Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.39 KB, 16 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHN
0
HUYỆN
THOẠI SƠN.
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay.
An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và đứng đầu 12 tỉnh ĐBSCL về tổng mức
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội và thu ngân sách. Trong những năm qua với sự phát triển của các
thành phần kinh tế trong tỉnh, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng trở nên cấp bách trong khi
nguồn vốn tự có ở nông thôn không đủ đáp ứng, đặc biệt là vốn cho sản xuất nông nghiệp. Trước
nhu cầu bức thiết đó, NHN
0
chi nhánh huyện Thoại Sơn là một trong những ngân hàng tạo được
niềm tin nơi khách hàng vì hoạt động của ngân hàng luôn hướng đến lợi ích của người nông dân,
hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn, họ là những người quen thuộc, gần gũi có
mục đích sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Vì vậy với sự
phấn đấu và cố gắng trong 3 năm qua NHN
0
Thoại sơn đã phát vay tín dụng ngắn hạn, cụ thể như
sau:
Bảng 4.1: Doanh số cho vay qua 3 năm ( 2005 - 2007 )
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 77,726 92,047 96,489 14,321 18.42 4,442 4.60
Dịch vụ nông
nghiệp
142,078 150,179 185,215 8,101 5.70 35,036


18.9
2
Cho vay đời sống 26,814 28,962 35,154 2,148 8.01 6,192
17.6
1
Ngành nghề khác 28,871 42,309 50,771 13,438 46.54 8,462
16.6
7
Tổng cộng 275,489 313,497 367,629 38,008 13.80 54,132
14.7
2
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN
0
huyện Thoại Sơn
Trong hoạt động tín dụng, tín dụng ngắn hạn thường
chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ
yếu được huy động ngắn hạn, hơn nữa tuy các ngành nghề ở An
Giang phát triển đa dạng, nhưng phần lớn chu kỳ sử dụng vốn
ngắn nên việc cho vay thường tập trung vào ngắn hạn. Thời gian
qua việc cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã đạt được những
kết quả như sau:
- Doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp ba
năm qua đều tăng vì đây là lĩnh vực chi nhánh chú trọng đầu tư.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế lớn nhất của
tỉnh An Giang nói riêng và của cả khu vực ĐBSCL nói chung
với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản.
Năm 2006 doanh số cho vay nông nghiệp
đạt 92,047 triệu đồng, tăng 14,321 triệu đồng, tương đương tăng
18.42% so năm 2005. Năm 2007 đạt 96,489 triệu đồng, tăng

4,442 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4.60% so với năm 2006.
Nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay là
do nông dân được mùa, giá lúa ổn định nên đầu tư mạnh hơn
dẫn đến nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều
hơn. Đặt biệt là huyện đã và đang có chính sách khuyến khích
hộ nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh, nuôi bò sữa; đây là 2
đối tượng mới có chi phí đầu tư cao…
- Như trên đã trình bày, nông nghiệp là lĩnh vực được chú
trọng đầu tư do đó dẫn đến các dịch vụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp cũng được chi nhánh quan tâm đúng mức nhằm hổ trợ
khách hàng triển khai áp dụng công nghệ - kỹ thuật mới vào sản
xuất thay thế các tập quán canh tác lạc hậu vừa tiết kiệm thời
gian, công sức vừa gia tăng năng suất. Trong lĩnh vực này, thông
thường chi nhánh cho vay để mua sắm, sữa chữa máy cày, máy
bơm, máy suốt, máy gặt đập liên hợp, nâng cấp các công trình
thủy lợi…nên doanh số cho vay trong lĩnh vực dịch vụ nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 50% tổng doanh số cho
vay) và tốc độ tăng của năm 2007 so 2006 cũng cao nhất
( 18.92%) so với các lĩnh vực khác.
Năm 2006 với doanh số cho vay 150,179
triệu đồng, tăng 8,101 triệu đồng, tốc độ tăng là 5.7% so năm
2005. Năm 2007 đạt 185,215 triệu đồng, tăng 35,036 triệu đồng,
tương đương 18.92% so năm 2006.
- Doanh số cho vay đời sống.
Đây là loại hình cho CBCNV vay chủ yếu dựa vào thu nhập
hàng tháng của từng CBCNV, tiền vay được dùng vào việc sửa
chữa nhà, mua sắm tư liệu sinh hoạt ( xe gắn máy, hàng kim khí,
điện máy cao cấp…).
Năm 2006 cho vay 28,962 triệu đồng, tăng
21,148 triệu đồng, tỷ lệ tăng 8.01% so năm 2005. Năm 2007 đạt

35,154 triệu đồng, tăng 6,129 triệu đồng, tăng 17.61% so năm
2006.
Doanh số này mỗi năm đều tăng do đời sống
nhân dân được nâng lên chi nhánh có những điều kiện thuận lợi
về nguồn vốn, linh hoạt về mức cho vay, thời hạn cho vay hạn
chế được rủi ro….
- Doanh số cho vay ngành nghề khác ( bao gồm
tiếu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cầm đồ…)
Năm 2006 doanh số đạt 42,309 triệu đồng,
tăng 13,438 triệu đồng, tương đương 46.54% so năm 2005. Năm
2007 đạt 50,771 triệu đồng, tốc độ tăng 16.67% so năm 2006.
Đối tượng cho vay được tập trung vào việc phát triển ngành
nghề truyền thống tại địa phương, sửa chữa phòng nghỉ phục vụ
du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet…
Tóm lại, hoạt động cho vay của NHN
0
chi nhánh
huyện Thoại Sơn trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng
đều qua các năm (năm 2006 tăng 13.80% so năm 2005; năm
2007 tăng 14.72% so năm 2006), đặc biệt là trong lĩnh vực
thương mại - dịch vụ do ngân hàng nắm bắt được tiềm năng phát
triển du lịch ở 2 thị trấn Núi Sập và Óc Eo nên gần đây đã gia
tăng đầu tư cho các hộ có nhu cầu sửa chữa để kinh doanh nhà
trọ, khách sạn…
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ.
Trong hoạt động tín dụng, việc thu nợ gốc và lãi là một yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ
ngân hàng nào cũng phải quan tâm, vì kết quả thu nợ thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có
chính xác khi quyết định cho vay hay không, nguồn thu nợ không chỉ góp phần ổn định, bảo toàn
nguồn vốn để việc mở rộng tín dụng mà còn quyết định mức thu nhập cao hay thấp cho ngân
hàng. Nhận thức được điều này thời gian qua chi nhánh NHN

0
huyện Thoại Sơn không ngừng triển
khai nhiều biện pháp nhằm theo dõi chặt chẽ để nâng cao doanh số thu nợ điều đó thể hiện qua
bảng số liệu sao đây cho ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua các năm.
Bảng 4.2: Doanh số thu nợ qua 3 năm ( 2005 - 2007)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2,005 2,006 2,007
So sánh 06/05 So sánh 07/06
Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 73,049 87,954 92,855 14,905 20.40 4,901 5.28
Dịch vụ nông
nghiệp
119,711 128,642 155,634 8,931 7.46 26,992 17.34
Cho vay đời sống 27,229 28,638 31,124 1,409 5.17 2,486 7.99
Ngành nghề khác 23,773 50,014 53,254 26,241 110.38 3,240 6.08
Tổng cộng 243,762 295,248 332,867 51,486 21.12 37,619 11.30
Nguồn: Phòng Tín dụng NHN
0
huyện Thoại Sơn
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể là:
- Doanh số thu nợ trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn và tăng
đều qua các năm.
Năm 2006 thu nợ đạt 87,954 triệu đồng tăng 14,905 triệu đồng, tốc độ tăng 20.4%
so năm trước. Năm 2007 thu nợ đạt 92,855 triệu đồng, tăng 4,901 triệu đồng, tương đương 5.28%
so năm 2006.
Sự gia tăng này đã chứng tỏ hộ nông dân sản xuất, kinh
doanh thuận lợi nên hiệu quả sản xuất tốt, giá cả các mặt hàng nông sản có tăng tạo thu nhập đáng
kể nên hoàn trả nợ cho chi nhánh đúng theo hợp đồng. Bên cạnh đó người dân đã rút kinh nghiệm
trong sản xuất, nâng cao trình độ ứng dụng khoa hoc - kỹ thuật, hạn chế tác động xấu từ tự nhiên,
hợp cùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, từ đó doanh số thu nợ có những chuyển biến tốt.

- Doanh số thu nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đạt doanh
số cao nhất trong tổng doanh số thụ nợ. Cụ thể:
Năm 2006 thu đạt 128,642 triệu đồng, tăng 8,931 triệu đồng,
tốc độ tăng 7.46% so năm trước. Năm 2007 đạt 155,638 triệu đồng, tăng 26,992 triệu đồng, tương
đương 17.34% so năm 2006.
Nguyên nhân làm tăng doanh số thu nợ ngành nông nghiệp
như đã nêu trên cũng là nguyên nhân gia tăng doanh số thu nợ trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp.
Bên cạnh đó do vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho
khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

×