Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực lao động từ năm 1998 đến nay : Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế: 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THÔNG

HỢP TÁC VIỆT NAM – ASEAN TRONG LĨNH
VỰC LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế

Tp. Hồ Chí Minh - 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN THÔNG

HỢP TÁC VIỆT NAM – ASEAN TRONG LĨNH
VỰC LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế
Mã số: 60.31.40

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO MINH HỒNG


Tp. Hồ Chí Minh - 2012

2


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
Chương 1: ASEAN VỚI VẤN ĐỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG ................. 14
1.1.

Tổng quan về ASEAN ................................................................... 14

1.2.

ASEAN với vấn đề hợp tác Lao động ........................................... 18

1.2.1. Văn bản của ASEAN về hợp tác Lao động ...................................... 19
1.2.2. Tổ chức của ASEAN về hợp tác Lao động ....................................... 29
Chương 2: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG
VỚI ASEAN ............................................................................................... 36
2.1.

Vài nét về hợp tác Lao động của Việt Nam trước thời kỳ hợp tác với

ASEAN ....................................................................................................... 36
2.2.

Chính sách hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN ........... 40


2.3.

Kết quả hợp tác Lao động của Việt Nam với ASEAN ................. 43

4


Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HỢP TÁC LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM VỚI ASEAN .......................................................................... 56
3.1.

Những thách thức đối với vấn đề hợp tác Lao động .................... 56

3.2.

Những khuyến nghị cho việc hợp tác Lao động với ASEAN ..... 65

3.2.1. Những khuyến nghị chung dành cho ngành Lao động – Thương binh và Xã
hội

............................................................................................................ 66

3.2.2. Những khuyến nghị tham gia hợp tác với ASEAN trong từng lĩnh vực hợp tác
chuyên ngành về Lao động ......................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 98

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACCSM

ASEAN Conference on Civil Service Matters
Hội nghị ASEAN về Vấn đề Công vụ

ACMW

ASEAN Committee Migrant Workers
Nhóm công tác về Ủy ban ASEAN về xây dựng văn kiện nhằm thực
hiê ̣n Tuyên bố ASEAN về Bảo vê ̣ và thúc đẩy quyề n của người lao
động di cư

ACW

ASEAN Committee on Women
Ủy ban ASEAN về Phụ nữ

AEC

ASEAN economic community
Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN


ALMM

ASEAN Labour Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN

AMMSWD

ASEAN Ministerial Meeting on Social Welfare and Development
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phúc lợi xã hội và Phát triển

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
Bệnh Sida- Bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể

APEC

Asia-Pacific Economic Co-operation
Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

6


ASCC


ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

ASEAN

Association of South-East Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEAN-OSHNET ASEAN Occupational Safety and Health Network
Mạng An toàn vệ sinh lao động ASEAN
ASEM

Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

CSR

Corporate Social Responsibility
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

HIV


Human Immunedeficiency Virus
Virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch con người

IAI

Initiative for ASEAN Integration
Sáng kiến hội nhập ASEAN

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội



Nghị định

NQ

Nghị quyết

SLOM

Senior Labour Officials Meeting
Hội nghị Quan chức Lao động ASEAN

7


SLOM-WG


the Senior Labour Officials Meeting Working Group on
Progressive Labour Practices to Enhance the Competitiveness of
ASEAN
Nhóm công tác về các điển hình lao động tiên tiến nhằm tăng
cường tính cạnh tranh trong ASEAN

SOMSWD

Senior Officials Meeting on Social Welfare and Development
Hội nghị Quan chức về Phúc lợi xã hội và Phát triển

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TTGTVL

Trung tâm Giới thiệu việc làm

TTLĐ

Thị trường lao động

TW

Trung ương

WB

World Bank

Ngân Hàng Thế giới

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

8


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Ra đời ngày 8/08/1967 với năm thành viên sáng lập là Indonesia , Malaysia,
Singapore, Philippines và Thailand, Hiê ̣p hô ̣i các quố c gia Đông Nam Á (ASEAN)
khẳ ng đinh
̣ mu ̣c tiêu của miǹ h là duy trì hòa bin
̣ khu vực
̀ h và ổ n đinh
chung của khố i đã thà nh hiê ̣n thực sau sự gia nhâ ̣p đầ y đủ của

. Tầ m nhin

̀

10 quố c gia thành

viên vào năm 1999. Trải qua 45 năm, ASEAN hiê ̣n nay không chỉ là tổ chức của 10
nước Đông Nam Á mà còn đóng vai trò thiế t yế u trong các khuôn khổ hơ ̣p tác khu
vực. Hơ ̣p tác ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối vớ i Viê ̣t Nam. Mô ̣t ASEAN
đoàn kế t , vững ma ̣nh , liên kế t chă ̣t chẽ là đóng góp quan tro ̣ng cho hòa bin
̀ h
đinh
̣ và hơ ̣p tác ở khu vực Đông Nam Á và châu Á

, ổn

– Thái Bình Dương . Viê ̣t Nam

gia nhâ ̣p ASEAN vào năm 1995. Kể từ khi gia nhâ ̣p đế n nay đã có những đóng góp
quan tro ̣ng trong viê ̣c tăng cường hơ ̣p tác nô ̣i khố i giữa ASEAN với các nước đố i
thoại, trong đó có nhiề u nước và trung tâm chính tri ̣ , kinh tế lớn c ủa thế giới , góp
phầ n nâng cao vi thế
̣ của ASEAN trên trường quố c tế . Theo đánh giá của Ban Thư
ký ASEAN: “Viê ̣t Nam đã thực sự gắ n kế t vùng phía bắ c với phía nam của khu vực
Đông Nam Á . Do đó , quố c gia này có vai trò rấ t q uan trọng, Viê ̣t Nam đã kế t hợp
mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất.”[73].
Năm 2010 với cương vi ̣ Chủ tịch ASEAN đồng thời đảm nhận và điều phối
các tiến trình có liên quan như ASEAN +3, Hô ̣i nghi ̣cấ p cao Đông Á v à Diễn đàn
an ninh khu vực (ARF), Viê ̣t Nam đã khẳ ng đinh
̣ vi ̣thế của mình trong ASEAN
cũng như đánh giá vai trò quan trọng trong hợp tác với ASEAN.
Hơ ̣p tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiế n đáng kể

thông qua viê ̣c các nước ASEAN đã xây dựng đươ ̣c những cơ chế hơ ̣p tác trên cơ sở
hơ ̣p tác song phương cũng như đa phương trên các liñ h vực kinh tế

, chính trị – an

ninh, văn hóa - xã hội và các nội dung , chương trin
̀ h hơ ̣p tác chuyên ngà nh. Sự hơ ̣p

9


tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó , liên kế t các thành viên la ̣i với
nhau, từ đó góp phầ n củng cố và duy trì môi trường khu vực hòa bình , ổn định, xây
dựng ASEAN vững ma ̣nh , cũng nh ư tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho s ự phát triển của
mỗi nước thành viên . Hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận và đề cao sự thống
nhấ t trong đa da ̣ng . ASEAN đã trở thành mô ̣t thi ̣trường đầ u tư , thương ma ̣i và du
lịch hấp dẫn, mô ̣t đố i tác ki nh tế quan tro ̣ng của nhiề u nề n kinh tế lớn trên thế giới .
Vị trí của khối ngày càng lớn mạnh trong các mối quan

hệ với nhiề u tổ chức lớn

như APEC , ASEM và Liên Hơ ̣p Quố c . Hiê ̣n nay , ASEAN hiê ̣n đang đứng trước
bước ngoặt lịch sử, nỗ lực tiế n tới xây dựng mô ̣t C ộng đồ ng ASEAN , dựa trên các
trụ cột chính là hợp tác về an ninh – chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã tích cực hợp tác trong tất cả các lĩnh vực,
hợp tác sâu rộng với tổ chức ASEAN, với các nước trong khối để hiện thực hoá
mục tiêu này. Hợp tác trong lĩnh vực Lao động là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công
nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Xây dựng được một đội ngũ trí thức, lao

động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và hợp tác xuất khẩu
lao động sang các nước ASEAN, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao
động tự do phát triển kỹ năng nghề nghiệp của mình và được làm việc trong môi
trường tốt nhất và có cơ hội học tập suốt đời. Hợp tác Việt Nam – ASEAN trong
lĩnh vực Lao động là một trong những lĩnh vực hợp tác nằm trong chương trình hợp
tác của ASEAN nhằm hướng tới xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN
(ASCC) vào năm 2015. Các nước trong khối ASEAN đang tích cực xây dựng, điều
chỉnh, thay đổi chính sách để phù hợp với tuyên bố chung của ASEAN. Việt Nam
cũng đã tích cực đề ra nhiều sáng kiến, đề xuất quan trọng trong việc hiện thực hoá
mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

10


Đối với ngành Lao động – Thương binh và Xã hô ̣i , hơ ̣p tác Viê ̣t Nam với tổ
chức ASEAN và các nước ASEAN (bao gồ m Brunei, Cambodia, Indonesia, Lao,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Viet Nam) trong liñ h vực
Lao đô ̣ng đươ ̣c thực hiê ̣n chủ yế u thông qua hơ ̣p tác ASEAN trong khuôn khổ Hô ̣i
nghị Quan chức Cao cấ p ASEAN phụ trách về Lao đô ̣ng , Hô ̣i nghi ̣Bô ̣ trư ởng
ASEAN phu ̣ trách về Lao đô ̣ng. Từ năm 2009, Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã
hô ̣i đươ ̣c Chính phủ phân công là cơ quan chủ trì , tham gia Hô ̣i đồ ng Cô ̣ng đồ ng
Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC)[18]. Như vâ ̣y có thể nói , hơ ̣p tác ASEAN có
mô ̣t vai trò quan tro ̣ng trong hơ ̣p tác của ngành Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hội
xét trên lĩnh vực và mức độ hợp tác trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Việc nghiên cứu đề tài: “Hợp tác Việt Nam – ASEAN trong lĩnh vực Lao
động từ năm 1998 đến nay” nhằm 1. Tìm hiểu những chủ trương, chính sách văn
bản pháp quy, trong lĩnh vực hợp tác Lao động giữa ASEAN và Việt Nam 2. Qua
hệ thống văn bản đó nhìn nhận lại thực trạng về kết quả hợp tác trong lĩnh vực Lao
động giữa Việt Nam và ASEAN đã đạt được theo mong muốn của các bên hay chưa
? 3. Những biện pháp nào sẽ mang tính hiệu quả cao trong hợp tác Lao động với

ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần hiện thực hóa xây dựng thành công
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 như đã cam kết của các nhà Lãnh đạo ASEAN.
Ngoài ra, hiện tại tôi đang công tác trong ngành Lao động – Xã hội, thì việc nghiên
cứu này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt trong việc nhận thức được vai trò của ngành
Lao động – Xã hội trong tiến trình hội nhập ASEAN, cũng như vận dụng những
kiến thức thuộc chuyên ngành Quan hệ Quốc tế vào trong thực tiễn công việc, góp
phần vào việc thành công của ngành Lao động – Xã hội trên bước đường hội nhập
khu vực và quốc tế.

11


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lĩnh vực Lao động được nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong
lĩnh vực Lao động – Xã hội nghiên cứu, đó là những công trình nghiên cứu về: di cư
lao động quốc tế, chiến lược phát triển nguồn lao động trong nước đáp ứng cho nhu
cầu phát triển đất nước và xuất khẩu lao động; những đề tài nghiên cứu cấp Bộ liên
quan đến lĩnh vực Lao động, những bài bào đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội và
một số tạp chí uy tín khác. Một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này bao gồm:
Sách “Di chuyển lao động quốc tế” của tác giả Nguyễn Bình Giang, do nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 2011. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn khái
quát dưới góc độ kinh tế học về di chuyển lao động quốc tế thể hiện qua những vấn
đề nổi bật và những tác động chủ yếu trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, dự
báo những xu hướng chính trong giai đoạn 2011-2020. Việt Nam đang trong quá
trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì vấn đề di chuyển lao động quốc
tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước ta. Một công trình khác nghiên cứu về chiến lược Phát triển Nguồn nhân lực
trong nước là công trình nghiên cứu cấp Bộ với đề tài: “Các giải pháp nâng cao
chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài” do tác giả Hoàng Kim Ngọc
làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu thuộc Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội nhằm đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài, thông qua đó đề ra một số giải pháp mang tính chiến lược trong
việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong nước đáp ứng nhu cầu đưa lao động
đi làm việc ở nước ngoài. Và một đề án đang được xây dựng về “Phát triển thị
trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội lập đề án. Đề án này nêu lên tổng quát về thực trạng phát triển thị trường
lao động giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đưa ra những mục tiêu, định hướng để phát
triển thị trường lao động trong giai đoạn 2011 – 2020. Đề ra những giải pháp thiết
thực, mang tính đột phá chiến lược để phát triển thị trường lao động trong thời gian
tới. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình khác đã được các cơ quan chuyên ngành

12


nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Lao động, các bài bào đăng trên tạp chí Lao động
và Xã hội.
Trong hợp tác Việt Nam với tổ chức ASEAN và với các nước trong khu vực
cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “ASEAN: vấn đề và
khuynh hướng”, “Các con đường phát triển của các nước ASEAN”, “ASEAN hôm
nay và triển vọng trong thế kỷ XXI”, “Quan hệ Việt Nam – ASEAN: Cơ hội và thách
thức”, “Đặc điểm con đường phát triển kinh tế - xã hội của các nước ASEAN” ….
Tiêu biểu cho vấn đề này có cuốn sách: “Tiến tới một ASEAN Hòa bình, ổn định và
phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Duy Quý, do Nhà xuất bản khoa học xã
hội ấn hành năm 2011. Đây là một công trình nghiên cứu một cách tổng quát về quá
trình hình thành và phát triển của ASEAN trong thời gian qua, đồng thời nêu lên
những triển vọng hợp tác phát triển của tổ chức ASEAN trong thời gian tới với mục
tiêu hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Đây là một công trình nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống về ASEAN, giúp ích rất nhiều cho các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam trong việc tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và
hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Một công trình tiêu biểu

thứ hai là cuốn sách: “Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và song phương” của
tác giả Vũ Dương Ninh do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành năm 2005. Đây
là công trình nêu lên khái quát hợp tác của Việt Nam với tổ chức ASEAN và với
từng nước thành viên ASEAN trên tất cả lĩnh vực từ kinh tế - chính trị, văn hóa, xã
hội, từ đó nêu lên một vài suy nghĩ về hướng phát triển tiếp theo. Ngoài những công
trình nghiên cứu trên còn có rất nhiều bài bào, bài nghiên cứu khoa học đăng trên
tạp chí Nghiên cứu Quốc tế và các tạp chí chuyên ngành khác.
Có thể nói lĩnh vực Lao động và quan hệ Việt Nam – ASEAN được nghiên
cứu rất nhiều, tuy nhiên khi đặt vấn đề về hợp tác Việt Nam – ASEAN trong lĩnh
vực Lao động thì ít có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết về lĩnh
vực này. Đây là lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa được sự quan tâm rộng
rãi của các nhà nghiên cứu khoa học, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực Lao

13


động – Xã hội. Chỉ là những bài báo cáo, những bài tham luận, những bài viết đánh
giá về tình hình hợp tác Lao động giữa Việt Nam với tổ chức ASEAN và với các
đối tác khu vực thông qua các diễn đàn hợp tác về Lao động, cũng như các hội thảo
liên quan đến vấn đề Lao động trong nước và khu vực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là quá trình và kết quả hợp tác Lao
động trong đối chiếu với hệ thống các văn bản pháp quy của Việt Nam và ASEAN.
Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian: Việt Nam và tổ chức ASEAN.

-


Thời gian: Trong giai đoạn từ năm 1998 đến nay.

-

Giới hạn của đề tài: Chỉ tập trung nghiên cứu hợp tác Lao động giữa Việt
Nam với ASEAN.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Dựa trên đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt
Nam trong vấn đề hội nhập quốc tế. Những văn kiện của các Đại hội Đảng từ năm
1986 đến nay đã cho người viết có một nền tảng vững chắc để nhận thức và có khả
năng thấu hiểu được những vấn đề mang tính đa dạng của chuyển dịch lao động,
hợp tác lao động quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong công việc hệ thống hóa
toàn bộ các chính sách, chủ trương, văn bản của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề
hợp tác Lao động. Phương pháp này cũng giúp ích đắc lực cho việc tổng kết quá

14


trình hợp tác, đồng thời cũng giúp người viết có thể đưa ra những kết quả mang tính
khách quan cho quá trình hợp tác Lao động giữa Việt Nam và ASEAN.
Để giải quyết tốt đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích theo các
cấp độ liên quan đến vấn đề Lao động như sau: Cấp độ toàn cầu đó là vấn đề xu
hướng toàn cầu hóa về Lao động, sự di cư lao động tự do trong nền kinh tế mở; Cấp
độ khu vực ASEAN trong vấn đề hợp tác Lao động thông qua các vấn đề liên quan
đến các mục tiêu, kế hoạch hành động của ASEAN liên quan trong lĩnh vực Lao

động; Cấp độ quốc gia thông qua việc phân tích những chủ trương, chính sách liên
quan đến vấn đề Lao động và những định hướng trong hợp tác Lao động với
ASEAN của Việt Nam.
- Bản thân người viết với nhiệm vụ là chuyên viên của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Long An nên đã có những kinh nghiệm thực tiễn thông
qua công việc trực tiếp hằng ngày liên quan đến lĩnh vực Lao động – Xã hội, tham
dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề để trao đổi với một số đối tượng có liên quan
như: cán bộ quản lý các cấp thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các địa phương, các cơ sở đào tạo nghề,
học sinh các cơ sở đào tạo nghề, người lao động đã đi làm việc ở nước ngoài… đã
giúp cho người viết thực tiễn hoá lý thuyết vào công trình nghiên cứu của mình.
- Phương pháp dự báo cũng được tác giả sử dụng nhưng chỉ mang tính
khuyến nghị và chưa được phân tích sâu do trình độ còn giới hạn.

15


5. Cấu trúc của luận văn
Đề tài “Hợp tác Việt Nam – ASEAN trong lĩnh vực Lao động từ năm 1998
đến nay” được cấu trúc thành ba phần, với các nội dung chính sau:
Chương thứ nhất: ASEAN với vấn đề hợp tác Lao động. Phần này trình
bày khái quát về ASEAN, về các cam kết của ASEAN trong lĩnh vực hợp tác Lao
động. Những văn bản của ASEAN liên quan đến vấn đề hợp tác Lao động như: các
Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN qua các lần Hội nghị cấp cao ASEAN, các
kế hoạch chương trình hành động, hoạt động của các Bộ trưởng Lao động ASEAN
trong từng giai đoạn. Trong chương này cũng đề cập đến tổ chức của ASEAN trong
lĩnh vực hợp tác Lao động ASEAN và vai trò của Bộ Lao động của các nước thông
qua các Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) nằm trong Hội đồng Cộng
đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).
Chương thứ hai: Việt Nam và vấn đề hợp tác Lao động với ASEAN.

Phần này trình bày vài nét về hợp tác Lao động của Việt Nam trước khi Việt Nam
tham gia hợp tác với ASEAN; Về chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan
đến vấn đề hợp tác Lao động và những kết quả đạt được trong quá trình tham gia
hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực Lao động với ASEAN kể từ năm 1998 đến
nay.
Chương thứ ba: Những khuyến nghị cho việc hợp tác Lao động với
ASEAN. Phần này trình bày về những thách thức của Việt Nam khi tham gia hợp
tác Lao động với ASEAN. Thông qua việc tìm hiểu những thách thức đó nhằm đưa
ra những khuyến nghị cho việc hợp tác Lao động với ASEAN trong thời gian tới
ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Những lợi ích cơ bản của Việt Nam đã
gắn liền với lợi ích chung của toàn Hiệp hội. Triển vọng phát triển của nước ta trong
những năm sắp tới có quan hệ hữu cơ với triển vọng phát triển chung của ASEAN.

16


Chương 1: ASEAN VỚI VẤN ĐỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG
1.1.

Tổng quan về ASEAN
Từ năm quốc gia Đông Nam Á đầu tiên (bao gồm: Indonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore và Thailand ) đặt bút ký vào bản Tuyên bố Bangkok ngày
8/08/1967, đến nay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã gồm 10 nước,
bao trùm hầu hết khu vực Đông Nam Á với diện tích 4,5 triệu km2. Các nước
ASEAN có dân số khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóa hết sức đa dạng,
phong phú, và đặc sắc. ASEAN đang là một khu vực kinh tế năng động và phát
triển cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, các nền kinh tế ASEAN
vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổn định, với tổng GDP
cả khối đạt 3,2 nghìn tỉ đô la Mỹ. Trải qua 45 năm chung tay nỗ lực, các quốc gia

trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt,
cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN,
cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển.
Ngày nay, ASEAN đã khẳng định mình, không chỉ trở thành một thực thể chính trị kinh tế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, mà đang mở rộng và phát huy vai trò ở
cả khu vực châu Á -Thái Bình Dương, với uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu.
Lịch sử phát triển của ASEAN đã trải qua các dấu mốc quan trọng đánh dấu
các bước phát triển lớn của cộng đồng ASEAN như sau:
- Ngày 8-8-1967: ASEAN chính thức được thành lập trên cơ sở Tuyên bố
Bangkok, với năm thành viên gồm (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thailand) nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các nước thành
viên, đồng thời tạo điều kiện để các nước hội nhập sâu hơn với các nền kinh tế khu
vực và thế giới. Tuyên bố khẳ ng đi ̣ nh mu ̣c tiêu của Hiê ̣p hô ̣i là : “Thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế , tiế n bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực bằ ng những nỗ
lực chung theo tinh thầ n bình đẳ ng và quan hê ̣ đố i tác nhằ m tăng cường nề n tảng
cho một Cộng đồng các quố c gia Đông Nam Á thi ̣nh vượng và hòa bình ; và Củng

17


cố hòa bình và ổ n đi ̣nh trong khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp trong quan hê ̣
giữa các quố c gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắ c của Hiế n Chương L iên
Hiệp Quốc” [58, tr. 1].
- Ngày 27/11/1971: ASEAN ra Tuyên bố về khu vực

Trung lâ ̣p ở Đông Nam Á đươ ̣c các Bô ̣ trưởng Ngoa ̣i giao

Hòa bình , Tự do và
Indonesia, Malaysia,

Philippines, Singapore, và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quố


c gia

Thailand đã ký ta ̣i Kuala Lumpur , Malaysia. Tuyên bố quan tro ̣ng này đã đinh
̣ ra
các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một
khu vực hòa bình , tự do và trung lâ ̣p , không có sự can thiê ̣p dưới bấ t cứ hình thức
nào của các cường quốc bên ngoài.
- Ngày 24/02/1976 Hiê ̣p ước Thân thiê ̣n và Hơ ̣p tác ở Đông Nam Á

(Hiê ̣p

ước Bali được ký tại Bali , Indonesia. “Hiê ̣p ước nhằ m thúc đẩy hòa bình viñ h viễn ,
tình hữu nghị và hợp t ác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước

, góp

phầ n tăng cường sức mạnh , tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước
Đông Nam Á” [59].
- Năm 1992: ASEAN ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) để bắt đầu
tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.
- Năm 1993: ASEAN bắt đầu mở rộng quan hệ đối ngoại, thúc đẩy đối thoại
về an ninh ở khu vực thông qua việc lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Hội
nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 26.
- Năm 1995: ASEAN đã ghi dấu hai bước tiến quan trọng khi Việt Nam gia
nhập ASEAN và bắt đầu tiến trình mở rộng ASEAN; Ký Hiệp ước về khu vực
Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

18



- Năm 1997: ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm vạch ra mục
tiêu hướng tới một Cộng đồng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.
Tầm nhìn ASEAN 2020 là văn kiện quan trọng đặt nền tảng cho ý tưởng xây dựng
Cộng đồng ASEAN ở những năm sau đó. Ý tưởng về một Cộng đồng đã ra đời và
trở thành quyết tâm không gì lay chuyển nổi của các quốc gia nhỏ bé muốn gắn kết
với nhau thành một khối thống nhất hùng mạnh vì mục tiêu xây dựng một nền hòa
bình mãi mãi, mang lại phồn thịnh cho khu vực, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Năm 1998: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, ASEAN đã
thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) nhằm triển khai thực hiện Tuyên
bố về Tầm nhìn ASEAN 2020 giai đoạn 1998-2004.
- Năm 1999: Cambodia chính thức gia nhập ASEAN, đưa ASEAN trở thành
một tổ chức khu vực gồm mười thành viên Đông Nam Á. ASEAN-10 đã giúp chấm
dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về
chất giữa các nước thành viên, trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau,
hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ cả về song phương và đa phương. Đoàn kết
và hợp tác ASEAN ngày càng được củng cố và tăng cường theo phương châm bảo
đảm sự “thống nhất trong đa dạng”, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản
của Hiệp hội, nhất là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau. ASEAN-10 đã làm cho Hiệp hội trở thành một tổ chức hợp tác khu
vực thực sự, mang tính toàn diện và năng động hơn; và là nhân tố quan trọng bảo
đảm hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương. ASEAN cũng đã hình thành được cách tiếp cận và phương thức
giải quyết riêng đối với những vấn đề của khu vực và quốc tế, đó là “Phương cách
ASEAN”, trong đó chú trọng đối thoại và hợp tác, năng động và linh hoạt để tìm
được tiếng nói chung và đồng thuận.
- Tháng 10/2003: Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp
ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba -li II ), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành
Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chin
́ h : Cộng đồng Chính trị - An


19


ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC);
đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối
tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu
vực [62]. Để triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), ASEAN
đã đề ra Chương trình Hành động Vientiane (VAP) cho giai đoạn 2004 - 2010 và
các kế hoạch hành động để xây dựng ba trụ cột Cộng đồng về Chính trị- An ninh,
Kinh tế và Văn hóa - Xã hội, trong đó có hợp phần quan trọng là thực hiện Sáng
kiến Liên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN với kế hoạch hành động và các dự án cụ thể.
- Từ Hô ̣i nghi ̣ Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), Lãnh đạo các nước
ASEAN đã nhấ t trí xây dự ng bản Hiế n chương ASEAN . Tại Hội nghị Cấp cao
ASEAN lầ n thứ 13 (năm 2007), Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thông qua Hiến
chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất việc phê
chuẩ n Hiế n chương trong vòng mô ̣t nă m. Ngày 15/12/2008, Hiế n chương ASEAN
chính thức có hiệu lực sau khi được tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn .
Đây là mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm
hình thành và phát triể n. Hiế n chương ASEAN đánh dấ u mô ̣t bước chuyể n min
̀ h cơ
bản của Hiệp hội sang một giai đoạn mới , trở thành mô ̣t tổ chức liên Chin
́ h phủ , có
tư cách pháp nhân và hoa ̣t đô ̣ng dựa trên cơ sở pháp lý là Hiế n chương ASEAN

;

đồ ng thời, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN , thể hiê ̣n tầ m nhin
̀ và quyế t tâm

chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN , nhấ t là của các vi ̣ Lãnh đạo, về
mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ

, vững ma ̣nh hơn , để hỗ trơ ̣ cho

mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên .
- Tháng 2/2009: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 đã thông qua Lộ trình
xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột
Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008 - 2015), đây là
một văn kiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể đề ra khuôn khổ
và các bước triển khai cụ thể để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thực hiện mục

20


tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động
Vientiane (VAP).
- Năm 2010: Việt Nam hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch ASEAN
2010 với những dấu ấn đậm nét của nước chủ nhà. Với những đóng góp chủ động,
tích cực và có trách nhiệm vào các mục tiêu chung của ASEAN, năm Chủ tịch
ASEAN 2010 của Việt Nam đã góp phần duy trì đoàn kết ASEAN; trực tiếp đóng
góp vào Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương, đưa
ASEAN đến năm 2015 trở thành một Cộng đồng đoàn kết, gắn bó, liên kết chặt chẽ
về kinh tế vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực; nâng cao
và làm sâu sắc hơn quan hệ nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, vì
hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực.
- Năm 2011: Indonesia hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch ASEAN
2011, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác trong ASEAN cũng như
ASEAN với các đối tác; tạo động lực quan trọng trong quá trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015 với sự tham gia ngày càng tích

cực và hiệu quả của người dân vào việc thực hiện các mục tiêu chung nhằm biến
Đông Nam Á trở thành khu vực ngày càng an ninh, hòa bình, hòa hợp và thịnh
vượng.

1.2.

ASEAN với vấn đề hợp tác Lao động
Trong lĩnh vực hợp tác Lao động ASEAN, chủ yếu diễn ra ở các chuyên

ngành hợp tác và mục tiêu cụ thể sau: Nâng cao chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng, đảm bảo viê ̣c
làm tốt hơn, nâng cao năng suấ t lao đô ̣ng, đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiê ̣p và
thúc đẩy bảo trợ xã hội tốt cho mọi người dân ASEAN

thông qua tăng cường tin
́ h

cạnh tranh của nguồn nhân lực , tạo dựng môi trường làm việc hài hòa và tiên tiến ,
và tăng cường việc làm bền vững là mục tiêu tổng thể của hợp tác ASEAN về Lao
đô ̣ng.

21


Hợp tác về Lao động trong ASEAN bao gồ m: tham gia các hội nghị, hội thảo
chuyên đề về Lao động trong khu vực và với đối tác; tổ chức các sự kiện; tham gia
thực hiện các dự án và các cam kết đã thống nhất trong các cuộc họp. Những lĩnh
vực chuyên ngành liên quan đến hợp tác lao động ASEAN bao gồm: Lĩnh vực
Thanh tra Lao động, An toàn vệ sinh Lao động, lĩnh vực phòng chống và kiểm soát
HIV tại nơi làm việc, lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và bảo vệ
quyền và lợi ích của người lao động di cư, lĩnh vực Phát triển thông tin thị trường

lao động, lĩnh vực Phát triển Nguồn nhân lực.

1.2.1. Văn bản của ASEAN về hợp tác Lao động
Vấn đề Lao động là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia ASEAN, ngay từ khi mới thành lập ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Lao động
ASEAN đã được triệu tập lần đầu tiên vào năm 1975 để bàn đến những vấn đề liên
quan đến Lao động và Phát triển Nguồn nhân lực trong ASEAN. Tính đến nay đã có
22 phiên Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN.
Đặc biệt kể từ khi ASEAN đưa ra Tầm nhìn 2020 năm 1997 đến nay, vấn đề
hợp tác Lao động trong ASEAN ngày càng trở nên được sự quan tâm của các nhà
Lãnh đạo được thể hiện ở các văn bản của ASEAN sau:
Trong Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2 tại Malaysia
ngày 16/02/1997. Các nước ASEAN đã đưa ra Tầm nhìn năm 2020: “Theo tầm nhìn
đó, ASEAN sẽ là một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam châu Á hướng ngoại,
sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác
trong phát triển năng động và trong một Cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau
[4, tr. 350]. Để đạt được tầm nhìn đó, Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã đề ra những
biện pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong vấn đề Lao động, cũng đưa ra một số
giải pháp cụ thể sau: Tăng cường sự phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh
vực kinh tế thông qua việc giáo dục có chất lượng, nâng cao tay nghề, kỹ năng và
huấn luyện nhằm tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát

22


triển trong khối ASEAN, tiến tới hình thành một thị trường lao động tự do ở các
nước ASEAN, sự dịch chuyển tự do về lao động trong nội khối.
Để cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN 2020 và đối phó những thách thức do
khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực gây ra khi ASEAN chuẩn bị bước vào thiên
niên kỷ mới. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội, Các nhà Lãnh

đạo ASEAN đã ra Tuyên bố Hà Nội. Trong đó có nhiều vấn đề được nêu ra. Tại
điều 19 của Tuyên bố Hà Nội đã nêu: “Việc duy trì và tạo việc làm sẽ là mối quan
tâm hàng đầu trong chiến lược phục hồi và tăng trưởng kinh tế của chúng tôi. Điểm
cốt lõi của vấn đề này là những nỗ lực hợp tác toàn diện nhằm đào tạo nhân lực
đáp ứng nhu cầu và nắm bắt thời cơ của nền công nghiệp hiện nay cũng như trong
tương lai” [4, tr. 360]. Đặc biệt Chương trình Hành động Hà Nội đã đưa ra 10 điểm
để tăng cường Phát triển Nguồn nhân lực. Trong đó có một số điểm mà tôi cho là rất
quan trọng cho việc hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực như: Củng cố mạng lưới các
trường đại học ASEAN1 và thúc đẩy quá trình chuyển mạng lưới này thành trường
đại học ASEAN (mục 5.1). Tăng cường liên kết khu vực giữa các trung tâm đầu đàn
về đào tạo Nguồn nhân lực và xây dựng năng lực khu vực cho việc kế hoạch hóa
việc đào tạo nguồn nhân lực và theo dõi thị trường lao động (mục 5.5). Thiết lập
mạng lưới các cơ quan chứng nhận chuyên môn trong khu vực và công nhận lẫn
nhau văn bằng kỹ thuật và chuyên môn (mục 5.10) [7, tr. 236] ….
Trong Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường
liên kết ASEAN: “Nhằm thực hiện quyết tâm thúc đẩy hợp tác có hiệu quả và giúp
đỡ lẫn nhau thông qua các nỗ lực chung nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa
các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các khu vực khác trên thế giới vì
sự phát triển bền vững và năng động của khu vực và vì sự thịnh vượng của tất cả
1

Mạng lưới đại học ASEAN (AUN) dưới sự giám sát của tổ chức ASEAN bao gồm 17 trường đại học hàng
đầu ở các nước thành viên ASEAN. AUN có nhiệm vụ tăng cường hợp tác thông qua trao đổi sinh viên, các
nhà lãnh đạo khoa học cũng như nguồn nhân lực giữa các nước tham gia. Các chương trình hoạt động AUN
chủ yếu là: Sinh viên và chương trình trao đổi tài năng; học bổng cho sinh viên ở các trường đại học ASEAN;
mạng thông tin giữa các trường đại học ASEAN, nghiên cứu hợp tác;chương trình nghiên cứu ASEAN; và
các dự án với các bên đối thoại.

23



các dân tộc ASEAN” [4, tr. 391]. Và để thực hiện quyết tâm thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các Quốc gia ASEAN lại với nhau, thì có một số lĩnh vực được xác
định ưu tiên thực hiện trong đó xác định Phát triển Nguồn nhân lực ASEAN là chìa
khóa cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thành đạt của con người. Đẩy mạnh
việc giúp đỡ một số nước thành viên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, chương trình
đào tạo tại các nước CLMV (Cambodia, Lao, Myanmar, Viet Nam) nhằm nâng cao
tính cạnh tranh của ASEAN trong nền kinh tế tri thức.
Tuyên bố tầm nhìn của các Bộ trưởng Lao động các nước ASEAN năm 2000
đã chỉ ra rằng để tạo điều kiện cho hội nhập khu vực:
“Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với người lao động, người sử dụng lao động,
các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức khác để tạo môi trường thuận lợi cho tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm như là một chiến lược chủ yếu để tăng cường phục hồi
kinh tế và tăng trưởng”.
“Chúng tôi sẽ ưu tiên xây dựng năng lực để phát triển lực lượng lao động
làm việc có năng suất, có năng lực và có khả năng cạnh tranh. Ưu tiên này sẽ giúp
các nước trong khu vực đáp ứng được những yêu cầu về việc làm đang có xu hướng
thay đổi và thách thức của hội nhập khu vực và thị trường lao động toàn cầu” [68,
tr. 2].
Tại Hội nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 10 năm 2004 được tổ chức tại
Vientiane, Lao. Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã đề ra Chương trình Hành Động
Vientiane (VAP) nối tiếp Chương trình Hành động Hà Nội (HAP) nhằm thực hiện
Tầm nhìn ASEAN đến năm 2020. Trong Chương trình Hành động Vientiane, có
những điểm đáng chú ý liên quan đến vấn đề lao động như:
Tại Mục II.2 của chương trình VAP có nêu lên mục tiêu chiến lược trong
cộng đồng kinh tế là: “Thúc đẩy điều kiện để tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ
vốn, và lao động kỹ năng trong ASEAN” [63, tr. 9].

24



Tại Mục II.3 của chương trình VAP, có nêu lên mục tiêu chiến lược trong
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội là trong đó nhấn mạnh đến nguồn lực con người trong
ASEAN có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định và thịnh vượng
của khu vực. Phát triển con người là một chương trình lớn trong hoạt động của
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN[63, tr. 16]. Mục tiêu của chương trình này là
nhằm nâng cao cuộc sống và đời sống người dân ASEAN thông qua tạo cách tiếp
cận đồng đều đối với cơ hội phát triển con người, thúc đẩy và đầu tư vào giáo dục
và học tập suốt đời, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, khuyến khích đổi
mới và tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin khoa học và
công nghệ ứng dụng trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê từ ASEAN hiện có khoảng 13,5 triệu người lao động
di cư từ các quốc gia thành viên ASEAN đi lao động ở khắp nơi trên thế giới, trong
số đó có khoảng 5 triệu người đang làm việc trong khối ASEAN. Do vậy, vấn đề di
cư lao động cũng đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của các nhà Lãnh đạo ASEAN
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di cư trong các
nước thành viên ASEAN. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12
được tổ chức tại Cebu, Philippines năm 2007, đã ra Tuyên bố về Bảo vệ và thúc đẩy
quyền của lao động di cư. Đây là một Tuyên bố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động tự do trong khu vực ASEAN, cũng như
trong việc Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi làm việc ở
nước ngoài để hạn chế thấp nhất những thiệt hại và những vấn đề phát sinh trong
quá trình sinh sống và làm việc tại các nước ASEAN. Xin lược dịch vài đoạn có ý
nghĩa quan trọng trong Tuyên bố này:

+ Nghĩa vụ của nước tiếp nhận: Tăng cường những nỗ lực nhằm bảo vệ các
quyền con người cơ bản, thúc đẩy hạnh phúc và bảo vệ nhân phẩm người lao động
di cư; Phấn đấu để đạt sự hài hòa và khoan dung giữa các nước nhận lao động và
người lao động di cư; Thúc đẩy một cách thích đáng và công bằng sự bảo vệ việc


25


làm, trả công và tiếp cận bình đẳng với công việc và điều kiện sống đàng hoàng tử
tế cho lao động di cư; Hỗ trợ người lao động di cư là nạn nhân của phân biệt đối
xử, lạm dụng, bóc lột và bạo lực được tiếp cận hệ thống pháp luật và tư pháp của
nước nhận lao động;....[64, tr. 2].
+ Nghĩa vụ của nước đưa lao động đi: Tăng cường các biện pháp liên quan
đến thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người lao động di cư; Bảo đảm sự tiếp cận
việc làm và cơ hội kiếm sống cho công dân nước họ như những sự lựa chọn vững
chắc cho sự di cư của người lao động; Xây dựng những chính sách và thủ tục nhằm
hỗ trợ các mặt di cư của người lao động, bao gồm việc tuyển dụng, chuẩn bị ra
nước ngoài làm việc và bảo vệ họ khi làm việc tại nước ngoài cũng như khi hồi
hương và tái hòa nhập họ về cộng đồng là nơi họ ra đi;...[64, tr. 3].
+ Cam kết của ASEAN: Thúc đẩy việc làm đàng hoàng, nhân bản, sinh lợi
và tôn trọng nhân phẩm cho người lao động di cư; Thiết lập và thực hiện các
chương trình Phát triển Nguồn nhân lực và những chương trình tái hòa nhập cho
người lao động di cư ở nước họ; Thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn và
chấm dứt tình trạng đưa lậu và buôn bán người, trong đó bao gồm việc đưa ra các
chế tài nghiêm khắc hơn cho những kẻ thực hiện những hoạt động này....[64, tr. 4].
Để thực hiện Tuyên bố này, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần
thứ 40 họp tại Manila, Philippines đã kêu gọi thành lập Quỹ ban ASEAN về thực
hiện Tuyên bố về Bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư (ACMW).
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ

13 (năm 2007), Lãnh đạo các n ước

ASEAN đã ký thông qua Hiế n chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳ ng đinh
̣
quyế t tâm hoàn tấ t viê ̣c phê chuẩ n Hiế n chương trong vòng mô ̣t năm


. Ngày

15/12/2008, Hiế n chương ASEAN chin
́ h thức có hiê ̣u lực sau khi đươ ̣c tấ t cả các
nước thành viên ASEAN phê chuẩn . Đây là mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng , là bước ngoặt
lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triể n thể hiê ̣n tầ m nhìn và
quyế t tâm chiń h tri ̣ma ̣nh mẽ của các nước thành viên ASEAN

, nhấ t là của các vị

Lãnh đạo, về mu ̣c tiêu xây dựng mô ̣t ASEAN liên kế t chă ̣t chẽ , vững ma ̣nh hơn, để

26


×