Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

Hệ thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam trường hợp thành Hà Nội ( 1805 - 1897) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.97 MB, 280 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG PHƯƠNG KHƯƠNG

HỆ THỐNG PHỊNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP THÀNH HÀ NỘI
(1805-1897)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG PHƯƠNG KHƯƠNG

HỆ THỐNG PHỊNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP THÀNH HÀ NỘI
(1805-1897)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế


Hà Nội 2012

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, người đã hướng dẫn tơi thực
hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cám ơn Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn; các thầy, cô, lãnh đạo, chỉ huy và đồng nghiệp nơi tôi học tập và
công tác đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, động viên, nhắc nhở, chia sẻ, trao đổi, gợi ý ... tơi
trong suốt q trình thực hiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những vấn đề trình bày trong luận văn khó tránh
khỏi khiếm khuyết. Tơi rất mong nhận được ý kiến xây dựng để nhận thức của tơi hồn
thiện hơn.
Chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Học viên

Công Phương Khương

3


MỤC LỤC
Trang

Mục lục

1


Mở đầu

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Mục tiêu nghiên cứu

8

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và một số khái niệm

8

5. Phương pháp nghiên cứu

9

6. Nguồn tư liệu

10

7. Đóng góp của luận văn


10

8. Cấu trúc của luận văn

11

Chương một: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH LŨY THĂNG LONG
VÀ SỰ XUẤT HIỆN HỆ THỐNG PHÒNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM 12
CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX.

1.1. Hệ thống thành lũy Thăng Long từ thế kỷ VI đến thế kỷ XVIII

12

1.1.1. Thành lũy trên vùng đất Tống Bình - Đại La thế kỷ VI đến thế kỷ X.

12

1.1.2. Thành lũy Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ - Lê sơ.

16

23
1.1.3. Thành lũy Thăng Long từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.
1.2. Quá trình tiếp thu và vận dụng kiến trúc thành lũy nước Pháp và hệ 28
thống phòng thủ kiểu Vauban ở Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.
1.2.1. Vauban và hệ thống phòng thủ nước Pháp thế kỷ XVII.
28


1.2.2. Quá trình xây dựng thành lũy theo kiến trúc và kỹ thuật mới ở Việt 33
Nam thế kỷ XVIII.
1.2.3. Hệ thống phòng thủ kiểu Vauban ở Việt Nam thế kỷ XIX.
36
Chương hai: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ SUY TÀN CỦA THÀNH HÀ NỘI (1805-1897)

42

2.1.Quá trình xây dựng và cải tạo thành Hà Nội của triều Nguyễn.

42

2.1.1. Triều Nguyễn được thành lập và những đổi thay của Thăng Long - Hà Nội.

42

2.1.2. Xây dựng và cải tạo thành Hà Nội theo phong cách mới của triều Nguyễn

45

2.2.Vị trí, cấu trúc thành Hà Nội (1805-1897).

49

2.2.1. Giới hạn thành Hà Nội.

49

4



2.2.2. Quy mơ thành Hà Nội.

51

2.3. Hệ thống phịng thủ phía ngồi thành Hà Nội.

53

2.3.1. Lũy bán nguyệt, cầu và hào nước.

54

2.3.2. Cổng ra, vào và tường thành.

57

2.3.4. Hệ thống pháo đài.

60

2.4. Cấu trúc bên trong thành Hà Nội .

62

2.4.1. Các cơng trình xây dựng trong thành Hà Nội.

62

2.4.2. Khu vực Hành cung.


65

2.4.3. Các cơng trình phục vụ hành chính và quân đội.

70

2.5. Quá trình cải tạo và phá hủy thành Hà Nội của chính quyền Pháp.

71

2.5.1. Ý đồ và kế hoạch cải tạo thành Hà Nội.

71

2.5.2. Thành Hà Nội trong cuộc cải tạo của chính quyền thực dân cuối thế kỷ XIX.

73

Chương ba: THÀNH HÀ NỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM 78
LƯỢC CUỐI THẾ KỶ XIX. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Thành Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX .

78

3.1.1. Cuộc đấu tranh chống xâm lược Pháp năm 1873.

78


3.1.2. Thành Hà Nội trong cuộc tấn công năm 1882.

82

3.2 . Nguyên nhân thất bại của thành Hà Nội cuối thế kỷ XIX
3.2.1. Khủng hoảng suy vong của triều đình Nguyễn và sự thất thủ của thành
Hà Nội .
3.22. Sự yếu kém, lạc hậu, bạc nhược của quân đội triều đình trước phương
tiện kỹ thuật quân sự phương Tây.
3.2.3. Việc phịng thủ hồn tồn ở thế bị động, bao vây cô lập cả về quân sự
và đường lối đấu tranh.
3.3. Bài học kinh nghiệm lịch sử.

88
88

93
98
102

3.3.1. Tiếp thu, vận dụng sản phẩm văn minh trên cơ sở phải gắn liền, phù 102
hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội.
3.3.2. Không giáo điều, cứng nhắc trong tiếp thu, vận dụng cách thức phát 107
triển chiến tranh từ một nền văn minh - văn hoá khác.
Kết luận

115

Tài liệu tham khảo


116

Phụ lục ảnh, sơ đồ, bản đồ

129

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Các cơng trình
kiến trúc qn sự trong đó có thành lũy với quá trình phát sinh, phát triển, suy vong
đã để lại những dấu ấn quan trọng và tạo nên “những nét độc đáo trong khoa học
quân sự của dân tộc” [129, tr.11]. Song có một nghịch lý là những cơng trình qn
sự đó (thành lũy) gần như chưa bao giờ trở thành chỗ dựa trong các cuộc chiến
tranh giữ nước. Lịch sử Việt Nam “hầu như không ghi chép về những trận đánh
thắng nhờ giữ thành chống giặc”[129, tr.161].
Thành Hà Nội là sản phẩm của quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật, văn
minh Pháp - những giá trị đã được thời gian và thực tiễn chiến tranh kiểm nghiệm
và khẳng định. Với vị trí của một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội quân sự có lịch sử lâu đời, mặc dù khơng cịn là kinh đơ nhưng thành Hà Nội vẫn
được triều Nguyễn xây dựng quy mô và bề thế, tương xứng với vị thế của một trung
tâm hành chính - Bắc thành, tỉnh thành.
Tuy nhiên thành Hà Nội đã không thể hiện được vị trí, vai trị và thất bại
nhanh chóng trong lần đụng đầu với người Pháp - chủ nhân sáng tạo kiến trúc
phịng thủ Vauban. Việc tìm hiểu q trình xây dựng, quy mơ, kết cấu cũng như
mối liên hệ của thành Hà Nội với các yếu tố khác… qua đó thấy được một số
nguyên nhân thất bại, cũng như bài học kinh nghiệm là việc làm cần thiết. Chính vì
vậy, tơi lựa chọn “HỆ THỐNG PHỊNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP THÀNH HÀ NỘI (1805-1897)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Theo thống kê trong “Thăng Long - Hà Nội thư mục cơng trình nghiên cứu”
do Vũ Văn Qn và Đỗ Thị Hương Thảo (Chủ biên), chỉ tính đến tháng 8 năm 2008
đã có 6.014 đầu mục nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội*. Cùng với các đề tài
khác, nhiều tác giả cũng dành thời gian và tâm sức nghiên cứu, tìm hiểu về thành

*

Cơng trình tập hợp các nghiên cứu tính đến trước ngày Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây được sáp nhập
1.8.2008.

6


lũy. Trong số 63 bài viết cùng chủ đề có 32 cơng trình đề cập đến thành Thăng
Long, 13 bài về thành Cổ Loa và 18 bài viết liên quan đến thành Hà Nội.
Những nghiên cứu đầu tiên về thành Hà Nội xuất hiện từ đầu những năm 40
của thế kỷ XX. Biệt lam Trần Huy Bá trong “Thành Thăng Long với cuộc đổi thay”
in trên Tạp chí Tri Tân số 10, số 11, năm 1941 cho biết “năm Giáp Tý (1804) Gia
Long thứ ba xây lại thành Thăng Long nguyên vì nội thành của nhà Lê đã đổ nát,
chỉ cịn lại cửa Đại hưng ở phía nam và cửa Đơng hoa ở phía bắc nên vua Gia
Long mới sai xây lại thành thăng Long” [7, tr.13].
Trong Tạp chí Tri Tân số 183, năm 1945 Tiên Đàm với đầu đề “Sự thật về
việc phá thành năm Nhâm Ngọ”, ghi chép lại lời của Nguyễn Đình Trọng, tức cử
Tốn, xuất đội hộ vệ quan Tổng đốc Hồng Diệu nói về cuộc tấn công thành Hà Nội
của quân Pháp năm 1882. Cử Tốn cũng cho biết, Hồng Diệu sớm biết “sự dịm giỏ
xứ Bắc kỳ của quân Pháp đã bắt đắp thành đất chắn ngang từ cửa Đông sang cửa
Tây, các cửa thành đều lấp hết, sự đi lại phải dùng thang”[33, tr.10].
Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 165 năm 1975, Nguyễn Khắc Đạm trong
“Bàn thêm về vị trí thành và lũy Hà Nội thời phong kiến” có đề cập đến những sự
thay đổi về quy mô của thành và lũy Hà Nội từ thời Lý đến trước khi Gia Long lên

ngôi. Thành Hà Nội chỉ được nhắc đến bằng việc “Gia Long đã cho phá thành cũ ở
Hà Nội và cho xây dựng một ngôi thành mới kiểu Vô - băng để đáp ứng được tốt
hơn các điều kiện chiến tranh đương thời”[34, tr.66].
Trần Huy Liệu cũng đề cập một vài nét về thành Hà Nội trong “Xung quanh
cái chết của Hoàng Diệu và việc thất thủ thành Hà Nội năm 1882”, trên Tạp chí
Văn Sử Địa số 16 năm 1956.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về
thành Hà Nội mới chỉ dừng lại ở một vài sự kiện có liên quan và cũng chỉ mới là
những “ghi chép vụn vặt, mong manh, mơ hồ” [187, tr.88].
Năm 1984, Nhà xuất bản Sự thật in ấn và phát hành tác phẩm Hà Nội, thủ đơ
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có đề cập đến q trình phát
triển của thành lũyThăng Long - Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử.
Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều cơng trình nghiên cứu
có đề cập đến thành Hà Nội. Phạm Hân với “Thành Hà Nội thời Nguyễn” trên Xưa

7


& nay số 69 năm 1999 và Phạm Thanh Huyền với“Thành cổ Hà Nội” in trên Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam số 4 năm 1999. Năm 2001, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
9 có bài viết “Trấn Bắc thành - thành Hà Nội” của Vũ Hoàng. Năm 2003, Nhà xuất
bản Văn hóa Thơng tin in ấn và phát hành cuốn sách Nhìn lại lịch sử cũng giới thiệu
bài “Thành Hà Nội thời Nguyễn và sự kiện Hà thành thất thủ lần thứ 2” của tác giả
Phan Duy Kha.
Cùng chủ đề, năm 2001 Tạp chí Lịch sử quân sự trong số 1 có bài “Thành
Hà Nội dưới con mắt một người Pháp” của Đinh Xuân Lâm. Dựa vào các tài liệu
lưu trữ, Đào Thị Diến đã giới thiệu quá trình quy hoạch của người Pháp trong bài
“Hoàng thành Thăng Long trong quá trình quy hoạch và xây dựng thành phố Hà
Nội thời Pháp thuộc” đăng trên Tạp chí Văn thư và Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm
2008.

Đáng chú ý trong số những cơng trình nghiên cứu về thành Hà Nội có
Nguyễn Vinh Phúc với bài viết “Về những cơng trình vốn có trong thành Hà Nội
mà nay khơng cịn tồn tại” in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2002
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in ấn và phát hành năm 2003. Từ giới thiệu một
số cơng trình kiến trúc trong thành Hà Nội, tác giả kiến nghị “phục chế (có thể thu
nhỏ lại) tồn thể tịa thành”[138, tr.607] vì đó là “sản phẩm của trí tuệ và sức lao
động của người Việt Nam, của thợ Hà Nội” [138, tr.612].
Năm 2005, Nguyễn Vinh Phúc có bài viết “Về số đo các bức tường thành Hà
Nội đời Nguyễn” in trong Phát hiện Khảo cổ học năm 2005, do Nhà xuất bản Khoa
học xã hội in ấn và phát hành năm 2006. Bên cạnh giới thiệu một số một số bản đồ
có tỷ lệ đối chiếu với thực địa, tác giả cũng đính chính, hiệu chỉnh kích thước của
Cột Cờ do Tổng Cơng ty đo đạc khảo sát thuộc Bộ Xây dựng thực hiện năm 1995
[139, tr.813].
Sử dụng địa bạ cổ trong nghiên cứu thành Thăng Long - Hà Nội cũng được
một số tác giả tiếp cận và đạt được một số thành tựu. Phan Huy Lê trong chuyên đề
“Chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu đô thị Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX” trong Địa
bạ cổ Hà Nội, tập 2, in năm 2010 giới thiệu khái quát về thành Hà Nội như là một
đơn vị hành chính. Kết quả đáng chú ý là việc định vị được giới hạn, phạm vi và

8


quy mô của thành Hà Nội trên thực địa một cách tương đối chính xác và thuyết
phục.
Các tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Đường Luân trong chuyên đề “Dấu
tích thành lũy Thăng Long - Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX “ in trong Địa bạ cổ Hà Nội
, tập 2, do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2010 đã tiếp cận theo một hướng
mới. Trên cơ sở thông tin từ địa bạ, các tác giả đã nghiên cứu kỹ các yếu tố liên
quan đến hệ thống thành lũy của kinh thành Thăng Long và thành Hà Nội. Do“địa
bạ không phải là loại tư liệu phản ánh một cách trực tiếp về hệ thống thành lũy, mà

phần lớn các thơng tin có liên quan chỉ được mơ tả trong phần giáp giới của các
đơn vị hành chính, của các xứ đồng…[124, tr. 683] nên “toàn bộ khu vực hành
chính - dân cư bên trong thành Hà Nội thời Nguyễn hồn tồn khơng được nhắc
tới” [124, tr.683].
Một số cơng trình do Giáo sư Phan Huy Lê chủ biên như Lịch sử văn hóa
Việt Nam - tiếp cận bộ phận do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2007; Địa bạ
cổ Hà Nội gồm 2 tập xuất bản vào các năm 2005, 2008 và tái bản năm 2010 ; Bách
khoa thư Hà Nội, T. I - Lịch sử do Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin ấn hành năm
2010; Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, tập 1 do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm
2011... cũng đề cập đến hệ thống thành lũy Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ
lịch sử.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, thành Hà Nội
cũng được một số học giả nước ngoài quan tâm. Ngay từ đầu thời kỳ thực dân, L.
Bơdaxiê có lẽ là người duy nhất “táo bạo” lướt qua lịch sử xây dựng thành lũy Việt
Nam trong một số chuyên khảo như Nghệ thuật và những kiến trúc quân sự An Nam
hoặc trong sách Tiểu luận và nghệ thuật An Nam hay trong chương Kiến trúc quân
sự trong sách Nghệ thuật Việt Nam. Nhưng tất cả những cơng trình này “đều chưa
vượt nổi tính chất của việc hướng dẫn tham quan, không hề rút ra được một kết
luận tổng hợp nào về tác dụng của các cơng trình qn sự đó đối với sự sống cịn
của vận mệnh dân tộc Việt Nam”[129, tr.12]. Về mặt kiến trúc “mọi cố gắng của
tác giả cũng chỉ dẫn tới một suy luận khái quát khó chấp nhận về lịch sử xây dựng
thành lũy Việt Nam” [129, tr.12].

9


Trong số những cơng trình đề cập đến thành lũy Thăng Long - Hà Nội cịn
có Philippe Devillers với “Người Pháp và người An Nam bạn hay thù ?” do Nhà
xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh in ấn và phát hành năm 2006. Philippe
Papin với “Lịch sử Hà Nội” do Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành năm 2010 và

Williams.Logan với “Hà Nội - Tiểu sử một đô thị” do Nhà xuất bản Hà Nội in ấn
và phát hành năm 2010…Bằng nhiều phương pháp tiếp cận mới, với sự khảo cứu
công phu của các tác giả, qua thư tịch bản địa cũng như ghi chép của người nước
ngồi đương thời… những cơng trình này đã hệ thống hóa các tài liệu chi chép về
thành Hà Nội cũng như q trình đổi thay của nó dưới sự cai trị của người Pháp.
Thành Hà Nội cũng được đề cập đến trong một số luận văn, luận án. Năm
1981, Đỗ Văn Ninh với luận án “Thành cổ Việt Nam : cấu trúc, tác dụng trong
chiến tranh giữ nước” đã phục dụng được hệ thống thành lũy Việt Nam. Tuy nhiên
tác giả chỉ dừng lại ở cấu trúc và tác dụng của một số thành trì cổ. Thành Hà Nội
chỉ được đề cập đến ở khía cạnh loại hình như một thể loại hiện đại so với mơ hình
truyền thống phương Đông.
Luận văn Thạc sĩ “Hệ thống bản đồ Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XV - XIX”
của Tống Văn Lợi đã sưu tầm, hệ thống, đối chiếu, so sánh các bản đồ Hà Nội được
thể hiện bằng phương pháp truyền thống (của người Việt Nam) và phương pháp
hiện đại (của người Pháp). Kết quả nghiên cứu cho cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn
về diện mạo cũng như quá trình đổi thay của Hà Nội nói chung và thành Hà Nội nói
riêng trên bình đồ (mặt phẳng).
Luận văn Thạc sĩ lịch sử “Thành Hà Nội thời Nguyễn (1803-1897)” năm
2010 của Nguyễn Thị Lan Hương trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng lấy thành
Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã mô tả được một số cơng
trình vật chất cịn lại và giới thiệu thành Hà Nội như một địa chỉ văn hóa với du
khách trong nước và quốc tế.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về thành Hà Nội chúng ta có thể thấy
việc nghiên cứu thành Hà Nội mới chủ yếu dừng lại ở những khía cạnh đơn lẻ, hoặc
mơ tả khái qt. Thành Hà Nội với các yếu tố cấu thành một trung tâm hành chính,
một trung tâm quyền lực tuyệt đối cũng như một căn cứ quân sự (quân thành) chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện. Việc nghiên cứu thành Hà Nội một

10



cách đầy đủ cũng như đặt trong mối quan hệ giữa các yếu tố khơng gian chính trị,
văn hóa qua đó góp phần lý giải sự thất bại của thành Hà Nội trong cuộc đối đầu với
chính chủ nhân phát minh - nước Pháp vẫn là việc làm cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đối chiếu, so sánh hệ thống tư liệu qua các nguồn thư
tịch và ghi chép của người phương Tây, trình bày quá trình xây dựng, những bước
phát triển và suy tàn của thành Hà Nội.
Từ sự thất bại của thành Hà Nội trong lần đương đầu duy nhất sau gần 100
năm tồn tại rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm về vai trò của thành
lũy trong đấu tranh quân sự; cũng như giá trị và bài học về sự tiếp biến văn hóa ở
Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và một số khái niệm
Đối tượng nghiên cứu
- Mặc dù là một cơng trình mang nặng yếu tố qn sự nhưng thành Hà Nội
lại nằm trong một không gian địa lý - lịch sử - trung tâm chính trị - hành chính, kinh
tế, xã hội và văn hóa đặc biệt - trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của đất
nước. Vì vậy, ngồi việc tập trung trình bày chức năng qn sự, luận văn cũng đề
cập đến các yếu tố có liên quan như khơng gian địa lý, lịch sử, chính trị, văn hóa
của Thăng Long - Hà Nội cũng như sự thăng trầm của nó dưới sự thống trị của nhà
Nguyễn.
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn thời gian nghiên cứu.
- Giới hạn đầu: Năm 1805, tuy nhiên luận văn cũng đề cập đến một số hoạt
động có liên quan thuộc giai đoạn trước chủ yếu là cải tạo thành Hà Nội phục vụ
mục đích nghi lễ và ngoại giao của nhà Nguyễn.
- Giới hạn cuối: Năm 1897 là năm thực dân Pháp cơ bản hoàn thành phá dỡ
thành Hà Nội chuyển từ đô thị cổ truyền sang phong cách đô thị phương Tây.
Giới hạn không gian nghiên cứu.


11


Đặc thù của thành Hà Nội thế kỷ XIX tương ứng với quận Ba Đình ngày
nay, trong đó trung tâm được khoanh vùng trong các phố Phan Đình Phùng, Trần
Phú, Phùng Hưng và Hùng Vương hiện nay.
Một số khái niệm
Lũy (Ramparts): Cơng trình bảo vệ một vị trí, thường đắp bằng đất. Hàng
cây (thường là tre) trồng rất dày để làm hàng rào [135, tr. 595].
Thành (Citadel): Cơng trình xây đắp kiên cố bao quanh một khu vực dân cư
trọng yếu (thủ đơ, thành phố lớn) để phịng thủ [135, tr. 914].
Pháo đài (fortress) : Cơng trình phịng thủ lâu bền chuyên đặt pháo để chiến
đấu phòng thủ. Được xây dựng ở góc thành lũy hoặc riêng biệt ở những vị trí quan
trọng gần cửa sơng, cửa biển, những khu yếu địa trên biên giới quốc gia [171, tr. 781].
Hệ thống phòng ngự (fortification): Tập hợp các hệ thống trận địa phòng
ngự, hệ thống hỏa lực và hệ thống vật cản được xây dựng liên kết với nhau theo một
ý định và kế hoạch thống nhất để thực hiện mục đích phịng ngự [171, tr. 458].
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Trên
cơ sở xem xét và trình bày quá trình phát sinh, phát triển của thành Hà Nội theo một
trình tự liên tục với nhiều khía cạnh trong thời gian và khơng gian cụ thể nhằm tìm
hiểu, phản ánh bản chất, khuynh hướng, quy luật vận động.
Ngoài ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả nhằm phục
dựng diện mạo, cấu trúc; phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
Khơng tồn tại một cách đơn lẻ, tách biệt, Thành Hà Nội là tổng hòa của các
mối liên hệ giữa các yếu tố: địa lý, con người, khơng gian chính trị - văn hóa - lịch
sử. Phương pháp khu vực học, liên ngành được sử dụng trong luận văn với mong
muốn nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ.
Nghiên cứu trên thực địa hay nghiên cứu điền dã cũng được sử dụng trong
quá trình thực hiện có giá trị trong đối chiếu, kiểm chứng giữa văn bản và thực địa.


12


6. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu quan trọng là các tư liệu chính sử đề cập đến thành Hà Nội
như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí… Ngồi ra, các bộ chính sử ghi
chép sớm hay muộn hơn cũng được sử dụng, phục vụ cho nghiên cứu sau khi đã đối
chiếu, so sánh.
Những ghi chép của cá nhân, địa phương về Thăng Long - Hà Nội…cũng
góp phần bổ sung, đối chiếu, giám định thơng tin các bộ chính sử.
Các ghi chép của giáo sĩ, thương nhân phương Tây từng đến Thăng Long Kẻ Chợ trong các thế kỷ XVII, XVIII trong đó có đề cập đến thành Hà Nội cũng hết
sức phong phú. Thế kỷ XIX, Hà Nội được phản ánh đa chiều trong các thư từ, ghi
chép của những người lính trong đội viễn chinh (phần lớn có trình độ học vấn cao)
của những nhà báo, phóng viên, những quan chức cai trị cao cấp người Pháp ở Hà
Nội cũng được sử dụng tối đa.
Tài liệu thu thập trong quá trình khảo sát, điền dã thực địa cũng được khai
thác phục vụ nghiên cứu... Nguồn tư liệu này đều được so sánh, đối chiếu trong quá
trình sử dụng nhằm kiểm tra các thông tin, ghi chép, dẫn chứng .
Bản đồ cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu
vừa có tính chất định hướng vừa có tác dụng kiểm chứng, tìm hiểu, so sánh, đối
chiếu, xác minh tư liệu.
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài,
cơng trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động
quân sự cũng như quan điểm của nhà Nguyễn nói chung và thành Hà Nội nói riêng.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn cố gắng phục dựng thành Hà Nội trên các khía cạnh vị trí, giới hạn,
quy mơ, cấu trúc với tư cách là một cơng trình phịng thủ quân sự (quân thành).
Từ sự thất bại của thành Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp
cuối thế kỷ XIX rút ra một số nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm trong

dựng xây và bảo vệ đất nước.

13


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục (ảnh, sơ đồ, bản đồ)
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Quá trình phát triển của thành lũy Thăng Long và sự xuất hiện hệ
thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX .
Chương 2: Quá trình xây dựng và suy tàn của thành Hà Nội (1805-1897).
Chương 3: Thành Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược cuối thế
kỷ XIX - Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm.

14


Chương một
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH LŨY THĂNG LONG
VÀ SỰ XUẤT HIỆN HỆ THỐNG PHÒNG THỦ VAUBAN Ở VIỆT NAM
CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX.

1.1 Hệ thống thành lũy Thăng Long từ thế kỷ VI đến thế kỷ XVIII.
1.1.1 Thành lũy trên vùng đất Tống Bình - Đại La thế kỷ VI đến thế kỷ X.
Bắt nguồn từ q trình bồi lấp phù sa, thay đổi dịng chảy của hệ thống sơng
ngịi trong khu vực, thế kỷ VI vùng đất Tống Bình - Thăng Long trở thành trung
tâm chính trị của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Năm 607, sau khi áp đặt được sự
thống trị, nhà Tùy tiến hành chia đặt lại quận huyện và chuyển trị sở quận Giao Chỉ
về Tống Bình (nội thành Hà Nội) “mở đầu cho q trình hình thành đơ thị với hệ
thống thành lũy và thị dân tại đây” [94, tr. 200].

Cũng từ đấy cho đến thế kỷ X, một số thành lũy được xây dựng phục vụ
nhiều mục đích khác nhau. Sau “Thành sách” của Lý Bí có “Tử thành” của Giao
châu Tổng quản Khâu Hòa, “An Nam La thành” của An Nam Kinh lược sứ Trương
Bá Nghi, thành do các viên An Nam Đô hộ là Bùi Thái, Triệu Xương, Trương Chu
xây đắp và sửa chữa, phủ thành của Đô hộ Lý Nguyên Hỷ, “An Nam La thành” của
Đô hộ Sái Tập và “Đại La thành” do Cao Biền xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ IX.
Vào năm Đại Đồng 11 (545), sau khi đón đánh giặc khơng thành công tại
Chu Diên (Hải Dương - Hưng Yên), Lý Bí cho dựng thành bằng tre gỗ (thành sách)
tại vùng cửa sông Tô Lịch để ngăn chặn sự xâm lược của quân đội nhà Lương.
Năm 621 nhà Đường cử Khâu Hịa làm Đại tổng quản Giao Châu. Với vị trí
đơ hộ phủ của An Nam, nhà Đường đã liên tiếp xây dựng tại Tống Bình nhiều thành
lũy để làm lỵ sở của chính quyền cai trị. Đại Tổng quản Khâu Hòa xây một thành
nhỏ chu vi 900 bộ (1,62km), gọi là Tử Thành [190, tr. 44] trên vùng đất Tống Bình
- Thăng Long. Trong vịng 2 thế kỷ tiếp theo (thế kỷ VIII - IX) chính quyền đơ hộ
nhà Đường đã “có đến 8 lần xây đắp thành lũy”[94, tr. 201].

15


Nhằm bảo vệ trị sở sau khi bị quân Côn Luân và Chà Bà vào cướp phá, năm
Đại Lịch thứ 2 (767), Kinh lược sứ Trương Bá Nghi đắp La thành (thành bao quanh
bên ngoài). Thành chỉ cao vài thước, nhỏ hẹp và không mấy chắc chắn [191, tr. 35].
Sách An Nam chí lược chép: “Lộ Đại La Thành xưa là nước Giao Chỉ, đời nhà Hán
vẫn theo như thế, đời nhà Đường đặt làm An Nam Đô hộ phủ, thành phủ nằm trên
bờ phía Tây con sơng Lư Giang. Thành này được Trương Bá Nghi đời Đường bắt
đầu cho xây”[110, tr. 6]. Đại Nam nhất thống chí chép: “thành Đại La do Trương
Bá Nghi đắp năm Đường Đại Lịch 2”[118, 223]. La thành do Trương Bá Nghi xây
đắp là “tịa thành qn sự kiên cố quy mơ lớn đầu tiên được xây dựng tại trung tâm
nội thành Hà Nội”[94, tr. 201].
Xen kẽ với những lần xây dựng lớn là các cuộc tu sửa của An Nam Đô hộ

Triệu Xương và Bùi Thái. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 791 Triệu Xương đắp
thêm La thành; năm 801, Bùi Thái san lấp các hồ và hào nước trong thành. Tuy
nhiên, các cuộc tu sửa của Triệu Xương và Bùi Thái có qui mơ nhỏ, khơng để lại
dấu ấn đậm nét như các lần tu sửa, mở rộng của Trương Chu và Cao Biền sau này.
Năm 808, Trương Chu sửa lại La Thành mới gọi là “An Nam La thành” chu
vi 2.000 bộ, cao 22 thước (khoảng 6,82m). Thành có 3 cửa, trên có lầu. Cửa Đơng
và cửa Tây có lầu 3 gian, cửa Nam (cửa chính) có lầu 5 gian. Trong thành có 10
cung, hai bên tả hữu đại sảnh dựng lầu giáp trượng 40 gian để chứa vũ khí [191, tr.
35]. Quy mơ của thành được mở rộng hơn và ngày càng thuận tiện, vững chắc trong
phòng thủ.
Theo bản tấu của 50 liêu thuộc An Nam, đứng đầu là Phó Đơ hộ Đỗ Anh
Sách lên triều đình nhà Đường vào tháng 9 năm Nguyên Hòa 4 (809), “An Nam La
thành” của Đô hộ Trương Chu được xây dựng vào những năm đầu của niên hiệu
Nguyên Hòa (đầu thế kỷ IX). La thành của Trương Chu chỉ “mở tổng cộng 3 cổng
thành” về 3 mặt Đông - Tây - Nam, khơng mở cổng về hướng Bắc. Trên Nam mơn
có đặt trống lệnh. Trong thành hai bên tả hữu xây dựng “tùy thân thập cung”*.

*

Có thể là 10 khu doanh trại cho những người đi theo Trương Chu

16


Cùng với việc gia cố và mở rộng quy mô thành cũ, Trương Chu lập nhiều
xưởng đúc vũ khí trang bị cho quân sĩ làm nhiệm vụ phòng thủ. Theo bản tấu của
Đỗ Anh Sách, vào thời viên Đô hộ trước đó là Bùi Thái, việc phịng thủ “qn thành
bị lơ là, khí giới trong quân mất cả”. Sau khi nhậm chức, Trương Chu mỗi tháng
cho đúc 8 nghìn vũ khí, đến năm Ngun Hịa 4 (809), số binh khí trong quân đã lên
đến 40 vạn. Trương Chu cũng cho xây dựng 2 bên đại sảnh 40 gian “giáp trượng

lâu” để quản lý số qn khí này.
Đến năm 824, Đơ hộ sứ mới là Lý Nguyên Hỷ, thấy ở phía Bắc thành có
dịng nước chảy ngược nên “mới đắp một thành mới bên bờ sông Tô Lịch, cũng gọi
là La Thành” [94, tr.201] cho phù hợp với phong thuỷ và địa lý. Theo Cựu Đường
thư, “năm thứ nhất hiệu Bảo Lịch (825), tháng 5 ngày Canh Ngọ, Lý Nguyên Hỷ ở
An Nam tâu dời đô hộ phủ sang bờ bắc sông” [191, tr. 35] [sông Tô Lịch - CPK] .
Thành này còn được gọi là thành Giao Châu hay Kim thành (thành hiện tại) để phân
biệt với Cựu thành (thành cũ) do Trương Bá Nghi đắp. Đến năm 858, kinh lược sư
Vương Thức khi nhận chức cũng gia cố, tu sửa thành, “sai người trồng cây táo làm
rào gai, đào hào sâu để thoát nước trong thành” [94, tr. 201].
Sau khi chinh phục được đất An Nam, Cao Biền tổ chức việc khai thác kinh
tế với quy mô ngày càng lớn (đào sơng, khơi ngịi, mở rộng khai hoang, lập ấp).
Song song với các hoạt động kinh tế, Cao Biền áp dụng “nhiều biện pháp quân sự
để trấn áp nhân dân” [190, tr. 47], trong đó ưu tiên hàng đầu là khôi phục, cải tạo
thành cũ. Khoảng tháng 10 năm Hàm Thông 7 (866), Cao Biền tiến hành tu sửa, mở
rộng, xây dựng thành Đại La trên cơ sở “An Nam La thành” của viên Đơ hộ trước
đó là Sái Tập. Sách An Nam chí lược chép: “Cao Biền tiếp tục tu sửa, đắp
thêm…”[110, tr. 6]. Đại Nam nhất thống chí chép: “Cao Biền lại đắp thêm, quanh
co 1982 trượng, có 55 sở vọng lâu, 6 cửa ống” [118, tr. 223].
Theo Phàn Xước - liêu thuộc của Sái Tập, đồng thời là tác giả của Man thư,
An Nam La thành đương thời cịn có các tên gọi khác là “An Nam phủ thành”, “An
Nam thành”, “Giao Chỉ thành (trì)”.
Việt sử lược chép thành Đại La do Cao Biền đắp: “chu vi 1.980 trượng 5
thước (khoảng 5,9km), cao 2 trượng 6 thước (7,8m), chân thành rộng 2 trượng 6

17


thước (7,8m), bốn mặt xây nữ tường cao 5 thước 5 tấc (1,65m), 55 địch lâu (lầu
vọng địch, đắp nhô ra ngồi), 5 mơn lâu (là kiến trúc dạng lầu được xây dựng trên

các cổng thành), 6 ủng môn (cửa bảo vệ bên ngoài cửa ra vào), đào 3 đường nước
(thủy đạo), đắp 34 đạp đạo (đường lên xuống thành)” [178, tr. 36]. Trước đó Cao
Biền đã cho san phẳng tất cả các gò đống và xây thành Đại La bằng gạch cho vững
chắc. Tiếp đến, Cao Biền còn “đắp đê vòng quanh 2.125 trượng 8 thước (6,37774km),
cao 1 trượng 5 thước (4,5m), chân rộng 3 trượng (9,0m), và làm 40 vạn gian nhà [156, tr. 73].
Về chu vi thành Đại La của Cao Biền, Tư trị thông giám (Q.250) đưa ra con
số đại khái là 3000 bộ (khoảng 4, 5 km; 1 bộ đời Đường = 5 thước). Theo Việt sử
lược (Q.Thượng, Lịch đại thủ nhiệm), thành An Nam của Cao Biền cao 2 trượng 6
thước (khoảng 7, 8m), chân thành cũng rộng 2 trượng 6 thước.
Thành Đại La bốn mặt xây nữ tường (bức tường thấp đắp trên mặt thành) cao
5 thước 5 tấc (khoảng 1,65m). Theo Việt sử lược, thành Đại La của Cao Biền có 55
địch lâu trên chu vi tổng cộng 19.805 thước, như vậy trung bình cứ khoảng 360
thước (hơn 100m) lại có một địch lâu được bố trí để phịng vệ.
Ngồi hệ thống địch lâu và mơn lâu, trong thành cịn xây dựng 6 “ủng mơn”.
Đó là một lớp tường thành đắp bên ngồi cổng thành chính, có trổ 1 hoặc 2 lối ra vào.
Trong An Nam La thành của Sái Tập (và sau đó là Cao Biền) có một vịng thành
trong gọi là tử thành (có lẽ là vịng thành quan trọng nhất của phủ thành An Nam).
Trên mặt La thành tại An Nam cịn bố trí nhiều máy bắn nỏ (xa nỗ). Loại vũ
khí có tầm bắn xa và sức sát thương cao này được sử dụng hiệu quả trong cuộc
chiến đấu phịng thủ La thành trước cuộc tiến cơng của liên quân Nam Chiếu và các
tộc người miền núi phía Tây Bắc.
Từ tịa thành bằng tre gỗ ở cửa sơng Tô Lịch do Lý Nam Đế xây dựng cho
đến trước thời điểm Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, tịa thành Đại La của Cao
Biền là “tịa thành có quy mô lớn nhất được đắp trên miền đất trung tâm Hà Nội”
[94, tr. 202], [gấp 1,5 lần với chu vi bên trong tường thành của thành Hà Nội (khoảng 4km)].
Các dấu tích kiến trúc và hiện vật phát lộ trên tồn bộ diện tích khu khai quật
Trung tâm Hồng thành Thăng Long (18 Hồng Diệu, Ba Đình, Hà Nội) là những

18



bằng chứng vật chất đáng tin cậy nhất giúp chúng ta khẳng định vị trí của Đại La
thành dưới thời Cao Biền.
Đại La được coi là phủ thành cho đến năm 939, khi Ngô Quyền đánh bại
quân Nam Hán rồi xưng Vương và đóng đơ ở Cổ Loa, cố đơ của An Dương Vương.
Thành Đại La bị bỏ phế cho đến khi vương triều Lý được thành lập [15].
1.1.2 Thành lũy Thăng Long thời Lý - Trần - Hồ - Lê sơ.
Năm 1009, Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn được triều thần suy
tôn lên ngôi, sáng lập ra triều Lý. Với chủ ý không “phải theo ý riêng” [95, tr. 241]
mà “cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu mn vạn đời,
trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân… cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu
thịnh” [95, tr. 241], mùa thu, tháng bảy, năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ cùng
tồn bộ triều đình dời đơ từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
Sau khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý bắt tay vào xây dựng kinh thành.
Trên cơ sở thừa kế tòa thành Đại La, Lý Thái Tổ cho“dựng kho tàng, đắp thành, đào
hào” [95, tr. 241], xây dựng một tịa thành “bốn mặt mở ra bốn cửa, phía đơng gọi
là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng,
phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh
lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm” [95, tr. 241].
Bên trong, một cụm kiến trúc trung tâm gồm 8 điện 3 cung được dựng lên, trong đó
“phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên
hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa
Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có
thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn
Nguyên dựng hai điện Long An và Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện
Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thuý Hoa,
Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ”[95, tr. 241].
Mặc dù còn khá giản đơn cả về mỹ thuật cũng như kỹ thuật xây dựng, nhưng
hệ thống cung điện này đã đặt nền tảng quan trọng ban đầu cho sự thành hình của
một kinh đô mới.


19


Năm 1029, Lý Thái Tông cho xây dựng lại một hệ thống cung điện trung tâm
mới trên nền cũ, đổi tên là điện Thiên An. Cũng kể từ năm 1029, xung quanh hệ
thống cung điện trung tâm đã được xây dựng vào năm 1010 cịn có một lớp thành ngăn
cách với các khu vực khác trong thành Thăng Long, gọi là “Long thành”[ 95, tr. 254].
Trong suốt thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), đã chứng kiến một bước
phát triển đáng kể các hoạt động xây dựng, kiến thiết. Theo Việt sử lược, khu vực
cung cấm được mở rộng với sự ra đời của các cơng trình mới như điện Thiên Khánh
(1030), bia Đại Nội (1045), cung Ngân Hán ở vườn Hậu uyển (1046), vườn Quỳnh
Lâm, Thắng Cảnh (1048).
Cho đến cuối thời Lý, khu vực trung tâm của thành Thăng Long đã được
xây dựng khá hoàn chỉnh, với một quy mô rộng lớn bao gồm nhiều loại cung điện,
kiến trúc tơn giáo tín ngưỡng, khu vui chơi thưởng ngoạn…
Cấu trúc không gian của thành Thăng Long thời Lý chịu ảnh hưởng của dấu
ấn văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là kiến trúc thời Đường. Lần đầu tiên kiến trúc kinh
thành được chia thành ba khơng gian chính, gắn với mỗi không gian là một lớp
thành tương ứng. Tuy nhiên sự phân chia các không gian chức năng của thành
Thăng Long thời Lý cũng khơng hồn tồn rạch rịi và chặt chẽ như các giai đoạn
sau này. Những kiến trúc trong “thành” ngồi “thị” tuy có phân biệt nhưng khơng
hồn tồn tách rời nhau.
Điều kiện tự nhiên như sơng, hồ cũng như các yếu tố khác được tận dụng
triệt để trong quy hoạch và tổ chức xây dựng kinh thành tạo thành nét đặc trưng
riêng biệt. Thăng Long thời Lý cịn mang đậm dấu ấn tự nhiên. Bên ngồi thành, ở
phía Nam Long Đàm (Thanh Trì) có nhiều đầm, hồ, ở phía Tây là khu vực cánh
đồng Bơng, lau sậy rậm rạp.
Dù đã từng là “trung tâm của trời đất, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi,
chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước” [ 95, tr.241], nhưng chính những

nỗ lực của vua Lý Thái Tổ và triều đình nhà Lý đã khơi dậy vùng đất ven núi Nùng,
sông Nhị, trong một tư thế mới - Kinh đô Đại Việt.
Qua hai thế kỷ dựng xây, thành Thăng Long thời Lý đã đặt những dấu ấn
khai phá quan trọng, quyết định - mở đầu cho q trình đơ thị hoá, xây dựng kinh

20



×