®¹i häc quèc gia hµ néi
TR¦êNG ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
TRẦN THỊ XOA
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Văn Thị Thanh Mai
Hµ Néi - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu...................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 10
Chương 1 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1997-2001................ 11
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác xóa đói,
giảm nghèo của tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997 ......................................... 11
1.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh ............ 11
1.1.2.Công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Hà Bắc trước năm 1997 ......... 18
1.2.Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh về xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997- 2001 ........................................ 21
1.2.1.Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ....................................... 21
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xóa đói, giảm nghèo......... 25
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo ở Bắc Ninh
từ 1997- 2001 .................................................................................................. 29
1.3.1.Tổ chức thực hiện xóa đói, giảm nghèo ................................................. 29
1.3.2. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 1997- 2000 .. 38
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 42
Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC
HIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001-2010 .......... 43
2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh về xóa
đói, giảm nghèo .............................................................................................. 43
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ...................................... 43
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh thực hiện công tác xóa đói,
giảm nghèo ...................................................................................................... 47
2.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo
từ 2001-2005 ................................................................................................. 52
2.2.1. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện ................................................................. 52
2.2.2. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2001-2005... 60
2.3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ
năm 2006 - 2010 ............................................................................................. 63
2.3.1.Tập trung vào các nhiê ̣m vụ trọng tâm , có ý nghĩa thiết thực trong thực
hiê ̣n XĐGN. ..................................................................................................... 63
2.3.2. Kết quả lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006 - 2010................. 74
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 79
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................ 80
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ......................... 80
3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 80
3.1.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 88
3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC .................................................................................................... 112
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH
: Ban chấp hành
BHYT
: Bảo hiểm y tế
HĐND
: Hội đồng nhân dân
LĐTB&XH
: Lao động Thương binh và Xã hội
NXB
: Nhà xuất bản
PGS.TS
: Phó giáo sư, Tiến sĩ
QĐ-UBND
: Quyết định của Ủy ban Nhân dân
UBND
: Ủy ban nhân dân.
XĐGN
: Xóa đói, giảm nghèo.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Loài người đang tiến vào thập niên đầu của thế kỷ XXI với nhiều thuận
lợi song cũng phải đối mặt với những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Đó
là chiến tranh, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… và một trong
những nỗi lo, nỗi đau của nhân loại là sự đói nghèo trầm trọng trên một phạm
vi vô cùng rộng lớn. Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường
trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến
tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng
hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ
hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi
trước sau cũng được giải quyết nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch
bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân
loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp và kéo dài dai dẳng đối với
mỗi quốc gia.
Thực tế là, một phần ba số dân thế giới vẫn đang phải sống trong tình
trạng khốn cùng và đói khát. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với
những mức độ khác nhau. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo
của người dân đang là một vấn đề nhức nhối, cấp bách, phải tháo gỡ và đó
đồng thời cũng là khó khăn của công tác XĐGN.
Để khắc phục tình trạng nghèo đói, mỗi quốc gia đều có những chương
trình hoặc những chính sách để thực hiện việc XĐGN và Việt Nam không
phải là một ngoại lệ. Hướng tới mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh", Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách
nhằm tạo cơ hội cho người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo khó, từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhiều địa phương đã triển khai thực hiện
chương trình XĐGN với các biện pháp sáng tạo, linh hoạt, giúp đỡ hộ nghèo,
xã nghèo tháo gỡ khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và phát
1
triển sản xuất. Theo đó, công tác XĐGN của nước ta trong những năm qua đã
đạt được những thành tựu đầy ấn tượng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp vào
trong nhóm các nước nghèo trên thế giới. XĐGN là một chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa
khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng, vừa giúp đỡ người nghèo tự tin
vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, giải quyết
đói nghèo hiện nay không chỉ dừng lại ở việc có đủ về lương thực, thực phẩm
mà phải giúp cho người nghèo có nhà ở, mặc ấm, y tế, giáo dục…
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích 804 km², dân
số Bắc Ninh có 987.400 người (theo điều tra dân số năm 2004) với mật độ dân
số 1.222 người/km². Từ khi tách tỉnh vào năm 1997, kinh tế - xã hội Bắc Ninh
có những bước tiến vượt bậc, tạo đà mạnh mẽ cho việc giải quyết các vấn đề
về an sinh xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, một trong những vấn
đề còn tồn tại ở Bắc Ninh là tình trạng đói nghèo. Vì vậy, để phát triển kinh
tế, ổn định xã hội, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ngay từ khi tái lập tỉnh đã có những
chủ trương chính sách phù hợp để XĐGN. Công tác XĐGN vừa là mục tiêu,
vừa là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Nhiều năm
qua, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các
cấp ủy và chính quyền, ban, ngành chức năng tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo thực
hiện công tác XĐGN đạt nhiều kết quả thiết thực. Tuy nhiên, với sự phát triển
của xã hội, tình trạng đói nghèo ở Bắc Ninh có những diễn biến mới, nảy sinh
thêm nhiều vấn đề cần phải tiế p tu ̣c giải quyết.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá, lại quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN những năm qua, tổng kết, rút kinh
nghiệm, trên cơ sở đó phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế
trong thời gian tới để công tác XĐGN đạt kết quả cao hơn trở thành một yêu
cầu cấp bách. Trên tinh thần đó, đề tài luận văn Thạc sĩ „„Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997- 2010‟‟ là
2
một đóng góp nhỏ của tác giả nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh thực hiện XĐGN những năm
1997-2010, từ đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng trong giai đoạn mới.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề XĐGN là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, có ý
nghĩa chính trị, kinh tế- xã hội to lớn, đã thu hút nhiều nhà khoa học, các học
giả, các chuyên ngành và những cá nhân nghiên cứu. Việc nghiên cứu thực
trạng đói nghèo và tìm ra giải pháp để đẩy mạnh thực hiện XĐGN là đề tài
được nhiều giới nghiên cứu quan tâm và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau,
có thể quy về các nhóm sau:
2.1. Các công trình là sách
Trong rất nhiều cuốn sách trình bày về vấn đề XĐGN, có thể kể đến một
số cuốn sách như:
Cuốn „„Vấn đề xóa đói giảm nghèo của nông thôn nước ta hiện nay‟‟ của
Nguyễn Thị Hằng, Trần Đình Hoan, Bùi Trọng Thành, (1997), Nxb Lao
động- Xã hội, Hà Nội đã nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở các chế độ xã hội và
ở nước ta, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về mục tiêu lý tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa, nêu nên tính tất
yếu khách quan của việc XĐGN, thực trạng đói nghèo và một số phương
hướng, biện pháp XĐGN ở nông thôn nước ta hiện nay. Cuốn sách đã cung
cấp cho tôi những quan điểm và lý luận về XĐGN và công tác XĐGN.
Cuốn sách „„Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam‟‟ (2001) của
Chu Quang Tiế n (Chủ biên), Nxb Nông Nghiê ̣p, Hà Nội đã chỉ ra thực trạng
đói nghèo và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở Việt Nam.
Đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra những giải pháp và những mặt còn tồn tại
trong công tác XĐGN ở Việt Nam giai đoạn 2001 trở về trước. Cuốn sách đã
cung cấp cho tôi những nền tảng về lý luận và thực tiễn để tiếp cận vào đề tài
3
nghiên cứu của mình trong vấn đề XĐGN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc
Ninh nói riêng.
Cuố n “Chính sách xóa đói giảm nghèo - thực trạng và giải pháp”
(2013) của PGS.TS. Lê Quốc Quý , NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội , đã
nghiên cứu hê ̣ thố ng các chiń h sách về XĐGN ở Viê ̣t Nam từ trước đế n nay
và đưa ra những giải pháp để thực hiện chính sách XĐGN ở Việt Nam hiện
nay. Cuố n sách đã cung cấ p cơ bản cho tác giả luận văn cái nhìn tổng quan về
hê ̣ thố ng chin
́ h sách XĐGN của Viê ̣t Nam giai đoa ̣n từ 1997-2010.
2.2. Các công trình là bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Có rất nhiều công trình bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí khác
nhau. Tạp chí Lao động và xã hội có bài viết „„Tiếp tục thực hiện mục tiêu xóa
đói giảm nghèo‟‟của Đàm Hữu Đắc đăng trên số 1/2001 và „„Bước tiến mới
của sự nghiệp xóa đói giảm nghèo‟‟ của Nguyễn Thị Hằng. Trong các công
trình này, các tác giả đã khẳng định bước tiến mới, những thành tựu cũng như
chỉ ra những tồn tại trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN
1998-2000 và nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác
XĐGN trong giai đoạn tiếp theo.
Tạp chí Cộng sản có những bài viết liên quan đến vấn đề XĐGN như
Nhật Tân, „„Việc xóa đói giảm nghèo ở Hưng Hà‟‟(đăng trên số 12/1993);
Bạch Đình Ninh, „„Đói nghèo ở miền núi Nghệ An- Nguyên nhân và biện pháp
khắc phục‟‟ (số 10/1999); Bùi Minh Đạo, „„Giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu
số nước ta hiện nay‟‟ (số 597, tháng 06/ 2000)… Các bài viết này tập trung đi
vào nghiên cứu vấn đề XĐGN ở từng địa phương cụ thể với những tiếp cận
còn mang tính sơ lược. Ngoài ra còn một số bài viết mang tính lý luận chung
về vấn đề XĐGN như bài „„Xóa đói giảm nghèo ở nước ta- thành tựu, thách
thức và giải pháp‟‟ của Phạm Gia Khiêm, (số 2+3/2006), bài viết này đã phần
nào đánh giá được những thành tựu của công tác XĐGN từ trước năm 2006,
cùng với nó là những thách thức và các giải pháp để thực hiện tốt hơn việc
4
XĐGN cho các năm tiếp theo. Hà Thị Khiết với bài viết „„Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam với hoạt động xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ‟‟ (số 20/2006) đã
đi vào nghiên cứu cụ thể về vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong
việc giúp phụ nữ XĐGN một cách có hiệu quả. Đây là một cách thực hiện
XĐGN mà các địa phương có thể áp dụng...
Những bài viế t này giúp tôi có cái nhiǹ đa da ̣ng về công tác XĐGN ở các
điạ phương khác ngoài tin
̉ h Bắ c Ninh để từ đó có cái nhìn so sánh về công tác
XĐGN ở Bắ c Ninh với các điạ phương khác trong cả nước.
2.3. Các hội thảo, tọa đàm khoa học
Đói nghèo không phải riêng của Việt Nam mà là một vấn đề mang tính
toàn cầu. Do vậy, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng có rất nhiều
những hội thảo và tọa đàm khoa học về vấn đề đói nghèo và XĐGN.
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do Ủy ban
kinh tế- xã hội châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băngkốc (Thái
Lan) đã bàn về khái niệm chung, các tiêu chí đánh giá sự nghèo đói và các
giải pháp chống đói nghèo trong khu vực. Các quốc gia trong hội nghị đã trình
bày các hoạt động, quan điểm và giải pháp XĐGN ở nước mình, từ đó đề xuất
khuyến nghị phối hợp cùng nhau giải quyết vấn đề đói nghèo.
Hội nghị về phát triển xã hội do Liên hợp quốc tổ chức tại Copenhaghe
(Đan Mạch) tháng 3/1995 đã tập chung thảo luận vấn đề XĐGN, nêu nên
trách nhiệm của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển trong việc hỗ trợ,
giúp đỡ các nước đang phát triển XĐGN, thu hẹp khoảng cách giữa nước giàu
và nước nghèo.
Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000 đã
thông qua tuyên bố thiên niên kỷ và xác định mục tiêu giảm 50% tỷ lệ đói
nghèo năm 2000 (tức là 600 triệu người) vào năm 2015. Hội nghị cấp cao của
Đại hội đồng Liên hợp quốc họp vào tháng 9/2005 cũng khẳng định nỗ lực
toàn cầu trong việc giải quyết mục tiêu thiên niên kỷ về XĐGN.
5
Công ty ADUKI (Tổ chức nghiên cứu và hợp tác quốc tế Thụy ĐiểnSIDA), „„Vấn đề nghèo ở Việt Nam‟‟ (1996), đã đưa ra khái niệm về nghèo, đi
sâu phân tích tình hình hiện nay của các nhóm nghèo của Việt Nam, đánh giá
tác động của công cuộc đổi mới với người nghèo gắn liền với các vấn đề y tế,
giáo dục, tín dụng.
Bộ LĐTB&XH (1/1999) - Chương trình quốc gia XĐGN, „„Kỷ yếu hội
nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát
triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa‟‟,
Nxb. Lao động- xã hội. Kỷ yếu trích những bài phát biểu của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo cáo của lãnh đạo Bộ LĐTB&XH và các cơ
quan có liên quan của Chính phủ và báo cáo của một số địa phương về tình
hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN trong năm 1997, 1998
và phương hướng nhiệm vụ năm 1999, 2000 tại Hội nghị.
Hội nghị Đánh giá Chương trình mục tiêu Quốc gia về XĐGN và
Chương trình 135 của Bộ Lao động thương binh xã hội và UNDP (2004) đã
đưa ra những bài tham luận của các cấp, ban, ngành có liên quan và các nhà
nghiên cứu về kết quả cũng như những mặt tồn tại của Chương trình Quốc
gia về XĐGN và Chương trình 135 đã thực hiện, đồng thời các tham luận
cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt hơn chương trình này trong các
giai đoạn tiếp theo...
Các hội thảo và tọa đàm khoa học trên đã cung cấp cho tôi nền tảng
chung để tiếp cận công tác XĐGN và hiểu bản chất của vấn đề đói nghèo trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, tôi có cái nhìn tham chiếu vào tỉnh Bắc
Ninh mà mình nghiên cứu.
2.4. Các luận văn, luận án có liên quan
Nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã chọn XĐGN làm đề tài
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế có đề
tài Trần Đình Đàn (2001), „„Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu nhằm xóa
6
đói, giảm nghèo ở Hà Tĩnh‟‟ (Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh); Đào Tấn Nguyên, „„Giải pháp tín dụng góp phần
thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Việt Nam‟‟, luận án Tiến sỹ Kinh tế; Nguyễn Trọng Xuân (2004), Quân đội
tham gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay (luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Học viện chính trị quân sự); Nguyễn Anh Dũng (2009), … Đây là những
luận án về XĐGN nhưng dưới góc độ của những nhà hoạch định kinh tế. Do
vậy, các giải pháp cho vấn đề XĐGN chủ yếu là tiếp cận ở một khía cạnh về
mặt kinh tế mà chưa có sự tiếp cận tổng quát trên tất cả các mặt.
Các Nghiên cứu sinh và học viên cao học Lịch sử Đảng có các đề tài
của Ma Thi Tuyề
n „„Quá trình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của
̣
Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001 đến năm 2010”, (Luận văn Thạc sỹ Lịch
sử Đảng, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn); “Chương trình mục
tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo với đời sống kinh tế, xã hội của người
Mường tỉnh Phú Thọ” (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học khoa học xã hội và
Nhân văn); Lương Thị Thuần (2011), “Quá trình thực hiện chính sách xóa
đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010” (Luận
văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn)…
Những luận văn này đã có cách tiếp cận tổng quát về những chính sách của
Đảng và Nhà nước về vấn đề XĐGN và đã được áp dụng vào từng địa
phương cụ thể. Những đề tài này đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc tiếp cận
vấn đề để giải quyết đề tài nghiên cứu của mình.
Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác
nhau, các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn
của vấn đề đói nghèo và công tác XĐGN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham khảo tốt để thực hiện
luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn
diện dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
7
về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với công tác XĐGN trên địa
bàn tỉnh từ năm 1997-2010 (từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đến kết thúc
nhiệm kỳ Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XVII) như đề tài tôi đã lựa chọn.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh quán triệt và vận dụng những
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
công tác XĐGN trên thực tiễn của tỉnh Bắ c Ninh từ năm 1997 đến năm 2010.
- Chỉ ra các thành tựu , hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm về quá
trình lãnh đạo thực hiện chính sách XĐGN của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh từ
năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội đối với sự phát triển của tỉnh Bắ c Ninh
, khái quát tình hình thực hiện
XĐGN của tỉnh Bắ c Ninh trước năm 1997.
- Trình bày khái quát các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh về XĐGN.
- Mô tả quá trình lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh
và đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh từ
năm 1997 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh trong lãnh đạo
thực hiện XĐGN từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh về XĐGN
- Các hoạt động ở tỉnh Bắ c Ninh nhằm thực hiện XĐGN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
- Các thuận lợi và khó khăn của tỉnh Bắ c Ninh trong thực hiện XĐGN
8
- Các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh đối với công
cuộc XĐGN.
- Thực tiễn XĐGN ở tỉnh Bắ c Ninh.
Thời gian và không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắ c Nin h từ
năm 1997 đến năm 2010.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Hệ thống các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị,
hướng dẫn của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và các huyện trong tỉnh có liên quan;
các quy định của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh và các
huyện ở Bắc Ninh.
- Kết quả các công triǹ h nghiên cứu, bài viết liên quan đã được công bố.
- Tài liệu khảo sát của tác giả.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết
hợp của hai phương pháp này là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương
pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia, từ đó
rút ra luận diểm khoa học để thực hiện luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
thực hiện công tác XĐGN từ năm 1997- 2010, từ đó khẳng định sự đúng đắn,
sang tạo của Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện XĐGN ở địa phương. Chỉ ra
những thành tựu và hạn chế góp phần làm phong phú hơn hoạt động lãnh đạo
của Đảng về một vấn đề được cả xã hội quan tâm là XĐGN.
- Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu Lịch
sử Đảng bộ địa phương, nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng trong các học
viện và nhà trường.
9
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói,
giảm nghèo từ năm 1997-2001
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện công tác
xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001- 2010
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm
10
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 1997-2001
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác xóa đói,
giảm nghèo của tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997
1.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Ninh
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng,
thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58‟
đến 21o 16‟ vĩ độ Bắc và 105o 54‟ đến 106o 19‟ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam
giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Địa hình: Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của
tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông
Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn
tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao
phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê
thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi
chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế
Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn
Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao
103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia
Bình) cao 71m.
Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ
khá cao từ 1,0 – 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ
11
thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Ngoài
ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của
sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố
Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông
Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.Với
hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy
văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới
và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.
Khí hậu: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn
mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm
trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0 oC, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1).Độ
ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm
giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến
75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm. Lượng mưa trung
bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500 mm nhưng phân bổ không đều
trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng
mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng
lượng mưa trong năm. Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung
bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7
với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng
năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió
mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ
gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ
tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào
tháng 7 khoảng 2,4m/s.
Tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất năm 2010, tổng diện tích đất tự
nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82,271.2 km2; Diện tích lớn nhất là đất nông
12
nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với
0,81%; Đất phi nông nghiệp chiếm 33,31% trong đó đất ở chiếm 12,83%;
Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84%.
Địa chất – khoáng sản: Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang
những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề
dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm
trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc
Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông
Bắc. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với
Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công
trình. Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật
liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn.
Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được
phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận
Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phòng và Tiên Du; Đất sét làm gạch chịu lửa
phân bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây
dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được
phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống.
Thảm thực vật: Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm,
cây trồng lâu năm và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm
chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng
cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích thấp.
Điều kiện kinh tế- xã hội: Gần một thế kỷ đã qua, Bắc Ninh - đất Kinh
Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú tiềm ẩn những điểu kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân
tộc Việt Nam. Đặc biệt trên chặng đường hơn 10 năm kể từ ngày tái lập,
Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo để thực
13
hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên
mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
Dân cư – lao động: Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc ninh
có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số
thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo
cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là
dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được
nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm
2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát
triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ
đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.
Công nghiệp: Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công
nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15
khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công
nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và
đang hoạt động. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí
thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình
quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối
lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để
tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều
làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm
đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ
14
(Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)… Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc.
Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc
Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nông nghiệp: Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp
nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng
cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực
có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010.
Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập
trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa,
cây cảnh… Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu
xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị,
doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Năm 2009,
toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động đạt hiệu quả tốt đồng thời có 568 hợp
tác xã, 2 liên hiệp hợp tác xã, 628 tổ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp. Việc chuyển giáo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh,
dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng
vùng sản xuất được coi trọng. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm
tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu
vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân
11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được
duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với
tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết
doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
Giao thông: Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao
thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường
15
thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội,
trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nôi - Hải Phòng - Quảng Ninh
nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết
mạch. Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc
Ninh - Lạng Sơn.
Bưu chính - viễn thông: Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực cho lĩnh
vực này theo hướng đi tắt, đón đầu, ứng dựng công nghệ tiên tiến hiện đại tạo
nên sự thay đổi rõ rệt cả về chất và lượng. Những năm đầu tái lập, toàn tỉnh
chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động bưu chính viễn thông là Bưu điện tỉnh,
đến nay đã có thêm 3 đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực này. Mạng lưới
bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital
hiện đại. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn
sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009.
Văn hóa – Du lịch: Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các
di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các
lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa
Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra thu hút khách du
lịch cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng
Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gõ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt
một loại hình nghệ thuật làm nên bản sắ c văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là
các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên
phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc
biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận
Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giáo dục - Đào tạo: Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa
bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phương duy
nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng
nguyên. Truyền thống hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp
16
lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm
2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập trung
học phổ thông.
Y tế - Sức khoẻ: Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn
luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng, Thể hiện ở mạng lưới các bệnh viện, phòng
khám đa khoa khu vực rải đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phường thị
trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất và đội ngũ y sĩ, bác sĩ tăng dần qua các năm.
Số giường bệnh trong toàn tỉnh 2.340; số cán bộ công tác ở ngành y là 3.249
người; trong đó tiến sĩ, thạc sĩ là 55 người, bác sĩ là 650 người. Năm 2010 đã
thực hiện tiêm chủng cho 21.718 trẻ em trên toàn tỉnh.
Những điề u kiê ̣n về tự nhiên và kinh tế
- xã hội của tỉnh Bắc Ninh nói
trên đã góp phầ n không nhỏ vào sự phát triể n kinh tế nói chung
và công tác
XĐGN nói riêng . Với điạ thế tự nhiên đa da ̣ng đươ ̣c thiên nhiên ưu đãi đã
mang la ̣i thuâ ̣n lơ ̣i cho sản xuấ t cũng như là giao thương là cơ sở cho phát
triể n kinh tế . Bên ca ̣nh đó , cùng với truyền thống cách mạng, năng động sáng
tạo, truyền thống hiếu học, và nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc là
nguồn tài sản quý báu của tỉnh Bắc Ninh, tạo nguồ n lực cho việc thực hiện
công tác XĐGN hiệu quả. Những điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i trên là cơ sở để các cấp
ủy đảng , chính quyề n tỉnh Bắ c Ninh triể n khai đa da ̣ng các biê ̣n pháp cho
công tác XĐGN. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những điề u kiê ̣n tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh vẫn còn có những khó khăn nhất định như hê ̣ số sử
dụng đất thấp, đấ t nông nghiê ̣p ngày càng bi ̣thu he ̣p, thiên tai… đặc biệt là sự
chênh lệch mức sống giữa các bộ phận dân cư. Đây là vấn đề đang đặt ra cho
sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cũng như các cấp, các ngành có liên
quan để thực hiện hiệu quả công tác XĐGN. Nếu không giải quyết tốt những
vấ n đề này thì sẽ dẫn đế n hiê ̣n tươ ̣ng tái nghèo và khoảng cách giữa hô ̣ giàu
và hộ nghèo ngày càng xa khiến cho người nghèo khó hòa nhập được với xã.hội
17
1.1.2.Công tác xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Hà Bắc trước năm 1997
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II quyết định hợp nhất tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Chủ trương XĐGN của Bắc Ninh thời gian này
thuộc sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Bắc (đến 1/1/1997 lại thuộc Bắc Ninh).
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ I (từ 16 đến 26/10/1963) đã đề ra
phương hướng nhiệm vụ chung của tỉnh là: “Ra sức phấn đấu để củng cố và
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, chú trọng phát triển các hợp tác
xã nông nghiệp, thủ công nghiệp… Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân trong tỉnh…” [23, tr.326].
Trong những năm 1962- 1993, cùng với nhiều địa phương trong cả nước,
tỉnh Hà Bắc chưa có đường lối, chính sách riêng về XĐGN. Thời kỳ này chủ
yếu ban hành các chính sách về phát triển nông nghiệp, khắc phục nạn đói do
thiên tai nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Sau mấy năm tiến hành đổi mới đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VI (12/1986), sự thay đổi mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội
của đất nước dẫn đến hiện tượng phân hóa giàu nghèo diễn ra gay gắt. Trong
bối cảnh đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: „„Hơn 4
năm qua, để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, chúng ta đã động viên và
phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích người lao động tăng thu
nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận chênh lệch trong thu nhập do năng
suất và hiệu quả lao động. Đó là một phương hướng đúng tạo động lực cho
phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội‟‟[31, tr.240]. Đồng thời,
Đảng đặt ra nhiệm vụ phấ n đấ u „„xóa nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải
quyết vấn đề việc làm, đảm bảo nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất,
văn hóa tinh thần cho nhân dân‟‟[31, tr.340]. Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ (khóa VII, 1/1994), Đảng ta chủ trương: „„Tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Coi một bộ
18
phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển‟‟[31, tr.424]. Trong quá
trình đổi mới, Đảng xác định tăng trưởng kinh tế phải đồng thời tiến hành
công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh tình trạng phân hóa giàu
nghèo vượt quá giới hạn cho phép. XĐGN chính là để góp phần giảm bớt
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn- thành thị, miền núimiền xuôi và giữa các tầng lớp dân cư. Qua quá trình chỉ đạo và từ thực tiễn
phong trào XĐGN, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (6/1993) đã cụ thể hóa
thêm một bước chủ trương này: „„Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho
vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng
địa phương trên cơ sở dân giúp dân. Nhà nước giúp dân và tranh thủ các
nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm
nghèo‟‟[24, tr.24]. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nên đã
nhanh chóng đi vào đời sống. Năm 1992, phong trào bắt đầu từ thành phố Hồ
Chí Minh với tên gọi „„Chương trình phấn đấu thu hẹp và từng bước xóa hộ
nghèo đói‟‟ và chỉ sau một thời gian ngắn đã trở thành phong trào rộng khắp
trong cả nước với tên gọi quen thuộc là phong trào XĐGN. Từ thực tiễn
phong trào, đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (6/1993) đến nay,
XĐGN trở thành một cuộc vận động và là một chủ trương, quyết sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta có ý nghĩa nhân văn cao cả.
Góp phần giải quyết khó khăn thực tế của một tỉnh chủ yếu sản xuất
nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, nhiệm vụ XĐGN là một vấn đề cấp
bách thời kỳ đổi mới, ngày 9/6/1993, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc đã họp
bàn về nhiệm vụ “xóa đói, giảm nghèo”. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có
Quyết định số 40-QĐ/UB về thành lập Ban Chỉ XĐGN do đồng chí Chủ tịch
UBND tỉnh làm Trưởng ban, quyết định lấy huyện Quế Võ làm điểm để rút
kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện ra toàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương XĐGN, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tập
trung vào nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động bằng biện pháp
19
mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp chặt chẽ giữa cơ
khí với thủ công. Mở các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng về kiến thức quản lý
kinh tế và khoa học kỹ thuật cho người lao động nhất là thanh niên. Đẩy mạnh
phát triển ngành nghề, khôi phục các làng nghề truyền thống, mở thêm nghề
mới. Tổ chức đưa dân đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới tại các tỉnh
Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh. Cuộc vận động XĐGN được chỉ đạo chặt chẽ
từ tỉnh đến cơ sở. Hội Nông dân, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, hội Cựu chiến binh các cấp xây dựng quỹ XĐGN. Tiêu biểu như
Đảng bộ xã Ninh Xá (huyện Thuận Thành) xây dựng quỹ được hơn 100 triệu
đồng cho đảng viên vay làm kinh tế gia đình. Hội Phụ nữ xã Kinh Bắc (thị xã
Bắc Ninh) đẩy mạnh hai cuộc vận động chị em giúp nhau làm kinh tế gia đình
và nuôi con theo khoa học. Hầu hết các cơ sở trong tỉnh đã xây dựng quỹ
XĐGN với nhiều hình thức tuyên truyền vận động hội viên thi đua làm kinh
tế, thực hiện XĐGN. Cuộc vận động XĐGN được triển khai sâu rộng và mang
lại hiệu quả thiết thực. Sau 5 năm thực hiện chính sách XĐGN đến năm 1996
tỷ lệ hộ đói, nghèo trong tỉnh giảm còn 16% (trong đó đói 6%) so với đầu năm
1988 là 35-40% hộ đói, 10-15% hộ đói gay gắt, số hộ giàu ngày càng tăng [22, tr.36].
Sau 10 năm (1986-1996) thực hiện đường lối đổi mới, quán triệt sâu sắc
các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, vận dụng linh hoạt sáng tạo các
chính sách của Chính phủ vào điều kiện thực tiễn địa phương, Đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh Hà Bắc đã đoàn kết khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ
phát huy thuận lợi, phấn đấu vươn lên đạt được những thắng lợi rất quan
trọng. Kinh tế phát triển với tốc độ khá cao, kinh tế tăng trưởng bình quân
trong 5 năm (1991-1995) là 8,06%. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực…[23, tr.38]. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp phục
vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, XĐGN. Công tác xây
dựng Đảng không ngừng đổi mới, hoạt động của hội đồng nhân dân , Ủy ban
nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và của các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ,
20
quyền dân chủ của nhân dân được phát huy, tạo sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh
quá trình XĐGN trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên công tác XĐGN giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế hạn chế.
Một là, nhận thức về trách nhiệm đối với công tác XĐGN ở một số
ban ngành, địa phương, cơ sở chưa thực sự đầy đủ, còn thiếu chủ động
trong tổ chức thực hiện. Công tác cán bộ chưa được coi trọng đúng mức,
chưa bố trí được cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực và nhiệt tình tâm
huyết với công tác XĐGN.
Hai là, bản thân người nghèo còn ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước như
trong thời kỳ bao cấp, chưa chủ động trong việc ý thức tự mình vươn lên thoát
nghèo, cải thiện đời sống vật chất của bản thân.
Ba là, nguồn vốn, hệ thống chính sách, cơ chế còn thiếu đồng bộ linh
hoạt, do đó, kết quả đạt được chưa cao và bền vững.
Trên cơ sở đường lối chung của Trung ương về công tác XĐG N, căn cứ
tình hình thực tế ở địa phương, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc phải tiế p tu ̣c quán triê ̣t
hơn nữa tới các cấ p , ban, ngành trong tỉnh về tầm quan trọng của công tác
XĐGN đố i với sự phát triể n của tỉnh . Do đó , Đảng bô ̣ tỉnh phải có những chủ
trương, giải pháp phù hợp để đưa kinh tế Hà Bắc phát triển , từ đó ta ̣o cơ sở để
giải quyết tốt vấn đề XĐGN . Đồng thời, Ban chỉ đa ̣o XĐGN trong tin̉ h cũng
phải nhìn nhận rõ những mặt còn tồn tại của công tác XĐGN giai đoạn
này
nhằ m tìm ra những biê ̣n pháp kịp thời khắ c phu ̣c cho giai đoa ̣n tới.
1.2.Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh về xóa đói, giảm nghèo từ năm 1997- 2001
1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
XĐGN vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của
cả nước. Trước đổi mới, với cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, mặc
dù thu nhập và đời sống của tầng lớp dân cư được cải thiện, nhưng vẫn có hơn
21