ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
KIỀU THỊ LOAN
CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Hà Nội-2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
KIỀU THỊ LOAN
CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng
Hà Nội-2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. LÍ DO CHọN Đề TÀI ................................................................................................. 1
2. LịCH Sử VấN Đề....................................................................................................... 2
3. MụC ĐÍCH, ĐốI TƢợNG, PHạM VI NGHIÊN CứU .......................................................... 8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ................................................................................... 8
5. CấU TRÚC LUậN VĂN .............................................................................................. 9
NỘI DUNG ............................................................................................................. 9
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN
MINH CHÂU SAU 1975 VÀ VAI TRÒ CỦA CỐT TRUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN .................................................................................................... 9
1.1. Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 ......... 9
1.1.1. Bước chuyển biến mới về quan niệm nghệ thuật và quan niệm về con
người của Nguyễn Minh Châu ................................................................................. 9
1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: từ truyện ngắn sử thi hóa sang truyện
ngắn mang khuynh hướng tiểu thuyết hóa ............................................................. 19
1.2. Cốt truyện và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn ........................... 26
1.2.1. Cốt truyện trong truyện ngắn ...................................................................... 26
1.2.2. Vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn .................................................... 28
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 ................................... 33
2.1. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ... 33
2.1.1. Truyện không có cốt truyện ......................................................................... 34
2.1.2. Phức hợp nhiều kiểu cốt truyện ................................................................... 40
2.2. Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 .... 47
2.2.1. Cốt truyện kết cấu theo sự kiện .................................................................... 47
2.2.2. Cốt truyện kết cấu theo tâm lý ..................................................................... 51
2.2.3. Cốt truyện kết cấu theo triết lí luận đề ........................................................ 63
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 ............................................... 71
3.1. Cách tổ chức sự kiện và hành động trong cốt truyện................................ 71
3.1.1. Tổ chức cốt truyện trên một sự kiện - hành động duy nhất ........................ 71
3.1.2. Tổ chức cốt truyện dựa trên sự mở rộng của sự kiện - hành động trong
các mối tương quan. .............................................................................................. 75
3.2. Cách tổ chức các thành phần cốt truyện .................................................... 84
3.2.1. Cách tổ chức các thành phần cốt truyện theo kiểu truyền thống ................ 84
3.2.2. Cách tổ chức các thành phần cốt truyện phi truyền thống.......................... 86
3.3. Cách xây dựng tình huống trong cốt truyện .............................................. 89
3.3.1. Tình huống nhận thức .................................................................................. 90
3.3.2. Tình huống nghịch lí .................................................................................... 93
3.3.3. Tình huống bi kịch ....................................................................................... 95
3.3.4. Tình huống ngẫu nhiên ................................................................................ 97
3.4. Thời gian - không gian và tiêu điểm trần thuật trong cốt truyện ............ 99
3.4.1. Thời gian nghệ thuật và sự co duỗi của cốt truyện ..................................... 99
3.4.2. Không gian nghệ thuật và sự vận động của cốt truyện ............................. 104
3.4.3. Sự lựa chọn tiêu điểm trần thuật trong cấu trúc cốt truyện ...................... 108
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 117
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam, Nguyễn
Minh Châu là một trong số ít những nhà văn mà sáng tác đã trở thành hiện
tƣợng tiêu biểu cho văn học hiện đại. Đến với văn học vào thời điểm mà cả
dân tộc đang gồng sức cho cuộc chiến đấu chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu
nhanh chóng khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc với một loạt
tác phẩm nóng hổi hơi thở đời sống chiến tranh và cách mạng.
Cả cuộc đời là một hành trình không ngừng nghỉ để tìm kiếm “hạt
ngọc” ẩn chứa trong mỗi con ngƣời, Nguyễn Minh Châu đã yêu thƣơng và tin
tƣởng, lặng lẽ và sẻ chia, thấu hiểu và dâng tặng đời bao tặng phẩm quý giá.
Những trang viết của ông vừa giàu chất văn, chất thơ ở tình ngƣời cao đẹp
vừa nồng mặn xót xa ở những dòng cảm nhận về cuộc sống đời thƣờng nhiều
bộn bề trăn trở.
Trƣớc 1975, ngƣời đọc đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua Những
vùng trời khác nhau, Mảnh trăng cuối rừng, Cửa sông, Dấu chân người
lính…các tác phẩm đã tái hiện một cách sinh động bức tranh về hiện thực
cuộc sống và chiến đấu của quân dân Việt Nam trong những năm chống Mĩ
cứu nƣớc hào hùng.
Sau 1975, nhất là sau công cuộc đổi mới đất nƣớc với Bức tranh, Cỏ
lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát…, Nguyễn Minh
Châu và các sáng tác của ông một lần nữa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn
đọc. Ông đƣợc xem là “nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khát khao đổi mới
văn học” [33;tr 5], là một trong “những ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài năng
đã đi đƣợc xa nhất.” [36; tr 256]
Có thể nói mảng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đƣợc các nhà
nghiên cứu chú ý muộn hơn. Khi xét ở phƣơng diện nghệ thuật cấu trúc cốt
truyện trong tác phẩm, thì những sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn của nhà
1
văn có những đặc trƣng riêng rất đáng đƣợc khảo sát và tìm hiểu. Đây chính
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên cái riêng, cái độc
đađáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, đặc biệt là những năm cuối
thập niên 80, luôn nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới
nghiên cứu phê bình. Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu là một cách
nhìn, một tiếng nói, một suy nghĩ, một cảm nhận riêng của ngƣời viết xoay
quanh vấn đề con ngƣời và tác phẩm của nhà văn. Trong những bài viết đó, ít
nhiều các vấn đề về điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống,
nghệ thuật xây dựng nhân vật, những đặc điểm về thi pháp trong sáng tác
Nguyễn Minh Châu đã đƣợc đề cập và lý giải. Vấn đề về một số đặc điểm cốt
truyện của ông cũng đã đƣợc đề cập tới nhƣng thật sự chƣa có công trình
khoa học nào lấy việc tìm hiểu về vấn đề cốt truyện truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu trong chỉnh thể của cấu trúc nghệ thuật làm đối tƣợng nghiên cứu
một cách toàn diện và sâu sắc.
Với tất cả những lý do đó, trên cơ sở kế thừa thành tựu của ngƣời đi
trƣớc, chúng tôi chọn đề tài “Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975 ” cho luận văn của mình. Đây sẽ là cơ hội để ngƣời viết
tiến hành tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật làm nên cấu trúc cốt truyện của
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác sau 1975 trên tinh thần
khoa học một cách toàn diện. Từ đó luận văn hƣớng đến một cách hiểu, cách
lý giải thuyết phục về cái hay, cái độc đáo và hấp dẫn của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là dƣới góc độ thi pháp cốt truyện.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn xuôi hiện đại
Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới, Nguyễn Minh Châu và sáng
tác của ông đã đƣợc các nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu trên nhiều phƣơng
diện. Tính cho đến nay, đã có hàng trăm bài viết đăng trên các báo và tạp chí
2
cùng rất nhiều những chuyên luận, công trình nghiên cứu về cuộc đời và tác
phẩm của ông. Theo cuốn sách Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm,
thƣ mục tài liệu nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Minh Châu ghi nhận có
đến 150 bài viết và công trình nghiên cứu lớn nhỏ.
Trên cơ sở khảo sát những tài liệu hiện có trong tay, chúng tôi nhận
thấy các bài viết về Nguyễn Minh Châu đã tiếp cận khá kĩ lƣỡng cả hai
phƣơng diện con ngƣời và tác phẩm của nhà văn. Trong giới hạn của đề tài
nghiên cứu, sau đây, chủ yếu ngƣời viết sẽ chỉ điểm qua những ý kiến và
công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
Xoay quanh vấn đề về Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông nói
chung cũng nhƣ mảng truyện ngắn nói riêng, đến nay đã có nhiều bài viết,
nhiều công trình khoa học gắn liền với nhiều tên tuổi lớn nhƣ: Trần Đình Sử,
Lại Nguyên Ân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Long, Huỳnh
Nhƣ Phƣơng, Trịnh Thu Tuyết, Tôn Phƣơng Lan… Mỗi bài viết là một cách
nhìn, một quan điểm, một suy nghĩ và một cảm nhận riêng.
Trƣớc năm 1975, với sức hút đặc biệt, sáng tác của Nguyễn Minh
Châu đã đƣợc giới phê bình rất chú trọng. Nguyễn Kiên trong bài Đọc những
vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu đăng trên tạp chí Văn nghệ quân
đội năm 1970 đã đánh giá cao những truyện ngắn của ông thời kì này. Đặc
biệt trong giai đoạn này tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng nhận đƣợc nhiều sự
quan tâm hơn cả. Nguyễn Văn Long với bài Vẻ đẹp mảnh trăng cuối rừng,
Nguyễn Thanh Hùng với bài Cái đẹp và cái hay của mảnh trăng cuối rừng,
Nguyễn Thanh Tú với Nghệ thuật kể chuyện Mảnh trăng cuối rừng, hay
Nguyễn Văn Bính với Vẻ đẹp của nhân vật Nguyệt và nghệ thuật xây dựng
nhân vật của Nguyễn Minh Châu…
Sau 1975, tiếp tục tự khẳng định mình qua loạt tác phẩm ra đời sau đó,
Nguyễn Minh Châu và các sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn
đã không ngừng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng
nhƣ bạn đọc. Điển hình nhất phải kể đến Hội thảo “Trao đổi về truyện ngắn
3
của Nguyễn Minh Châu những năm gần đây” do Tuần báo Văn nghệ tổ chức
vào tháng 6 năm 1985. Trong đó có thể kể đến các bài viết nhƣ: Sáng tác
truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu (Lại Nguyên Ân), Khát vọng và
tài năng Nguyễn Minh Châu qua truyện vừa: “Mùa trái cóc ở Miền Nam
(Xuân Thiều) , Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Huỳnh Nhƣ
Phƣơng), Nguyễn Minh Châu sự trăn trở của cây bút đầy trách nhiệm (Đinh
Trí Dũng), Ấn tượng về nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu (Nguyễn Thị
Minh Thái). Ngoài ra còn có rất nhiều ý kiến khác nhƣ của Vũ Tú Nam, Bùi
Hiển, Tô Hoài, Nguyễn Kiên, Trần Đình Sử, Lã Nguyên…
Sau cuộc hội thảo, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu tiếp tục bàn
luận về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, dần dần đi tới những thống nhất
trong đó có sự khẳng định quá trình đổi mới tích cực và đầy hiệu quả của ông.
Về những tập truyện ra đời trong giai đoạn sau này, có thể kể đến những ý
kiến của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân,Tôn Phƣơng Lan, Trịnh Thu Tuyết...
Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê
nhận đã nhận đƣợc rất nhiều kiến giải mới mẻ. Trần Đình Sử trong bài viết
Bến quê - Một phong cách trần thuật giàu chất triết lý đã nhận xét rằng: “Bắt
đầu từ truyện ngắn Bức tranh, rồi tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
và nay là tập Bến quê, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là
một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới… Đặc sắc của
tập Bến quê chủ yếu là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu…,
phát hiện các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch sử, thể
hiện nhu cầu chiêm nghiệm, tự đối thoại với chính mình và với ý thức của
mình.” [55, tr.505-508]. Lại Nguyên Ân trong tiểu luận Sáng tác truyện ngắn
những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu trên tạp chí Văn học số 3/1993
khi nhận xét về xu hƣớng triết lí nhận thức trong những truyện ngắn gần đây
của ông đã chỉ ra sự đổi mới, tìm tòi của Nguyễn Minh Châu trong vấn đề
chuyển tải những vấn đề đạo đức, triết lí từ trong cuộc sống thƣờng ngày.
Ngô Thảo trong bài “Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu” đã
4
có nhiều nhận định, đánh giá cao về tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành. Tác giả Huỳnh Nhƣ Phƣơng qua bài Đọc Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành đã có nhiều đánh giá khá sắc sảo, hấp dẫn về một số tác phẩm cụ
thể trong tập truyện ở cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Cỏ lau – tập truyện cuối cùng của ông cũng nhận đƣợc sự quan tâm đặc
biệt của giới phê bình.Có thể kể đến các bài viết của: Những đổi mới về thi
pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975(Nguyễn Tri Nguyên),
Đường tới Cỏ lau” – Nghĩ về ngòi bút Nguyễn Minh Châu (Chu Văn Sơn),
Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người
(Nguyễn Văn Hạnh), Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu (Lê Quang Hƣng) …
Những năm sau khi Nguyễn Minh Châu mất, trong số những bài viết
tiếp tục nghiên cứu về truyện ngắn của ông, có nhiều bài viết đi theo một lối
tiếp cận mới. Đặc biệt với tác phẩm Phiên chợ Giát của ông đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu đánh giá cao. Đỗ Đức Hiểu với bài Phiên chợ Giát mà theo đánh
giá của Đỗ Lai Thúy (trong Phê bình thi pháp học như là sự thay đổi hệ hình
) thì “bài viết về Phiên chợ Giát của Đỗ Đức Hiểu có ý nghĩa mở đường”. Đỗ
Đức Hiểu đánh giá rất cao về truyện ngắn cuối cùng của Nguyễn Minh Châu
khi cho rằng: “ Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn”;…“một truyện mở; từ cái
logic của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ
biểu tượng xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lí, tức
là một thế giới quyện nhòe giữa hư và thực… Sự hóa thân người / bò của ông
lão Khúng / Khoang Đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai ý thức
con người / con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại…” [27, tr.256].
Nguyễn Thanh Hùng với bài viết Một khía cạnh phê bình văn học, dẫn từ
Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu cũng có những nhận xét, đánh giá cao
về tác phẩm. Hoàng Ngọc Hiến trong bài Đọc Nguyễn Minh Châu từ Bức
tranh cho đến Phiên chợ Giát thì cho rằng: “ Truyện này là một giả thuyết
văn học về bản chất và thân phận người nông dân…” [25, tr.237].
5
Có nhiều bài viết đi vào khai thác về một khía cạnh nào đó trong thế
giới nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nhƣ: Một hình tượng
người nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu(Lê Quang
Hiếu),Không gian bến quê và một sự nhận thức đau đớn sáng ngời của con
người (Lê Văn Tùng), Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh
Châu (Tôn Phƣơng Lan), Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu (Bùi Việt Thắng)…
Ngoài những bài viết đề cập trực tiếp đến truyện ngắn nêu trên, không
thể không nhắc đến hai chuyên luận nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu là
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (NXB KHXH, 2002) của tác giả
Tôn Phƣơng Lan và Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt
Nam sau 1975 (NXB ĐHSP, H. 2007) của các tác giả Nguyễn Văn Long –
Trịnh Thu Tuyết. Những công trình này, dù có đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu khác nhau, nhƣng đều dành nhiều dung lƣợng cho phần nghiên cứu mảng
truyện ngắn.
Những đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng
đƣợc đề cập khá nhiều trong luận án tiến sĩ, thạc sĩ và nghiên cứu của sinh
viên. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: luận án tiến sĩ Sáng tác
của Nguyễn Minh Châu trong sự vận động của văn xuôi đương đại của Trịnh
Thu Tuyết - ĐHSP Hà Nội, luận văn thạc sĩ Hệ thống hình ảnh biểu tượng
trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu của Dƣơng Thị Thanh Hiên –
ĐHSP Hà Nội; luận văn thạc sĩ Thế giới truyện nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu của Nguyễn Thị Phƣơng Thảo – ĐHKHXH&NV Hà
Nội… Sáng tác của Nguyễn Minh Châu còn là đối tƣợng nghiên cứu của
nhiều luận văn tốt nghiệp bậc đại học. Ngoài ra cũng còn có nhiều ý kiến
nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong những bài nghiên cứu về văn
học Việt Nam giai đoạn sau 1975... Những công trình nêu trên đã cho thấy sự
quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu đến sáng tác Nguyễn Minh Châu. Sức
6
hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là mảng truyện ngắn chắc
chắn sẽ còn cần thêm nhiều công trình nghiên cứu khác quan tâm làm rõ.
Riêng về vấn đề cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng
đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đã đề cập tới. Trịnh Thu Tuyết
trong bài viết Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã chỉ
ra sự vận động đổi mới trên phƣơng diện kết cấu cốt truyện trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đó là từ cốt truyện có hành động bên ngoài
chiếm ƣu thế đến những cốt truyện chủ yếu dựa trên sự vận động tâm lí bên
trong và chia cốt truyện của ông thành: cốt truyện luận đề, cốt truyện sinh
hoạt - thế sự, cốt truyện đời tƣ. Từ đó, Trịnh Thu Tuyết đi đến kết luận: “
Các sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu đều thuộc kiểu cốt truyện
không có biến cố, không có những xung đột khép kín dựa vào diễn biến sự
kiện. Cột truyện được nới lỏng chủ yếu dựa trên những xung đột tâm lý chồng
chéo không mở đầu, không cao trào, không kết thúc, tựa dòng chảy “Tự
nhiên, nhi nhiên” của một cuộc sống vốn luôn tồn tại cùng những mâu
thuẫn, những xung đột vĩnh cửu” [66; 140]
Ngọc Trai khi nhận xét đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đã
cho rằng : “Phần lớn các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là loại truyện
luận đề - những luận đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lí xã hội…” [46,
tr.325]. Cũng nhìn dƣới góc độ thể loại, Phạm Vĩnh Cƣ phát hiện ra “những
yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” [46, tr.346].
Những công trình nghiên cứu về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu trên đây chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện của
ông dựa trên những đặc trƣng về nội dung và đề tài của cốt truyện song chƣa
có công trình nào thật chi tiết đi sâu vào các kiểu cốt truyện cũng nhƣ nghệ
thuật tổ chức cốt truyện, cách tổ chức các sự kiện, các thành phần cốt truyện
theo quan điểm của nghệ thuật kết cấu.
7
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu sau 1975”, luận văn muốn đi vào tìm hiểu truyện ngắn của ông
dƣới góc độ đặc trƣng của thể loại, thấy đƣợc những đặc điểm riêng về cốt
truyện trong sáng tác của ông, đồng thời góp phần hiểu rõ hơn những phong
cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
Với định hƣớng nhƣ vậy, trong phạm vi của đề tài, luận văn sẽ tập
trung vào việc xem xét đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu giai đoạn sau 1975, từ đó làm rõ quá trình vận động chuyển đổi về quan
niệm nghệ thuật và phƣơng thức biểu hiện trong truyện ngắn của nhà văn giai
đoạn sau 1975 cùng những đóng góp của ông cho văn học thời kì đổi mới.
Trên cơ sở đào sâu những phát hiện của những nhà nghiên cứu đi
trƣớc, luận văn cố gắng hệ thống hóa và phân tích kĩ một số đặc điểm của cốt
truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sáng tác sau 1975 để
thấy đƣợc cùng với sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật là sự thay đổi từ loại
hình truyện ngắn sử thi hóa sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa, thấy
đƣợc những đóng góp của nhà văn về phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện cho
thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, ngƣời viết đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp xã hội học đƣợc dùng để làm rõ sự tác động cũng nhƣ
ảnh hƣởng của hoàn cảnh xã hội đối với quá trình vận động đổi mới của
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
- Phƣơng pháp loại hình đƣợc sử dụng nhằm khảo sát, phân loại và xác
định đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm
1975.
8
- Phƣơng pháp hệ thống giúp xác định vị trí truyện ngắn của ông trong
tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam .
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng nhƣ là một phƣơng pháp chủ yếu để
thấy đƣợc những đổi mới cốt truyện của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau
1975 so với giai đoạn trƣớc đó.
Ngoài ra luận văn còn ứng dụng lý thuyết thi pháp học, tự sự học và
các thao tác nghiên cứu hỗ trợ nhƣ thống kê, phân tích, tổng hợp...
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chƣơng:
Chương 1 : Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau
1975 và vai trò của cốt truyện trong truyện ngắn
Chương 2: Đặc điểm và các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau 1975
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 VÀ VAI TRÒ CỦA CỐT TRUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN
1.1. Hành trình đổi mới truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975
1.1.1. Bước chuyển biến mới về quan niệm nghệ thuật và quan niệm về con
người của Nguyễn Minh Châu
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một phạm trù hết sức quan trọng
trong sáng tác của bất kì nhà văn nào. “Quan niệm nghệ thuật về con người là
sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các
9
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn
học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong
đó” [55, tr.59]. Nhƣ vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là cốt lõi tƣ
tƣởng, là cách nhìn nhận, thể hiện con ngƣời bằng nghệ thuật của tác giả. Tìm
hiểu về sự thay đổi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975
không thể không xét đến những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật và quan
niệm về con ngƣời của ông. Sự thay đổi về quan niệm nghệ thuật tất yếu sẽ
dẫn đến sự thay đổi về nội dung cũng nhƣ các yếu tố trong bút pháp thể hiện
trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học của nhà văn đặc biệt là yếu tố cốt
truyện.
Với một loạt các bài phê bình, tiểu luận… cùng những tác phẩm không
chỉ minh họa xuất sắc cho bƣớc chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan
niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã
tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học
trƣớc và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc
cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phƣơng thức biểu đạt. Là nhà
văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức hết sức sâu sắc về sứ mệnh
thiêng liêng của ngƣời cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến.
Tâm niệm sáng tác trở thành cháy bỏng trong ông lúc này là hƣớng đến cuộc
“đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”, do vậy nhà văn đã dành gần nửa
cuộc đời để say sƣa ngợi ca, mê mải khám phá vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của
cuộc sống và tâm hồn con ngƣời trong chiến tranh vệ quốc. Bằng tài năng và
tâm huyết của một nhà văn luôn trăn trở với sự nghiệp văn học nƣớc nhà,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những thay đổi trong tƣ duy nghệ thuật của
mình qua một loạt tác phẩm có nhiều tìm tòi, khám phá. Đó là quá trình nhà
văn khước từ văn chương “minh họa” để đến với văn chương thực sự là cây
đời; từ hứng thú với con người sử thi đơn phiến đến hứng thú với con người
thường nhật phức tạp, bí ẩn chưa biết hết,…
10
Sáng tạo nghệ thuật là một thứ lao động hết sức nhọc nhằn, vất vả và
luôn phải tự làm mới mình để tồn tại và phát triển. Trong hành trình sáng tạo
ấy, ngƣời nghệ sĩ phải dám chấp nhận dứt bỏ những giá trị cũ khi chúng đã
lỗi thời và không còn nhiều ý nghĩa. Đây là điều hết sức khó khăn nhƣng
cũng hết sức cần thiết. Vƣợt lên chính mình đã khó, vƣợt lên cả một hệ thống
t
còn khó khăn gấp bội. Trong bối cảnh của những năm sau 1975, những trăn
trở, tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu thực sự là những nỗ lực đáng trân
trọng. Lời kêu gọi “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa
” đƣợc coi nhƣ là một tuyên ngôn nghệ thuật của ông, có thể có tính cực đoan
nhƣng trên hết đó là sự khát khao thay đổi hết sức mạnh dạn và quyết liệt.
Trƣớc đây, trong những năm chiến tranh, với ý thức về trách nhiệm của
một nhà văn – chiến sĩ, Nguyễn Minh Châu từng tâm niệm: “Lẽ nào có thể
làm ngơ được ? Lẽ nào chúng ta có thể viết những câu văn trái với điều nhiều
người chung quanh hiện đang phải lo nghĩ để chiến thắng giặc ? Trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, mỗi người viết văn đang tự chứng tỏ tư cách ngòi bút
của mình trên mặt trận cứu nước. Chưa lúc nào bằng lúc này, thái độ nhà
văn trước vận mệnh chung của dân tộc lại đặt ra cấp bách và nghiêm khắc
đến như thế” [13, tr.28]. Trong nhận thức và tình cảm của nhà văn, viết để
góp phần chống giặc cứu nƣớc là một lẽ sống hết sức tự nhiên. Từ tâm niệm
ấy đã xuất hiện những trang viết chứa đầy nhiệt huyết của thời đại (Cửa sông,
Dấu chân người lính, Những vùng trời khác nhau …), góp phần không nhỏ
vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng.
Đƣợc định hƣớng bởi quan điểm chỉ đạo về văn nghệ của Đảng, nội
dung tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, trong đó có truyện ngắn, luôn bám
sát những vấn đề chính trị - xã hội của đất nƣớc. Nhà văn xây dựng các nhân
vật chủ yếu nhằm khái quát vẻ đẹp của con ngƣời thời đại, biểu dƣơng lòng
yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Những Nguyệt, Lãm
(Mảnh trăng cuối rừng), Sơn, Lê (Những vùng trời khác nhau)… là những
hình tƣợng đẹp có tính chất điển hình mà nhà văn đã đóng góp cho văn học
11
thời chống Mĩ. Có thể dễ dàng nhận ra ở trong họ những phẩm chất tiêu biểu
nhất cho vẻ đẹp của con ngƣời thời đại bấy giờ nhƣ giàu lòng yêu nƣớc, say
mê lí tƣởng, gan dạ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh tình cảm cá nhân, lợi ích riêng
tƣ cho lợi ích của cộng đồng, dân tộc.
Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trƣớc 1975, dù muốn hay không, ít
nhiều cũng là những bức tranh minh họa cho những chủ trƣơng, đƣờng lối
văn nghệ của Đảng. Mỗi nhân vật của ông đều có đời sống riêng, đều đƣợc
khắc họa trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, tuy nhiên, sự phong phú
ấy không nhằm nói lên sự đa dạng phức tạp trong tính cách, số phận con
ngƣời mà chủ yếu là muốn cho thấy bộ mặt nhiều vẻ của dân tộc, nhân dân
trong sự đồng lòng quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ cao cả chống giặc
ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho đất nƣớc. Chiến tranh là nền cảnh chủ
yếu của đời sống cộng đồng, có vai trò nhƣ một không gian khung, một sân
khấu để nhân vật hoạt động. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện sự quan sát, đánh
giá, bày tỏ tình cảm thái độ về cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc.
Đời sống cá nhân của con ngƣời chƣa thực sự trở thành đối tƣợng chủ
yếu để nhà văn phản ánh mà chỉ là một yếu tố trong bức tranh hiện thực lịch
sử xã hội của tác phẩm. Có lẽ lúc bấy giờ, trong ông chƣa xuất hiện khái niệm
“văn nghệ minh họa”, tuy nhiên cũng ngay trong những tháng ngày mơ mộng
và hào hùng ấy, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ra những bất cập: “Hình
như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca
đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình”hơi dày, cho nên ngắm nó thấy mỏng
mảnh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực” [13, tr.33].
Những manh nha về một bƣớc chuyển trong nhận thức nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu đã có từ sớm nhƣng phải đến những năm sau 1975, xuất
phát từ yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt là trong không khí đổi mới từ Đại hội
VI thì mới đƣợc bộc lộ một cách triệt để. Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống
dần trở lại với nhịp sống bình thƣờng của nó thì cũng là lúc có nhiều vấn đề
mới nảy sinh. Con ngƣời không chỉ biết mỗi việc là cầm súng đánh giặc mà
12
còn phải biết làm kinh tế, phải biết tổ chức lại cuộc sống của mình sao cho
phù hợp với hoàn cảnh của thời bình. Cuộc sống thay đổi làm cho các nhu
cầu của con ngƣời cũng thay đổi, những vấn đề cơm áo, gạo tiền, địa vị xã
hội… trở thành những mối lo âu thƣờng trực trong suy nghĩ của nhiều ngƣời.
Đối mặt với hiện thực đời thƣờng, ý thức cá nhân trong mỗi con ngƣời
đƣợc thức tỉnh, đòi hỏi phải đƣợc đáp ứng, phải đƣợc quan tâm. Quan hệ đời
sống cũng trở nên phức tạp hơn, các ranh giới, khuôn mẫu trong thời chiến
nay đã bị xóa nhòa hoặc biến dạng. Bên cạnh cái tốt, cái thiện, bắt đầu xuất
hiện những cái xấu, cái ác nấp trong những vỏ bọc không dễ phát hiện. Lối
sống bao cấp trong nhiều năm dài làm cho con ngƣời quen với những nếp
nghĩ đơn giản, khiến cho họ không khỏi có những bỡ ngỡ, va vấp khi đối diện
với thực tế hoàn toàn khác trƣớc. Trong hoàn cảnh ấy, văn học cũng cần phải
có sự điều chỉnh để nhìn lại mình và tìm tòi một hƣớng đi mới, một cách tiếp
cận mới đối với hiện thực đời sống và con ngƣời. Với mong muốn làm cho
tác phẩm phải tiếp cận đƣợc với chân lí đời sống, Nguyễn Minh Châu tâm
niệm: “Cái ngày hôm nay với những khó khăn không cho phép chúng tôi,
những người đã nếm trải chiến tranh, đã biết như thế nào là cái nghiêm khắc
của chiến tranh, cầm bút một cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve đời sống
một cách dễ dãi” [14, tr.110].
Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan niệm nghệ thuật phải đƣợc bắt rễ
từ cuộc sống hiện thực, ngƣời nghệ sĩ không đƣợc dễ dãi với những cách nhìn
đơn giản một chiều mà “phải đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật
chứa đầy bí ẩn ” để có thể hiểu và cảm thông với số phận vất vả của ngƣời
lao động. Cái nhìn đa chiều giúp cho nhà văn có điều kiện đào sâu phát hiện
những mạch ngầm bí ẩn trong thế giới tinh thần của con ngƣời, những khoảng
tối khuất lấp, “những gì đang được giấu kín và cũng đang giao tranh với
nhau ở bên trong: những lý tưởng và dục vọng,trí tuệ và bản năng, thiện và
ác, những phần con người ý thức được và những phần vô thức của con
13
người” [13, tr.345], tức “đào sâu vào hiện thực ở cái tầng đáy của đời sống”
[13, tr.337].
Hiện thực trong tác phẩm không còn chỉ là hiện thực cách mạng với
các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống
thƣờng ngày với các mối quan hệ thế sự phức tạp, đan xen. Dịch chuyển
phạm vi nhận thức và phản ánh hƣớng vào hiện thực của đời sống hằng ngày,
nhà văn chú ý nhiều đến đời sống cá nhân của mỗi ngƣời. Con ngƣời vẫn
đƣợc đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử xã hội, tuy nhiên hoàn cảnh
lịch sử xã hội chỉ là cái nền để nhà văn khai thác những khía cạnh của số
phận cá nhân trong những trăn trở đời thƣờng, trong quan hệ với gia đình,
những ngƣời xung quanh, với chính bản thân mình. Trong Cỏ lau, Phiên chợ
Giát…, số phận con ngƣời cũng đƣợc đặt trong bối cảnh hiện thực rộng lớn
với nhiều biến cố, nhiều sự kiện lịch sử phức tạp chi phối mạnh mẽ đến cuộc
sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở đây, nhà văn không có
chủ ý nhằm vào việc tái hiện bộ mặt lịch sử. Điều nhà văn quan tâm thể hiện
là những số phận cá nhân với những biến động, những cảm xúc bên trong thế
giới tinh thần con ngƣời.
Ở những truyện cuối đời nhƣ Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh, Phiên
chợ Giát, từ số phận cá nhân, tác giả mở rộng suy ngẫm, chiêm nghiệm về
những vấn đề mang tính thời cuộc, mang ý nghĩa nhân sinh đối với đời
ngƣời…Nhƣ lối dự cảm của ngƣời nông dân, đôi khi mơ hồ nhƣng lại chính
xác, Nguyễn Minh Châu đặt ra nhiều vần đề cho mai sau: vấn đề môi trƣờng,
cách ứng xử với thiên nhiên, việc quy hoạch và chính sách đối với nông thôn
và nông dân… Những vấn đề ấy cho đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự nóng
hổi, vẫn là những vấn đề hết sức bức xúc mà xã hội cần quan tâm và giải
quyết. Từ lối văn chƣơng minh họa của một thời để đến đƣợc với những tác
phẩm tràn đầy nhựa sống của cây đời, từ lối viết chủ yếu ngợi ca đến việc day
dứt suy ngẫm về số phận con ngƣời, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã
đi đƣợc một chặng đƣờng dài, ngày càng cận nhân tình hơn.
14
Căn cứ vào thời gian ra đời và những chuyển đổi trên nhiều phƣơng
diện nghệ thuật, có thể coi Bức tranh là tác phẩm đánh dấu bƣớc ngoặt trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu qua hai giai đoạn trƣớc và sau 1975. Thiên
truyện này đƣợc viết từ 1976, ngay sau khi kết thúc chiến tranh nhƣng mãi
đến 1982 mới đƣợc in. Dù không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn
Minh Châu nhƣng truyện ngắn này đã cắm một cột mốc quan trọng trong
hành trình sáng tạo văn học của nhà văn, dự báo cho sự ra đời những tác
phẩm tiếp theo với một quan niệm, một mô hình, một bút pháp hoàn toàn
mới. Từ đây, cái nhìn của nhà văn đã thay đổi theo hƣớng tiến gần đến sự
thực hơn, quan tâm nhiều hơn đến hiện thực đời thƣờng với số phận của con
ngƣời cá nhân.
Xuất phát từ mối quan tâm lo lắng của nhà văn về những vấn đề phức
tạp nảy sinh trong cuộc sống mới thời hậu chiến, mỗi truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu thời kì này thƣờng ngầm chứa một bức thông điệp nào đó
về đạo đức, lối sống, về quan niệm nhân sinh. Cùng với Bức tranh, một loạt
truyện ngắn ra đời sau đó đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc nhiều ƣu tƣ trăn trở của
ông về cuộc sống và con ngƣời, trong đó nổi bật lên vấn đề về sự thức tỉnh
của lƣơng tâm để hƣớng tới cái đẹp và sự hoàn thiện nhân cách. Ông lƣu ý
mọi ngƣời về sự độc ác hồn nhiên ngoài ý muốn ( Đứa ăn cắp), nhắc nhở về
lối ứng xử của con cái đối với cha mẹ (Mẹ con chị Hằng), cảnh báo về hậu
quả của lối sống gia trƣởng (Giao thừa ), ông day dứt về hậu quả của sự đánh
mất bản thân mình ( Sắm vai), mong muốn mỗi ngƣời hãy luôn tự đối chứng,
tự vấn lƣơng tâm (Bức tranh, Hạng)…
Tiếp theo những thể nghiệm bƣớc đầu trong tập Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, các tập Bến quê, Cỏ lau ra đời sau đó càng đƣợc dƣ luận
đặc biệt chú ý, đƣợc xem “nhƣ là một hiện tƣợng văn học mới, một phong
cách trần thuật mới”. Lấy số phận con ngƣời làm tiêu điểm cho lăng kính
nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu đi sâu khám phá những tầng sâu
thẳm của thế giới bên trong con ngƣời. Trong các truyện ngắn của ông, xu
15
hƣớng triết lí nhận thức ngày càng rõ nét hơn, con ngƣời trong tác phẩm luôn
khao khát nhận thức, chiêm nghiệm đời sống, tự đối thoại và tự nhận thức
mình trong mối tƣơng quan với tự nhiên và xã hội. Đằng sau những câu
chuyện đời thƣờng trong Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài
xa, Một lần đối chứng… là những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời, là những
suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống.
Các truyện nhƣ Khách ở quê ra, Sống mãi với cây xanh, Cỏ lau, Phiên
chợ Giát … còn nhƣ muốn bao quát thêm nhiều vấn đề có tính lịch sử vào
trong cái nhỏ bé của một đời ngƣời. Về nội dung phản ánh, ở các truyện này
vấn đề không chỉ là “một lát cắt của đời sống” mà đã có tham vọng muốn tái
hiện diễn tiến của một cuộc đời, một số phận với nhiều mối quan hệ đan xen
phức tạp. Nhà văn dƣờng nhƣ muốn thông qua câu chuyện về một cuộc đời
mà gợi lên những vấn đề có tầm vóc dân tộc, thời đại.
Cái nhìn đa chiều giúp nhà văn phát hiện ở con ngƣời thƣờng nhật
những khía cạnh nhiều khi đối lập nhau. Trong mỗi con ngƣời luôn có cả
“rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Cái tốt và cái xấu đặt cạnh
nhau, trộn lẫn vào nhau. Con ngƣời, trong những mối quan hệ khác nhau, có
sáng suốt và sai lầm, thực dụng nhƣng cũng đầy mơ mộng, có niềm tin và có
cả những phút giây yếu đuối, luôn tỉnh táo nhƣng cũng có những khoảng mờ
ảo của tâm linh. Nhƣng chính nhờ vậy mà con ngƣời hiện lên thật chân thực
và gần gũi. Những giấc mơ hãi hùng của lão Khúng, những cơn mộng du của
cô Quỳ, những mơ mộng của nhân vật trong Sân cỏ Tây Ban Nha … cho thấy
bên trong con ngƣời luôn tồn tại những điều bí ẩn mà nếu nhìn đơn giản,
phiến diện thì không thể nào hiểu hết đƣợc.
Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thƣờng nhật bí ẩn, phức tạp dẫn
dắt ngòi bút nhà văn tìm đến những mẫu hình nhân vật mới mà trƣớc đó
không có. Xuất hiện với tƣ cách là những cá thể phức tạp, trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975 xuất hiện những con ngƣời có nét dị biệt, khác
thƣờng. Đó là những trƣờng hợp nhƣ Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến
16
tàu tốc hành, lão Khúng trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát … Xa rời
nguyên tắc điển hình hóa vốn quen thuộc trong các sáng tác văn học giai đoạn
45 – 75, nhà văn xây dựng nhân vật không phải để khẳng định cho một hình
mẫu cố định với những phẩm chất đã định hình từ trƣớc nên có thể gây ra
cảm nhận “khác thƣờng, dị biệt” trong tâm lí tiếp nhận của ngƣời đọc trƣớc
đây.
Trong truyện ngắn sau 1975, Nguyễn Minh Châu chú ý nhiều đến quá
trình thức tỉnh, tự ý thức trong mỗi con ngƣời. Sự xuất hiện kiểu con ngƣời
tự ý thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa phù hợp với
nhu cầu của cuộc sống vừa giúp cho ý đồ nghệ thuật muốn khám phá thế giới
bên trong con ngƣời của ông có một hƣớng đi đắc địa. Quá trình tự ý thức của
con ngƣời đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức tự vấn, sám hối hoặc suy tƣ,
chiêm nghiệm. Đó có thể là quá trình con ngƣời tự đấu tranh với chính mình
trong bi kịch đánh mất bản thân nhƣ trƣờng hợp của các nhân vật trong :
Hạng, Sắm vai, Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Dấu vết
nghề nghiệp, Cỏ lau ..., sự tự vấn đến nhƣ là một nhu cầu tự thân, xuất phát từ
sự thức tỉnh của lƣơng tâm, bắt nguồn từ một lỗi lầm nào đó trong quá khứ.
Sự phán xét của tòa án lƣơng tâm cũng đồng thời giúp soi rọi rõ hơn những
xung đột khó thấy bên trong tâm hồn con ngƣời.
Có một điều dễ nhận thấy, con ngƣời trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu thƣờng hay suy tƣ ngẫm ngợi, ƣa triết lí. Gắn với quá trình tự ý thức,
con ngƣời trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 dƣờng nhƣ càng
lúc càng đƣợc tô đậm bởi chất suy tƣ triết lí, giúp đem lại một vẻ đẹp mới cho
tác phẩm của ông.
Muôn mặt đời thƣờng đã đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đem
lại cho tác phẩm của ông sự đóng góp quan trọng trong việc nỗ lực lấp đầy
một khoảng trống của văn chƣơng trƣớc đó bằng cái hằng ngày, bằng những
số phận cá nhân trong đời sống cộng đồng. Ông quan niệm: “Con người vừa
dễ hiểu vừa đầy bí ẩn. Chúng ta đào bằng ngòi bút cho đến cùng đáy cái thật
17
chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người đất nước mình thì sẽ
gặp con người nhân loại, sẽ gặp cái nhân bản của nhân loại, con người Việt
Nam sẽ giao hòa với nhân loại ” [13,tr.144]. Việc tìm tòi, khám phá, đào sâu
vào bản chất con ngƣời cũng là con đƣờng để tác phẩm của ông vƣơn đến tiếp
cận với những giá trị vĩnh hằng của cuộc đời.
Song song với việc mở rộng diện phản ánh dƣới một góc nhìn mới,
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng có nhiều thay đổi về bút pháp
thể hiện. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thay đổi tất yếu kéo theo nhiều
sự thay đổi về nghệ thuật biểu đạt : từ nhân vật đến cốt truyện, tình huống,
giọng điệu, ngôn ngữ …
Các bài tiểu luận, phê bình của ông đã đề cập đến nhiều phƣơng diện
trong quá trình văn học: từ tác dụng của văn học đến mối quan hệ giữa văn
học và đời sống chiến tranh cách mạng, mối quan hệ giữa nhà văn – nhân vật
– bạn đọc, vai trò và trách nhiệm của ngƣời cầm bút, chân dung nhà văn, kinh
nghiệm sáng tác… Những bài viết của ông cũng đã góp phần không nhỏ vào
việc tạo nên một không khí sôi nổi trong đời sống văn học những năm cuối
thế kỉ XX, đồng thời giúp cho ngƣời đọc hôm nay hiểu thêm về con ngƣời và
sáng tác của ông - một trong những nhà văn đi đầu công cuộc đổi mới văn
học. Các bài phê bình, tiểu luận cùng với những tác phẩm có giá trị nghệ
thuật cao ra đời trong thập kỉ 80 là minh chứng rõ nét cho bƣớc chuyển âm
thầm mà quyết liệt của hành trình đổi mới ở Nguyễn Minh Châu, đem đến
cho ông một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn Văn học Việt Nam sau
1975.
Đời văn của Nguyễn Minh Châu đƣợc khép lại với thiên truyện ngắn
nổi tiếng Phiên chợ Giát đƣợc viết trên giƣờng bệnh trong những ngày cuối
đời, thiên truyện đặt dấu chấm hết cho một đời văn đầy nhọc nhằn nhƣng
cũng rất đáng tự hào của ông. Với những đóng góp sau ba mƣơi năm miệt
mài cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã vinh dự đƣợc nhà nƣớc trao tặng Giải
thƣởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (đợt II, năm 2000).
18
1.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: từ truyện ngắn sử thi hóa sang
truyện ngắn mang khuynh hướng tiểu thuyết hóa
Khảo sát sơ bộ về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong quá trình sáng
tác, có thể thấy trong giai đoạn đầu, truyện ngắn của ông đƣợc sáng tác theo
hƣớng sử thi hóa, chuyển sang giai đoạn sau 1975 là những truyện ngắn đƣợc
sáng tác theo hƣớng tiểu thuyết hóa.
Cũng nhƣ nhiều sáng tác của giai đoạn 1945 – 1975, một giai đoạn mà
văn học “có đặc điểm gần gũi và mang “tính tương đồng” về chất liệu và nội
dung phản ánh hiện thực” [19, tr.314], truyện ngắn Nguyễn Minh Châu mang
đậm tính chất sử thi trên nhiều phƣơng diện. Nói đến truyện ngắn sử thi hóa ở
đây không phải là muốn đề cập đến quy mô sử thi của tác phẩm mà chủ yếu
muốn nói đến tính chất sử thi trong tƣ duy nghệ thuật, trong cách nhìn nhận
con ngƣời và đời sống hiện thực. Biểu hiện của truyện ngắn sử thi hóa là ở sự
chiếm lĩnh và bao quát những vấn đề hiện thực lớn lao của dân tộc, của đất
nƣớc; giọng điệu chủ yếu trong tác phẩm là ngợi ca, khẳng định; nhân vật
đƣợc khai thác chủ yếu ở những nét đẹp tiêu biểu cho phẩm chất và ý chí của
cộng đồng; trong truyện luôn tồn tại một “khoảng cách sử thi” giữa nhân vật
và chủ thể trần thuật…
Đối mặt với hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mĩ, vấn
đề đƣợc quan tâm hàng đầu là sự sống còn của cả dân tộc. Yêu cầu đặt ra cho
tất cả mọi ngƣời lúc này là phải lấy trách nhiệm công dân, nghĩa vụ đối với
đất nƣớc làm phƣơng châm hành động, là thƣớc đo cao nhất để định giá mọi
giá trị. Văn học giai đoạn này, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, lấy việc phục vụ
chính trị, phục vụ cách mạng làm nhiệm vụ hàng đầu. Ý thức công dân cùng
với nhiệt tình của ngƣời chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tƣ tƣởng đã thúc giục
các nhà văn hòa mình vào cuộc sống chiến đấu lao động của nhân dân, kịp
thời phản ánh và biểu dƣơng những việc làm tốt, những tấm gƣơng anh hùng.
Những vấn đề khác trong cuộc sống của con ngƣời tạm thời đƣợc gạt sang
một bên, hoặc có đƣợc đề cập đến thì cũng chỉ là để thêm chút “gia vị” làm
19
cho hình ảnh “con ngƣời mới” thêm sinh động. Những vấn đề của cuộc sống
đời thƣờng đƣợc nâng lên tầm sử thi, đƣợc soi chiếu theo góc nhìn của các
quan hệ chính trị.
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu giai đoạn trƣớc 1975 cho thấy nhà
văn đề cập chủ yếu đến hai mảng hiện thực lớn là cuộc sống chiến đấu chống
giặc ngoại xâm, công cuộc xây dựng chế độ mới và những khoảnh khắc đời
thƣờng của con ngƣời trong bối cảnh của cuộc sống thời chiến. Không khí
chiến trƣờng không chỉ có ở nơi tiền tuyến mà còn hiện diện ở cả hậu
phƣơng, trong thao trƣờng huấn luyện và cả trong những giây phút riêng tƣ
của cuộc sống gia đình. Có thể nói đây cũng là những không gian mang màu
sắc sử thi của thời đại.
Bám sát hiện thực đời sống chiến tranh, Nguyễn Minh Châu kịp thời có
nhiều truyện ngắn viết về đủ loại quân binh chủng, từ những ngƣời lính
phòng không ( Những vùng trời khác nhau, Câu chuyện trên trận địa …),
những chiến sĩ hải quân ( Lá thư vui), bộ đội giao thông, thanh niên xung
phong (Mảnh trăng cuối rừng)… Bên cạnh những truyện ngắn viết về cuộc
chiến chống Mĩ cứu nƣớc, nhà văn cũng còn mở rộng sang những mảng đề tài
khác nhƣ câu chuyện về cuộc nổi dậy của những ngƣời dân quê năm đói Ất
Dậu (Những hạt thóc lép), một ngƣời phụ nữ với cuộc đời mới ở một nông
trƣờng khai hoang (Đất rừng)… Dù viết về đề tài gì thì chung quy lại vẫn
không nằm ngoài những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của cả đất nƣớc lúc
bấy giờ.
Qua những câu chuyện dù bình thƣờng hay bất ngờ, đầy kịch tính, cái
đích cuối cùng vẫn là biểu dƣơng vẻ đẹp của con ngƣời sống hết mình cho lí
tƣởng độc lập dân tộc và CNXH. Các nhân vật nhƣ Nguyệt, Lãm (Mảnh
trăng cuối rừng), Sơn, Lê (Những vùng trời khác nhau), Ngạn (Nguồn
suối),…đƣợc xây dựng nhƣ là những biểu tƣợng cho vẻ đẹp của con ngƣời
thời đại. Họ đều là những con ngƣời giàu lòng yêu nƣớc, yêu lí tƣởng cách
mạng. Cuộc đời riêng của họ hòa vào cuộc đời chung của dân tộc. Những suy
20
nghĩ riêng tƣ của họ nếu có thì cũng hƣớng về cái chung, vì lợi ích của tập
thể, của số đông. Những câu chuyện của họ cũng là của nhiều ngƣời, bên
cạnh họ luôn có sự hiện diện của tổ chức, của đồng đội, của nhân dân sẵn
sàng ủng hộ, giúp đỡ. Tính cách của nhân vật vì vậy có tính nhất quán, đƣợc
khai thác chủ yếu ở các khía cạnh tích cực. Nhà văn dùng những lời lẽ hết sức
trân trọng để ca ngợi vẻ đẹp của họ. Giọng điệu chính trong tác phẩm là giọng
ngợi ca, tự hào, khẳng định.
Trong những truyện ngắn sử thi này, chiều hƣớng vận động của cốt
truyện nhìn chung đều phát triển theo mô hình đơn nhất. Số phận của nhân
vật thƣờng trải qua những biến cố bất lợi ban đầu nhƣng cuối cùng đều kết
thúc trong thắng lợi hoặc tạo ra một niềm tin lạc quan về sự chiến thắng.
Chính điều này cũng góp phần tạo nên âm hƣởng lãng mạn hào hùng cho hầu
hết các tác phẩm.
Một điều đáng lƣu ý là bên cạnh những truyện ngắn đậm chất sử thi
đƣợc đánh giá cao nhƣ Mảnh trăng cuối rừng, ở một số truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu giai đoạn này còn xuất hiện màu sắc đời tƣ rõ nét. Ở các truyện
nhƣ Chuyện đại đội, Lá thư vui, Đất rừng, chất đời tƣ thể hiện qua những chi
tiết gần gũi ấm áp tình ngƣời, những cảm xúc cùng sự quan tâm mà con
ngƣời dành cho nhau. Đấy là những chi tiết xoay quanh sự ra đời của chú
nghé con trong doanh trại của một đại đội, chi tiết về những giây phút hồi hộp
đầy thƣơng yêu của cô trò lớp mẫu giáo khi nhận đƣợc những bức thƣ từ tiền
tuyến, chi tiết về cảnh ngộ éo le trƣớc khi lên công trƣờng khai hoang của cô
Ngàn trong Đất rừng. Chất đời tƣ trong những tác phẩm này một mặt có tác
dụng điểm xuyết để câu chuyện thêm sinh động, mặt khác làm cho chất sử thi
trong truyện mang một nét mới không còn giống với đặc điểm sử thi truyền
thống. Riêng trong truyện Đất quê ta, cách nhìn cùng vấn đề mà tác giả đặt ra
hoàn toàn khác các tác phẩm vừa nêu. Qua câu chuyện về cô diễn viên điện
ảnh tên Hƣơng mải mê chạy theo những ảo ảnh phù hoa để rồi gia đình tan
vỡ, tác giả muốn đặt ra vấn đề về sự tha hóa trong nhân cách con ngƣời, sự
21