Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Diễn ngôn truyền thông: Nghiên cứu truyền thông từ hướng tiếp cận ngôn ngữ học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 9 trang )

DIỄN NGÔN TRUYÉN THÔNG: NGHIÊN cứu TRUYÊN THÔNG
Từ HƯỚNG TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC
ThS. Nguyễn Minh*

1. Diễn ngôn và diễn ngôn truyền thông
T ro n g giai đoạn đẩu, tro n g các nghiên cứu của chủ nghĩa cấu trúc, diên ngôn được
coi là đối tượng cửa ngôn ngữ học văn bản. T iêu biểu cho giai đoạn này, Barthes ( 1970 )
cho rằng “C húng tôi gọi cái khách th ể của xuyên ngôn ngữ học là diẽn ngôn - tư ơng tự
văn bản trong ngôn ngữ h ọ c nghiên cứu, và chúng ta địnlì nghĩa nó (hãy còn là sơ b ộ )
n h ư là “m ộ t đ o ạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành th ể thống n h ất xét từ quan điểm nội
d ung”. Được truyển đạt cùng với những m ục đích giao tiếp th ứ cáp, và có những tổ chức
p h ù hợp với những m ục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn
hó a khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ.”
N h ư vậy, khô n g có sự p hân biệt th ật rõ ràng giữa văn bản (n h ư m ộ t cấu trúc ngôn
ngữ) với diẽn ngôn. Đ iểm m à B arthes nhấn m ạnh là phải xem xét diễn ngôn tro n g các
m ục đích giao tiếp xã hộ i và sự liên th ô n g giữa văn hóa và giao tiếp,
Ngoài ra, trong giai đoạn này, còn những cách phân biệt diễn ngôn và vãn bản đơn
giàn là sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Diẽn ngôn - ngôn ngữ nói ở đây
không đơn giản là m ột p h át ngôn đơn nhất từ m ột người nói m à là chuỗi các phát ngôn
trong các lượt hội thoại, tuân theo các chiến lược giao tiếp hoặc quy tắc ngữ học, nhằm diễn
(play) hoặc quản soát (govem ) diễn ngôn trong bối cảnh đối thoại cụ thể.
Sau đó, quan điểm về diễn ngôn đã có nhiéu thay đổi từ giai đoạn hậu - cấu trúc và
ngữ nghĩa học. Ở giai đ o ạn cấu trú c /n g h ĩa học, nghĩa (m eaning) được gán cho những

* NCS - Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.


DIỄN NGÔN TRUYÉN THÔNG: NGHIÊN cứu ĨRUYÉN THÒNG TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC

43


khách th ể “ở b ê n ngoài” th ế giới, và gán vào bản chất hoặc tâm tính của cá nhân, c h ủ
nghĩa cấu trú c khăng khăng rằng nghĩa là hiệu ứng của cái biểu đạt, và cái biểu đạt
khô n g phải tài sản của th ế giới hay cá nhân, m à là của ngôn ngữ. Đ iéu này dẫn đến hệ
quả là cả th ế giới b ê n ngoài và cá n hân chỉ có thê’ được hiểu là quá trình sản xuất; chứ
khô n g phải n g u ồ n của n g ô n n g ữ /cái được biểu đạt. V ấn để của kết luận này là nó giống
n h ư m ộ t d ò n g chảy tự do và trừ u tượng, và nó ám chỉ rằng - cả tro n g thực hành lẫn
nguyên lý - th ế giới và n g ô n từ có thê’ là bất kì cái gì.
N h ư n g khái niệm n g ô n ngữ (n h ư trên) là không đủ. N g ô n ngữ bị kiểm soát bởi “sự
chỉnh sửa” m an g tín h lịch sử, chính trị, văn hóa, và “sự chỉnh sửa” đó luôn tái sản xuất và
lưu thông, tức là kiến tạo ra các bài nói, các dạng thức tái trìn h hiện, và các thiết lập định
chế m ang tín h th ự c hành. Vì thế, đến đây, khái niệm “diễn n g ô n ” nổi lên thay th ế khái
niệm “n gôn ngữ ”.
T ừ “diễn n g ô n ” là danh từ và đổng thời là động từ. D iễn ngôn như là m ộ t “hành
đ ộ n g ” của việc n g ô n ngữ quy chiếu vào m ột điều gì đó. C ò n th eo nghĩa n hư m ộ t “cách
d ù n g ”, diễn n g ô n quy chiếu vào cả quá trình tương tác lẫn kết quả của việc truyền th ô n g
và tư tưởng. D iễn n gôn là m ộ t quá trình xã hội nhằm tạo ra và tái sản xuất nghĩa.
T ừ q uan điểm trên, diễn n g ô n là m ộ t khái niệm vừa rất trừ u tượng, vừa rất cụ thể.
D iẽn ngôn n h ư là quá trìn h chúng ta chuyển hó a th ế giới b ên ngoài vào hệ th ố n g ngôn
ngữ. Việc này cho th ấy n gôn ngữ lu ôn có m ột lịch sử p h át triển và nó luôn có xung đ ộ t
với các quan h ệ xã hội. D iễn n g ô n là sản phẩm của sự khu ô n định m ang tín h xã hội, lịch
sử, th ể chế, và nghĩa (m ean in g ) được sản xuất ra từ các th ể chế diễn ngôn.
T ừ khái n iệm trừ u tư ợng trên, diễn ngôn được nghiên cứu n h ư các kiểu diễn ngôn cụ
thể, th ứ m à xã h ộ i sử d ụ n g đê’ tương tác và tran h luận. P hạm vi của nó trải rộng từ diẽn
ng ô n tru y ền th ô n g với các kiểu tru yển hình hay tin tức, cho đến các diễn ng ô n m ang
tín h th ể chê' n h ư k h o a h ọ c h ay văn chương.
T ự u tru n g lại, việc p h ân tích diễn ngôn không chỉ là vấn để vể văn bản (tex t) m à
còn vể n gôn ngữ và cách sử dụn g của nó trong bối cảnh xã hội. Vì thế, C ook cho rằng
“ [Việc p h ân tích d iễn ngôn] k h ô n g chỉ hướng vào m ình ngôn ngữ. N ó cũng chú trọ n g
đ ến bối cảnh giao tiếp: ai đang giao tiếp với ai và vì sao; tro n g kiều bối cảnh xã h ộ i và
tìn h h u ố n g nào, th ô n g qua p h ư ơ n g tiện gì; và những kiểu giao tiếp khác nhau đã trộ n

vào như th ế nào, m ối quan h ệ giữa chúng với nhau là gì” (d ẫn th eo D iệp Q ụang B an).


44

Nguyễn Minh

T ừ tiếp cận diễn ngôn như trên, ta thấy rằng diễn ngôn truyến thông, trước hết, được
hiểu như các kiểu loại (gem e) cụ thể của truyển thông: tin tức, truyền hình; phỏng vấn,
(khung) thiết kế b á o ,... T ừ đó, ta thấy được sự thể chế hóa các m ối quan hệ xã hội (lịch sử,
chính trị, quyển th ế ,...) đã định hình cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ trên truyến thông
như th ế nào. Sự định hình đó chính là “diễn ngôn truyền thông”. Vì vậy, nghiên cứu diễn
ngôn truyền thông trở nên quan trọng trong ngành nghiên cứu truyến thông bởi nó có ảnh
hưởng đến hai vấn đề cơ bản nhất của truyền thông: vấn đề nghiên cứu các loại thê’ truyền
thông cụ thể; và vấn đế nghiên cứu truyền thông như m ột hành động xã hội.
Bell đã chi ra b ố n lí do tại sao cần nghiên cứu truyền thông. M ột là truyền thông là m ột
nguồn phong phú cho việc truy cập dữ liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. H ai là, truyển
thông ảnh hưởng và tái trình hiện công chúng của nó thông qua ngôn ngữ và cộng đồng nói
năng. Và ba là (quan trọng nhất), cách sử dụng truyền thông có thể cho thấy những thỏa
thuận giữa nghĩa xã hội (social m eanings) và những m ẫu rập khuôn (stereotypes) được quá
trinh hóa thông quan ngôn ngữ và giao tiếp. Bốn là, truyền thông phản ánh và ảnh hưởng
đến khuôn m ẫu và sự th ể hiện của văn hóa, chính trị, và đời sống xã hội.
Bài nghiên cứu sẽ tó m lược m ộ t vài hướng nghiên cứu chính của p h ần tích diễn
ngôn truyển th ô n g th ồ n g qua m ộ t số tác giả tiêu biểu:

2, Van Dijk và phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA)
T ừ 1979, b ắt đầu có nhữ ng tác giả tiên pho n g đầu tiên ứng dụng p h ân tích diễn
ngôn phê p h án (vốn là m ộ t hư ớng nghiên cứu trong ngôn ngữ học) vào nghiên cứu
truyển th ô n g n hư F ow ler hay Kress và H odge. N hư ng hướng nghiên cứu này chi thự c sự
phát triển từ trường p h ái p h ân tích diễn ngôn Anh của Fairclough và trư ờ ng phái ngôn

ngữ h ọ c văn bản H à Lan của van Dijk. CD A trở thành khung chuẩn cho nghiên cứu văn
bản truyển th ô n g và nghiên cứu diễn ngôn.
C D A hướng đến nghiên cứu những nghị sự xã hội - chính trị (sociopolictical
agenda), quan tâm đ ến việc khám phá ra những bằng chứng về sự kh ô n g bình đẳng
trong những m ối quan hệ quyển lực, th ứ luôn ngẩm ẩn tro n g cách người ta nói năng
trong xã hội, và tại các sự kiện; đê’ làm lộ ra vai trò của diễn ngôn trong việc tái sản xuất
và thách thức sự th ố n g soát xã hội - chính trị. T ruyền th ô n g là m ột chủ đé cụ thê’ củaCD A bởi vai trò n ò n g cốt của truyền thông như là diễn ngôn - tạo dựng th ể chế
( discourse-bearing in stitu tio n s).


DIỄN NGỒN TRUYỂN THÔNG: NGHIÊN cứu TRUYỀN THÔNG TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC

^5

K hung CD A của van Dijk hướng đến việc thống hợp (in terg rate) sản xuất và diễn
giải diễn ngôn cũng như việc phân tích diễn ngôn m ang tính văn bản (textual). Công
trìn h quan trọ n g nh ất của ông vế ph ân tích diễn ngôn truyển thông là “N ew s as
D iscourse” (1 9 8 8 ), sau đó được p h át triển thành “N ew s Analaysis”, được viết ra từ m ột
nghiên cứu sầu rộng các tin quốc tế và việc phân b iệt chủng tộc tại báo chí châu Âu.
T rong các công trình của m ình, ông xem xét bản chất của các ý kiến và xem chúng
được thê’ hiện trên các chuyên m ục trên báo in như thế nào. Vì thế, nghiên cứu của ông
triển khai trên m ột khung tổng thể rộng lớn trên cả diễn ngôn và ý hệ (iđeology) và hướng
đến m ột lý thuyết siêu trật tự về ý hệ.
T ất cả những việc đó dựa trên câu hỏi nền tảng: cấu trúc xã hội quan hệ như thế nào
với cáu trúc diễn ngôn. Câu trả lời là chúng có thể không quan hệ trực tiếp. Bởi nếu chúng
thật sự có quan hệ trực tiếp, chúng không cẩn đến ý hệ, và hơn nữa, m ọi hành thế (actor)
trong các nhóm xã hội sẽ hành động và nói cùng m ột việc. Ô ng đưa ra m ột khung trong đó
cấu trúc xã hội chỉ có thể quan hệ với cấu trúc thông qua các hành thể xã hội và tâm trí của
họ: m ô hình tầm thức (m etal m odel) trung gian giữa ý hệ và diễn ngôn. Vì thế lí thuyết cùa
ông gôm ba thành tố chính: chức năng xã hội, cấu trúc tri nhận, và việc thê’ hiện và tái sản

xuất m ang tính diễn ngôn. N h ư vậy, có m ột cẩu nối giữa cấp độ phân tích vi mô và vĩ mô.
C ấu trú c diẻn ngôn có bao gồm những ý hệ trải dài từ cấu trúc vi m ô như từ vựng
và cấu trú c ngữ pháp cho tới cấu trú c vĩ m ô n hư chủ để hoặc để (th e m e ); thê’ hiện m ộ t
cách gián tiếp văn bản hoặc to àn bộ diễn ngôn (th eo nghĩa rộng). C ấu trúc vĩ m ô được
tổ chức th eo tô n ti: những quy tắc vĩ m ô (m acrorules) định hình những thông tin quan
trọ n g n h ất tro n g văn bản. Việc đó được thể hiện qua việc chúng ta tó m tắt m ột văn bản.
N h ữ n g quy tắc vĩ m ô kiểu đó chi ra thê' giới tri thức của người đọc. Ở cấp độ quy tắc vĩ
m ô, nghĩa được gán cho người đọc.
Đ iểm này cho thấy hai ý tro n g nghiên cứu của van Dijk. M ộ t là văn bản thư ờ ng
không nói th ẳn g (straightíorvvard). C húng ta cần xem xét nhữ ng gì văn bản thự c sự nói
và không nói, để nhận ra nhữ ng điểm m ơ hô, nhập nhằng, th iếu m ạch lạc h iển
n h iê n ,...C ầ n thực hiện phân tích hướng đến những nền tảng nhằm xem xét ki nhữ ng
vấn để vể ý hệ.
H ai là, chúng ta cấn chú ý đến người đọc. M ột trong những khái niệm quan trọ n g
của Dijk là “không gian ý h ệ” (ideological square). N ó có chức năng phần hóa các n h ó m


Nguyễn Minh

46

để 'hể hiện n h ó m “ta ” trong sự quý m ến và nhóm “h ọ ” trong sự thiếu quý m ến. Bằng việc
phen tích các chuyên m ục và các ý kiến (trên báo in), van Dijk cho thấy báo chí M ĩ thể
h iệt các lãnh đạo n h ư Gadhafi hay Saddam Hussein là “h ọ ” trong thế đối lập với quốc gia
nhv Israel, được quý trọ n g như “ta ”.
B ằng việc p h ân tích các bài báo trên N ew York T im es và W ashington P ost vể vấn
để Trung Đ ông, ông đã chỉ ra khung lí thuyết cho CD A trong việc p h ân tích diễn ngôn
trui-ển th ô n g trê n b áo in.
K hung đó gồm : Sự phân hóa (polarization), m ạch lạc trong ý kiến (opinion
colerence), sự quy kết (attribution); việc m ô tả (description), m ối quan tầm (interest), sự

ngềm ẩn (im plicitness), siêu - ý kiến (m eta-opinions), sự thê’ hiện (expression), không thê’
nhỉc tới (unm entionables), luận cứ (argum ents), việc sử dụng lịch sử (using history).
T ừ đó, ông khuyến nghị phương thức phần tích ý hệ gồm: (a) khảo sát bối cảnh của
diễ .1 ngôn, (b ) phân tích các nhóm , m ối quan hệ quyển thế, và sự xung đột giữa chúng, (c)
xem xét cả ý kiến tích cực và tiêu cực từ cả “h ọ ” và “ta”, (d) nói rõ các dụng ý ngầm ẩn, (d)
khảo sát tất các các cẫu trúc nhấn m ạnh vào việc phân hóa các nhóm ý kiến.

3. Allan Bell và phản tích cấu trúc diễn ngôn tin (structure of news stories)
A.Bell đã làm việc cả trên cương vị nhà báo (biên tập viên) lẵn học giả (chuyên gia
ngốn ngữ học). Vì thế, ông tự nhận hướng tiếp cận của m ình là m ột thực hành m ang tính
quan sát (observant participation) vào báo chí - tri thức gắn liển với thực hành báo chí.
T ác p h ẩ m quan trọ n g n h ất của ông là “T h e language o f news m edia”, tro n g đó có
ba chủ đé chính - quá trìn h sản xuất ngôn ngữ truyển thông, khái niệm truyện tin (new s
story) và vai trò của công chúng truyền thông. Các nghiên cứu về ngôn ngữ tro n g diẽn
ngôn truyền th ô n g của ông tập trung vào diễn ngôn cấu trúc của truyện tin (new s
strory). Ô n g chỉ ra tru y ện tin khác với các kiểu th u ật sự (narrative) n hư th ế nào.
Cách tiếp cận này giúp ta th ông qua cầu chuyện m à khám phá ra cấu trúc sự kiện
của nó; và đặt ra câu hỏi: câu chuyện đã thực sự nói điều gì? Bằng cách này, chúng ta dễ
khám phá ra những kh o ản g trố n g và sự thiếu rõ ràng, đê’ nhìn thấy những gì m à văn bản
không để cập đến. V ì thế, nghiên cứu của Bell n hư là “công việc khám ra m ang tính ý
h ệ ” hơn là “p h ân tích diễn n g ồ n ”.
Ồ ng đã nghiên cứu những tin có dạng câu - đơn được báo chí A nh in ấn, để cho
th?Ýỵ rằng dù là m ộ t câu đơn cũng thê’ hiện ở mức độ cao những diễn ngôn phức tạp, thứ


DIÊN NGỐN TRUYẼN THÔNG: NGHIÊN cứ u TRUYỀN THÒNG TỪ HƯỚNG TIẾP CẬN NGÔN NGỮ HỌC

47

các nhà báo cố gắng ấn càng nhiếu thông tin vào càng tốt. Ô ng chỉ ra những hư ớng lẫ n

chi tiết cho việc p h ân tích cấu trú c và cấu trúc diễn ngôn của truyện tin (new s story) và
sử dụng chúng vào việc phân tích các bài trên Daily M irror về việc bắt giữ các rg h i
phạm của IRA. Việc p h ân tích các sự kiện, h ành thể, thời gian, sự kiện trong câu chuyện
cho thấy tín h k h ô n g n h ất quán, thiếu m ạch lạc, khoảng trống, và sự m ập m ờ tro n g câu
chuyện, xung khắc với những lực (force) xuyên suốt quá trìn h sản xuất ra cầu chuyện
của nhà báo, biên tập viên, và sự liên quan đến việc lĩnh hội của người đọc.

Sơ đồ của A.Bell về cấu trúc diễn ngôn tin một - câu

4. Norman Fairdough và phân tích diễn ngôn truyền thông bằng khung chức năng
Fairclough đã p h át triển hướng tiếp cận diễn ngôn truyền thông của m ình hơn hai
thập ki. Ô n g quan tâm đến ngôn ngữ, diẻn ngôn và quyển th ế trong xã hội. T ừ tác phẩm
quan trọ n g m ở đ ầu “D iễn ngôn truyển thông” ( 1995) cho đến cuốn sách gẩn đây n h ất
“P hân tích diễn ngôn p h ê phán: N gành nghiên cứu ph ê phán của ngôn ngữ" (2010), ông
đều tập tru n g sử dụng khung chức năng của Halliday. T ừ đó, ông kết hợp kiến thức từ các
lí thuyết xã hội th eo quan điểm của Foucault.
C ũng giống n h ư khung của van Dijk; khung của Fairclough gồm ba th àn h tố. Đ ầu
tiên là khía cạnh của p h ân tích diễn ngôn hay văn bản, thứ bao gồm cả cấp độ vi m ô (từ
vựng, cú p h á p ) lẫn cấp độ vĩ m ô của cấu trúc văn bản củng n h ư những yếu tố liên n h â n
tro n g văn bản. T h ứ hai là những thực hành phân tích diễn. ngôn. N hữ ng thực hành # em
xét m ộ t văn b ản được cấu trúc và diễn giải cũng như phân phối như th ế nào. T ru yến
th ô n g được đưa đ ến người n h ận rất nhiếu văn bản đến từ các ngu ổ n khác nhau, p hân
tích diễn n gôn cũng xem xét đến những thực hành diễn ngôn của những vùng (d o m a in )
xã hội khác n h au (ví dụ diễn n gôn chính trị), Fairclough gọi đó là trật tự diễn n gồn


Nguyên Minh

48


(m ộ t từ của F oucault). Và th ứ ba là ph ân tích các thực hành xã hội (social pratices), tập
tru n g vào m ối quan hệ giữa diễn ngôn với quyền th ế và ý hệ.
M ặc dù p h ân tích diễn ngôn phê phán của cả van D ijk và Fairclough đểu có ba
th à n h tố, như ng chúng khác n hau về bản chất của thành tố th ứ hai, th àn h tố trung gian.
Đ ó là nơi van D ijk gọi là ‘‘nhận thức xã h ộ i” - cấu trúc nhận thức và m ô h ìn h tâm thức
(m e tal m odel) - n h ư là trung gian giữa diẽn ngôn và xã hội, Fairclough lại thấy vai trò
tru n g gian này do nhữ ng thực h àn h diễn ngôn nắm giữ, thứ m à văn bản được sản xuất và
tiếp nhận. T u y nhiên, Fairclough lại cho rẳng những thực hàn h diễn ngôn có khía cạnh
n h ận thức xã h ộ i và khía cạnh liên nhân. Ô ng n hấn m ạnh vào khía cạnh th ứ hai.
T ro n g việc p h â n tích thực h ành diễn ngôn, Fairclough tập trung vào hai hướng: thị
trư ờ ng hóa (m ark etizatio n ) (h ay thư ơng mại hóa) của diễn ngôn và hội thoại hóa
(conversationalization) của diễn ngôn. Cả hai đều tập trưng vào tính liên văn bản
(intertextuality), h ay tín h pha tạp nhiểu phong cách ngôn ngữ hay loại th ể vào cùng
m ộ t văn bản.
Ví dụ tiêu biểu cho quan điểm trên là phần tích của Fairclough trên phát thanh vể chủ
để những vụ xô xát ở Bấc Ireland. T ừ đó ông tháy trật tự xã hội dược cơ cấu này thông qua
các quan hệ quyển lực và nhất là sự phân bố không đồng đểu các quyển lực khiến chúng ta
phải quan tâm tới việc các thuộc tính văn bản của diễn ngôn tin phải có vị trí như thê' nào
đối với việc phần bổ quyển lực xã hội.

5. Davỉd Greatbach và phân tích hội thoại (Conversation Analysis - CA)
H ướng nghiên cứu CA đ ư ợ c bắt đầu bởi ba nhà khoa học tiên phong - Heritage và
Clayman ở M ĩ và Freatbach ở Anh. N hững nghiên cứu của Greatbach tập trung vào phỏng
vấn truyển hình ở A nh và để trả lời cầu hỏi các loại thể của nói chuyện truyền thông (m edia
talk) vận hành th ế nào đối với những người tham gia.
P h át th an h truyén h ìn h tạo ra các cơ hội để phần tích các loại thể nói (spoken
g erne), ví dụ n h ư p h ỏ n g vấn, hội thoại điện thoại, và nhiều loại tương tác ngôn ngữ
khác. Với m ỗi phẩn, việc p h ân tích sử dụng phương pháp của CA được lập ra đê’ m iêu tả
các hộ i thoại được cấu trúc như th ế nào, ví dụ như cách mở, đóng và chuyển đoạn của
chúng. H ầu h ế t các nghiên cứu đểu tập trung vào đài raido và phát thanh, bởi sự chú

trọ n g vào tính ch ín h trị xã hội. P hát th an h truyền hình sử dụng các đối thoại tương đối
riêng tư và chuyển h ó a th à n h p h át ngôn công cộng, nơi chúng phát triển chuẩn tắc của


DIẼN NGÔN TRUYỀN THÔNG: NGHIÊN cứ u TRUYỀN THÕNG TƯ HƯỚNG TIẾP CÂN NGÔN NGỮ HOC

4-9

mình. G reatb ack đa nghiên cứu CA nhằm xem xét phỏng vấn được cấu trúc xung quan h
câu hỏi, câu trả lời; và tìm ra sự khác biệt vế chức năng của các cuộc đối thoại gốc.
G reatbach phần tích m ột số cuộc phỏng vấn trên C N N đã cho thấy lập trường trung
lập của người phỏng vấn trong việc tạo thành và điểu chỉnh diễn ngôn.

6. Kết luận
T ro n g bài viết này, chúng tôi tổ n g quan m ộ t số hư ớng tiếp cận diễn ngôn tru y ến
thô n g từ góc độ n gôn ngữ học. Các hư ớng tiếp cận này đéu có các khung lí thuyết và
thực h àn h rất phứ c tạp, tùy vào độ phức tạp của loại th ể truyền th ô n g m à khung đó
phân tích. V à m ối quan hệ giữa diễn ngôn với xã hội, ý hệ được quan niệm rắt khác nhau
trong từng h ư ớng tiếp cận khác nhau.
N goài các hư ớng th iên về p h ân tích văn bản như trên, còn phải kể đến hướng tiếp
cận nhám vào cá n h ân (người tiếp n h ận ), xem họ phản ứng ra sao khi tiếp nhận m ộ t
diẽn ngôn truyền thông, và sự p h ản ứng lại m ộ t lần nữa ph ản ánh tính chất của diễn
ngôn truyển thông. C u ố i cùng còn phải chú trọ n g cả đến hư ớng tiếp cận dựa vào quá
trình sản xuất ra diễn n gôn đó từ góc độ thực h àn h báo chí.
N goài ra, còn hư ớng tiếp cận dựa vào tính trật tự, nhưng đây là hướng tiếp cận quá
thiên vế xã hộ i học, chúng tôi k h ô n g có khả năng xem xét.
Tựu tru ng lại, tro n g diễn ngôn truyền thông cho đến nay vẫn là lĩnh vực tiên phong
nhất của phân tích diễn ngôn nói chung trong việc tìm hiểu vể vai trò của ngôn ngữ trong xã
hội cũng n hư vai trò của ngôn ngữ trong việc tạo lập các thông điệp truyền thông.



Nguyễn Minh

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bell, Allan, The Language o fN ew s Media. O xíord: Blackwell, 1991.

2.

Fairclough, N o rm an , M edia Discousre. L ondon: Ew ard A rnold, 1995.

3.

G reatb atch , D avidm , A turn taking system fo r Bristishnews interviews. Language in
Society, 1 7 ,4 0 1 -3 0 ,1 9 9 8 .

4.

V an Dijk, T e u n A., News as Discourse. Hilsdale, NJ: Lavvrence E rlbaum Associates,
1998.

5.

D iệp Q u a n g Ban, Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, N xb G iáo dục
V iệ t N am , 2010.




×