờng Yên Nghĩa: 3 ngƣời.
 Phƣờng Vạn Phúc: 4 ngƣời.
 Phƣờng Dƣơng Nội: 2 ngƣời.
 Phƣờng Hà Cầu: 7 ngƣời.
 Phƣờng Quang Trung: 6 ngƣời.
 Phƣờng Biên Giang: 3 ngƣời.
 Phƣờng Phú La: 5 ngƣời.
21

Nữ


 Phƣờng Nguyễn Trãi: 5 ngƣời.
 Phƣờng Phúc La: 3 ngƣời
 Phƣờng Đồng Mai: 2 ngƣời
 Ngoài quận Hà Đông: 6 ngƣời.

* Về cơ cấu phân chia theo nhóm ngƣời.
 Quản lý UBND, TYT: 8/80 ngƣời.
 Nhân viên UBND, TYT: 10/80 ngƣời.
 Ngƣời dân: 54/80 ngƣời
 Ngƣời dân mà gia đình có NKT VĐ: 8/80 ngƣời.
Bảng hỏi 2
Cách thức tiến hành trong quá trình nghiên cứu: Chọn mẫu có lựa chọn,
sử dụng phƣơng pháp này đối với việc phát bảng hỏi cho đối tƣợng là NKT
VĐ sinh sống và NKT VĐ có hoạt động tƣơng tác với các UBND và TYT tại
Hà Đông.
Số lƣợng phát ra là 35 bảng hỏi ngẫu nhiên NKT gặp đƣợc ở tất cả các
phƣờng và thu về 31 bảng hợp lệ, với số lƣợng này đƣợc phân bổ trải đều nhƣ
sau:
 Phƣờng Mộ Lao: 2 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Phú Lãm: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Văn Quán: 2 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Phú Lƣơng: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Kiến Hƣng: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Yết Kiêu: 3 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng La Khê: 3 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Yên Nghĩa: 2 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Vạn Phúc: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Dƣơng Nội: 2 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Hà Cầu: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Quang Trung: 3 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
22


 Phƣờng Biên Giang: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Phú La: 3 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.

 Phƣờng Nguyễn Trãi: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
 Phƣờng Phúc La: 2 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi
 Phƣờng Đồng Mai: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi
 Ngoài quận Hà Đông: 1 NKT VĐ tham gia trả lời bảng hỏi.
Việc tiến hành phát bảng hỏi đƣợc triển khai bằng cách: Khảo sát địa
bàn và phát bảng hỏi với đối tƣợng NKT VĐ tại các phƣờng thuộc quận, với
mỗi phƣờng phát ra một số phiếu nhất định phụ thuộc vào sự gặp gỡ đƣợc
những NKT VĐ cũng nhƣ số lƣợng NKT VĐ từng phƣờng.
Thời gian tiến hành phát là vào các ngày trả lƣơng trong tháng tại
UBND, tại địa điểm trả lƣơng, tại TYT và tại nhà NKT VĐ. Sau khi phát
phiếu và hƣớng dẫn cho từng NKT VĐ điền vào bảng hỏi và thu về.
Kết quả thu về 31 bảng hỏi hợp lệ trên tổng số 35 bảng hỏi phát ra.
Các mẫu đƣợc chọn lựa là NKT VĐ ngồi xe lăn, đi nạng, chân tay giả,
chân tay cột sống cong vẹo. Không phát phiếu trƣờng hợp NKT VĐ nằm một
chỗ tại nhà.
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua hỏi và đáp. Ngƣời
nghiên cứu đặt ra câu hỏi cho đối tƣợng khảo sát, sau đó ghi lại hoặc ghi âm
lại những gì mà ngƣời nghiên cứu thu đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để tìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, quan điểm,
chính kiến của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
Phỏng vấn sâu là một trong những phƣơng pháp thu thập thông tin qua
hỏi đáp nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung
cấp thông tin. Ngƣời điều tra đặt câu hỏi cho đối tƣợng đƣợc khảo sát sau đó
ghi chép vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu sau khi kết thúc cuộc phỏng
vấn, hoặc ngƣời phỏng vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấn, sau đó nghe lại và
23


phân tích thông tin thu đƣợc. Ở đây ngƣời phỏng vấn và ngƣời cung cấp

thông tin tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Phỏng vấn đƣợc sử dụng trong bài báo cáo này cho các đội tƣợng là
những ngƣời có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu đã nêu ở trên:
 Ngƣời khuyết tật vận động: 16 ngƣời. Đƣợc chọn ngẫu nhiên trong
danh sách NKT của quận.
 Ban lãnh đạo UBND quận (1 ngƣời)
 Ban lãnh đạo Trung tâm y tế quận (1 ngƣời)
 Ban lãnh đạo UBND các phƣờng (3 ngƣời)
 Ban lãnh đạo TYT các phƣờng (3 ngƣời)
 Ban chấp hành hội ngƣời khuyết tật quận Hà Đông (1 ngƣời)
 Cán bộ văn hóa xã hội phụ trách giải quyết chính sách chi trả trợ cấp xã
hội (3 ngƣời)
 Nhân viên y tế (3 ngƣời)
 Tổ trƣởng số hạng mục nhƣ nhà vệ sinh
có thể xây riêng nhƣng rất tốn kém và một vài trụ sở UBND, TYT có diện
tích nhỏ.
Với bƣớc phân tích vấn đền này giúp tôi đã xác định đƣợc các hoạt
động hỗ trợ cần đƣợc ƣu tiên thực hiện nhƣ sau:
Tƣ vấn pháp lý cho NKT VĐ về quyền của NKT trong việc tiếp cận sử
dụng các công trình công cộng để họ có thêm hiểu biết và tăng cƣờng sự đòi
hỏi đáp ứng nhu cầu tiếp cận bình đẳng của mình dựa trên những hiểu biết
đƣợc cung cấp.
Ngƣời nắm quyền lực cần đƣợc vận động thực hiện chính sách xây
dựng tiếp cận đối với NKT bao gồm: Ban lãnh đạo UBND quận, UBND
phƣờng, Giám đốc trung tâm y tế, Trạm trƣởng của TYT.
Bước 3 :Lập kế hoạch hành động
Giai đoạn 1:
80



Mục tiêu: Các bên liên đới nắm bắt đƣợc rõ ràng thực trạng thiếu hụt
các hạng mục công trình công cộng, cũng nhƣ thực trạng tiếp cận và nhu cầu
tiếp cận sử dụng của NKT VĐ trên địa bàn đối với hai loại công trình UBND
và TYT.
Hoạt động: Thu thập thông tin, số liệu, hình ảnh về thực trạng hạng
mục công trình UBND, TYT đã đáp ứng nhƣ thế nào quy chuẩn xây dựng.
Thu thập thông tin từ phía NKT VĐ và các bên liên đới về thực trạng tiếp cận
và nhu nhu cầu sử dụng của NKT VĐ tại địa bàn. Gặp trực tiếp lãnh đạo
UBND, TYT, Hội NKT quận Hà Đông để phản ánh những số liệu và trình
bày về thực trạng mức độ tiếp cận các công trình công cộng tại địa bàn quận
với NKT VĐ cũng nhƣ nhu cầu của họ và các bên liên đới.
Thành phần tham gia thực hiện: NVXH, hội NKT quận và các bên liên
đới.
Thời gian thực hiện: Tháng 6 đến tháng 9 năm 2015.
Kết quả mong đợi: Học viên thu thập đƣợc các thông tin, hình ảnh liên
quan cần thiết; Ban lãnh đạo UBND, TYT, hội NKT quận nắm đƣợc, các bên
liên đới nắm đƣợc thực trạng và nhu cầu tiếp cận sử dụng của NKT VĐ tại địa
bàn quận.
Giai đoạn 2:
Tƣ vấn pháp lý về quyền tiếp cận cho NKT VĐ và các bên hiểu đƣợc
sự cần thiết của việc hỗ trợ NKT VĐ tiếp cận sử dụng đƣợc công trình công
cộng UBND, TYT. Lên phƣơng án và triển khai tất các hoạt động bao gồm:
truyền thông kêu gọi ủng hộ, lấy ý kiến, chữ ký, đơn thƣ, gặp mặt ban lãnh
đạo UBND, TYT, đối thoại các bên, hội thảo, tập huấn...
Mục tiêu: Các bên tham gia vào quá trình hỗ trợ tiếp cận cho NKT VĐ.
Hoạt động:
Tƣ vấn pháp lý cho NKT VĐ tập trung.
Tƣ vấn cho NKT VĐ tại nhà.
81



×