Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Sự chỉ đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn đề nông dân ở tỉnh Nghệ An những năm 1930-1935

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----      ----

VŨ XUÂN LONG

SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG DÂN
Ở TỈNH NGHỆ AN NHỮNG NĂM 1930 - 1935

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC

Danh mục bảng biểu
Mở đầu …………………………………...…………………………..........
Chương 1: Chủ trương của Đảng giải quyết vấn đề nông dân ở tỉnh
Nghệ An năm 1930……………………………………………..…............
1.1. Nông dân Nghệ An dưới ách thống trị của thực dân Pháp...............
1.1.1. Chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp và yêu cầu
bức thiết của nông dân Nghệ An……….......................................................
1.1.2. Phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ An trước khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời………………………...………………….......…
1.2. Chủ trương giải quyết vấn đề nông dân của Đảng.............................
1.2.1. Chủ trương giải quyết vấn đề nông dân trong Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng.....................................................................................

Trang


2
3
14
14
14
26
30
30

1.2.2. Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân và giải
quyết vấn đề nông dân trong các Xô viết ở Nghệ An.....................................

33

Chương 2: Đảng giải quyết vấn đề nông dân ở Nghệ An trong những
năm 1931-1935

51

2.1. Chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp và tình cảnh nông
dân Nghệ An..................................................................................................
2.1.1. Chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp. .................................
2.1.2. Tình cảnh nông dân Nghệ An........................................................
2.2 Chủ trương giải quyết vấn đề nông dân của Đảng.............................

51
51
57
63


2.2.1. Đấu tranh chống khuynh hướng “tả” trong nội bộ Đảng................

63

2.2.2. Giải quyết vấn đề nông dân trong cuộc đấu tranh phục hồi lực
lượng cách mạng............................................................................................
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.............................................
3.1. Một số nhận xét..................................................................................
3.1.1. Những ưu điểm............................................................................
3.1.2. Một số hạn chế............................................................................
3.2. Một số kinh nghiệm..........................................................................
Kết Luận........................................................................................................
Tài liệu tham khảo........................................................................................
Phụ lục...........................................................................................................

73
82
82
82
100
106
117
122
131


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
1. Bảng1.1, Thống kê thực trạng ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc


-2-

17


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bài phát biểu tại Đại hội quốc tế nông dân lần thứ I (1923), khi
đề cập đến vai trò của nông dân trong cách mạng ở các nƣớc thuộc địa,
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Muốn nắm quyền lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi
hoàn toàn thì phải coi trọng vấn đề nông dân vì đó là lực lƣợng to lớn nhất
trong phong trào cách mạng ở các nƣớc thuộc địa”, Nông dân Việt Nam rất
cách mạng, là một lực lƣợng rất to lớn nếu đƣợc tuyên truyền, tổ chức. Nhƣng
sống tản mạn nên chỉ với lực lƣợng riêng mình, nông dân không bao giờ trút
bỏ đƣợc gánh nặng đang đè nén, bóc lột họ. Vì vậy, “Giai cấp công nhân là
giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến
thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân” [45, tr.110].
Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, nông dân
luôn là lực lƣợng to lớn và đông đảo nhất. Ngƣời nông dân Việt Nam khác
với nông dân ở các nƣớc tƣ bản, từ rất sớm đã phải không ngừng chống chọi
với thiên nhiên khắc nghiệt. Mỗi khi đất nƣớc bị ngoại bang xâm lấn, họ là
lực lƣợng tích cực, kiên cƣờng nhất trong công cuộc đấu tranh giành và bảo
vệ chủ quyền dân tộc. Dù trong hoàn cảnh nào, ngƣời Việt bị mất nƣớc nhƣng
chƣa từng bị mất làng. “Ngƣời Việt suốt thời kỳ thống trị của phong kiến
phƣơng Bắc đã không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến
xóm làng của mình thành những pháo đài chống Bắc thuộc, chống đồng hóa,
dựa vào làng và xuất phát từ làng mà đấu tranh giành lại nƣớc” [82, tr.47].
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam,
sống trong cảnh nƣớc mất nhà tan, ngƣời nông dân Việt Nam lại chịu số phận

nô lệ. Ở Nghệ An cũng nhƣ cả nƣớc, nông dân chiếm hơn 90% dân số. Dƣới
-3-


chế độ thuộc địa, nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Nghệ An nói
riêng bị đế quốc, phong kiến và tƣ bản bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa
bởi chính sách tô cao, thuế nặng, cƣớp đoạt ruộng đất để lập đồn điền của
thực dân - phong kiến.
Họ là đối tƣợng chủ yếu của những chính sách bóc lột thuộc địa dã
man- một hình thức bóc lột thậm tệ, kết hợp giữa lối bóc lột kiểu phong kiến
với lối bóc lột tƣ bản thực dân. Vì thế, mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc
xâm lƣợc là vô cùng gay gắt trên cả hai phƣơng diện, quyền lợi dân tộc và
quyền lợi giai cấp. Mặt khác, họ cũng mâu thuẫn với địa chủ phong kiến về
vấn đề ruộng đất. Áp bức dân tộc chính là áp bức nông dân. Do vậy, ngƣời
nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất. Nhƣng với truyền
thống yêu nƣớc từ ngàn đời, ngƣời nông dân đặt yêu cầu giành độc lập dân
tộc ở mức cao hơn vấn đề giải phóng giai cấp. “Tinh thần cách mạng của
nông dân không chỉ gắn liền với ruộng đất, với đời sống hàng ngày của họ,
mà còn gắn bó một cách sâu sắc với tình cảm quê hƣơng đất nƣớc, với nền
văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc” [33, tr.119]. Vì vậy, cách mạng Việt
Nam sẽ không thể thành công nếu thiếu lực lƣợng đông đảo và mạnh mẽ là
giai cấp nông dân, “tranh thủ được nông dân là vấn đề căn bản quyết định vị
trí của giai cấp tư sản hay giai cấp vô sản, nông dân về ai thì kẻ đó có vị trí,
nông dân không đi theo ai thì kẻ đó không có vị trí” [34, tr.68-69].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản luôn
nhận rõ vị trí, tầm quan trọng của giai cấp nông dân, coi đó là một động lực
của cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Đảng đã có những chủ trƣơng và
biện pháp phù hợp giải quyết vấn đề nông dân. Tuy nhiên, những chủ trƣơng
và biện pháp đó lại chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, bị
chi phối bởi những điều kiện bên trong và bên ngoài.

Khi mới ra đời, Đảng đã phát động cao trào rộng lớn ngay từ năm 1930,
tỉnh Nghệ An là nơi phong trào phát triển lên tới đỉnh cao nhất, gắn liền với
sự ra đời và hoạt động của các Xô viết mà thực chất là các Ủy ban tự quản
-4-


nông dân. Trong cao trào cách mạng, phong trào đấu tranh của nông dân diễn
ra ngày càng quyết liệt, gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là xứ
ủy Trung Kỳ và Đảng bộ Nghệ An, mang lại những thắng lợi có ý nghĩa lịch
sử quan trọng, nhƣng cũng bộc lộ một số sai lầm, hạn chế, nhất là trong
những năm thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố trắng hết sức tàn bạo
(từ cuối năm 1930 đến năm 1935), tuy nhiên, thực dân Pháp và chính quyền
phong kiến tay sai đã không dập tắt đƣợc phong trào giải phóng dân tộc ở
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng, phong trào cách mạng ở Việt Nam nói chung và Nghệ An
nói riêng đã vƣợt qua những thách thức, khó khăn, phục hồi và từng bƣớc
phát triển. Đây là điều cần phải trình bày và luận giải một cách đúng đắn.
Hiện nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,
Đảng có những chủ trƣơng giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông
thôn. Thiết nghĩ những kinh nghiệm giải quyết vấn đề nông dân trong lịch sử
sẽ còn có tác dụng trong việc xác định những chủ trƣơng chính sách ngày nay.
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Sự chỉ đạo của Đảng trong
việc giải quyết vấn đề nông dân ở tỉnh Nghệ An những năm 1930- 1935”
không chỉ là vấn đề có tính lịch sử mà còn mang tính thời sự, có giá trị khoa
học và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trƣơng của Đảng giải quyết Vấn đề nông dân ở Việt
Nam luôn là đề tài thu hút nhiều học giả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, vấn
đề nông dân trong phong trào cách mạng 1930-1935 qua thực tiễn Nghệ An
chƣa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu và lý giải. Tìm hiểu các công trình liên

quan đến nội dung đề tài có các công trình tiêu biểu nhƣ:
Tác phẩm Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt
Nam của Lê Duẩn (Nxb Sự thật, ấn hành, 1965), đã đi sâu nghiên cứu về quá
trình giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam. Phân tích đặc
điểm xã hội Việt Nam dƣới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay
-5-


sai và khẳng định mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Việt Nam là “mâu thuẫn
giữa tinh thần độc lập dân tộc với chủ nghĩa đế quốc cƣớp nƣớc, mâu thuẫn
giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, với bọn đế quốc đi áp bức bóc
lột” [34, tr.26]. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề nông dân thì phải giải phóng
đƣợc dân tộc, bởi giải phóng dân tộc tạo điều kiện căn bản cho giải phóng
nông dân. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng giải quyết vấn đề nông dân
những năm 1930-1935, tác phẩm đã khẳng định, phong trào đấu tranh của
quần chúng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đã thu hút đƣợc các giai tầng yêu
nƣớc trong xã hội, nhất là nông dân.
Tác phẩm đã có sự phân tích và đánh giá đúng đắn chủ trƣơng của
Đảng giải quyết vấn đề nông dân những năm 1930-1935, và đã phê phán quan
điểm “tả” khuynh lúc bấy giờ cho rằng: “Không chia đất ruộng cho nông dân,
thì không kéo đƣợc nông dân đánh đổ đế quốc... Muốn đánh đổ địa chủ, nông
dân phải đánh đổ đế quốc, và muốn đánh đổ đế quốc phải đánh đổ địa chủ để
lôi kéo nông dân” [34, tr.153]. Quan điểm này đã không thấy rõ sự áp bức,
bóc lột của đế quốc đối với nông dân, theo đó, hình nhƣ nông dân không bị đế
quốc trực tiếp bóc lột, và kẻ thù trực tiếp của nông dân không phải là đế quốc
mà chỉ là địa chủ.
Những phân tích và đánh giá của tác giả về chủ trƣơng của Đảng giải
quyết vấn đề nông dân ở Việt Nam là hết sức sâu sắc, tuy nhiên, tác giả chƣa
đi sâu cung cấp những chi tiết cụ thể về việc giải quyết vấn đề nông dân trong
phong trào cách mạng những năm 1930-1935 ở Việt Nam nói chung và Nghệ

An nói riêng. Đây là điều cần phải đƣợc đi sâu tìm hiểu để làm sáng rõ các
luận điểm của tác phẩm.
Trong tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng tháng tám, tập III - Thành công của chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành, 1993), giáo sƣ
Trần Văn Giàu đã khẳng định, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu
tranh 1930-1931 mang tính quần chúng rộng rãi, việc ở một số vùng nông
-6-


thôn ở Nghệ An đã thành lập chính quyền Xô viết là chịu ảnh hƣởng “tả”
khuynh trong Đảng, “nếu không phải theo đƣờng lối đó mà theo đƣờng lối
của Nguyễn Ái Quốc1, cốt tập hợp lực lƣợng nhân dân, lãnh đạo đấu tranh
giành quyền lợi hàng ngày (mà không quên phƣơng hƣớng chiến lƣợc về lâu
dài) thì Đảng có thể gây nên một cao trào quần chúng đấu tranh còn cao rộng
bền bỉ hơn mà ít tổn thất hơn, ta củng cố vững vàng hơn” [47, tr.242]. Những
vấn đề tác giả đề cập khẳng định, sự thắng lợi của tƣ tƣởng cách mạng vô sản,
cụ thể là tƣ tƣởng dân tộc giải phóng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân nói chung và giải quyết vấn đề nông dân nói riêng, thể hiện trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cƣơng lĩnh Hồ Chí Minh.
Tác phẩm đi sâu phân tích cuộc đấu tranh chống các tƣ tƣởng sai lầm
trong nội bộ Đảng, những tƣ tƣởng phản động: của bọn Tờrốtxki, trên tạp chí
của thực dân Pháp và tƣ sản phản động... Đánh giá về phong trào đấu tranh
hững năm 1932-1935, tác giả khẳng định, “suốt 1932, 1933, 1934 ở nông thôn
nam, trung, bắc, không ghi đƣợc một cuộc biểu tình nào” [47, tr.289]. Đây là
vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Chu Đức Tính: “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với việc giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng Việt Nam
(từ 1930-1954)”, bảo vệ tại Hội đồng khoa học Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2000, là công trình khá công phu, khảo cứu khá chi tiết những

quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc dân chủ nói chung và giải
quyết vấn đề nông dân ở Việt Nam nói riêng. Tác giả đã nêu lên 10 văn bản
của Đảng những năm 1930-1935 mang tƣ tƣởng “tả” khuynh, phê phán
Cương lĩnh chính trị đầu tiên, từ đó khẳng định tính đúng đắn của chủ trƣơng
giải quyết vấn đề nông dân đƣợc nêu lên trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa đề cập đến ảnh
hƣởng của những tƣ tƣởng “tả” khuynh đó tới phong trào cách mạng ở Việt
Nam nói chung và Nghệ An nói riêng nhƣ thế nào. Đây là điều cần lý giải.
1

“Tập hợp tổ chức, vận động nông dân, đấu tranh giành những quyền lợi hàng ngày, chớ không phải
để tiến hành một cuộc khởi nghĩa địa phƣơng” [47, tr.239]

-7-


Luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Lê Văn Túc: “Đảng với vấn đề
ruộng đất trong phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh thời kỳ 1930-1931”, bảo vệ tại
Hội đồng khoa học Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000, đi sâu
nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng giải quyết vấn đề nông dân, cụ thể là Đảng
chỉ đạo các Xô viết giải quyết vấn đề ruộng đất, chia cho nông dân. Tác giả
nhận định, trong quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, các Xô
viết chỉ tịch thu ruộng đất công mà đế quốc, địa chủ bao chiếm chia cho nông
dân, chƣa tịch thu ruộng đất thuộc sở hữu tƣ nhân của địa chủ. Đây là chủ
trƣơng đúng đắn, phù hợp với thực tiễn phong trào, “bƣớc đầu đã tạo nên khối
liên minh công nông vững chắc” [116, tr.148]. Việc chính quyền Xô viết
mang lại các quyền lợi dân sinh, dân chủ cho nông dân đã tạo điều kiện cho
Đảng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị, trong đó, bài học
về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Chủ trƣơng giải quyết vấn
đề nông dân của Đảng trong Xô viết là những việc làm “có ý nghĩa hết sức vĩ

đại, ở chỗ nông dân tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tƣởng vào đƣờng
lối của Đảng, không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn” [116, tr.152].
Công trình đã cung cấp nhiều tƣ liệu hết sức quý giá cho việc nghiên
cứu đề tài. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn ở nghiên
cứu việc giải quyết vấn đề ruộng đất công trong các Xô viết Nghệ - Tĩnh thời
kỳ 1930-1931, nên chƣa có đƣợc sự đánh giá sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng
giải quyết vấn đề nông dân trong những năm 1930-1935.
Tác phẩm Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh của tác giả Lê Mậu Hãn, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001), đã khẳng định “Độc lập, tự do là điểm cốt lõi trong Cƣơng lĩnh đầu
tiên của Đảng” [52, tr.119], Cƣơng lĩnh “đã thể hiện đƣợc mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế trong đó nổi
bật lên là yếu tố dân tộc- yếu tố quyết định” [52, tr.108] của cách mạng Việt
Nam. Khi đề cập đến phong trào đấu tranh những năm 1930-1931 ở Việt Nam
nói chung và Nghệ An nói riêng, tác giả đã khẳng định “Ý thức “dân tộc phản
-8-


đế trong nhân dân rất mạnh” [52, tr.84]. Khi bàn về cuộc đấu tranh tƣ tƣởng
trong Đảng những năm 1930-1935, nhƣng tác giả khẳng định, qua nhiều năm
đấu tranh, rèn luyện trong thực tiễn, Đảng ngày càng trƣởng thành và sắc bén
về chính trị, hoàn chỉnh đƣờng lối cách mạng dân tộc dân chủ nói chung và
giải quyết vấn đề nông dân nói riêng đã đƣợc nêu lên trong Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh, rèn luyện thực tiễn của
Đảng trong những năm 1930-1935 nhƣ thế nào? Ảnh hƣởng của nó ra sao?
Đây là điều cần đƣợc lý giải sâu sắc.
Công trình đề cập đến “tả” khuynh xuất hiện trong Đảng, ở Nghệ An
những năm 1930-1935, nổi bật là nghiên cứu của tác giả Phạm Xanh trong bài
Đi tìm nguồn gốc của những biểu hiện ấu trĩ tả khuynh trong phong trào Xô
viết Nghệ Tĩnh, đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học Kỷ niệm 65 năm Xô viết

Nghệ Tĩnh, 1996, đã lý giải căn bệnh này có ba nguyên nhân: một là, “bắt
nguồn từ sự vận dụng máy móc những vấn đề chiến lƣợc và sách lƣợc của
Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh nƣớc ta”; hai là, do ở Nghệ An, truyền thống
không dung nạp những tƣ tƣởng cải lƣơng, mà chỉ có đấu tranh cách mạng
quyết liệt; ba là, đó là sự trỗi dậy đáp lại bằng những hành động quyết liệt
chống lại chính sách phản động của bè lũ thực dân, phong kiến tay sai “Hữu
Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” [89, tr.288-290]. Tác giả tập trung
vào nghiên cứu tƣ tƣởng “tả” khuynh trong Chỉ thị thanh Đảng của Xứ ủy
Trung Kỳ, tuy nhiên, tác giả vẫn chƣa làm rõ phản ứng của phong trào quần
chúng ở Nghệ An trƣớc khuynh hƣớng đó.
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trƣơng giải
quyết vấn đề nông dân trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, và sự trải
nghiệm của nó trong suốt những năm 1930-1935. Đây là những tài liệu rấ t quan
trọng để chúng tôi tham khảo, kế thƣ̀a và sƣ̉ du ̣ng trong quá triǹ h thƣ̣c hiê ̣n đề ta. ̀ i
Dƣới góc độ khoa học lịch sử Đảng, các vấn đề sau đây chƣa đƣợc làm rõ:
Thứ nhất, Những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình hoạch định chủ
trƣơng giải quyết vấn đề nông dân của Đảng, lãnh đạo các xứ ủy, nhất là xứ
-9-


ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An triển khai và thực hiện chủ trƣơng của Đảng,
trong các Xô viết và trong thời kỳ chống khủng bố trắng.
Thứ hai, Quy mô, tầm vóc các phong trào đấu tranh của quần chúng
nông dân diễn ra trong những năm 1930-1935 hƣởng ứng chủ trƣơng giải
quyết vấn đề nông dân, nhất là giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày.
Thứ ba, luận giải vì sao tƣ tƣởng “tả” khuynh khi chủ trƣơng giải quyết
vấn đề nông dân ở Việt Nam xuất hiện trong Đảng, nhất là của Xứ ủy Trung
Kỳ và tỉnh ủy Nghệ An? ảnh hƣởng của nó tới các phong trào đấu tranh của
nông dân. Lý giải nguyên nhân tại sao có hiện tƣợng “tả” đó.

Thứ tư, Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình hoạch định đƣờng lối
giải quyết vấn đề nông dân trong những năm 1930-1935.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn đề nông
dân ở Nghệ An; làm rõ hiệu quả của sự lãnh đạo của Đảng thông qua diễn
biến của phong trào nông dân ở Nghệ An từ năm 1930 đến 1935; bƣớc đầu rút
ra một số kinh nghiệm lịch sử từ việc chỉ đạo giải quyết vấn đề nông dân ở
tỉnh Nghệ An trong những năm 1930- 1935.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày quá trình nhận thức và xác định chủ trƣơng giải quyết vấn
đề nông dân của Đảng gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể phong trào cách
mạng ở Nghệ An.
- Đánh giá, nhận xét, nêu lên những ƣu điểm và hạn chế của Đảng
trong việc lãnh đạo giải quyết vấn đề nông dân ở Nghệ An.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trƣơng và biện pháp của Đảng trong việc giải quyết vấn đề
nông dân tại tỉnh Nghệ An những năm 1930-1935.
- 10 -


- Tác động của việc thực hiện những chủ trƣơng, biện pháp đó đến giai
cấp nông dân và phong trào đấu tranh của nông dân đến khối đoàn kết dân tộc
thống nhất ở nông thôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn
đề nông dân ở tỉnh Nghệ An từ năm 1930 đến năm 1935.
- Về không gian: Trên địa bàn nông thôn ở tỉnh Nghệ An.
- Nội dung vấn đề nghiên cứu: Những chính sách thống trị và bóc lột

của thực dân Pháp và tay sai đối với nông dân ở Nghệ An và tác động của
những chính sách ấy với vùng nông thôn tỉnh Nghệ An; những đặc điểm của
nông dân ở Nghệ An trong lịch sử (vấn đề ruộng đất, xã hội nông thôn); chính
sách khủng bố của kẻ thù đối với nông dân ở Nghệ An những năm 1930-1935;
những tác động của tƣ tƣởng “tả” khuynh, nhấn mạnh ảnh hƣởng của nó tới
phong trào quần chúng và những chuyển biến quan trọng trong nhận thức về
vấn đề đấu tranh giai cấp của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, nhất là Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng, Xứ ủy Trung kỳ và Tỉnh ủy Nghệ An.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Văn kiện Đảng Toàn tập, Hồ Chí Minh Toàn tập, Tài liệu của xứ ủy
Trung Kỳ, tỉnh ủy Nghệ An, tỉnh ủy Thanh Hóa, tỉnh Hà Tĩnh, Đảng bộ các
huyện ở tỉnh Nghệ An, lịch sử một số xã tiêu biểu ở Nghệ An… trong những
năm 1930 - 1935.
- Các công trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã xuất bản có liên
quan đến phong trào cách mạng ở Nghệ An, có liên quan đến vấn đề nông dân.
- Các bài viết đăng trên tạp chí, báo: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp
chí Học tập, báo Quân đội Nhân dân, webside Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguồn tƣ liệu sƣu tầm tại Viện lịch sử Đảng, tại địa phƣơng, tƣ liệu
truyền miệng, tƣ liệu lƣu trữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Thƣ viện tỉnh
Nghệ An, Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An.
- 11 -


- Một số Hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng, tƣ liệu mà tác
giả trong nhiều lần đi khảo sát tại Nghệ An thu thập đƣợc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử nhằm mô tả khách quan, khoa học, sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, xứ ủy Trung kỳ, Đảng bộ Nghệ An,
các huyện ủy giải quyết vấn đề nông dân ở tỉnh Nghệ An trên tinh thần đổi

mới của Đảng: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật.
- Phƣơng pháp Lôgic: Tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, từ đó
tổng kết đƣợc những kinh nghiệm lịch sử. Vạch rõ những ƣu điểm, hạn chế.
- Ngoài ra còn dùng một số phƣơng pháp khác: điền dã, kết hợp với sƣu
tầm, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết những nội dung của
đề tài đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
- Luận giải sự bế tắc của phong trào đấu tranh của quần chúng trƣớc
ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó trình bày có hệ thống chủ
trƣơng giải quyết vấn đề nông dân của Đảng đƣợc thể hiện trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên. Thông qua diễn biến phong trào đấu tranh của quần chúng
công nông cả nƣớc, nhất là ở Nghệ An để thấy ảnh hƣởng của đƣờng lối giải
quyết vấn đề nông dân trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
- Đi sâu nghiên cứu các Xô viết ở Nghệ An, nhất là quá trình giải quyết
vấn đề nông dân, cụ thể là việc kết hợp khẩu hiệu dân tộc với dân chủ. Chủ
trƣơng của Đảng giải quyết vấn đề nông dân trong những năm thoái trào cách
mạng. Trên cơ sở nguồn tƣ liệu tin cậy, đƣa ra những lý giải khách quan và
khoa học làm sáng tỏ “Sự chỉ đạo của Đảng trong việc giải quyết vấn đề nông
dân ở tỉnh Nghệ An những năm 1930- 1935”, góp phần vào việc nghiên cứu
đƣờng lối của Đảng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- Luận giải xu hƣớng “tả” khuynh chủ trƣơng giải quyết vấn đề nông
dân trong Đảng là có thực và phổ biến trong những năm 1930-1935. Sự ra đời
- 12 -


của Chỉ thị Thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ là biểu hiện của khuynh hƣớng
sai lầm đó. Sự ảnh hƣởng của khuynh hƣớng này đến phong trào cách mạng ở
Nghệ An nói chung và nông thôn Nghệ An nói riêng. Luận giải về sự ảnh
hƣởng đó.

- Luận văn cũng góp thêm vào công tác giáo dục nhân dân truyền thống
đấu tranh anh dũng của nhân dân Nghệ An trong cuộc đấu tranh chống đế
quốc và phong kiến dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm 03 chƣơng.
Chƣơng 1: Chủ trƣơng của Đảng giải quyết vấn đề nông dân ở tỉnh
Nghệ An năm 1930.
Chƣơng 2: Đảng giải quyết vấn đề nông dân trong những năm 19311935.
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

- 13 -


Chương 1
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÔNG DÂN
Ở TỈNH NGHỆ AN NĂM 1930
1.1. Nông dân Nghệ An dƣới ách thống trị của thực dân Pháp
1.1.1. Chính sách thống trị và bóc lột của thực dân Pháp và yêu cầu
bức thiết của nông dân Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc Trung kỳ thời Pháp thuộc, có vị trí địa lý
chiến lƣợc hết sức quan trọng. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp
tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nƣớc Lào, phía Đông giáp Biển Đông. “Nghệ An
núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tƣợng tƣơi sáng, gọi là đất có
danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Ngƣời thì thuần hóa mà chăm học, sản vật thì
nhiều thức quý của lạ... thực là nơi hiểm yếu nhƣ thành đồng, ao nóng của
nƣớc và là then khóa của các triều đại” [29, tr.63]. Cố Tổng bí thƣ Lê Duẩn
nhận xét: “Trong nƣớc ta hàng ngàn năm nay, Nghệ An là nơi xây dựng cơ sở
để chống ngoại xâm, giữ vững nƣớc nhà. Khi nào phía Bắc mất, ngƣời ta lại
vào đây để xây dựng lực lƣợng, gây dựng sức mạnh, giải phóng cả nƣớc. Do

cái cơ sở vị trí truyền thống đó mà chúng ta không lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ
An đã sinh trƣởng những vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc” [8, tr.24].
Ở Nghệ An, đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
Đồng bằng nhỏ, hẹp, chủ yếu nằm dọc theo lƣu vực các con sông. Về dân số,
theo niên giám thống kê Đông Dƣơng của thực dân Pháp, năm 1931 có
khoảng 656.000 ngƣời, trong đó nông dân chiếm trên 95% [92, 156]. Khí hậu
rất khắc nghiệt, không thuận lợi, vì vậy ngƣời dân xứ Nghệ có tinh thần lao
động cần cù, chịu khó, nhẫn nại trong sản xuất và trong cuộc sống. Đánh giá
về Nghệ Tĩnh nói chung và Nghệ An nói riêng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết:
“Địa thế hai tỉnh nhiều rừng núi, đất đai cằn cỗi, nông giang chẳng có, ở đây
- 14 -


thƣờng xảy ra lụt, bão, do đó nhân dân đòi khát và nơi ăn chốn ở rất khổ sở,
Sƣu thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ
càng cùng cực hơn” [74, tr.70].
Sau khi ký với triều đình nhà Nguyễn điều ƣớc Patơnốt (1884), ngày
20-7-1885, tƣớng Pháp Sơ Mông đem hai đại đội lính pháp đổ bộ lên cửa Hội,
đánh chiếm thành Nghệ An. Ở Trung kỳ, mặc dù bộ máy chính quyền phong
kiến nhà Nguyễn với những thể chế, luật pháp khắt khe nhƣng về thực chất bị
thực dân Pháp thao túng, “bảo hộ” cho nó hoạt động, nhằm tận dụng tối đa bộ
máy chính quyền tay sai phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột với tốc độ
nhanh, đem lại lợi nhuận cao nhất. Cả hai bộ máy cai trị đó cấu kết với nhau,
bóc lột nông dân đến tận xƣơng, tận tủy. Áp bức dân tộc và áp bức giai cấp
ngày càng nặng nề.
Năm 1917, một nhà tƣ bản Pháp đã nhận định: “Bến Thủy có đầy đủ
đƣờng giao thông các mặt và tất cả đều nhóm về cảng. Hai tỉnh quan trọng
này có trên 1 triệu rƣỡi dân cũng tập trung xung quanh đây. Ngoài ra, hai tỉnh
của xứ Lào là Khăm Muộn và Trấn Ninh cũng dùng cảng Bến Thủy làm nơi
giao xuất hàng hóa cuối cùng. Trƣớc hết, chúng ta cần phải xem xét những

sản vật sẵn có ở đây để xuất cảng nhƣ than đá, kẽm, chì, gỗ và các thứ lâm
sản khác nhƣ cà phê, chè, quả cây, gạo, ngô và da súc vật…” [8, tr.27]. Vì vậy,
thực dân Pháp đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở công- thƣơng nghiệp ở
Vinh- Bến Thủy, nơi đây thành trung tâm quan trọng trong công cuộc khai
thác thuộc địa.
- Thực dân Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân:
Để phục vụ cho công cuộc khai thác, thực dân Pháp thu gom nhiều đất
đai để xây dựng các sân bay, khu nhà ở, đƣờng sá... Năm 1908, chúng đã
chiếm dụng đất trồng trọt của làng Yên Dũng để xây dựng nhà máy Trƣờng
Thi. Từ năm 1924, ở Vinh- Bến Thủy có hàng chục nhà máy: diêm, cƣa, sửa
chữa xe lửa, điện, cá hộp, rƣợu, trong đó có những nhà máy lớn, tập trung
hàng ngàn thợ nhƣ nhà máy sửa chữa xe lửa Trƣờng Thi, Nhà máy Diêm. Tập
- 15 -


đoàn tƣ bản có thế lực nhất ở Trung Kỳ là hãng SIFA. Hãng này vừa sản xuất
diêm, khai thác gỗ và các lâm sản quý để xuất khẩu, vừa kinh doanh cả hàng
nhập khẩu, vừa mở đồn điền (Tại Phủ Quỳ, đồn điền của hãng có 1.500 công
nhân). Ngoài ra, nhiều Công ty và hiệu buôn khác của tƣ bản Pháp cũng có trụ
sở, chi điếm, đại lý ở Vinh- Bến Thủy, nhƣ công ty Bắc Kỳ và miền Bắc
Trung Kỳ, liên hiệp thƣơng mại Đông Dƣơng. Ngoài tƣ bản Pháp còn có tƣ
bản Hoa-Ấn.
Ngoài cƣớp ruộng đất để xây dựng các trung tâm công nghiệp, thực dân
Pháp còn ra sức cƣớp ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền cà phê, chè,
lúa và các loại khác. Chúng kết luận, “Đất đai ở đây là đất badan đã phân hủy
nên rất màu mỡ. Đất đỏ Phủ Quỳ có thể tốt hơn đất đỏ Nam Kỳ, và dân ở đây
không đến nỗi thƣa thớt. Ngƣời kinh vốn quen với chế độ làm công, hoặc do
nghèo khổ tự họ buộc phải tìm đến đồn điền để kiếm việc làm” [116, tr.21].
Dựa vào đạo dụ do vua Đồng Khánh năm 1888, công nhận ngƣời Pháp
ở Đông Dƣơng có quyền sở hữu bất động sản, ngày 15-10-1890, Toàn quyền

Đông Dƣơng ban hành Nghị định, cho phép mỗi nhà tƣ bản Pháp đƣợc chiếm
500 hécta đất, bọn điền chủ thực dân ra sức chiếm đất để lập đồn điền. Theo
báo cáo của Sở công chính Trung Kỳ, đến năm 1923, riêng vùng Nghĩa Đàn
đã có 10 đồn điền chiếm trên 100 ha. Năm 1925, toàn tỉnh có 3 đồn điền
chiếm tới 3.761 ha, đến năm 1929 lên tới 7.868 ha. Riêng đồn điền của Vante
ở Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn) rộng 4.129 ha. Về mặt quản lý, các đồn điền này
đƣợc tổ chức theo mô hình làng Việt truyền thống, tuy nhiên mỗi đồn điền
đều có các điếm canh và binh lính canh gác khá nghiêm ngặt. Mô hình này
đƣợc tác giả Lê Văn Túc nhận định “…những đồn điền ở Nghệ Tĩnh gần
giống các thái ấp thời phong kiến Châu Âu” [116, tr.21]. Kỹ thuật canh tác,
chủ yếu thủ công, dựa vào sức lao động của lực lƣợng công nhân nông nghiệp.
Đây là nét đặc trƣng của tƣ bản điền địa tại Việt Nam.
Thực dân Pháp còn lập cơ quan Sở đặt điền ở các tỉnh với danh nghĩa
quản lý đất đai, nhƣng bản chất đó là cơ quan giúp bọn đế quốc và địa chủ tập
- 16 -


trung ruộng đất về tay mình. Cơ quan này chuyên đi “điều tra thực trạng đất
đai” xem vùng nào đƣợc cấp giấy, vùng nào còn trống, kể cả những nơi ngƣời
nông dân phải rất vất vả để khai hoang, nhƣng những phần đất “không đƣợc
cấp giấy” đó lần lƣợt lọt vào tay bọn đế quốc và địa chủ thân Pháp.
Ngoài ra, thực dân Pháp dung túng cho bọn địa chủ phong kiến, cƣờng
hào địa phƣơng, lũng đoạn chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Năm 1923, tri
huyện Thanh Chƣơng cắt cho Nguyễn Trƣờng Viễn (Ký Viễn) 2 ha làm đồn
điền, sau đó hắn chiếm hàng trăm ha, rào chắn cả đƣờng đi, lối lại của nhân
dân làm của riêng. Cao Xuân Dục, Đặng Oánh (Diễn Châu), Thái Thị Vực
(Yên Thành) chiếm giữ hàng trăm mẫu đất. Ở huyện Quỳnh Lƣu, trƣớc cách
mạng Tháng Tám có khoảng 20 địa chủ lớn, mỗi địa chủ chiếm trên dƣới 100
mẫu ruộng đất, cha con Trần Hiến Bạch chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn ở
Trịnh Môn để lập đồn điền, Đỗ Khuyến (tức Hội Hoàng) ở Quỳnh Thiện

chiếm hàng trăm mẫu lập đồn điền ở Bến Sặm và bao chiếm cả rừng thông
Hoàng Mai… Bọn chúng cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, trở thành những
tay sai đắc lực phục vụ cho công cuộc cai trị nông thôn và nông dân Nghệ An.
Một bộ phận ruộng đất hết sức quan trọng ở nông thôn Nghệ An là
ruộng công và nửa ruộng công, thực dân Pháp và chính quyền phong kiến địa
phƣơng có những cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào địa bàn, có nơi
chúng đem đấu giá, bỏ vào quỹ thôn với danh nghĩa là cứu tế dân chúng
những ngày giáp hạt nhƣng thực chất là để chè chén nhƣ ở Thanh Cát, Hƣng
Xá (Thanh Chƣơng); nơi nào không thể lũng đoạn hết thì một phần chúng
chia theo suất đinh, một phần bán đấu giá nhƣ ở Tiên Thành, Mã Thành (Yên
Thành), và những cuộc đấu giá này chỉ có địa chủ có sẵn tiền trong tay mua
hoặc cƣờng hào lợi dụng địa vị chiếm đoạt hết, nhƣ Thái Trinh ở xã Mã
Thành đã dùng uy thế chiếm đoạt hàng trăm mẫu ruộng công. Những diện
tích ruộng công nông dân đƣợc chia, vì sự o ép, họ buộc phải bán đi. Vì vậy,
diện tích ruộng công trong tay cƣờng hào, địa chủ nông thôn khá lớn, nhƣ ở

- 17 -


Tiên Thành, địa chủ chiếm 32%, ở Mã Thành địa chủ chiếm 39% diện tích
ruộng công và nửa ruộng công.
Lợi dụng thế lực nhà Chung, địa chủ công giáo cũng tăng cƣờng cƣớp
đất của nông dân. Các xứ đạo lớn nhƣ Xã Đoài, Nhân Hòa, Cửa Lò (Nghi
Lộc), Đồng Tháp (Diễn Châu), Thuận Nghĩa (Quỳnh Lƣu), Bảo Nham (Yên
Thành), Bút Đà (Đô Lƣơng), Cầu Rầm (Vinh) chiếm dụng nhiều ruộng đất.
Địa chủ nhà Chung Xã Đoài cƣớp đoạt 7.804 mẫu ruộng đất. Tính đến trƣớc
cách mạng Tháng Tám “cả Nghệ - Tĩnh nhà thờ chiếm 15.605 mẫu” [17, tr.17]
Ở Nghệ An, không có nhiều địa chủ lớn nhƣ ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ,
nhƣng đội ngũ địa chủ cho phát canh thu tô rất đông đảo. Võ Nguyên Giáp và
Trƣờng Chinh đã khẳng định “Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ có hạng tiểu địa chủ

chỉ có mƣơi mƣời lăm mẫu ruộng cho cấy rẽ ngồi không mà hƣởng địa tô”
[114, tr.97]. Nhà nghiên cứu Vũ Huy Phúc đã trích lại Yves Henry bảng
thống kê thực trạng vấn đề này ở tỉnh Nghệ An nhƣ sau:
Bảng1.1: Thống kê thực trạng ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc:
Nam Bộ

Bắc Bộ

Trung Bộ

Nghệ An

Chủ sở Hữu

Có dƣới

Số chủ

85.931

594.091

449.391

74.650

01 mẫu

Tỷ lệ


33,68%

61,63%

68,5%

73,2%

Có trên

Số chủ

2.693

252

51

8

100 mẫu

Tỷ lệ

1,04%

0,002%

0,008%


0,007%

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu về Đông Dƣơng 1913-1951 [85, tr.6].

Qua biểu thống kê cho thấy, ở Nghệ An số đại địa chủ (có trên 100 mẫu)
chỉ có 8 gia đình, chiếm tỷ lệ không đáng kể (0,007%), phần đông là địa chủ
hạng trung và tiểu địa chủ. Trần Xu đƣợc xem là địa chủ tiêu biểu ở đây cũng
chỉ có 1.000 mẫu ruộng, nếu so sánh với tỉnh Thái Bình thì thấy rất rõ sự khác
biệt. Theo tài liệu điều tra của Pháp vào năm 1930, ở Thái Bình có 3 điền chủ
lớn chiếm 180 hécta đến 350 hécta ruộng; có 27 điền chủ chiếm từ 100 đến

- 18 -


500 mẫu, hai địa chủ Nghị Hành và Nghị Sáng đã chiếm trên 1.440 hécta. Ở
Nam Kỳ, “Những ngƣời có từ 5 mẫu đến 50 mẫu chiếm chừng 1% dân số và
37% đất đai” [34, tr.42]. Trong 14 tỉnh ở miền Nam có 244 đại địa chủ chiếm
từ 500 hécta trở lên.
Số ngƣời đem phát canh thu tô ở Nghệ An chiếm tỷ lệ không nhỏ. Theo
tác giả Vũ Huy Phúc trích từ Y.Henry thì “ở Bắc Bộ, số ngƣời phát canh
chiếm 1,3% những ngƣời có ruộng (0,17% dân số), ở Trung Bộ tỷ lệ ấy lại
tăng lên 10% (1,2% dân số); còn ở Nghệ An cũng xấp xỉ ở Trung Bộ: 8,1%
(2,3% dân số)” [85, tr.7]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Cổn,
tuy có khoảng 5.536 địa chủ có từ 5 mẫu Trung Bộ trở lên, nhƣng số hộ phát
canh thu tô lên đến 8.316 hộ, nghĩa là nông dân phải lĩnh canh cả của những
địa chủ dƣới 5 mẫu [30, tr.12].
Nhƣ vậy, thực dân Pháp đã can thiệp sâu vào việc phân phối ruộng đất
cũng nhƣ các chính sách khác ở Trung Kỳ nói chung và nông thôn Nghệ An
nói riêng. Bộ máy chính quyền phong kiến về danh nghĩa là cai quản vùng đất
này, nhƣng thực tế chỉ là kẻ thừa hành các mệnh lệnh của quan Khâm sứ

Trung Kỳ. Trƣớc tình cảnh bị chiếm đoạt tƣ liệu sản xuất, ngƣời nông dân
phải đi vào Nam Kỳ, sang Lào, vào các nhà máy, hầm mỏ và các nơi khác để
kiếm sống, hoặc ở lại lĩnh canh, chịu nộp tô thuế cho đế quốc và phong kiến.
Vấn đề ruộng đất trở nên cấp bách ở Nghệ An. Thực tế đó cho thấy, đánh
đuổi thực dân Pháp là cơ sở để chúng ta đánh đổ chế độ phong kiến, giành
lại ruộng đất cho nông dân và xóa bỏ những tàn tích lạc hậu của nó.
- Chính sách thuế khóa của thực dân Pháp và bè lũ tay sai:
Cùng với việc chiếm đoạt ruộng đất, thực dân Pháp còn áp dụng và mở
rộng diện đánh thuế, nâng cao mức thuế, bóc lột đến tận xƣơng tủy ngƣời
nông dân, làm cho họ điêu đứng về mặt tinh thần và lầm than, cực khổ về mặt
vật chất. Nói về bản chất thâm độc của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng,
Vinhêđốctông nhận xét: "Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá

- 19 -


mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm
lần thuế đất thời phong kiến" [72, tr.74].
Về Thuế ruộng, ở Nghệ An, ruộng đất của nông dân đã ít lại cằn cỗi,
thu hoạch chẳng đƣợc là bao, thế nhƣng thuế má ngày càng tăng. Thuế ruộng
đất năm 1898, mỗi mẫu ruộng hạng nhất là 1,5 đồng, hạng nhì là 1,2 đồng,
đến năm 1929 mỗi mẫu ruộng hạng nhất tăng lên 1,95 đồng, hạng nhì 1,50
đồng. Theo thống kê, tổng số thuế Nghệ An năm 1912 là 360.468 đồng, đến
năm 1931 tăng lên 552.000 đồng.
Chính quyền bù nhìn phong kiến Nam triều còn “cải cách” việc đánh
thuế điền, nặn ra quy chế “nhất tam quy nhị”- đƣa thuế hạng ba lên bằng hạng
nhì, rút hạng nhất xuống bằng hạng nhì. Chính sách này là sự ƣu đãi của
chính quyền giành cho bọn địa chủ, chủ đồn điền, là mƣu mẹo để chúng bòn
rút thêm mồ hôi, nƣớc mắt của nông dân. Tệ hại hơn, số thuế các làng phải
nộp so với thuế ruộng thực có không bao giờ trùng khớp với nhau. Nhƣ ở xã

Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu ruộng đất thực canh chỉ 618 mẫu nhƣng thực
dân Pháp đánh thuế là 911 mẫu [115, tr.64]. Mặt khác, tùy theo địa phƣơng
mà ấn định mức thuế mỗi nơi mỗi khác, rất phức tạp, có lợi cho thực dân
Pháp và phong kiến làng xã. Đó là chƣa kể các khoản thu khống và thu lạm
bổ do bọn nha lại và hào lý ở làng xã tự đặt ra.
Vê thuế thân, theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng ngày 8-121927, thực dân Pháp chia dân đinh ở Trung Kỳ ra làm 4 hạng với những mức
thuế khác nhau:
- Hạng nhất phải nộp 2,2 đồng.
- Hạng bốn phải nộp 0,40 đồng.
- Những ngƣời chức sắc và những ngƣời tàn tật thì đƣợc miễn.
Ngày 30-10-1928, thực dân Pháp ra Nghị định sửa đổi: tất cả nhân đinh
từ 18 tuổi đến 60 tuổi (kể cả những ngƣời tàn tật) đều phải nộp nhƣ nhau, mỗi
ngƣời là 2,5 đồng mỗi năm. Ngoài thuế chính, hàng năm chúng còn “gia bách

- 20 -


phân” 8%. Năm 1929, chúng quy định thuế thân đối với các nơi khác là 20%
(tức 3,0 đồng)1 [8, tr.29], riêng Nghệ An là 60% (tức 4,0 đồng) [116, tr.32].
Từ năm 1928 trở đi, do hạn hán nên mùa màng bị sút kém. Cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ngày càng trầm trọng, tác động đến tất cả
các mặt của đời sống kinh tế- xã hội, làm cho giá cả các mặt hàng ngƣời nông
dân đem bán ra thị trƣờng đều bị thua lỗ, nhƣng thuế vẫn không đƣợc giảm.
Để có tiền nộp sƣu cho nhà nƣớc, nông dân phải bán hàng tạ thóc. Tổng số
thuế Trung Kỳ năm 1899 là 1.540.000 đồng, đến năm 1924 tăng lên
3.832.234 đồng, năm 1928 là 4.054.250 đồng [17, tr.15].
Ở nông thôn, bọn Lý trƣởng, Chánh tổng, địa chủ, cƣờng hào ra sức
nhũng nhiễu, đe dọa nhân dân trong các kỳ thu thuế. “Chỉ trong một kỳ thu
sƣu năm 1929, bọn tri huyện và tổng lý ở 8 huyện: Hƣng Nguyên, Diễn Châu,
Anh Sơn, Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Nam Đàn, Nghi Lộc, Thanh Chƣơng đã

thu gian 5.289 suất sƣu để bỏ túi” [17, tr.18]. Cứ mỗi kỳ nộp sƣu thuế đều
diễn ra bao cảnh bất công, ngang trái, nhiều nông dân bị bắt bớ tù đày.
Về thuế muối và thuế rượu, ngày 20-12-1902, Toàn quyền Đông Dƣơng
ra Nghị định cho Công ty Bắc Kỳ và miền Bắc Trung Kỳ độc quyền kinh
doanh rƣợu, muối, thuốc phiện.
Tại Nghệ An, chúng lập Sở thương chánh ở Bến Thủy và hàng chục chi
điếm khác ở các huyện để kiểm soát. Riêng huyện Quỳnh Lƣu, chúng lập 5
chi điếm thƣơng chánh ở vùng sản xuất muối: Thanh Sơn, Phú Nghĩa, Phú
Đức, Ngọc Mỹ, Cầu Giát. Thực dân Pháp bắt dân làm muối phải nhập hết cho
Sở thương chánh, với giá 0,65 đồng 1 tạ, nhƣng bán ra thị trƣờng là 3,32 đồng
1 tạ, ngƣời sản xuất muối phải mua theo giá quy định, không ai đƣợc giấu
trộm muối mang về nhà dùng.
Năm 1903, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định, cấm nông dân từ
Hà Tĩnh trở ra không đƣợc nấu rƣợu tự do và phải mua rƣợu của hãng
Phôngten sản xuất. Hàng tháng, chúng phân phối rƣợu về từng làng theo đầu
1

Giá một tạ gạo ở Nghệ An năm 1930 là 14 đồng Đông Dƣơng.

- 21 -


ngƣời, bắt dân phải tiêu thụ hết. Số lƣợng rƣợu Phôngten mà ngƣời dân Nghệ
An phải tiêu thụ năm 1912 là 13.269 lít, đến năm 1927 lên tới 1.312.670 lít.
Chúng thiết lập mạng lƣới Đồn thương chánh khắp các vùng, sục sạo đến tận
hang cùng ngõ hẻm để kiểm soát “muối lậu” và “rƣợu lậu”. Chỉ riêng việc bắt
muối, rƣợu lậu, ngƣời dân cũng đã điêu đứng vì thực dân Pháp. Ở nhà lao
Vinh, năm 1928-1929 chúng đã giam khoảng 400 ngƣời thì gần một nửa
trong số đó là buôn bán và nấu “rƣợu lậu” [17, tr.16]. Chính sách đó đã mang
lại cho tƣ bản Pháp một nguồn lợi rất lớn. Theo báo Tiếng Dân số ra ngày 121-1929, trong năm 1921, tại Bắc Kỳ và Thanh- Nghệ- Tĩnh đã tiêu thụ 92

triệu lít rƣợu. Riêng ở Trung Bộ, đã thu đƣợc 1 triệu đồng tiền thuế rƣợu.
Về nạn cho vay nặng lãi, để thu đƣợc lợi nhuận cao, bọn tƣ bản Pháp
đã lập ngân hàng Đông Dương, thực hiện chính sách cho vay nặng lãi. Năm
1904, Nông phố ngân hàng đã đƣợc thành lập, nhằm “giúp nông dân trong lúc
cần dùng”, nhƣng thực chất là bóc lột nông dân nghèo không có vốn và làm
giàu thêm cho bọn đế quốc, địa chủ1. Mặc dù lãi suất ở Nông phố ngân hàng
từ 10-20%, nhƣng bọn địa chủ, cƣờng hào thôn xã cho ngƣời dân vay lên tới
120-350%, làm cho dân cày nghèo càng khổ thêm, thậm chí phú nông, tiểu
địa chủ cũng đã sạt nghiệp vì cái Nông phố ngân hàng này.
Trƣớc nạn cho vay nặng lãi tràn lan, để trấn an dƣ luận, năm 1913, thực
dân Pháp tổ chức ra Nông hội tín hỗ tương bản xứ ở Nam Kỳ, Ngân hàng
nông tín bình dân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nhƣng, cũng nhƣ Nông phố ngân
hàng, chúng làm cho nông dân khốn khổ thêm. Hội viên của các tổ chức này
là đại địa chủ. Các “hội viên” đã dùng những món tiền ứng trƣớc để cho nông
dân nghèo vay với lãi suất cao hơn. Thực dân Pháp đã hỗ trợ bọn cho vay
nặng lãi những lợi khí mới để chúng bòn rút cạn kiệt nông dân và nông thôn.
Đƣợc thực dân Pháp che chở và dung túng, bọn địa chủ, cƣờng hào
trong xã, thôn cho nông dân vay nặng lãi để kiếm lời. Chúng lợi dụng những
tháng giáp hạt cho nông dân vay thóc lúa với lãi suất gấp đôi, gấp ba. Nhiều
1

Những ngƣời đƣợc vay tiền tại Nông phố ngân hàng phải có gia tài trên 500 đồng Đông Dƣơng. Nếu vay thì phải
làm giấy thế chấp ruộng đất, nếu quá hạn 1 tháng mà không trả tiền “nhà băng” thì số ruộng đó đƣợc đem bán đấu giá.

- 22 -


ngƣời không trả đƣợc nợ’ phải bán ruộng đất, chịu cày thuê, cấy mƣớn, gia
đình nào không có ruộng đất phải cho con đi ở trả công.
Cho vay nặng lãi là hình thức bóc lột tệ hại nhất ở nông thôn Việt Nam

nói chung và Nghệ An nói riêng dƣới chế độ thực dân phong kiến. Tính đến
ngày 1-1-1914, hơn 16 triệu nhân dân toàn Đông Dƣơng (Việt Nam chiếm 14
triệu), bình quân mỗi ngƣời dân, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, còn phải
nợ cả vốn lẫn lãi là 23$30 tức 58,43Fr (franc Pháp-TG) [119, tr.51]. Nhân dân
Đông Dƣơng trở thành “con nợ” của các tập đoàn tƣ bản “mẫu quốc”.
- Các hình thức bóc lột khác:
Trung Kỳ là xứ “bảo hộ”, bọn quan lại phong kiến đƣợc thực dân Pháp
nâng đỡ nên ra sức bóc lột nông dân hết sức tàn bạo, mỗi khi có việc gì, từ
việc triều đình đến việc làng xã, chúng dung mọi phƣơng cách bóp nặn ngƣời
nông dân. Năm 1925, chúng đã tăng 30% thuế ruộng đất1 để lấy tiền cho vua
Khải Định mừng thọ 40 tuổi. Tuy gọi là thuế “ngoại phụ” bất thƣờng, nhƣng
từ đó trở đi, năm nào ngƣời dân Trung Kỳ cũng phải nai lƣng đóng.
Phát canh thu tô cũng là hình thức bóc lột điển hình của chế độ thực
dân, phong kiến ở nông thôn. Mọi chi phí trên mảnh ruộng lĩnh canh, ngƣời
nông dân phải chịu hoàn toàn, đến mùa thu hoạch, địa chủ lấy 50% hoa lợi,
nông dân phải nộp sản phẩm tốt cho địa chủ. Những năm mất mùa, đói kém,
thiên tai, họ vẫn phải đóng đủ số thóc lúa và hoa lợi. Ngoài ra, nông dân lĩnh
canh còn phải quà cáp, biếu xén, những khi nhà địa chủ, cƣờng hào có việc
phải đến “giúp đỡ” chủ không công. Nhiều địa chủ còn ti tiện hơn, bắt nông
dân phải nộp cho chúng những thứ dùng hàng ngày, nhƣ củi đun, chè, cả trầu
cau… nếu tá điền và những ngƣời nhận ruộng không bảo đảm đƣợc các nghĩa
vụ đó thì chúng đòi lại ruộng và cho ngƣời khác thuê. Ngƣời nông dân nhận
nuôi trâu bò thuê của địa chủ, nếu trâu bò đẻ ra, địa chủ chiếm hai phần ba, và
phần còn lại, trƣớc sau cũng vào tay chúng. Khi định giá để chia tiền, ngƣời
nông dân đƣợc công rất ít, có khi tay không lại hoàn tay không. Ngƣời nông
1

Ngƣời đƣơng thời gọi là nạn “Trăm gia ba chục”- nghĩa là cứ 100 đồng tiền thuế thì thu thêm 30 đồng.

- 23 -



dân lĩnh canh ruộng và trâu bò của địa chủ, trở thành những ngƣời làm thuê
không công ở nông thôn.
Địa chủ ở Nghệ An, có nhiều tên kiêm quan lại nên rất có thanh thế ở
nông thôn. Bọn địa chủ nhiều thế lực, lại nắm bọn hƣơng lý để phục vụ cho
sự bóc lột của chúng. Chúng cấu kết với nhau trong hệ thống chặt chẽ từ trên
xuống dƣới, “bảo hộ” nhau, để cùng bóc lột ngƣời nông dân ở nông thôn.
Ngoài ra, thực dân Pháp bày trò “lạc quyên”, “quốc trái” vơ vét kiệt
quệ của cải trong nhân dân. Chỉ tính riêng “quốc trái” trong những năm 19171918, chúng đã vơ vét của nhân dân Nghệ An 505.744 Fr.
- Nạn phu phen tạp dịch, thực dân Pháp sử dụng chính quyền phong
kiến kiểm soát chặt chẽ dân đinh, sẵn sàng lực lƣợng đi phục dịch khi cần. Ví
nhƣ, để “chào đón” Bộ trƣởng Bộ Thuộc địa Pháp sang thăm Đông Dƣơng,
chúng đã bắt 10.000 dân đi làm con đƣờng Vinh- Cửa Rào- Lào, để kịp cho
ngài Bộ trƣởng làm lễ khánh thành. Khi nạn đói tàn phá, đồng ruộng đang cần
những ngƣời nông dân, nhƣng thực dân Pháp lại bắt 1 vạn dân (có lý trƣởng
từng làng áp giải) đi nạo vét lòng sông Lam, mở rộng cảng Bến Thủy. Ở công
trƣờng, họ phải chui rúc trong những túp lều tranh tồi tàn, không có nhà vệ
sinh, không có y tế, cơm ăn không đủ no và phải uống nƣớc từ khe núi. Bệnh
hoạn, cực nhọc, hành hạ đã gây nên chết chóc khủng khiếp. Họ bị trƣng tập
không thời hạn, số ngƣời đƣợc trở về rất ít. Trong báo cáo gửi chính phủ Pháp
năm 1892, Đờ Latnetxăng thốt lên: “Những cuộc bắt phu rộng lớn và đầy rẫy
chết chóc đã thƣờng làm vắng lặng hàng, nhiều tỉnh” [119, tr.40].
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp:
Đây là một trong những chính sách vô nhân đạo nhất của thực dân Pháp.
Chúng thực hiện chính sách ngu dân, xây trƣờng học ít hơn các lò điếm đĩ,
các bàn đèn thuốc phiện. Năm 1918, cả tỉnh Nghệ An chỉ có 8 trƣờng tiểu học,
với 726 học sinh, 128 trƣờng ấu học với 3.095 học sinh. Cả bốn tỉnh: ThanhNghệ- Tĩnh- Bình chỉ có một trƣờng cao đẳng tiểu học (Trƣờng Quốc học) tại
Vinh. Học sinh chủ yếu là con em các gia đình khá giả.
- 24 -



×