Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh : Luận án TS. Lịch sử: 62.22.50.05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 275 trang )

đại học quốc gia hà nội
trờng Đại học Khoa học x hội và Nhân văn

-------

nguyễn Hồng quân

hoạt động của lực lợng
gìn giữ hòa bình liên hợp quốc
sau chiến tranh lạnh

Luận án tiến sĩ lịch sử

hà nội năm 2006


đại học quốc gia hà nội
trờng Đại học Khoa học x hội và Nhân văn

nguyễn Hồng quân

hoạt động của lực lợng
gìn giữ hòa bình liên hợp quốc
sau chiến tranh lạnh
chuyên ngành : Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
M số: 62.22.50.05

luận án tiến sĩ lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học:
1- GS Vũ Dơng Ninh


2- PGS-TS Nguyễn Văn Kim

hà nội - năm 2006


Lời cám ơn
Trớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo s
Nhà giáo Nhân dân Vũ Dơng Ninh, Phó Giáo s Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim
hai Thầy trực tiếp hớng dẫn khoa học khi tôi làm luận án.
Sau khi tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ tại Học viện Quan hệ quốc tế, nhờ
sự động viên, khích lệ và chỉ dẫn của Giáo s Vũ Dơng Ninh, tôi củng cố quyết
tâm tiếp tục nghiên cứu chủ đề Lực lợng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại
Trờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc
dù rất bận, các Thầy đã dành nhiều thời gian nhiệt tình hớng dẫn, xem tỷ mỉ
bản thảo từng chơng luận án và cho tôi những lời chỉ dẫn quý giá. Qua các
Thầy, tôi học đợc cách thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc. Điều này rất cần thiết đối với bớc đờng công tác của tôi. Thành công của
luận án này không chỉ nhờ sự khích lệ, gợi mở mà còn mang theo tâm huyết của
các Thầy.
Tôi trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các thầy cô Khoa
Lịch sử, Bộ môn Lịch sử thế giới, các Khoa và Phòng chức năng Trờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, đã tạo nhiều thuận lợi
trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại mái trờng này. Tôi hình dung khó có
thể hoàn thành luận án đúng hạn, nếu thiếu những ý kiến đóng góp quý báu của


các thầy cô Khoa Lịch sử, cũng nh nếu không có sự giúp đỡ của các Khoa,
Phòng nói trên.
Xin chân thành cám ơn các đồng chí Lãnh đạo Chỉ huy, cùng cán bộ,
nhân viên Cục Đối ngọai Bộ Quốc phòng - nơi tôi làm việc, đã dành cho tôi sự

giúp đỡ, khích lệ trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Trong khi bộn bề công
tác chuyên môn, thì sự giúp đỡ ấy đã tiếp cho tôi nguồn sinh lực để hoàn thành
luận án.
Xin chân thành biết ơn các Giáo s, Phó Giáo s, Tiến sĩ, các tớng lĩnh,
sĩ quan quân đội, các nhà ngoại giao, các cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy
đã và đang công tác tại các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngọai
giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện
Chính trị khu vực I, Hội đồng Lý luận Trung ơng, Viện Chiến lợc quân sự,
Viện Lịch sử quân sự, Học viện Quan hệ quốc tế, các Viện Sử học, Viện Nghiên
cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông Nam á, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ,
Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hội đồng Lý luận Trung ơng, các Truờng
Đại học S phạm Hà Nội, Đại học S phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
Khoa học Huế, Đại học Đông Đô v.v đã giúp chúng tôi thu thập tài liệu, góp
ý kiến, động viên khích lệ trong quá trình chúng tôi chuẩn bị luận án.
Tôi không quên gửi lời cám ơn tất cả bạn bè, ngời thân những ngời
luôn ở bên tôi, chia sẻ cùng tôi những trăn trở trên mỗi trang luận án và giúp đỡ
tôi thực hiện luận án này./.
Nguyễn Hồng Quân
2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận của luận án cha từng đợc
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Hồng Quân

2


Mục lục
Trang
Lời cam đoan.......2

Mục lục........ .3
Danh mục các chữ viết tắt...5
Mở đầu. .6

Chơng 1
hoàn cảnh ra đời, cơ sở pháp lý, hoạt động của lực lợng
gìn giữ hoà bình liên hợp quốc trong thời kỳ chiến tranh lạnh

18

1.1- Hoàn cảnh ra đời của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ..........................18
1.1.1- Sự ra đời của LHQ và mục tiêu bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới18
1.1.2- Bối cảnh quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh22
1.1.3- Sự ra đời của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.29
1.2- Cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.......36
1.2.1- Cơ sở pháp lý hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.....36
1.2.2- Cơ cấu tổ chức của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ........42
1.3- Sơ lợc hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ trong Chiến tranh lạnh ...46
1.3.1- Lực lợng khẩn cấp thứ nhất của LHQ (UNEF-1)46
1.3.2- Hoạt động gìn giữ hòa bình do LHQ tiến hành tại Namibia.51
1.3.3- Đánh giá chung về hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình

LHQ trong Chiến tranh lạnh.67
Tiểu kết ... .71
Chơng 2
hoạt động của lực lợng gìn giữ hoà bình liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh

73

2.1- Bối cảnh quốc tế và sự điều chỉnh chính sách của các ủy viên
thờng trực Hội đồng Bảo an đối với hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ..................74
2.1.1- Những chuyển biến lớn sau Chiến tranh lạnh...74
2.1.2- Vai trò các Tổng Th ký LHQ..85
2.2- Mở rộng cơ sở pháp lý, nhiệm vụ và tổ chức lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ..87
2.2.1- Mở rộng cơ sở cho hoạt động gìn giữ hòa bình ...87
2.2.2- Bớc phát triển về yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức của
lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.. ...90
2.3- Các loại hình chiến dịch của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ
sau Chiến tranh lạnh96
2.3.1- Chiến dịch gìn giữ hòa bình truyền thống.96
2.3.2- Chiến dịch gìn giữ hòa bình mở rộng..103
2.3.3- Chiến dịch gìn giữ hòa bình xen lẫn hành động cỡng chế....121
Tiểu kết.143
Chơng 3
nhận xét chung và kiến nghị
145
3.1- Nhận xét chung về hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình
LHQ sau Chiến tranh lạnh....................................................................................145
3.1.1- Phân biệt các loại lực lợng gìn giữ hòa bình.................................145
3.1.2- Sự phát triển của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ
sau Chiến tranh lạnh....147


3


3.1.3- Thành công của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ...................................159
3.1.4- Những hạn chế của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.............................165
3.2- Thách thức chủ yếu đối với lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ
trong thời gian tới.168
3.2.1- Yêu cầu phải tổ chức nhiều hơn các chiến dịch gìn giữ hòa bình...168
3.2.2- Các nớc lớn tranh giành ảnh hởng và tìm cách chi phối
các chiến dịch gìn giữ hòa bình trên từng địa bàn cụ thể...169
3.2.3- Khó đảm bảo tôn trọng chủ quyền quốc gia khi can thiệp nhân đạo..170
3.2.4- Khó khăn về đảm bảo tài chính, hận cần....171
3.2.5- Thiếu nguồn nhân lực và biện pháp đảm bảo an ninh cho nhân viên......172
3.3- Kiến nghị việc Việt Nam tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ..... 173
3.3.1- Việt Nam nên tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ...174
3.3.2- Khả năng tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam...177
3.3.3- Mục tiêu tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ...179
3.3.4- Quan điểm cần tuân thủ khi tham gia lực lợng
gìn giữ hòa bình LHQ..........................................................................180
3.3.5- Những điều nên tránh khi tham gia lực lợng
gìn giữ hòa bình LHQ..181
3.3.6- Công tác chuẩn bị trớc khi tham gia lực lợng
gìn giữ hòa bình LHQ.....182
Tiểu kết.........184
Kết luận.. ... 186
Danh mục công trình khoa học của tác giả đ công bố liên quan đến luận án .......191
Danh mục tài liệu tham khảo chủ yếu ............... 192
Danh mục các bảng

Bảng 1.1- Số lần sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ

trong Chiến tranh lạnh (1945 1991) ...26
Bảng 2.1- So sánh số lần sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an
trong Chiến tranh lạnh và sau Chiến tranh lạnh (từ1992 đến 2005).80
Bảng 2.2- Số lợng chiến dịch gìn giữ hòa bình LHQ tiến hành
sau Chiến tranh lạnh ......91
Bảng 2.3- Sơ đồ tổ chức Vụ Các chiến dịch gìn giữ hòa bình LHQ (DPKO) ...92
Bảng 2.4- Cơ cấu phái đoàn gìn giữ hòa bình LHQ..93
Bảng 2.5- Chín nớc góp nhân viên nhiều nhất cho lực lợng gìn giữ
hòa bình SFOR và KFOR do NATO chỉ huy tại Nam T143
Danh mục các Bản đồ

Bản đồ Ixraen Palextin....31
Bản đồ Namibia..55
Các chiến dịch gìn giữ hòa bình do LHQ tổ chức (tháng 2-2006).....91
Bản đồ khu vực Tây Xahara.101
Bản đồ Campuchia111
Bản đồ các nớc Cộng hoà tách ra từ Liên bang Nam T126
Phụ lục

4


danh mục các chữ viết tắt
ANC
asean
ARF
AU
CIS
DPKO
Ecomog

Ecosoc
ECOWAS
EU
IFOR
ICAO
Icc
KFOR
Nato
OAS
Osce
Oua
SFOR
SNC
Swapo
Un
UNDP
Unhcr
UNSAS
WEU

Africas National Congress
Đại hội Dân tộc Phi của Nam Phi
Association of South East
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
Asian Nations
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
Africa Union
Liên minh châu Phi
Community of Independent States Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Department for Peacekeeping
Vụ Các chiến dịch gìn giữ hòa bình
Operations
Liên hợp quốc (LHQ)
Economic Community Military
Nhóm quan sát viên quân sự Cộng
Observers Group
đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi
United Nations Economic and
Hội đồng kinh tế-xã hội của LHQ
Social Council
Economic Community in West Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây
Africa States
Phi
European Union
Liên minh châu Âu
Implementation Force
Lực lợng đa quốc gia tại Nam T
International Civil Aviation
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
Organization
International Criminal Court
Tòa án Hình sự Quốc tế
Kosovo Force
Lực lợng đa quốc gia do NATO
chỉ huy tại Côxôvô
North Atlantic Treaty OrganizationTổ chức Hiệp ớc Bắc Đại Tây dơng
Organization of American States Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
Organisation de Sécurité et
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

de Coopération en Europe
Organisation d' Unité africaine
Tổ chức Thống nhất châu Phi
Stabiisation Force
Lực lợng ổn định ở Nam T cũ
Supreme National Council
Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia
South West Africa Poeple's
Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi
Organization
United Nations
Liên hợp quốc (LHQ)
UN Development Programme
Chơng trình Phát triển của LHQ
United Nations Hight
Cao ủy LHQ về ngời tị nạn
Commission for Refugees
United Nations Stand-by
Hệ thống các dàn xếp thờng trực
Arrangements System
của LHQ
Western European Union
Liên minh Tây Âu

5


Mở đầu

1-tính cấp thiết của đề tài

" Nhân loại bớc vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới với biết bao kỳ vọng
về một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển trớc những vận hội mới, to lớn mà
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin mang lại; nhng điều đáng buồn
là, ngay từ những năm đầu của thế kỷ, nhân loại đang phải đối mặt với những âu lo,
những thách thức, những bất trắc khó lờng của tình hình thế giới, của nạn khủng
bố, của chiến tranh và các cuộc xung đột"[18].
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, các cuộc xung đột cục bộ vẫn xảy ra liên
tiếp, có chiều hớng gia tăng do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ,
tranh giành quyền lực. Trong vài thập kỷ tới, tình hình thế giới vẫn tiếp tục diễn biến
phức tạp do những mâu thuẫn vốn có và những mâu thuẫn mới nảy sinh.
Khát vọng của mọi ngời, mọi dân tộc là đợc sống trong môi trờng hòa
bình, hữu nghị, hạnh phúc, phát triển bền vững, không có xung đột vũ trang. Trong
bối cảnh ấy, Liên hợp quốc (LHQ) có vai trò ngày càng lớn, trong đó hoạt động gìn
giữ hoà bình là một trong những hoạt động quan trọng nhất.
Luận án Hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ sau Chiến tranh
lạnh tập trung nghiên cứu hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình trong khoảng
thời gian cha đầy hai thập kỷ, nhng có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Luận án nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, những nguyên tắc,
cơ sở pháp lý, thực chất và vai trò của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ. Qua đó, luận

6


án tạo dựng bức tranh tổng quát, khái quát những đóng góp, hạn chế của lực lợng
gìn giữ hòa bình LHQ, chủ yếu thời kỳ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Thông qua
phân tích các hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ, luận án góp phần làm
rõ hơn cách thức các nớc lớn đấu tranh với nhau và sử dụng LHQ vào việc xây
dựng trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh theo lợi ích riêng.
Tháng 12-2005, Việt Nam công bố chủ trơng tham gia lực lợng gìn giữ hòa
bình LHQ khi hội đủ những điều kiện cần thiết. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này

không những có ý nghĩa khoa học, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn. Từ kết quả
nghiên cứu, luận án cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trơng,
chính sách cho việc Việt Nam tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ. Điều này
càng trở nên cấp thiết khi thời điểm Đại hội đồng LHQ có thể bầu Việt Nam làm ủy
viên không thờng trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ khóa 2008-2009 không còn
xa nữa.
2- lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đợc một số học giả trên thế giới đề
cập dới những góc độ khác nhau.
Một số học giả giới thiệu cơ cấu tổ chức LHQ, HĐBA và cách thức tổ
chức một chiến dịch gìn giữ hòa bình. Năm 1987, Viện Luật học thuộc Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, xuất bản cuốn Liên hợp quốc - Tổ chức, Những vấn đề pháp lý
cơ bản, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, giới thiệu những vấn đề cơ bản
về LHQ.
Năm 1992, tác giả Nguyễn Quốc Hùng xuất bản cuốn Liên hợp quốc, trình
bày những vấn đề cơ bản về tổ chức LHQ, đề cập tới hoạt động của HĐBA, trong đó
có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Cuốn sách Các tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu (Organisations
internationales à vocation universelle) của Cơ quan lu trữ Pháp xuất bản năm 1993,
đề cập cơ cấu tổ chức của LHQ, HĐBA và vấn đề tổ chức các chiến dịch gìn giữ hòa
bình. Cuốn sách nêu rõ quá trình thảo luận, các bớc ra quyết định tổ chức một
chiến dịch gìn giữ hòa bình do LHQ lãnh đạo.

7


Cuốn Cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc, do Bộ Ngoại giao và Ngoại thơng
Niu Dilân biên soạn và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm
2001, dành một phần điểm lại các chiến dịch do lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ
tiến hành từ năm 1948 đến năm 2000. Cuốn sách không phân tích các chiến dịch gìn

giữ hòa bình.
Một số cơ quan, tác giả phân chia các chiến dịch gìn giữ hòa bình LHQ
thành các loại hình khác nhau.
Lịch trình vì hòa bình (Agenda pour la paix) của Tổng Th ký LHQ Boutros
Ghali, ra đời năm 1992, đã phân tích các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, tái lập,
gìn giữ, củng cố hòa bình sau khi giải quyết xung đột, đề ra cách thức hợp tác giữa
LHQ với các tổ chức khu vực. Theo Lịch trình vì hoà bình các nỗ lực hòa bình bao
gồm nhiều hoạt động, từ ngoại giao phòng ngừa cho tới những công việc thuộc lĩnh
vực hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ nh giám sát bầu cử hoặc cỡng
chế hoà bình. Lịch trình vì hòa bình kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ cần có
cách nghĩ mới và toàn diện về trách nhiệm gìn giữ hòa bình trên thế giới, coi lực
lợng gìn giữ hòa bình nh một công cụ để nâng cao vị thế chính trị của LHQ. Đây
là điểm phát triển mới, vì trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các hoạt động gìn giữ hòa
bình do LHQ tiến hành chủ yếu giới hạn ở các hoạt động quan sát, giám sát ngừng
bắn, hầu nh cha tổ chức những hoạt động củng cố hòa bình sau xung đột.
Xung quanh hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình, Tổng Th ký LHQ B.
Boutros Ghali có bài LHQ và các chiến dịch gìn giữ hòa bình đang ở ngã t đờng
(L'ONU et les opérations de maintien de la paix à la croisée des chemins) đăng trên
Tạp chí Quan hệ quốc tế và Chiến lợc (Relations internationales et stratégiques),
số 11, mùa Thu 1993. Tác giả cho rằng hiện nay các hoạt động hòa bình đang dao
động giữa phơng pháp trừng phạt và phơng pháp truyền thống; khẳng định gìn giữ
hòa bình không chỉ là nhiệm vụ của LHQ, mà là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia
trên thế giới, các tổ chức khu vực, là nhiệm vụ mang tính toàn cầu, thờng xuyên,
cần lực lợng tình nguyện hoạt động lâu dài. Tác giả nhắc lại rằng, gìn giữ hòa bình
cần nằm trong khuôn khổ quá trình vận động từ ngoại giao phòng ngừa, đến gìn giữ
hòa bình và củng cố hòa bình sau xung đột.

8



Mấy năm sau, do sự phát triển của tình hình, Tổng Th ký LHQ B. Boutros
Ghali công bố báo cáo Bổ sung Lịch trình vì hòa bình (Supplément à lAgenda pour
la paix) vào năm 1995. Theo Bổ sung Lịch trình vì hòa bình, hoạt động gìn giữ hòa
bình từ nay không chỉ gồm hoạt động truyền thống, mà còn mở rộng ra nhiều hoạt
động, từ giám sát ngừng bắn, gom và giải ngũ các bên xung đột, đa những ngời đã
từng tham chiến tái hòa nhập vào cộng đồng dân sự, phá hủy các phơng tiện chiến
tranh cùng vũ khí của họ; rà phá mìn; đa dân tỵ nạn trở lại quê quán; phân phát
hàng cứu trợ nhân đạo; giám sát việc thiết lập và điều hành cơ cấu chính quyền dân
sự; lập lực lợng cảnh sát mới (bao gồm cả t vấn xây dựng pháp luật); kiểm chứng
việc tôn trọng các quyền con ngời; thiết kế và giám sát công tác cải cách thể chế,
lập pháp và bầu cử; phối hợp nỗ lực khôi phục kinh tế và tái thiết đất nớc.
Các tác giả Karns và Mingst xuất bản cuốn sách Liên hợp quốc thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh (The United Nations in the Post-Cold War Era) năm 1995, điểm
những hoạt động gìn giữ hòa bình và cỡng chế hòa bình từ khi kết thúc Chiến tranh
lạnh đến năm 1994.
Trong cuốn sách Kiến tạo hòa bình và Gìn giữ hòa bình trong thế kỷ mới
(Peacemaking and Peacekeeping for the New Century) do Nhà xuất bản Littlefield
Publishers ấn hành năm 1998, Phó Tổng Th ký LHQ Kofi Annan có bài viết nhan
đề Những thách thức đối với việc gìn giữ hòa bình thế hệ mới (Chalanges of the New
Peacekeeping). Tác giả cho rằng LHQ cần tiến hành ba loại hoạt động gìn giữ hòa
bình trong tơng lai, đó là những hoạt động truyền thống, những hoạt động đa dạng
nhằm thực hiện giải pháp toàn diện sau quá trình thơng lợng lâu dài và sử dụng
các biện pháp cỡng chế ở những nơi xã hội dân sự bị tan rã.
Bàn về các thế hệ hoạt động gìn giữ hòa bình, ông Akashi - tác giả bài Chính
sách gìn giữ hòa bình của LHQ từ Campuchia tới Nam T (The politics of UN
peacekeeping from Cambodia to Yugoslavia) đăng trong cuốn Các chiến dịch gìn
giữ hòa bình của LHQ: Các phái đoàn, Can dự thờng trực (United Nations
Peacekeeping Operations: Ad hoc Missions, Permanent Engagement), xuất bản năm
2001 phân chia hoạt động gìn giữ hòa bình thành bốn thế hệ, đó là: gìn giữ hoà bình
truyền thống (thời kỳ Chiến tranh lạnh); gìn giữ hoà bình thế hệ thứ hai (nh những


9


chiến dịch ở Campuchia, Namibia và Môdămbích); cỡng chế hoà bình ( nh ở
Xômali vào năm 1993); gìn giữ hoà bình thế hệ thứ t, nằm ở đâu đó giữa thế hệ thứ
hai và thế hệ thứ ba.
Cũng trong cuốn sách Kiến tạo hòa bình và Gìn giữ hòa bình trong thế kỷ
mới (Peacemaking and Peacekeeping for the New Century) của Nhà xuất bản
Littlefield Publishers ấn hành năm 1998, cựu Tổng Th ký LHQ B. Boutros Ghali
phân tích đặc điểm hoạt động gìn giữ hòa bình sau Chiến tranh lạnh là vợt ra ngoài
hoạt động gìn giữ hòa bình truyền thống, vì phần lớn các cuộc xung đột trên thế giới
sau Chiến tranh lạnh là nội chiến. Theo tác giả, để đảm bảo hiệu quả khi tiến hành
cỡng chế xen lẫn với hoạt động gìn giữ hòa bình, cần chia thành hai giai đoạn; giai
đoạn 1, HĐBA trao quyền cho các tổ chức khu vực tiến hành cỡng chế nhằm tạo
môi trờng an toàn, sau đó giai đoạn 2 bàn giao cho lực lợng LHQ thực hiện gìn
giữ, tái thiết hòa bình.
Từ năm 1995, Viện Quan hệ quốc tế Pháp hàng năm công bố nghiên cứu
tổng hợp về hệ thống kinh tế và các vấn đề có tính chất chiến lợc trên thế giới
(RAMSES), do các giáo s De Montbrial và Jacquet làm chủ biên, trong đó điểm
hoạt động giữ gìn hòa bình, an ninh ở các khu vực. Các báo cáo năm 2001 và năm
2003 đợc Học viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Đại sứ
quán Cộng hòa Pháp tại Hà Nội dịch ra tiếng Việt và Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia in thành sách dới tên Thế giới toàn cảnh.
Có cơ quan, tác giả đã phân tích một số chiến dịch gìn giữ hòa bình cụ
thể.
Nhân dịp lực lợng gìn giữ hòa bình tròn 50 tuổi, LHQ phát hành cuốn Năm
mơi năm gìn giữ hòa bình 1948-1998 (50 ans de maintien de la paix 1948-1998),
thống kê và giới thiệu sơ lợc các chiến dịch gìn giữ hòa bình do LHQ đảm nhiệm
từ 1948 tới 1998. Tất nhiên cuốn sách này không đề cập tới hoạt động gìn giữ hòa

bình do các tổ chức khu vực hoặc các lực lợng đa quốc gia tiến hành.
Năm 2001, đại tá Nambiar, ngời trực tiếp tham gia chiến dịch gìn giữ hòa
bình tại Nam T đã viết bài Hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam T: từ
chiến dịch UNPROFOR tới hoạt động ở Côxôvô (UN Peacekeeping Operations in

10


the former Yugoslavia from UNPROFOR to Kosovo) đăng trong cuốn sách Các
chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ: Các phái đoàn, Can dự thờng trực (United
Nations Peacekeeping Operations: Ad hoc Missions, Permanent Engagement). Tác
giả đã giới thiệu khía cạnh chính trị, khía cạnh quân sự của các chiến dịch gìn giữ
hòa bình, vấn đề phối hợp giữa các lực lợng gìn giữ hòa bình với các tổ chức cứu
trợ tại Nam T.
Trong bài Chính sách gìn giữ hòa bình của LHQ từ Campuchia tới Nam T
(The politics of UN peacekeeping from Cambodia to Yugoslavia) đăng trong cuốn
Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ: Các phái đoàn, Can dự thờng trực
(United Nations Peacekeeping Operations: Ad hoc Missions, Permanent
Engagement), xuất bản năm 2001, tác giả Akashi đã trình bày về hoạt động gìn giữ
hòa bình của LHQ tại Campuchia và ở Nam T.
Năm 2002, Thông tấn xã Việt Nam xuất bản cuốn sách Cuộc xung đột Israel
& Arập, điểm các cuộc chiến tranh Trung Đông từ năm 1949 đến năm 2002, nhng
đề cập sơ qua hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.
Cuốn Những điểm nóng trên thế giới gần đây, do Vụ Quốc tế thuộc Ban T
tởng - Văn hóa Trung ơng biên soạn và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành
năm 2002, điểm một số cuộc xung đột trên thế giới, trong đó đề cập tới cuộc chiến
tranh ở Côxôvô (Nam T).
Cuốn Ngoại giao Việt Nam (1945-1995) của tác giả Lu Văn Lợi, do Nhà
xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2004, dành một chơng về quan hệ Việt
Nam Campuchia, đồng thời đề cập một số nét chủ yếu về hoạt động của lực lợng

gìn giữ hòa bình LHQ tại Campuchia từ 1992 đến 1993.
Các nớc lớn có chính sách khác nhau đối với hoạt động gìn giữ hòa
bình LHQ. Điều này đợc phản ánh qua bài viết của một số học giả.
Tác giả Fravel có bài trên Tạp chí Asian Survey số 11 (tháng 11-1996) nhan
đề Thái độ của Trung Quốc đối với các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ từ
năm 1989 (China's attitude toward UN Peacekeeping Operations since 1989). Bài
viết đề cập việc Trung Quốc thay đổi nhận thức đối với hoạt động gìn giữ hòa bình
LHQ. Từ chỗ không chấp nhận, Trung Quốc đã tham gia trực tiếp vào các chiến

11


dịch gìn giữ hòa bình LHQ sau Chiến tranh lạnh. Tác giả cũng điểm quá trình Trung
Quốc chuẩn bị lực lợng và từng bớc đa nhân viên tham gia các hoạt động gìn giữ
hòa bình LHQ.
Năm 1997, học giả Yermolaev có bài trên internet Chính sách của Nga về
gìn giữ hòa bình quốc tế và quản lý khủng hoảng tại môi trờng hậu Xô viết
(Russia's international Peacekeeping and Conflict Management in the Post-Soviet
environment), đề cập quan điểm của Nga về hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ. Tác
giả cho biết Nga chuẩn bị cơ sở pháp lý, dành khối lợng vật lực, nhân lực khá lớn
để tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Năm 1998, Stern (chủ biên) xuất bản cuốn Hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ:
Hớng dẫn về chính sách của Pháp (United Nations Peacekeeping Operations. A
Guide to French Policies), nêu lên chính sách, đóng góp tài chính, nhân lực của
Pháp về hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ. Theo tác giả, Pháp coi việc tham gia hoạt
động gìn giữ hòa bình LHQ là vấn đề chiến lợc, nhằm bảo vệ không gian kinh tế,
thơng mại quốc tế của Pháp.
Vấn đề hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đã đợc đề cập, thống kê trong Sách
trắng quốc phòng của các nớc Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bảntừ năm 2000
trở lại đây.

Đề cập tới vai trò các nớc lớn đối với chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ,
ông Akashi - tác giả bài Chính sách gìn giữ hòa bình của LHQ từ Campuchia tới
Nam T (The politics of UN peacekeeping from Cambodia to Yugoslavia) đăng
trong cuốn Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của LHQ: Các phái đoàn, Can dự
thờng trực (United Nations Peacekeeping Operations: Ad hoc Missions, Permanent
Engagement), xuất bản năm 2001 cho rằng ở đâu các nớc lớn có nhiều quyền lợi
đan xen, thì ở đó chiến dịch gìn giữ hòa bình càng diễn ra phức tạp.
Đối với vấn đề đổi mới hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, Otunu và Doyle các tác giả cuốn Kiến tạo hoà bình và Gìn giữ hòa bình trong thế kỷ mới
(Peacemaking and Peacekeeping for the New Century) xuất bản năm 1998 - nêu yêu
cầu tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia đối với hoạt động gìn giữ hòa bình; xây
dựng các quy tắc, nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, xây dựng

12


các quy phạm chung nhằm xem xét chính sách và hành động của các quốc gia
thành viên mỗi tổ chức khu vực.
Đề cập những thách thức của lực lợng gìn giữ hòa bình trong tơng lai,
các tác giả Karns và Mingst có bài Gìn giữ hòa bình và vai trò đang thay đổi của
LHQ: Bốn vấn đề nan giải (Peacekeeping and the changing role of the United
Nations: Four dilemmas), đăng trong tác phẩm Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của
LHQ: Các phái đoàn, Can dự thờng trực (United Nations Peacekeeping
Operations. Ad hoc Missions, Permanent Engagement), xuất bản năm 2001, do
Thakur và Schnabel đồng chủ biên. Theo các tác giả, bốn thách thức đó là bất đồng
về tiêu chí chủ quyền quốc gia; sự phối hợp giữa lực lợng gìn giữ hòa bình với các
tổ chức quân sự khu vực; vấn đề tính pháp lý của HĐBA khi đa ra quyết định tổ
chức chiến dịch gìn giữ hòa bình; vấn đề Mỹ cam kết đóng góp tài chính cho hoạt
động gìn giữ hòa bình.
Bàn về những khó khăn của lực lợng gìn giữ hòa bình trong thời gian tới,
khi trả lời phỏng vấn tạp chí Quân đội ngày nay (Armées d' aujourd'hui) (Pháp) số

287 tháng 2-2004, ông Guéhenno, Phó Tổng Th ký LHQ phụ trách Vụ Các hoạt
động gìn giữ hòa bình LHQ (DPKO) cho rằng đó là vấn đề nhân lực, tài chính, đảm
bảo an toàn cho nhân viên.
Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng quan tâm tới hoạt động của
lực lợng gìn giữ hòa bình. Không chỉ cử quan chức tham dự một số hội thảo quốc
tế, tháng 3-1999 Bộ Ngoại giao Việt Nam còn tổ chức tọa đàm, với sự tham gia của
đại diện Bộ Ngoại giao, Công an, Quốc phòng và một số học giả nớc ngoài, nhằm
cung cấp cho các cơ quan hữu quan thông tin về vấn đề gìn giữ hòa bình, bớc
chuẩn bị cho việc Việt Nam có thể tham gia tích cực, chủ động hơn vào các công
việc của cộng đồng quốc tế.
Tháng 6-2005, các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an Việt Nam đã tổ
chức đoàn đi nghiên cứu hoạt động này tại trụ sở LHQ và tham quan hoạt động gìn
giữ hòa bình LHQ diễn ra tại Haiiti. Báo cáo kết quả chuyến khảo sát là một trong
những cơ sở để đề xuất với lãnh đạo cấp cao một khi Việt Nam quyết định tham gia
hoạt động gìn giữ hòa bình.

13


Tháng 11-2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với DPKO và Đại sứ quán
Anh tại Hà Nội tổ chức hội thảo Hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và kinh
nghiệm tham gia của các nớc, giới thiệu những vấn đề kỹ thuật đối với một quốc
gia lần đầu tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình LHQ.
Nhìn chung các tác giả trong nớc và ngoài nớc đề cập tới khía cạnh chính
trị quốc tế của hoạt động gìn giữ hòa bình, nhng cha tác giả nào tổng kết, cha có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ sau Chiến
tranh lạnh.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng nh trên một số phơng tiện thông tin đại chúng
ngoài nớc hiểu và đa tin cha thống nhất về lực lợng gìn giữ hòa bình. Lực lợng
gìn giữ hòa bình LHQ mang lại thành công ít nhiều cho nhân loại, chí ít là cho đa số

nhân dân ở nớc có xung đột, nhng vẫn không tránh khỏi bị hiểu sai lệch. Vì thế,
việc trình bày lịch sử hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ không phải là
công việc dễ dàng.
3- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử hiện đại, cụ thể là nghiên cứu hoạt động của
lực lợng gìn giữ hòa bình sau Chiến tranh lạnh. Tác giả ứng dụng phơng pháp
nghiên cứu lịch sử để nghiên cứu quá trình lịch sử ra đời và phát triển, hệ thống hoá
các hình thức hoạt động, xem xét những tiến triển mới cũng nh cơ sở pháp lý của
lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ từ sau Chiến tranh lạnh, đề xuất chủ trơng, quan
điểm, khả năng, hình thức, mức độ Việt Nam có thể tham gia vào lực lợng gìn giữ
hòa bình, thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên LHQ.
Lâu nay, nhiều ngời cho rằng mọi hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới
đều do lực lợng gìn giữ hoà bình LHQ tiến hành. Trên thực tế, có ít nhất ba lực
lợng thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Một là, lực lợng gìn giữ hòa bình do
LHQ lãnh đạo. Hai là, lực lợng gìn giữ hòa bình do một quốc gia lãnh đạo, tiến
hành cỡng chế hoà bình theo uỷ nhiệm của HĐBA. Ba là, lực lợng gìn giữ hòa
bình do các tổ chức khu vực chỉ đạo, theo Chơng VIII, Hiến chơng LHQ. Ngoài
ra, lực lợng đa quốc gia can thiệp vào một số nớc, nhng không đợc LHQ cho

14


phép, nh lực lợng liên quân tại Irắc (cuộc chiến tranh tháng 3-2003). Cần khẳng
định đó không phải là lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.
Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu sự ra đời, phát triển và
hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình do LHQ chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực
hiện. Luận án chỉ có thể đề cập sơ lợc một số hoạt động cỡng chế và không đề
cập các hoạt động gìn giữ hòa bình do các tổ chức khu vực tiến hành.
Lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ ra đời và hoạt động từ năm 1948, nhng
luận án tập trung nghiên cứu hoạt động của lực lợng này kể từ sau khi kết thúc

Chiến tranh lạnh, tức là từ khi Liên Xô sụp đổ (tháng 12-1991) tới nay.
Do khuôn khổ luận án, tác giả không thể trình bày cách vận hành, mối quan
hệ giữa lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ với chính phủ các nớc góp nhân viên, với
các lực lợng gìn giữ hòa bình khu vực v.v. Luận án cũng không thể trình bày tất
cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình đã và đang diễn ra. Tác giả chọn nghiên cứu một
vài chiến dịch tiêu biểu để minh họa cho mỗi loại hình hoạt động gìn giữ hòa bình.
Đồng thời luận án đề ra những kiến nghị cần thiết liên quan việc Việt Nam
tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ.
4- nguồn tài liệu và Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa vào nguồn tài liệu chính là
Hiến chơng LHQ, một số nghị quyết của HĐBA về tổ chức các chiến dịch gìn giữ
hòa bình, một số báo cáo, bài viết của các Tổng Th ký, Phó Tổng th ký, quan
chức cao cấp LHQ, một số tài liệu của DPKO và Cơ quan thông tin LHQ, cũng nh
bài viết của một số ngời đã từng trực tiếp tham gia chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tác
giả cũng sử dụng một số sách, báo cáo, tài liệu hội thảo, hội nghị của các tác giả, cơ
quan Việt Nam cũng nh một số bài báo đăng trên tạp chí trong và ngoài nớc viết
về vấn đề này.
Đề tài này nghiên cứu về lịch sử thế giới, nhng lại liên quan đến quan hệ
quốc tế. Do đó trong khi nghiên cứu, tác giả kết hợp vận dụng phơng pháp nghiên
cứu lịch sử với phơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, trên cơ sở phơng pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng các phơng pháp khác
nh quy nạp, so sánh và phân tích.

15


5- Đóng góp của luận án
Hoạt động của lực lợng gìn giữ hòa bình gắn liền với đời sống chính trị của
cộng đồng quốc tế. Lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ trực tiếp làm nhiệm vụ duy trì
hòa bình, an ninh quốc tế, nên cần đợc nhìn nhận đúng mức vị trí, vai trò, thành

công và những điểm cha thành công. Vì vậy:
Luận án góp phần khái quát lịch sử ra đời và phát triển; đánh giá thành công
và hạn chế của các lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ từ sau khi kết thúc Chiến tranh
lạnh, rút ra những nhận xét cần quan tâm; góp phần khắc phục nhận thức không đầy
đủ, đánh giá quá cao hoặc coi nhẹ vai trò của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ. Qua
đó, luận án góp phần củng cố nhận thức về trách nhiệm của các quốc gia thành viên
LHQ đối với việc tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình.
Luận án tập hợp, hệ thống hóa các t liệu, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của
một số Bộ, ngành, phục vụ các cán bộ đối ngoại, cán bộ nghiên cứu chính trị quốc
tế, các nhà quân sự quan tâm vấn đề gìn giữ hòa bình. Luận án có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành quan hệ quốc tế
hoặc lịch sử thế giới hiện đại, cũng nh cho bạn đọc quan tâm đến các hoạt động
ngoại giao đa phơng và hệ thống LHQ hoặc vấn đề quản lý các cuộc xung đột trên
thế giới hiện nay.
Trong khi Việt Nam chuẩn bị hội đủ các điều kiện cần thiết để tham gia lực
lợng gìn giữ hòa bình LHQ, luận án đóng góp kiến nghị về quan điểm, chính sách
của Việt Nam khi tham gia lực lợng này. Luận án giúp các cơ quan hữu quan của
Việt Nam có thêm t liệu để xây dựng đề án tổ chức lực lợng, chuẩn bị điều kiện
pháp lý cần thiết và thích hợp cho việc Việt Nam tham gia lực lợng gìn giữ hòa
bình LHQ.
6- Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 Chơng, cùng một số bảng,
bản đồ.
Chơng 1 trình bày hoàn cảnh ra đời, cơ sở pháp lý, hoạt động cũng nh
thành công và hạn chế của lực lợng gìn giữ hòa bình trong thời kỳ Chiến tranh

16


lạnh. Chơng này làm điểm tựa để ngời đọc đối chiếu, so sánh, thấy rõ hơn sự phát

triển, mở rộng của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ sau Chiến tranh lạnh.
Chơng 2 là chơng trọng tâm. Sau khi xác định thời điểm kết thúc Chiến
tranh lạnh, xu hớng của tình hình thế giới, phân tích sự điều chỉnh chính sách của
các nớc ủy viên thờng trực HĐBA đối với hoạt động gìn giữ hòa bình, giới thiệu
việc mở rộng cơ sở pháp lý, nhiệm vụ và tổ chức của lực lợng gìn giữ hòa bình
LHQ, luận án trình bày khái quát các chiến dịch gìn giữ hòa bình thành ba loại hình.
Đó là gìn giữ hòa bình truyền thống, gìn giữ hòa bình mở rộng và gìn giữ hòa bình
xen lẫn hành động cỡng chế. Tác giả chọn trình bày một chiến dịch tiêu biểu để
minh chứng cho mỗi loại hình đó.
Chơng 3 nêu lên những nhận xét, đánh giá sau khi nghiên cứu đề tài này,
làm nổi bật những phát triển của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ sau Chiến tranh
lạnh; đồng thời đề cập những thách thức chủ yếu mà lực lợng gìn giữ hòa bình phải
đối mặt trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Tác giả đề xuất kiến nghị về việc
Việt Nam có nên tham gia lực lợng gìn giữ hòa bình? Nếu tham gia, cần tuân theo
những quan điểm, nguyên tắc nào? Nên tham gia loại hình hoạt động nào cho phù
hợp với mục tiêu, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nớc ta, cũng nh phù hợp
với khả năng thực tế của ta?
Phần Phụ lục đợc tác giả xây dựng trên cơ sở chọn lọc một số t liệu, tài
liệu liên quan của LHQ, Vụ Các tổ chức quốc tế Bộ Ngoại giao, Cục Đối ngoại
Bộ Quốc phòng Việt Nam và t liệu của một số học giả, nhà nghiên cứu trong, ngoài
nớc.

17


Chơng 1
Hoàn cảnh ra đời, cơ sở pháp lý, hoạt động
của lực lợng gìn giữ hòa bình liên hợp quốc
trong thời kỳ chiến tranh lạnh


Chiến tranh và hòa bình luôn là vấn đề hệ trọng trong cuộc sống xã hội nói
chung, trong quan hệ quốc tế nói riêng, vì chúng ảnh hởng trực tiếp đến sự sống
còn của hàng trăm triệu ngời. Nhân loại luôn mong muốn đợc sống trong hòa
bình. Các nhà chính trị cũng luôn cố gắng xây dựng một cơ chế quốc tế, nhằm ngăn
ngừa chiến tranh, đảm bảo hòa bình dài lâu trên thế giới. LHQ - một bộ phận của cơ
chế quốc tế ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ II - vợt qua thử thách của hơn 40
năm đối đầu Đông - Tây, đã thực hiện chức năng gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới.
Một trong những công cụ đợc LHQ vận dụng để thực thi chức năng nói trên là lực
lợng gìn giữ hòa bình.
Có một thực tế là Hiến chơng LHQ không đề cập tới việc thành lập lực
lợng gìn giữ hòa bình cũng nh cơ sở pháp lý bảo đảm hoạt động của lực lợng
này. Thế nhng lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ đã ra đời trong thời kỳ Chiến tranh
lạnh, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế. Chơng này tập trung làm rõ
hoàn cảnh ra đời và đóng góp của lực lợng gìn giữ hòa bình LHQ trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh.
1.1- Hoàn cảnh ra đời của lực lợng gìn giữ hòa bình liên hợp quốc
1.1.1- Sự ra đời của LHQ và mục tiêu bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Hội Quốc liên đợc thành lập, đề ra nhiệm vụ
cơ bản là duy trì hòa bình thế giới. Tuy nhiên, Hội Quốc liên không làm đợc việc
gì có ý nghĩa để thực hiện sứ mệnh trên. Khi LHQ đợc thành lập năm 1945, với

18


kinh nghiệm của quá khứ, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ II, LHQ thấy cần phải
có nỗ lực quốc tế chung mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn nhằm duy trì hòa bình, ngăn ngừa
cuộc chiến tranh thế giới mới.
Việc thành lập LHQ là kết quả những cuộc bàn luận, hợp tác giữa một số
nớc lớn trong khối Đồng minh chống phát-xít trong Chiến tranh thế giới thứ II nh
Mỹ, Liên Xô, Anh và Trung Quốc. Lãnh đạo các nớc lớn đã suy nghĩ về việc xây

dựng một cơ chế an ninh quốc tế, tránh cho nhân loại rơi vào thảm họa chiến tranh
thế giới mới.
ý tởng xây dựng một tổ chức quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II đợc
thể hiện qua "Hiến chơng Đại Tây Dơng" do Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ
tớng Anh Churchill ký ngày 14-8-1941. Hiến chơng nhằm xây dựng một nền hòa
bình toàn cầu, dựa trên nguyên tắc an ninh tập thể (không thay đổi lãnh thổ nếu
không có sự đồng ý của nhân dân, thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc, không
sử dụng vũ lực)[72, tr.67]. Ngày 24-9-1941, tại London (Anh), đại diện Liên Xô
tuyên bố đồng ý với những nguyên tắc cơ bản của "Hiến chơng Đại Tây Dơng".
Ngày 1-1-1942, 26 quốc gia chống phát-xít, bao gồm cả Mỹ, Liên Xô, Anh, Trung
Quốc đã cùng nhau ký "Tuyên ngôn Liên hợp quốc", lấy tôn chỉ và nguyên tắc của
"Hiến chơng Đại Tây Dơng" làm cơng lĩnh chung.
Tháng 5-1942, tại Nhà trắng (Washington, Hoa Kỳ), Tổng thống Mỹ
Roosevelt đã trao đổi với Bộ trởng Ngoại giao Liên Xô Molotov quan điểm về việc
xây dựng cơ chế an ninh sau chiến tranh. Theo đó, các nớc lớn phải đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, tức là Mỹ, Liên
Xô, Anh và có thể cả Trung Quốc sẽ đóng vai trò cảnh sát quốc tế, cùng nhau trừng
phạt những nớc phá hoại hòa bình thế giới. Liên Xô đồng ý với ý kiến này. Tháng
8-1943, Tổng thống Roosevelt chính thức nêu ý kiến với Thủ tớng Anh Churchill
về việc xây dựng tổ chức hòa bình quốc tế với trung tâm là Mỹ, Anh, Liên Xô,
Trung Quốc. Lần đầu tiên ra đời ý tởng "bốn cảnh sát" ca th gii . Mặc dù ý
tởng đó sau này không đợc thực hiện đầy đủ, nhng t tởng các nớc lớn phối
hợp, cùng phát huy vai trò đã trở thành nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng LHQ,

19


là điều then chốt để LHQ phát huy tác dụng tích cực trong việc gìn giữ hòa bình thế
giới.
Từ ngày 22 đến ngày 26-11-1943, trên đờng đến Teheran (Iran), Tổng thống

Roosevelt, Thủ tớng Churchill đã cùng Tởng Giới Thạch, Tổng thống Trung Hoa
Dân quốc, mở hội nghị Cairo (Ai Cập). Nguyên thủ ba nớc Mỹ Anh Trung
Quốc đã ký Tuyên ngôn ba nớc Mỹ - Anh -Trung tại Cairo, nhằm xử lý Nhật
Bản sau khi Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt. Stalin cũng đợc tham khảo ý kiến
về bản tuyên ngôn trên. Tại hội nghị Cairo, Tổng thống Roosevelt đã hội đàm song
phơng với Tởng Giới Thạch, trong đó hai bên ngỏ ý rằng Trung Quốc phải có địa
vị là một trong bốn nớc lớn.
Tại hội nghị Teheran (từ ngày 28 -11 đến ngày 1-12-1943), nguyên thủ ba
nớc Mỹ, Liên Xô, Anh đã bàn việc mở mặt trận thứ hai tại châu Âu. Ngoài ra, ba vị
nguyên thủ còn bàn vấn đề xử trí nớc Đức, ranh giới Ba Lan sau chiến tranh, gợi ý
Liên Xô tham chiến chống Nhật1 và vấn đề tổ chức quốc tế trong tơng lai. Tổng
thống Roosevelt đã giới thiệu dự kiến xây dựng một cơ cấu hòa bình. Qua hai hội
nghị trên, nguyên thủ các nớc Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc đã thống nhất với
nhau đoàn kết, chống xâm lợc và bảo vệ hòa bình thế giới.
Ngày 25-6-1945, hội nghị San Francisco nhất trí thông qua "Hiến chơng
Liên hợp quốc". Ngày 24-10-1945 ngày họp đầu tiên của LHQ tại London - Chính
phủ Mỹ tuyên bố Hiến chơng LHQ đợc đa số các quốc gia ký tên phê chuẩn, do
đó Hiến chơng bắt đầu có hiệu lực. Ngày đó đợc lấy là ngày thành lập LHQ.
Qua đó, có thể thấy: trong quá trình chuẩn bị thành lập LHQ, luôn có sự hợp
tác, bàn bạc giữa các nớc lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Liên Xô. Chính sự hợp tác
giữa các nớc lớn đã quyết định sự ra đời của LHQ ngay sau khi Chiến tranh thế
giới thứ II kết thúc. Do đó, LHQ mang dấu ấn của quan hệ hợp tác giữa các nớc lớn
ngay trong quá trình thai nghén và ra đời. Là sản phẩm hợp tác giữa các nớc lớn,
LHQ thể hiện mong muốn của loài ngời là xây dựng một cơ chế an ninh quốc tế để
loại trừ mối nguy hiểm xảy ra chiến tranh thế giới mới, bảo vệ hòa bình. Vì vậy đại
1

Stalin đồng ý tham gia chống Nhật, nhng yêu cầu phải trả lại cho Liên Xô toàn bộ đảo Sakhalin, vì lấy
đợc đảo Kuril Liên Xô sẽ có một hải cảng quanh năm không bị đóng băng ở phía Đông[ 27, tr. 770].


20


đa số các quốc gia trên thế giới ủng hộ LHQ ra đời. Có thể nói rằng: LHQ là thể
hiện của cơ chế hòa bình, an ninh thế giới mà loài ngời mong muốn xây dựng [30,
tr.293].
Theo Điều 1 của Hiến chơng, LHQ có các mục tiêu sau:
(i)- Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, thông qua những biện pháp tập thể
hữu hiệu, phù hợp với các nguyên tắc công lý và luật pháp quốc tế, để ngăn ngừa và
loại bỏ các mối đe dọa đối với hòa bình, các hành động xâm lợc, phá hoại hòa
bình và giải quyết các tranh chấp quốc tế hay những tình huống có thể dẫn tới phá
hoại hòa bình.
(ii)- Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn
trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, quyền tự do của các dân tộc, và áp dụng
các biện pháp phù hợp để củng cố nền hòa bình thế giới.
(iii)- Thực hiện hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã
hội, văn hóa, nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích tôn trọng các quyền con ngời và
các quyền tự do cơ bản cho mọi ngời, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn
giáo hay ngôn ngữ.
(iv)- Là trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia để đạt đợc các
mục tiêu trên.

Nh vậy, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của LHQ là gìn giữ hòa bình,
an ninh quốc tế. Theo Điều 24, khoản 1 Hiến chơng LHQ, gìn giữ hòa bình, an
ninh quốc tế là trách nhiệm tập thể của các quốc gia thành viên LHQ.
Để đảm bảo cho LHQ hành động nhanh chóng và có hiệu quả, các thành
viên LHQ trao cho Hội đồng Bảo an (HĐBA) trách nhiệm chính trong sự nghiệp
duy trì hòa bình quốc tế, và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm
ấy đặt ra, thì HĐBA hành động với t cách thay mặt cho các thành viên LHQ.


Nh vậy, HĐBA đợc giao trách nhiệm chủ yếu trong việc gìn giữ hòa bình,
an ninh quốc tế. Các ủy viên thờng trực HĐBA Liên Xô, Mỹ và Anh là những nớc
lớn đã chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ II. Đó là những nớc có phơng
tiện quân sự cần thiết để bảo vệ trật tự thế giới mới. Mỹ đề nghị thêm Trung Hoa
Dân quốc làm uỷ viên thờng trực HĐBA, vì Trung Hoa Dân quốc đã có công làm
cho Nhật Bản bị sa lầy ngay tại Trung Quốc, tạo điều kiện cho Mỹ thu hồi vùng
Thái Bình Dơng. Mặt khác, Mỹ cần Trung Hoa Dân quốc nh một điểm tựa ở châu
á, vì Mỹ hy vọng vào một nớc Trung Hoa do những ngời theo t tởng dân tộc

21


chủ nghĩa của Tởng Giới Thạch làm đại diện [9, tr.646]. Anh đề nghị thêm Pháp
làm uỷ viên thờng trực HĐBA, vì Anh cho rằng một khi quân Mỹ rút khỏi châu
Âu, một khi chấm dứt thù địch với Đức, thì cần gắn Pháp với an ninh châu Âu để
đối chọi với "gấu trắng" Bắc cực - Liên Xô. Do đó, ba nớc lớn thỏa thuận HĐBA
bao gồm 5 ủy viên thờng trực [72, tr. 68]. Tất cả các nghị quyết của HĐBA đều
phải đợc 5 ủy viên thờng trực HĐBA thông qua, 5 quốc gia này có quyền phủ
quyết mọi vấn đề. Nói cách khác, hành động của HĐBA phải đợc cả 5 nớc lớn
nhất trí.
Hiến chơng LHQ quy định hai phơng thức để thực hiện chức năng bảo vệ
hòa bình, an ninh thế giới; đó là: thông qua giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp
(Chơng VI) và HĐBA đợc sử dụng biện pháp cỡng chế (bao gồm biện pháp quân
sự hoặc phi quân sự) để trừng phạt các hành vi xâm lợc (Chơng VII).
1.1.2 Bối cảnh quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh
1.1.2.1- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II, thế giới phân thành hai tuyến
giữa một bên là các lực lợng cách mạng do Liên Xô làm trụ cột, còn bên kia là các
lực lợng đế quốc và phản động, do Mỹ đứng đầu. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ II không lâu, Mỹ dựa vào u thế kinh tế, quân sự, mở rộng thế lực của mình
ra thế giới, trong đó có Đông Âu. Liên Xô cũng mở rộng tối đa ảnh hởng của mình

sang Đông Âu. Chính vì thế, hợp tác hai nớc Mỹ và Liên Xô đã nhanh chóng đợc
thay thế bằng Chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh chi phối nặng nề quan hệ quốc tế. Mặc dù một trong những
mục đích của hội nghị Yalta (từ ngày 4 đến ngày 12-2-1945) là vạch ra các nguyên
tắc cơ bản giữa các nớc Đồng minh trong việc tổ chức lại thế giới sau khi phe Trục
thất bại, nhng Mỹ, Anh và các nớc đế quốc đã sớm áp dụng chính sách thù địch
chống Liên Xô. Từ ngày 5-3-1946, khi Thủ tớng Anh Churchill công khai phát
động Chiến tranh lạnh, hàng loạt công cụ, biện pháp, nguồn lực đã đợc huy động
phục vụ Chiến tranh lạnh, làm cho toàn bộ đời sống quốc tế bị đối địch, băng giá.
Thế giới thờng xuyên chịu tác động căng thẳng của quan hệ đối đầu Đông - Tây.
Sự đối đầu này diễn ra trên mọi lĩnh vực, nhng rõ rệt và sâu sắc nhất là cuộc chạy
đua vũ trang. Thời kỳ Chiến tranh lạnh trở thành thời kỳ của những điểm nóng. Đối

22


×