Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tác phẩm Trung dung giảng nghĩa" : Luận văn ThS. Hán Nôm: 60 22 40"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

TRỊNH THỊ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM
“TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA”

Thạc sỹ Hán Nôm
Mã số: 60 22 40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. PHAN VĂN CÁC

Năm 2008


MC LC

Trang
PHN M U

1

1. Lý do chn ti

1

2- Lch s vn nghiờn cu


3

3. i tng v phm vi nghiờn cu

7

3.1 i tng nghiờn cu

7

3.2. Phm vi nghiờn cu

7

4. Phng phỏp nghiờn cu

8

4.1. Ph-ơng pháp nghiên cứu văn bản học

8

4.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu liên ngành KHXH
5. B cc Lun vn

8

CHNG I TNG QUAN V VN BN

9


TRUNG DUNG GING NGHA
1.1. Khỏi quỏt v sỏch Trung dung

9

1.2. Trung dung ging ngha AB.278

12


1.2.1. Tập hợp văn bản

13

1.2.2. Mô tả văn bản

13

1.2.3. Niªn ®¹i hoµn thµnh v¨n b¶n

14

1.2.4. C¸ch ghi tªn t¸c gi¶, t¸c phÈm

15

1.2.5. CÊu tróc cña v¨n b¶n

15


1.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu văn bản

16

Trung dung giảng nghĩa
1.4 Tiểu kết chƣơng I
CHƢƠNG II NGHIÊN CỨU VĂN BẢN

16
17

TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA THÔNG QUA VIỆC
XỬ LÝ TƢ LIỆU CHỮ NÔM
2.1 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm

17

2.1.1 Việc giải thích nghĩa chữ Hán sang tiếng Việt thông qua

17

chữ Nôm
2.1.2 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm

19

2.2 Tìm hiểu chữ Nôm đƣợc sử dụng trong Trung dung giảng

36


nghĩa
2.2.1 Khái quát về chữ Nôm:

36


2.2.2 Mô hình cấu trúc chữ Nôm

38

2.2.3 Biểu đồ về phương thức giảng nghĩa chữ Hán (theo

40

phương thức cấu tạo chữ Nôm) trong TDGN
2.3 Nhận xét về đặc điểm chung của chữ Nôm trong TDGN

47

2.4 Phiên âm từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ

53

2.5 Tiểu kết Chƣơng II

55

CHƢƠNG III GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN


57

TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
3.1. Vị trí của sách Trung dung

57

3.1.1. Chủ đề tư tưởng

60

3.1.2. Cơ sở lý luận

61

3.1.3. Nội dung cụ thể

63

3.1.4. Nguyên tắc chủ yếu

64

3.2. Trung dung giảng nghĩa trong hệ thống sách diễn Nôm Tứ

67

thư, Ngũ kinh
3.3. Tiểu kết chƣơng III


71

KẾT LUẬN

72

1. Hệ thống vấn đề mà Luận văn đã bước đầu giải quyết

73


2. Những nội dung và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

82


Danh mc cỏc ký hiu, cỏc ch vit tt trong lun ỏn

1. Tờn ti liu vit tt
TDGN: Trung dung ging ngha AB.278
TD: Trung dung
2. Ký hiu ti liu trớch dn

Th t ti liu trớch dn c t trong [].
Số ả Rập tr-ớc dấu phảy (,) chỉ Tài liệu trích dẫn, trùng với số thứ tự ở
Tài liệu tham khảo; số ả Rập ở sau dấu (,) chỉ số trang trong Tài liệu trích dẫn.
3. Tờn vit tt ca th vin lu tr vn bn
Th vin Vin Hỏn Nụm: TVHN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đang đặt lên vai chúng ta một trách nhiệm thiêng liêng mà chúng ta
gánh chịu trƣớc tổ tiên từ hàng nghìn năm nay, trƣớc đồng bào cả nƣớc hôm nay,
trƣớc con cháu mãi mãi sau này. Đó là vấn đề làm thế nào giữ gìn, khai thác, giới
thiệu và nghiên cứu di sản cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong kho tàng sách Hán
Nôm. Chúng ta hiện có một khối lƣợng tài liệu thƣ tịch Hán Nôm phong phú. Tài
liệu thƣ tịch Hán Nôm về Nho giáo và Nho học đƣợc các thế hệ nhà Nho Việt Nam
nghiên cứu, luận giải, diễn âm hiện còn lƣu giữ tại các thƣ viện trong và ngoài nƣớc
với khối lƣợng khá lớn, có nội dung phong phú và thể loại đa dạng nhƣ: tài liệu
nhập môn, tài liệu gia huấn, tài liệu kinh điển, tài liệu văn chương cử nghiệp, kinh
nghĩa, văn sách, thơ, phú…Khi tìm hiểu về Nho giáo, về các bộ sách kinh điển của
Nho giáo thì không thể không nhắc tới Tứ thư và Ngũ kinh.
Thông thƣờng, nói đến kinh điển Nho giáo là nói đến Tứ Thư 四書, Ngũ
Kinh 五經, đó là những điển tịch tối cổ, là hạt nhân của hệ tƣ tƣởng Nho giáo. Tứ
Thư và Ngũ Kinh là hai bộ sách kinh điển Nho gia Trung Quốc. Tứ Thư và Ngũ
Kinh vào Việt Nam từ trƣớc Công nguyên, nhƣng phải đến những năm đầu Công
nguyên thì các tác phẩm này mới có ảnh hƣởng nhất định ở nƣớc ta. Theo ghi chép
của sử sách, cùng với các viên quan cai trị của phƣơng Bắc đều là những nhà nho
học, nhƣ Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp; thì ở nƣớc ta cũng đã xuất hiện những
nhà nho, nhƣ: Lý Cầm, Lý Tiến và đặc biệt có Khƣơng Công Phụ (thế kỷ VIII) đã

thi đỗ Tiến sĩ trong hệ thống thi cử theo kinh điển Nho gia. Tuy nhiên, Nho giáo
phát triển mạnh phải kể từ khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập. Một sự kiện đáng ghi
nhận về việc thúc đẩy, truyền bá Nho giáo và Nho học ở nƣớc ta là vào năm 1070


2

tại Thăng Long, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu, đắp tƣợng Khổng Tử,
Chu công, Tứ phối, vẽ hình 72 ngƣời hiền, bốn mùa cúng tế và Hoàng Thái tử đến
học ở đây. Tiếp đó năm 1074, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển Minh kinh Bác
học và thi Nho học Tam trƣờng; rồi năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám để làm nơi
học tập Nho giáo cho các quan viên văn chức. Khi mà nhà nƣớc phong kiến Đại
Việt thờ ngƣời lập ra Nho giáo và mở trƣờng dạy ngƣời theo Nho giáo thì các kinh
điển Nho gia mới có điều kiện phổ biến rộng rãi. Tứ thư và Ngũ kinh đƣợc coi là bộ
sách giáo khoa cho chế độ giáo dục thi cử thời phong kiến. Thời xƣa, Tứ thư là bộ
sách cơ bản của ngƣời đi học. Ở Việt Nam, trong thời đại khoa cử, Trung dung cũng
nhƣ Tứ thư nói chung đều rất đƣợc đề cao. Khoa cử là một thiết chế tinh vi, không
hoàn toàn trùng khớp với cái ngày nay chúng ta gọi là “giáo dục”. Trên phạm vi
thông hiểu rộng rãi hơn cả, khoa cử mang những đặc điểm nhƣ: do triều đình phong
kiến đứng ra tổ chức và vận hành, là công cụ “cầu hiền tài” hay chọn ngƣời để sử
dụng trong hàng ngũ quan lại. Với quan niệm thi “kinh nghĩa” là “để xem học
thuật” của các sĩ tử, các kỳ khảo thí của ta đã dùng kinh điển Nho gia để khảo xét sĩ
tử. Chẳng hạn, định lệ về kì văn thể kì kinh nghĩa theo Dụ của vua Minh Mệnh năm
thứ 13 (1832) chỉ rõ: “Còn nhƣ việc chấm phê thi thì những ý nghĩa Ngũ Kinh, về
Dịch chủ theo truyện của Trình Chu, Thư chủ theo truyện của họ Sái, Thi theo tập
truyện của Chu Tử, Xuân Thu thì lấy sự kiện chép ở Tả thị làm chủ, rồi tham khảo
các thuyết của Cốc Dƣơng, Cốc Lƣơng hoặc Hồ truyện, Lễ kí chủ theo tập thuyết
của họ Trần; còn những ý nghĩa của Tứ thư thì chủ theo Tập chú của Chu Tử”. Hay
nhƣ: kì kinh nghĩa của vua Tự Đức, năm Tự Đức 3, nhà vua chuẩn lời nghị: “Về
Đại học, Trung dung, nghĩa lí sâu rộng tinh vi, chẳng phải là ngƣời có thời gian

nghiên cứu dài lâu thì có thể hiểu biết đƣợc chăng? Các sĩ tử đã cho sách ấy là khó
hiểu, quan trƣờng cũng ít lấy sách ấy mà ra đầu bài, mà lời dạy truyền thụ ở cửa
thánh hiền không đƣợc để tâm tìm hiểu nghiền ngẫm. Vậy yêu cầu đầu bài thi cần


3

dùng Đại học hoặc Trung dung 1 bài, Luận ngữ, Mạnh Tử 1 bài, không đƣợc thiên
dùng cả hai bài Luận ngữ và Mạnh Tử, để chấn hƣng sự học tập của sĩ tử, và sáng tỏ
đạo chính học”. Nói nhƣ vậy để thấy nội dung kinh điển của Nho gia nói chung và
Trung dung nói riêng chính là những nguồn vốn kiến thức căn bản của các sĩ tử thời
xƣa, đồng thời thấy đƣợc giá trị, vai trò vị trí, ảnh hƣởng của những sách kinh điển
đó đối với nền giáo dục, chính trị nƣớc ta thời xƣa.
Trong kho tàng di sản Hán Nôm còn rất nhiều tác phẩm và rất nhiều vấn đề
chƣa đƣợc nghiên cứu, khai thác. Chắc chắn đi sâu vào thế giới mênh mông này của
quá khứ, nhiều tinh hoa, nhiều vấn đề khoa học lý thú sẽ nổi lên và lôi cuốn chúng
ta trƣớc những nét đặc sắc của cha ông ở tâm hồn cao cả, ở tài năng sáng tạo qua
mỗi chặng đƣờng lịch sử. Nghiên cứu, dịch thuật và chú thích các văn bản Hán
Nôm là một công việc đã đƣợc tiến hành từ lâu và cũng đã từng nhiều lần đƣợc làm
đi làm lại. Tác giả Luận văn muốn thực hiện một nghiên cứu với đề tài: Nghiên cứu
tác phẩm Trung dung giảng nghĩa (AB.278), mục đích tìm hiểu nội dung của sách
Trung dung, đi sâu tìm hiểu ảnh hƣởng của kinh điển Nho gia Trung Quốc ở Việt
Nam và các nhà Nho Việt Nam đã luận giải tác phẩm này nhƣ thế nào.
2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tứ Thư và Ngũ Kinh đã có ảnh hƣởng rất lớn trong sáng tác văn học nghệ
thuật ở Việt Nam. Nhiều tác phẩm nho giáo ở Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm đã lấy Tứ Thư và Ngũ Kinh làm đối tƣợng trực tiếp hoặc gián tiếp khi nghiên
cứu, luận giải về tƣ tƣởng Nho giáo. Các nhà Nho Việt Nam, khi luận giải về Tứ
Thư và Ngũ Kinh đã hết sức đề cao, coi đó là khuôn vàng thƣớc ngọc cho hệ thống
tƣ tƣởng Nho giáo, coi nhƣ mặt trăng mặt trời mở lối soi đƣờng cho các thế hệ nhà

Nho. Số lƣợng tác phẩm Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh hiện
còn khá lớn và hầu khắp trong nƣớc, ở các Thƣ viện trung ƣơng và địa phƣơng, các


4

tủ sách tƣ gia ở thành phố và nông thôn; và thậm chí ở một số thƣ viện lớn của nƣớc
ngoài nhƣ Pari (Pháp), Tokyo (Nhật Bản), đều lƣu giữ các văn bản thuộc loại này.
* Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có hàng trăm tác phẩm Hán Nôm Việt Nam
luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh.
Tứ thƣ 四書 (bốn quyển sách) bao gồm: Đại học 大學, Luận ngữ 論語,
Mạnh Tử 孟子, Trung dung 中庸.
Ngũ kinh (五經) bao gồm: Thi (詩), Thư (書), Dịch (易), Lễ (禮), Xuân Thu
(春 秋)。
Luận giải về Tứ thư nói chung có rất nhiều đầu sách. Xin liệt kê nhƣ sau:
- Luận Mạnh sách đoạn 論孟策段: 01 bản viết (VHV.902), 158 trang,
khổ 30 x 17; 184 đoạn văn sách, đề tài lấy trong Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung,
Tính lí… bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức, văn học…
- Tứ thƣ đoản thiên 四書短篇: Trƣờng Văn Đƣờng in năm Minh Mệnh 19
(1838), 02 bản in (4Q), 01 mục lục, 01 tựa (A.1294: 314 tr., 21 x 15; A.1424: 150
tr., 20,5 x 15; MF.3150; A.1794), trên 170 bài kinh nghĩa, đề tài lấy từ Tứ thư.
- Tứ thƣ sách lƣợc 四書策略: 05 bản viết (VHv.391/1-2: 412 tr., 29 x 17;
VHv.901: 412 tr., 30 x 19; VHv.900: 268 tr., 28 x 18; VHv.2241: 160 tr., 26 x 15;
VHt.17: 100 tr., 31 x 19), văn sách, đề tài lấy từ Tứ thư, dùng làm mẫu cho ngƣời
viết văn thi cử.
- Tứ thƣ tiết yếu 四書節要: Bùi Huy Bích trích đoạn, Liễu Văn Đƣờng in
năm Thành Thái 7(1895), 03 bản in (bộ: 4T), 26 x 16, 1 tựa (AC.226/1-4: 1300 tr,
Paris. MG.FC. 63706: 186 tr, Paris. MG.FC. 61511: 150 tr), tóm lƣợc và chú thích



5

những nội dung chính của bộ Tứ Thư gồm: Đại học (T1), Trung dung (T1), Luận
ngữ (T2), Mạnh Tử (T3,4)
- Tứ thƣ tinh nghĩa 四書精義: 03 bản viết, 01 mục lục (VHv.443: 186 tr.,
25*14; VHv.444: 203 tr., 25 x 14; VHv.601/3-4-5: 64 tr., 30 x 18), văn sách chọn
lọc ở các trƣờng và các khoa thi, đề tài lấy ở Tứ Thư, dùng làm tƣ liệu tham khảo
cho ngƣời học viết văn khoa cử.
- Tứ thƣ ƣớc giải 四書約解: Lê Quý Đôn hiệu đính, Ức Văn Đƣờng in năm
Minh Mệnh 20 (1839), 01 bản in, 895 tr., 28 x 17, có chữ Hán (AB.270/1-5), diễn
giải bằng chữ Nôm một số chƣơng trong bộ Tứ Thư.

- Riêng tác phẩm luận giải về Trung dung có 03 đầu sách, xin liệt kê nhƣ sau:
Trung dung diễn ca, Dịch quái diễn ca 中庸演歌,易卦演歌:hiện còn
01 bản viết tay (AB.540) do Phạm Thiếu Du biên soạn, Cao Xuân Dục đề bạt, chép
lại từ bản in năm 1891, có 78 trang, 28.5 x 16.5, 01 tựa, 01 mục lục, 01 bạt, 01 dẫn,
01 chí, có chữ Hán. Nội dung: diễn Nôm 33 chƣơng sách Trung dung, 64 quẻ trong
Kinh Dịch, thiên Nguyệt lệnh trong Kinh Lễ, thơ Thất nguyệt và Tiểu nhung trong
Kinh Thi, 02 bài ca Nôm, thể 6-8 : Nhật khắc trường đoản và Lâm Thao phủ yến
tửu ca.
Trung dung giảng nghĩa 中庸講義:hiện còn 01 bản viết tay (AB.278), có
160 trang, 30 x 22, có chữ Hán. Nội dung: giải nghĩa 33 chƣơng trong sách Trung
dung, dựa theo bản chú thích của Chu Hi. Sau mỗi câu chữ Hán có kèm câu giải
nghĩa bằng chữ Nôm, không rõ dịch giả.


6

Trung dung thuyết ƣớc 中庸說約:hiện còn 01 bản viết tay, 01 bản in
(A.2595: 186 tr., 28 x 16, viết; Paris. MG.FV.56209: 282tr., 18.5 x 11, in) do Lê

Văn Ngữ tự Ứng Hòa soạn năm Bảo Đại 2 (1927). Nội dung: ghi tóm lƣợc nội dung
33 chƣơng sách Trung dung (Hán), Bức thư gửi Thống sứ Bắc kỳ (Nôm) đặt ở đầu
sách.
Ngoài ra, trong Dã sử tập biên 野史集編 (VHv.1310) : 01 bản viết, 134 tr.,
24 x 14, có chữ Nôm, có phần 3 Trung dung chương cú Quốc ngữ ca (50tr), diễn
Nôm sách Trung dung.
Bằng chữ Quốc ngữ có bản Trung dung chính văn trích dịch của Phan Bội
Châu trong Khổng học đăng, quyển I hoàn thành năm 1929. Trong tác phẩm này,
tác giả vừa trích dịch Trung dung, vừa khảo cứu các vấn đề “Mệnh, tính, đạo với
trung hòa”, “Trung dung”, “Đạo với Trung dung”, “Chân lý của quỷ thần”, “Đạo
thuộc về chữ Thành”, “Luân lý ở trong thành chi đạo”, “Thành chi đạo thuộc về tu
thân”, “Chính trị ở trong thành chi đạo”, “Hai bậc ngƣời ở trong thành chi đạo”,
“Kể công phu làm cho đến thành chi đạo”, “công phu Thận độc”. Hay nhƣ, trong
tập sách chuyên khảo Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hóa, Hà Nội, năm 1994, tác
giả Quang Đạm đã dành trên 100 trang sách để nghiên cứu “Từ thuyết đồng quy
đến thuyết Trung dung” và “vấn đề học tập” là những nội dung liên quan trực tiếp
đến Trung dung. Và Trung dung trong Giáo trình ngữ văn Hán Nôm (tập 1 – Tứ
Thƣ) của Trung tâm KHXH & NV Quốc gia - Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB.
KHXH, năm 2004 đã đƣợc GS. Phan Văn Các giới thiệu và dịch chú toàn bộ 33
chƣơng sách Trung dung.
Tác phẩm luận giải về Tứ Thư và Ngũ Kinh, hoặc có nội dung liên quan đến
các tác phẩm của Tứ Thư và Ngũ Kinh mà đầu đề không nêu tên trực tiếp, chúng tôi
tạm gọi là các tác phẩm khác, có 40 đầu sách.


7

Việc thống kê này chắc là chƣa đầy đủ, nhƣng bƣớc đầu góp phần vào việc
cung cấp danh mục tài liệu Hán Nôm luận giải về Tứ thư nói chung Trung dung nói
riêng hiện lƣu giữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm.

Nói chung, các nhà Nho Việt Nam đã tiến hành khảo cứu, bình chú, giải
thích kinh văn; bàn luận về kinh điển thông qua các bài văn sách, kinh nghĩa; tóm
tắt những nội dung chính của kinh điển; diễn giải kinh điển ra chữ Nôm. Tất cả
những nội dung trên đây đều nhằm mục đích quảng bá tƣ tƣởng Nho giáo và phổ
biến Nho học ở Việt Nam. Cũng cần khẳng định rằng, các nhà kinh học Việt Nam
đã phát huy đƣợc tinh thần tự lập tự cƣờng trong khi học tập và nghiên cứu kinh
điển Nho giáo. Họ biết tiếp thu những yếu tố tích cực của kinh điển Nho giáo để
góp phần xây dựng một quốc gia Đại Việt hùng mạnh, độc lập tự chủ, có nền văn
hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Trƣớc khi có chữ Quốc ngữ thì cha ông ngƣời
Việt Nam ta đã sáng tạo ra chữ Nôm. Đặc biệt qua việc diễn giải kinh điển ra chữ
Nôm thì tính dân tộc càng đáng đƣợc đề cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là tìm hiểu ảnh hƣởng của Nho gia Trung Quốc đối
với Việt Nam cũng nhƣ là việc luận giải kinh điển của các nhà Nho Việt Nam. Tuy
nhiên, do chƣa có điều kiện đi sâu vào từng cuốn trong bộ Tứ thư, Ngũ kinh nên ở
Luận văn này mới chỉ chọn: Trung dung giảng nghĩa 中庸講義 (AB.278) để làm
đối tƣợng nghiên cứu khảo sát.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Lấy Trung dung giảng nghĩa làm đối tƣợng nghiên cứu, nhƣng Luận văn
cũng chỉ dám là bƣớc đầu tìm hiểu về tác phẩm để hiểu về văn bản Trung dung


8

ging ngha, ni dng sỏch Trung dung, t tng Nho giỏo, tỡm hiu v ch Nụm,
v quan im, cỏch dch ca tỏc gi,
4. Phng phỏp nghiờn cu
4.1. Ph-ơng pháp nghiên cứu văn bản học
Phng phỏp nghiờn cu ch yu c s dng trong Lun vn ny l mt s

phng phỏp mang tớnh thao tỏc trong vic x lý t liu: nghiờn cu vn bn, mụ t
vn bn, thng kờ, thao tỏc vn bn hcBờn cnh ú, cỏc phng phỏp chung
trong nghiờn cu khoa hc nh: phõn tớch, so sỏnh, quy np, din dch cng c
s dng trong Lun vn ny.
4.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu liên ngành KHXH
Các ph-ơng pháp nghiên cứu liên ngành đ-ợc vận dụng một cách linh hoạt,
phối hợp với nhau trong toàn bộ quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
5. B cc Lun vn
Ngoi Phn m u v phn Kt lun, ni dung ca lun vn gm 3 chng:
+ Chng I Tng quan v vn bn Trung dung ging ngha
+ Chng II Nghiờn cu vn bn Trung dung ging ngha qua vic x lý
t liu ch Nụm
+ Chng III Giỏ tr ca vn bn Trung dung ging ngha
Ti liu tham kho gm 50 n v ti liu, trong ú cú 33 n v ti liu
ting Vit; 9 n v ti liu ch Hỏn; 8 n v ti liu ting Hoa.
Phn ph lc


9

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
1.1. Khái quát về sách Trung dung
Là một trong những kinh điển của Nho gia, cũng nhƣ Đại học (大學), Trung
dung (中庸) lúc đầu đƣợc chép trong bộ “Lễ ký” ( là thiên thứ 31 trong 49 thiên của
sách Lễ kí), sau đƣợc tách biệt ra, để hợp với hai cuốn Luận ngữ và Mạnh Tử thành
bốn cuốn sách cơ bản của Nho gia, gọi là “Tứ thư”. Tƣơng truyền là tác phẩm của
Tử Tƣ, sống đầu thời Chiến Quốc. Tuy Trung dung là một thiên ngắn thôi, nhƣng
nó là một trong những sách kinh điển của Nho gia, có ảnh hƣởng to lớn đối với nền
giáo dục cổ đại, bởi nó là sách giáo khoa của các trƣờng học và là cuốn sách bắt

buộc phải đọc của các thí sinh trong khoa cử khảo thí.
Về tác giả Trung dung, có nhiều ý kiến, có ý kiến cho là của Tử Tƣ, có ý kiến
chia Trung dung làm 2 phần và cho rằng phần 1 là do Tử Tƣ viết, phần còn lại là do
các học giả đời sau viết. Tuy nhiên, trong lời tựa đầu tiên ta thấy viết rõ ràng: “Thử
thiên nãi Khổng môn truyền thụ tâm pháp, Tử Tƣ khủng kỳ cửu nhi sai dã, cố bút
chi ƣ thƣ dĩ thụ Mạnh Tử.” (Thiên này vốn là môn tâm pháp Khổng Tử dùng để
truyền dạy trong đám học trò, Tử Tư sợ rằng vì lâu mà sai lạc đi, nên chép ra sách
để truyền dạy cho Mạnh Tử). Tử Tƣ 子思 (483- 402 TCN) họ Khổng, tên Cấp, tự
Tử Tƣ, là cháu đích tôn của Khổng Tử. Theo Sử kí Khổng Tử thế gia có chép:
“Khổng Tử sinh Lí, tự Bá Ngƣ. Bá Ngƣ sinh Cấp, tự Tử Tƣ”. Sử kí còn cho biết
Tử Tƣ thƣờng khốn ƣ Tống, Tử Tƣ tác Trung dung (từng bị khốn ở nƣớc Tống, Tử
Tƣ làm ra Trung dung). Sự tích cuộc đời Tử Tƣ ngày nay không thể khảo rõ đƣợc.
Theo sự ghi chép của sách Mạnh Tử thì Tử Tƣ từng đƣợc Lỗ Mậu Công và Phí Huệ
Công tôn làm ngƣời hiền, đãi theo lễ thầy học, nhƣng rốt cuộc vẫn không đƣợc


10

dùng. Hán thư – Nghệ văn chí ghi tên sách Tử Tƣ tử, 23 thiên, đã thất truyền. Trịnh
Huyền và Khổng Dĩnh Đạt đều nói Trung dung trong sách Lễ kí là do Tử Tƣ làm ra.
Trong mạch truyền đạo thống, Tử Tƣ là cách gạch nối giữa Tăng Tử đời trƣớc với
Mạnh Tử ở sau, đƣợc tôn là “thuật thánh”. Quách Mạt Nhƣợc, Dƣơng Vinh Quốc
cho Trung dung là tác phẩm của học phái Tƣ Mạnh thời Tiên Tần. Phùng Hữu Lan
coi là tác phẩm của học phái Mạnh Tử thời Tần- Hán. Nói chung đời sau phần nhiều
coi Trung dung là trƣớc tác của Tử Tƣ, và ghép Tử Tƣ với Mạnh Tử làm nột học
phái, gọi là “Tƣ Mạnh học phái”.
Trung Dung là sách gồm những lời tâm pháp của đức Khổng Tử dạy học trò,
mà Tăng Tử là ngƣời học đƣợc tâm đắc nhất, rồi Thầy lại truyền cho học trò của
mình, trong đó có Tử Tƣ là cháu đích tôn của Khổng Tử. Ông này biên chép thành
sách, gồm có 33 chƣơng.

Thầy Tử Tƣ dẫn những lời nói của Khổng Phu Tử đã giảng về đạo trung
dung, có cho rằng: Trung hòa là tính tình tự nhiên của trời đất mà trung dung là đức
hạnh của con ngƣời. Trung 中 là giữa, không lệch về bên nào; dung (庸) là thƣờng,
nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thƣờng. Muốn theo đạo này cốt phải có cái đạo đức:
trí (智), nhân (仁) và dũng (勇). Trí để biết rõ các sự lý, nhân để hiểu điều lành mà
làm, dũng là có cái khí cƣờng kiện mà thực hành theo điều lành đến cùng. Đạo
ngƣời là phải cố gắng để đạt đến bực chí thánh. Phải học cho rộng, xét hỏi cho kỹ,
nghĩ ngợi cho sâu, biện biệt điều phải trái cho rõ và dốc lòng làm điều thiện cho đến
cùng. Nếu ai làm đƣợc nhƣ thế thì ngu thành sáng, yếu thành mạnh, tức là dần lên
đến bực chí thánh. Trong thiên hạ chỉ có bực chí thánh mới hiểu rõ cái tính của Trời.
Biết rõ cái tính của Trời thì biết đƣợc cái tính của ngƣời. Biết rõ cái tính của ngƣời
thì biết đƣợc cái tính của vạn vật. Biết rõ cái tính của vạn vật thì khả dĩ giúp đƣợc
sự hóa dục của trời đất và có công ngang với trời đất vậy.


11

Sách Trung Dung nói về đạo của thánh hiền vốn căn bản của Trời, rồi giải
diễn ra hết mọi lẽ, khiến cho con ngƣời phải giữ mình cho kính cẩn trong khi hành
động và khi im lặng một mình.
Trong sách Trung Dung, Tử Tƣ dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo
"trung dung" 中庸之道, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở
mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành ngƣời quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách
Trung Dung chia làm hai phần:
Phần 1: từ chƣơng 1 đến chƣơng 20, là phần chính, gồm những lời của
Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý trung dung, phải làm sao cho tâm đƣợc: tồn,
dƣỡng, tĩnh, sát; mức ở đƣợc gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cho hòa với muôn vật,
hợp với lòng Trời để thành ngƣời tài giỏi.
Phần 2: từ chƣơng 21 đến chƣơng 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử

Tƣ giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ trung, dung.
Thời Bắc Tống, Trình Hiệu, Trình Di hết sức tôn sùng Trung dung. Chu Hi
朱熹 (1130- 1200) là một nhà lý học thời Nam Tống, là bậc tập đại thành lý học,
đƣợc tôn xƣng là Chu Tử. Chu Hi đã đem phần Đại học và Trung dung trong Lễ ký
xếp ngang hàng với Luận ngữ và Mạnh Tử, cho rằng phần “kinh” trong Đại học là
“Khổng Tử chi ngôn nhi Tăng Tử thuật chi”, phần “truyện” là “Tăng Tử chi ý nhi
môn nhân ký chi”, Trung dung là “Khổng môn truyền thụ tâm pháp” mà do “Tử Tƣ
bút chi vu thƣ dĩ thụ Mạnh Tử”, bốn quyển này có sự nhất quán. Phần chú thích
trong Đại học, Trung dung, gọi là “chương cú” 章句, phần chú thích trong Luận
ngữ, Mạnh Tử tập hợp với cách nói của chúng nhân nên gọi là “tập chú” 集注.
Ngƣời đời sau gọi là “Tứ thư chương cú tập chú” 四書章句集注, gọi tắt là “Tứ thư


12

tập chú” 四書集注. Tứ thư chương cú tập chú là một bộ sách kinh điển của Nho gia
lý học, do thầy Chu Hi biên soạn. Nội dung chia làm: “Đại học chương cú” (01
quyển), “Trung dung chương cú” (01 quyển), “Luận ngữ tập chú” (10 quyển) và
“Mạnh Tử tập chú” (14 quyển). Ông Chu Hi là ngƣời có công phân từng chƣơng,
ngắt từng câu, xếp đặt cho Trung dung mạch lạc. Học trò nƣớc ta ngày xƣa ai cũng
phải đọc qua sách Trung dung do Chu Hi sao chép và dẫn giải, gọi là sách “Chu Hi
chương cú”, mà triều đình cũng coi những ý kiến của họ Chu là chính thống để kén
chọn nhân tài.
1.2. Trung dung giảng nghĩa AB.278
Đây là một văn bản Hán Nôm hiện khuyết danh, không rõ năm sáng tác.
Nhƣ chúng ta đã biết, chúng ta có một kho sách Hán Nôm cực quý, nhƣng cũng thật
là phức tạp, rối răm, đặc biệt là các sách chép tay, đòi hỏi cần kíp phải tiến hành
công tác văn bản học. Văn bản học là một khoa học nghiên cứu các loại văn bản
trong đời sống cụ thể của nó. Nói cách khác nó là một ngành khoa học với những
thao tác và nguyên tắc nhất định để đi sâu nghiên cứu lịch sử phát triển của văn bản

nhằm xác định tác giả tác phẩm, niên đại tác phẩm và trả lại giá trị chân thực vốn có
của văn bản. Nghiên cứu tác phẩm Trung dung giảng nghĩa, tác giả Luận văn
ngoài việc tìm hiểu nội dung Trung dung, tìm hiểu chữ Nôm đƣợc sử dụng để giảng
nghĩa Trung dung, quan điểm cách dịch của tác giả...chỉ mong thông qua việc áp
dụng các nguyên tắc chính, các thao tác xác định tác giả, niên đại tác phẩm nhƣ: sƣu
tầm, tập hợp xử lý toàn bộ những tài liệu liên quan đến tác phẩm, phân tích những
cứ liệu nằm trong tác phẩm (tìm hiểu những bài tựa, bài bạt, phân tích nội dung tư
tưởng trong tác phẩm, phân tích bối cảnh lịch sử, xã hội, căn cứ vào tên đất, triều
đại, chữ húy, xưng hô...), phân tích những cứ liệu nằm ngoài tác phẩm, dựa trên sự
tổng hợp các bằng chứng để tìm đƣợc gợi ý gì đó về phát hiện tác giả, cũng nhƣ


13

thời kỳ xuất hiện văn bản (xác định niên đại tƣơng đối)... Đồng thời, nghiên cứu tìm
hiểu quan điểm tƣ tƣởng của tác giả cũng nhƣ những đóng góp – hạn chế của tác giả
trong quá trình giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm.
1.2.1. Tập hợp văn bản
Về văn bản Trung dung giảng nghĩa, hiện tại thông qua việc tìm hiểu tại các
Thƣ viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thƣ viện Viện Khoa học xã hội, Thƣ viện
Quốc gia, Thƣ viện Viện Văn học chúng tôi thấy chỉ có 01 bản chép tay duy nhất
đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện Viện nghiên cứu Hán Nôm mang ký hiệu AB.278 và nằm
trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu. Ngoài ra, hiện chƣa tìm đƣợc
truyền bản nào khác.
1.2.2. Mô tả văn bản
Trung dung giảng nghĩa AB.278 là văn bản chép tay, khổ 30 x 22, tòan bộ
văn bản có 80 tờ, gồm 160 trang, trong đó: 03 trang đầu là Mục lục sách (có tóm tắt
nội dung các chƣơng, phần tóm tắt sơ lƣợc nội dung này là dùng chữ Hán để tóm
tắt), phần còn lại là chép nội dung 33 chƣơng (những chữ viết to là chữ Hán, viết
kèm dƣới nó với cỡ chữ viết nhỏ hơn là chữ Nôm; viết lên trên 01 dòng/chữ là kinh

văn chép lời Khổng Tử, lời diễn giải của Tử Tƣ; phần chữ viết tụt xuống 01
dòng/chữ là lời chú của Chu Hi).
Trong 160 trang của văn bản, mỗi trang có 09 dòng, chữ viết theo chiều dọc
trang sách từ phải sang trái, xen kẽ theo thứ tự chữ Hán trƣớc rồi đến chữ Nôm. Mỗi
một dòng có nhiều nhất là khoảng 19 đến 20 chữ (cả Hán và Nôm).
Mỗi trang văn bản đều có phần lời nguyên bản Trung dung hoặc phần chú
của Chu Hi bằng chữ Hán viết khổ to, kèm bên dƣới (hơi lệch về bên phải dòng chữ)
là phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm viết chữ nhỏ hơn, (nét chữ mảnh hơn).


14

Trung dung giảng nghĩa (AB.278) dựa theo bản chú thích của Chu Hi, giải
nghĩa 33 chƣơng sách Trung dung. Không những giảng nghĩa phần Trung dung
nguyên bản Hán văn mà phần chú của Chu Hi cũng đƣợc tác giả giảng nghĩa bằng
chữ Nôm. Sau mỗi câu chữ Hán có một câu giải nghĩa bằng chữ Nôm.
1.2.3. Niªn ®¹i hoµn thµnh v¨n b¶n
Khảo cứu về niên đại của tác phẩm cũng là một khâu quan trọng của công tác
Văn bản học. Có thể dựa vào thƣ tịch liên quan và nghiên cứu ngôn ngữ văn tự là
điều rất cần thiết. Chúng ta phải căn cứ vào việc nhận mặt chữ, xét về âm, vần, xét
cách dùng từ...Nhƣ chúng ta đã biết, chữ Hán, chữ Nôm đều là văn tự khối vuông.
Mỗi chữ là một ký hiệu, bao gồm một số nét nhất định, sắp xếp theo một trật tự cân
đối trong một ô vuông. Chính vì lẽ ấy, cho nên ngƣời sao chép viết tay dễ viết nhầm,
viết sai, viết thiếu nét, thừa nét. Đặc biệt các văn bản Hán cổ, văn bản Nôm, thƣờng
viết chữ theo cột dọc, từ phải sang trái, chỉ cần viết không đúng cự ly giữa chữ trên
và chữ dƣới thì đã tạo ra một chữ khác rồi. Ngoài ra, trong qua trình phát triển,
tiếng Việt có những hiện tƣợng biến đổi về ngữ âm. Cho nên ngƣời ta phải thay đổi
ký hiệu chữ viết cho nó phù hợp với những thay đổi về cách phát âm. Điều đó thể
hiện chữ Nôm đã ghi theo âm đọc của một thời kỳ lịch sử, nếu ta nhân biết đƣợc sự
hay đổi về âm, vần, nhận biết đƣợc những chữ viết tắt, bớt nét, hoặc viết đảo vị trí

nét chữ một cách có ý thức (chữ kiêng húy). Dựa vào những cứ liệu chữ viết kiêng
húy cũng giúp ngƣời nghiên cứu văn bản xác định thời điểm xuất hiện một cách khá
chính xác. Bên cạnh đó dựa vào cách dùng từ để xác định thời điểm xuất hiện của
tác phẩm hoặc tên tác giả cũng là điều rất quan trọng. Vì quy luật phát triển của
ngôn ngữ thƣờng có những từ mất đi, nhƣng lại có những từ mới xuất hiện. Hơn
nữa, lịch sử nghiên cứu văn bản liên quan mật thiết với lịch sử văn học, lịch sử tƣ
tƣởng xã hội, lịch sử ngôn ngữ, và lịch sử nói chung trong một thể thống nhất,


15

không thể nghiên cứu một cách biệt lập. Vì thế, qua nhiều cứ liệu khác nhau nhƣ
vậy có thể sẽ giúp chúng ta xác định đƣợc thời điểm xuất hiện cuả văn bản cũng
nhƣ danh tính tác giả.
Văn bản Trung dung giảng nghĩa (AB.278) không ghi niên đại tác phẩm.
Trong khuôn khổ khảo cứu của luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng xác định niên đại của
Trung dung giảng nghĩa.
1.2.4. C¸ch ghi tªn t¸c gi¶, t¸c phÈm
Hiểu biết về tác giả là một khâu quan trọng trong việc xác định lý lịch của
văn bản. Thế nhƣng trong số sách Hán Nôm của ta thực tế có khá nhiều trƣờng hợp
không rõ ràng, không có tên tác giả, hoặc ghi lẫn lộn của ngƣời này sang ngƣời
khác. Có trƣờng hợp giải quyết tƣơng đối thuận lợi nhờ có sự ghi nhận của thƣ tịch
liên quan, tuy nhiên có những trƣờng hợp không thể giải quyết đƣợc hoặc là có
nhiều tranh luận về tác giả do không có hoặc không đủ cứ liệu.
Trung dung giảng nghĩa là một văn bản Hán Nôm hiện khuyết danh. Chƣa
thấy dấu hiệu nào về tên tác giả thể hiện trên văn bản. Nhƣ vậy, về tác giả của
Trung dung giảng nghĩa, cần chờ khảo cứu thêm. Qua tác phẩm Trung dung giảng
nghĩa cũng nhƣ các nguồn tƣ liệu liên quan, chúng tôi chƣa có căn cứ nào cho việc
đoán định tác giả.
Hiện chúng tôi chỉ dùng duy nhất một văn bản Trung dung giảng nghĩa, cho

nên chỉ có duy nhất một cách ghi tên tác phẩm là Trung dung giảng nghĩa.
1.2.5. CÊu tróc cña v¨n b¶n
Văn bản gồm 33 chƣơng, 160 trang.
Ba trang mở đầu sách TDGN là mục lục rất chi tiết, đó cũng là kết cấu chi
tiết của văn bản.


16

Các trang tiếp theo chép phần Trung dung nguyên bản Hán và phần chú của
Chu Hi có kèm phần giảng nghĩa bằng chữ Nôm.
1.3. Nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu tác phẩm Trung dung giảng nghĩa
Vì văn bản TDGN không rõ tên tác giả, niên đại tác phẩm nên nhiệm vụ đặt
ra khi bƣớc đầu nghiên cứu nó là thu thập tìm hiểu các tƣ liệu liên quan để hiểu về
nội dung của văn bản TDGN; tìm hiểu giá trị của văn bản TDGN, tìm hiểu chữ Nôm
đƣợc sử dụng trong đó; tìm hiểu về quan điểm tƣ tƣởng, những đóng góp cũng nhƣ
hạn chế của tác giả trong quá trình giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm và đƣa
ra những nhận xét, đoán định về niên đại tƣơng đối, về tác giả của tác phẩm này.
1.4 Tiểu kết chƣơng I
Chƣơng I là chƣơng mở đầu, cũng là chƣơng tƣơng đối quan trọng. Trong
chƣơng này, chúng tôi đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
- Giới thiệu tổng quan về văn bản Trung dung.
- Giới thiệu tổng quan về văn bản TDGN.
- Mô tả chi tiết văn bản TDGN.
- Rút ra một số nhận xét về tên tác phẩm, tác giả, niên đại hoàn thành tác
phẩm TDGN.
- Đặt ra nhiệm vụ khi bƣớc đầu nghiên cứu văn bản TDGN.


17


CHƢƠNG II
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TRUNG DUNG GIẢNG NGHĨA
THÔNG QUA VIỆC XỬ LÝ TƢ LIỆU CHỮ NÔM
Trong Chƣơng II, Luận văn sẽ trình bày ba vấn đề, một là về việc giảng
nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm, hai là tìm hiểu chữ Nôm đƣợc sử dụng trong
Trung dung giảng nghĩa, ba là phiên âm từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ.
2.1 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm
2.1.1 Việc giải thích nghĩa chữ Hán sang tiếng Việt thông qua chữ Nôm
Chữ Hán có mặt trên đất Việt Nam khoảng gần 2000 năm liên tục từ thời Bắc
thuộc cho mãi đến đầu thế kỷ XX, đƣợc sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn
hóa, chính trị của xã hội Việt Nam. Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X (năm 938),
ngƣời Việt trực tiếp tiếp xúc với tiếng Hán. Nhà Hán đã mở trƣờng dạy chữ Hán
ngày càng nhiều ở Giao Châu, điều đó càng khiến cho tiếng Hán và chữ Hán ngày
càng ảnh hƣởng tới ngƣời Việt. Chữ Hán vừa là phƣơng tiện, vừa là bằng chứng của
quá trình tiếp xúc giao lƣu văn hóa dài lâu giữa Việt Nam và Trung Hoa ở những
thiên niên kỷ sau Công nguyên. Trƣớc thế kỷ X, ngƣời Việt Nam dùng chữ Hán đọc
nhƣ ngƣời Hán, học chữ Hán thực chất nhƣ là học một sinh ngữ. Đến đầu thế kỷ X,
Việt Nam bƣớc vào thời kỳ tự chủ thì tiếng Hán không còn tƣ cách là một sinh ngữ
nữa mà ngƣời Việt vẫn dùng chữ Hán nhƣ cũ nhƣng lại đọc theo cách riêng của
mình là đọc theo cách đọc Hán -Việt. Cách đọc này đã ảnh hƣởng vào tiếng Việt
làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn. Chữ Hán dù sao cũng vẫn là một văn
tự ngoại lai vốn chỉ đƣợc tầng lớp trên nhƣ quan lại, trí thức quen dùng, đã đến lúc
không đáp ứng đƣợc nhu cầu ghi chép của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Bị
tách khỏi môi trƣờng sinh ngữ, chữ Hán càng không đáp ứng đƣợc nhu cầu diễn tả


18

mọi mặt của cuộc sống, những diễn biến tình cảm hết sức uyển chuyển, tinh tế của

ngƣời Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, cần phải có một nền văn tự riêng của ngƣời
Việt là nhu cầu rất tự nhiên. Chữ Nôm ra đời đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử. Cho
đến thời điểm xuất hiện chữ Nôm thì chữ Hán đã có lịch sử hàng ngàn năm rất quen
thuộc với ngƣời Việt Nam. Đó cũng là một thuận lợi đối với việc vay mƣợn chữ
Hán để tạo chữ Nôm. Chữ Nôm đƣợc tạo ra trên cơ sở các chữ vuông Hán, bởi vậy
nếu không có trình độ chữ Hán ở một mức độ nhất định thì ngƣời Việt cũng không
thể viết và đọc chữ Nôm. Khi Việt Nam có nhu cầu phải có một nền văn tự riêng thì
trên đất Việt đã có một đội ngũ hùng hậu những ngƣời Việt Nam có trình độ hiểu
biết sâu về chữ Hán và nền văn hóa Hán. Họ chính là những ngƣời đầu tiên tham
gia vào việc sáng tạo chữ Nôm và sau này những ngƣời kế tiếp họ sẽ có vai trò quan
trọng trong việc phát triển và hoàn thiện chữ Nôm. Kể từ khi chữ Hán bắt đầu du
nhập vào Việt Nam đến khi bị thay thế bằng văn tự khác- chữ Quốc ngữ (đầu thế kỷ
XX) - thì việc dạy chữ Hán đã tồn tại song song với quá trình đó. Một hệ quả lớn
trong việc phổ biến chữ Hán ở Việt Nam là sự ra đời các sách dạy chữ Hán, trong
đó có sách đơn ngữ (chữ Hán) và song ngữ (Hán- Nôm). Để giải thích chữ Hán
sang tiếng Việt, trong quá khứ ngƣời ta dùng các khái niệm: giải nghĩa - giảng
nghĩa và giải âm, nhƣng tất cả đều là nghĩa của chữ Hán đƣợc giải thích sang tiếng
Việt thông qua chữ Nôm. Với tính chất là sách dạy chữ Hán cho ngƣời mới học thì
các sách song ngữ Hán- Nôm nhƣ: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Tam thiên tự giải
âm, Nhật dụng thường đàm, Đại Nam quốc ngữ… trong loại hình sách này đã lấy
các cấp độ ngôn ngữ: tự, từ, cụm từ làm đơn vị cơ sở để giải thích nghĩa chữ Hán.
Không dừng lại ở đó, trong quá trình giao lƣu văn hóa với Trung Hoa, ngƣời Việt
chúng ta đƣợc tiếp xúc với những bộ sách kinh điển của họ. Để hiểu các văn bản
Hán văn ngƣời ta có thể giải nghĩa, giảng nghĩa, diễn nghĩa, diễn ca, thuyết ước,
tiết lược, tinh nghĩa…Mỗi một phƣơng thức đều có mang đặc trƣng riêng của mình.


19

Riêng sách Trung dung đã đƣợc các nhà Nho diễn ca, giảng nghĩa, thuyết ƣớc…

Mục đích giảng nghĩa là không những diễn ra mà còn giảng nghĩa, giảng giải ý
tƣờng tận ý nghĩa, giúp cho ngƣời đọc có thể nắm bắt đƣợc nội dung chính của nó.
2.1.2 Việc giảng nghĩa Trung dung bằng chữ Nôm
+ Trung dung giảng nghĩa vµ sù thÓ hiÖn quan ®iÓm, ph-¬ng ph¸p diễn Nôm
một văn bản chữ Hán
Có thể nói, xuất phát điểm của nền dịch thuật tại Việt Nam là từ dịch thuật
phụ vụ tôn giáo mà chủ yếu là truyền bá đạo Phật. Sau đó, nó đã tiến lên một bƣớc
từ dịch thuật phục vụ tôn giáo sang dịch thuật các sách kinh điển, sách văn học,
phục vụ cho nhu cầu thƣởng thức văn học nghệ thuật của tòan xã hội.
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, 2002, Hoàng
Phê chủ biên có ghi: “giảng”: trình bày kiến thức cặn kẽ cho ngƣời khác hiểu; “giảng
nghĩa”: nói cho rõ nghĩa cuả từ ngữ, câu văn, bài văn.

Tại Việt Nam, sách giảng nghĩa Tứ thư, Ngũ kinh nói chung và sách Đại học,
Trung dung nói riêng không phải là nhiều. Có thể liệt kê một số sách tiêu biểu nhƣ
sau:
- Đại học giảng nghĩa 大 學 講 義 là bản dịch Nôm sách Đại học có kèm
chú giải gốc chữ Hán của Chu Hi và bài nói về sách Đại học. Đại học giảng nghĩa
không rõ tác giả, hiện có một bản viết tay 30 trang, ký hiệu AB.227 (TVHN).
- Đại học tích nghĩa 大 學 晰 義 do Lê Văn Ngữ biên soạn và viết tựa năm
1927, giảng giải sách Đại học của Tăng Tử, có viện dẫn Kinh thư, Luận ngữ, Mạnh
Tử để thuyết minh. Có một số bài bàn về sách Luận ngữ, Trung dung. Đại học tích
nghĩa có ký hiệu A.2594 (TVHN).


×