Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Dạy học truyện ngắn “thuốc” của lỗ tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.85 KB, 96 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong “ Thư gửi các thày giáo, cô giáo, cán bộ viên chức ngành Giáo
dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước nhân dịp khai
giảng năm học mới 2010 - 2011”, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Nguyễn Minh Triết chỉ thị: “ Năm học mới 2010 - 2011 là năm học đầu tiên
thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, ngành Giáo dục và Đào tạo phải quán triệt sâu sắc các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục với những giải pháp mạnh mẽ Tôi đề nghị các Cấp uỷ Đảng,
chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân tiếp tục quan
tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”, tạo điều kiện tốt
hơn, đầy đủ hơn cho việc học tập, rèn luyện và phấn đấu của con em chúng
ta”. Chỉ thị đó đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng và
Nhà nước đến sự nghiệp giáo dục.
Thế giới hiện nay đang bước vào kỷ nguyên của sự hội nhập và toàn
cầu hoá. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin cũng đem lại cho “người công
dân hoàn cầu” một tầm vóc mới, yêu cầu phải vượt lên ranh giới quốc gia để
không bị tụt hậu.Vì vậy, hơn lúc nào hết, ngành Giáo dục nói chung và việc
dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng, đều phải đặt ra những yêu cầu mới, mục
tiêu mới.
Trong quá trình hiện đại hoá nhà trường Việt Nam, việc dạy học môn
Ngữ văn có một vị trí khá đặc biệt. Vốn dĩ Văn học luôn có một tầm quan
trọng trong đời sống tinh thần của con người, nên việc dạy văn, học văn
không chỉ đơn thuần có mục tiêu là kiến thức văn học mà còn khơi dậy trong
con người khát vọng về sự hoàn thiện nhân cách, thắp lên ước mơ và hoài
bão, tích luỹ một vốn sống và bản lĩnh trước xã hội hiện đại.
1
1.1. Hiện trạng dạy học các tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường Việt Nam hiện nay.
Mỗi tác phẩm văn học nước ngoài là nơi phản ánh, lưu giữ và kết tinh


văn hoá của dân tộc đó, thời đại đó. Hiện nay, hiện trạng dạy học tác phẩm
văn học nước ngoài đang là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách hệ
thống, vì học văn học nước ngoài sẽ giúp học sinh trong nhà trường trung học
phổ thông có cách nhìn nhận cụ thể về nền văn hoá của các nước trên thế giới
và các nước trong khu vực. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia láng giềng thân
cận nhất của Việt Nam về mặt lãnh thổ, có sự giao lưu diễn ra hàng nghìn
năm nay về mặt văn hoá. Học văn học Trung Quốc là cách giúp học sinh Việt
Nam có sự so sánh tốt nhất về hai nền văn hoá có nhiểu điểm tương đồng này.
Trung Quốc và Việt Nam trước đây đều là những nước phong kiến phương
Đông, đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng có bối cảnh chính trị
tương tự nhau. Từ đó, tư tưởng triết học và mĩ học có những điểm gặp gỡ, kéo
theo sự tri âm tri kỉ giữa văn học và bạn đọc văn chương hai nước.
Nhưng hiện nay, cách thức dạy tác phẩm văn học nước ngoài nói chung
và văn học Trung Quốc nói riêng đang diễn ra như cách thức dạy tác phẩm
văn học Việt Nam, tức là chủ yếu dựa trên phần bản dịch và còn mơ hồ về
những yếu tố ngoài tác phẩm, đặc biệt là chưa được xem xét trong mối tương
quan của văn hoá thời đại, trào lưu tư tưởng và sự tồn tại của tác phẩm qua
nhiều bản dịch khác nhau. Sự bất cập đó đang cần có hướng giải quyết, tuy
nhiên không phải là “một sớm một chiều”. Thực tế cho thấy, ở trường phổ
thông, khi giảng dạy văn học nước ngoài, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường
như trong chương trình, văn học nước ngoài vẫn còn là “ vùng đất thiêng ”
với cả giáo viên và học sinh. Phải chăng sự khác biệt về văn hoá, về ngôn ngữ
là rào cản lớn khiến văn học nước ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ
thông?
Việc đưa nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn của ông vào giảng dạy ở phổ
thông là rất đúng đắn và cần thiết, vì những tác phẩm của ông không chỉ có
2
giá trị cao về mặt nội dung và nghệ thuật, mà còn vì chính Lỗ Tấn là một tấm
gương sáng, tiêu biểu cho con người của một thời đại có nhiều biến động lịch
sử lớn.

Có thể nói, giảng dạy văn học nước ngoài nói chung và tác phẩm của
Lỗ Tấn nói riêng trong nhà trường Việt Nam không phải là một công việc đơn
giản. Dạy thế nào cho hay, cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần. Bản thân
môn Ngữ văn có những yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, vì vừa là một môn
khoa học nhưng cũng là bộ môn nghệ thuật. Cảm thụ và giảng dạy tốt những
tác phẩm của Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào, bởi những truyện ngắn
của ông được sáng tác dưới góc nhìn của một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn
hoá, nhà giáo, nhà văn trong một bối cảnh đầy biến động của đất nước Trung
Quốc. Cho nên có những vấn đề đến ngày nay chúng ta vẫn chưa giải mã hết
được.
Trong chương trình phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể
loại truyện ngắn, nên việc giảng dạy tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn sao cho
thành công là điều hết sức cần thiết, có tác dụng nâng cao trình độ thưởng
thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh.
1.2. Vị trí của nhà văn Lỗ Tấn đối với bạn đọc Việt Nam
Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi là Chu
Thụ Nhân, hiệu Dự Tài, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung
Quốc. Ông là nhà văn vĩ đại của nhân dân Trung Hoa, được coi là người “đặt
nền móng cho văn học hiện đại”. Ảnh hưởng của Lỗ Tấn đến khu vực và thế
giới rất lớn: “ Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ
Tấn”. Tổ chức UNESCO đã phong tặng Lỗ Tấn danh hiệu “Danh nhân văn
hoá nhân loại” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Lỗ Tấn là nhà văn có “ trước tác đẳng thân” (sách cao bằng người).
Ông viết nhiều thể loại văn học: truyện ngắn, tạp văn, dịch thuật văn học nước
ngoài, lý luận văn học nhưng truyện ngắn vẫn là thể loại đặc sắc nhất.
Truyện ngắn của ông đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn hay, vẫn có một ý vị đậm
3
đà, không hề phai nhạt mặc dù thời gian trôi qua. Ý nghĩa thì hàm súc đến nỗi
bao nhiêu lớp người đã dày công nghiên cứu, phân tích mà chưa thể nói hết.
“Lỗ Tấn đến Việt Nam tương đối muộn”, đó là lời của giáo sư Đặng

Thai Mai, người có công “khai sơn phá thạch” trong việc nghiên cứu, giới
thiệu Lỗ Tấn và văn học hiện đại Trung Quốc ở Việt Nam [32, tr. 40]. Lỗ Tấn
là nhà văn được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất trân trọng về nhân cách và tài
năng, chính Người đã dịch hai câu thơ sau của Lỗ Tấn :
“Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu”
Nghĩa là:
“ Trợn mắt coi khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng”
1.3. Các hướng tiếp cận tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
“ Thuốc ” là một truyện ngắn độc đáo, hay nhưng khó trong chương trình
văn học nước ngoài ở trung học phổ thông
Hay là vì nó chứa đựng được cả những vấn đề có tính xã hội nổi cộm
nhất của đất nước Trung Quốc trong một thời kỳ đen tối. Khó là vì phải khai
thác các tầng nghĩa tiềm ẩn của truyện mà không phải ai cũng dễ dàng hiểu
được ngay. Chính vì lẽ đó, “Thuốc” của Lỗ Tấn trước năm 2000 ở trong
chương trình sách giáo khoa lớp 11, khi sách giáo khoa được chỉnh lý năm
2000 đã đưa “Thuốc” lên chương trình lớp 12 và hiện nay tiếp tục nằm trong
sách giáo khoa Ngữ Văn 12 đổi mới năm 2008. Trong khi đó, tư liệu về Lỗ
Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong sách giáo khoa và sách giáo viên vẫn còn
quá ít.
Về mặt lý thuyết, tiếp cận một tác phẩm văn chương thường được tiến
hành theo ba hướng chủ yếu là tiếp cận văn bản, tiếp cận lịch sử phát sinh và
tiếp cận đáp ứng [31, tr. 46].
Khi dạy “Thuốc”, giáo viên phải nắm được chiều sâu tư tưởng của nhà
văn, nhưng lại phải ý thức đầy đủ đến trình độ kiến thức cũng như đặc điểm
4
tâm sinh lý của đối tượng học sinh trung học phổ thông. Hơn nữa, thẩm văn
phương Đông lại có một cách tiếp cận theo một quá trình nắm bắt được “cái
thần”, “cái khí”, “cái cốt” để tiến hành “cày xới” các lớp lang và thẩm định

các chi tiết ngôn ngữ. Vì vậy, chúng ta không thể cắt nghĩa tác phẩm “Thuốc”
một cách sâu sắc nếu không chú ý tới những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
tác giả, tác phẩm, đặc biệt là bối cảnh lịch sử và xã hội của đất nước Trung
Quốc đương thời, những vấn đề lớn trong cuộc đời nhà văn Lỗ Tấn
Nghiên cứu để tài: “Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn cho học
sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh”, chúng tôi
cũng mong muốn mở ra một hướng khám phá mới cho tác phẩm, để học sinh
có thể hình thành cái nhìn rộng hơn về những vấn đề văn học từ lịch sử phát
sinh.
Hiện nay, với nguồn tư liệu vô cùng phong phú từ mạng Internet và các
loại sách, tài liệu tham khảo, các tập san nghiên cứu thì việc thực hiện tiếp
cận nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát
sinh là hoàn toàn khả thi.
2. Lịch sử vấn đề
Đối với thế giới, Lỗ Tấn là “Danh nhân văn hoá nhân loại”.
Đối với Trung Quốc, ông là linh hồn dân tộc, đúng như ba chữ “Dân tộc
hồn” thêu trên lá cờ đỏ mà dân nhân Thượng Hải phủ lên quan tài của ông.
Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được yêu mến như là “Gooc-ki của Trung Quốc”, vì
ông là một trong những nhà văn cách mạng vĩ đại, tài năng và tâm huyết. Sự
gặp gỡ giữa Lỗ Tấn và Việt Nam xuất phát từ sự tương thông giữa bối cảnh
chính trị, sự gần gũi của tư tưởng, sự giao lưu văn hoá đang rộng mở, các thế
hệ nhà văn Trung Quốc và các thế hệ nhà văn Việt Nam càng có điều kiện
hợp tác để cùng nghiên cứu sâu hơn về Lỗ Tấn.
Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới đã viết về Lỗ Tấn: Robe Diyanni
(Mỹ), Pha-đê-ep (Nga), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ), Ananta Tu
(Inđônêxia)
5
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dày công nghiên cứu về Lỗ Tấn: Mao
Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Mao Thuẫn, Hạ Kính Chi, Lý Hà Lâm, Đinh
Linh, Trần Thấu Du, Ba Kim

Các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Lỗ Tấn: Hồ Chí Minh, Đặng Thai
Mai, Nguyễn Tuân, Anh Đức, Trần Áng, Vương Phú Nhân, Lương Duy Thứ,
Trần Lê Hoa Tranh, Phương Lựu Gần đây nhất là luận án tiến sĩ văn học
của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai Chanh với đề tài “Nghệ thuật tự sự của
Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng” do Giáo sư Trần
Đình Sử và Tiến sĩ Trịnh Bá Đĩnh hướng dẫn năm 2009.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh đối với
tác phẩm “ Thuốc” của Lỗ Tấn trong việc dạy học cho đối tượng học sinh
trung học phổ thông thì chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học truyện ngắn “Thuốc”
của Lỗ Tấn cho học sinh trung học phổ thông theo hướng tiếp cận lịch sử
phát sinh”.
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về truyện ngắn
“Thuốc” của Lỗ Tấn, các tài liệu xung quanh truyện ngắn này, sự nhìn nhận
và đánh giá của độc giả cũng như của các nhà nghiên cứu văn học; tác giả của
luận văn này đã tổng hợp lại để tìm ra cách khai thác truyện ngắn “Thuốc” từ
hướng lịch sử phát sinh nhằm tạo ra một con đường thiết thực trong dạy học
tác phẩm này.
3.2. Ý nghĩa
Dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn theo hướng tiếp cận lịch sử
phát sinh sẽ đưa học sinh đến với những khám phá mới về Lỗ Tấn, về
“Thuốc” mà nguồn tư liệu sách giáo khoa, sách hướng dẫn rất cần được bổ
sung. Từ đó học sinh hiểu rõ hơn về thời đại của Lỗ Tấn, về đất nước Trung
6
Hoa trong một thời kỳ lịch sử đen tối, sự biến đổi tư tưởng của ông khi cho ra
đời truyện ngắn “Thuốc” .
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng

Giáo viên dạy Ngữ văn 12 và học sinh lớp 12 trung học phổ thông
Giờ học truyện ngắn “Thuốc”
4.2. Phạm vi
Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường trung
học phổ thông trong giờ học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn bằng phương
pháp tiếp cận lịch sử phát sinh.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu phát hiện trúng, đúng những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa
đến tư tưởng nhà văn Lỗ Tấn và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Thuốc”, sẽ
tìm ra được những cách dạy học thích hợp cho các tác phẩm văn học nước
ngoài khác trong chương trình phổ thông.
6. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc”, dạy học
truyện ngắn “Thuốc” theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh.
- Thông qua việc khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học và thực nghiệm sư
phạm, xác định tính khả thi của những phương pháp, biện pháp dạy học
truyện ngắn “Thuốc” từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh.
6.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ
Tấn từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng những phương pháp cơ bản sau:
- Nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn dạy tác phẩm văn chương theo
hướng loại thể
7
- Phương pháp phân tích và miêu tả nhằm đánh giá đúng những thành công
và hạn chế của dạy học tác phẩm văn chương nước ngoài hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối 12 của trường trung học phổ

thông Thụy Hương, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) và khối 12 của trường
trung học phổ thông Thái Phiên, quận Ngô Quyền (Hải Phòng).
- Phương pháp đối chứng so sánh sau thực nghiệm
8. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn tìm ra được những nguyên nhân hạn chế của việc dạy học tác
phẩm văn chương nước ngoài xa rời lịch sử phát sinh của tác phẩm, từ đó xác
định từ hướng lịch sử phát sinh đi tới một cách dạy học thích hợp và sát thực.
9. Cấu trúc và nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong hướng tiếp cận lịch
sử phát sinh
Chương 2: Thực trạng dạy học truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn
trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay
Chương 3: Những biện pháp dạy học truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn theo
hướng tiếp cận lịch sử phát sinh
8
Chương 1: NHÀ VĂN LỖ TẤN VÀ TRUYỆN NGẮN “THUỐC”
TRONG HƯỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH
1.1. Lý thuyết về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh
Nghiên cứu văn học có nhiều cấp độ , nhiều bình diện, với những yêu
cầu khác nhau nên đã phân hoá thành những khuynh hướng khác nhau. Viện
sĩ Khrapsencô nói “Sự đa dạng của các loại hình và hình thức văn học, tính
phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả
năng và tất yếu phải có những con người đang nghiên khác nhau, tuy có sự
thống nhất nhất định, do chi phối của phương pháp luận macxit” [31, tr. 54]
Khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh ra đời sớm nhất và hiện nay
vẫn giữ vai trò cơ bản. Khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh chủ
trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái nhà văn, tác phẩm từ
nguồn gốc trong đời sống xã hội. Nó chủ trương giải thích sự phát triển của

văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai
đoạn văn học từ những nguồn cội nguồn lịch sử xã hội.
Phương pháp nghiên cứu khuynh hướng này cũng ngày càng được hoàn
thiện dần. Cuối thế kỉ XIX, nhà phê bình macxit đầu tiên của Nga là
Plêkhanôp cho rằng, nghiên cứu phê bình văn học “là nhằm chuyển tư tưởng
của tác phẩm nghệ thuật từ ngôn ngữ nghệ thuật sang ngôn ngữ xã hội học,
là nhằm tìm ra cái gọi là “tư tưởng xã hội học” của hiện tượng văn học này.
Không thể phủ nhận hoàn toàn tính chất hiệu nghiệm của phương pháp này”
[31, tr. 57], nhưng rõ ràng nó không thể vận dụng trong nhiều trường hợp
phức tạp đa dạng của văn học. Bởi vì chân lý trong văn học chỉ thống nhất
chứ không đồng nhất với chân lý đời sống. Hơn nữa trong những tiền đề phát
sinh của văn học, vai trò cá tính, sáng tạo của văn nhà văn rất lớn, và đặc biệt
là những truyền thống văn học do quá khứ để lại cũng gây ảnh hưởng không
nhỏ. Những bước phát sinh và phát triển đích thực nào của văn học cũng phải
thông qua sự sáng tạo của những tài năng lớn, thậm chí là của thiên tài, nhà
9
thiên tài bao giờ cũng là sự kết tinh của nhiều thế hệ, chứ không phải chỉ
trong thời đại họ sống. Thời đại với những vấn đề bức bách mới mẻ đã trực
tiếp kích thích sự đột phá của thiên tài. Nhưng cho dù là thiên tài, họ cũng chỉ
sống với một số khía cạnh cơ bản của vấn đề thời đại mà thôi. Lênin đã từng
nói, những nghệ sĩ vĩ đại cũng chỉ phản ánh vài ba khía cạnh của cách mạng
thôi. Ở đây có thể rút ra một kết luận là, phải xem xét hoàn cảnh sống cụ thể
của nhà văn, miễn là không sa vào các tình tiết vụn vặt và nhất là không quên
hoàn cảnh cụ thể đó vẫn bị chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bối cảnh thời
đại nói chung.
Xét thuần túy về mặt phương pháp mà nói, văn học phản ánh xã hội, nên
phải từ xã hội để phân tích văn học là đúng. Nhưng chỉ chuyên dò tìm những
cái tương đương của văn học đối với xã hội thì phiến diện, cần phải vươn lên
giải thích cho được những chỗ văn học khác xã hội. Có thể tìm thấy ánh sáng
phương pháp luận cho vấn đề này trong phát biểu sau đây của Mac: “Không

nên tưởng rằng tất cả các đại biểu dân chủ đều là chủ hiệu buôn hoặc là họ
sùng bái bọn này. Họ có thể cách biệt với bọn chủ hiệu buôn bằng một vực
thẳm - Điều làm cho họ trở thành đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, chính là
vì bộ óc của họ không thể vượt qua được cái giới hạn mà bản thân người tiểu
tư sản trong đời sống cũng không thể vượt qua được” [31, tr. 65].
Nhà văn là người chuyên đi thiết kế lý tưởng cho giai cấp, cho thời đại
nên rất có thể tác phẩm của họ biểu hiện những ước mơ, những điều kỳ lạ
không thấy có trong thời đại họ đang sống. Vấn đề là ở chỗ, văn học biểu hiện
những tưởng tượng, ước mơ khác nhau, người nghiên cứu phải giải thích cho
được điều đó. Chỗ thiếu sót của lối đi tìm cái “tương đương xã hội học” cũng
chính là nói đến những bước tiến về sau trong khuynh hướng nghiên cứu lịch
sử phát sinh [31, tr. 70].
Trong lý luận văn học, có loại hình tiếp cận văn học từ xã hội với những
quan điểm mới mẻ: chủ nghĩa cấu trúc phát sinh cũng hướng tới khía cạnh xã
hội. Goldman, người đứng đầu trường phái này cho rằng, tác phẩm văn học
10
không chỉ là một cấu trúc ngôn ngữ, mà còn là một cấu trúc ý nghĩa. Cấu trúc
ý nghĩa này có quan hệ với nhau: tìm hiểu và giải thích. “Tìm hiểu” là phân
tích các yếu tố cùng mối quan hệ giữa chúng, để nắm được cấu trúc ý nghĩa
của bối cảnh xã hội. “Giải thích” có nghĩa là là đem tác phẩm văn học đặt
trong bối cảnh xã hội đã sản sinh ra nó, tìm ra cho được sự đối ứng giữa cấu
trúc ý nghĩa của tác phẩm với cấu trúc tinh thần của xã hội [12, tr. 48].
Nhà văn cần phải tuân thủ “Nguyên tắc lịch sử” và “Nguyên tắc lôgic”,
tức là người viết phải nắm bắt được toàn diện đến mức tối đa những hiện
tượng của lịch sử xã hội, nguyên nhân và trình tự của nó và được phản ánh
theo tư duy lôgic. Ănghen nói “Lịch sử thường diễn biến quanh co, nếu bất
cứ đâu cũng phải chạy theo nó thì tất yếu không những phải chú ý đến nhiều
tư liệu không quan trọng mà còn làm gián đoạn tiến trình tư duy” [12, tr. 53].
Những hạn chế của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh lại là
nhiệm vụ trọng tâm của những khuynh hướng khác, ví dụ: khuynh hướng lịch

sử phát sinh chưa chú ý đến vấn đề tác động của văn học, nhưng đó lại là
nhiệm vụ trung tâm của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử hiệu năng.
1.2. Nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc” trong hướng tiếp cận lịch
sử phát sinh.
Trên cơ sở lý thuyết về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh, chúng tôi đã
mạnh dạn đề xuất việc giảng dạy về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc”
của ông theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh, không ngoài mục đích giúp
giáo viên và học sinh trung học phổ thông có nhận thức đầy đủ, toàn diện và
chính xác hơn về tác giả, tác phẩm.
1.2.1. Bối cảnh lịch sử đất nước Trung Quốc giai đoạn cận hiện đại.
1.2.1.1. Đất nước Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị
trường thế giới. Trung Quốc là một nước lớn và đông dân nhất châu Á, giàu
tài nguyên khoáng sản, có truyền thống văn hoá lâu đời, đang đứng trước
nguy cơ trở thành “miếng mồi béo bở” cho các nước đế quốc xâu xé. Cuộc
11
chiến tranh xâm lược do thực dân Anh gây ra từ tháng 6 năm 1840 đến tháng
8 năm 1842 gọi là “Chiến tranh thuốc phiện”. Thất bại trong chiến tranh,
chính quyền Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh với các điều khoản
nặng nề theo yêu cầu của thực dân Anh. Đây là mốc dấu mở đầu quá trình
biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa
thuộc địa, nửa phong kiến. Các nước đế quốc lần lượt nhảy vào Trung Quốc:
Đức, Anh, Nga, Nhật, Pháp
Từ giữa thế kỷ XIX, nhân dân Trung Quốc đã liên tục nổi dậy đấu tranh
chống thực dân, phong kiến: cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc dưới sự
lãnh đạo của Hồng Tú Toàn từ 1-1-1851 đến 19-7-1864; cuộc vận động Duy
Tân năm 1898 do hai nhà nho yêu nước Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
phát động; phong trào Nghĩa Hoà Đoàn do Lý Hồng Chương lãnh đạo
1.2.1.2. Cách mạng Tân Hợi 1911 và những ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ
Tấn.

* Cách mạng Tân Hợi 1911
Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản vào Trung Quốc, một mặt phá vỡ nền
kinh tế thủ công nghiệp ở thành thị và kinh tế gia đình của nông dân, mặt
khác lại thúc đẩy công thương nghiệp, kích thích sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở Trung Quốc. Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX và
đã lớn mạnh lên rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Họ bị chèn ép, kìm hãm bởi bọn
thực dân và triều đình phong kiến Mãn Thanh. Dựa vào các cuộc đấu tranh
bền bỉ liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu
tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tôn Trung Sơn là
đại diện ưu tú và là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng theo khuynh
hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
Ngày 10 - 10 - 1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng rồi lan rộng ra tất cả các tỉnh miền
Nam và miền Trung Trung Quốc.
12
Cuối tháng 12 - 1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách
mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn
Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu Chính phủ lâm thời. Một Hiến
pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do
dân chủ của các công dân, nhưng không hề đề cập đến vấn đề ruộng đất của
nông dân như đã được ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người tri
thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại
Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung
Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối
với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Song, cuộc cách
mạng này đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm
đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất
cho nông dân.
* Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi 1911 đến sáng tác của Lỗ Tấn.

Buổi nhận đường của Lỗ Tấn cũng trải qua biết bao gian nan. Ông không
vừa lòng với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi mà hình tượng Hạ Du trong
“Thuốc” là một biểu tượng. Hạ Du dũng cảm, hiên ngang nhưng rất cô đơn,
không ai hiểu việc anh làm, kể cả mẹ anh. Quần chúng lấy máu anh làm thuốc
chữa lao cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng lúc này, cách mạng giải phóng dân
tộc phải là cuộc cách mạng như thế nào thì Lỗ Tấn chưa rõ. Ông đang hướng
về cách mạng vô sản. Bài tạp văn “Thánh võ” viết năm 1918 ông nhiệt liệt ca
ngợi cách mạng tháng Mười Nga như là “Bình minh của kỉ nguyên mới”. Kết
thúc truyện “Thuốc”, ông để cho hai bà mẹ bước qua con đường mòn đến gặp
nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ của người cách mạng. Như vậy
là nhà văn vẫn tràn đầy niềm tin vào tiền đồ của cách mạng.
1.2.1.3. Phong trào Ngũ Tứ 1919 và những ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ
Tấn.
* Phong trào Ngũ Tứ 1919
13
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng mới ở
Trung Quốc, mở đầu bằng phong trào Ngũ Tứ.
Ngày 4 - 5 - 1919, hơn 3000 sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh đã đứng lên
đấu tranh, phản đối quyết định bất công của các nước đế quốc về việc chuyển
giao những đặc quyền của nước Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản. Phong
trào lan rộng khắp 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo
các tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.
Phong trào Ngũ Tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và
chống phong kiến ở Trung Quốc. Lần đầu tiên, giai cấp công nhân Trung
Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng cách mạng
độc lập. Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung
Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới.
Từ sau phong trào Ngũ Tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào

Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, sâu rộng. Tầng lớp trí thức tiến bộ,
tiêu biểu là Lý Đại Chiêu (Giáo sư Trường Đại học Bắc Kinh), đã tích cực
tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1920, một số
nhóm cộng sản đã ra đời với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Trên cơ sở các
nhóm này, tháng 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, đánh
dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô
sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ lãnh
đạo cách mạng.
* Ảnh hưởng của phong trào Ngũ Tứ 1919 đến sáng tác của Lỗ Tấn.
Lỗ Tấn là một trong những người chủ xướng cuộc vận động Ngũ Tứ
(1919-1923). Đó là cuộc vận động đòi độc lập và dân chủ, chống đế quốc và
phong kiến mạnh mẽ trên hai mặt trận chính trị và văn hoá. Thời cận đại, các
cuộc vận động và cải cách thường chỉ quanh quẩn nơi cung đình, mục tiêu đề
14
ra không triệt để và có tính thoả hiệp, chưa có cuộc vận động nào rộng rãi,
mạnh mẽ như Ngũ Tứ. Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, của
phong trào Ngũ Tứ đã đánh thức “những con người đang ngủ mê trong nhà
hộp bằng sắt không có cửa sổ và cũng không làm sao phá tung ra được” (Vì
sao tôi viết tiểu thuyết - Nam xoang Bắc điệu - Tạp văn) [48, tr. 52]. Đây là
cuộc vận động làm thay đổi tư tưởng nghệ thuật của Lỗ Tấn.
Từ năm 1918, mở màn với tác phẩm Nhật ký người điên viết bằng Bạch
thoại, Lỗ Tấn bắt đầu sáng tác liên tục, cho đến năm 1922 được tất cả 25
truyện, in thành hai tập Gào Thét và Bàng hoàng. Ông phủ định toàn diện và
triệt để xã hội cũ, lễ giáo và chế độ phong kiến. Ông lôi hết từng loại người
trong xã hội: nông dân, trí thức, sĩ phu… và “kê bệnh” của họ. Tuy vậy, ông
vẫn nhìn nhận những mặt tích cực của từng loại người, đặt biệt là đánh giá
cao vai trò người lao động, nhìn rõ bản chất tốt đẹp của người lao động so với
trí thức tiểu tư sản.
1.2.2. Một số yếu tố khác có sự ảnh hưởng đến tư tưởng và quan điểm sáng

tác của Lỗ Tấn.
1.2.2.1 Thuyết tiến hoá của Đac-uyn
Trong giai đoạn Lỗ Tấn học ở trường Khoáng lộ học đường, ông say
mê Thiên diễn luận của Hútx-lây (Huxley): Hútx-lây giải thích sự tiến hoá vũ
trụ và vạn vật theo quan điểm của Đác-uyn. Quan điểm này ảnh hưởng ở Lỗ
Tấn khá dài (khoảng 20 năm). Được xây dựng dựa trên những kiến thức khoa
học tự nhiên ông học được ở nhà trường, thuyết tiến hoá đã đem lại cho Lỗ
Tấn niềm tin vào tương lai, vào tấng lớp thanh niên cứu nước và giải quyết
những vấn đề xã hội Trung Quốc. Như vậy, quan điểm tiến hoá của Đác-uyn
chuyển sang Lỗ Tấn không đơn thuần là quan điểm sinh vật học “cạnh tranh
bài xích, thích giả sinh tồn” nữa mà nghiêng về xã hội hơn. Ông hi vọng lớp
sau bao giờ cũng hoàn toàn hơn lớp trước, tương lai sẽ sáng sủa hơn hiện tại
và lực lượng mới sẽ thay thế lực lượng cũ. Từ đó ông ca ngợi sự đổi mới, kêu
gọi thanh niên đứng lên phản kháng tình trạng hủ bại, lạc hậu ngàn đời của xã
15
hội Trung Quốc: “Trên con đường tiến hoá, thế nào cái mới cũng phải thay
thế cái cũ. Cho nên cái mới phải vui mừng hớn hở mà tiến lên, cái cũ cũng
phải vui mừng hớn hở mà tiến lên, đó là con đường tiến hoá” [48, tr. 60]
Khuynh hướng sáng tác thời kỳ này là lãng mạn tích cực. Giai đoạn này
ông sáng tác không nhiều, lại toàn bằng cổ văn, tiểu thuyết có Hồn Sparte và
Hoài cựu, mấy bài thơ và hai chuyên luận văn học, đáng chú ý là Bàn về sức
mạnh của dòng thơ Mo-ra chủ trương giải phóng con người thoát khỏi sự trói
buộc của thế lực phong kiến. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc,
ông dịch một số tác phẩm văn nghệ thế giới, giới thiệu những nhà thơ đấu
tranh cho tự do như Bai-rơn (Byron), Púts-kin (Puskin), Se-lây (Shelley)…
Đây là những nhà thơ lãng mạn gắn cuộc đời mình với sự nghiệp giải phóng
dân tộc, nhằm mượn tinh thần phản kháng của họ để thức tỉnh dân tộc.
Cách mạng Tân Hợi không đem lại cho xã hội Trung Quốc một sự thay
đổi đáng kể nào. Lỗ Tấn không khỏi thất vọng và hoài nghi. Trước yêu cầu
tìm kiếm một con đường thoát cho Trung Quốc, ông đã không ngừng suy xét,

phân tích những vấn đề về con người, xã hội, cách mạng ở Trung Quốc. Đó là
bước chuẩn bị để hình thành một tư tưởng mới.
1.2.2.2. Tư tưởng của Ni-sơ.
Nitsơ (Frederic Nietzshe), 1814-1841, là nhà triết học người Đức, chủ
xướng học thuyết về kẻ mạnh (siêu nhân). Theo quan điểm của Nit sơ, văn
minh thế kỷ XIX có hai điều tệ hại: một là cá nhân bị tập thể xoá mờ, hai là
tinh thần vật chất bị vùi lấp. Nit sơ đi đến chủ trương “ trọng cá nhân, phi tập
thể, trọng tinh thần, phi vật chất”. Quan điểm đó có ảnh hưởng rõ rệt đến
cách nhìn nhận và khai thác các vấn đề xã hội, con người trong tác phẩm của
Lỗ Tấn. Mãi đến khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Lỗ Tấn mới dứt bỏ
thuyết tiến hoá cũng như chủ nghĩa Nit sơ.
1.2.2.3. Học thuyết Mac-xit.
Giai đoạn 1919-1927 là thời kỳ quá độ của Lỗ Tấn từ quan điểm tiến
hoá sang quan điểm giai cấp, từ một người dân chủ đến một người cộng sản.
16
Cách mạng tháng Mười Nga đã thức tỉnh người dân Trung Hoa, cũng lay
động tâm hồn Lỗ Tấn. Ông bước vào giai đoạn chiến đấu, cũng là giai đoạn
chuyển mình để khẳng định một lập trường mới. Ông bắt đầu viết thường
xuyên, liên tục từ năm 1918 với tác phẩm đầu tay là Nhật ký người điên - phát
súng mở đầu cuộc tấn công vào lễ giáo phong kiến của cuộc cách mạng văn
hoá Ngũ Tứ. Những sáng tác đầu tiên của Lỗ Tấn đăng trên tờ Tân thanh
niên, trong Ban biên tập có Lý Đại Chiêu, một trong những người cộng sản
đầu tiên của Trung Quốc, ảnh hưởng của Lý đến tư tưởng của Lỗ Tấn rất rõ,
ông gọi đây là “người bạn cùng trên một chiến tuyến” (bài tựa Thủ Thường
toàn tập - Thủ Thường là bút hiệu của Lý Đại Chiêu) [50, tr. 36].
Đây là thời kỳ sáng tạo bộc phát của Lỗ Tấn, toàn bộ những sáng tác
mạng tính chất hư cấu, hình tượng như truyện ngắn, thơ, tạp cảm… đều được
ra đời trong thời kỳ này. Tác phẩm của ông phối hợp chặt chẽ với cuộc đấu
tranh chống phong kiến, đế quốc bấy giờ
Khoảng 1923-1924, sự thống nhất trong hàng ngũ những người hoạt

động động văn hoá Ngũ Tứ bị phân hoá, có người thiên tả quyết liệt như Lỗ
Tấn, Lý Đại Chiêu, Cù Thu Bạch… có người hữu khuynh ôn hoà, thoả hiệp
như Trần Độc Tú, Hồ Thích, Lâm Ngũ Đường… Nếu trước đây ông “gào
thét” kêu gọi những người “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt” thì bây giờ
ông không khỏi cảm thấy “bàng hoàng”. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng
chiến đấu, đi theo lý tưởng của mình.
Tháng 4.1927, Tưởng Giới Thạch ly khai cách mạng, khủng bố Đảng
Cộng sản, hàng chục vạn đảng viên bị sát hại. Lỗ Tấn rất phẫn nộ mặc dù ông
không phải là người đứng trong hàng ngũ đảng. Sự thật tàn khốc đó giúp ông
thấy rõ tư tưởng tiến hoá phi giai cấp của mình có chỗ không ổn, ông giác ngộ
quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mac Lê nin, tự nguyện và dứt khoát đứng
về phía cách mạng vô sản.
Giai đoạn này, các tập đoàn phản động mọc lên như nấm, Lỗ Tấn đấu
tranh bằng những bài văn xuôi và tạp văn với nội dung chiến đấu rất mạnh
17
mẽ. Ông còn viết cho nhiều báo như Tân thanh niên, Ngữ Ty xã, Mãng
Nguyên xã… Tập truyện lịch sử Chuyện cũ viết lại hoàn thành trong thời gian
này. Dưới ngòi bút điêu luyện của Lỗ Tấn, hương vị cổ và màu sắc thời sự
được kết hợp nhuần nhuyễn, mạng đậm tính chiến đấu sâu sắc, và đã mở đầu
cho trường phái viết lại chuyện cũ rất phát triển trên lịch sử văn học hiện đại
Trung Quốc.
Sáng tác chủ yếu của Lỗ Tấn giai đoạn này là tạp văn (9 tập), lên án
chính quyền phản động Tưởng Giới Thạch, công kích văn nghệ phản động.
Ông ra sức học tập lý luận văn nghệ mới, cộng với những kinh nghiệm sáng
tác phong phú cũng như tri thức uyên bác vốn có của mình về văn học trong
và ngoài nước, Lỗ Tấn đã xây dựng cho mình tư tưởng văn nghệ vô sản. Ông
quán triệt tư tưởng văn nghệ là vũ khí đấu tranh giai cấp, nhà văn phải đấu
tranh cho hiện tại để xây dựng nền văn học vô sản tương lai. Chính trong
những năm đấu tranh này, Lỗ Tấn đã trở thành một chiến sĩ cách mạng, một
nhà văn vô sản.

Nhìn lại con đường tư tưởng của mình, Lỗ Tấn nói: “Thoạt đầu chỉ là
căm giận cái giai cấp quen thuộc ấy, không mảy may thiếc thương sự diệt
vong của nó, về sau, so bài học của sự thật mà thấy rằng, duy chỉ có giai cấp
vô sản đang trưởng thành mới có tương lai” [55, tr. 43]. Ông đã thấy quan hệ
mật thiết không gì tách rời được giữa văn học và sự nghiệp của giai cấp vô
sản, thể hiện được tính đảng cao độ trong tư tưởng văn nghệ của mình. Trong
Đại hội thành lập Liên minh các nhà văn cánh tả (Tả Liên). Lỗ Tấn nói: “Văn
học vô sản là một cánh quân của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản.
Nó trưởng thành theo sự trưởng thành của thế lực xã hội của giai cấp vô sản”
[55, tr. 45]
Năm 1931 là năm đen tối nhất, bọn Quốc dân đảng đã cầm tù và giết chết
hàng loạt những nhà văn vô sản. Vô cùng căm phẫn, Lỗ Tấn đã mãnh liệt tố
cáo bọn đao phủ, đồng thời nhiệt tình cổ vũ ý chí đấu tranh của những nhà
18
văn cánh tả. Ông cho rằng lúc bấy giờ ở Trung Quốc, cuộc vận động văn nghệ
cách mạng vô sản thực ra là cuộc vận động văn nghệ duy nhất:
“Vì đó là cái mầm non giữa cánh đồng hoang, ngoài ra Trung Quốc
không còn có loại văn nghệ nào khác. Những người gọi là nhà văn nghệ của
giai cấp thống trị thì đã mục nát đến nỗi cả những tác phẩm gọi là nghệ thuật
vị nghệ thuật và đồi phế cũng không thể ra đời được Hiện nay để chống lại
văn nghệ cánh tả, chỉ còn cách vu cáo, nói xấu, truy bức, bỏ tù và giết hại. Và
đối lập với các nhà văn cánh tả cũng chỉ có bọn lưu manh, mật thám, chó săn
và đao phủ mà thôi Thế nhưng trên thực tế cái thứ văn nghệ tốt nhất dùng
bằng đao ấy, lại chứng tỏ rằng các nhà văn cánh tả đang cùng chịu một số
phận với người vô sản bị áp bức, bị giết hại và chỉ có văn nghệ, cánh tả hiện
đang cũng chịu nạn với người vô sản, tương lai tất nhiên sẽ vùng dậy với
người vô sản” [55, tr. 51].
Qua những lời căm phẫn và ca ngợi trên, có thể thấy tính đảng trong tư
tưởng văn nghệ Lỗ Tấn. Tính đảng đó càng biểu hiện rõ trong những cuộc
đấu tranh trên hai mặt trận: đấu tranh với quan điểm tư sản phản động cùng

chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và phê phán bệnh công thức giáo điều. Và chính
qua những cuộc đấu tranh với quan điểm đó, nhất là qua những cuộc đấu
tranh với quan điểm văn nghệ tư sản, tính đảng trong tư tưởng văn nghệ của
ông được rèn luyện và nâng cao.
1.2.2.4. Dấu ấn của quê hương và gia đình trong các sáng tác của Lỗ Tấn
Trong tác phẩm của mình, Lỗ Tấn thường hay nhắc đến thành S., S chính
là Shaoxing, viết tắt phiên âm chữ Thiệu Hưng. Phủ Thiệu Hưng thuộc tỉnh
Chiết Giang, là một tỉnh miền duyên hải đông nam Trung Quốc, tỉnh lỵ là
Hàng Châu.
Thiệu Hưng vốn là một ngôi thành cổ, trên bờ nam sông Tiền Đường (là
nơi Thúy Kiều trầm mình tự vẫn trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm
tài nhân - được Nguyễn du dựa vào cốt truyện khi sáng tác Truyện Kiều), phía
Tây sông Tào Nga, xa xa là dãy núi Cối Kê trùng điệp. Thiệu Hưng có nhiều
19
cảnh đẹp, núi Ngọc Long có đài Việt Vương, khe Nhược Gia nơi Lý Bạch
từng ngồi câu cá làm thơ, gò Vũ Lăng, lầu Khoái Các, cố cư của Lục Du - nhà
thơ yêu nước thời Tống. Thiệu Hưng có đặc sản là loại rượu ngon “Nữ nhi
hồng” nổi tiếng (vì vậy mà người Thiệu Hưng thường nói vui là mình có hai
điều đáng tự hào là rượu nữ nhi hồng và … Lỗ Tấn) [49, tr. 37].
Cũng nên nhắc qua về quê ngoại của ông là ngôi làng An Kiều (trong
truyện ngắn Hát tuồng ngày rước thần, tác giả đổi thành Bình Kiều), cũng
thuộc phủ Thiệu Hưng, gần miền biển, một ngôi làng nhỏ, hơn 30 nóc nhà,
toàn người họ Lỗ.
Lỗ Tấn tên là Chu Thụ Nhân, tên chữ Dự Tài, sinh ngày 25.9.1881, xuất
thân trong một gia đình đại sĩ phu đã sa sút, ông lớn lên, được nuôi dưỡng
trong không gian làng quê hai họ nội ngoại (nội Thiệu Hưng, ngoại An Kiều).
Những kỷ niệm thời thơ ấu để lại trong tâm trí ông những cảm nghĩ tốt đẹp và
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tư tưởng của ông sau này.
Cha ông tên là Chu Phượng Nghi, tính tình nghiêm khắc, đỗ tú tài nhưng
không ra làm quan. Năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì cha ông bị bệnh mất. Cha ông là

người có tư tưởng mới, từng mong mỏi con mình “một đứa sang Tây, một
đứa sang Nhật học”, thời bấy giờ người ta trọng khoa danh, nghĩ được như
thế đã là tiến bộ lắm. Chắc điều mong mỏi của cha ông sau này có ảnh hưởng
đến quyết định của Lỗ Tấn khi phải chọn một con đường đi.
Người cũng có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của Lỗ Tấn là mẹ ông. Bà
tên là Lỗ Thụy, con một vị cử nhân đời Thanh, tính hiền lành, nhân hậu, dễ
tiếp thu tư tưởng mới: không bó chân, cắt tóc ngắn, đi giày trắng, không mê
tín dị đoan, giàu nghị lực, hiểu thời thế, trọng chính nghĩa, tán thành những
việc Lỗ Tấn làm, ngay cả khi chính quyền phản động cho ông là “học phỉ”.
Xuất thân trong một gia đình như thế, Lỗ Tấn vĩ đại ở chỗ, không để cho
những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến tiêm nhiễm vào mình, mà trái lại
ông luôn đứng về phía những người bất hạnh, vạch trần cái giả dối, thối nát
của giai cấp mình. Nói như Cù Thu Bạch: “Lỗ Tấn là Remus được thú rừng
20
cho bú sữa nuôi lớn lên, là nghịch tử của xã hội tông pháp phong kiến, là kẻ
phản bội của giai cấp thân sĩ… Ông theo con đường riệng của ông mà trở lại
với thú rừng.” [47, tr. 49].
Thời thơ ấu, Lỗ Tấn học ở ngôi trường tư thục quê nhà mang tên trường
Tam Vị. Ông thông minh, đọc nhiều sách, xem hát tuồng, tranh dân gian,
thích vẽ… nên thị hiếu văn nghệ của ông hình thành sớm. Mặt khác, do gia
đình sa sút, ông có điều kiện đi lại với con em nhân dân lao động, tư tưởng
văn nghệ của ông sau này không thay đổi chính là vì từ nhỏ ông đã gần gũi
với nhân dân.
1.2.2.5. Một số nhân vật có ảnh hưởng đến sáng tác của Lỗ Tấn.
* Chu An
Chu An là người vợ cả của Lỗ Tấn, tuy không được nhắc đến nhiều,
nhưng bà cũng có một vị trí đáng kể trong cuộc đời sáng tác của Lỗ Tấn.
Chu An là một phụ nữ không có học vấn, không nhan sắc và lớn hơn Lỗ
Tấn 3 tuổi, được bà Lỗ Thụy - mẹ của Lỗ Tấn - cưới về. Tuy là vợ chồng
chính thức nhưng họ không có con chung, không tìm được tiếng nói chung

trong cả cuộc đời. Nhưng chúng ta phải thấy sự vĩ đại trong tư tưởng của Lỗ
Tấn: “ Về phía nữ giới, họ vốn là không có tội, mà bây giờ phải hi sinh vì tập
quán cũ” [48, tr. 78]. Như vậy, cả Lỗ Tấn và Chu An đã “ hi sinh một đời”
cho dù họ không hề có tình yêu! Chính từ bi kịch của gia đình mình, Lỗ Tấn
đã viết rất nhiều bài bênh vực quyền lợi của phụ nữ, và ông không ly hôn vì
không muốn đẩy Chu An đến bước đường cùng. Lỗ Tấn đã thấm thía sự áp
chế của lễ giáo phong kiến đối với con người, ông quyết tâm đoạn tuyệt với
truyền thống cổ hủ. Ông chống lại lễ giáo phong kiến một cách quyết liệt và “
đấu tranh không tuyệt vọng” với số phận. Văn phong lạnh lùng, phẫn khích,
châm biếm của Lỗ Tấn có liên quan ít nhiều đến hôn nhân đau buồn của ông.
Chu An và Lỗ Tấn, hai sinh mệnh khắc nhau như nước với lửa mà phải buộc
lại với nhau, nỗi bất hoà ngày một lớn đã biến thành những câu chữ thâm
trầm. Mặc dù sau này Lỗ Tấn đã gặp ý trung nhân là Hứa Quảng Bình, nhưng
21
thực chất, chính Chu An lại là người có ảnh hưởng lớn hơn đến Lỗ Tấn, vì
nếu Lỗ Tấn đầu đời đã gặp ngay “ vầng trăng” Hứa Quảng Bình và sống
trong hạnh phúc, có lẽ văn phong của ông đã mang một màu sắc khác. “ Con
ốc sên lặng lẽ bò ở sau vườn” ấy đã gắn chặt lấy cuộc đời thăng trầm của Lỗ
Tấn!
* Cù Thu Bạch
Tháng 10 năm 1927, do có nguy cơ bị ám hại, Lỗ Tấn rời Quảng Châu
đến Thượng Hải và ở đó đến khi mất. Ông tập trung lãnh đạo phong trào văn
học vô sản, đứng ra chủ trì Liên minh các nhà văn cánh tả (Tả liên), cùng
chiến đấu bên Cù Thu Bạch, Mao Thuẫn Tình bạn giữa ông với người cộng
sản ưu tú Cù Thu Bạch đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm khảm ông, có ảnh
hưởng rõ rệt đến chí hướng và sự nghiệp sáng tác. Trong nhà ông có hòm
quần áo của Cù Thu Bạch để lại khi đi vào khu Xôviêt và trên đường đi đã bị
bọn Tưởng Giới Thạch sát hại. Chính người Tổng Bí thư Đảng cộng sản ấy,
chứ không phải ai khác, đã giúp đỡ Lỗ Tấn trở thành nhà văn có tư tưởng
cộng sản. Cù Thu Bạch là nhân vật đại diện kiệt xuất trong nghiên cứu Lỗ

Tấn của phái thực tế Macxit, ông đã giải thích diễn biến và quá trình phát
triển tư tưởng của Lỗ Tấn bằng các hệ thống, các hình thức ngôn ngữ của chủ
nghĩa Mac (chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhất, tinh thần chiến đấu dẻo dai,
chống lại chủ nghĩa tự do, tinh thần chống giả dối). Ông đã khẳng định địa vị
của Lỗ Tấn trong lịch sử đấu tranh tư tưởng: “ Chúng ta cần phải học tập,
cùng tiến bước với Lỗ Tấn” [34, tr. 61].
* Thu Cận
Nữ chiến sĩ cách mạng Thu Cận (1875-1907), là người cùng quê Thiệu
Hưng với Lỗ Tấn. Bà đi du học ở Nhật Bản về, tham gia “Quang phục hội”
(tiền thân của Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn đứng đầu, sau này lãnh đạo
cách mạng Tân Hợi). Bà đã sáng lập tờ “ Trung Quốc nữ báo” phát động
phong trào phụ nữ đấu tranh chống phong kiến. Bà bị hành quyết năm 32 tuổi.
Lỗ Tấn viết “ Thuốc” là để kỷ niệm Thu Cận. Nhân vật người chiến sĩ cách
22
mạng Hạ Du chính là hình ảnh của Thu Cận: Hạ đối với Thu, Du đối với Cận,
đều là tên của hai loại ngọc sáng. Ngay địa điểm “ Cổ Đình Khẩu” được
nhắc đến trong “ Thuốc” chính là Cổ Hiên Đình Khẩu, ở nội thành Thiệu
Hưng, nơi Thu Cận bị hành quyết cùng nhiều đồng chí năm 1907. Các nhà
nghiên cứu cho rằng, Lỗ Tấn đã dùng một số sự việc có thật trong cuộc đời
hoạt động của Thu Cận để viết “ Thuốc”.
1.3. Niên biểu văn học của Lỗ Tấn.
1881 (1 tuổi)
Sinh ngày 25 tháng 09 năm 1881 tại thành Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang,
trong một gia đình đại sĩ phu họ Chu đang trên đà suy tàn.
1896 (16 tuổi)
Bắt đầu ghi nhật ký đến khoảng năm 1902 thì tạm dừng. Những trang nhật
ký này hiện nay chưa tìm ra.
1898 (18 tuổi)
- Tháng 5, đến Nam Kinh thi vào trường Giang Nam thủy sư học đường.
1900 (20 tuổi)

- Học ở Khoáng Lộ học đường thuộc Giang Nam thuỷ sư học đường.
- Làm một số bài thơ cổ: Biệt chư đệ, Canh Tý tống táo tức sự
1901(21 tuổi)
- Tiếp tục học ở Khoáng Lộ học đường.
- Viết một số bài thơ cổ như: Tích hoa tứ luật và Tế thư thần văn.
1902 (22 tuổi)
- Tháng 4, được phái đi Nhật Bản lưu học. Thời gian đầu học tiếng Nhật ở
Đông Kinh hoàng văn học viện.
- Bài thơ bi tráng Tự đề tiểu tượng có lẽ được làm trong thời gian này.
1903 (23 tuổi)
- Tiếp tục học tiếng Nhật.
- Tháng 7 nhận lời mời của Hứa Thọ Thường viết bài thơ cho tạp chí Chiết
Giang Triều như Hồn Spactơ (Spart) và Trung Quốc địa chất lược luật.
23
- Ngoài ra còn dịch một số tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Du lịch cung
trăng, Du lịch dưới đất của Jules Verne, và cộng tác với Cố Lang viết cuốn
Trung Quốc khoáng sản chi.
1904 (24 tuổi)
- Tháng 8 chuyển đến học trường Chuyên khoa y học ở Tiên Đài (Nhật
Bản).
1906 (26 tuổi)
Nhân một hôm xem phim về chiến sự Nga - Nhật, thấy lính Nhật chém đầu
một người Trung Quốc bị tình nghi là gián điệp của Nga, thế mà những người
Trung Quốc xung quanh lại dửng dưng vô sự, Lỗ Tấn bị xúc phạm dữ dội, rất
đỗi kích động và thấy rõ rằng, dân một nước mà tinh thần còn nhu nhược, tê
liệt thì thân thể dù có khoẻ mạnh mấy chăng nữa cũng trở nên đớn hèn vô
dụng. Từ bỏ học thuốc, ông quay về Đông Kinh cùng Hứa Thọ Thường để
xướng phong trào văn nghệ.
1907 (27 tuổi)
Tháng 12, đăng trên số khai trương tờ Hà Nam một tiểu luận về khoa học

Nhân gian chi lịch sử, ký tên Linh Phi.
1908 (28 tuổi)
Tiếp tục viết bài cho tạp chí Hà Nam, các bài Bàn về sức mạnh của thơ
Mo - Ra, Khoa học sử giáo thiên, Văn hoá thiên chí luận.
1909 (29 tuổi)
- Tháng 3, xuất bản ở Đông Kinh tập một cuốn Vực ngoại tiểu thuyết tập,
chuyên dịch giới thiệu văn học Nga và văn học các dân tộc nhược tiểu Đông
Âu.
- Tháng 8 xuất bản tập hai cuốn sách trên. Cũng trong tháng này về nước
làm giáo viên ở trường Sư phạm Hàng Châu.
1910 (30 tuổi)
Sưu tập những tiểu thuyết cổ thành tập Cổ tiểu thuyết câu trầm, biên soạn
cuốn Hội kê quần cố sự tạp tập.
24
1911 (31 tuổi)
Sau cách mạng Tân Hợi, làm Hiệu trưởng trường Sư phạm sơ cấp Thiệu
Hưng.
Viết truyện ngắn Hoài cựu.
1912 (32 tuổi)
- Tháng 1, Chính phủ lâm thời của Trung Hoa Dân quốc thành lập, ông
nhận lời mời ra làm ủy viên Bộ Giáo dục. Bắt đầu sưu tầm truyện ngắn đời
Đường và Tống.
- Tháng 6, bắt đầu giảng Mỹ thuật lược luận ở hội giảng mùa hè của Bộ
giáo dục.
Tháng 7, làm 3 bài thơ Khốc Phạm Ái Nông
1913 (33 tuổi)
Tháng 10, hiệu đính Kê Khang tập.
1918 (38 tuổi)
- Tháng 4, lần đầu tiên dùng bút danh Lỗ Tấn viết truyện ngắn Nhật ký
người điên, đăng trên tạp chí Tân Thanh niên. Đăng những bài thơ mới:

Mộng, Thần yêu đương, Hoa đào ký tên Đường Sĩ.
- Bắt đầu những bài tạp văn trên mục Tùy cảm của Tân thanh niên.
- Cuối năm viết Khổng Ất Kỷ, đăng trên Tân thanh niên.
1919 (39 tuổi)
Tháng 4, viết truyện Thuốc, đăng trên Tân thanh niên.
1920 (40 tuổi)
- Tháng 6 viết Ngày mai đăng trên Tân thanh niên
Tháng 7, viết Mẩu chuyện nhỏ đăng trên Thần báo Bắc Kinh.
Tháng 10 viết Câu truyện cái đầu tóc đăng trên Học đăng, Sóng gió đăng
trên Tân thanh niên.
- Bắt đầu từ mùa thu, làm giảng sư tại Đại học Bắc Kinh và Cao đẳng Sư
phạm Bắc Kinh.
1921 (41 tuổi)
25

×