Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NÔỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.15 KB, 27 trang )

THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC THỰC
HIỆN CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NÔỊ
2.1.Khái quát chung về Thành phố Hà Nội và thực trạng đói
nghèo.
2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố Hà Nội.
2.1.1.1. Đặc điểm, vị trí địa lý của Thành phố Hà Nội.
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằn sông Hồng, trong phạm vi từ 20
.
53’đến 21
.
23’ vĩ đô bắc và từ 105
.
44’ đến 106
.
02’ kinh độ đông. Hà Nội tiếp
giáp với 5 Tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông;
Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây và Hà Nam ở phía Nam. Hà Nội có diện tích tự
nhiên là 927,39 Km
2
và dân số là 2.560.00 người; chiếm 0,28% về diện tích tự
nhiên và 3,14% về dân số cả nước.
Hà Nội có vị trí địa lý rất quan trọng và ưu thế đặc biệt đối với địa
phương khác. Nghị quyết 15/NQ-TW, ngày 15 tháng 12 năm 2000 đã xác định :
“ Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về
văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Hà Nội
đi các Thành phố, Thị xã của Bắc Bộ cũng như cả nước rất dễ dàng bằng cả
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không.
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan Ngoại giao đoàn, các Đại sứ quán,
các tổ chức quốc tế. Hà Nội còn nơi tập trung các cơ quan đầu não, đông đủ


các cán bộ có kinh nghiệm sẽ là điều kiện tốt về trí tuệ giúp Hà Nội trong việc
hoạch định chính sách phát triển kinh tế.
Hà Nội mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng với đặc điểm khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa
nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh (thời kỳ đầu
thường khô nhưng đến nửa cuối mùa đông lại thường ẩm ướt). Giữa hai mùa
là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hà Nội bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nên nhiệt
độ khá đồng đều và khá cao. Nhiệt độ trung bình năm đạt tới 23
.
- 24
.
. Hai
tháng nóng nhất là tháng 6 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
xảy ra vào tháng 7 với nhiệt độ xấp xỉ 29
.
. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là
17
.
. Tháng lạnh nhất là tháng 1, ở thời gian này nhiệt độ tối thiếu trung bình
thường 13
.
nhiệt độ tối thấp quan sát được xuống tới 2,7
.
. Biên độ nhiệt độ
trong năm khoảng 12
.
- 13
.
. Biên độ cao dao động nhiệt độ ngày đêm khoảng 6
.

- 7
.
. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của Thành phố Hà Nội là 82% và
cùng ít thay đổi theo tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78% - 87%.
Lượng mưa của Hà Nội phân bố khá đồng đều và trung bình hàng năm khoảng
1600 - 1800 mn.
2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.
Chiến tranh kèo dài, kinh tế suy thoái trong những năm 70 và 80, quy mô
dân số qua các năm đều tăng nhanh (năm 1990 có: 2.051.900 người, năm 1993
có: 2.219.700 người, năm 1998 có: 2.556.500 người) đã gây nên những tác
đông tiêu cực đến chất lượng, số lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà đất và di
sản kiến trúc phong phú của Thành phố.Yêu cầu cho tài chính phúc vụ cho
chiến tranh đã hạn chế nguồn tài nguyên cần thiết để tiếp tục bảo dưỡng duy
trì các dịch vụ đô thị và xây dựng hệ thống hạ tầng mới. Sự không ổn định về
kinh tế đã làm cho suy thoái thêm hế thống hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông
và điều kiện về nhà ở.
Theo số liệu điều tra năm 1989, diện tích nhà ở Hà Nội khoảng 4 km
2
/
người, khoảng 7% số hộ gia đình có diện tịch nhà ở dưới 2%/ người. Hơn nửa
khoảng 70% nhà ở của Hà Nội tồi tàn, 10% rách nát không phù hợp để sống.
Sự bùng nổ của thị trường nhà đất không có quy hoạch đã làm cho hộ dân tập
trung đông ở các vùng đất nông nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng, lẫn
chiếm hàng lang các trục đường giao thông chính làm cho người nghèo không
có điều kiện cải thiện đời sống của họ. Theo số lượng thống kê cho thấy số
lượng người thất nghiệp của Thành phố thấp nhất khoảng 100.000 người,
trong khi kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 30% số hộ mức sống được cải
thiện từ năm 1993 và 13% số hộ còn nghèo hơn trước đây, có 2.13% hộ nghèo.
Khoảng 30%-40% trẻ em dưới năm tuổi có mức ăn không phù hợp và thiếu
cân đối.

* Cơ cấu kinh tế có chuyển biến quan trọng: Ngành sản xuất công
nghiệp ngày càng có tỷ trọng cao trong cấu thành giá trị tổng sản phẩm trong
nước. Từ năm 1990-1998, tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế Thủ
đô (Tính theo GDP) tăng từ 29,0% năm 1990 lên 34,9% năm 1996 và 36,2%
năm 1998 tỷ trọng gia trị tổng sản phẩm trong của ngành nông - lâm nghiệp
và tổng thuỷ sản giảm từ 9,0% năm 1990 xuống còn 5,1% năm 1996 và 4,3%
năm 1998.
* Trình độ, năng lực quản lý kinh doanh: Đã được nâng lên rõ rệt.
Tăng bước thích ứng với kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiều
loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã được cải tiến về chất lượng, mẫu mã và
phương thức phúc vụ nhờ đó đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước, một
loại đã xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn.
* Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh: Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoại tăng tỷ trọng từ 3,2% trong tổng giá trị GDP năm 1993 lên 11,1% năm
1998. Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng. Tổng kim ngạch xuất địa
phương tăng từ 81,7 triệu USD năm 1990 lên 161 triệu USD năm 1995 và 306
triệu USD năm 1998.
Vốn đầu tư từ nước ngoại vào Hà Nội tăng rất nhanh. Tính đến tháng 12
năm 1998 đã có tổng 342 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoại với tổng số
vốn đăng ký là 8838 triệu USD; vốn đã thực hiện được đạt 3837 triệu USD,
bằng 35% vốn đăng ký. Bình quân hàng năm từ 1990-1998 tốc độ tăng vốn
đầu tư nước ngoại vào Hà Nội là 52,2%/ năm. Thời kỳ đầu, vốn đầu tư nước
ngoài tập trung vào lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, nhưng 3 năm gần
đây đáng chú ý đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ cấu
hạ tầng.
* Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đạt kết quả cao:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XI và chương
thình “ Quy hoạch xây dựng đô thị” của Thành uỷ, bộ mặt Thủ đô trong những
năm qua có nhiều thay đổi. Đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế
- xã hội. Thủ đô năm 2010 và năm 2020 trình Chính phủ duyệt. Hoàn chỉnh quy

hoạch chi tiết một số dân cư, khu, cụm công nghiệp, cải tạo một bước phố cổ,
phố cũ; quy hoạch xung quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Trúc Bách, khu trung tâm
Ba Đình... Một số quy hoạch đã được công bố, công khai và giao cho chính quyềh
Nhà nước các cấp quản lý.
- Về giao thông:Được mở rộng ra ngoại ô: Hệ thống đường nội thành
được cải tạo đáng kể. Đang tích cực khai triển xây dựng hệ thống đường vánh
đai, các đường trực hướng tâm; xây dựng và duy trì đèn chiếu sáng cho trên
2.000 km đường phố.
Đã sắp xếp lại tổ chức vận tải hành khách, duy trì hệ thống xe buýt, mở
rộng và nâng cấp hệ thống bến bãi. Phương tiện vận tải hành khách, phát triển
mới xe TAXI đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
- Về hệ thống tin liên lạc: Được hiện đại hoá nhanh theo hướng điện tử
và số mạng viễn thông.
- Về hệ thống cấp thoát nước,và lưới điện: Được cải tạo và nâng cấp
một bước; các công trình văn hoá và phúc lợi công cộng được mở rộng và có
chất lượng phúc vụ cao hơn. Trật tự, vệ sinh đô thị, công tác quản lý và bảo vệ
môi trường có chuyển biến rõ rệt.
* Văn hoá xã hội Thủ đô có chuyển biến tốt.
- Về công tác giáo dục và đào tạo; Đã đa dạng hóa các loại hình
trường lớp, tiến hành phổ cấp giáo dục cấp I và đang phổ cấp giáo dục cấp II.
Nội dung giáo dục được cải tiến, chất lượng được giữ vững, có một số mặt
được nâng cao, đã hoàn hành việc tách cấp I và II; cơ sở vật của các trường
được nâng cấp khá.
- Về mạng lưới khám chữa bệnh: Trong toàn Thành phố bước đã
được sắp xếp lại. Y tế cơ sở được quan tâm, đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho người dân. Các chương trình y tế quốc gia chỉ đạo thực hiện tốt,
đặc biệt là chương trình tiêm chủng mở rộng, 98%-99% số trẻ em trong độ
tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin, Công tác kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích
cực. Tỷ lệ sinh hàng năm giảm đáng kể 6,7% (năm 1998).
- Về hoạt động văn hoá ,văn nghệ: Phát triển phong phú , đa dạng,

phong trào văn hoá quần chúng được khơi dậy mạng lưới thông tin đại chúng
được mở rộng. Trình độ và phạm vi hưởng thụ văn hóa trong nhân dân tăng
lên rõ rệt, các chính sách xã hội được tổ chức thực hiện khá tốt dưới hình thức
như: Xây dựng nhà tình nghĩa, bảo trợ bà mẹ anh hùng, liệt sỹ cô đơn, nuôi
dưỡng thương binh nặng tại gia đình, xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội.
* Sản xuất công nghiệp:
Tính đến cuối năm 1998 Hà Nội có 271 doanh nghiệp quốc doanh, trong
đó có 167 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương; 1400 doanh nghiệp công
nghiệp ngoại quốc doanh trong đó: 171 HTX, 40 Doanh nghiệp tư nhân, 240
hỗn hợp và 13558 hộ kinh doanh cá thể. Hà Nội là nơi tập trung công nghiệp
cao nhất ở Bắc Bộ và đứng thứ hai của cả nước. Tỷ lệ GDP công nghiệp trong
cơ cấu kinh tế Hà Nội chiếm 36,2% và đang có chiếu hướng gia tăng.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp Thủ đô hình thành 4 nhóm ngành then
chốt là: Cơ khí (20%-23%); Dệt - da - may (22%-25%); Lương thực- thực
phẩm (16%-18%); Đồ điện - điện tử (5%-8%); Đáng chú ý là sản phẩm của
công nghiệp Thủ đô chất lượng ngày càng cao, có trên 40 sản phẩm được tiêu
dùng rộng rãi trên cả nước. Công nghiệp Hà Nội đóng góp khoảng 40% tổng
thu Ngân sách và 70% kim ngạch xuất nhập khẩu của Thành phố.
* Dịch vụ: Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch của Hà Nội phát triển
nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Bình quân năm 1995 tốc độ tăng
trưởng của lĩnh vực dịch vụ đạt 13,4%/ năm và bình quân năm 1998 đạt
11,7%, tỷ lệ GDP của ngành dịch vụ chiếm từ 59%-60% trong cấu thành GDP
của kinh tế Thủ đô.
- Hoạt động du lịch phát triển mạnh cả khu vực kinh tế quốc
doanh và ngoài quốc doanh. Năm 1998 trên địa bàn Thành phố có 280
khách sản nhỏ lớn trong đó có: 91 khách sản quốc doanh, 13 khách sản liên
doanh và 176 khách sản ngoại quốc doanh và đã có 20 khách sản được xếp
hàng từ 1 đến 5 sao.
- Thương mại được nâng mở rộng và nâng cao chất lượng. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường xã hội, tăng bình quân năm

1998 là 28,3%. Hà Nội là nơi phát triển luồng phúc vụ phần lớn nhu cầu hàng
hoá dịch vụ cho các tỉnh Bắc Bộ. Tổng kim ngạch tăng 370 triệu USD năm
1998.
- Các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhìn chung đã vượt
qua giai đoạn lúng túng, từng bước mở rộng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu
về sản xuất và đời sống. Các ngân hàng Trung ương và ngân hàng địa phương
đã đi vào nề nếp có khá nhiều ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Hà Nội .
Đến năm 1997 trên địa bàn Thành phố có74 tổ chức tín dụng và chi nhánh tổ
chức tín dụng, 23 chi nhánh ngân hàng và các tổ chức ngân hàng thương mại
quốc doanh, 15 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 1 quỹ
tín dụng Trung ương, và 9 quỹ tín dụng ở cơ sở, 1 ngân hàng phúc vụ người
nghèo và 9 chi nhánh... Mạng lưới dịch vụ ngân hàng tài chính, ngân hàng đã
thực sự trở thành nhân tố quan trọng phúc vụ phát triển kinh tế - xã hội.
* Nông nghiệp: Nhờ tác động của chính sách mới, 5 năm qua nông -
lâm nghiệp và nông thôn ngoài thành có chuyển biến sâu sắc. Cơ cấu nông -
lâm nghiệp và nông thôn ngoài thành chuyển dịch theo hướng : Phát triển
mạnh kinh tế ngoại quốc doanh, nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại
nông sản thực phẩm có chất lượng cao như: Thịt lợn nạc, trứng, sữa, hoa, cây
cảnh, thuỷ đặc sản...Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về phát triển rau sạch. Năm
1998 tỷ lệ diện tích trồng rau sạch ở Thành phố đạt 12% tổng diện tích trồng
rau. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các thời kỳ.
2.1.2. Thực trạng đói nghèo trên địa bàn Thành phố Hà Nội .
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
chương trình quốc gia “ Xoá đói giảm nghèo” . Trong những năm qua cùng với
sự đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân
Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, hội đoàn thể triển
khai tích cực đồng bộ các giải pháp và đã đạt được kết quả toàn diện về các
chương trình chính sách xã hội trên Thành phố.
Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1999-
2000, ngày 15 tháng 01 năm 1999 Hội đồng Nhân dân Thành phố Khoa XI kỳ

hợp 12 đã ra Nghị quyết số 15/1999- NQ/HĐ về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an
ninh quốc phòng. Để thực hiện tốt Nghị quyết của Hội động Nhân dân Thành
phố và kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân Thành phố đến quận, huyện, xã đều có
kế hoạch tổ chức thực hiện công tác XĐGN, triển khai sâu rộng cuộc vận động
trong toàn Đảng, toàn dân giúp nhau XĐGN.
Trong giai đoạn từ năm 1999-2000 Sở Lao động Thương binh - Xã hội
Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các quận huyện, xã, phường điều tra rà soát, xác
lập danh sách hộ nghèo (theo chuẩn quy định thống nhất của cả nước). Kết
quả điều tra đã phản ánh được thực trạng tình hình đói nghèo trên địa bàn
Thành phố và nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của Thành phố. Trên cuộc cơ sở
điều tra đói nghèo sẽ giúp cho việc đánh giá, phân tích những biến động của
đói nghèo trên địa bàn Thành phố từ đó giúp cho địa bàn chính quyền địa
phương đề ra những giải pháp thích hợp để đẩy nhanh công tác xoá đói giảm
nghèo.
Tại thời điểm tháng 1/1999, toàn bộ Thành phố Hà Nội có 11.338 hộ
nghèo vớí 41.653 nhân khẩu (chiếm 1,9% tổng số hộ toàn Thành phố), trong
đó có 2525 hộ tàn tật ốm đau quanh năm, 108 hộ chính sách. Theo báo cáo của
quận, huyện hết tháng 10/2000 Thành phố Hà Nội giảm hộ nghèo được 3849
hộ nghèo, 24 hộ nghèo thuộc diện chính sách. Thể hiện ở bảng như sau:
Mặc dù số hộ nghèo của Thành phố không lớn so với tỷ lệ hộ đói nghèo
của cả nước song chương trình xóa đói giảm nghèo lại tập trung vào những
nội dung sau:
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: Đây là giải pháp quan trọng nhằm
tạo điều kiện cho hộ nghèo sớm có khả năng vươn lên thoát nghèo của Thành
phố. Trong những năm qua, Thành phố đã tập trung vào một số lĩnh vực cơ sở
hạ tầng ngoài thành như sau: Hệ thông thuỷ lợi, các đường giao thông liên
huyện, liên xã, điện thoại nông thôn, chương trình nước sạch nông thôn, dự án
trồng rừng (theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ).
Ngoài ra, còn có các dự án khác như là dự đường giao thông liên xã
thuộc huyện Sóc Sơn và hỗ trợ ổn định việc di dân theo dự án do Chi cục điều

động Lao động dân cư Thành phố triển khai.
- Cho vay vốn để hộ nghèo phát triển sản xuất: Thêm canh lứa, hoa
mầu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi cá lồng... và phát triển ngành nghề, dịch
vụ vì các hộ nghèo đói đa số là do thiếu vốn sản xuất, chính vì vậy Thành phố
đã có chương trình huy động vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo
vay, ngoài nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức trong nước Thành phố còn
huy động từ các tổ chức quốc tế.
- Hướng dẫn cách làm ăn, phổ biến kiến thức, kỹ thuật cho người
nghèo: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, bởi các hộ
nghèo đói không biết cách làm ăn. để giúp các nhóm người này có được kiến
thức, biết cách làm ăn thì không chỉ hỗ trợ về vốn mà phải hướng dẫn về cách
làm ăn, giúp họ tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.
- Hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế:
+ Về giáo dục: Miễn giảm học phí cho các học sinh, sinh viên nghèo, tiền
đóng góp xây dựng, hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập đối với học sinh nghèo.
+ Về y tế: Miễn giảm viện phí đối với hộ nghèo đói. Phương pháp tổ chức
thực hiện xoá đói giảm nghèo của Thành phố Hà Nội.
- Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi: để người nghèo phát triển sản xuất
đồng thời hướng dẫn cách sử dụng vốn có hiệu quả từ các nguồn như:
+ Quỹ hỗ trợ nông dân và người nghèo.
+ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
+ Quỹ ngân hàng người nghèo.
+ Quỹ của các hội đoàn thể như quỹ tiết kiệm vì phụ nữ nghèo, quỹ
hội cựu chiến bình.
- Có biện pháp tạo việc làm tại chỗ: ưu tiên cho các hộ nghèo không có
khả năng vay vốn có việc làm để nâng cao đời sống.
- Các quận, huyện lập danh sách: Đề nghị Thành phố cấp thể bảo hiểm
y tế cho toàn bộ người nghèo và đối tượng cứu trợ xã hội, trẻ tàn tật do chất
độc hoá học đang hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và tổ
chức trao thẻ cho đối tượng.

- Đối với học sinh nghèo.
+ Xác nhận thuộc hộ nghèo.
+ Đề nghị nhà trường miễn giảm học phí, tiền đóng góp xây dựng.
+ Hộ trợ vở, đồ dùng học tập.
- Đối với huyện ngoại thành: Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi của địa
phương, lập danh sách hộ nghèo có khả năng chăn nuôi bò sinh sản để trình
Thành phố giao vốn theo hình thức “ Ngân hàng bò” (theo quy chế vay của
Thành phố).
- Rà soát, trợ cấp thường xuyên và vận động đỡ đầu cho đối tượng tàn
tật ốm đau quanh năm, gia đình không có khả năng thoát nghèo, trong đó đặc
biệt quan tâm những hộ có trẻ em tàn tật.
Nhìn một cách tổng thể bức tranh nghèo đói ở Thành phố Hà Nội, ta
thấy hiện nay, tỷ lệ nghèo đói ở Thành phố Hà Nội vẫn còn cao và tiềm ẩn
nhiều vấn đề mâu thuẫn bên trong cần giải quyết như phân hoá giàu nghèo,
các vấn đề xã hội. Muốn xây dựng Thành phố Hà Nội mạnh, công bằng văn
minh thì trong thời gian tới chính quyền các cấp Thành phố cần có chính sách
hết sức cụ thể để xoá đói giảm nghèo.
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của Thành phố Hà Nội .
Thành phố Hà Nội coi “ cái đói, cái nghèo” là một vấn đề cấp bách cần
phải giải
quyết. Đó không chỉ là vấn đề xã hội, nhân đạo mà còn là một trong những mục
tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Vì vậy
việc tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng của một bộ phận
dân cư của Thủ đô bị nghèo khổ, để từ đó có những giải pháp tài chính sách
đúng đắn, thích hợp đối với người nghèo là thực sự quan trọng và cần thiết.
Bao gồm những nguyên nhân như sau:
2.1.3.1. Nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
và thiếu cả kế hoạch chi tiêu trong gia đình..
Ở Thủ đô Hà Nội hiện nay có khoảng 32%/ tổng số hộ nghèo là do
nguyên nhân này. Có thể nói trong việc sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm đóng

vai trò quan trọng, nó càng thể hiện rõ sự quan trọng đó nếu một người có đủ
điều kiện sản xuất như có vốn, có đất sản xuất... Nhưng không có kinh nghiệm
làm ăn, không có kiến thức sản xuất thì sẽ dễ chọn sai lĩnh vực, cách thức sản
xuất kinh doanh, không tính được đầu ra cho sản phẩm hoặc rơi vào tình trạng
làm ăn luẩn quẩn, không có lãi mà vẫn đầu tư vào sản xuất... Như thế dễ dàng
dẫn đến phá sản và nghèo khổ luôn luôn đe doạ họ.
2.1.3.2. Nguyên nhân do thiếu sức lao động, đông người ăn theo.
Có thể nói sức lao động là yếu tố đầu tiên để quyết định đến thu nhập
của con người. Kể cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trong một gia đình
nếu sức lao động bị thiếu thì chắc chẵn sẽ bị hạn chế rất nhiều về thu nhập,
thầm chí còn không đủ phúc vụ nhu cầu tối thiểu như: Ăn, mặc, ở đối với hộ
nông nhân khẩu.
Ở Thành phố Hà Nội có tới 49%/ tổng số hộ nghèo là do nguyên nhân
này. Thực tế cho thấy nhiều hộ có nhâu khẩu là người già và trẻ em nên không

×