Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và ý nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH HƢƠNG

PHƢƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƢỢNG ĐẾN CỤ THỂ VÀ
Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ TRONG
NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

NGUYỄN QUỲNH HƢƠNG

PHƢƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƢỢNG ĐẾN CỤ THỂ VÀ Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP
LUẬN CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60 22 03 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và
ý nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình cao học
Triết học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học của
Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng quý
thầy cô khoa Triết học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thúy
Vân – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý
báu cho luận văn cũng như truyền đạt kiến thức và đào tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu song luận văn không tránh khỏi
những sai sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


Nguyễn Quỳnh Hƣơng


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................... 2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 10

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 10

5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 11

6.

Ý nghĩa của luận văn........................................................................................... 11

7.


Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 11

B.NỘI DUNG…………………………………………………………………………….12
CHƢƠNG 1. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI PHƢƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU
TƢỢNG ĐẾN CỤ THỂ………………………………………………………………….12
1.1. Quan niệm của các nhà kinh tế học tƣ sản cổ điển về “điểm khởi đầu nghiên
cứu”……………………………………………………………………………………..12
1.2. Quan niệm của G.W.F. Hêghen về quá trình nhận thức đi từ trừu tƣợng đến cụ
thể……………………………………………………………………………………….17
1.3. Việc xác định điểm khởi đầu nghiên cứu trong một số ngành khoa học cụ thể.27
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƢỢNG
ĐẾN CỤ THỂ TRONG TRIẾT HỌC MÁC XÍT……………………………..……….32
2.1. Khái niệm Cái cụ thể và Cái trừu tƣợng ............................................................... 32
2.1.1. Khái niệm Cái cụ thể ......................................................................................... 32
2.1.2. Khái niệm Cái trừu tượng ................................................................................. 36
2.2. Nội dung phƣơng pháp đi từ trừu tƣợng đến cụ thể............................................ 41
2.2.1. Quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng .............................................................. 41
2.2.2. Quá trình tiến từ trừu tượng đến cụ thể ........................................................... 45
Chƣơng 3. Ý NGHĨA PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP ĐI TỪ TRỪU
TƢỢNG ĐẾN CỤ THỂ TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH
HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………59
3.1. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ............. 59
3.2. Vận dụng phƣơng pháp đi từ trừu tƣợng đến cụ thể trong nghiên cứu nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay .............................. 72
3.2.1. Xác định điểm khởi đầu trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ....................................................................... 72


3.2.2. Tính chỉnh thể của nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Việt

Nam – cái cụ thể chưa được nhận thức ..................................................................... 89
C. KẾT LUẬN………………………………………………………………...………….96
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………....98


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phương pháp luận biện chứng duy vật là phương pháp tư duy khoa học,
giúp con người có thể nhận thức và hành động đúng, phù hợp với quy luật,
mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Mặc dù vậy, việc hiểu đúng và
đầy đủnội dung cũng như cách thức vận dụng các nguyên tắc phương pháp
luận này trong thực tiễn không phải lúc nào cũng được quán triệt. Mặt khác,
những khái quát lý luận của các phương pháp này cũng bộc lộ những điểm
còn hạn chế, cần bổ sung, hoàn thiện thêm trước sự thay đổi nhanh chóng và
phức tạp của hiện thực mà nó phản ánh.
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể là một trong những phương
pháp quan trọng của phép biện chứng duy vật. Phương pháp này giúp cho
hoạt động nhận thức truy tìm bản chất của đối tượng nghiên cứu, lần theo đó
để có thể hiểu được toàn bộ hiện thực sinh động trong tính cụ thể của nó, từ
đó có những giải pháp để hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả.
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển nển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Đây
lànền kinh tế mở, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thực chất là
kiểu tổ chức nền kinh tế vừa chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc, quy luật của
kinh tế thị trường, vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã
hội và các yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng
chung của kinh tế thị trường, vừa có tính đặc thù - định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Những biến động phức tạp trong thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam

hiện nay đang rất cần những định hướng về mặt phương pháp luận biện chứng
để nhận thức đúng đắn, từ đó hoạt động thực tiễn hiệu quả. Chẳng hạn, điểm
khởi đầu trong nghiên cứu kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu từ đâu? Bản

1


chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Tính quy
luật của quá trình phát triển kinh tế.v.v..
Thực tế đó, đặt ra yêu cầu của việc nhất thiết phải trở lại những vấn đề
phương pháp luận cơ bản của triết học, hệ thống hóa một cách căn bản và
toàn diện, đồng thời hoàn thiện những nội dung lý luận còn thiếu hụt của nó,
đề xuất cách thức áp dụng những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản này
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và
hành động hiệu quả, đạt được mục đích đặt ra trong phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nay.
Vì thế, việc tìm hiểu phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể được khái
quát trong triết học Mác xít, từ đó chỉ ra ý nghĩa của nó trong nghiên cứu nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Chỉ có xác định
đúng điểm khởi đầu trong nghiên cứu hiện tượng này, chúng ta mới thấy ra
đặc trưng căn bản nhất trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
là gì? Tìm được những nhân tố, yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự phát
triển kinh tế ở nước ta, chỉ ra tính quy luật trong phát triển kinh tế phù hợp
với tình hình thực tiễn trong nước, với tình hình khu vực và thế giới. Với tính
cấp thiết của vần đề như vậy, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp
đi từ trừu tượng đến cụ thể và ý nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên
cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm
công trình nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Những nghiên cứu về phương pháp luận biện chứng duy vật nói

chung và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể nói riêng
Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể rất ít được nghiên cứu một cách
độc lập, phần lớn nó được nghiên cứu chung trong nội dung của phương pháp
luận biện chứng duy vật. Những vấn đề về phương pháp luận biện chứng duy
vật được các nhà kinh điển Mác- Lênin đặt ra và nghiên cứu từ những năm 40
của thế kỷ XIX, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc thế giới quan duy vật và phép
2


biện chứng của các nhà triết học trước đó. Hệ thống tư tưởng này sau đó được
Lênin tiếp tục phát triển và hoàn thiện, được thể hiện trong một số công trình
tiêu biểu của các nhà kinh điển. Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể có
một vị trí quan trọng trong việc tái tạo lại toàn bộ biện chứng của đối tượng
nhận thức nên rất được giới nghiên cứu triết học quan tâm. Đây được xem
như một phương pháp không thể bỏ qua khi nghiên cứu phương pháp biện
chứng duy vật.
Khi nghiên cứu vấn đề này, không thể bỏ qua Bộ Tư bản của C.Mác–
đây là hình mẫu lý tưởng của sự áp dụng thành công phương pháp đi từ trừu
tượng đến cụ thể và phương pháp thống nhất lôgic - lịch sử vào việc phát hiện
bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có thể thấy, Bộ Tư bản
đánh dấu sự hoàn thiện quan niệm của Mác về phương pháp “đi từ trừu tượng
đến cụ thể” mà trước đó ông đã thể hiện nó trong tác phẩm Lời nói đầu cuốn
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị. Theo đó, những nghiên cứu
chuyên sâu về phương pháp này của Mác cũng đều dựa trên sự phân tích một
cách khoa học và cặn kẽ từ Bộ Tư bản chứ không phải là những công trình
phái sinh từ nó.
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, những nội dung của phép biện chứng
duy vật được triển khai nghiên cứu sâu sắc và cụ thể hơn để từ đó rút ra vấn
đề phương pháp luận trong giải quyết một số vấn đề xã hội tiếp tục được các
nhà nghiên cứu mác xít mà chủ yếu là các tác giả ở Liên Xô cũ nghiên cứu

như Rôdentan M; Đ.I. RôDenBe; N.A. SaGôLốp; E.V.Ilencôv; Viện hàn lâm
khoa học Liên xô .v.v...Ví dụ, để có một cái nhìn tổng thể về phép biện chứng
trong triết học phương Tây trước Mác, thì bộ sách Lịch sử phép biện chứng,
gồm 6 tập của Viện Triết học Liên Xô trước đây biên soạn cũng là một tài liệu
rất hữu ích [Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Viện Triết học (1998), Lịch sử
phép biện chứng, phép biện chứng cổ đại, tập 1. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội]. Trong bộ Lịch sử phép biện chứng nêu trên đáng chú ý là tập 4 với tiêu
đề Lịch sử phép biện chứng Mác xít từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai
3


đoạn Lênin do nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva ấn hành năm 1988 được in
thành một quyển riêng. Trong tài liệu này các tác giả đã phân tích chi tiết
phương pháp của Mác trong “Tư bản”. Đi theo hướng này còn có một số bút
ký trong cuốn Lôgic học biện chứng của E.V.Ilencovkhi phân tích về sự hình
thành đối tượng lôgic học (chữ L viết hoa) đã đề cập đến những quan niệm
khác nhau của các nhà triết học trong lịch sử về tư duy, Lôgic học và phép
biện chứng, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, qua đó cung cấp những
gợi mở đầu tiên cho học viên giải quyết vấn đề này. Những bút ký của E.V.
Ilencov viết về lôgic của bộ “Tư bản” và một số khái niệm chủ yếu như “cái
trừu tượng”, “cái cụ thể”, “cái lôgic”, “cái lịch sử”, “cái phổ biến”, “mâu
thuẫn”… thực chất là sự phân tích chuỗi chuyển hóa của các khái niệm trong
“Tư bản” của Mác, từ việc phân tích khái niê ̣m kh ởi điểm ban đầu là “hàng
hóa” cho đến những khái niệm kế tiếp làm nên một hệ thống các khái niệm cơ
bản phản ánh sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngoài ra còn có
“Phương pháp nhận thức biện chứng” của A.P. Steptulin, “Những vấn đề về
phép biện chứng trong Bộ Tư bản của Mác” của M.M. Rodentan, cuốn “Lịch
sử phép biện chứng mác xít” từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn
Lênin của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Tập trung nhất, ta kể đến hai tác
phẩm: “Lôgic học biện chứng” của I.V.Ilencốp (bản dịch của Nguyễn Anh

Tuấn, năm 2003, nxb Văn hóa Thông tin) và “Phép biện chứng trong Bộ Tư
bản của Mác” của M.M. Rodentan (bản dịch xuất bản năm 1962, nxb Sự thật).
Nếu như M.M.Rodentan tập trung vào luận điểm: điểm khởi đầu trong nhận
thức là “cái cụ thể cảm tính” chứ không phải “cái trừu tượng” thì I.V.Ilencốp
tập trung chứng minh rằng: mạch đi từ trừu tượng đến cụ thể không chỉ có
trong nhận thức mà còn có trong hiện thực. Từ góc độ nguyên tắc đi từ trừu
tượng đến cụ thể, tác giả Mancốpxky còn xem xét mối tương quan giữa phạm
trù khởi đầu với phạm tù cuối cùng. Chúng ta có thể khảo sát thêm vấn đề này
trong các nghiên cứu của nhiều học giả Nga khác, tập trung trong cuốn “Lịch

4


sử phép biện chứng mácxít, Từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn
Lênin” [1986, Nxb Tiến bộ, Matxcơva].
Vấn đề phương pháp luận, từ những năm giữa thế kỷ XX, bắt đầu được
xem xét ở khía cạnh của năng lực tư duy tổng hợp, đặc biệt là tư duy phức
hợp, ở đó những vấn đề về phương pháp như là công cụ quan trọng để có
được sự khái quát đúng đắn trong nhận thức. Vấn đề này được Edgar Morin
với những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phương pháp với tư cách là cách
tiếp cận phức hợp giúp con người nắm bắt được khả năng tư duy phức hợp
như một phương pháp luận đúng đắn để nhận thức thế giới. Mặc dù không
tiếp cận vấn đề phương pháp ở nghĩa duy vật hay duy tâm, nhưng những luận
giải của Edgar Morin về sự cần vượt qua những nguyên tắc phương pháp luận
như là cái có sẵn, áp đặt từ bên ngoài để vươn tới những vấn đề phương pháp
như là sự sáng tạo của chính nhận thức nảy sinh đồng thời trong quá trình
phản ánh về hiện thực là những gợi mở quan trọng về mục đích và tính hữu
dụng của phương pháp. Các tác giả Helga Nowotny, Peter Scott, Michael
Gibbons lại đưa ra cách đặt vấn đề hoàn toàn mới mẻ khi cho rằng năng lực
nhận thức của con người đứng trước những hiện thực phức tạp, hỗn độn và

bất định thì việc xác lập những nguyên tắc tư duy như là một phương thức ở
tầng khái quát nhất (phương pháp luận) rất cần được điều chỉnh cho phù hợp
với hiện thực đã thay đổi. Tác giả D.Q. Mcinerny lại nhấn mạnh đến những
nguyên tắc của tư duy lôgic như là cơ sở của phương pháp tư duy đúng đắn
trong hoạt động nhận thức.
Lúc này, những nghiên cứu về phương pháp luận biện chứng duy vật lại
được đặt vấn đề trở lại, nhưng ở góc độ của những người không thuộc trường
phái mác xít, có thể kể đến Edwrd Mcnall Burns; Gail M.tresdey, Karsten j.
struhl, Richard E. Olsen , đã nghiên cứu những vấn đề của chủ nghĩa duy vật
và phép biện chứng như là những nguyên tắc phương pháp luận của những
người theo quan điểm duy vật biện chứng và tầm ảnh hưởng của những
phương pháp này trong lịch sử trên một số lĩnh vực nhất định. Đặc biệt, tác
5


giả Estelio Iglesias cũng có hẳn những luận giải thuyết phục về chủ nghĩa duy
vật biện chứng với tư cách là phương pháp luận để Mác nghiên cứu và xây
dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết kinh tế của mình. Tác giả A.
Spirkin đã rất công phu khi đi sâu phân tích bản chất của triết học Mác-Lênin;
mệnh đề trung tâm và các vấn đề của nó, vai trò lịch sử của triết học Mác Lênin và ý nghĩa trong thế giới phức tạp ngày nay. Tác giả khẳng định tầm
quan trọng của triết học Mác-Lênin ngày càng cao hơn nữa trong bối cảnh
hiện nay khi mà sự tồn tại của con người, của nhân loại như một toàn thể, của
tất cả các nền văn minh đang bị đe dọa. Đặc biệt, trong chương 1 của cuốn
sách, phần viết về vai trò phương pháp luận của triết học, A. Spirkin cho rằng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác có một đặc tính phổ quát và có thể được
cụ thể hóa khi áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau của hoạt động của con
người theo các điều kiện và mục tiêu của họ.v.v..
Như vậy, nội dung của phép biện chứng duy vật và những vấn đề
phương pháp luận được rút ra từ nó đã được coi như là một hệ thống lý thuyết
hoàn thiện mà phần lớn những nghiên cứu sau này, hoặc là phải đưa ra cách

tiếp cận rộng và xa hơn, hoặc là chỉ ra sự vận dụng khía cạnh phương pháp
luận trong giải quyết một số vấn đề đang đặt ra từ phương diện lý luận và
thực tiễn.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về phép biện chứng duy vật và ý nghĩa
phương pháp luận được rút ra từ nó được trình bày phổ biến và căn bản trong
các sách giáo khoa triết học của Hội đồng lý luận trung ương; Bộ giáo dục và
đào tạo . Ngoài ra, để hiểu sâu về giá trị và ảnh hưởng của phương pháp luận
biện chứng mác xít đã có một số công trình nghiên cứu về C. Mác và ảnh
hưởng của triết học Mác trong thời đại ngày nay thông qua các tác giả như:
Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa; Lê Xuân Bá (2006);
Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch; Xuân Kiều
Từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề phương pháp luận biến chứng duy
vật được tiếp cận dưới góc độ tư duy lý luận và nâng cao năng lực tư duy lý
6


luận. Cách thức và trình độ của tư duy trong quá trình nhận thức và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn thể hiện năng lực vận dụng phương pháp luận. Liên
quan đến những nội dung nghiên cứu này gồm các công trình tiểu biểu của
Trần Nhâm; Lê Phương Lan; Hồ Sĩ Quý; Lê Hữu Tầng.v.v.
Công trình Giáo trình Lôgic học biện chứng,NxbĐại học Quốc gia, Hà
Nội 2016 của PGS.TS Nguyễn Thúy Vân và PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn biên
soạn cũng là một công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu và có tính hệ
thống về phương pháp luận biện chứng duy vật với tư cách là những phương
pháp đúng đắn của tư duy biện chứng. Trong công trình này đã trình bày một
cách có hệ thống, sâu sắcnhững tiền đề lý luận, nội dung và bản chất củacác
phương pháp của phép biện chứng duy vật, trong đó tập trung vào hai phương
pháp quan trọng: phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và phương pháp
thống nhất logic - lịch sử. Công trình cũng đã làm rõtại sao quá trình đi từ
trừu tượng đến cụ thể lại được coi như là phương pháp luận của nhận thức

biện chứng? Điểm xuất phát của nhận thức là gì?
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình là đề tài nghiên cứu khoa
học, luận án, luận văn nghiên cứu về những nội dung này như: Đề tài nghiên
cứu cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội của Nguyễn Thúy Vân (2010), Phương
pháp của Bộ “Tư bản” và việc vận dụng chúng trong nghiên cứu quá trình
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay đã làm rõ hơn về nội dung của các phương pháp cơ bản
của phép biện chứng duy vật trong Bộ Tư bản trong đó có phương pháp đi từ
trừu tượng đến cụ thể và bước đầu khái quát về những đặc điểm của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự vận dụng các phương
pháp này trong nghiên cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
Luận văn ThS. Triết học của Trần Minh Hiếu - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008 - Khái quát các
quan niệm của một số nhà kinh tế học tư sản cổ điển và quan niệm của
7


Hêghen về “điểm khởi đầu nghiên cứu”. Với phạm vi nghiên cứu là bộ “Tư
bản” của C. Mác, đặc biệt là tập I, cùng các tài liệu liên quan như “Bản thảo
kinh tế 1857-1859”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, luận văn đã
khảo sát nguồn gốc lý luận và thực tiễn của vấn đề “điểm khởi đầu nghiên
cứu” của C. Mác. Tập trung phân tích chân dung “điểm khởi đầu nghiên cứu”,
phương thức C. Mác xác định “điểm khởi đầu nghiên cứu” trong bộ Tư bản.
Rút ra những nội dung cơ bản của lý luận “điểm khởi đầu nghiên cứu” của C.
Mác, từ đó vận dụng các đặc điểm đó để xác định điểm khởi đầu trong nghiên
cứu một số hiện tượng xã hội hiện nay.
Các công trình củaLê Hữu Nghĩa (1987) Lịch sử và Lôgic;Phạm Thái
Việt (1996) Sự thống nhất giữa cái lôgic và cái lịch sử - một nguyên tắc của
nhận thức lý luận;Trần Thị Ngọc Anh (2004) Lôgic của sự hình thành, phát

triển khái niệm;Nguyễn Thanh Tân (2005) Lôgic vận động của khái niệm
trong tư duy lý luận.v.v. cũng đề cập phần nào về vấn đề này…
Nhóm các bài báo, tạp chí cũng có một số bài nghiên cứu chuyên về
phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể như: Vấn đề xác định điểm khởi đầu
và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể của Lại Văn Toàn và bài Suy nghĩ
trên kết quả của hội nghị khoa học “Khoa học hiện đại và phương pháp đi từ
trừu tượng đến cụ thể của C.Mác” của Tô Duy Hợp đăng trên Tạp chí Triết
học năm 1983. Ngoài ra cũng có các bài trích trên các tạp chí chuyên sâu như
bài trích Cái trừu tượng và cái cụ thể trong nhận thức đăng trên Tạp chí Triết
học (số 2, 1999) của Phạm Văn Dương…Các công trình trên đã bước đầu
vạch ra một số nội dung của phương pháp đi từu trừu tượng đến cụ thể của
Mác. Song vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa đi đến sự thống nhất trong việc
làm sáng tỏ phương pháp này của Mác như: “đi từ trừu tượng đến cụ thể” là
quy luật đặc thù của tư duy hay là quy luật phổ biến của thế giới? Trong quan
niệm nó là quy luật phổ biến lại hiện hữu một số quan điểm khác nhau như:
xác định sự trừu tượng xuất phát của phương pháp này như thế nào? Con
đường nhận thức chân lý hoặc là đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng
8


rồi lại vận động tới cái cụ thể lý luận hoặc là chỉ có sự tiệm tiến từ cái trừu
tượng tới cái cụ thể trong tư duy.v.v. vẫn chưa được xác định rõ nét và thống
nhất.
- Những nghiên cứu chung về kinh tế thị trường và quá trình xây
dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Khi Việt Nam bước vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, sự thiếu hụt về mặt lý luận cho một mô hình
chưa có tiền lệ trên thế giới càng đặt ra nhu cầu bức thiết về việc phải hoàn
thiện về mặt lý luận mô hình này để hiện thực hóa nó trong thực tiễn. Những

nghiên cứu ở nước ta trong thời gian này chủ yếu tập trung nghiên cứu về
kinh tế thị trường ở góc độ kinh tế học với các tác giả Đỗ Hoài Nam; Bùi Thị
Xuyến; Phạm Hảo; Hoàng Ngọc Hoà; “Kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa: Quan niệm và giải pháp phát triển”- Nguyễn Phú Trọng; “Kế
hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở nước
ta”- Vũ Văn Phúc; “Về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”- Lê
Nguyễn Hương Trinh; “Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩaở Việt Nam; “Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển
thị trường sức lao động”- Nguyễn Khắc Thanh. “Cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt nam”- Tô Huy Rứa;
“Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đến kinh
tế nước ta và giải pháp ứng phó”- Võ Trí Thành; “Một số lý thuyết về kinh tế
và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu”- Đỗ Hoài Nam; “Điều hành kinh tế
siêu vĩ mô định hướng xã hội chủ nghĩa”- Nguyễn Bình Giang- Tống Quốc
Đạt; “Đặc điểm kinh tế thị trường của các nước trên thế giới”- Phạm Minh
Trí; “Công cuộc đổi mới ở Việt nam hiện nay: nhìn từ giác độ mâu thuẫn của
quá trình phát triển”- Phạm Ngọc Quang;.v..v....
Trong những công trình trên các tác giả đã vạch chỉ được những đặc
trưng cơ bản nhất của việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định
9


hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Phân tích sự tác động của khủng hoảng
kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam và thông qua đó đến quá trình xây dựng
kinh tế thị trường nước ta. Các nghiên cứu trên cũng đồng thời chỉ ra một số
dự báo, xu hướng cũng như cách thức tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam...
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thể lấp đầy những khoảng trống
về mặt lý luận khi chúng ta đang xây dựng một mô hình chưa có trong tiền lệ
phát triển kinh tế thị trường của các quốc gia trên thế giới. Sự thiếu hụt

phương pháp luận biện chứng trong nhận thức vấn đề này đang còn là khoảng
trống lớn. Đó cũng chính là nội dung mà chúng tôi muốn hướng tới để nghiên
cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tíchnhững tiền đề lý luận cho sự
ra đời phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể trong triết học Mác xít,luận
văn làm rõ những nội dung lý luận của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ
thể và phân tích ý nghĩa phương pháp luận của nótrong nghiên cứu nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày những tiền đề lý luận cho sự ra đời phương pháp Đi từ trừu
tượng đến cụ thể
- Hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản của phương pháp Đi từ
trừu tượng đến cụ thể
- Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của phương pháp Đi từ trừu tượng
đến cụ thể trong nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và ý
nghĩa phương pháp luận của nó trong nghiên cứu kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
10


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung phương pháp đi từ trừu tượng
đến cụ thể chủ yếu được thể hiện trong Bộ “Tư Bản” của C. Mác và quan
niệm của một số nhà triết học Xô Viết. Những vấn đề về kinh tế thị trường ở
Việt Nam được khảo sát từ năm 1986 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời cũng kế thừa những kết quả
nghiên cứu liên quan trong những năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
pháp mácxit nghiên cứu lịch sử triết học, quan điểm khách quan, quan điểm
lịch sử cụ thể và quan điểm biện chứng. Luận văn cũng sử dụng chủ yếu
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử
và lôgíc…
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần luận giải những nội dung cơ bản của phương pháp đi
từ trừu tượng đến cụ thể và chỉ ra ý nghĩa của phương pháp này trong nghiên
cứu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên
cứu, học tập cho sinh viên ngành triết học, ngành kinh tế học và những ai
quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương, 7 tiết.

11


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI PHƢƠNG
PHÁP ĐI TỪ TRỪU TƢỢNG ĐẾN CỤ THỂ.
1.1. Quan niệm của các nhà kinh tế học tƣ sản cổ điển về “điểm khởi
đầu nghiên cứu”
Vấn đề xác định khởi điểmđể nghiên cứu các hiện tượng xã hội xuất hiện
vào những năm 50 của thế kỷ XIX, được bắt đầu bởi các nhà kinh tế học cổ
điển. Để hiểu được đối tượng trong tính chỉnh thể hỗn mang của nó, các nhà
nghiên cứu luôn trăn trở một câu hỏi là: quá trình nhận thức về đối tượng diễn

ra như thế nào? Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ
nhất cho rằng, tiến trình ấy bao gồm cả hai con đường. Họ đặt tên cho con
đường thứ nhất là con đường “đi từ cụ thể cảm tính đến trừu tượng” để phân
biệt với con đường thứ hai “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Tức là muốn nhấn
mạnh hai khái niệm “cụ thể cảm tính” và “cụ thể trong lý luận tư duy”. Đó
thực chất là điểm khởi đầu và điểm cuối của quá trình tư duy. Cách hiểu đó về
cơ bản thống nhất với cách hiểu của C. Mác sau này. Tuy nhiên, sẽ có một
điểm bất lợi nếu cách hiểu đó rơi vào trường hợp khi người ta không phân
biệt được nhận thức luận và bản thể luận, không phân biệt được “cái cụ thể
hiện thực” và “cái cụ thể cảm tính”. Quan điểm thứ hai cho rằng, mọi quá
trình nhận thức luôn bắt đầu từ cái trừu tượng vì ngay khi “cái chỉnh thể hỗn
mang” được đem lại trong trực quan và biểu tượng thì đó cũng đã là một sự
nhận thức, dù rằng chỉ ở trình độ ý niệm. Mỗi một hiểu biết mới về đối tượng
sẽ đem lại, bổ sung thêm cho nhận thức còn tương đối “rỗng” ban đầu và làm
cho nó ngày càng đầy lên, cụ thể hơn. Như vậy, so với cái cụ thể ở kết quả, sự
hiểu biết ban đầu chỉ là một cái “trừu tượng”. Bất cứ tiến trình tư duy nào
cũng sẽ diễn ra như vậy. Theo cách hiểu này, điểm khởi đầu của quá trình
nhận thức, dù ở cấp độ loài hay cá thể luôn là “chỉnh thể đối tượng trong trực
quan và biểu tượng”.

12


Như vậy, có thể nói toàn bộ “con đường thứ nhất” – hiểu cho đúng thì đó
là con đường kinh nghiệm phân tích mà nhận thức của khoa kinh tế chính trị
thế kỷ XVII đã đi thực chất chính là con đường phân tích, trừu tượng hóa. Đó
cũng là con đường duy nhất đúng để hình thành những khái niệm chung nhất,
trừu tượng nhất. Cách mà các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đã làm
để có những khái niệm như: phân công lao động, tiền tệ, giá trị,… chính là
như vậy. Họ đã bắt đầu từ một tổng thể sống động, được đem lại trong trực

quan và biểu tượng. Sau đó, họ so sánh, phân tích để rút ra từ các dữ kiện trực
quan, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, những tính quy định chung giống
nhau.
Tuy nhiên, khi nhìn từ giai đoạn phát triển cao của lý luận kinh tế chính
trị, chúng ta có thể nhận ra những giá trị nhất định của “con đường thứ nhất”.
Có thể nói, do mọi tiến trình nhận thức luôn bắt đầu một cách tất yếu từ tổng
thể sinh động trong trực quan và biểu tượng, nên chủ thể nhận thức dù ở cấp
độ loài hay cá thể đều phải “lựa chọn điểm khởi đầu” khi nghiên cứu về đối
tượng. Thành quả của nhận thức ở “con đường thứ nhất” chính là những phạm
trù kinh tế trừu tượng mà các nhà kinh tế học tư sản đã rút ra trên cơ sở trừu
tượng hóa các dữ kiện hiện thực. Những phạm trù kinh tế trừu tượng ấy như
“lưu thông”, “thương mại”, “lao động”… tất nhiên chỉ ở một tầng bậc thấp,
đơn giản. Chính ở tầng bậc thấp đó, những phạm trù ấy đã tạo cơ sở cho sự
nhận thức cụ thể hơn, sâu sắc hơn, đặc thù hơn sau này ở các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác.
Ví dụ, các nhà kinh tế học đã bắt đầu từ phạm trù “lưu thông”. Đây là
vấn đề đã được nêu lên ngay từ phái trọng thương, với quan niệm cho rằng
“lợi nhuận sinh ra trong lưu thông”. Nhưng đó chỉ là cái nhìn chỉ gắn với lớp
vỏ bề ngoài của hiện tượng. Các nhà trọng thương thấy rằng lợi nhuận thương
nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là lừa gạt, chiến tranh, họ
chưa thừa nhận quy luật kinh tế khách quan. Điều đó tất yếu phải dẫn đến tư
tưởng phủ định nó. Đơlâynốt (1641-1695) trái với quan điểm trên của chủ
13


nghĩa trọng thương, đã cho rằng “thương mại” cần được nhìn theo tính quy
luật khách quan hơn. Rằng đó phải là “sự trao đổi” giá trị sử dụng này lấy giá
trị sử dụng khác. Quan điểm này đến C. Mác đã giúp ông có được sự suy luận
khoa học: người ta trao đổi những hàng hóa với những hàng hóa khác, hay
những hàng hóa với tiền tệ có cùng giá trị với hàng hóa đó, tức là trao đổi

những vật ngang giá, rõ ràng là không ai rút ra được từ trong lưu thông nhiều
giá trị hơn số giá trị đã bỏ vào trong đó. Vậy giá trị thặng dư tuyệt nhiên
không thể hình thành ra được trong lưu thông. Từ quan điểm này nhìn ngược
lại, không thể đánh giá nguyên nhân sự hạn chế trong lý luận của phái trọng
thương là hoàn toàn do tính chủ quan. Nguyên nhân của hạn chế đó cũng có
một phần cơ sở từ hiện thực, bởi theo Mác thực sự tư bản thương nghiệp
chính là hình thái tồn tại tự do đầu tiên của tư bản nói chung.
Nếu phái trọng thương coi “lưu thông” là điểm khởi đầu nghiên cứu thì
phái trọng nông lại xác định “lao động” là điểm khởi đầu nghiên cứu về kinh
tế tư bản. Các nhà trọng nông là những người đầu tiên chuyển việc nghiên
cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực sản
xuất trực tiếp với quan điểm cho rằng “lao động là nguồn gốc của của cải”.
Tuy nhiên “lao động” đó mới chỉ dừng lại ở việc đồng nhất với một dạng cụ
thể của nó là “lao động nông nghiệp” nhưng về cơ bản quan điểm đó đã “đặt
cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa” (C.Mác). Thành tựu
to lớn của A.Xmit như C.Mác đánh giá ông đã gạt bỏ tất cả mọi tính xác định
cụ thể của hoạt động sáng tạo ra của cải. Ở ông, chỉ có khái niệm “lao động”
mà thôi, nó không phải lao động công nghiệp, cũng không phải lao động
thương nghiệp hay lao động nông nghiệp mà là cả cái nọ lẫn cái kia. Và cùng
với tính phổ biến trừu tượng của hoạt động sáng tạo ra của cải, người ta đi đến
nhận thức tính phổ biến của cải, đó là “sản phẩm nói chung” đến Mác chính
từ điểm xuất phát này mà Mác đã nghiên cứu để khái quát ra phạm trù “lao
động trừu tượng” là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư.

14


Khi quá trình tích lũy nguyên thủy kết thúc, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
bước vào giai đoạn phát triển của nó. Lý luận U.Petty, A.Xmith, D.Ricacđô
đã cho thấy sự phát triển đồng nhịp của tư duy với hiện thực. Những phạm trù

kinh tế như “giá trị”, “lao động”, “tiền tệ”, “hàng hóa” được đưa vào hệ thống
và mang tầm khái quát cao hơn, phản ánh sống động hơn bản chất vốn có của
đối tượng, những phạm trù ấy trở nên trừu tượng nhưng đồng thời cũng cụ thể
hơn. Song “cái cụ thể” ấy mới chỉ là kết quả đánh dấu sự kết thúc giai đoạn
đầu của quá trình nhận thức. Trong quá trình vận động lên phía trước, nó trở
lại thành “cái trừu tượng xuất phát” cho giai đoạn nhận thức tiếp theo.
Vì thế, các nhà kinh tế học thế kỷ XVII, khi sử dụng phương pháp này
trong các công trình nghiên cứu của mình, họ bao giờ cũng bắt đầu từ chỉnh
thể cụ thể, đặc biệt là từ dân cư, và sau đó đi tới “những sự trừu tượng hóa
ngày càng nghèo nàn” cho đến cuối cùng đi tới những khái niệm đơn giản
nhất như là lao động, phân công lao động, giá trị trao đổi,.... C.Mác đã viết:
“Các nhà kinh tế học thế kỷ XVI luôn luôn bắt đầu từ cái chỉnh thể sinh động,
từ dân cư, dân tộc, quốc gia, một vài quốc gia,... nhưng họ luôn luôn kết thúc
bởi điều là bằng phân tích họ tách riêng ra một số mối quan hệ phổ biến trừu
tượng quyết định như phân công lao động, tiền tệ, giá trị,...” [29;62-63]
Sau khi tách các mặt hoặc các thuộc tính cá biệt của chỉnh thể đang được
nghiên cứu ra và thể hiện kết quả nhận được trong các khái niệm chung đơn
giản nhất, họ chỉ cần ghép các khái niệm, những sự trừu tượng hóa đó lại một
cách máy móc cũng hiểu biết được bản chất của chỉnh thể. Dĩ nhiên, nếu tuân
theo nguyên tắc nhận thức như vậy thì ta không thể hiểu biết đươc chút nào
bản chất bởi vì bản chất không phải là chỉnh thể máy móc, không phải là sự
kết hợp giản đơn các thuộc tính hay các mặt của đối tượng, mà là sự thống
nhất biện chứng, chỉnh thể biện chứng mà tất cả các mặt của nó đều nằm
trong mối liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau một cách tự nhiên, tất yếu.
Như vậy, cái cụ thể tồn tại trong hiện thực, mới là khách thể của nhận
thức,nhưng để nghiên cứu về nó, sự nghiên cứu lại bắt đầu từ cái không phải
15


từ cái cụ thể, đó là cái trừu tượng, từ những khái niệm phản ánh các mặt, các

mối quan hệ chung hoặc phổ biến đơn giản nhất của đối tượng nhận thức.
Hơn nữa, cần phải lấy không phải bất cứ mặt nào (đơn giản, phổ biến), mà là
mặt quyết định trong chỉnh thể đang được nghiên cứu - mặt quy định tất cả
các mặt khác của nó, làm điểm xuất phát. Sau khi tách mặt quyết định, chủ
yếu ra, chúng ta cần phải nắm bắt nó đã phát sinh như thế nào, đã trải qua
những giai đoạn nào và đã ảnh hưởng như thế nào đến tất cả các mặt khác của
tạo thể vật chất đang được nghiên cứu và cùng với điều đó là toàn bộ tổng thể
các mặt và các mối liên hệ tất yếu vốn có ở nó, có nghĩa là bản chất của nó,
được tái tạo từng bước trong ý thức.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận công lao của các nhà kinh tế chính trị
học tư sản cổ điển đã đứng trên lập trường duy vật để xây dựng lý luận kinh
tế. Những khái niệm của họ tuy chỉ đạt tới tính chung, nội hàm còn tương đối
nghèo nàn, có chỗ còn chưa chính xác, song tất cả chúng là kết quả của quá
trình trừu tượng hóa từ hiện thực, chứ không phải là thứ đẻ ra hiện thực (như
Hêghen sau này quan niệm). Hạn chế của các nhà kinh tế chính trị học tư sản
cổ điển ở chỗ, với con đường thứ nhất, họ chỉ có được những khái niệm
chung, trừu tượng phổ biến về hiện thực, chứ không phải những khái niệm
đặc thù, trong khi, đó mới là mục đích cuối cùng mà nhận thức phải đạt đến.
Họ đã dừng lại với vô hạn các trừu tượng mà không biết phải đi tiếp thế nào.
Bản thân họ cũng không hài lòng với chính phương pháp của mình.
Không chỉ bàn đến điểm khởi đầu trong nghiên cứu, khi luận giải một
lĩnh vực các hiện tượng nào đó, các nhà khoa học trước C.Mác thường sử
dụng phương pháp đi từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng. Theo phương
pháp này, việc nghiên cứu cần bắt đầu từ chỉnh thể cụ thể cảm tính. Trong
tiến trình nghiên cứu chỉnh thể cần phải tách các mặt, các thuộc tính cá biệt
của nó ra, nghiên cứu chúng như vốn có và do đó nhận được những khái niệm
đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính chung hoặc phổ biến cá biệt. Việc
vạch rõ những thuộc tính hay mối quan hệ chung hoặc phổ biến đơn a học đã thống
trị tư duy Việt Nam và cho tận tới ngày nay ở nhiều người, nhiều lúc, nhiều
nơi nó vẫn là phương thức tư duy chiếm ưu thế. Trong kết cấu tư duy truyền

thống Việt Nam có sự nổi trội của yếu tố kinh nghiệm và sự non yếu của yếu
tố lý luận. Đó là thiếu hụt đáng kể nhất của tư duy Việt Nam truyền thống.
Nền kinh tế nước ta trong bao nhiêu thế kỷ ít có những biến động lớn; phương
thức sản xuất châu Á và công xã nông thôn tồn tại hàng ngàn năm. Sự kém
phát triển của nền sản xuất xã hội tác động đến quá trình hình thành và phát
triển của tư duy truyền thống, nó chỉ làm nảy ra được tư duy kinh nghiệm,
tiền khoa học, mà không thể giúp tư duy đó phát triển lên một tầm cao hơn.
Đến lượt mình, do tư duy lý luận chưa phát triển cũng không tác động được gì
tích cực đến sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội. Sinh ra trong một nền kinh tế
nông nghiệp manh mún, lại chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo nên tư duy
kinh nghiệm của người Việt Nam còn kéo theo một hệ quả xấu không phù
hợp với thời hiện đại, đó là tư duy kinh tế của tổ tiên chúng ta kém phát triển.
81


Người Việt Nam trước đây rất xem nhẹ nghề buôn bán. Nghề này được xếp
vào hạng cuối cùng, sau sĩ, nông, công, rồi mới đến thương. Trong quan niệm
đạo đức của Nho giáo thì buôn bán là việc không đáng coi trọng. Trong công
cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay chúng ta xây dựng nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, đòi hỏi phải có cách nhìn khác về thương nhân và cơ chế
thị trường. Chúng ta vừa phải đấu tranh với những tiêu cực của nền kinh tế thị
trường, vừa phải lợi dụng, phải phát huy những mặt mạnh của nó.
Điều kiện khách quan thứ hai: đặc điểm của vị trí địa lý và dân số. Điều
này dẫn đến những biểu hiện sau: sự thiếu đồng đều và đồng bộ trong phát
triển kinh tế (do bị chi phối bởi tính vùng miền); Một số lợi thế cạnh tranh sẽ
phát huy tốt nếu được đầu tư và quy hoạch có hiệu quả; Nguồn nhân lực có
chất lượng rất hạn chế; Sự phát triển kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào các yếu tố
môi trường, tự nhiên.v.v... Một mặt, là bản sắc vùng miền, quốc gia được tăng
lên. Những vùng nào, miền nào, trong quan hệ quốc tế có thế mạnh trên lĩnh
vực nào đó, có điều kiện phát huy những thế mạnh, những giá trị của vùng

miền đó, làm cho nó trở nên đặc sắc và lan tỏa trên phạm vi cả nước hoặc trên
phạm vi quốc tế. Ví dụ như ở Việt Nam với kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế, những thế mạnh của nhiều làng nghề Việt Nam đã có điều kiện phát
triển. Gốm Bát tràng, Mộc Đồng Kỵ.v.v... không có kinh tế thị trường, không
có hội nhập quốc tế không thể có sự phát triển như hiện nay. Hoặc nếu không
có hội nhập chúng ta không thể khai thác những thế mạnh của Tây nguyên về
cà phê, về hồ tiêu, về cao su như những năm qua. Không có kinh tế thị trường
những thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long về lúa, về chăn nuôi thủy sản
không được khai thác như hiện nay. Thông qua trao đổi hàng hóa, Việt Nam
có thể nhập máy móc, những trang thiết bị phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước làm cho năng suất lao động của nước ta trong những năm qua
tăng lên đáng kể, đời sống các tầng lớp nhân dân đã được cải thiện một bước.
Mặt khác, các vùng, các miền, các quốc gia có điều kiện tiếp xúc, giao lưu
từng bước hình thành những giá trị chung như những luật quốc tế về kinh tế,
82


về môi trường về phòng chống tội phạm, về bảo vệ những giá trị chung của
nhân loại. Một mặt, các vùng các miền, các quốc gia hình thành những giá trị
chung, mặt khác chấp nhận những sự khác biệt của các vùng, các miền, các
quốc gia khác để cùng chung sống hóa bình và phát triển.v.v...
Về nhân tố chủ quan, việc chúng ta lựa chọn con đường phát triển kinh
tế thể hiện nhận thức của chúng ta về tính quy luật trong phát triển kinh tế ở
nước ta. Vào thời điểm đó, trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ đang diễn ra với quy mô chưa từng có, đem lại cho loài người những
thành tựu vô cùng to lớn. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, nhiều nước trên thế giới thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa nền
kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hơn
nữa, sự thất bại của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
cũng như những cải cách theo hướng thị trường ở Trung Quốc... đã thực sự

đánh dấu chấm hết đối với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,
bao cấp, “màu sắc kinh tế thị trường” đã hầu như bao trùm toàn bộ bản đồ
kinh tế thế giới và sự phân biệt về trình độ phát triển chỉ còn ở mức độ đậm
nhạt khác nhau mà thôi. Màu đậm nhất là nền kinh tế thị trường ở các nước
thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Còn ở Việt Nam lúc đó,
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô, với đặc trưng là sự thống
trị của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất biểu hiện dưới hai
hình thức - sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tương ứng với hai hình thức sở
hữu đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể và mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các đơn vị kinh tế (nhà nước, tập thể) đều phải theo sự chỉ đạo
thống nhất từ Trung ương. Tức là, các đơn vị muốn sản xuất cái gì, sản xuất
bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, tiêu thụ sản phẩm ở đâu, với giá cả như
thế nào..., tất cả đều phải theo một kế hoạch thống nhất từ Trung ương được
thực hiện thông qua chỉ tiêu pháp lệnh.
Tình trạng này kéo dài cho đến cuối những năm 70, đất nước bị lâm vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, sản xuất sa sút, lưu
83


thông ách tắc, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn 1976 1980, tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm chỉ đạt 1,4%; sản xuất công nông nghiệp bị ngưng trệ, sản lượng lúa năm 1980 chỉ đạt 11,647 triệu tấn
(chỉ tiêu là 21 triệu tấn), thấp hơn mức năm 1976, phải nhập 1,57 triệu tấn
lương thực... Trong bối cảnh đó, để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam đã phải trải qua một quá trình tìm tòi, thử
nghiệm, với sự tác động qua lại liên tiếp giữa các yếu tố thực tiễn - tư duy chính sách.
Bước đột phá thứ nhất được đánh dấu bởi Hội nghị Trung ương 6 khóa
IV (tháng 8-1979) với quan điểm “làm cho sản xuất bung ra”. Đây có thể coi
là sự “đột phá đầu tiên” trong việc thay đổi chủ trương, chính sách trên lĩnh
vực kinh tế, với ý nghĩa là khắc phục những khiếm khuyết, sai lầm trong quản
lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh những chủ trương, chính sách
kinh tế, xóa bỏ những rào cản để cho lực lượng sản xuất phát triển, tạo động

lực cho sản xuất, chú ý kết hợp các lợi ích, quan tâm đến lợi ích thiết thân của
người lao động...
Bước đột phá thứ hai được đánh dấu bằng Hội nghị Trung ương 8 khóa
V (tháng 6-1985), với chủ trương “Dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo
giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm
quan trọng của Hội nghị lần này là thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy
luật của sản xuất hàng hóa.
Bước đột phá thứ ba được đánh dấu bằng Dự thảo Báo cáo chính trị trình
Đại hội VI của Đảng (tháng 8-1986) và Hội nghị Trung ương 11 khóa V
(tháng 11-1986) đã hình thành và khẳng định ba quan điểm kinh tế cơ bản:
một là, trong bố trí cơ cấu kinh tế, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng
đầu; hai là, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; ba là, trong khi lấy kế hoạch
84


làm trung tâm, phải đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ,
dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận
dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá.
Như vậy, sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn và những bước đột phá cục
bộ về tư duy đã dần dần hình thành nên nhận thức mới về quy luật phát triển
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quá trình tìm tòi thử
nghiệm từ những năm 70 dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng đã tạo
nền tảng cho sự đổi mới toàn diện, khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng - Đại hội
đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo
ra bước đột phá lớn và toàn diện, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát
triển mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, nhận thức và lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường
và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế khách quan của
phát triển kinh tế thị trường, trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của
thời đại và sự khái quát, Đảng ta đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thị
trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
và kinh nghiệm của Trung Quốc, để đưa ra đường lối phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối này thể hiện tư duy, quan
niệm của Đảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực
lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã chính thức xác định mô hình kinh tế
tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đồng nghĩa cũng khẳng định rõ ràng
nhận thức cần chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Sự lựa chọn mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu, không có
cách lựa chọn nào khác trong bối cảnh kinh tế thị trườngđã “phủ kín” bản đồ

85


×