Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông (Qua khảo sát 2 chuyên mục: “Tiêu điểm giao thông”, “Văn hóa giao thông” từ 1/2013-12/2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ YÊN

VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VĂN HĨA GIAO THƠNG
TRÊN KÊNH VOV GIAO THƠNG
(Qua khảo sát 2 chun mục: “Tiêu điểm giao thơng”,
“Văn hóa giao thông” từ 1/2013 – 12/2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ YÊN

VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VĂN HĨA GIAO THƠNG
TRÊN KÊNH VOV GIAO THƠNG
(Qua khảo sát 2 chun mục: “Tiêu điểm giao thơng”,
“Văn hóa giao thông” từ 1/2013 – 12/2013)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.
Các số liệu, các kết quả khảo sát, nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yên


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu
Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí-Truyền thơng, giảng viên hướng dẫn luận văn đã
tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chí-Truyền
thơng, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN; cùng các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tơi có được kiến
thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tơi đang làm việc (Kênh
VOV Giao thơng, Đài Tiếng nói Việt Nam), các anh, chị và các bạn đồng nghiệp
cũng như công chúng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................6
7. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
TỚI TRUYỀN THÔNG VỀ AN TỒN GIAO THƠNG VÀ VĂN HĨA
GIAO THƠNG TRÊN SĨNG PHÁT THANH ..................................................8
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài........................................................8
1.1.1. Khái niệm An tồn giao thơng ........................................................................8
1.1.2. Khái niệm Văn hóa giao thơng .................................................................... 10
1.1.3. Mối quan hệ giữa ATGT và VHGT ............................................................. 13
1.2. Vài nét về thực trạng truyền thông về ATGT và VHGT hiện nay ................... 14
1.2.1. Công tác truyền thông của các Bộ, ngành .................................................. 14
1.2.2. Thực trạng phát thanh giao thông tại một số địa phương ở Việt
Nam. ......................................................................................................................... 16
1.3. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh và vai trò của phát thanh trong việc
truyền thông ATGT và VHGT............................................................................... 17
1.3.1. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh ........................................................... 17
1.3.2. Vai trò của phát thanh trong việc truyền thông về ATGT và VHGT......... 19
1.4. Giới thiệu về Kênh VOV Giao thông và hai chuyên mục Tiêu điểm giao

thơng, Văn hóa giao thơng. .................................................................................... 21
1.4.1. Giới thiệu về Kênh VOV Giao thông ........................................................... 21
1.4.2. Giới thiệu về hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông, Văn hóa giao thơng22


Tiểu kết chương 1: .................................................................................................. 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG VỀ AN TỒN GIAO
THƠNG VÀ VĂN HĨA GIAO THƠNG TRÊN KÊNH VOV GIAO
THÔNG .................................................................................................................. 28
2.1 . Tổng hợp số liệu về nội dung, hình thức thể hiện ........................................ 28
2.1.1. Khảo sát số liệu về nội dung ........................................................................ 28
2.1.2. Khảo sát số liệu về hình thức thể hiện......................................................... 32
2.2. Những nội dung cơ bản về An tồn giao thơng và Văn hóa thơng trên kênh
VOV Giao thơng ..................................................................................................... 35
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an tồn giao thông....... 35
2.2.2. Phê phán các hành vi vi phạm quy định về TTATGT và biểu dương các
tấm gương người tốt – việc tốt trong công tác đảm bảo ATGT. .......................... 38
2.2.3. Phản ánh những vấn đề bất cập trong kết cấu hạ tầng giao thông .......... 42
2.2.4. Hoạt động của lực lượng giữ gìn trật tự an tồn giao thông .................... 46
2.2.5. Các vấn đề đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông........... 49
2.3. Các phương diện hình thức thể hiện ............................................................... 55
2.3.1. Các yếu tố âm thanh ..................................................................................... 55
2.3.2. Kết cấu chuyên mục ..................................................................................... 64
2.3.3. Một số thể loại chính được sử dụng ............................................................ 69
2.4. Ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện của hai chuyên mục
Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thơng ....................................................... 74
2.4.1. Những ưu điểm.............................................................................................. 74
2.4.2. Những hạn chế .............................................................................................. 81
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 86
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

TRUYỀN THƠNG VỀ AN TỒN GIAO THƠNG VÀ VĂN HĨA GIAO
THƠNG TRÊN KÊNH VOV GIAO THÔNG ................................................ 87
3.1. Nguyên nhân thành công và hạn chế .............................................................. 87


3.1.1. Nguyên nhân thành công.............................................................................. 87
3.1.2. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................... 89
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT và
VHGT ...................................................................................................................... 93
3.2.1. Đề xuất giải pháp vĩ mô ............................................................................... 93
3.2.2. Đề xuất giải pháp vi mô ............................................................................... 97
Tiểu kết chương 3: .................................................................................................. 99
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 102


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATGT

An tồn giao thơng

VHGT

Văn hóa giao thơng

TĐGT

Tiêu điểm giao thơng


BTV

Biên tập viên

PV

Phóng viên

CTV

Cộng tác viên

CSGT

Cảnh sát giao thơng

Đài TNVN

Đài Tiếng nói Việt Nam

GTVT

Giao thơng vận tải

TNGT

Tai nạn giao thơng

TP


Thành phố

UBATGTQG

Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

VOVGT

VOV Giao thông


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề ATGT và VHGT luôn là một trong những nội dung quan trọng
được đề cập trên các phương tiện truyền thơng. Báo chí truyền thông về
ATGT và VHGT là nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng về
các vấn đề cơ bản như: Người tham gia giao thông phải hiểu biết đầy đủ, đúng
đắn các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT; khi tham gia giao
thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; luôn tôn trọng và
nhường nhịn, giúp đỡ người khác; phải có ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra
va chạm giao thông; chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
ATGT...
Theo số liệu cơng bố của Tổng cục thống kê, trong năm 2013, trên địa
bàn cả nước đã xảy ra 31,3 nghìn vụ tai nạn giao thơng, làm chết 9,9 nghìn
người và làm bị thương 32,2 nghìn người. Trung bình mỗi ngày có 27 người
chết vì tai nạn giao thông ở nước ta. Sau mỗi vụ TNGT là những hậu quả

khôn cùng để lại. Những đứa trẻ mất cha, mất mẹ và những cha mẹ mất con.
Không chỉ là chuyện ở mỗi gia đình, TNGT làm xã hội tổn thương nghiêm
trọng bởi gánh nặng khắc phục hậu quả, bởi sự đe dọa đến nguồn nhân lực xã
hội. Những con số kinh hoàng về TNGT khiến chúng ta phải nâng cao truyền
thông về ATGT và VHGT một cách sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT và Kế
hoạch số 455/KH-UBATGTQG ngày 6/12/2011 của Ủy ban ATGT Quốc gia
về triển khai kế hoạch năm “An toàn giao thơng 2012”, theo đó, một trong
những nhiệm vụ của báo chí là phải tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự ATGT.

1


Để triển khai nội dung này, các phương tiện truyền thông đại chúng đã
tăng thời lượng truyền thông về ATGT trong suốt thời gian qua, như việc
nhiều cơ quan báo chí đã mở thêm chun mục, chương trình, kênh chun đề
truyền thơng về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;
các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa
phương về ATGT. Nhiều vụ việc, sự kiện, vấn đề liên quan tới giao thơng
được phân tích sâu với nhiều góc nhìn, đánh giá khác nhau. Qua đó, cổ vũ
động viên, khuyến khích những giải pháp tích cực, đem lại hiệu quả thiết
thực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội; mặt khác góp phần
ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hạn chế trong việc thực thi pháp
luật về ATGT, về xây dựng và vận hành các cơng trình hạ tầng giao thơng.
Hơn nữa, thời gian qua, các bài viết trên các phương tiện truyền thông
đã đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức của từng
người và của mọi đối tượng trong việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT.
Qua đó, cho thấy vai trị quan trọng của báo chí trong việc truyền thơng về

ATGT và VHGT. Q trình này cũng cho thấy, với khả năng tác động vào ý
thức, thái độ của từng người và với mọi đối tượng, thông tin - truyền thông về
ATGT là công việc cần thực hiện thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ.
Kênh VOV Giao thơng của Đài Tiếng nói Việt Nam là một kênh thơng
tin đã và đang tham gia tích cực vào công tác truyền thông về ATGT và
VHGT. Đây là kênh thông tin phát thanh chuyên biệt về giao thông, phát sóng
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên tần số FM91MHZ.
Nội dung xuyên suốt của Kênh VOV Giao thông FM91MHZ từ 05h30
sáng cho tới 02h00 sáng hôm sau là những thông tin chỉ dẫn, hướng dẫn giao
thông. Cùng với đó là các chương trình, chun mục liên quan đến chủ
trương, chính sách về giao thơng, phương tiện giao thơng, văn hóa giao thơng,
giao thơng đơ thị…

2


Với những nội dung này, Kênh Giao thông FM 91MHZ tại 2 khu vực:
Hà Nội và TP.HCM đã đem đến lợi ích thiết thực cho người tham gia giao
thơng và dân cư tại hai đơ thị lớn, góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc, giảm
số vụ vi phạm giao thông, cũng như giảm số tai nạn giao thông xảy ra trên địa
bàn mà kênh VOV Giao thơng phủ sóng.
Qua những vấn đề nêu trên, người viết cho rằng, cần có nghiên cứu đối
với vấn đề truyền thơng về ATGT và VHGT trên Kênh Giao thơng FM
91MHZ. Trong đó, xem xét, đánh giá thành công và hạn chế của công tác
truyền thông về vấn đề ATGT và VHGT trong bối cảnh giao thơng tại Việt
Nam đang có những diễn biến phức tạp. Qua việc tiếp thu, học hỏi, và phát
triển những nghiên cứu mới trong vấn đề này, luận văn sẽ tiếp tục bổ sung
nguồn lý luận và thực tiễn cho vấn đề truyền thông về ATGT và VHGT trên
báo chí nói chung và trên Kênh VOV Giao thơng nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn
này, người viết đã đọc một số cơng trình nghiên cứu, ít nhiều có liên quan đến
đề tài của luận văn, cụ thể như sau:
Về các cơng trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách
đã có:
- Cuốn chuyên luận “Nghề báo nói” của tác giả Nguyễn Đình Lương do
Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy
phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể
tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát
thanh; phát thanh với thính giả...
- Giáo trình “Báo chí phát thanh” do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin ấn
hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về
những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại.

3


- Chuyên luận “Lý luận báo phát thanh” của Đức Dũng (do Nhà xuất
bản Văn hố- Thơng tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập
đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.
- Giáo trình “Phát thanh trực tiếp” (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS.
Đức Dũng chủ biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành
năm 2007.
- “Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp” (Đài Tiếng nói Việt NamTổ chức SIDA) do Bộ Văn hóa - Thơng tin chủ biên phát hành năm 2005.
Các nghiên cứu này đã giúp người viết có được cái nhìn tổng quát về
bức tranh báo phát thanh hiện đại; cung cấp những kiến thức về đặc trưng loại
hình và các thể loại báo phát thanh. Qua đó giúp người viết có những so sánh,
đánh giá phù hợp khi phân tích các chương trình, chun mục của kênh phát
thanh VOV Giao thơng.

Về các nghiên cứu khoa học có đề cập đến kênh VOV Giao thông:
- Năm 2003, Đài Tiếng nói Việt Nam có đề tài: “Nghiên cứu định
hướng xây dựng kênh phát thanh thương mại của Đài TNVN”.
- “Nghiên cứu phát triển Kênh VOV Giao thông quốc gia” – Th.S Vũ
Minh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 2011.
- “Nâng cao chất lượng chương trình Giờ cao điểm trên kênh VOV
Giao thông” – Luận văn Báo chí truyền thơng của Phạm Thanh Hải (thực hiện
năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Các nghiên cứu khoa học này đã cung cấp thông tin một cách khá tồn
diện về q trình ra đời và phát triển của kênh VOV Giao thơng, từ khi cịn là
một chương trình đơn lẻ phát triển thành một kênh phát thanh chuyên biệt.
Tuy nhiên, so với thực tế hiện nay, nội dung và hình thức thể hiện của kênh
VOV Giao thơng đã khác xa so với những nghiên cứu này.
Như vậy, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào trực tiếp
đề cập đến vấn đề truyền thông ATGT – VHGT trên kênh VOV Giao thông.

4


Luận văn về đề tài này được thực hiện có ý nghĩa mở đầu cho việc nghiên cứu
về lĩnh vực nội dung quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của
kênh VOV Giao thơng, đó là truyền thơng về ATGT – VHGT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: “Vấn đề an tồn và văn hóa giao thơng trên kênh VOV Giao
thơng” nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động thơng tin về an tồn giao thơng
và văn hóa giao thơng trên kênh VOV Giao thông; đánh giá ưu, nhược điểm
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin về vấn đề
này trên sóng phát thanh của Kênh VOV Giao thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
- Làm rõ các khái niệm “An toàn giao thơng”, “Văn hóa giao thơng”,
và các vấn đề liên quan tới vấn đề truyền thơng ATGT – VHGT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc truyền thông về ATGT –
VHGT hiện nay.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác thông tin truyền thông về
ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông.
- Đề xuất những pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác
truyền thông về ATGT – VHGT trên kênh VOV Giao thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Vấn đề an tồn và văn hóa giao
thơng trên kênh VOV Giao thông.
- Đối tượng khảo sát: Nội dung và hình thức của hai chun mục: Tiêu
điểm giao thơng (phát sóng 05 chương trình/ tuần), Văn hóa giao thơng (phát
sóng 02 chương trình/ tuần) trên kênh VOV Giao thơng.
- Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 1/1/2013 đến 31/12/2013.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ
vận dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để hệ thống
hóa văn bản, tài liệu đã cơng bố liên quan đến đề tài..
- Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để khảo sát, đánh giá
thực trạng, thành công và hạn chế của vấn đề truyền thông về ATGT – VHGT
trên sóng VOV Giao thơng. Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
so sánh được sử dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương
trình phát thanh trên kênh VOV Giao thơng, từ đó rút ra những kết luận khoa

học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng đối với công chúng thường
xuyên nghe các chuyên mục của kênh VOV Giao thông và những chuyên gia,
nhà quản lý trong lĩnh vực an tồn giao thơng. Phương pháp này cũng được
tiến hành đối với lãnh đạo, các PV, BTV đang làm nhiệm vụ tại kênh VOV
Giao thơng. Từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai
các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về vấn đề ATGT và VHGT
trên kênh VOV Giao thông – một kênh thông tin được đánh giá là tiêu biểu và
đạt được hiệu quả cao trong việc truyền thông về giao thông, một kênh thông
tin thu hút một số lượng đông đảo người tham gia giao thông theo dõi.
- Ý nghĩa về lý luận:
Luận văn sẽ làm rõ các khái niệm liên quan tới vấn đề truyền thông về
ATGT và VHGT. Qua đó, bổ sung thêm các luận điểm của khoa học về báo
chí; đóng góp và bổ sung cho việc giảng dạy báo chí trong các trường hiện
nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:

6


Luận văn sẽ phân tích và chỉ ra những yếu tố liên quan tới công tác
truyền thông về ATGT và VHGT.
Luận văn phần nào giúp cho những người làm báo nhận thức rõ hơn về
vị trí, vai trị của truyền thông về ATGT và VHGT trong bối cảnh hiện nay.
Trước thực trạng giao thơng tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp
với số lượng các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông chưa được kéo giảm,
đặc biệt tại các thành phố lớn; trong khi việc truyền thông về ATGT và
VHGT cịn nhiều hạn chế thì các đề xuất, giải pháp được đưa ra trong luận

văn sẽ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của công
tác truyền thông về ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thơng nói riêng và
các phương tiện truyền thơng đại chúng nói chung.
Ngồi ra, luận văn cũng sẽ giúp ích cho bản thân tác giả - hiện đang là
biên tập viên của kênh VOV Giao thông và các đồng nghiệp có thể tham khảo
để sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh có chất lượng tốt và
hiệu quả cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chủ
yếu của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết lớn.

7


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
TỚI TRUYỀN THƠNG VỀ AN TỒN GIAO THƠNG VÀ VĂN HĨA
GIAO THƠNG TRÊN SĨNG PHÁT THANH
1.1.

Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1. Khái niệm An toàn giao thơng
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ATGT. Tác giả
Nguyễn Duy Lãm trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” cho
rằng: “Trật tự An tồn giao thơng là việc chấp hành triệt để những yêu cầu kỹ
thuật, quản lý đối với các công trình giao thơng và phương tiện giao thơng,
quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động trên làm cho giao
thơng được trật tự, an tồn, thơng suốt, thuận tiện” hoặc: “Trật tự, an tồn
giao thơng đơ thị là việc chấp hành triệt để các quy định đối với người,
phương tiện tham gia giao thông trên đường đô thị; các quy định đối với việc

sử dụng đường phố, vỉa hè, lòng đường; các quy định đối với việc bảo vệ
những cơng trình giao thơng trong đơ thị nhằm đảm bảo cuộc sống yên tĩnh
cho dân cư đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan thành phố; phục
vụ cho việc quản lý đô thị” [12, tr.384].
Theo Từ điển Bách khoa Cơng an Nhân dân thì: “ATGT là hệ thống
các mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao
thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thơng thơng suốt, trật tự, an
tồn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản”.
Mới đây nhất, theo Trung tâm Nghiên cứu an tồn giao thơng với cuốn
sách: “Trật tự an tồn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực
thuộc Trung ương -Thực trạng và giải pháp trong giai đoạn 2011-2013” thì
“Trật tự an tồn giao thơng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công

8


cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn,
hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thơng. Đảm bảo trật tự an tồn giao
thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều
kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định
trật tự xã hội”.
Như vậy, ATGT được hiểu là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông,
vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó
bảo đảm cho hoạt động giao thơng thơng suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến
mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản.
An tồn giao thơng được đảm bảo khi hoạt động giao thông được điều
chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi chủ thể tham

gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo; hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra, đảm
bảo an toàn cho mọi người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế ùn tắc
giao thơng, đảm bảo giao thơng được tiện lợi, có hiệu quả, tiết kiệm được
cước phí vận chuyển, thời gian trên đường và đảm bảo được yêu cầu mỹ quan
giao thông đô thị, chống ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, thực trạng an tồn giao thơng hiện nay cịn diễn biến phức
tạp, tác động xấu đến tình hình phát triển chung của đất nước và quá trình hợp
tác giao lưu kinh tế - xã hội – văn hóa quốc tế khi các tuyến đường chưa đạt
chuẩn kỹ thuật, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hỗn hợp, người
điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ được học tập luật lệ giao thơng, sát
hạch, cấp giấy lái xe cịn rất hạn chế.
Theo khái niệm vừa nêu và trên cơ sở thực tiễn giao thông hiện nay, việc
tuyên truyền về ATGT sẽ tập trung vào các nội dung lớn là: Chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về an tồn giao thơng; Những vấn đề bất cập trong kết
cấu hạ tầng giao thông; và các vấn đề thuộc phương tiện tham gia giao thông.

9


1.1.2. Khái niệm Văn hóa giao thơng
Theo Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia: “Văn hóa giao thơng là một
bộ phận văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thơng. Đó là sự tơn
trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao
thơng. Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ
của mọi người khi tham gia giao thơng: Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường
nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ
bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thơng… Khi văn hóa giao
thơng được nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, khơng đội mũ bảo
hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông… sẽ trở thành lố bịch, bị cộng
đồng lên án, do đó tai nạn giao thơng và ùn tắc giao thơng sẽ từng bước được

đẩy lùi”.
Các tác giả trong nghiên cứu: “Văn hóa giao thơng Việt Nam – Cái
nhìn tồn cảnh” khi bàn về văn hóa giao thơng cũng đưa ra những khái niệm
cụ thể. Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: “Văn hố giao thơng hiểu theo nghĩa hẹp
là cách ứng xử có văn hố của mọi người khi tham gia giao thơng. Đó chính
là sự tơn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thơng, có trách nhiệm
với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái
độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm...”
Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự
ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội
khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến
giao thơng để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân
thiện và hiệu quả”. Khái niệm của TS. Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến
sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi người trên bình diện
xã hội chứ khơng phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực tiếp tham gia
giao thơng. Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và

10


tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng
xử có văn hố của người tham gia giao thơng.
Theo GS.TS Hồ Sĩ Vịnh: “Văn hố giao thơng là một thành tố của lối
sống đơ thị, của văn hố thẩm mỹ, là gương mặt của đơ thị. Khi ta nói người
Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh
đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hố giao thơng”.
Như vậy, văn hóa giao thơng là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của
con người khi tham gia giao thơng. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ
và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao thông như Luật giao thông
đường bộ, Đường thủy nội địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng khơng dân

dụng. Khái niệm Văn hố giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
văn hố nói chung.
Văn hố giao thơng được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thơng. Xây dựng Văn hố giao thơng nhằm tạo nên thói quen cư xử
có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật
tự an tồn giao thơng như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu
hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thơng. Cũng theo Uỷ
ban an tồn giao thơng quốc gia, trong Văn hố giao thơng có ba tiêu chí: một
là, về nhận thức và hành động: hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thơng; hai là: có trách
nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người
khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông
và tinh thần thượng tơn pháp luật.
Văn hố giao thơng là văn hố của người trực tiếp tham gia giao thơng
và văn hố của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến
q trình hình thành Văn hố giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ
quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban

11


quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ,
các cơng trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào
tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện... Đây là khía
cạnh phi vật thể của Văn hố giao thơng. Khía cạnh vật thể của Văn hố giao
thơng là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu
sáng, biển báo...
Theo những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thơng
đóng một vai trị quan trọng tạo nên Văn hố giao thơng. Văn hố của người

trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết
đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thơng; hai là phải có tính cộng
đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết khơng chỉ vì
lợi ích bản thân mình mà cịn phải đảm bảo an tồn cho những người khác,
gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn
hố khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu
tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt...
Như vậy, văn hố giao thơng phải được nhìn nhận từ hai phía, đó là
người tham gia giao thơng và các lực lượng chức năng quản lý giao thơng
trong đó quan trọng nhất là người thực thi: cảnh sát giao thông.
Thực trạng Văn hố giao thơng ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động
và đang là vấn đề nổi cộm, nan giải, thậm chí có người phải dùng tín hiệu
S.O.S để nói về vấn đề này. Bởi vậy, chúng ta cần đẩy mạnh việc xây dựng
nếp sống văn hóa giao thơng nhằm tạo nên nếp sống cư xử có văn hóa, đúng
luật, an tồn và có ý thức lịch sự, tự giác tn thủ pháp luật về an tồn giao
thơng như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần
phong mỹ tục khi tham gia giao thông.
Để thực hiện được mục tiêu này, việc truyền thông về VHGT sẽ tập
trung vào việc nêu ra và phân tích các hành vi vi phạm quy định về trật tự an
toàn giao thơng; hoạt động của lực lượng giữ gìn trật tự an tồn giao thơng.

12



×