Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày - Nùng trên địa bàn thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ( 1986 - 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NÔNG THỊ BIÊN

KINH TẾ CHĂN NUÔI THEO MÔ HÌNH TRANG TRẠI CỦA
CÁC CƢ DÂN TÀY – NÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG (1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Mã số: 60 22 54

Hà Nội – 2014

\


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NÔNG THỊ BIÊN

KINH TẾ CHĂN NUÔI THEO MÔ HÌNH TRANG TRẠI CỦA
CÁC CƢ DÂN TÀY – NÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG (1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, thông tin trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nông Thị Biên

\


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các cán bộ, quý thầy cô tại
khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự giúp đỡ quý báu đó, đặc
biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt quá trình nghiên cứu, học
tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Sỹ Giáo đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự quan tâm
của Lãnh đạo Khu di tích Pác Bó tỉnh Cao Bằng, cùng các anh chị, em đồng
nghiệp nơi tôi công tác đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành
tốt khóa học.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự

nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 01 năm 2014
Học viên

Nông Thị Biên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ....................................................................... 4
3. Mục đích, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu. ........................... 12
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài. ...................................... 12
5. Đóng góp của luận văn............................................................................ 16
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 16
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ
CÁC TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI CỦA CÁC
CƢ DÂN TÀY, NÙNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG .... 18
1.1 Những vấn đề chung về kinh tế trang trại ............................................. 18
1.2. Các tiền đề hình thành trang trại chăn nuôi của các cư dân Tày – Nùng
ở Thành phố Cao Bằng ................................................................................ 30
*Tiểu kết chƣơng 1:....................................................................................... 38
Chƣơng 2:......... QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ HÌNH TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI CỦA CÁC CƢ DÂN TÀY – NÙNG .................................... 40
Ở THÀNH PHỐ CAO BẰNG ...................................................................... 40
2.1. Loại hình kinh tế chăn nuôi của các cư dân Tày – Nùng ở Thành phố
Cao Bằng trước Đổi mới (trước năm 1986). ............................................... 40
2.2. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý với sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại ....................................................................................................... 48

2.3. Buổi đầu của mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi của các cư dân Tày –
Nùng ở Thành phố Cao Bằng ...................................................................... 60
Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 71


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ............. 74
ĐỘNG VẬT THUẦN DƢỠNG VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦA ..... 74
CÁC CƢ DÂN TÀY, NÙNG Ở THÀNH PHỐ CAO BẰNG .................... 74
(1986 – 2010) .................................................................................................. 74
3.1. Thực trạng các trang trại chăn nuôi động vật thuần dưỡng thời kỳ 1986
– 2010 .......................................................................................................... 75
3.2. Sự phát triển của các trang trại chăn nuôi động vật hoang dã của các cư
dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (1986 – 2010). ............. 89
3.3. Một số điển hình về trang trại chăn nuôi của người dân Tày, Nùng trên
địa bàn Thành phố Cao Bằng. ..................................................................... 98
*Tiểu kết chƣơng 3:..................................................................................... 103
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHĂN NUÔI
THEO MÔ HÌNH TRANG TRẠI CỦA CÁC CƢ DÂN TÀY, NÙNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG .......................................... 105
4.1. Những tác động tích cực và những khó khăn ..................................... 105
4.2. Những giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của cư dân
Tày – Nùng ở Cao Bằng. ........................................................................... 116
4.3. Những đề xuất, kiến nghị và mục tiêu định hướng phát triển KTTT,
kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại ở Cao Bằng .............................. 128
*Tiểu kết chƣơng 4:..................................................................................... 135
KẾT LUẬN .................................................................................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 140
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 150



\

Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ CAO BẰNG

\


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KTTT

Kinh tế trang trại

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản


UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn, ao, chuồng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố Cao Bằng
(2008 – 2010) .................................................................................................. 35
Bảng 1.2: Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố
Cao Bằng giai đoạn 2007 - 2010 ..................................................................... 36
Bảng 3.1: Số lượng trang trại chăn nuôi động vật thuần dưỡng của người dân
Tày, Nùng ở Thành phố Cao Bằng (1986 – 2010).......................................... 76
Bảng 3.2: Diện tích trang trại chăn nuôi động vật thuần dưỡng của các cư dân
Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng qua các năm. .......................... 80
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại chăn nuôi động vật
thuần dưỡng của các cư dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng
(1986 – 2010). ................................................................................................. 82
Bảng 3.4: Giá trị sản lượng hàng hóa của các trang trại chăn nuôi động vật
thuần dưỡng của người Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (1986 2010)................................................................................................................ 87
Bảng 3.5: Thành phần dân tộc và trình độ học vấn của chủ trang trại chăn
nuôi động vật hoang dã ở Thành phố Cao Bằng (2000-2010)........................ 89
Bảng 3.6: Tuổi đời và nghề nghiệp gốc của chủ trang trại người dân tộc Tày –
Nùng chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Thành phố Cao Bằng. .......... 90
Bảng 3.7: Tình hình chăn nuôi động vật hoang dã bốn chân của cư dân Tày,
Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (giai đoạn 2000 – 2010) ................. 90

Bảng 3.8: Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân từ khai thác các sản phẩm
động vật hoang dã bốn chân trên địa bàn Thành phố Cao Bằng .................... 93
Bảng 3.9: Số lượng trang trại chăn nuôi động vật hoang dã của cư dân Tày,
Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (giai đoạn 2000 – 2010) ................. 94
Bảng 3.10: Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân của các trang trại chăn nuôi
động vật hoang dã khác trên địa bàn Thành phố Cao Bằng (2000 – 2010)........ 97
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ sau Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI - Đại hội Đổi mới (năm
1986), vấn đề kinh tế hộ cá thể nông nghiệp nông thôn được coi trọng phát
triển hơn bao giờ hết, khi Nghị quyết 10-NQ/TU của Bộ Chính trị (năm 1988)
và Luật đất đai (năm 1993) ra đời đã mở đường cho nhiều hộ nông dân có
điều kiện phát triển các trang trại sản xuất nông - lâm nghiệp rất hiệu quả.
Bước ngoặt lịch sử này đã cho ra đời một hình thức tổ chức sản xuất mới
trong nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế trang trại hình thành chính là kết quả
của công cuộc đổi mới đất nước; là định hướng đúng đắn của đường lối phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; là sự hưởng ứng của một bộ phận hộ
nông dân kinh doanh giỏi, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là một
quá trình tất yếu phù hợp với quy luật khách quan do yêu cầu phát triển của
nền kinh tế; của giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung chuyên canh, sản
xuất hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế này dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng vùng
sinh thái, với sự đa dạng về loại hình sản xuất, phong phú về sản phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường trước những thay đổi căn bản về tiêu dùng của
xã hội. Đó là việc chuyển dần từ tiêu dùng các sản phẩm thứ cấp của trồng

trọt (lương thực là chính) sang tiêu dùng các sản phẩm của ngành chăn nuôi
như thịt, trứng, sữa, thủy sản,... Đây là một trong những nhân tố, là động lực
thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi ở tầm cao hơn theo hướng CNH, HĐH.
Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để
nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn,
nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế khi mà
2


phương thức chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, phân tán không còn đáp ứng
được những yêu cầu trên. Từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày
02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại và Quyết định số
10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đã tạo nên cơ sở pháp lý
vững chắc, định hướng cho sự hình thành và phát triển chăn nuôi trang trại
phát triển nhanh về mọi mặt. Đặc biệt là, ở một tỉnh miền núi biên giới như
Cao Bằng (với trên 90% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó người Tày,
Nùng chiếm tới 76%), thì mô hình này cũng đã thể hiện được tính ưu việt của
nó với 259 trang trại trên toàn tỉnh trong đó có 190 trang trại (chiếm 73,4%) là
trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp phục vụ dịch vụ chăn nuôi (năm
2010). Tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của các trang trại hiện có
đạt trên 16 tỷ đồng/năm (giai đoạn 2002 – 2010), góp phần giảm tỷ lệ đói
nghèo toàn tỉnh 23% (năm 2002), cơ bản xóa xong hộ đói vào năm 2003,
giảm hộ nghèo xuống mỗi năm 2 - 3%. Riêng địa bàn Thành phố Cao Bằng
phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới mức 2%.
Mặc dù phát triển kinh tế chăn nuôi trang trại còn gặp nhiều khó khăn,
hạn chế như thiên tai, dịch bệnh,… nhưng đã góp phần khai thác và sử dụng
có hiệu quả nguồn lực tự nhiên (diện tích đất đồi, đất rừng, đồng cỏ, diện tích
mặt nước). Bước đầu tạo ra những vùng sản xuất tập trung, có khối lượng
hàng hóa lớn; Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Tạo

điều kiện cho công nghiệp chế biến giết mổ phát triển; Từ đó góp phần xóa
đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông
thôn. Chăn nuôi trang trại còn có điều kiện khống chế bệnh dịch và giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nông thôn… Xuất phát từ hiệu quả thiết thực về kinh tế xã hội do chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại mang lại, cùng với tầm
nhìn chiến lược về định hướng phát triển kinh tế chăn nuôi trang trại đã thôi
3


thúc tác giả tìm hiểu về mô hình kinh tế mới này, với đề tài nghiên cứu là
“Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày – Nùng trên
địa bàn Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (1986 – 2010)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
KTTT đã hình thành và phát triển khá sớm, đã có nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về lý luận và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. Các nghiên cứu
gần đây tập trung làm rõ về sự tồn tại của loại hình trang trại gia đình trong
điều kiện cạnh tranh khốc liệt; mối quan hệ giữa quy mô và năng suất, hiệu
quả của trang trại; mối quan hệ chặt chẽ giữa trang trại với thị trường….
2.1. Tình hình nghiên cứu về kinh tế trang trại trên thế giới.
Tác phẩm “Kinh tế nông nghiệp: Hộ trang trại và sự phát triển nông
nghiệp” của Ellis, Frank, Đại học Cambridge, tái bản lần 2, công bố năm
1993 đã cho thấy sự tất yếu khách quan phát triển mô hình KTTT từ kinh tế
hộ gia đình trong quá trình phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới.
Tác phẩm “Trang trại gia đình trong một thế giới toàn cầu hóa” của tác
giả Michael Lipton do Viện nghiên cứu chính sách lương thực Liên hiệp quốc
công bố năm 2005 cho thấy tình hình phát triển KTTT của thế giới trong điều
kiện toàn cầu hóa. Công trình đã khẳng định vai trò quan trọng, tính bền vững
của trang trại gia đình quy mô nhỏ so với các loại hình trang trại khác trong
nền sản xuất nông nghiệp thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Liên quan đến loại hình trang trại gia đình còn thu hút sự nghiên cứu

của nhiều nhà khoa học khác như Strange, Marty với tác phẩm “Trang trại
gia đình. Một cách nhìn kinh tế mới” được Nxb Nebraska và nhà sách Food
First xuất bản năm 2002; tác phẩm “Trang trại gia đình và sinh thái học về
nông nghiệp bền vững, mạnh mẽ” của tác giả Netting và Robert MacCarter
công bố năm 2003 (Nxb Đại học Stanford) hay tác phẩm “Cỡ của trang trại
4


sản xuất tại các nước đang phát triển” của các tác giả Berry và William
R.Cline, Đại học Johns Hopkins công bố năm 2000 đã cho thấy ruộng đất
được sử dụng hiệu quả tại các nước đang phát triển là trang trại gia đình,….
Nhiều nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa quy mô với năng suất,
chất lượng, hiệu quả trang trại. Tiêu biểu như bài viết “Sự gắn kết chặt chẽ
của mối quan hệ ngược giữa quy mô trang trại và năng suất. Một hướng phân
tích theo kinh nghiệm chủ nghĩa về sản xuất nông nghiệp” của hai tác giả
Carter và Michael công bố năm 1998; “Mối quan hệ giữa quy mô trang trại
và năng suất trang trại” của tác giả Feeder, Gershon, công bố năm 2002, hay
“Quy mô trang trại. Năng suất và hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau về hiệu quả
dựa trên quy mô trang trại ở Honduras” của Gillian, Daniel O tại Hội thảo
hàng năm của Hiệp hội KTTT Hoa Kỳ năm 1998.
Các nghiên cứu khuyến cáo trang trại không nên mở rộng quy mô quá
lớn trong điều kiện trình độ quản lý, khả năng trang bị, ứng dụng khoa học
công nghệ còn hạn chế, bởi điều đó làm cho năng suất, hiệu quả trang trại
giảm xuống. Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển KTTT, nhất là đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của KTTT thông qua các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ như chính sách đất đai, tài chính, chính sách hỗ trợ phát triển thị
trường…. đã được các tác giả Heffernan, William đề cập trong báo cáo gửi
Hội nông dân quốc gia “Củng cố hệ thống lương thực và nông nghiệp”, Đại
học Missouri công bố năm 1999, hay tác phẩm “Trang trại gia đình trong
một thế giới toàn cầu hóa” của tác giả Michael Lipton, năm 2005.…

2.2. Tình hình nghiên cứu về KTTT và phát triển KTTT của một số
tác giả trong nước.
* Nghiên cứu về kinh tế trang trại nói chung
Trong hai thập kỷ gần đây, nhất là đầu những năm 1990 đến năm 2000,
ở nước ta KTTT là chủ đề nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa học, chỉ đạo
5


thực tiễn và các nhà khoa học thực sự quan tâm. Các công trình nghiên cứu
tập trung phân tích thực trạng KTTT ở nước ta trong những năm đổi mới trên
cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn ở nhiều địa phương đại diện cho các vùng
nông nghiệp. Tiến hành phân tích một cách công phu, cụ thể tình hình phát
triển KTTT trên tất cả các mặt từ các yếu tố sản xuất, kết quả sản xuất kinh
doanh và nhất là phân tích đã có sự so sánh với các hộ gia đình nông dân trên
địa bàn. Từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra hàng loạt các vấn đề phát sinh cần
phải giải quyết từ nhận thức, thái độ đối với KTTT, tiêu chí nhận dạng đến
những bất cập của Nhà nước trong hỗ trợ về mặt cơ chế và điều kiện vật chất,
trình độ chủ trang trại, chất lượng, kỹ thuật quản lý các trang trại, hỗ trợ tạo
điều kiện về vốn, phát triển nguồn nhân lực, chế biến và tiêu thụ nông sản….
Ở thời điểm nghiên cứu của các công trình, những giải pháp được đưa
ra là khá toàn diện và phù hợp với thực tiễn. Trong đó, có những giải pháp
đến nay vẫn mang tính thời sự như tổ chức hệ thống khuyến nông, xây dựng
các cơ sở sản xuất giống phù hợp với từng vùng sinh thái, tạo sự liên kết gắn
bó giữa nhà khoa học và nhà nông, giải pháp về quy hoạch phát triển trang
trại, phát triển thị trường cung ứng các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp; giải
quyết đầu ra cho sản phẩm của các trang trại…. Một số nghiên cứu sinh cũng
lấy chủ đề KTTT làm nội dung nghiên cứu của luận án. Nhiều nhà xuất bản,
tạp chí đã đăng tải nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về KTTT như
GS.TS Nguyễn Đình Hương, GS.TS Phạm Vân Đình; GS. TS Trần Đức, GS.
Bùi Huy Đáp; PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc, TS. Nguyễn Từ…. Những công

trình nghiên cứu về KTTT có thể kể đến ở đây như:
Một số ý kiến thảo luận trong công trình nghiên cứu “Thực trạng và
giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia công bố năm 2000, đã đề cập những vấn đề lý luận, những
6


vấn đề thực tiễn của phát triển KTTT với đội ngũ nghiên cứu là nhiều nhà
khoa học chuyên sâu về kinh tế nông nghiệp thuộc trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Bộ NN&PTNT cùng nhiều cơ quan khác là rất hữu ích đối với đề
tài của chúng tôi.
Luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Đào Hữu Hòa: “Phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2009, đã đồng ý
với khái niệm KTTT trong giáo trình “Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp”
của trường Đại học Kinh tế quốc dân biên soạn năm 2001 của GS.TS. Đỗ
Hoài Nam; đồng thời, tìm hiểu quan niệm về mọi góc nhìn của sự phát triển
kinh tế. Nói về các tiêu chí phân loại KTTT, luận án của tác giả Đào Hữu Hòa
cũng đã trình bày và phân tích 6 đặc điểm của trang trại so với kinh tế hộ gia
đình nông dân. Tiếp theo, tác giả đã nêu lên cách xác định tiêu chí trang trại
và các quy định cụ thể ở một số nước như Hòa Kỳ và vận dụng vào Việt Nam.
Đó là quy mô giá trị sản lượng hàng hóa, quy mô sử dụng đất và quy mô tài
sản. Những giải pháp đến nay vẫn mang tính thời sự như tổ chức hệ thống
khuyến nông, xây dựng các cơ sở sản xuất giống phù hợp với từng vùng sinh
thái, tạo liên kết gắn bó giữa nhà khoa học và nhà nông…. Tác giả cũng trình
bày thực trạng, những giải pháp về quy hoạch phát triển trang trại, phát triển
thị trường cung ứng các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp; giải quyết đầu ra
cho sản phẩm của các trang trại,… ở các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Sử trong luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát

triển KTTT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Sơn La”, bảo vệ năm 2006, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh cũng đã nêu khái niệm KTTT. Luận án đã đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của
trang trại gia đình trên cơ sở phân tích, so sánh giữa hộ nông dân tiểu nông
với KTTT ở các mặt: Ý chí, kiến thức của chủ hộ và chủ trang trại; Quy mô
7


đầu tư, thu nhập, tỷ suất hàng hóa.…; Đưa ra kiến nghị sửa đổi tiêu chí xác
định KTTT theo hướng nên thống nhất chung cho cả nước mà không phân
biệt theo vùng, miền.
Trong những năm qua, rất nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước có liên
quan đến nghiên cứu, khảo sát thực trạng về phát triển KTTT đã được triển
khai. Đó là các đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, năm 1999 do GS.
TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm; “Phát triển kinh tế trang trại ở Tây
Nguyên”, năm 1999 – Chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Thanh Khiết; “Kinh tế
trang trại miền Đông Nam Bộ – Thực trạng và xu hướng phát triển đến năm
2005”, năm 1999, chủ nhiệm đề tài Phạm Khánh Phương; “Các giải pháp
nhằm phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn vùng Tây Bắc nước ta hiện
nay”, năm 2003 – Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Trần văn Chử;
TS. Trương Thị Minh Sâm trong “Kinh tế trang trại ở các tỉnh Nam
Bộ, thực trạng và giải pháp” do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 2000,
trên cơ sở kế thừa quan niệm KTTT của nhiều tác giả, phân tích các tiêu chí
theo quy định của Tổng cục Thống kê, công trình đã đưa ra khái niệm về
KTTT, phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp để phát triển KTTT
cho các tỉnh Nam Bộ về các chính sách đất đai, vốn đầu tư, nguồn nhân lực,
chính sách tài chính tín dụng, quy hoạch,…
Nhiều nghiên cứu sinh đã chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu như
“Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại ở Việt

Nam” của tác giả Tạ Thị Lệ Yên, năm 2003; “Các giải pháp tài chính để phát
triển kinh tế trang trại trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc” năm
2004 của tác giả Đinh Văn Hải; “Các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên”, năm 2006 của tác giả
Nguyễn Thị Tầm;….
8


Dưới góc độ phát triển KTTT theo hướng bền vững, đã có một số nhà
khoa học đề cập đến trong các cuộc hội thảo khoa học, các bài viết đăng trên
các tạp chí như Hội thảo khoa học về “Bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững kinh tế trang trại tại Việt Nam” của Trung tâm Tài nguyên, Môi trường
và công nghệ sinh học tổ chức tại Đại học Huế, tháng 11 năm 2004; “Phát
triển bền vững kinh tế trang trại – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Trịnh
Xuân Báu đăng trên tạp chí Nông nghiệp, ….
*Nghiên cứu về kinh tế trang trại, kinh tế chăn nuôi trang trại ở
vùng các dân tộc thiểu số miền núi.
Nghiên cứu về về kinh tế trang trại vùng đồi núi, đặc biệt là kinh tế
trang trại chăn nuôi ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang
rất cần được sự quan tâm của các nhà chuyên môn. Những tài liệu nghiên cứu
về vấn đề này ở Việt Nam còn chưa nhiều, có thể kể ra một số công trình:
Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan (VNRP) “Kinh tế trang
trại vùng đồi núi” do Trần Đức chủ biên, Nxb Thống kê xuất bản năm 1998.
Là công trình nghiên cứu tập thể của một số cán bộ khoa học do kỹ sư Trần
Đức làm chủ đề án, được sự tài trợ của chương trình nghiên cứu Việt Nam –
Hà Lan trong thời hạn 2 năm (từ giữa năm 1996 đến giữa năm 1998) với nội
dung chính gồm 5 phần: 1. Lịch sử kinh tế trang trại trên Thế giới và trong
nước; 2. Một số luận điểm về KTTT; 3. Giới thiệu KTTT vùng đồi núi Yên
Bình (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái); 4. Một số vấn đề về kinh tế trang trại;
5. Suy nghĩ xung quanh vấn đề kinh tế trang trại. Địa bàn khảo sát không chỉ

dừng ở vùng trung tâm của huyện Yên Bình mà còn mở rộng ra nhiều vùng
trên phạm vi cả nước (Đắk Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, huyện
Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang, huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La…).
Nghiên cứu về trang trại chăn nuôi, một loại hình chăn nuôi mới theo
hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa đang là vấn đề nóng sốt trong khoảng
9


chục năm trở lại đây mà không thể không nói đến là loại hình chăn nuôi động
vật hoang dã. Những công trình tiêu biểu:
Một số chỉ tiêu sinh học máu ở động vật hoang dã ăn thịt nuôi tại Thảo
Cầm Viên Sài Gòn góp phần chẩn đoán và điều trị bệnh, luận án Tiến sĩ nông
nghiệp của Phan Việt Lâm năm 1999. Luận án gồm 4 chương với nội dung
chính là trình bày quy trình lấy mẫu máu và phân tích một số chỉ tiêu sinh học
máu ở loài gấu, từ kết quả phân tích tác giả luận án đưa ra các chẩn đoán bệnh
ở loài gấu và một số cách điều trị bệnh.
Giáo trình chăn nuôi động vật hoang dã của PGS. TS Nguyễn Văn
Thu, xuất bản năm 2011 tại Nxb Đại học Cần Thơ. Giáo trình trình bày hai
vấn đề chính: Thứ nhất, Tầm quan trọng và mục tiêu của sự phát triển và bảo
tồn động vật hoang dã trong hoàn cảnh môi trường thế giới ngày càng suy
thoái, khí hậu thay đổi, tài nguyên cạn kiệt dần, dịch bệnh cũng như thảm họa
thiên nhiên ngày càng cao, dân số thế giới ngày càng gia tăng. Chăn nuôi
động vật hoang dã vẫn còn là một nghề mới mẻ và còn nhiều tranh luận trong
hoàn cảnh của Việt Nam, vừa nhằm bảo tồn những động vật hoang dã có
nguy cơ tuyệt chủng cao, đồng thời nó cũng đang trở thành một nghề sản xuất
đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống, giúp người chăn
nuôi thoát nghèo vươn lên làm giàu; Thứ hai, Giới thiệu đặc điểm, kỹ thuật
chăn nuôi và hiệu quả kinh tế chăn nuôi của một số loài động vật hoang dã
đang được nuôi sinh sản ở Việt Nam (heo rừng, nhím, gấu, hươu sao, hổ, rắn,
trăn, cá sấu, ba ba, ếch, chim ngói, dế).

Một số bài đăng trên các tạp chí và báo điện tử với nội dung giới thiệu
hoạt động và hiệu quả kinh tế của gây nuôi động vật hoang dã như các bài:
“Làm giàu nhờ nuôi Nhím” của Chu Minh Khôi, đăng ngày 10/9/2008 của
trên trang “Động vật hoang dã – xu hướng
chăn nuôi mới” trên báo Đaklak điện tử, đăng ngày 18/06/2010; “Nuôi ba ba
10


siêu lợi nhuận” của nhà báo Tuấn Anh trên trang web />Nhiều bài trên trang (Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Viện chăn nuôi Việt Nam).
Ở Cao Bằng, chưa thấy công bố công trình nghiên cứu chuyên sâu nào
về kinh tế trang trại cũng như trang trại chăn nuôi (bao gồm cả chăn nuôi
động vật thuần dưỡng và động vật hoang dã) ngoài khóa luận tốt nghiệp của
tác giả Nông Thị Biên bảo vệ năm 2009 với đề tài “Một số vấn đề về kinh tế
trang trại ở Cao Bằng (2001 – 2009)” với nội dung chính là đi sâu tìm hiểu
thực trạng mô hình kinh tế trang trại ở Cao Bằng từ năm 2001 đến tháng 03
năm 2009, chỉ ra những hiệu quả kinh tế do làm KTTT mang lại và đồng thời
đưa ra những giải pháp để tiếp tục thúc đẩy mô hình này phát triển. Những tin
bài phản ánh về hoạt động nuôi động vật hoang dã chưa nhiều. Gần đây mới
có một số bài đăng trên báo Cao Bằng điện tử như “Cần tìm hướng đi cho
công ty cổ phần giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng” của Diệp Yến; “Hiệu
quả mô hình nuôi ong mật tại Đề Thám”, phản ánh hiệu quả kinh tế từ việc
nuôi ong mật của một số hội viên tiêu biểu của câu lạc bộ ong mật phường Đề
Thám; “Thái Học phát triển mô hình nuôi lợn đen” và “Phát triển chăn nuôi
lợn đen ở Lục Khu (Hà Quảng): Cần có giải pháp hỗ trợ nông dân” giới
thiệu hiệu quả kinh tế và nêu ra những hạn chế còn tồn tại của mô hình nuôi
lợn đen ở xã Thái Học (thuộc huyện Nguyên Bình) và vùng Lục Khu (thuộc
huyện Hà Quảng); và một số tin bài khác…. Hy vọng rằng đề tài “Kinh tế
chăn nuôi theo mô hình trang trại của các cư dân Tày – Nùng trên địa bàn
Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (1986 – 2010)” sẽ góp một phần nhỏ

vào việc tái hiện lại bức tranh chăn nuôi theo mô hình kinh tế trang trại của
đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, giới thiệu một số hiệu quả kinh tế chăn
nuôi điển hình đã giúp cho người dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.
11


3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu.
* Mục đích:
Luận văn với đề tài “Kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại của các
cư dân Tày – Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng (1986 –
2010)” nhằm mục đích:
1/ Tìm hiểu quá trình hình thành của loại hình kinh tế chăn nuôi trang
trại của người dân Tày – Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.
2/ Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi (bao gồm
các trang trại chăn nuôi động vật thuần dưỡng và các trang trại chăn nuôi
động vật hoang dã) của người Tày – Nùng ở Thành phố Cao Bằng giai đoạn
1986 – 2010.
3/ Đánh giá hiệu quả kinh tế của loại hình trang trại chăn nuôi trên địa
bàn, chỉ ra những hạn chế, khó khăn còn tồn tại; đề xuất những giải pháp, kiến
nghị nhằm khắc phục khó khăn và tiếp tục phát triển loại hình chăn nuôi mới
này một cách hiệu quả và bền vững.
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là các trang trại chăn nuôi của người
dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng.
* Phạm vi nghiên cứu:
Các vấn đề có liên quan đến kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại
của người Tày, Nùng ở Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. (Trong thời
gian thực hiện luận văn, năm 2012 Thị xã Cao Bằng được đổi tên gọi là
Thành phố Cao Bằng, vậy nên để đảm bảo tính thời sự khách quan cho luận
văn tác giả sử dụng tên gọi Thành phố Cao Bằng).

4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
4.1. Quan điểm nghiên cứu.
4.1.1 Quan điểm tổng hợp.
Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn có mối
quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một thể thống nhất tương đối. Kinh tế
12


chăn nuôi theo mô hình trang trại ở Cao Bằng phải được nghiên cứu trong
mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử của vùng, của cả nước, cũng như
trong bối cảnh quố c tế về vấn đề phát triển kinh tế bền vững hiện nay.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ.
Trong không gian, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có sự thống nhất
nhưng không hoàn toàn đồng nhất, đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm ra sự
khác biệt đó. Điều đó dẫn đến sự phân bố của các trang trại chăn nuôi cũng
khác nhau về quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng và các sản phẩm chuyên
môn hóa của chăn nuôi. Quan điểm này đã được đề cập đến trong đề tài “Địa
lý ngành chăn nuôi Việt Nam”, chuyên mục Địa lý trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, ngày tạo 16/4/2012 trên trang web www.doko.vn/luan-van/dia-lyngành-chan-nuoi-viet-nam-127691.
4.1.3. Quan điểm lịch sử.
Mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng vận động và biến đổi theo
không gian và thời gian, tức là chúng luôn ở trạng thái động. Hoạt động của
kinh tế chăn nuôi trang trại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, cần
xem xét sự phát triển của các trang trại trong từng giai đoạn cụ thể và đặt
trong mối quan hệ với những thay đổi về thể chế, chính sách phát triển kinh tế
- xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó, cho phép đánh giá những khả
năng, triển vọng của trang trại sản xuất chăn nuôi hiện tại, đề ra những
phương hướng và giải pháp phát triển trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển bền vững là mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung. Từng ngành, từng khu vực kinh tế và từng địa phương phải
xây dựng được đường lối chính sách phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ
môi trường, đảm bảo không khí trong lành cho con người. Nghiên cứu phát
13


triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói
riêng, trong đó có chăn nuôi trang trại cũng phải tuân thủ chặt chẽ định hướng
phát triển này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp lịch sử.
Với đối tượng nghiên cứu là trang trại chăn nuôi luôn có tính chất động
thì việc nghiên cứu theo phương pháp lịch sử là đòi hỏi tất yếu. Mốc thời gian
chính là “hoa tiêu” dẫn đường, định hướng cho việc nghiên cứu. Nghiên cứu
kinh tế chăn nuôi trang trại theo những mốc thời gian hợp lý để làm rõ sự
chuyển biến của đối tượng nghiên cứu đặt trong mối tương quan so sánh đồng
đại và lịch đại.
4.2.2. Phương pháp lôgic.
Đề tài được thực hiện theo phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống,
trên cơ sở phân tích, xử lý các tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung
nghiên cứu thu được từ các nguồn khác nhau. Việc phân tích, đánh giá, tổng
hợp các thông tin thu được là một bước quan trọng để có thể đưa ra được các
kết quả cuối cùng theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
4.2.3. Phương pháp điền dã.
Điền dã là phương pháp không thể thiếu và mang lại hiệu quả cao nhất
trong nghiên cứu đề tài luận văn. Vì vậy, để đảm bảo tính khoa học và thực
tiễn của đề tài, tác giả đã trực tiếp đi điều tra, khảo sát thực địa hoạt động của
các trang trại.

4.2.4. Phương pháp thống kê và phân tích kinh tế học.
Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội nói chung ,
số liê ̣u thố ng kê về ngành chăn nuôi , trang trại chăn nuôi nói riêng là những
14


thông tin dữ liệu đầu vào cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, để việc thực
hiện các nội dung nghiên cứu theo một chuẩn mẫu định sẵn, thì các loại số
liệu thống kê cần thu thập phải được hệ thống hoá theo đề cương đã vạch sẵn
để tránh thiếu sót những dữ liệu cần thiết cho bước tổng hợp sau này.
Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm: thống kê qua các tài liệu báo cáo
và sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan; thống kê qua các số liệu khảo sát,
thực địa; thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ… Thực tế cho thấy rằng
đây là phương pháp không thể thiếu được, với các số liệu thu thập theo
phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa. Các
số liệu trong nghiên cứu và đánh giá gồm: quy mô, cơ cấu trang trại chăn
nuôi, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, loại hình trang trại, số lượng vật
nuôi của mỗi trang trại, số chuồng trại chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy cầm,
các loài động vật hoang dã) trên địa bàn nghiên cứu,…
Phương pháp phân tích, chứng minh thực tế của kinh tế học hiện đại rất
đa chủng, đa dạng, như phân tích bình quân, phân tích động thái, phân tích
đầu ra đầu vào, phân tích giá trị, phân tích cơ cấu… Những phương pháp này
giao thoa lẫn nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành một hệ thống phân tích kinh
tế học hiện đại.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói
riêng trong đó có trang trại chăn nuôi được xác định dựa trên yêu cầu thực
tiễn về viê ̣c đảm bảo an ninh lương thực và góp phầ n tić h cực vào sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển của trang trại chăn nuôi phụ thuộc sâu sắc
vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện thức ăn, nhu cầu tiêu thụ và những biến

đổi của thị trường. Do đó, đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và cần có
những dự báo khả năng phát triển dựa trên thực trạng đó có ở hiện tại.
15


5. Đóng góp của luận văn
1/ Luận văn góp phần khẳng định chủ trương phát triển kinh tế chăn
nuôi theo mô hình trang trại của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo tỉnh Cao
Bằng là đúng đắn. Luận văn giúp làm rõ tính hợp lý cũng như những bất cập
trong chính sách hiện nay về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trong nông
nghiệp nông thôn ở địa bàn Thành phố Cao Bằng, làm căn cứ quan trọng để
hoàn thiện, sửa đổi hoặc xây dựng mới chính sách cho phát triển KTTT góp
phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
2/ Phác thảo bức tranh phát triển, phân bố và các hình thức tổ chức sản
xuất, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong sự phát triển của kinh tế chăn nuôi
trang trại của đồng bào thiểu số miền núi biên giới vùng sâu, vùng xa mà cụ
thể ở đây là các cư dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố Cao Bằng của tỉnh
Cao Bằng trong xu thế hội nhập. Nêu lên các giải pháp phát triển cho chăn
nuôi trang trại trên địa bàn trong thời gian tới.
3/ Luận văn như một nguồn tài liệu khoa học để các chuyên gia về
khuyến nông khuyến lâm, các lãnh đạo địa phương và những người dân ở Cao
Bằng tham khảo để có định hướng đúng đắn hơn trong việc phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn bền vững.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 4 chương được kết cấu như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về kinh tế trang trại và các tiền đề hình
thành trang trại chăn nuôi của các cư dân Tày, Nùng trên địa bàn Thành phố
Cao Bằng.
Chương 2: Quá trình hình thành mô hình trang trại chăn nuôi của các cư

dân Tày, Nùng ở Thành phố Cao Bằng.
16


×